Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn một số biện pháp giúp học sinh học tốt tiết tập làm văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.79 KB, 13 trang )

Nhận xét đánh giá của HĐGK:
Tác dụng của sáng kiến :

Hiệu quả:

Xếp loại :
ngày tháng năm
CT/HĐKHGD

Nhận xét đánh giá của HĐGK huyện :
Tác dụng của sáng kiến:

Tính thực tiễn,sư phạm ,khoa học:

Hiệu quả :…

Xếp loại :
ngày tháng năm
CT/HĐKHGD
Nhận xét đánh giá của HĐGK tỉnh :
Tác dụng của sáng kiến:

Tính thực tiễn,sư phạm ,khoa học:

Hiệu quả :…

Xếp loại :
ngày tháng năm
CT/HĐKHGD
A-PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :


1. Đặt vấn đề :
- Tập làm văn là một môn học rất quan trọng nó đòi hỏi học sinh phải vận dụng tồn
bộ kiến thức ,kinh nghiệm,kĩ năng tiếng việt,vận dụng luôn cả tư tưởng tình cảm của
mình để làm bài. Chính vì vậy tập làm văn là thước đo năng lực của học sinh .
- Tập làm văn là phân môn rèn luyện kĩ năng nói,viết cho học sinh bằng cách nhìn,
cách nghĩ, cách cảm, cách diễn đạt của học sinh.Trong quátrình học học sinh luôn động
não suy nghĩ nhiều mà không quá căng thẳng……Đó không phải là điều dể.Bởi vì đọc
bài văn – nhận xét – tìm ra dàn ý của bài văn cho sẵn để đi đến dàn bài chung cho một
thể loại.Nếu cho một đề bài học sinh cần phân tích đề,tìm hiểu đề lập dàn ý giúp học
sinh có khả năng tổng hợp phân loại lựa chọn ngày một tốt hơn trong văn miêu tả và
một số loại văn bản khác.Một số bài văn miêu tả gần gũi với cuộc sống các em, giúp
các em mở rộng vốn từ, vận dụng biện pháp so sánh,nhân hố ,các em có tình cảm yêu
mến,gắn bó với thiên nhiên con người chung quanh các em.
-Học tập làm văn cũng giúp các em phát triển óc ghi nhớ ,khả năng tưởngtượng
,rèn các em các thao tác tư duy lô gích và tư duy hình tượng .Giàu tưởng tượng ,giàu
ước mơ là những phẩm chất mở đường cho khả năng sáng tạo.Học tập làm văn ,học
sinh còn tiếp cận với vẻ đẹp của con người,thiên nhiên qua các bài văn,đoạn văn điển
hình.Khi phân tích đề, học sinh có dịp định hướng cái thiện ,cái mĩ trong các đề bài.
Các bài luyện tập báo cáo thống kê , làm đơn,làm biên bản,lập chương trình hoạt động
cũng tạo cho học sinh thể hiện mối quan hệ với cộng đồng.Những cơ hội đó làm tình
cảm yêu mến,gắn bó với thiên nhiên,với con người và việc làm xung quanh của trẻ,nảy
nở tâm hồn tình cảm của trẻ thêm phong phú.Đó là nhân tố quan trọng góp phần hình
thành nhân cách tốt đẹp của trẻ
2 . MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI:
-Tập cho các em có những kĩ năng phân tích đề,tìm ý,lựa chọn ý
-Hướng dẫån kĩ năng lập dàn ý,viết đoạn và liên kết đoạn vận dụng ngôn ngữ để
trình bày nhận thức tình cảm của mình
-Luyện tập cho các em có những kĩ năng quan sát,xây dựng nhân vật nhằm rèn
luyện tâm hồn,cảm xúc,vốn sống vốn hiểu biết của các em
-Rèn luyện cho các em khả năng trình bày một bài văn nói viết theo đề tài đã cho.

3 . LỊCH SỬ ĐỀ TÀI:
-Học sinh chú trọng bài viết mà chưa tích cực với bài làm nói nên ảnh hưởng khả
năng phát ngôn trong giao tiếp, nên bản thân tôi nghiên cứu áp dụng vào năm học 2007-
2008
- Đầu năm học tôi kiểm tra phân loại đối tượng học sinh, sau đó lập kế hoạch thực
hiện cho từng dạng đề bài tập làm văn
- Theo dõi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài theo đề tài luyện tập, theo hai hình
thức nói và viết
- Giáo viên trong khối lớp cho rằng học sinh không hăng hái học môn tập làm văn.
Vì vậy tôi quyết định tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “ Một số biện pháp giúp học sinh
học tốt tiết tập làm văn”
4 . PHẠM VI ĐỀ TÀI :
Để giúp học sinh học tốt môn tập làm văn, nhằm bồi dưỡng tâm hồn cảm xúc và
nâng cao vốn hiểu biết của các em. Đề tài này được nghiên cứu, áp dụng dạy tập làm văn
ở lớp tôi ( 5
1
)trường tiểu học
B. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU :
I/ Thực trang đề tài :
- Các em phần đông là học sinh vùng sâu của xã, cuộc sống gia đình của các em
còn gặp nhiều khó khăn, ngồi giơ øhọc các em còn phụ giúp gia đình nên công
việc chuẩn bị bài còn sơ sài , nội dung chưa đảm bảo vì nhiều nguyên nhân :
+ Học sinh chưa biết phân tích đề và làm dàn bài theo từng thể loại
+ Học sinh chưa biết dùng dàn bài chung để lập dàn bài chi tiết cho từng đề bài
+ Đối với học sinh yếu, chưa biết tìm ý, chọn ý
+ Học sinh trình bày một đoạn văn còn lúng túng, không diễn đạt được; Khi
viết thì câu văn còn rườm rà, chưa xếp ý cho đúng
- Các tiết tập làm văn ở những tuần đầu luyện tập tả cảnh được thống kê chất
lượng như sau :
Lớp học có32 em: + chuẩn bị bài :15 em

+ Biết trình bày đoạn văn viết : 13 em
+ Biết nhận xét bài làm của bạn : 6em
II/ Nội dung và biện pháp cần giải quyết:
1/ Nội dung:
a/ Việc chuẩn bị của học sinh trước giờ lên lớp
b/ Mối quan hệ giữa các khâu trong một bài
c/ Xác định điểm tựa khi tìm hiểu đề - thể loại - kiểu bài
d/ Giúp học sinh nắm vững dàn bài chung cho từng thể loại
đ/ Rèn luyện khả năng quan sát, tư duy và phẩm chất trí tuệ cho học sinh
2/ Một số biện pháp cần giải quyết :
a/ Việc chuẩn bị của học sinh trước giờ lên lớp :
Ở các phân môn khác nói chung, đặc biệt là tập làm văn, tiết học không chỉ
bắt đầu khi có hiệu lệnh vào giờ và không thể gọi là kết thúc khi hết tiết. Nó phải bắt đầu
từ công việc chuẩn bị cho học sinh trước tiết học và những công việc sau tiết học. Sự
chuẩn bị ở mỗi bài, mỗi tiết khác nhau nhưng phải chu đáo, cặn kẽ. Ví dụ học văn miêu
tả, học sinh cần quan sát kỉ về cảnh hoặc người sẽ tả, ghi ra những gì đã quan sát được.
Sau đó lập dàn bài chung, từ đó làm đà cho việc vào lớp học dễ dàng hơn, vì vậy khâu
dặn dò không thể là câu nói chiếu lệ
Ví dụ: học văn tả cảnh, để tả ngôi trường em tốt ở tiết học sau, phải dặn học sinh
quan sát kỉ ngôi trường nằm ở đâu ? quan sát từ ngồi vào trong, nhìn từ xa đến gần, thấy
những gì trước, những gì sau ? như cổng trường, sân trường, đến các phòng học, nêu cả
bên trong phòng về cách trang trí từng phòng, rồi đến quan sát vườn trường…Những điều
quan sát được ghi ra giấy, rồi lập một dàn ý cho bài tả ngôi trường từ bao quát đến chi tiết
b/ Mối quan hệ giữa các khâu trong một bài :
+ Trong mỗi bài, mỗi tiết chúng ta không chỉ nhìn vào công việc có tính chất thời
đoạn mà phải nhìn nó trong cả một hệ thống,có chỗ chạy nhanh có chỗ chạy chậm, có chỗ
tung vấn đề ra để chốt ở phần sau, có chỗ cần dứt điểm ngay… Từ khâu đọc một bài văn
cho sẵún phân tích tìm hiểu về bài văn xem kết cấu của bài văn rút ra được dàn bài chung
đến khâu ra đề, hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của đề luyện tập từng bộ phận để
tiến đến tồn bài. Từ lập dàn ý đến viết đoạn văn, bài văn, trả bài viết. Cả hệ thống đó phải

nằm trong một mối liên kết biến hóa uyển chuyển theo cách điều khiển độc đáo của
người thầy. Làm được như vậy học sinh sẽ thích thú tiếp thu tốt, rèn luyện tốt, tiếp thu
được nhiều mặt, rèn luyện nhiều mặt các thao tác hổ trợ cho nhau tạo nên động tác tổng
hợp đối với học sinh
Ví dụ: học văn miêu tả người
Từ một bài văn cho sẵn: Hạng A Cháng- Đọc và phân tích- Tìm hiểu cấu tạo bài
văn- Đưa ra cấu tạo chung bài văn tả người - Cho lập dàn ý một người trong gia đình
em- sau đó tả bài em bé tập nói , tập đi là tả hoạt động của em bé- ở bài này thì phần giới
thiệu hình dạng được lướt nhanh qua đến lúc tả hoạt động thì chậm lại để nêu từng chi
tiết hoạt động
+ Lúc tập nói : bé nói gì ? dáng điệu ra sao ?
+ Lúc tập đi : dáng điệu, cử chỉ, động tác nào đáng yêu nhất
+ Thái độ cử chỉ với người xung quanh
+ Khi tiếp xúc với người quen, người lạ, em có biểu hiện gì ở nét mặt
c/ Xác định hệ thống điểm tựa khi tìm hiểu đề- thể loại, kiểu bài:
- Tập làm văn là một phân môn có tính chất tổng hợp. Để có thể rèn luyện tốt kỉ
năng nói, viết nó phải được kế thừa thành quả của các phân môn khác. Nó phải
dùng” bột” của các phân môn khác để “ gột” nên “ hồ”. Trong quá trình gột nên
hồ đó mà rèn luyện kĩ năng, rèn tư duy, trao đổi tình cảm …
- Trong cấu trúc của từng loại bài, phương pháp giảng dạy đều chứa sẳn chất bột
đó hay nói cách khác học sinh dựa vào đấy mà suy nghĩ, sáng tạo.
Ví dụ: Trong tập đọc bài: “ Nghìn năm văn hiến” có đưa ra số liệu cụ thể, học sinh
đã biết thì đó là điểm tựa học tiếp theo sau là học sinh học tập làm văn về báo cáo
thống kê số liệu học sinh trong lớp, trong tổ mình.
- Học tập đọc còn giúp các em cảm thụ sâu sắc nội dung của các bài tập đọc. Qua
đó học sinh có ý tưởng để ứng dụng vào bài tập làm văn, viết đoạn văn ngắn; Ở
phân môn luyện từ vàø câu còn giúp các em có được vốn từ mới, đặt câu đúng
ngữ pháp. Chính vì vậy mà các môn khác là điểm tựa khi tìm hiểu bài, nên giáo
viên cũng phải quan tâm hướng dẫn kĩ để học sinh học tốt môn tập làm văn.
d/ Giúp học sinh nắm vững dàn bài chung cho từng thể loại, kiểu bài đi đến lập dàn

bài chi tiết :
Nhằm hình thành được một cách liên tục và vững chắc về phương pháp làm bài có
tính khoa học cần giúp học sinh nắm vững dàn bài chung. Muốn vậy học sinh cần
phải chuẩn bị bài bằng cách đọc kỉ văn cho sẵn, tìm hiểu từng đoạn, từng phần
trong bài theo hệ thống câu hỏi của sách giáo khoa, từ đó rút ra được dàn bài
chung.
Ví dụ: Học bài Cấu tạo bài văn tả người
Học sinh cần đọc trước bài “Hạng A Cháng” -Sau đó từng nhóm học sinh tìm hiểu
từng phần – giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách nào ? tả hình dạng, hoạt động của
A Cháng ra sao ? và cảm nghĩ của tác giả về Hạng A Cháng. Học sinh tìm hiểu
xong bài tập đó có thể rút ra được dàn bài chung một cách dễ dàng và để tạo sự
liên tục trong trí nhớ học sinh thì phần luyện tập lại lập ngay một dàn bài tả người
thân trong gia đình- những người gần gũi các em nhất.
Học sinh nắm vững dàn bài chung thì việc lập dàn bài chi tiết các em sẽ lập được
tốt, về dàn bài tả mẹ, tả bà, hay tả em bé- Để bài làm được sâu sắc hơn thì học sinh
cũng cần quan sát chọn lọc chi tiết, ghi lại những điểm tiêu biểu nổi bật, gây ấn
tượng sẽ làm cho đối tượng này không giống đối tượng khác thì bài viết mới hấp
dẫn hơn.
Ví dụTả về bác nông dân cày ruộng phải khác với chú công an- qua cử chỉ, lời nói,
cách ăn mặc, cách đối xử với mọi người xung quanh… tìm những chi tiết để làm
nổi bật từng người
đ/ Rèn luyện khả năng quan sát, tư duy và phẩm chất trí tuệ cho học sinh:
- Khi học bài văn tả cảnh, học sinh phải quan sát những cảnh quen thuộc, giáo viên
gợi mở dẫn dắt học sinh quá trình quan sát để học sinh bao quát đối tượng cụ thể, tìm
hiểu được những vấn đề trọng tâm, rồi rút ra đặc điểm tính chất hoạt động của đối tượng.
Trong quá trình đó các em được rèn phép so sánh, suy luận, liên tưởng và óc tưởng tượng
• Ví dụ: Tả về cảnh đẹp của đêm trăng. Giáo viên gợi ý:
+ Ngắm trăng vào lúc nào ?
+ Đêm trăng có gì đẹp ? ( cây cối, con người, hồ nước, tiếng côn trùng, ánh trăng
chiếu…)

Từ gợi ý đó học sinh đặt được một đoạn:( đây là bài của em Quí trong lớp):
“ Trăng hôm nay tròn và sáng, soi rọi cả mặt đất sáng lên. Vài ngọn gió thổi làm
xáo động không gian yên tĩnh, sương đêm đọng lại trên lá cây, ánh trăng chiếu lên những
giọt sương ấy làm nó lấp lánh như pha lê…
Vài con đom đóm mấp máy ánh sáng của mình trong đêm như những vì sao ẩn
hiện bay xuống mặt đất chơi đùa cùng em. Aùnh trăng chiếu vào vòm cây, bóng cây in
trên tường tạo nên những hình thù ma quái linh động khi có những ngọn gió thổi qua ‘’
- Học sinh biết tìm từ hay thích hợp cho chi tiết, làm cho học sinh luôn động não
trong tiết học, suy nghĩ nhiều nhưng không căng thẳng, óc ghi nhớ khả năng
liên tưởng. Nhưng giáo viên cũng cần lưu ý rèn luyện học sinh các tư duy lô
gích, tư duy trù tượng. Từ đó giúp học sinh thông minh biết cách làm , cách
nhìn, cách nghĩ của riêng mình trong một bài.
Ngồi những việc làm trên, giáo viên cũng cần quan tâm đến cách đánh giá nhận
xét, nêu gương cho học sinh, cần khuyến khích, khen ngợi các em có những đoạn
văn hay, những từ ngữ tạo ra câu văn sinh động, học sinh biết dùng biện pháp nhân
hố hay so sánh để các em có cách diễn đạt ý riêng cho bài văn mình. Giáo viên
cũng cần chỉ ra những điểm sai cần sửa để học sinh khắc phục trong các bài văn
khác.
Đối với học sinh yếu cũng nên khen ngợi kịp thời, động viên tinh thần học tập của
em, có thế học sinh sẽ tự tin, giúp việc luyện tập học văn sẽ không còn sợ sệt hay
chán nãn
III/ Kết quả chuyển biến:
- Qua một thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài cho lớp chủ nhiệm, đã đạt được
kết quả phấn khởi
+ Học sinh biết phân tích để tìm ra trọng tâm của đề bài
+ Học sinh biết dựa vào bài văn cho sẳn để rút ra dàn bài chung, rồi đi đến dàn
bài chi tiết, chuẩn bị trước để viết một đoạn văn
+ Học sinh biết diễn đạt bài văn của mình, nhận xét bài bạn, biết sửa chữa bổ
sung cho đoạn văn của mình hay hơn ( nhưng việc đặt câu cũng còn hạn chế ở
một số em)

- Qua những bài ôn tập, kiểm tra tả cảnh, tả người ở cuối năm, tôi nhận thấy có
sự chuyển biến rõ rệt:
+ Chuẩn bị bài trước: 28/ 3 2
+ Trình bày đoạn văn viết: 27/32
+ Nhận xét được bài của bạn : 21/ 32
+ Biết chỉnh sửa đoạn văn của mình cho hay hơn: 23/ 32
Từng giai đoạn chuyển biến như sau:
4 5 6 7 8 9
Đầu năm 3 10 12 4 3
Giữa HK 1 2 5 12 10 2 1
Cuối HK 1 2 10 10 7 3
Giữa HK 2 2 3 15 7 5
Cuối HK 2 2 3 10 12 5
Điểm
Giai đoạn
C/ PHẦN KẾT LUẬN:
1/ Tóm lược :
Trong công tác giảng dạy vấn đề giúp học sinh yếu kém nâng cao chất lượng có hiệu quả
thật không phải dễ, đối với trường có học sinh đa dạng, có nhiều hồn cảnh khác nhau, mà
yêu cầu của nghành và xã hội ngày càng cao. Tôi nghĩ rằng là một người thầy đứng trên
bục giảng thì phải đem hết sức mình để giảng dạy cho các em và mong các em có một kết
quả học tập tốt đẹp – Học tập làm văn, các em được chủ động, tự do diễn giải cái riêng
của mình. Dạy tập làm văn là dạy các em tập suy nghĩ, tập sáng tạo, tập thể hiện tính
trung thực
 Bài học kinh nghiệm:
- Giáo viên phải hướng dẫn học sinh vận dụng các giác quan, biết quan sát, biết
lựa chọn, liên tưởng, tưởng tượng khi nhận xét sự vật
- Kiểm tra sự chuẩn mực của học sinh và hướng dẫn học sinh cụ thể việc chuẩn
bị : lựa chọn , hệ thống, diễn đạt ý, quan sát, tưởng tượng, khả năng thể hiện.
- Cần giúp học sinh tham gia hội thoại bằng nhiều hình thức như tổ chức quan

sát, học nhóm,thảo luận… giúp học sinh tự tin khi nói và viết
- Khi nhận xét đánh giá bài của học sinh, giáo viên cần:
+ Tôn trọng ý của học sinh sao cho đảm bảo nội dung thể hiện, phù hợp với yêu
cầu của đề
+ Cần biểu dương ưu điểm nhằm động viên các em
- Giáo viên cần nắm vững đặc điểm từng thể loại và tổ chức dạy hợp lý để rèn
luyện các em nói – viết một vấn đề trọn vẹn.
2/ Phạm vi , đối tượng áp dụng :
- Phạm vi nghiên cứu : học sinh lớp 5 của trường tiểu học
- Thời gian thực hiện : tháng 10 năm 2007 đến tháng 4 năm 2008
MỤC LỤC
I/ Lý do chọn đề tài :
1/ Đặt vấn đề
2/ Mục đích đề tài
3/ Lịch sử đề tài
4/ Phạm vi đề tài
II/ Nội dung công việc đã làm :
1/ Thực trang đề tài
2/ Nội dung cần giải quyết
3/ Biện pháp cần giải quyết
4/ Kết quả chuyển biến của đối tượng
III/ Kết Luận:
1/ Tóm lượt các giải pháp
2/ Phạm vị, đối tượng áp dụng
3/ Kiến nghị với các cấp về điều kiện áp dụng ( nếu có )
IV/ Phụ lục:
1/ Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 5
2/ Tài liệu về phân môn tập làm văn
3/ Tạp chí giáo dục

×