Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Luận văn nhân vật nữ trong truyện ngắn của nguyễn thị thu huệ, phạm thị hoài (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.29 KB, 24 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong xã hội Việt Nam xưa, người phụ nữ có duyên với
nghiệp văn chương rất hiếm. Hiếm bởi người Việt Nam quan
niệm đàn bà con gái sinh ra vốn đã gắn với thiên chức làm vợ,
làm mẹ chứ không phải để thi thố tài năng. Quan niệm ấy ăn sâu
vào máu thịt, căn cốt người Việt Nam bao đời khiến nhiều thế hệ
người phụ nữ đã bị tước bỏ thực quyền. Cùng với thời gian, quan
niệm của xã hội về người phụ nữ có những đổi thay, tiếng nói và
vị trí của người phụ nữ trong xã hội dần được khẳng định. Chỉ nói
về văn chương, số phụ nữ viết văn, làm thơ ngày càng đông đảo.
Những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, văn đàn Việt Nam
chứng kiến sự bùng nổ về số lượng các nhà văn, nhà thơ nữ. Cũng
phải nói rằng, tuy là phụ nữ nhưng ngịi bút của họ không dễ
phiến diện; họ khai thác vấn đề hiện thực đời sống đa dạng, đa
chiều, muôn màu, muôn vẻ. Họ có những đóng góp khơng nhỏ
cho sự phát triển của văn học nước nhà, nhất là văn học từ sau
thời kỳ đổi mới. Họ đáng được trân trọng và sáng tác của họ cần
thiết được tập trung nghiên cứu.
1.2. Vì thuộc phái nữ nên những trang văn của các nhà văn
nữ đậm chất nữ tính: trắc ẩn, khoan dung, tinh tế và đằm thắm.
Nhân vật chính của họ khá đa dạng, phản ánh nhiều kiểu người ở
những lứa tuổi khác nhau, nhưng nổi lên vẫn là những thân phận
phụ nữ giữa dịng chảy ào ạt, xơ bồ của đời sống hiện đại. Cùng
với dòng chảy của văn học đương đại Việt Nam, hai cây bút nữ
Nguyễn Thị Thu Huệ và Phạm Thị Hoài đã để lại dấu ấn khá rõ
nét, đặc biệt trong việc miêu tả và khắc họa chân dung nhân vật


2


nữ. Nhân vật nữ trong sáng tác của hai nhà văn này vừa mang
những nét chung nhưng cũng mang những nét rất riêng, độc đáo,
cá tính và đầy bản lĩnh, khác biệt so với nhân vật nữ trong văn học
trước đây. Nguyễn Thị Thu Huệ và Phạm Thị Hoài đã xây dựng
chân dung người phụ nữ gắn với phông nền xã hội hiện đại như
một nhận định về vấn đề thân phận con người đáng phải quan
tâm. Nghiên cứu về nhân vật nữ trong sáng tác của Nguyễn Thị
Thu Huệ, Phạm Thị Hoài trở nên cần thiết để khám phá nhận định
của nhà văn nữ về thân phận người phụ nữ đương thời.
1.3. Vấn đề phụ nữ và nhân vật nữ không phải là vấn đề
riêng của sáng tác Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Hoài hay của
văn học Việt Nam mà là vấn đề chung của văn học thế giới hiện
nay. Ở Việt Nam, sau 1975, nhất là từ sau 1986, hàng loạt các nhà
văn, nhà thơ nữ đã lên tiếng về vấn đề nữ quyền trong các sáng
tác của mình. Cũng vì thế, tiếng nói nữ quyền đã thành một xu
hướng văn học nổi trội. Nghiên cứu nhân vật nữ trong truyện ngắn
của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Hồi giúp chúng ta có cái
nhìn sâu sắc về nhân vật nữ trong văn học theo chiều lịch đại,
đồng thời tiếp cận được một hướng nghiên cứu mới: nghiên cứu
văn học từ góc nhìn giới tính.
2. Lịch sử vấn đề
Từ những lí do trên, chúng tơi chọn “Nhân vật nữ trong
truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Hồi” làm đề tài
nghiên cứu của luận văn. Những cơng trình nghiên cứu về vấn đề
này thật ra chưa đủ nhiều để góp thành lịch sử vấn đề. Vấn đề mà
chúng tôi nghiên cứu chỉ là một phần nhỏ trong mảng đề tài lớn:
“Hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam” hoặc lớn hơn


3

nữa: “Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay trong văn
học” của Lê Xuân. Tuy nhiên vấn đề “Nhân vật nữ trong truyện
ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Hồi” cũng đã ít nhiều
được đề cập trong các bài viết, các cơng trình khoa học.
2.1. Những nghiên cứu liên quan đến nhân vật nữ trong
truyện ngắn đương đại
Cách đây tròn bốn mươi năm, Lê Thị Đức Hạnh đã đặt vấn
đề nghiên cứu về “Nhân vật phụ nữ nông thôn trong truyện ngắn
của Vũ Thị Thường” đăng trên Tạp chí Văn học số 9 năm 1967.
Sau đó một năm, tác giả lại tiếp tục đăng bài “Nhân vật phụ nữ
đảm đang qua sáng tác của một số nhà văn nữ”. Mười năm sau,
Tạp chí Văn học dành hẳn một số (số 1 năm 1978) giới thiệu
những cây bút nữ nghiên cứu văn học.
Ở các cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về nhân vật nữ,
hình tượng người phụ nữ trong văn học có rất nhiều luận văn
Thạc sĩ đã bảo vệ cũng đề cập đến. Trong đó có Luận văn của
Thạc sĩ Lê Thị Tâm Hoài với đề tài “Cái nhìn nghệ thuật về người
phụ nữ trong một vài tiểu thuyết đoạt giải năm 1991 của Hội nhà
văn Việt Nam”. Hay luận văn của Thạc sĩ Trần Thúy An với đề tài
“Người phụ nữ hiện đại qua cái nhìn của một số nhà văn nữ”.
Luận văn cung cấp một cái nhìn hệ thống về truyện ngắn nữ Việt
Nam 10 năm thời kì đổi mới 1986 - 1996, bước đầu đưa ra những
nhận định về đặc điểm nội dung và nghệ thuật cũng như những
đóng góp của các nhà văn nữ. Về mặt nội dung, luận văn khảo sát
truyện ngắn của các nhà văn nữ theo đề tài: chiến tranh, cuộc sống
đời thường, khát vọng tình yêu hạnh phúc. Về mặt nghệ thuật, luận
văn tìm hiểu các đặc điểm về nhân vật, kết cấu và ngôn ngữ.


4

Cùng viết về vấn đề nhân vật phụ nữ trong văn học thời kì
đổi mới, có Luận văn thạc sĩ của Đào Đồng Điện: “Nhân vật nữ
trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay”. Trong cơng trình của
mình, Đào Đồng Điện đã có những so sánh rất thú vị, gợi cho
người đọc những suy ngẫm về xu hướng tìm lại con người ở
những đặc trưng bản thể và khát khao trần thế của văn học Việt
Nam hiện nay. Với các bài viết này, các tác giả chỉ ra những điểm
khác biệt cơ bản của nhân vật nữ trong văn xuôi đổi mới so với
văn xuôi cách mạng.
2.2. Những nghiên cứu liên quan đến nhân vật nữ trong truyện
ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Hoài
Nhân vật nữ trong các sáng tác của hai nữ nhà văn đã từng
được nhiều người quan tâm. Người ta dễ thấy ở hai nữ nhà văn
này một vốn hiểu biết, vốn sống phong phú và nhiều nét sắc sảo,
độc đáo trong sáng tác. Đọc các tác phẩm của hai nữ nhà văn
chúng ta bắt gặp cuộc sống thường nhật của phố phường: là
những phương cách, thái độ ứng xử, là những tình yêu, khát vọng
của con người trong xã hội mới. Nhân vật nữ trong hầu hết các
truyện ngắn của Phạm Thị Hoài là các nhân vật không được gọi
bằng một cái tên cụ thể. Có người cho rằng hầu như các nhân vật
nữ trong các truyện ngắn của Phạm Thị Hoài rất “đáo để, tinh
quái, và khinh đời”. Còn các nhân vật nữ của Thu Huệ đều có tên,
có một cái gì đó chịu đựng âm thầm hơn, có một cái gì đó yếu
lòng hơn và cam chịu hơn. Hầu hết các bài nghiên cứu về nhân
vật nữ của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Hồi đều cho rằng các
nhân vật nữ khơng được xây dựng theo kiểu lý tưởng hóa, điển
hình hóa như các nhà văn lớp trước mà là những kiểu nhân vật


5

được xây dựng bằng con mắt vừa cao thượng, vừa thấp hèn…
Những bài viết, cơng trình nghiên cứu có liên quan đến nhân vật
nữ trong văn học sau 1975, nhân vật nữ trong sáng tác của các nhà
văn nữ và của hai tác giả Nguyễn Thị Thu Huệ và Phạm Thị Hoài
dù ở mức độ nào cũng trở thành những điểm tựa, những gợi ý để
chúng tôi thực hiện đề tài “Nhân vật nữ trong truyện ngắn của
Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Hoài”
3. Mục tiêu của đề tài
- Xác lập cơ sở lí luận của đề tài, cụ thể là xác định các khái
niệm công cụ: nhân vật văn học, nhân vật nữ và vấn đề nữ quyền;
tìm hiểu vấn đề nữ quyền phát triển và biến đổi trong văn học
Việt Nam, nhất là trong truyện ngắn từ sau 1975.
- Làm sáng rõ vị trí truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ,
Phạm Thị Hồi trong dịng mạch truyện ngắn các tác giả nữ
đương đại; phân tích âm hưởng nữ quyền và những vấn đề xã hội,
tư tưởng, nhân văn được đặt ra qua nhân vật nữ của hai tác giả.
- Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong truyện
ngắn của hai tác giả để chỉ ra sự tương đồng và dị biệt; khái quát
quan niệm nghệ thuật về con người của từng tác giả.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân vật nữ trong
truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Hoài.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi chủ yếu đi sâu
khảo sát các nhân vật nữ trong các truyện ngắn Nguyễn Thị Thu
Huệ, Phạm Thị Hoài xuất bản tại Việt Nam. Các tập truyện ngắn


6

của Nguyễn Thị Thu Huệ gồm: 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu
Huệ, Hậu thiên đường, Thiếu phụ chưa chồng, Thành phố đi
vắng; các tập truyện của Phạm Thị Hoài gồm: Man Nương; Mê
lộ; Marie Sến; Thiên sứ, Năm ngày, Thực đơn ngày chủ nhật, Can
tâm, Kiêm ái, Tiệm may Sài Gịn, Chín bỏ làm mười, Second hand, Những con búp bê của bà cụ, Một anh hùng, Hai mươi năm
sau, Người đàn bà với hai con chó nhỏ…
Để làm rõ nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Thị
Thu Huệ và Phạm Thị Hoài, ngoài sự so sánh hai tác giả với nhau,
ở những mức độ nhất định, chúng tôi sẽ đối chiếu, so sánh với
truyện ngắn của một số tác giả khác ở giai đoạn trước và các tác
giả cùng thời. Do vậy, phạm vi tư liệu có thể được mở rộng trong
những trường hợp cần thiết.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
5.1. Phương pháp lịch sử
5.2. Phương pháp so sánh đối chiếu
5.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là cơng trình nghiên cứu trực diện và hệ thống
vấn đề nhân vật nữ trong truyện ngắn của hai nữ tác giả trong
dòng văn học đương đại Việt Nam sau 1975, đồng thời làm rõ
thêm diện mạo truyện ngắn Việt Nam, khái quát cái nhìn của các
nhà văn nữ, chủ thể sáng tạo, về người phụ nữ Việt Nam nói
chung và người phụ nữ trong xã hội Việt Nam sau 1975 nói riêng.
- Khái quát giá trị thẩm mĩ được thể hiện trong chân dung
người phụ nữ: giá trị trong cách ứng xử với những mối quan hệ


7
gia đình, xã hội, với những khao khát về tình yêu, hạnh phúc;

những nỗi cô đơn, trăn trở, day dứt trước cuộc đời. Từ những số
phận khác nhau ấy, luận văn hi vọng chỉ ra cái nhìn đa diện của
các nhà văn nữ về người phụ nữ Việt Nam trong thời điểm đất
nước có nhiều biến chuyển về kinh tế xã hội.
- Làm sáng tỏ những điểm độc đáo về nghệ thuật xây dựng
nhân vật nữ mà các nhà văn nữ đã thể hiện qua những trang viết
đầy trắc ẩn.
7. Cấu trúc luận văn
Tương ứng với nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài phần
Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Nhân vật nữ và vấn đề nữ quyền trong văn học
Việt Nam hiện đại
Chương 2: Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm
Thị Hoài và các vấn đề xã hội đặt ra qua các nhân vật nữ
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong truyện
ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Hoài


8
Chương 1. NHÂN VẬT NỮ VÀ VẤN ĐỀ NỮ QUYỀN
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1. Nhân vật và vị trí nhân vật nữ trong văn học Việt Nam
hiện đại
1.1.1. Nhân vật văn học và quan niệm nghệ thuật về con người
“Văn học là nhân học” (Goorki). Văn học là tấm gương
phản ánh hiện thực cuộc sống với đối tượng trung tâm là con
người qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Bởi vậy nhân vật
trong tác phẩm văn học không phải là những con người bằng
xương bằng thịt của cuộc sống mà là những hình tượng được khắc

họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả. Đối tượng chung của
văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người ln giữ vị trí trung
tâm. Cội nguồn của văn học là con người. Chính cuộc sống của
con người đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho các văn nghệ sĩ.
Mỗi tác phẩm văn học được viết ra khơng gì khác là để phản ánh
cuộc sống của con người. Tùy từng thời kì lịch sử khác nhau mà
vấn đề con người được đề cập ở những phương diện khác nhau.
Qua hình ảnh con người được phản ánh trong văn học, người đọc
có thể nhìn ra được những quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn
và tư tưởng thời đại chi phối sáng tác của họ. Tìm hiểu hình tượng
nhân vật cũng là một điểm mấu chốt để khám phá tài năng đích
thực của nhà văn và những đóng góp của họ trong nền văn học.
1.1.2. Vị trí của nhân vật nữ trong văn học hiện đại
Sau năm 1975, bước sang một thời kì mới, văn học có
những đổi thay để phù hợp với ý thức và nhu cầu thẩm mĩ của độc
giả. Nếu trước kia, văn học phục vụ kháng chiến và phản ánh
cuộc đấu tranh vĩ đại, gian lao của dân tộc thì ngày nay, văn học


9
đi sâu vào phản ánh cuộc sống đời thường của con người; chủ đề
thế sự, đời tư được các nhà văn khai thác và thể hiện sâu hơn bao
giờ hết. Sự ảnh hưởng của trào lưu văn học nữ quyền đã khiến
cho văn học thời kì này xuất hiện ngày càng nhiều những cây bút
nữ lấy người phụ nữ trong cuộc sống hiện đại làm đối tượng phản
ánh, sáng tạo. Các nhà văn: Phạm Thị Hoài, Y Ban, Võ Thị Hảo,
Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư…
đều là những người chú ý đến thân phận người phụ nữ, có những
sáng tạo độc đáo khiến nhân vật nữ trong tác phẩm của họ ln có
sức ám ảnh.

1.2. Quan niệm về phụ nữ và vấn đề nữ quyền trong văn học
Việt Nam hiện đại
1.2.1. Quan niệm về phụ nữ
Khi nói tới phái tính người ta thường nghĩ tới giới tính.
Theo nghĩa hẹp, “phái tính có thể coi là phạm trù giới tính (sex)
để chỉ sự khác biệt sinh lý, tự nhiên giữa nam và nữ, giống đực và
giống cái. Nói đến phái tính trước hết là nói tới sự khác biệt mang
tính chất sinh học về đặc trưng của giới tính nam và nữ”. Theo
nghĩa rộng hơn có thể thấy, “phái tính cịn là sự tự ý thức của
chính chủ thể. Hiểu đến tận cùng, phái tính chính là sự tự ý thức
của chủ thể về giới của mình. Trong nhiều nghiên cứu gần đây,
khái niệm phái tính thường gắn liền với ý thức nữ quyền…”.
Như vậy, mặc dù chế độ xã hội đã đổi thay, nhưng quan
niệm và tư tưởng cũ kĩ thì khơng dễ bị xóa đi trong đầu óc con
người. Những tưởng, xã hội hiện đại tự nó mang đến cho con
người sự bình quyền về giới. Nhưng sự thực, người phụ nữ trong


10
xã hội hiện đại vẫn bị xô đẩy bởi nhiều mãnh lực và họ vẫn khơng
dễ thốt khỏi địa vị của kẻ mất thực quyền.
1.2.2. Nữ quyền - hiện tượng văn hóa xã hội thời hiện đại
Ở Việt Nam, văn học sau 1986 chứng kiến sự phát triển
mạnh mẽ của văn học nữ tính, nhiều cây bút nữ xuất hiện như:
Phạm Thị Hoài, Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh,
Nguyễn Thị Thu Huệ,... và sau nữa là Vi Thùy Linh, Phan Huyền
Thư, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Thị Ngọc Tư… Sự hình thành của
văn học nữ tính và sự xuất hiện mạnh mẽ của âm hưởng nữ quyền
trong văn học minh chứng cho tính dân chủ của thời đại ngày nay.
Nhiều nhân vật nữ trong Giàn thiêu của Võ Thị Hảo hoặc trong

truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Hoài… là những
minh chứng sống động. Tuy nhiên, việc đề cao phụ nữ và nỗ lực
nhấn mạnh bản ngã của giới nữ khơng phải khơng có lúc rơi vào
quá đà. Sự hiện diện của văn học nữ và âm hưởng nữ quyền trong
văn học Việt Nam có thể coi là một bước phát triển thực sự của
văn học theo hướng dân chủ hóa. Trong q trình khẳng định bản
ngã của nữ giới, nhà văn có thể miêu tả những khối cảm tình dục
nhưng điều đó khơng đồng nghĩa với việc coi giải phóng tình dục
là con đường duy nhất để giải phóng cá nhân. Điều đó cũng chứng
tỏ văn học ngày càng áp sát với hiện thực, đi sâu vào khám phá
con người, trong đó có người phụ nữ, nhưng khơng cịn là con
người đơn tuyến, mà là con người đa tuyến, vừa có cái cao cả vừa
có thấp hèn, vừa rộng lượng vị tha nhưng cũng vừa rất ích kỉ.
1.2.3. Nữ quyền - ý thức về cơng bằng, bình đẳng giới
Sau 1975, đặc biệt từ cơng cuộc đổi mới năm 1986, ý thức
phái tính mới có cơ hội bộc lộ mạnh mẽ. Phụ nữ dần tháo gỡ mặc


11
cảm thân phận, đứng trên văn đàn và ngang hàng với nam giới. Khi
tính dân chủ ngày càng được thể hiện rõ nét trong xã hội thì diện
mạo văn học Việt Nam dường như đa sắc hơn bởi sự xuất hiện rầm
rộ và ấn tượng của các cây bút nữ. “Văn học Việt Nam đang mang
gương mặt phụ nữ khoan dung, trắc ẩn và đắm đuối”.
Tinh thần nữ quyền đã in dấu đậm nét trong văn học sau
1986, đặc biệt là trong truyện ngắn, tiểu thuyết. Tinh thần nữ
quyền trong truyện ngắn 1986 biểu hiện nổi bật ở những điểm
sau: Một là: xây dựng nhân vật nam làm trung tâm phê phán; Hai
là: địi xóa bỏ trật tự nam quyền.



12
Chương 2. TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ,
PHẠM THỊ HOÀI VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA
QUA CÁC NHÂN VẬT NỮ
2.1. Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Hồi trong
dịng truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại
2.1.1. Truyện ngắn và truyện ngắn đương đại
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: “Truyện ngắn là tác phẩm
tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các
phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo
của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch,
đọc một hơi không nghỉ”.
Tuy nhiên, mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm chủ yếu
phân biệt truyện ngắn với các tác phẩm tự sự khác. Trong văn học
hiện đại có nhiều tác phẩm rất ngắn, nhưng thực chất lại là những
truyện dài viết ngắn lại. Truyện ngắn thời trung đại cũng ngắn
nhưng rất gần với truyện vừa. Các hình thức truyện kể dân gian
rất ngắn gọn như cổ tích, truyện cười, giai thoại,… lại càng khơng
phải là truyện ngắn.
2.1.2. Vị trí của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Hồi
trong dịng truyện ngắn nữ đương đại
Các nhà văn nữ Việt Nam hiện nay có quan niệm khá rõ
ràng về người phụ nữ hiện đại. Tuy trong một số vấn đề, ý kiến
của họ cịn có những điểm khác biệt, nhưng nhìn chung họ đều
đánh giá cao khả năng của người phụ nữ. Mỗi nhà văn là một sắc
điệu. Vì vậy, trong dịng văn học hiện đại không thể không nhắc
tới hai nữ nhà văn với hai sắc điệu khác nhau, đó là: Nguyễn Thị
Thu Huệ và Phạm Thị Hoài. Bởi nếu thiếu họ, bản đàn truyện



13
ngắn nữ chắc sẽ thiếu đi những thanh âm khá đặc biệt. Cùng với
sự phát triển của xã hội thì cái “gu” thẩm mĩ trong sự sáng tác
của hai nữ nhà văn về các nhân vật nữ vừa là sự phát huy những
truyền thống quý báu của người phụ nữ Việt Nam, vừa biết tiếp
biến tinh thần thời đại cho phù hợp với bản sắc dân tộc. Nhưng
trong sáng tác của hai chị không xây dựng kiểu nhân vật điển hình
cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam theo đúng như chuẩn mực
của xã hội. Các chị đã tìm đến cái đẹp của người phụ nữ trong
chính cuộc sống sinh hoạt thường nhật của họ. Điều này khẳng
định được quan niệm sáng tác cũng như quan niệm thẩm mĩ của
các nhà văn nói chung và hai nữ nhà văn nói riêng. Đó là: cái đẹp
gắn với cuộc sống hiện thực, bình dị, gần gũi khơng tơ vẽ.
2.2. Nhân vật nữ và các vấn đề xã hội đặt ra trong sáng
tác Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Hoài
2.2.1. Nhân vật nữ trong sáng tác của Nguyễn Thị Thu
Huệ, Phạm Thị Hoài
Thế giới nhân vật nữ trong các sáng tác của Nguyễn Thị
Thu Huệ và Phạm Thị Hồi vơ cùng đa dạng về xuất thân, hồn
cảnh, số phận, trong đó, số nhân vật được xếp đặt vào những kết
thúc có hậu khá ít ỏi. Đa phần họ loay hoay đi tìm kiếm tình yêu,
hoặc đã tê tái tuyệt vọng, hoặc bế tắc trước những nẻo đường
hạnh phúc chật chội. Nhưng dù đang trên hành trình nào thì các
nhân vật nữ của các chị vẫn là những người phụ nữ rất Việt Nam.
Họ ln u hết mình, khao khát đi đến tận cùng tình u bằng
tấm lịng vị tha, bao dung, dù biết có thể sẽ dẫm lên những chơng
gai đau đớn.



14
2.2.2. Các vấn đề xã hội được đặt ra qua nhân vật nữ trong
sáng tác Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Hoài
2.2.2.1. Vấn đề hạnh phúc và bi kịch
Cuộc sống nội tâm của người phụ nữ hiện đại hiện lên trên
trang văn Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Hoài thật vơ cùng phức
tạp. Có người cả đời khao khát được làm vợ, làm mẹ mà khơng
toại nguyện; có người đã nắm chắc trong tay một gia đình n ấm
lại có những phút giây xao lịng đẩy cuộc hơn nhân của mình vào
tình trạng điêu đứng. Ngày trước, những chuyện như vậy thường
được người ta gói ghém và cất kĩ vào đáy sâu của tâm hồn. Ngày
nay, những chuyện ngoại tình được bày tỏ như một lời tâm sự của
người phụ nữ về những nhu cầu tình cảm khơng thể nói là khơng
chính đáng.
2.2.2.2. Vấn đề đạo đức
Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Hồi và các nhà văn nữ có
quan niệm khá rõ ràng về người phụ nữ hiện đại, đặc biệt là đạo
đức người phụ nữ. Tuy trong một số vấn đề, ý kiến của họ cịn có
những điểm khác biệt, nhưng nhìn chung họ đều đánh giá cao khả
năng của người phụ nữ. Với tư cách người cùng giới, họ nhìn ra
được những niềm hạnh phúc của người phụ nữ thường song hành
với sự hi sinh. Người phụ nữ Việt Nam có nhiều phẩm chất tốt
đẹp: chăm chỉ, cần kiệm, thơng minh, chung thủy, năng động…
nhưng có nhược điểm là cịn thụ động, khơng dám thay đổi. Nhiều
người có hiểu biết rộng, muốn thay đổi vị thế của mình, nhưng
vẫn khơng dám sống như mình mong muốn, mà chấp nhận trải
mình trong nhiều nỗi vất vả, đắng cay. Nhân vật nữ trong truyện
ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Hồi ln gắn với những



15
vấn đề đạo đức - xã hội thời hiện đại. Soi chiếu nhân vật nữ từ góc
nhìn đạo đức xã hội, Nguyễn Thị Thu Huệ và Phạm Thị Hoài, mỗi
người một cách, nhưng tựu lại, họ vừa phê phán, vừa bênh vực
người phụ nữ. Đó cũng là lẽ thường. Bởi trong thực tế cuộc sống,
những mong ước tốt đẹp vẫn thường bị vùi dập. Nó đáng được
bênh vực, trân trọng. Và những ham muốn, dục vọng tầm thường
vẫn tồn tại. Nó cần bị phê phán và lên án.
2.2.2.3. Vấn đề bình đẳng giới
Vấn đề bình đẳng giới được thể hiện trong sáng tác của hai
nữ nhà văn trước hết là ở phương diện ngơn từ nghệ thuật. Có thể
thấy, chưa một giai đoạn văn học nào trong lịch sử văn học Việt
Nam, “ngôn ngữ thân xác” lại được dùng nhiều như giai đoạn văn
học từ sau đổi mới. Đáng nói là, nó trở thành một xu hướng trong
sáng tác của những cây bút nữ. Bằng ngôn ngữ ấy, các nhà văn nữ
đã vượt qua sự vây bủa của giáo điều và sự khe khắt của quan
niệm văn chương truyền thống. Trong các sáng tác của Nguyễn
Thị Thu Huệ, Phạm Thị Hoài, các chị đã để cho các nhân vật nữ
của mình có ý thức quyết liệt, mạnh bạo đấu tranh đến cùng, để
tình dục về với ý nghĩa đích thực của nó. Người phụ nữ cũng
được sống thật với bản ngã của mình. Ý thức giới tính hay bình
đẳng giới là mấu chốt của vấn đề. Táo bạo, sống thiên về bản
năng là lời tuyên chiến với chuẩn mực xã hội ln nhìn đàn bà
bằng con mắt đàn ơng. Nhu cầu tình dục cần được giải tỏa. Con
người phải được tơn trọng ở bản thể tự nhiên. Đó là những vấn đề
cốt lõi của vấn đề bình đẳng giới được đặt ra qua các nhà văn nữ
trong sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Hoài.


16

Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ,
PHẠM THỊ HOÀI
3.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật
Các nhà văn khi xây dựng nhân vật trong tác phẩm của
mình thường dùng phương pháp miêu tả ngoại hình. Nhân vật
được nhận biết trước hết qua diện mạo, cử chỉ, sắc phục, điệu đi
tướng đứng. Thông qua diện mạo bên ngoài, người đọc dễ dàng
nhận biết được phần nào về tính cách, thành phần xuất thân và số
phận của nhân vật. Chỉ vài ba nét đơn sơ, dăm ba hàng thật linh
động, các tác giả đã có thể phác họa nên một chân dung thích hợp
cho mỗi vai.
Cách xây dựng nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình nhân
vật khơng phải là mới. Thủ pháp này được thể hiện khá phổ biến
trong văn học thời kì trung đại. Các nhà văn khi sử dụng thủ pháp
này đã có nhiều cách tân đáng kể. Nếu như trong văn học cổ việc
miêu tả nhân vật thông qua ngoại hình với những chi tiết ước lệ,
thể hiện tính cách phi phàm của nhân vật thì trong các truyện
ngắn hiện đại đã đổi khác. Các chi tiết bình thường nhỏ nhặt làm
nên hình hài và tính cách nhân vật được các nhà văn chú trọng.
Nhân vật được miêu tả từ nhiều yếu tố nhỏ như: mái tóc, hàm
răng, điệu cười, ánh mắt, tướng đi, quần áo, trang sức cùng những
cử chỉ nhỏ nhặt của một con người bình thường. Các nhân vật
được nhà văn miêu tả thực như những con người đang hiện diện
đâu đó trong cuộc sống.


17
3.2. Miêu tả hành vi ngôn ngữ nhân vật
3.2.1. Miêu tả hành vi, hành động

Thông thường, khi miêu tả hành động nhân vật, nhà văn
thường kết hợp với những biểu hiện nội tâm tương ứng vì đằng
sau mỗi hành động, bao giờ cũng có một tâm trạng hoặc một động
cơ nào đó. Dùng nội tâm để lí giải hành động, sử dụng hành động
để làm sáng tỏ nội tâm là một hiện tượng phổ biến trong việc
miêu tả nhân vật. Thủ pháp xây dựng nhân vật qua miêu tả hành
động và đối thoại thường thấy trong văn học cổ. Tuy nhiên, nhà
văn khéo léo sử dụng thì vẫn phát huy hiệu quả cao. Nhân vật
không chỉ đơn thuần là độc thoại mà phải hành động, phải đối
thoại. Hành động làm nên chân dung của nhân vật. Nhân vật tồn
tại qua hành động.
Việc miêu tả hành vi, hành động của nhân vật đã được
Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Hoài đưa vào một số truyện ngắn
của mình hết sức sinh động.
Như vậy sự miêu tả hành vi, hành động của Nguyễn Thị Thu
Huệ, Phạm Thị Hoài đã lột tả được những suy nghĩ, tinh thần của
các nhân vật nữ. Và một điều mang tính thuyết phục đó là hai nhà
văn đều là phái nữ nên hiểu tường tận, chân tơ kẽ tóc về những
hành động, hành vi của các nhân vật nữ mà họ đề cập đến trong tác
phẩm.
3.2.2. Miêu tả ngôn ngữ nhân vật
Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ sử dụng ngôn ngữ
độc thoại đời thường một cách phổ biến. Việc lựa chọn ngôn ngữ
này xuất phát từ tư duy hướng vào đời tư, bám sát hiện thực đời
sống. Nguyễn Thị Thu Huệ đã đưa vào tác phẩm của mình tiếng


18
nói của đời sống thường nhật, dung nạp nhiều khẩu ngữ tự nhiên,
làm độc giả khơng mấy khó khăn khi tiếp cận tác phẩm.

Chúng ta đã thấy trong câu chuyện Năm ngày của Phạm Thị
Hoài, từ đầu đến cuối câu chuyện khơng trực tiếp đả động tới xã
hội, khơng có hai chữ cô đơn. Thế mà đọc xong thấy lạnh mình tê
tái, băn khoăn mãi về con người, tình yêu, ý nghĩa và giá trị của
cuộc sống. Nó khơng phải một bản giải đáp một câu hỏi khoa học.
Nó khơi trong lịng người đọc nhiều hơn những gì nó nói, nó là
một tác phẩm có tính chất nghệ thuật.
3.3. Miêu tả tâm lí, nội tâm nhân vật
3.3.1. Miêu tả tâm trạng, tâm lí bằng lời miêu tả
Miêu tả tâm lí nhân vật là một trong những phương tiện để
thể hiện nhân vật. Trong bốn loại nhân vật: nhân vật chức năng,
nhân vật “loại hình”, nhân vật tính cách và nhân vật tư tưởng thì
việc miêu tả tâm lí nhân vật có vai trị cực kì quan trọng trong
việc khắc họa nhân vật tính cách. Để cho nhân vật tự phơi bày
bằng thế giới nội tâm của mình bằng cách từ điểm nhìn của mình
kể lại tâm trạng, suy nghĩ là cách mà hầu hết nhà văn nữ lựa chọn.
Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Hồi thường
khó kể lại được, vì cốt truyện khơng thật tiêu biểu, nếu có thì đó
là cốt truyện bên trong, cốt truyện tâm lí nhằm diễn tả những tâm
trạng điển hình của nhân vật. Một yếu tố khá quan trọng trong
miêu tả tâm lí nhân vật ở các nhà văn nữ là họ thường đưa cuộc
đời và tâm hồn họ vào trang văn. Ở điểm này, tác phẩm của một
số nhà văn có sự hịa quyện giữa tính chất trung thực của tự
truyện và tính chất hư cấu của văn xi nghệ thuật.


19
3.3.2. Miêu tả tâm lí, tâm trạng bằng độc thoại nội tâm nhân vật
Đưa vào tác phẩm lối nói dung dị, sử dụng ngôn ngữ đời
thường, hai nữ nhà văn đã cố gắng rút ngắn khoảng cách giữa tác

phẩm và độc giả. Tiếp xúc truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ,
Phạm Thị Hoài chúng ta nhận thấy rõ ràng các tác giả đã có
những sự rút gần khoảng cách người kể chuyện và nhân vật, tác
giả và bạn đọc. Với lối nói kiểu đời thường này, các chị đã góp
phần tái hiện chân thực bức tranh của đời sống với một gam màu
lạ, thể hiện được sự đa dạng và sống động của cuộc sống.


20
KẾT LUẬN
1. Nhân vật nữ có vị trí quan trọng trong văn học, đặc biệt
trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Sự xuất hiện ngày càng
nhiều cây bút nữ, nhân vật nữ nhi là sự tất yếu. Đây là sự bù lấp
cho sự thiếu hụt của nền văn học Trung đại. Điều này đã và đang
đặt ra vấn đề nữ quyền trong văn học. Tiếng nói nữ quyền ngày
một vang dội, cấp bách.
2. Truyện ngắn có vị trí đặc biệt quan trọng trong truyện
ngắn nữ hiện đại. Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Hồi có quan
niệm khá rõ ràng về người phụ nữ hiện đại, đặc biệt là đạo đức
người phụ nữ. Tuy trong một số vấn đề, ý kiến của họ cịn có
những điểm khác biệt, nhưng nhìn chung họ đều đánh giá cao khả
năng của người phụ nữ. Với tư cách người cùng giới, họ nhìn ra
được những niềm hạnh phúc của người phụ nữ thường song hành
với sự hi sinh. Người phụ nữ Việt Nam có nhiều phẩm chất tốt
đẹp: chăm chỉ, cần kiệm, thông minh, chung thủy, năng động.
Nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị
Hồi ln gắn với những vấn đề đạo đức, tình u, hạnh phúc,
bình đẳng giới thơng qua xã hội thời hiện đại. Soi chiếu nhân vật
nữ từ góc nhìn đạo đức xã hội, tình u, hạnh phúc trong gia đình,
Nguyễn Thị Thu Huệ và Phạm Thị Hoài, mỗi người một cách,

nhưng tựu lại, họ vừa phê phán, vừa bênh vực người phụ nữ.
3. Nếu như điểm tựa tinh thần của văn chương Nguyễn Thị
Thu Huệ là cái bản thể tự nhiên hay “thiên tính nữ” như nhiều
người đã phát hiện, thì niềm tin của Phạm Thị Hồi là tuổi thơ, là
tình u, dù là một tuổi thơ khơng trọn vẹn hay là một tình u
khơng được đền đáp xứng đáng. Nỗi ám ảnh phái yếu trong



×