1
Bộ Giáo dục và đào tạo
Trờng Đại học Vinh
*************
Nguyễn Thị Liên
Nhân vật nữ trong truyện ngắn
Nguyễn Quang Thiều
Luận văn Thạc sĩ ngữ Văn
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
MÃ số:60.22.34
Ngời hớng dÉn khoa häc
TS. Ph¹m Tn Vị
Vinh, 2007
2
Lời cảm ơn
Nhân dịp luận văn này đợc hoàn thành, tôi xin trân trọng cảm ơn các
thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn - Đại học Vinh đà dành cho tôi nhiều chỉ
dẫn khoa học quý báu. Đặc biệt, tôi xin đợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới
TS Phạm Tuấn Vũ, GS - TS Phong Lê, TS Phan Huy Dũng, PGS - TS Đinh Trí
Dũng ..., những ngời luôn tận tình chỉ bảo và cho tôi niềm hứng thú trong
công việc vốn rất nhiều khó khăn thử thách này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình bạn bè,
ngời thân và các đồng nghiệp đà động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Trờng Vinh, những ngày cuối năm 2007
Tác giả luận văn
3
Mục lục
Mở đầu....................................................................................................1
1 . Lý do chọn đề tài.................................................................................1
2 . Lịch sử vấn đề.......................................................................................3
3 . Nhiệm vụ, phạm vi, mục đích nghiên cứu.............................................4
4. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................4
5 . Phơng pháp nghiên cứu......................................................................5
6 . Cấu trúc luận văn............................................................................ ....5
Chơng I: Phụ nữ - một hình tợng chính của truyện ngắn
Nguyễn Quang Thiều
1.1. Khái niệm nhân vật và vai trò của nhân vật.....................................6
1.1.1. Khái niệm nhân vật..............................................................................6
1.1.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm tự sự...........................................7
1.2 Vị trí của nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều.....9
1.2.1 Cảm hứng sáng t¹o chung cđa Ngun Quang ThiỊu...........................9
1.2.2 Quan niƯm nghƯ tht về con ngời của Nguyễn Quang Thiều.........14
1.2.3 Cái nhìn về nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều......18
Chơng II:Những nét riêng về tính cách và số phận của các nhân vật nữ.
2.1. Tính cách................................................................................................27
2.1.1. Những ngời phụ nữ thuỷ chung, giàu đức hy sinh..............................28
2.1.2.Những ngời phụ nữ tự ti, cam chịu.....................................................37
2.1.3. Những ngời phụ nữ dám là mình - biết vợt qua hoàn cảnh...............42
2.2 Số phận....................................................................................................48
2.2.1. Những ngời phụ nữ mang bi kịch.......................................................48
2.2.2. Những ngời phụ nữ may mắn, hạnh phúc...........................................68
Chơng III : Nghệ thuật thể hiện nhân vật nữ .
3.1. Nghệ thuật sử dụng những biểu tợng nghệ thuật.................................71
3.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật ...............................................79
3.3. Nghệ thụât xây dựng tình huống khắc hoạ tính cách nhân vật.............81
Kết luận.......................................................................................................................84
Tài liệu tham khảo.............................................................................................86
4
Phần Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều rất đáng đợc nghiên cứu, đó là
những trang văn của ngời nghệ sĩ đa tài nên giàu chất thơ, chất hoạ và chan
chứa những ý tởng sâu xa. Chẳng hạn, tên truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông
của nhà văn đà trở thành một biểu tợng nghệ thuật gợi tứ cho nhiều bài thơ,
bản nhạc và khi truyện ngắn đó đợc chuyển thể thành phim đà trở thành một
hiện tợng điện ảnh.
Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều là một hiện tợng lạ trong đời sống
thể loại truyện ngắn đơng đại. Trong khi nhiều tác giả truyện từ sau 1986 bị thu
hút mạnh mẽ bởi động lực theo đuổi cái mới cả về nội dung lẫn hình thức thì ở
Nguyễn Quang Thiều màu sắc tân thời không thật rõ rệt và cảm hứng chủ đạo
vẫn là chăm chút những vẻ ®Đp mang tÝnh trun thèng c¶ ë néi dung, c¶ ở hình
thức.
Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều còn là một hiện tợng lạ xét trong
quan hệ với chính thơ của tác giả này. Nguyễn Quang Thiều là tác giả của tập
thơ Sự mất ngủ của lửa đợc giải thởng của Hội nhà văn năm 2003. Đây là tập
thơ có bút pháp rất hiện đại, thậm chí có ngời cho là nh thơ dịch. Vậy mà ở
truyện ngắn, màu sắc hiện đại không nổi bật nh thơ. Nguyễn Quang Thiều là
ngời từng đợc học Ngữ văn ở nớc ngoài, giỏi nhiều ngoại ngữ, nếu có hứng thú
nhà văn có thể "Tây" một cách bài bản cả ở truyện ngắn nhng đọc văn Nguyễn
Quang Thiều ta không hề thấy rõ điều này. Đây hẳn là kết quả của quan niệm
về con ngời, về nghệ thuật của nhà văn.
1.2. Sự ra đời của các tập truyện Ngời đàn bà tóc trắng (1993), Ngời
nhìn thấy trăng thật (2003) đà cho thấy tài năng của tác giả đang ở độ sung sức.
Nhà nghiên cứu truyện ngắn Bùi Việt Thắng khẳng định: "Tuy vào nghề cha lâu
nhng Nguyễn Quang Thiều là câu bút truyện ngắn có hạng hiÖn nay" [79, 310].
5
Không gây ồn ào với d luận, không khiến làng văn xôn xao theo cách của
Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Quang Thiều đến với độc giả bằng những truyện
ngắn nhẹ nhàng, ngắn gọn nhng đặc sắc. Cũng nh bao nhà văn có lơng tâm,
Nguyễn Quang Thiều luôn ý thức chắt chiu cái đẹp của cuộc sống. Ngòi bút của
tác giả luôn tìm cách lách sâu vào những bí ẩn tâm hồn của con ngời để khám
phá, phát hiện những vẻ đẹp tëng chõng nh bÞ che lÊp. Trong thÕ giíi nghƯ
tht truyện ngắn muôn hình muôn vẻ ấy, chúng tôi thực sự bị thu hút bởi
những nhân vật nữ. Họ có sức hấp dẫn lạ kỳ bởi vẻ đẹp rất riêng về tính cách và
số phận khác với kiểu nhân vật "nổi loạn" của những tác phẩm văn học thời đơng đại. Có thể nói, nhân vật nữ là một đối tợng đợc soi chiếu, nhìn nhận ở
nhiều góc độ và trở thành một hình tợng nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn
Quang Thiều. Tìm hiểu và khái quát số phận, tính cách nhân vật nữ bằng một
phong cách riêng đà tạo nên nét đặc sắc riêng trong tác phẩm của tác giả này.
Hơn nữa, nó góp phần làm cho truyện ngắn của anh bàng bạc chất thơ, mang
đậm chất nhân bản truyền thống. Chúng tôi hi vọng rằng, qua việc tìm hiểu
nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều sẽ góp phần nhận thức
những đóng góp của nhà văn này đối với sự vận động và phát triển của truyện
ngắn sau 1975.
1.3. Nhà văn Y Ban trong bài trả lời phòng vấn báo: "Pháp luật cuối
tuần" đà cho rằng: "Văn học của chúng ta hôm nay mang khuôn mặt phụ nữ".
Cha bao giờ, văn học lại viết về cảm hứng thế sự đời t nhiều đến thế. Và cha bao
giờ ngời phụ nữ lại đợc sự quan tâm u ái nh đông đảo ngời cầm bút đơng đại.
Văn xuôi thời đổi mới xem hình ảnh ngời phụ nữ nh một khách thể thẩm mỹ
độc lập, một thế giới riêng đầy bí ẩn và hấp dẫn, là mảnh đất lạ màu mỡ phù sa
cần đợc phát hiện và lý giải. Hình ảnh ngời phụ nữ qua cái nhìn của các tác giả
hôm nay thật "đa dạng và đa sự ". Có thể khẳng định rằng, hình tợng ngời phụ
nữ là một nội dung nổi bật của văn xuôi thời đổi mới. Nghiên cứu đề tài này,
6
chúng tôi muốn góp phần làm rõ những đóng góp của của Nguyễn Quang Thiều
ở mảng đề tài này.
2. Lịch sử vấn đề:
Đại hội VI của Đảng đà tạo điều kiện cho văn học đổi mới và dân chủ
hóa. văn học gần với đời sống bình thờng nhật hơn, đồng thời có nhu cầu tự
đổi mới về hình thức nghệ tht, ph¬ng thøc thĨ hiƯn h¬n bao giê hÕt. Tõ thể tài
lịch sử dân tộc, văn học chuyển sự quan tâm chủ yếu sang thể tài thế sự đời t.
Trong xu hớng mới, các nhà văn tìm con ngời ở những đặc trng bản thể và khao
khát trần thế, khám phá phát hiện con ngời ở tầng sâu nhất của đời sống tâm
hồn: "Nhân vật nữ, vì thế trở thành hình tợng trung tâm của văn xuôi thời kỳ đổi
mới" [ 84]
Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, nhân vật nữ đà trở thành hình tợng
chính của văn học hiện nay. Nguyễn Quang Thiều- một cây truyện ngắn hiện
đại cũng không nằm ngoài quy luật chung đó.Tuy nhiên, công trình nghiên cứu
về nhân vật nữ của nhà văn này còn ít, thiếu tính hệ thống.
Đầu tiên, có thể kể đến một số bài viết của Bùi Việt Thắng trong cuốn
Bình luận truyện ngắn ( Nhà xuất bản Văn học năm 1999).Tác giả đà đề cập
đến ngời phụ nữ qua các tác phẩm: Mùa hoa cải bên sông, Ngời đàn bà tóc
trắng và đa ra ý kiến phần nào khẳng định cách đi riêng của Nguyễn Quang
Thiều là "hớng vào thế giới tâm linh"[79, 308.] của nhân vật. Tuy nhiên, tác giả
vẫn cha đi sâu vào khám phá, đa ra những đánh giá về nhân vật nữ trong truyện
ngắn Nguyễn Quang Thiều một cách khái quát, đầy đủ. Ngời viết chủ yếu mới
chỉ dừng lại ở việc tìm ra những nét mới nghiêng về cách tổ chức cốt truyện
hoặc chất thơ trong tác phẩm Nguyễn Quang Thiều.
Bên cạnh đó, có một số khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ tìm hiĨu
vỊ trun ng¾n Ngun Quang ThiỊu.
Khãa ln tèt nghiƯp cđa Nguyễn Minh Hồng (2002) bàn về : Yếu tố kì ảo
trong truỵên ngắn Việt nam 1975 - 2000 có đề cập đến truyện Con chuột lông
7
vàng nh một dẫn chứng cho luận điểm sự gia tăng yếu tố kỳ ảo trong truyện
ngắn sau 1975.
Luận văn thạc sỹ của Lê Thị Thờng (2002) với đề tài Chất thơ trong truyện
ngắn Nguyễn Quang Thiều đà dành hẳn một chơng để khám phá về thế giới
nhân vật của truyện ngắn, từ đó tác giả đà khẳng định: nhân vật phụ nữ, trẻ
em... đà tạo nên chất thơ bàng bạc cho các tác phẩm, "chất thơ thể hiện chiều
sâu cđa thÕ giíi néi t©m, cã tÝnh híng néi " [81, 36].
Viết về nhân vật chính - nhân vật nữ trong Mùa hoa cải bên sông Lê
Thị Hờng trong bài :" Các kiểu kết thúc của truyện ngắn hôm nay [36] cũng
bàn về nhân vật Chinh. Song, hớng đi của tác giả là nhìn nhận nhân vật nh một
phơng diện tổ chức kết cấu văn bản ở các truyện ngắn hiện đại.
Ngoài ra, còn có một số bài báo, trang viết đăng tải trên các trang Web
có bàn về truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều. Tuy vậy, vẫn còn thiếu những
công trình bàn về nhân vật nữ, có hệ thống và vì thế cha làm nổi bật đợc những
đóng góp của Nguyễn Quang Thiều khi viết về loại nhân vật này. Hi vọng rằng,
ở luận văn này, chúng tôi có điều kiện đi sâu khám phá và góp phần khẳng định
tài năng, quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Quang Thiều khi xây dựng nhân vật
nữ.
3. Mục đích nghiên cứu:
3.1. Làm rõ vị trí nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều.
3.2. Khái quát tính cách và số phận của nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn
Quang Thiều.
3.3. Chỉ ra những đăc sắc của nghệ thuật thể hiện nhân vật nữ trong truyện ngắn
Nguyễn Quang Thiều.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Các trun ng¾n trong Tun trun ng¾n Ngun Quang ThiỊu - Ngời nhìn
thấy trăng thật do NXB Đà Nẵng in năm 2003, gồm 35 truyện.
5. Phơng pháp nghiên cứu:
8
5.1. Đặt nhân vật nữ trong chỉnh thể các truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều.
5.2. Đặt nhân vật của truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều trong đời sống lịch sử
xà hội và đời sống văn học đơng thời, trong sự đối sánh với một số nhân vật nữ
trong truyện ngắn của tác giả khác.
5.3. Sử dụng các thao tác nghiên cứu: thống kê, phân tích, tổng hợp so sánh.
6. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo ,nội dung chính của luận
văn gồm 3 chơng.
Chơng 1 : Phụ nữ - một hình tợng chính của ngắn Nguyễn Quang Thiều.
Chơng 2 : Những nét riêng về tính cách và số phận của các nhân vật nữ.
Chơng 3 : Nghệ thuật thể hiện nhân vật nữ .
Chơng I
phụ nữ - một Hình tợng chính của truyện ngắn
Nguyễn Quang Thiều
1.1. Khái niệm nhân vật và vai trò của nhân vật:
Nhân vật là một yếu tố quan trọng trong sáng tác của tác phẩm tự sự. Nếu
không có nhân vật nhà văn không thể tái hiện đợc hiện thực cuộc sống muôn
hình vạn trạng đang diễn ra quanh, không thể phát biểu đợc quan điểm, t tởng
của mình về cuộc đời.
Có thể nói, nhân vật là yếu một tố then chốt của tác phẩm tự sự. Một tác
phẩm đôi khi không cần cốt truyện, xung đột nhng nhân vật thì phải có dù đó là
truyện ý tởng. Chính vì thế, nghiên cứu nhân vật là việc làm cần thiết khi tiếp
cận tác phẩm tự sự, bởi "tìm hiểu nhân vật là tìm hiểu một cách về cuộc đời và
con ngời, là tìm hiểu t tởng, tình cảm của tác giả đối với con ngời" [74, 61].
1.1.1. Khái niệm nhân vật:
Theo lý luận văn học, "nhân vật văn học là con ngời đợc miêu tả trong
văn học bằng phơng tiện văn học nh»m mơc ®Ých béc lé chđ ®Ị, t tëng cđa t¸c
9
giả" [72, 61]. Miêu tả con ngời chính là việc xây dựng nhân vật của nhà văn. ở
đây cần chú ý rằng, nhân vật là một hình tợng nghệ thuật mang tính ớc lệ. Nó
không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết của con ngời mà đó là sự thể hiện
con ngời qua những đặc điểm về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách...
Mặt khác, khái niệm nhân vật thờng đợc quan niệm với phạm vi rộng
hơn nhiều. Nhân vật hoặc là có tên tuổi nh: chị Sứ, chị Dậu..., nhân vật cũng có
thể không tên nh thằng mõ, lính lệ, con sen... Nhân vật văn học không chỉ là
con ngời cụ thể đợc khắc họa sâu đậm hay thoáng qua trong tác phẩm mà có thể
là thần linh nh: thần Dớt, Thần Sấm, thần ma...
Nhân vật là một phơng tiện công cụ dẫn dắt ngời đọc vào thÕ giíi
riªng. ViƯc tỉ chøc cÊu tróc nghƯ tht cđa tác phẩm tự sự, kịch nhằm thể
hiện lý tởng thẩm mỹ của nhà văn phụ thuộc rất nhiều vào nhân vật: "Nó
là công cụ, cho nên việc tìm ra nhân vật mới bao giờ cũng nh chìa khóa để
mở rộng đề tài mới" [72, 89].
Nh vậy, nhân vật là nơi bộc lộ tài năng sáng tạo và tầm t tởng nghệ thuật
của nhà văn. Theo cách nhìn của thi pháp học, nhân vật là sự đánh giá của nhà
văn về giá trị của con ngời, là cái nhìn của nhà văn đối với số phận con ngời.
Nhân vật là kết quả sự sáng tạo thẩm mỹ của nhà văn, mỗi nhân vật là
sự hiện diện của tác giả về thái độ, ý thức, sự đánh giá về con ngời trên nhiều
khía cạnh: năng lực, số phận, tơng lai, tính cách... Tóm lại, nhân vật văn học thể
hiện cuộc sống qua lăng kính chủ quan của tác giả. Nhân vật xét đến cùng là
phản ánh quan niệm về con ngời và cuộc sống. Mỗi nhà văn có cách cảm nhận
lý giải, cắt nghĩa riêng về cuộc sống, con ngời, xà hội... nên việc xây dựng nhân
vật văn học ở họ thờng khác nhau. Điều đó giải thích cho sự đa dạng, phong
phú của nhân vật văn học. Nhân vật chính là hạt nhân của tác phẩm, là nơi bộc
lộ tài năng và tính cách của nhà văn. Bởi thế, nhân vật in dấu rất rõ cá tính sáng
tạo của mỗi nhà văn.
1.1.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm tự sù:
10
Là một trong yếu tố cơ bản cấu thành tác phẩm văn học, nhân vật có vai
trò quan trọng. Nhân vật văn học là phơng tiện để nhà văn "khái quát những quy
luật của cuộc sống con ngời, thể hiện những hiểu biết, những ớc ao và kỳ vọng
về con ngời" [72, 65].
Trớc hết, nhân vật văn học là phơng tiện giúp nhà văn phản ánh một cách chân
thực, hiện thực cuộc sống. Tuôcghênhep đà từng khẳng định: "Tái hiện một
cách chính xác và mạnh mẽ sự thật hiện thực của cuộc sống là hạnh phúc cao
nhất đối với nhà văn, dù cho cái sự thật ấy không phù hợp với thiện cảm của nhà
văn đi chăng nữa"[72, 68]. Do đó, mỗi nhà văn trong quá trình sáng tác luôn cố
gắng phản ánh chân thực hình ảnh cuộc đời, xà hội. Bằng chiêm nghiệm, suy
ngẫm, bằng những tìm tòi, khám phá, nhà văn xây dựng nên từng nhân vật và hệ
thống nhân vật để từ đó khái quát các tính cách xà hội, lịch sử và mảng đời sống
gắn liền với nó. Nhà văn không khái quát cuộc sống bằng các định lý, định luật
nh các nhà khoa học khác.
Nhân vật còn có chức năng thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tởng
thẩm mỹ của nhà văn về con ngời và xà hội. Văn học phản ánh và khái quát
cuộc sống bằng hình tợng và nhà văn là th ký trung thành của thời đại. Nhng
điều đó không đồng nhÊt víi viƯc sao chơp, bª nguyªn xi hiƯn thùc cuộc sống
vào tác phẩm. Nhà văn phải dựa trên cơ sở của sự trải nghiệm để sáng tạo nên
nhân vật b»ng h cÊu. Do ®ã, sÏ rÊt Êu trÜ nÕu hiểu nhân vật nh ngời thật, yêu
mến và phán xét nó nh những kẻ ngoài đời.
Loại hình nhân vật trong văn học rất phong phú, đợc nhìn ở nhiều góc
độ khác nhau. Xét về vai trò nhân vật trong tác phÈm, ta cã nh©n vËt chÝnh,
nh©n vËt phơ, nh©n vËt trung tâm. Về phơng diện t tởng, quan hệ đối với lý tởng
xà hội của nhà văn ta có thể nói đến nhân vật chính diện, nhân vật phản diện,
nhân vật lý tởng, nhân vật t tởng. Dựa trên nguyên tắc nhận thức tại hiện, nhận
thức đời sống có thể nói tới nhân vật lÃng mạn, nhân vật hiện thực. XÐt riªng
11
bình diện thể loại văn học, ta có kiểu nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật
kịch..
Xuất phát từ đặc trng thể loại, nhân vật tự sự đợc khắc họa đầy đặn và đa
diện. Tác phẩm tự sự cho phép dung nạp mọi hình thức thể hiện của nhà văn.
Với những nghệ sỹ có tài, có cá tính sáng tạo, lựa chọn nhân vật trung tâm cho
tác phẩm luôn gắn liền với việc đạt hiệu quả bất ngờ và tạo nên nét độc đáo cho
tác phẩm của mình.
Riêng với truyện ngắn - một thể loại khá "năng động", "hình thức tự sự
cỡ nhỏ, có dung lợng nhỏ hơn, tập trung mô tả một mảnh đời của cuộc sống;
một biÕn cè hay mét vµi biÕn cè, biĨu hiƯn mét mặt nào đó tính cách nhân
vật"[80, 72]. Vì thế, trong truyện ngắn thờng có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp.
Và nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì nhân vật của truyện
ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy. Nhân vật của truyện ngắn thờng là hiện
thân cho một quan hệ xà hội, ý thức xà hội hoặc trạng thái tồn tại của con ngời,
nó cũng đợc xây dựng từ một động cơ và hớng tới một khát vọng nào đó. Cũng
nh tiểu thuyết, truyện ngắn sống bằng nhân vật. ở những tác phẩm thành công,
các tác giả luôn tạo ra dợc hàng loạt nhân vật điển hình nh Chí Phèo của Nam
Cao, AQ của Lỗ Tấn, Quỳ của Nguyễn Minh Châu, ông Thuấn của Nguyễn
Huy Thiệp...
Theo Đỗ Chu, nhân vật của truyện ngắn là thế giới, một sự tự phân thân của
tác giả. Nguyễn Kiên trong Sổ tay truyện ngắn thì khẳng định:
Đi vào các yếu tố khiến một truyện ngắn thành công cũng không
thể
bỏ qua khâu nữa: nhân vật. Dù không thể xây dựng nhân vật hoàn
chỉnh nh trong tiểu thuyết nhng truyện ngắn vẫn phải có những nhân vật
với những động cơ bên trong, những nguyện vọng cụ thể của nó.
Và đây là đầu mối của mọi chuyện: bản thân các nhân vật phải
mang vấn đề. Nếu ngời[2,121].
12
viết chỉ dùng nhân vật làm một thứ
phơng tiện bất đắc dĩ, giữa chủ đề và nhân vật hai cái không ăn
khớp nhau thì cả hai có hay ho, sinh động đến mấy chũng không
tránh khỏi vô nghĩa
[2,121].
Xét về thế giới nhân vật trong sáng tác văn học hiện đại ta nhận thấy
có rất nhiều tác giả chọn nhân vật nữ để làm nơi "hóa thân" nguồn cảm hứng
của mình. Điều đó không phả là một sự ngẫu nhiên mà luôn gắn liền với thái
độ, quan niệm của nhà văn ®èi víi cc sèng vµ quan ®iĨm thÈm mü cđa một
thời đại.
1.2 Vị trí nhân vật nữ ngắn Nguyễn Quang Thiều
1.3.1 Cảm hứng sáng tạo chung của Nguyễn Quang Thiều
Nội dung t tởng tác phẩm văn học thực sự không bao giờ là sự lý giải
dửng dng lạnh lùng. Thông thờng cảm hứng sáng tác luôn chi phối đến việc xây
dựng hình tợng của văn học. Bởi vì, nhà văn cần phải xác định một đối tợng
nhất định để ký thác những suy tởng, một phơng tiện hữu hiệu để chuyển tải
những quan niệm của mình.
Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều thấm đợm hơng vị làng quê. Hình
ảnh làng Chùa đợc nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm của nhà văn. Làng
quê ấy đà trở thành không gian nghệ thuật đầy ám ảnh. Nguyễn Quang Thiều
cảm nhận không gian làng quê bằng sự lắng đọng của tâm hồn, sự gợi dẫn của
kỷ niệm và khơi gợi của ký ức. Thời gian nh một cái bình lọc kỳ diệu, nó giữ lại
trong tâm hồn tinh thế của Nguyễn Quang Thiều những con ngời với những cảm
xúc sâu lắng, những ấn tợng không thể phai mờ. Đó là dòng sông, con đò, đêm
trăng thơ mộng... Đây không phải là dòng sông thực sự mà còn là dòng sông
trong tâm tởng, dòng sông ký ức, nó hiện lên nh dòng sông Đáy quê hơng tắm
mát tuổi thơ tác giả theo năm tháng. Dòng sông đà tạo nên không cảnh thơ
mộng, đầy quyến rũ khiến cho Thùy trong Tiếng gọi cuối mùa đông: "ngì
13
ngàng trớc thiên nhiên đầy thơ mộng và yên tĩnh nơi đây" [83, 338]. Cũng có
lúc dòng sông ấy hiện ra êm nhẹ, lặng lẽ, ''sơng phủ kín sông'' [83, 235]. Có khi
dòng sông đợc cảm nhận tinh tế bằng chính trái tim của nhà văn về sự sống: "Từ
hai bên bờ sông mơ hồ nghe tiếng mầm cây rì rầm"[83, 243] . Ngời đọc hẳn
không thể nào quên một con sông êm đềm, nên thơ khi " bÃi sông trải một thảm
màu vàng tơi, một màu vàng xôn xao ấm áp... Hoa cải, gặp gió ấm hôm qua
bung nở. Một khi có ngọn gió chạy qua, cả bÃi hoa vàng rợn lên nh sống" [83,
91].
Dòng sông Đáy thi vị và có hồn hơn khi xuất hiện hình ảnh con đò nhỏ.
Con đò đà bổ sung thêm tình ngời và chất thơ cho dòng sông. Trên dòng sông
Đáy, trên con đò ấy có khi là sự quây tụ của một gia đình, có khi là nơi hò hẹn
của tình yêu, cũng có khi là nơi hình thành một sự sống... Tất cả cứ thênh thang
chảy mÃi, bồi đắp phù sa và chở nặng ân tình hòa vào lòng ngời một cách trong
trẻo, tự nhiên và đa âm sắc.
Có thể nói, Nguyễn Quang Thiều là nhà văn của tình thơng mến. Từng
trang viết đà đợc vắt ra từ những sợi tơ lòng dành cho quê hơng, với con ngời.
Làng Chùa là chỗ dựa, là nơi thân thiết, là cội nguồn bám sâu vào tiềm thức,
vào từng trang viết của nhà văn. Trong văn học Việt Nam, không gian làng quê
có một vị trí rất đặc biệt. Bởi vì, Việt Nam là một nớc nông nghiệp lúa nớc, c
dân phần lớn sống ở nông thôn. Văn hóa làng xà chiếm giữ một phần quan
trọng trong tâm hồn ngời Việt. Làng quê là nơi gắn bó, c trú cả cuộc đời với họ.
Nó còn là cái nôi để con ngời bớc vào đời. Với Nguyễn Quang Thiều cũng thế,
làng quê làm nên mạch nguồn cảm hứng của nhà văn. Ngoài việc miêu tả không
gian làng Chùa mang nét đẹp của một vùng quê thanh bình yên ả, thơ mộng, tác
giả còn thể hiện tình yêu quê da diết, nỗi nhớ quê sâu lắng qua hình ảnh những
con ngời xa quê ( Tiếng gọi cuối mùa đông, Hai ngời đàn bà xóm trại).
Nguyễn Quang Thiều đà tạo nên chất thơ cho truyện ngắn của mình bởi
những cảm xúc chân thật, chắt lọc từ tình cảm hồn nhiên, dung dị dành cho quê
14
hơng. Từng trang viết của nhà văn thấm đợm hơng vị làng quê - một vùng quê
ăm ắp và ấm áp tình ngời. Đó là xứ sở của hoa, của trăng, của dòng sông, con
đò,... Làng Chùa của Nguyễn Quang Thiều cũng nh phố huyện Cẩm Giàng của
Thạch Lam, làng Mĩ Lý của Thanh Tịnh, Nghĩa Đô Của Tô Hoài, xứ Kinh Bắc
của Hoàng Cầm... Quê hơng đà đọng lại trong ký ức của các nhà thơ, nhà văn
bằng những kỷ niệm ngọt ngào gắn với những ngày thơ ấu không nhạt phai.
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều, ngời đọc thờng cảm nhận thấy
chút bùi ngùi thơng cảm về những cảnh đời bẽ bàng của ngời dân quê. Sau lũy
tre làng, có biết bao số phận, mảnh đời bất hạnh cần đợc sẽ chia, chở che. Tất cả
đợc bao bọc bởi một vẻ đẹp trinh nguyên của thiên nhiên, của bầu không khí
thanh sạch trong trẻo, thế giới nhân vật của nhà văn hiện lên với những nét lặng
buồn, đáng yêu.
Trong không gian làng quê ấy, đối tợng đợc nhà văn quan tâm và dành tình
cảm nhiều hơn cả là những ngời phụ nữ. Ngòi bút của Nguyễn Quang Thiều
luôn cố gắng khám phá những bí ẩn, những khát väng cđa nh©n vËt. Ngun
Quang ThiỊu hiĨu rÊt râ th©n phận của những ngời phụ nữ tảo tần, đảm đang,
giàu đức hi sinh ở làng quê mình. Bằng sự cảm thông, chia sẻ, thái độ trân trọng
tác giả viết về họ bằng sự trải nghiệm của bản thân về hạnh phúc, về những dằn
vặt, khổ đau. Điều tác giả quan tâm nhất chính là những khát vọng chân chính,
những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, những phẩm chất đạo đức truyền thống của
ngời phụ nữ trên mảnh đất làng quê thân yêu. Nhà văn hớng cây bút của mình
vào đời sống đời t của ngời phụ nữ, sẻ chia những lo lắng vụn vặt đời thờng, cả
những mất mát, đau thơng họ phải gánh chịu sau chiến tranh.
Quả thực, hoà chung với các cây bút văn xuôi thời đổi mới, Nguyễn Quang
Thiều đà lựa chọn ngời phụ nữ để thể hiện nguồn cảm hứng thế sự đời t của
mình. Điểm qua những sáng tác về thơ và văn xuôi Nguyễn Quang Thiều,
chúng tôi thấy ngời phụ nữ là hình tợng trung tâm xuyên suốt.
15
Những ngời đàn bà - một nửa nhân loại luôn là nguồn cảm hứng bất tận
cho các thi nhân. Trong th¬ Ngun Quang ThiỊu hä cịng xt hiƯn nh mét nỗi
ám ảnh. Tác giả dựng nên những hình ảnh về sứ mệnh cao cả, về bất hạnh mà
ngời đàn bà phải gánh chịu trong cuộc đời này. Với anh, họ là hiện thân cho nỗi
thống khổ của bao kiếp ngời trên thế gian ( Trên đại lộ, Những ngời đàn
bà ... ). Các hình ảnh này trở đi trở lại trong thơ anh thật day dứt: "Tôi lau nớc
mắt cho những ngời đàn bà góa bụa" ( Trong tiếng súng bắn tỉa), "Bóng tối đổ
xuống nh tóc những ngời đàn bà góa bụa"(Cánh buồm).
Những ngời đàn bà góa chồng, những ngời đàn bà không chồng, không
con là những ngời chịu nhiều thiệt thòi, mất mát nhất. Họ nh những mảnh vỡ
bất hạnh trong bức tranh cuộc sống ngổn ngang, đủ sắc màu. Ngời đọc tự mình
cảm nhận và rút ra cảm nhận của mình về họ. Không chỉ dừng lại ở việc nêu lên
nỗi thống khổ, tác giả còn viết những bài ca để tôn vinh vẻ đẹp ngời phụ nữ. Đó
là sức sống mÃnh liệt vơn qua các cơn lốc dữ dội của cuộc đời. Đôi khi, hình
ảnh ngời đàn bà lại đợc hiện ra cùng những hình ảnh lÃng mạn tuyệt vời: "Một
bàn tay bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi,Một đầu kia bám vào mây
trăng" (Những ngời đàn bà gánh nớc sông).
Ngời phụ nữ đà trở thành đối tợng để Nguyễn Quang Thiều gửi gắm suy
nghĩ của mình về lẽ nhân sinh : về sự sống và cái chết, về khổ đau và hạnh
phúc... Đây cũng là hớng đi riêng của nhà văn trong việc thể hiện và khẳng định
cái tôi cá nhân, đóng góp thêm giá trị nhân bản đích thực trong thơ Việt Nam
sau 1975.
Bên cạnh thơ ca, Nguyễn Quang Thiều còn tìm ®Õn mét thĨ lo¹i linh ho¹t
®Ĩ béc lé suy nghÜ của mình về ngời phụ nữ, đấy là truyện ngắn. Sự lựa chọn
này là có cơ sở bởi "văn học hôm nay quan tâm rất nhiều đến ngời phụ nữ" [12,
3]. Quả thật, ngời phụ nữ đà tạo đợc sự u ái, chú ý của rất nhiều tác giả và giới
lý luận phê bình. Điểm qua một số tác phẩm tiêu biểu của văn xuôi thời kỳ đổi
mới ta sẽ thấy rõ điều đó: Cỏ lau, Mùa lá rụng trong vên, BÕn kh«ng chång,
16
Bức th gửi mẹ Âu Cơ, Ngời đàn bà trên đảo... Ngời đọc cũng dễ dàng tìm thấy
rất nhiều bài phê bình lúc bấy giờ tỏ ra "ấn tợng", "đọng lại", có thiện cảm với
các nhân vật nữ. Xin đợc trích một số dẫn chứng:
"Những nhân vật đẹp của Nguyễn Minh Châu là những nhân vật nữ''
[58, 408]. "Nhân vật truyện ngắn của Y Ban tuyệt đại đa số là nhân vật nữ" [79,
336]. "Những ngời đàn bà đáng yêu nhất của Nguyễn Huy Thiệp thì ít nhiều
mang "chút thoáng Xuân Hơng", nghĩa là những con ngời đầy sức sống, có vẻ
đẹp phồn thực, khao khát dục tình nhng tâm hồn hết sức trong sáng, trái tim
giàu yêu thơng" [90, 455]...
"Hiện tợng nhân vật nữ" trong văn học lúc bấy giờ xuất phát từ nhiều
nguyên nhân. Một mặt, là do sự gặp gỡ, cộng hởng giữa nỗ lực đổi mới của nhà
văn và hiện thực cuộc sống sau chiến tranh hòa trong thời kinh tế thị trờng.
Chiến tranh luôn gắn liền với tiếng súng nơi chiến trờng, với hình ảnh của
những trang hào kiệt những gơng mặt anh hùng. Còn trong cuộc sống đời t thờng nhật thì đề tài để phản ánh cuộc sống phong phú, phức tạp là cuộc sống của
ngời đàn bà: "Nếu ngời đàn ông hăng say đổ máu trên chiến trờng để viết nên
bản anh hùng ca chiến trận thì ngời đàn bà lại lặng lẽ hát khúc ca nhắc nhở về
hạnh phúc chân chính của con ngời nơi cuộc sống đời thờng bình dị." [12, 11].
Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều nh nhánh sông tìm về đất mẹ quê hơng bằng những hình ảnh, địa danh, phong tục, tập quán quen thuộc. ẩn chứa
bên trong là niềm khát vọng cháy bỏng về một hạnh phúc đích thực. Anh đÃ
thốt lên ở Bầu trời ngời cha rằng: " Cái mình cần là hơi ấm của con ngời"[83,
279]. Mặc dù ngời phụ nữ không phải là nơi duy nhất thể hiện cảm hứng sáng
tạo của Nguyễn Quang Thiều nhng rõ ràng trong mối quan hệ cộng đồng gắn
chặt với văn hóa làng xà thì ngời phụ nữ chịu nhiều mất mát, sự o ép của những
nỗi lo thêng nhËt nhÊt. V× thÕ, viƯc Ngun Quang ThiỊu lùa chọn nhân vật nữ
để làm nơi gửi gắm tình cảm, quan niệm của mình về cuộc đời là điều dễ hiểu
và nh một lẽ đơng nhiên .
17
1.3.2 Quan niƯm nghƯ tht vỊ con ngêi cđa Ngun Quang Thiều
Quan niệm nghệ thuật về con ngời là phạm trù trung tâm chi phối các
yếu tố phạm trù khác, tạo nên thế giới nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật đó lại
phản ánh về con ngời của một thời đại, một dân tộc."Văn học là nhân học"
(M.Gorki), là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con ngời. Vậy nên, con ngời là đối
tợng chủ yếu của văn học. Dù miêu tả thần linh, ma quỷ, loài vật..., văn học, xét
đến cùng ®Ịu thĨ hiƯn con ngêi. Mét nghƯ sÜ mn miªu tả đời sống con ngời,
ngoài việc phải hiểu biết, cảm nhận nhất định về đối tợng còn phải có một vốn
liếng về phơng diện nghệ thuật, về cách kết hợp các biện pháp nghệ thuật để thể
hiện suy nghĩ, cách cảm nhận của mình. Chính điều này đà tạo nên tính độc đáo
cho hình tợng con ngời trong tác phẩm văn học. Do cách biểu hiện, cách cảm
nhận về con ngời và cả cách sử dụng các phơng tiện nghệ thuật ở mỗi tác giả là
khác nhau nên quan niệm nghƯ tht vỊ con ngêi ë hä cịng kh«ng gièng nhau.
Theo Trần Đình Sử :"Quan niệm nghệ thuật về con ngời là sự lý giải, cắt nghĩa,
sự cảm thấy con ngời đợc hóa thân thành các nguyên tắc, phơng tiện, biện pháp
thể hiện con gnời trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các
hình tợng nhân vật trong đó [75 , 59].
Quan niệm nghệ thuật chính là một sản phẩm chủ quan của nhà văn khi
quan sát thực tại khách quan trong quá trình sáng tạo. Đây là sản phẩm độc đáo,
không trộn lẫn, không lặp lại giữa các nhà văn. Quan niệm này đợc tập trung
bộc lộ ở yếu tố nhân vật. Hình tợng văn học xuất hiện bao giờ cũng chứa đựng
quan niệm của tác giả về cuộc sống, con ngời. Chính vì lẽ đó, khi tiếp cận với
nhân vật của tác phẩm văn học cụ thể, để hiểu thêm về các vấn đề : phẩm chất,
tính cách, tâm lí, ngoại hình, cá tính...chúng ta cần thấy đợc sự đánh giá, nhìn
nhận và quan niệm của nhà văn đà bộc lộ, từ đó có cái nhìn đúng về hình tợng
nhân vật.
Con ngời là đối tợng trung tâm của văn chơng. Cuộc sống đất nớc sau
1975 với biết bao đổi thay đà tác động không nhỏ đối với mỗi cá nhân trong xÃ
18
hội, đà tạo điều kiện cho con ngời ngày càng bộc lộ đầy đặn hơn bản chất của
mình. Các phơng diện của con ngời đợc miêu tả, nắm bắt trong những tuơng
quan mới. Đọc truyện Nguyễn Quang Thiều ta thấy tác giả muốn khẳng định:
con ngời là một tiểu vũ trụ, ngoài việc dùng mắt thờng để khám phá còn phải
huy động trực quan , ảo giác và "giác quan thứ sáu'' để tìm hiểu đời sống bên
trong, thế giới tâm linh của con ngời.Thế giới ấy luôn là điều bí ẩn đối với mỗi
chúng ta. Bên cạnh những lo toan vất vả của đời thờng, con ngời luôn có nhu
cầu tìm về thế giới tâm linh, tự khám phá bí ẩn đời sống tinh thần của mình. Vì
thế, "trong truyện ngắn của mình , Nguyễn Quang Thiều không quá chú mục
vào miêu tả cái cập nhật mà là đời sống tâm linh con ngời" [79, 308]. Sự tinh tế,
nhạy cảm của ngòi bút Nguyễn Quang Thiều thể hiện rất rõ khi hớng vào khám
phá chiều sâu tâm hồn con ngời. Nhân vật trong các truyện ngắn của anh thờng
sống với những ảo giác, những hoài niệm về với kí ức xa xôi. Ngời phi công
trong Bầu trời của ngời cha lúc nào cũng thấy mình nh đang bay trên không
trung, ngắm nhìn bao nhiêu cánh đồng, bao nhiêu làng quê. Bà Mật, bà Ân (Hai
ngời đàn bà xóm trại) luôn mơ về những ngày tháng hạnh phúc khi còn ở chiến
trờng. Thuỳ( Tiếng gọi cuối mùa đông) vẫn luôn ám ảnh bởi tiếng gọi đò của
Đán năm nào...Có thể nói, các nhân vật trong tập truyện luôn phải tìm đến
những giấc mơ để bày tỏ những nỗi đau mất mát, nỗi cô đơn và cả những ớc mơ
cháy bỏng về hạnh phúc.
Bằng tác phẩm của mình, tác giả còn muốn khẳng định rằng, ẩn tàng
trong mỗi con ngời là cái chân, cái thiện và họ luôn khát khao vơn hớng tới tâm
hồn độ lợng, bao dung, nhân từ. Bầu trêi cđa ngêi cha ®· thĨ hiƯn râ triÕt lÝ
sèng ấy qua nhân vật ngời phi công. Cả cuộc đời gắn bó với những chuyến đi
ông luôn mang bên mình những khát vọng về một hạnh phúc đích thực, về một
tổ ấm có một ngời vợ biết sự sẻ chia, đồng cảm và yêu thơng chồng con.
Khao khát hạnh phúc ấy đợc thể hiện rõ nhất khi tác giả viết về tình yêu
của ngời phụ nữ. Đây là những trang viết hay nhất và đậm chất thơ của Nguyễn
19
Quang Thiều. Nó óng ánh, nó mênh mang và lắm khi đau đớn đến xé lòng.
Hẳn ngời đọc còn nhớ mÃi hình ảnh Ngần trong Chiếc lông chim màu đỏ với
ánh mắt khắc khoải chờ đợi một chiếc lông chim may mắn rụng xuống sân nhà
để kết duyên cùng ngời mình yêu. Mỗi lần đàn chim về tránh rét lại khiến lòng
cô nôn nao, hồi hộp : "năm nào cũng vậy, đêm trớc hội làng Ngần hầu nh chẳng
ngủ đợc vì thấp thỏm": [83, 9]. Những ngời nh : Chinh (Mùa hoa cải bên sông),
Nhung (Ngời nhìn thấy trăng thật), Thảo (Đứa con hai dòng họ) đà khiến ngời
đọc trăn trở, day dứt, thơng cảm vì những bất hạnh, những khổ đau khi không đợc sống với tình yêu đích thực của mình.
Có lẽ đối với ngời phụ nữ, hạnh phúc nhất là khi họ có một mái ấm gia
đình, đợc vui vẻ bên chồng con và đợc sống với những lo toan dung dị của đời
sống thờng nhật. Song những ớc mơ nhỏ nhoi ấy, chẳng phải bao giờ cũng dễ
dàng có thể đạt đợc Sự mong mỏi của bà Mật ( Hai ngời đàn bà xóm Trại) lần
tìm về ngay cả trong giấc mơ: "Ngay đêm hôm đó em cã mang. Lóc tØnh dËy sê
bơng cø thÊy bơng mình khang khác..." [83, 408]. Nhng ngời phụ nữ ấy đà phải
chờ chồng đến đầu bạc mà vẫn không thực hiện nổi niềm ao ớc bấy lâu của
mình. Thực ra trong chiến tranh, Bấc- chồng Ân có ghé qua nhà hai lần, nhng
cả hai lần ấy anh đều không gặp vợ. Nghịch cảnh thật trớ trêu gợi cho Mật bao
ý nghĩ :"Giá nh đêm nay Ân ở nhà thì Ân hạnh phúc biết bao nhiêu. Và giá nh
ngời lính kia là chồng chị" [83, 412]. Nỗi đau của những nữ thanh niên xung
phong mất quyền làm một ngời mẹ, ngời vợ đọng lại ở hình ảnh hai ngời đàn bà
"ngồi bỏm bẻm nhai trầu" và chờ chồng sao mà xót xa, khắc khoải đến thế.
Nỗi cô đơn của con ngời và nhất là ngời phụ nữ cũng đợc nhà văn chú ý
và miêu tả khá sâu sắc. Bởi, tác giả hiểu rõ đây cũng là một nét nổi bật trong
đời sống tình cảm của con ngời thời nay. ở tập truyện ngắn này, nhà văn đà có
ý thức lí giải ngọn nguồn tình cảnh cô đơn ấy qua những nhân vật, những số
phận. Thế nhng, không phải vì thế mà các tác phẩm gây cảm giác bi luỵ mà ngợc lại luôn ánh lên niềm tin ở con ngời. Nguyễn Quang ThiÒu cho r»ng, hä cã
20
thể chống trả nỗi cô đơn bằng tinh thần lạc quan trong cuộc sống, bằng sự vui
sống và vơn lên. Tin vào con ngời có nghĩa là phải tin vào khả năng chống trả
sự cô đơn và giải thoát nó. Do vậy, khi miêu tả, Nguyễn Quang Thiều không
bao giờ chọn cách hù dọa và đẩy con ngời vào tuyệt vọng. Mà nỗi cô đơn ở đây
luôn đợc chia sẻ, cảm thông từ nhiều phía: cả con ngời, cả dòng sông, vầng
trăng...
Với những tìm tòi thể nghiệm đáng trân trọng đó, chúng ta đà phần nào
hình dung ra đợc quan niệm của nhà văn về con ngời, về cuộc sống với nhiều
tầng sâu bí ẩn. Tác giả hớng ngòi bút của mình vào những vấn đề thân thiết, gắn
bó máu thịt với con ngời, những vấn đề thuộc về lơng tâm thời đại. Con ngời
trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều, vì thế, luôn bộc lộ khát vọng mÃnh
liệt vơn tới một thế giới hoàn hảo, đầy ắp tình ngời, tự mình hoàn thiện nhân
cách. Điều đó đợc thể hiện sâu sắc nhất ở hình tợng ngời phụ nữ. Họ có mặt
trong tác phẩm nh một nỗi day dứt, trăn trở, một nỗi ám ảnh. Để góp phần làm
nổi bật quan niệm nghệ thuật của mình, trong các tác phẩm, nhà văn còn sử
dụng nhiều lần hình ảnh dòng sông, ánh trăng, bình minh, ban mai... Tất cả
nhằm thể hiện thái độ và cách nhìn nhận của nhà văn về một cuộc đời có đầy
đủ nỗi khổ đau, niềm hạnh phúc và con ngời luôn chùng chình giữa "tuyệt vọng
cuối cùng, hi vọng đầu tiên".
1.3.3. Cái nhìn về nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều
Nguyễn Quang Thiều là một nghệ sỹ đa tài. Anh vừa là nhà thơ, vừa là
gơng mặt tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới, là nhà hội họa có
nhiều đột phá. Sáng tác của anh đa dạng về thể loại: thơ ca, truyện ngắn, tiểu
thuyết, hội hoạ... Trong đó, Nguyễn Quang Thiều từng đợc đánh giá rất cao về
việc thể hiện một lối thơ "tân hình thức" độc đáo . Ngoài ra, anh cũng đợc xem
là "cây bút truyện ngắn có nghề" [79, 310]. Quan sát thế giới nhân vật truyện
ngắn của anh, chúng tôi nhận thấy nhân vật nữ có vị trí đặc biệt, có sức hấp dẫn
riêng. Tìm hiểu về nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều chÝnh lµ
21
đi tìm những nét riêng của nhà văn khi xây dựng, thể hiện loại nhân vật này.
Việc làm đó cũng có ý nghĩa trong việc góp phần khẳng định thêm đóng góp
của nhà văn trên con đờng tìm tòi đổi mới văn học ở lĩnh vực truyện ngắn.
Khảo sát tập truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều Ngời nhìn thấy
trăng thật ta dễ dàng nhận thấy số lợng nhân vật nữ rất đông. Chỉ trừ hai truyện
không xuất hiện nhân vật nữ là Tiếng gọi lúc hoàng hôn và Bầy chim chìa vôi.
Còn lại hầu hết các nhân vật nữ này đều có vị trí quan trọng trong cấu trúc tác
phẩm, họ đợc miêu tả rõ nét và phong phú về tính cách, số phận. Họ đa dạng cả
về nguồn gốc xuất thân, ngoại hình... Có thể nói, nhân vật nữ trong tác phẩm
của Nguyễn Quang Thiều đà đợc hun đúc bằng vẻ đẹp phẩm chất đạo đức
truyền thống của ngời phụ nữ Việt Nam. Đồng thời, họ có sự kết hợp, pha trộn
với những nét tính cách của con ngời thời đại mới. Phần lớn những ngời phụ nữ
này đều nết na, tảo tần, thuỷ chung,chịu thơng chịu khó và luôn cố vơn lên hiện
thực khắc nghiệt của cuộc sống để thực hiện ớc mơ của mình. Niềm khao khát
đi tìm hạnh phúc luôn thờng trực bên họ song chẳng phải bao giờ cũng có thể
vợt qua đợc cản trở rất lớn từ hoàn cảnh hay những định kiến của cộng đồng...
Thảo ở Đứa con hai dòng họ yêu Văn tha thiết nhng luôn mang trong mình sự
mặc cảm về nỗi tật nguyền và nỗi lo sợ trớc sự ngăn cấm và lòng hận thù giữa
hai dòng họ. Để giữ đợc tình yêu và sống hạnh phúc cùng Văn, cô chấp nhận
cuộc chạy trốn đầy nớc mắt tránh những lời đàm tiếu của thiên hạ. Thảo buộc
phải từ biệt ngời cha cùng các em đến với một vùng đất mới, bỏ lại phía sau
bao lời xỉa xói bên họ tộc nhà Văn. Sơn và Nhung trong Ngời nhìn thấy trăng
thật cũng vậy. Cả hai tuy bị mù nhng họ luôn tìm cách mang đến niềm vui cho
nhau bằng những tởng tợng về vẻ đẹp của ánh trăng trên triền đê. Nhung không
hé lộ ra cho Sơn biết mình cũng mù nh anh. Cô động viên, thôi thúc Sơn trở lại
bệnh viên để mổ mắt lần nữa. Tấm lòng chân thành của cô đà gieo niềm tin, tia
hi vọng giúp anh thành công trong ca mổ. Tình cảm trong sáng của Nhung nh
một thứ thần dợc giúp Sơn vợt qua cơn nguy kịch. Về phần Sơn, anh không hề
22
biết đến nỗi đau thầm kín của cô bạn cùng cảnh ngộ. Anh trở về với đôi mắt
sáng và niềm vui khôn xiết còn Nhung đà bỏ đi cùng nỗi mặc cảm thua thiệt về
bản thân. Có lẽ Nhung sợ ánh mắt thơng cảm, ngỡ ngàng của Sơn khi nhìn
mình. Điều đó cũng có nghĩa là cô đang chạy trốn khỏi niềm hạnh phúc giản dị
mình khao khát bấy lâu nay với Nhung sẽ chẳng dễ gì tìm kiếm đợc.
Trong 35 truyện ngắn, có một bộ phận viết về đề tài chiến tranh - một đề
tài quen thuộc đối với bạn đọc Việt Nam. Đối với nhiều tác phẩm văn häc 1945
- 1975, chiÕn tranh lµ chÊt liƯu chÝnh. HiƯn diện trong những tác phẩm văn học
cách mạng trớc đó là những nữ anh hùng nh : chị Sứ, chị út Tịch, chị T
Hậu...Từ hành động, lời nói của họ đều toát lên lòng dũng cảm, kiên cờng, lạc
quan theo kiểu: "Thịt da em là sắt hay là đồng" (Tố Hữu). Hầu nh, chẳng bao
giờ họ cảm thấy đau đớn, mềm yếu hay tỏ vẻ kêu ca, tủi hận cho bản thân
mình.
Và hơn 30 năm, sau ngày thống nhất đất nớc, chiến tranh vẫn là đề tài
nóng hổi đợc nhiều tác giả cày xới và khám phá. Cũng là những con ngời đÃ
làm nên lịch sử hôm nay đang bắt tay tiếp tục xây dựng lại đất nớc nhng muốn
viết về họ yêu cầu ngời cầm bút phải mới mẻ hoặc nếu không hoàn toàn mới
mẻ thì phải có những bình diện, góc độ cha ai phát hiện (Xuân Thiều). Quả
thực, đối với văn học thời kỳ đổi mới, chiến tranh vẫn là đề tài cha hề cạn kiệt
mà trong một trăm năm tới, chiến tranh vẫn là nguồn của văn học từ một bài
thơ trữ tình bốn câu, một truyện ngắn, một anh hùng ca (A.Tônxtôi ). Nguyễn
Quang Thiều dù không trực tiếp tham gia vào các cuộc chiến nhng bằng một cái
nhìn đầy chiêm nghiệm, một tâm hồn đồng cảm sâu sắc, anh đà tái hiện, sáng
tác nhiều truyện ngắn đầy chất thơ về chiến tranh với bao mất mát, đau thơng và
bi kịch nó gây ra cho ngời còn sống. Với một độ lùi của thời gian nhất định, tác
giả đà thể hiện một sự kiểm chứng của mình về quá khứ đau thơng qua các nhân
vật nữ. Có tới mời ba trên ba mơi lăm ( 13/ 35 ) truyện ngắn viết về đề tài này
đựơc khúc xạ qua tâm hồn nhân vật nữ và đặc biệt là những hồi ức của họ ( Hai
23
ngời đàn bà xóm trại, Lời hứa của thời gian, Ngựa trắng, Tiếng đập cánh của
chim thần, Gió dại, Mai vàng nở sớm, gơng mặt thứ ba, Chiều hoa tầm
xuân...). Ngời đọc đà tìm thấy cảm hứng chiêm nghiệm quá khứ của nhà văn
trong mỗi tác phẩm.
ở mảng đề tài này, tác giả thờng để cho nhân vật nữ của mình trở về
quá khứ của mình qua dòng hồi ức. Thêi gian xa vµ nay nh lÉn, nèi tiÕp nhau.
theo hành trình lần tìm về kỷ niệm của họ, những trang đời từ từ mở ra trớc mắt
ta: có khi là niềm hạnh phúc, có khi là những đau thơng, dằn vặt hay những cơn
ác mộng giằng xé tâm can ngời trong cuộc. Bằng cách đặt nhân vật vào một mối
tơng quan giữa hôm qua hôm nay, tác giả đà làm nổi bật đợc những vấn đề
có ý nghĩa nhân sinh. Ngòi bút của Nguyễn Quang Thiều thực sự giàu chất thơ
khi miêu tả tình yêu đôi lứa trong chiến đấu. Dù suốt ngày phải đối mặt với cái
chết hay sự tàn phá của bom đạn nhng các nhân vật vẫn luôn khao khát tình
yêu, hạnh phúc. Tâm hồn họ vẫn rất nhạy cảm, tinh tế trớc những biến thái của
thiên nhiên và lòng ngời. Đối với những ngời phụ nữ ấy trân trọng quá khứ
chính là nâng niu những kỉ niệm ngọt ngào một thở đẹp tựa những giấc mơ. Bà
cụ trong Chiều hoa tầm xuân đà sống một cuộc đời đầy hoài niệm. Bà gặp lại
ngời đồng chí, ngời yêu một thời và ngồi ôn lại bao ngày tháng đẹp đẽ hôm qua.
Câu chuyện tình yêu của bà hiện lên chân thực và sinh động qua dòng hồi ức về
mối tình trong sáng giữa hai ngời đồng chí dới căn hầm bí mật năm xa. Trên cái
nền hiện thực đó, tâm hồn bà hiện lên thật cao thợng và lÃng mạn :"Trong bóng
tối nh bng của căn hầm, cô gái lùa tay búi lại mái tóc dài của mình và nói ... Giá
bây giờ có một chùm hoa tầm xuân, em chỉ cần ngửi hoa tầm xuân là sống đợc
cả tháng chả cần phải ăn"[83, 52]. Chiến tranh và tình yêu lồng vào nhau nh
một câu chuyện cổ tích đậm màu sắc huyền ảo. Lịch sử cuộc chiÕn khèc liƯt
hiƯn ra ®Ëm nÐt qua dÊu Ên cđa tâm hồn bao ngời phụ nữ trong và sau chiến
tranh. Nó vẫn còn găm lại trên bao nỗi đau, bao mất mát, hy sinh mà con ngời
phải gánh chịu ... Hai ngời đàn bà xóm trại là một tác phẩm với dòng suy t sâu
24
thẳm gợi mở nỗi day dứt khôn nguôi về thân phận của ngời phụ nữ thời hậu
chiến. Đối với bà Ân và bà Mật, chiến tranh đà cớp đi niềm khao khát làm vợ,
làm mẹ của hai ngời đàn bà. Họ sống với nhau không chồng, không con, khắc
khoải đợi chờ ngời thân. "Nỗi đau này chẳng của riêng ai, nhng với bà Ân, bà
Mật sao làm lòng ta xót xa, khắc khoải. [79, 307]. Họ vẫn nuôi hi vọng ngòi
đàn ông của mình sẽ quay về. Chiến tranh đà biến họ thành những ngời đàn bà
goá sống cô đơn, côi cút, mong manh trong ngôi nhà nhỏ ven đê. Mai vàng nở
sớm, Ngựa trắng, Gió dại có cấu trúc tơng đối giống với Hai ngời đàn bà xóm
Trại. Nhân vật nữ trong Tiếng đập cánh của bầy chim, lại chịu sự tác động trực
tiếp từ chiến tranh. Đó là nỗi đau của một ngời vợ thơng binh sinh ra những
đứa con chẳng phải là ngời. Còn Dịu trong Lời hứa của thời gian luôn ám ảnh
bởi hình bóng ngời chị đà hi sinh mà không dám sống thật với tình yêu. Chạy
trốn khỏi vầng trăng , Gơng mặt thứ ba lại xuất hiện mẫu ngời phụ nữ mạnh
mẽ, dám hành động vì ham muốn cá nhân. Riêng Gơng mặt thứ ba nhân vật nữ
có phần khác với mô típ quen thuộc ở trên. Mẹ Xuyến đà phải dằn lòng khi nhìn
thấy chàng trai mời bảy tuổi nằm ngủ bên hè dới ánh trăng. Khát khao của một
ngời phụ nữ xa chồng mấy năm trời và cha biết sống chết ra sao đà không ngăn
nổi nhu cầu chăn gối đang bùng lên trong lòng phụ nữ trung niên này. Để rồi
sau đó, chính con gái chị lại phải hứng chịu nỗi bất hạnh ấy ngay trong đêm tân
hôn.
Ngoài đề tài chiến tranh, hai mơi hai truyện còn lại thuộc về mảng thế
sự. Nhân vật nữ thuộc đề tài này chiếm một số lợng lớn nhất. Họ là những con
ngời bớc ra tõ cuéc sèng ®êi thêng xung quanh ta. Trong số này, có khoảng tám
tác phẩm nhân vật nữ xuất hiện còn mờ nhạt, đó là: Ngời thổi kèn lá dứa, Con
chuột lông vàng, Tiếng gọi lúc hoàng hôn, Bầy màng két trở về, Bầy chim chìa
vôi, Ma ấm, Bầu trời của ngời cha, Cha tôi. Mời bốn truyện còn lại đều có
nhân vật nữ có nét tính cách nổi bật, đáng chú ý. Có một số truyện, tác giả đÃ
vận dụng sáng tạo yếu tố văn học dân gian để khắc hoạ nhân vật nữ nh; Khúc
25
hát của dòng sông, Ngời đi chợ Vừng, Ngời đàn bà tóc trắng. Chính các yếu tố
kỳ ảo đà tạo ra màu sắc cổ tích cho các cốt truyện khi viết về ngời phụ nữ. Nhân
vật Mị Nơng, mẹ Cân, bà Nhim đều là những nhân vật nữ mang dáng dấp nhân
vật tâm linh, luôn ôm ấp khát vọng về hạnh phúc và tính cách có sự tung phá
quyết liệt.
Những truyện còn lại, nhân vật nữ chính là nơi để tác giả gửi gắm quan
niệm, triết lý nhân sinh một cách rõ nét nhất. Mùa hoa cải bên sông kể về một
gia đình gồm năm cha con trên chiếc thuyền chài và phải tuân thủ lời nguyền
của cha: "Tất cả những ngời trong gia đình không bao giờ đặt chân lên mặt đất.
Họ sẽ sống hết cuộc đời trên sông" [83 , 87]. Chinh là đứa con gái duy nhất và
táo bạo hơn các anh cô. Chinh rất thích thả mình xuống dòng sông ngắm trăng,
ngắm đàn cá bơi theo cô, nhất là rất thèm khát đôi bờ, ao ớc đợc nằm trên
những bÃi cỏ xanh ven đê làng... Và cô đà trốn cha tìm lên bờ sông hái trộm
những nhành hoa cải mở đầu cho câu chuyện tình yêu đẫm nớc mắt. Tình yêu
với Thao đà làm cho cô cảm thấy hạnh phúc. Nó đà truyền sức mạnh để cô bớc
qua lời cấm đoán của ngời bố. Chinh là một cô gái mang trong mình cá tính
của ngời phụ nữ hiện đạimạnh mẽ, dám yêu, dám bảo vệ cho tình yêu, hạnh
phúc của mình. Ngời đàn bà tóc trắng lại là sự xuất hiện của hai nhân vật nữ
với quan niệm sống hoàn toàn trái ngợc nhau. đại diện cho một bên là lối sống
ích kỷ, tự thu mình, huỷ hoại bản thân mình là bà Nhim và một bên là Gừng cô
gái đang độ trởng thành và dám sống với những khát khao đời thờng của một
ngời phụ nữ. Cuộc đấu tranh giành giật tình yêu và hạnh phúc của Gừng đà đa
bớc chân cô ra khỏi nhà Bà Nhim - đến với chàng trai cô yêu. Hành ®éng qut
liƯt Êy ®· thøc tØnh l¬ng tri cđa ngêi đàn bà từng cu mang cô. Tình yêu của
Gừng đà lay động đến cả phần sâu kín nhất trong tâm hồn bà Nhim. Bà trở nên
hiền hậu, tiếc nuối niềm hạnh phúc đà đánh mất thời son trẻ. Ngời đọc vừa thơng cảm, vừa xót xa nhng cũng vừa thầm trách một con ngời an phận không
dám vợt qua những tập tục, thành kiến để sống cho riêng mình nh bµ Nhim. H-