Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm THPT Vận dụng chu trình 5E để thiết kế các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực khoa học cho học sinh thông qua dạy học chủ đề Liên minh Châu Âu – Địa lí 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 50 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong đổi mới giáo dục, ở hầu khắp các nước trên thế giới, người ta rất quan
tâm đến phát triển năng lực cho học sinh thông qua các môn học, thể hiện đặc biệt
rõ nét trong quan điểm trình bày kiến thức và phương pháp dạy học thông qua
chương trình, sách giáo khoa.
Ở Việt nam, nghị quyết số 29, Hội nghị Trung ương 8 Khoá XI về đổi mới
căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm
vụ và giải pháp, trong đó có nhấn mạnh: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các
yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất,
năng lực của người học.
Khoa học có vai trò quan trọng trong giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện
nay của đất nước. Do đó, chiến lược giảng dạy và phát triển năng lực (NL) khoa
học cho học sinh (HS) là rất quan trọng trong dạy học. Năng lực khoa học là một
trong những năng lực đánh giá PISA. Trong chương trình giáo dục trung học phổ
thông (THPT), quá trình dạy học các môn Khoa học tự nhiên nói chung, mơn Địa
lí nói riêng có nhiều ưu thế trong việc phát triển NL khoa học cho học sinh.
Khảo sát thực tiễn dạy học hiện nay cho thấy nhiều giáo viên (GV) mong
muốn phát triển NL khoa học cho HS. Tuy nhiên đa số GV còn lúng túng vì chưa
thực sự hiểu về NL khoa học cũng như chưa biết cách thiết kế, tổ chức các hoạt
động dạy học, hoạt động giáo dục nhằm phát triển NL khoa học cho HS.
Một trong những hướng rèn luyện NL khoa học cho học sinh là vận dụng
chu trình 5E. Theo Inquiry & 5E Instructional Model,p1; ″Mô hình giảng dạy học
5E thúc đẩy việc học tập tích cực, hợp tác, HS được tham gia nhiều hơn nghe và
đọc. HS được phát triển kỹ năng, phân tích và đánh giá bằng chứng, trải nghiệm và
thảo luận. HS hợp tác với những người khác để giải quyết các vấn đề và lên kế
hoạch điều tra. Nhiều HS thấy rằng họ học tốt hơn khi họ làm việc với những
người khác trong môi trường hợp tác. Khi hoạt động, học tập hợp tác hướng tới
việc tìm hiểu khoa học, HS thành công trong việc khám phá riêng của mình. Họ
luôn đặt câu hỏi, quan sát, phân tích, giải thích, rút ra kết luận và đặt câu hỏi mới.”.
Ở trường phổ thơng, có thể xem dạy học Địa lí là tổ chức các hoạt động nhằm
hình thành kiến thức, kĩ năng từ đó triển các phẩm chất và NL cho HS. Địa lí là


mơn khoa học thực nghiệm, mang tính đặc thù riêng nên chứa đựng nhiều tiềm
năng để phát triển NL khoa học.
Trong chương trình Địa lí 11 THPT, có nhiều điều thú vị, liên quan tới thế
giới xung quanh, gợi cho học sinh hứng thú tìm hiểu kiến thức và giải thích hiện
tượng thực tế.
1


Qua phân tích cấu trúc, nội dung chủ đề “ Liên minh Châu Âu” kết hợp với
thực tiễn dạy học của bản thân, tơi thấy có thể phát triển NL khoa học cho HS
trong quá trình dạy học chủ đề này.
Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn góp phần nhỏ giúp GV tiếp
cận chương trình, sách giáo khoa mới đồng thời phát triển NL khoa học cho HS,
tơi chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụng chu trình 5E để thiết kế các hoạt động dạy
học nhằm phát triển năng lực khoa học cho học sinh thông qua dạy học chủ đề
Liên minh Châu Âu – Địa lí 11 THPT”.
Điểm mới trong đề tài của tôi là: Thiết kế các hoạt động dạy học chủ đề Liên
minh Châu Âu– Địa lí 11 THPT. Theo chu trình học 5E nhằm phát triển năng lực
khoa học cho học sinh.

2


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Chu trình 5E
1.1.1 Khái niệm chu trình 5E
5E viết tắt của 5 từ bắt đầu bằng chữ E trong tiếng đó là: Engage (Gắn
kết), Explore (Khảo sát, khám phá), Explain (Giải thích), Elaborate (Củng cố,
mở rộng) và Evaluate (Đánh giá).

Chu trình dạy học 5E là một cách tiếp cận có hệ thống, dựa trên các lý
thuyết giáo dục và nghiên cứu thực nghiệm, giúp phát huy vai trò trung tâm
của người học. Theo đó, giáo viên đóng vai trị là người hướng dẫn, gợi mở và
tạo các cơ hội cho học sinh được tiếp cận các khái niệm, các bước được tiến
hành tuần tự và có kế thừa. Tính hệ thống và liên tục của mơ hình 5E giúp phát
triển đồng thời kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học.
1.1.2. Các giai đoạn trong chu trình 5E
- Gắn kết (Engagement):
+ Tiếp cận kiến thức và tham gia vào khái niệm mới thông qua các hoạt
động ngắn làm tăng tính tị mị. Điều quan trọng là khún khích quan tâm đến các
khái niệm sắp tới để học sinh sẵn sàng tìm hiểu.
+ Giai đoạn này cho phép học sinh gắn kết, liên hệ lại với các trải nghiệm và
quan sát thực tế mà các em đã trải qua. Trong bước này, các khái niệm mới cũng sẽ
được giới thiệu cho các em.
- Khảo sát, khám phá (Exploration)
+ Trong giai đoạn này, học sinh được chủ động khám phá các khái niệm mới
thông qua các trải nghiệm học tập cụ thể. Giáo viên cung cấp những kiến thức hoặc
những trải nghiệm mang tính cơ bản, nền tảng, dựa vào đó các kiến thức mới có
thể được bắt đầu. Học sinh sẽ trực tiếp khám phá và thao tác trên các vật liệu hoặc
học cụ đã được chuẩn bị sẵn.
- Giải thích (Explanation)
+ Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tổng hợp kiến thức mới và đặt câu hỏi
nếu họ cần làm rõ thêm. Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh được trình bày, miêu
tả, phân tích các trải nghiệm hoặc quan sát thu nhận được ở bước khảo sát.
- Củng cố, mở rộng (Elaborate)
+ Giai đoạn này tập trung vào việc tạo cho học sinh có được cơ hội áp dụng
những gì đã học được. Giáo viên giúp học sinh thực hành và vận dụng các kiến
thức đã học được ở bước Giải thích, giúp học sinh đào sâu hơn các hiểu biết, khéo
léo hơn các kỹ năng, và có thể áp dụng được trong những tình huống và hoàn cảnh
đa dạng khác nhau. Điều này giúp các kiến thức trở nên sâu sắc hơn.

3


- Đánh giá (Evaluation)
+ Học sinh đánh giá sự hiểu biết của mình và giáo viên đánh giá sự tiến bộ
của học sinh. Ở đây giáo viên sẽ linh hoạt sử dụng các kỹ thuật đánh giá đa dạng
để nhận biết quá trình nhận thức và khả năng của từng học sinh, từ đó đưa ra các
phương hướng điều chỉnh và hỗ trợ học sinh phù hợp, giúp học sinh đạt được các
mục tiêu học tập như đã đề ra.
1.13. Hoạt động của GV và HS trong chu trình học 5E
Giai đoạn

Hoạt động của GV
- Đưa ra các tình huống, vấn đề,
câu hỏi tạo hứng thú cho học
Gắn kết
sinh tham gia vào học các nội
dung khoa học.
- Đưa ra các yêu cầu khám phá.
- Khuyến khích HS hoạt động.
Khám phá
- Quan sát, lắng nghe.

Giải thích

Củng cố,
mở rộng
Đánh giá

GV giới thiệu và chuẩn hóa các

thuật ngữ, các định nghĩa, khái
niệm và giải thích các quy trình.

GV đóng vai trị là cố vấn giúp
HS đúc kết những nội dung trọng
tâm, khắc sâu bài học; tạo cơ hội
học sinh mở rộng kiến thức.
GV đánh giá kiến thức năng lực,
kỹ năng của HS qua đánh giá
quá trình và đánh giá tổng kết.

Hoạt động của HS
- Hình thành kết nối giữa kiến
thức đã có với kiến thức sẽ học.

- Chủ động khám phá và thực
hiện các hoạt động khám phá.
- Xác định và phát triển các
khái niệm, quy trình .
- HS giải thích các khái niệm
mới từ quá trình khám phá.
- HS thể hiện các kiến thức mới
bằng lời nói, hành động chứng
minh.
- HS sử dụng kiến thức vào các
tình huống mới để mở rộng
kiến thức và hiểu sâu hơn các
khái niêm.
HS tự đánh giá kiến thức và kỹ
năng của mình (thơng qua cơng

cụ GV thiết kế).

1.2. Năng lực khoa học
1.2.1. Khái niệm năng lực khoa học
Năng lực khoa học được thể hiện qua việc HS có kiến thức khoa học và sử
dụng các kiến thức để nhận ra các vấn đề khoa học, giải thích các hiện tượng khoa
học và rút ra các kết luận trên cơ sở chứng cứ về các vấn đề liên quan đến khoa
học; Hiểu những đặc tính của khoa học như một dạng tri thức của loài người và là
hoạt động tìm tòi , khám phá của con người; Nhận thức được vai trò của khoa học;
Sẵn sàng tham gia như một cơng dân tích cực, vận dụng hiểu biết khoa học vào
giải quyết các vấn đề liên quan.
Các khái niệm về năng lực khoa học qua các kì PISA cũng có sự thay đổi.
Nếu PISA 2003, kiến thức thức khoa học chỉ đề cập đến sự hiểu biết khoa học để
4


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

đưa ra các kết luận về tự nhiên, thì PISA 2006, kiến thức khoa học được bổ sung
thêm kiến thức về mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ.
1.2.2. Cấu trúc NL khoa học theo quan điểm PISA
Qua tham khảo một số tác giả khác, tôi thấy việc xác định cấu trúc NL khoa
học theo quan điểm PISA có thể dựa vào các căn cứ sau:
* Căn cứ vào các thành tố cấu thành gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ
+ Kiến thức, kĩ năng khoa học gồm:
- Kiến thức về bản chất khái niệm, nội dung lý thuyết của thế giới tự nhiên mà
khoa học được hình thành.
- Tri thức của các tiến trình mà các nhà khoa học dùng để hình thành nên tri
thức khoa học.
- Hiểu khoa học như một bài thực hành.

+ Thái độ của con người đối với khoa học gồm:
- Hứng thú với khoa học và công nghệ.
- Sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của khoa học.
- Trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững. (Với an tồn mơi trường và dân
số khỏe mạnh)
* Căn cứ vào các bước để thực hiện các năng lực đó
Theo đánh giá PISA, NL khoa học gồm 3 mức độ, tương ứng với 3 mức độ
chính là 3 giai đoạn để hình thành NL khoa học cho HS.
- Giải thích hiện tượng khoa học: nhận biết, cung cấp, đánh giá, giải thích cho
một loạt các hiện tượng tự nhiên và công nghệ. NL này địi hỏi HS phải nhớ lại
kiến thức thích hợp trong một tình huống nhất định và sử dụng nó để giải thích một
hiện tượng quan tâm.
- Đánh giá và lập kế hoạch nghiên cứu khoa học. Đây là NL cần thiết để báo
cáo kết quả khoa học, phụ thuộc vào khả năng phân biệt câu hỏi khoa học từ các
kiến thức khác nhau trong điều tra. NL này đòi hỏi phải có kiến thức đặc trưng về
nghiên cứu khoa học.
- Giải thích dữ liệu và bằng chứng khoa học. NL này địi hỏi phải sử dụng các
cơng cụ tốn học để phân tích hoặc tổng hợp dữ liệu và khả năng sử dụng các
phương pháp để chuyển đổi dữ liệu. NL này bao gồm cả việc truy cập thông tin
khoa học, đưa ra và đánh giá lập luận, kết luận cơ bản dựa trên bằng chứng khoa học.
* Căn cứ vào các biểu hiện của NL
Từ dấu hiệu nhận biết một người có NL khoa học theo dự thảo PISA 2015
thì biểu hiện của một người có năng lực khoa học đó là:
- Sử dụng tri thức khoa học để giải thích, đánh giá và đưa ra các yêu cầu
khoa học và diễn giải dữ liệu trong một loạt các tình huống phức tạp đòi hỏi yêu
cầu cao của nhu cầu nhận thức.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

5



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

- Đưa ra kết luận từ nhiều vùng dữ liệu khác nhau, trong nhiều hoàn cảnh và
cung cấp mối quan hệ nhân quả.
- Luôn phân biệt được các câu hỏi khoa học và phi khoa học, giải thích mục
đích điều tra và kiểm sốt các biến có liên quan.
- Chuyển đổi dữ liệu, giải thích dữ liệu phức tạp và chứng minh độ tin cậy
và chính xác của các số liệu khoa học.
- Xử lí các tình huống khơng quen thuộc và phức tạp.
- Phát triển lí luận và đánh giá các giải thích, mơ hình, giải thích các dữ liệu
và thiết kế thử nghiệm đề xuất trong một loạt các bối cảnh cá nhân, địa phương và
toàn cầu.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi tiến hành dùng phiếu khảo sát ý kiến
của 20 GV tâm huyết với nghề, luôn trăn trở với sự đổi mới giáo dục ở một số
trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhằm thu thập số liệu cụ thể về thực trạng
vận dụng chu trình 5E trong dạy học Địa lí; việc phát triển NL khoa học cho HS.
(Phần phụ lục)
Qua các số liệu điều tra (phần phụ lục) tôi nhận thấy:
- Tuy chưa được biết đến chu trình học 5E nhưng trong thực tế giảng dạy,
GV có sử dụng một số E ở các hoạt dạy học khác nhau. Giai đoạn 1: Kích thích
động cơ học tập có 75% GV có sử dụng để mở đầu bài học. Giai đoạn 2: Khám
phá có 70% GV sử dụng để tổ chức hoạt động dạy học cho HS. Đặc biệt sử dụng
nhiều nhất là giai đoạn 3 (Giải thích), 100% GV đều giải thích bài học cho HS sau
mỗi phần tìm hiểu kiến thức mới, một số có đan xen phần giải thích của HS. Giai
đoạn 4:Củng cố, mở rộng mức độ thường xuyên ít hơn tùy thuộc vào nội dung bài
học. Đối với giai đoạn đánh giá, GV thực hiện đánh giá qua hình thức hỏi bài cũ,
kiểm tra 15 phút hoặc các bài kiểm tra định kì. Một số ít đánh giá thơng qua hoạt
động của HS trong hoạt động học tập.

- Đa số thầy cô cho rằng thiếu tài liệu hướng dẫn về chu trình dạy học 5E và
cách vận dụng chu trình 5E vào thiết kế, tổ chức hoạt động dạy học; GV chưa được
tập huấn về chu trình dạy học 5E. Điều đó sẽ khiến cho cả GV và HS gặp phải khó
khăn như sắp xếp thời gian, ổn định vị trí tổ chức…
- Hầu hết GV đều nhận thức được sự cần thiết của việc phát triển NL khoa
học cho HS. Tuy nhiên đa số GV còn lúng túng vì chưa hiểu rõ khái niệm NL khoa
học, các yếu tố cấu thành NL khoa học cũng như chưa tìm ra các biện pháp cụ thể
để phát triển NL khoa học cho HS.
- Đa số GV đánh giá NL khoa học của HS ở mức trung bình. Vì vậy, tơi có
thể khẳng định rằng việc vận dụng chu trình 5E để thiết kế các hoạt động dạy học
nhằm phát triển NL khoa học cho HS là vấn đề rất quan trọng và cần thiết.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

6


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

3. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC KHOA HỌC
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU – ĐỊA
LÍ 11
Trong giới hạn của đề tài này, tôi chỉ mới thiết kế được các hoạt động để
phát triển NL khoa học cho học sinh theo chu trình 5E.
3.1. Phân cấu trúc, nội dung chủ đề Liên minh Châu Âu – Địa lí 11
Chủ đề Liên minh Châu Âu gồm ba bài và được bố trí dạy trong ba tiết
Bài học

Số tiết

Bài 7: Tiết 1: EU.

Liên minh khu vực
lớn trên thế giới

1

Bài 7: Tiết 2: EU.
Hợp tác liên kết để
cùng phát triển

1

Bài 7: Tiết 3: Thực
hành: Tìm hiểu về
liên minh Châu Âu

1

Tóm tắt nội dung
- Trình bày được lí do hình thành, quy mơ, vị trí,
mục đích, thể chế hoạt động của EU.
- Phân tích được vai trị của EU trong nền kinh tế
thế giới: trung tâm kinh tế và tổ chức thương mại
hàng đầu của thế giới.
- Trình bày được biểu hiện của mối liên kết toàn
diện giữa các nước trong EU
+ Lưu thơng tự do về hàng hóa, lao động, dịch vụ,
tiền vốn giữa các nước thành viên; tạo thị trường
chung thống nhất.
+ Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ: ví dụ sản
xuất tên lửa đẩy Arian, sản xuất máy bay E - bớt,

XD đường hầm dưới biển Măng - sơ, liên kết sâu
rộng về kinh tế, xã hội và văn hóa trên cơ sở tự
nguyện vì lợi ích chung của các bên tham gia qua
XD liên kết vùng ở Châu Âu.
- Ghi nhớ địa danh: vùng Maxơ - Rainơ.
- Trình bày được ý nghĩa của việc hình thành một
EU thống nhất.
- Chứng minh được vai trò của EU trong nền kinh
tế thế giới.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

7


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

3.2. Vận dụng chu trình 5E để thiết kế các hoạt động học tập
chủ đề liên minh Châu Âu
CHỦ ĐỀ : LIÊN MINH CHÂU ÂU ( EU) – LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Thời lượng: 3 tiết
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.1. Kiến thức:
- Trình bày được lí do hình thành, quy mơ, vị trí, mục đích, thể chế hoạt động
của EU.
- Phân tích được vai trị của EU trong nền kinh tế thế giới: trung tâm kinh tế
và tổ chức thương mại hàng đầu của thế giới.
- Trình bày được biểu hiện của mối liên kết tồn diện giữa các nước trong EU
+ Lưu thơng tự do về hàng hóa, lao động, dịch vụ, tiền vốn giữa các nước

thành viên; tạo thị trường chung thống nhất.
+ Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ: ví dụ sản xuất tên lửa đẩy Arian, sản
xuất máy bay E - bớt, xây dựng đường hầm dưới biển Măng - sơ, liên kết sâu rộng
về kinh tế, xã hội và văn hóa trên cơ sở tự nguyện vì lợi ích chung của các bên
tham gia qua xây dựng liên kết vùng ở Châu Âu.
- Ghi nhớ địa danh: vùng Maxơ - Rainơ.
- Trình bày được ý nghĩa của việc hình thành một EU.
- Chứng minh được vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới.
1.2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ để nhận biết các nước thành viên của EU.
- Phân tích các bảng số liệu, tư liệu về dân số của EU, cơ cấu GDP, một số
chỉ tiêu kinh tế để thấy được ý nghĩa của một EU thống nhất, vai trò của Eu trong
nền kinh tế thế giới.
- Sử dụng bản đồ để nhận biết rõ các nước thành viên, phân tích liên kết vùng
Châu Âu
- Phân tích được các sơ đồ, lược đồ trong bài.
- Phân tích các bảng số liệu, tư liệu về dân số của EU, cơ cấu GDP, một số
chỉ tiêu kinh tế để thấy được ý nghĩa của một EU thống nhất, vị thế của EU trong
nền KT thế giới.
- Kỹ năng phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ.
1.3. Thái độ: Khám phá kiến thức chủ động, sáng tạo.
1.4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: Sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tự học, sử
dụng CNTT.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
+ Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ.
+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


8


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

2. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức: Nội khóa tại lớp học
- Phương pháp: Động não, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, đàm thoại.
- Kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn, đặt câu hỏi
3. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
3.1. Chuẩn bị của GV: Máy tính, máy chiếu, giáo án, bản đồ Tự nhiên Việt Nam.
3.2. Chuẩn bị của HS: SGK, Atlat Địa lí Việt Nam.
4. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC HÌNH THÀNH
Nội
Nhận biết
Thơng hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
dung
- Trình bày lịch - Giải thích - Phân tích số
Lịch sử sử hình thành, được lí do hình liệu, tư liệu để - Liên hệ được
hình
quy mơ hoạt thành EU.
thấy được ý cách thức tổ chức
thành
động, vị trí, - Phân tích và nghĩa của EU của EU vào tổ
và quá
mục tiêu, thể chứng
minh thống nhất, vai chức cuộc sống
trình

chế hoạt động được vai trò của trò của EU
phát
của EU
EU trong nền trong nền kinh
triển
kinh tế thế giới: tế thế giới và
EU
- Sử dụng bản trung tâm kinh một số khó
đồ để nhận biết tế và tổ chức khăn hiện nay
các nước thành thương
mại của EU
viên EU.
hàng đầu thế
- Đề xuất được
- Ghi nhớ một giới.
một số giải pháp
số địa danh :
khắc phục những
Ln Đơn,
khó khăn của EU
Bec-lin, vùng
hiện nay
Maxơ - Rainơ.
EU –
Nêu được biểu - Hiểu được ý
- Liên hệ sự hợp
hợp tác hiện của sự hợp nghĩa của việc - Sử dụng bản tác giữa EU- Việt
liên kết tác toàn diện hình thành thị đồ để phân tích Nam trong phát
cùng
giữa các nước trường chung liên kết vùng ở triển kinh tế

phát
trong EU.
châu Âu và của Châu Âu.
- Liên hệ tình
triển
- Nêu được lợi việc sử dụng
hình thực tế của
ích của tự do đồng tiền chung
Hiệp hội các
lưu thông và ý Ơ-rô.
nước ĐNA
nghĩa của việc
(ASEAN) thông
sử dụng đồng
qua thị trường
tiền chung.
chung châu Âu
(EU)
Liên
Nhận
dạng -Vẽ được biểu - Giải thích
minh
được loại biểu đồ
châu Âu
đồ
- Nhận xét
- EU và
vị thể
EU trên
thê giới

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

9


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

* Năng lực chung:
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong học tập.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác trong học tập và làm việc.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tự học
* Năng lực môn học:
- Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
- Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh.
- Năng lực khảo sát thực tế.
5. BIÊN SOẠN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
5.1. Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Dựa vào lược đồ Liên minh châu Âu ( Sgk) và kiến thức thực tiễn, hãy:
a. Kể tên các nước thuộc Liên minh Châu Âu- EU.
b. Nêu đặc điểm vị trí địa lí của EU.
Gợi ý trả lời:
a. Kể tên:
- SGK: 27 thành viên ( năm 2007).
- Năm 1-7-2013 thêm Croattia.
- Năm 2016 Anh ra khỏi EU
b. Nêu vị trí địa lí của EU.
- Nằm ở khu vực Tây và Trung Âu.
- Tiếp giáp:

+ Phía Bắc và Tây giáp Đại Tây Dương.
+ Phía Nam giáp Địa Trung Hải.
+ Phía Tây giáp khu vực Đơng Âu và Châu Á.
Câu 2: Trình bày lịch sử hình thành và phát triển Liên minh Châu Âu- EU?
Gợi ý trả lời:
- Năm 1951 thành lập cộng đồng Than và Thép châu Âu
- Năm 1957: Cộng đồng Kinh tế châu Âu
- Năm 1958: Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

10


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

- Năm 1967: Thống nhất 3 tổ chức trên thành cộng đồng châu Âu (EC)
- Năm 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) qua hiệp ước Ma-xtrích
tại Hà Lan.
- Hiện nay, EU có 27 thành viên.
=> Số lượng thành viên không ngừng tăng lên: Từ 6 nước ban đầu (1957)
đến 2007 là 27 nước, 2013 là 28 nước, 2016 - 27 (Anh ra khỏi EU)
Câu 3: Tóm tắt đích và thể chế hoạt động của Liên minh Châu Âu- EU.
Gợi ý trả lời:
a. Mục tiêu:
- EU xây dựng, phát triển một khu vực mà ở đó hàng hóa, dịch vụ, con người,
tiền vốn được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.
- Tăng cường hợp tác, liên kết không chỉ về kinh tế luật pháp, nội vụ mà cả
trên lĩnh vực an ninh và đối ngoại.
b. Thể chế:
Hoạt động của các cơ quan đầu não:

- Hội đồng châu Âu: quyết định cơ bản của những người đứng đầu Nhà nước.
- Nghị viện châu Âu: Kiểm tra các quyết định của các ủy ban và tham vấn,
ban hành các quyết định và luật lệ.
- Hội đồng bổ trưởng EU quyết định các dự thảo nghị quyết và dự luật.
- Ủy ban Liên minh châu Âu ban hành dự thảo, dự quyết và dự luật.
5.2. Câu hỏi thơng hiểu
Câu 1: Hãy trình bày biểu hiện liên kết chặt chẽ của tổ chức EU.
Gợi ý trả lời:
- Thành lập thị trường chung châu Âu:
+ Tự do lưu thông....
+ Sử dụng đồng tiền cung châu Âu Euro.
- Hợp tác trong sản xuất: Sản xuất máy bay E-bớt, xây dựng đường hâm qua
eo biển Măng – sơ
- Liên kết vùng.
- liên kết chính trị, đối ngoại, an ninh...
Câu 2: Trình bày biểu hiện hợp tác, liên kết của các thành viên EU qua 4 mặt
tự do lưu thông.
Gợi ý trả lời:
Bốn mặt tự do lưu thông thể hiện hợp tác và liên kết cùng phát triển của các
nước thành viên EU:
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

11


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

+ Tự do lưu thơng hàng hóa do các nước thành viên sản xuất được bán trong
thị trường của các nước này không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
+ Tự do lưu thông dịch vụ: khi tiến hành các dịch vụ như dịch vụ vận tải,

thông tin liên lạc, ngân hàng,…giữa các nước không cần phải xin phép chính quyền.
+ Tự do di chuyển: con người được tự do đi lại, chọn nơi làm việc trong lãnh
thổ của các nước thành viên.
+ Tự do lưu thông tiền vốn: các nhà đầu tư của các nước thành viên EU có
thể dễ dàng mở tài khoản tại các nước trong khối.
Câu 3: Các liên kết vùng châu Âu của EU có thể thực hiện những liên kết gì?
Lấy ví dụ chứng minh.
Gợi ý trả lời:
Các liên kết vùng châu Âu của EU thực hiện những liên kết sâu rộng về kinh
tế, xã hội và văn hóa.
Ví dụ liên kết vùng Maxơ- Rai nơ: người lao động tự do đi lại, đến vùng
liên kết để làm việc; cùng xuất bản tạp chí với 3 thứ tiếng, phối hợp tổ chức đào
tạo chung; phát triển các tuyến đường giao thông xuyên biên giới.
Câu 4: Phân tích nội dung của bốn mặt tự do lưu thơng trong EU. Việc hình
thành thị trường chung châu Âu và đưa vào sử dụng đồng tiền chung Euro có
nghĩa như thế nào đối với việc phát triển EU.
Gợi ý trả lời:
a. Nội dung của bốn mặt tự do lưu thông:
- Tự do di chuyển.
- Tự do lưu thơng dịch vụ.
- Tự do lưu thơng hàng hóa.
- Tự do lưu thông tiền vốn.
b. Ý nghĩa
- Nâng cao sức cạnh tranh
- Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ
- Thuận lợi cho việc chuyển vốn
- Đơn giản cơng tác kế tốn các doanh nghiệp….
Câu 5: Dựa vào hiểu biết của mình và các thơng tin trong SGK, bảng 7.1 và
H7.5 hãy chứng minh rằng: EU là trung tâm kinh tế, tổ chức thương mại
hàng đầu thế giới.


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

12


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Gợi ý trả lời:
* EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới:
Dân số chỉ chiếm 7,1% dân số thế giới, 2,2 % diện tích thế giới.
- Là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới.
- Đứng đầu thế giới về GDP: chiếm tới 31% của thế giới
- Các chỉ số khác về kinh tế……..
* EU là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
- Kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu
- EU dẫn đầu thế giới về thương mại (Chiếm tới 37,7% tỉ trọng xuất khẩu của
thế giới ,vượt qua Hoa Kì và Nhật Bản)
- EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển
( Các nước dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán với nhau và có chung
một mức thuế quan trong quan hệ thương mại với các nước ngoài EU.
EU hạn chế nhập nhiều mặt hàng công nghiệp và trợ giá cho nông sản)
5.3. Câu hỏi vận dụng
Câu 1: Dựa vào thông tin dưới đây và lược đồ Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ,
hãy cho biết việc hình thành thị trường chung Châu Âu và việc sử dụng
chung đồng Euro đã tạo ra những thuận lợi gì cho các nước thành viên EU.
“ Khi hình thành một EU thống nhất:
- Các xe tải vượt chặng đường 1200km qua các biên giới giới giảm từ 58h xuống
cịn 36h.
- Các hãng bưu chính viễn thơng của Anh và Đức có thể tự do kinh doanh ở

Brucxen (Bỉ).
- Một luật sư ở Italia có thể làm việc ở Berlin như một luật sư Đức.
- Một sinh viên kiến trúc Hy Lạp có thể theo học một khóa đào tạo về thiết kế
nhà gỗ ở Hen-xinh-ki như một sinh viên người Phần Lan.
Gợi ý trả lời:
- Tăng cường tự do lưu thơng người và hàng hóa, tiền tệ, dịch vụ
- Thúc đẩy và tăng cường quá trình nhất thể hóa EU về các mặt kinh tế xã hội
- Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của EU với thế giới
- Sử dụng đồng tiền chung có lợi ích: hạn chế rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ,
thuận lợi trong luân chuyển vốn, đơn giản hóa cơng tác kế tốn….

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

13


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

- Câu 2: Chứng minh EU là một liên minh khu vực lớn nhất thế giới?.
Gợi ý trả lời:
+ Số lượng các nước thành viên được nâng lên
+ Mức độ liên kết, thống nhất ngày càng cao
+ Vị trí của EU trong nền kinh tế thế giới
+ Vị trí của EU trên trường thế giới
- Câu 3:Vì sao có sự khác biệt về khơng gian kinh tế ở EU
Gợi ý trả lời:
+ Trình độ phát triển kinh tế giữa các nước trong EU còn nhiều khác biệt
+ Những nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, mỗi khu cực
khơng đồng nhất
Câu 4: Vì sao EU thành lập thị trường chung?

Gợi ý trả lời:
Để sự thống nhất trong khối trở nên chặt chẽ hơn, các nước có chung một
chính sách thương mại trong quan hệ buôn bán.
- Để các nước thành viên hỗ trợ nhau cùng phát triển, nâng cao khả năng cạnh
tranh trên phạm vi tồn thế giới
- Để việc lưu thơng hàng hóa, con người, dịch vụ, tiền vốn diễn ra trong khối
đươc thuận lợi nhất.
5.4. Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1: Vì sao nói việc ra đời đồng tiền chung Euro là bước tiến mới của liên
kết EU?
Gợi ý trả lời:
Việc ra đời đồng tiền chung Euro là bước tiến mới của liên kết EU bởi vì:
- Tạo điều kiện cho sự liên kết của các thành viên EU phát triển và chặt chẽ hơn
- Tạo thuận lợi trong chuyển giao vốn, và đơn giản hóa cơng tác kế tốn trong EU.
- Tạo thuận lợi phát triển thị trường chung châu Âu, thuận lợi trong tự do lưu thơng.
- Xóa bỏ những ranh giới tiền tệ
Câu 2: EU là một trong những tổ chức liên kết khu vực có nhiều thành công
nhất trên thế giới. Một trong những nhân tố tạo nên thành cơng đó là: cơ cấu
tổ chức đầy đủ, mục đích rõ ràng, thể chế hoạt động chặt chẽ và sự hợp tác có
hiệu quả của các nước thành viên. Có thể vận dụng được những kiến thức nào
trong chuyên đề EU vào việc tổ chức đời sống gia đình và lớp học của em?
Gợi ý trả lời:
Học sinh cần trả lời được các tiêu chí sau:
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

14


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


- Đưa ra ít nhất được một bài học cho cá nhân trong việc tổ chức đời sống, gia
đình và lớp học. (Ví dụ: Bài học về cơ cấu tổ chức của lớp học, bài học về nề nếp
gia phong của một gia đình, bài học về sự hợp tác giữa các thành viên trong lớp
học…).
- Có ít nhất một ví dụ diễn giải thực tiễn cho bài học trên.( Ví dụ: Lớp học cần
có đầy đủ ban cán sự lớp và được phân công nhiệm vụ rõ ràng, đúng năng lực…)
- Diễn đạt rõ ràng, có sức thuyết phục…
Câu 3: Nêu hiểu biết của em về mối quan hệ Việt Nam – EU trong phát triển
kinh tế.
Gợi ý trả lời:
EU luôn là một trong ba đối tác thương mại hàng đầu (sau Trung Quốc và
Mỹ) và là một trong hai thị trường xuất khẩu quan trọng nhất (sau Mỹ) của Việt
Nam. Từ năm 2000 - 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và
EU đã tăng 17 lần, từ 4,1 tỷ USD (năm 2000) lên 56,45 tỷ USD (năm 2019).
Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng 14,8 lần, từ 2,8 tỷ USD (năm
2000) lên 41,54 tỷ USD (năm 2019).
Xuất khẩu của Việt Nam sang EU tập trung vào các sản lắp ráp các mặt
hàng điện tử, điện thoại, giày dép, hàng dệt may, cà phê, hải sản và đồ nội thất...
Nhập khẩu từ EU vào Việt Nam cũng tăng 11,4 lần, từ 1,3 tỷ USD (năm
2000) lên 14,9 tỷ USD (năm 2019). Các mặt hàng chính của EU xuất khẩu sang
Việt Nam là các sản phẩm công nghệ cao, như máy móc, sản phẩm cơ khí, thiết bị
điện, dược phẩm....
Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, EU là một trong năm nhà đầu tư trực tiếp nước
ngoài lớn nhất vào Việt Nam (cùng với Hàn Quốc, Nhật Bản, Xin-ga-po và vùng lãnh
thổ Đài Loan (Trung Quốc). Năm 2019, EU có 2.375 dự án (tăng 182 dự án so với năm
2018) từ 27/28 quốc gia thuộc EU còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư
đăng ký đạt 25,49 tỷ USD (tăng 1,19 tỷ USD), chiếm 7,70% tổng số dự án của cả nước
và chiếm 7,03% tổng số vốn đầu tư đăng ký của các nước.
Về phía các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang EU, chủ yếu tập trung vào
một số nước, như Hà Lan, Séc, Đức. Tính đến cuối năm 2018, Việt Nam có 78 dự

án đầu tư với tổng số vốn đăng ký đạt khoảng 320,20 triệu USD. Mặc dù đầu tư
của Việt Nam sang EU khơng nhiều nhưng các dự án đều góp phần giúp doanh
nghiệp Việt Nam khai thác được lợi thế kinh doanh, tiếp cận và mở rộng thị trường
có sức mua lớn.
Như vậy, EU đã mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn góp phần thúc đẩy sự phát
triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, giúp Việt Nam tham gia chuỗi giá
trị tồn cầu, đa dạng hóa quan hệ kinh tế với các đối tác khác.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

15


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Câu 4: Theo em ASEAN có thể hình thành một thị trường chung hay khơng?
Vì sao?
Gợi ý trả lời:
- Có thể:
+ Giúp các nước ASEAN phát triển KT – XH
+ Tăng khả năng cạnh tranh với các khu vực khác trên thế giới.
+ ASEAN trở thành một thị trường thống nhất.
- Không thể:
+ Điều kiện KT – XH các nước còn thấp, Chênh lệch lớn
+ ANQP chưa ổn định
+ Thể chế chính trị khác biệt.
6. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Theo chu trình 5E các hoạt động của chủ đề này được tôi thiết kế theo 5
giai đoạn thể hiện trong hai mục A (Gắn kết), B (Khám phá, giải thích) và C
(củng cố, mở rộng và đánh giá)

A. KHỞI ĐỘNG (GẮN KẾT)
+ Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu một số hình ảnh về liên minh
Châu Âu. Yêu cầu HS tìm hiểu và cho biết những hình ảnh này liên quan đến khu
vực hay quốc gia nào.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

16


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

17


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

+ Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
+ Bước 3. GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( KHÁM PHÁ, GIẢI THÍCH)

Hoạt động 1: Khám phá và giải thích sự ra đời và phát triển EU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
- Bước 1. GV Chuyển giao nhiệm vụ học
tập: GV yêu cầu HS tham khảo SGK, vốn
hiểu biết, thảo luận theo cặp nhóm, trả lời
các câu hỏi sau:

+ Câu hỏi 1: Cho biết lí do hình thành
EU và những mốc quan trọng trong quá
trình hình thành EU?
+ Câu hỏi 2: Dựa vào kênh hình ở hình
7.2, kênh chữ, trình bày về sự ra đời và
phát triển của EU?

NỘI DUNG CHÍNH
I. Q trình hình thành và phát
triển
1. Sự ra đời và phát triển EU
- Lí do hình thành:
+ Do xu hướng tồn cầu hóa, khu vực
hóa
+ Tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy
kinh tế phát triển
- Sự hình thành (sự ra đời):
Năm 1967 cộng đồng Châu Âu (EC)
được thành lập trên cơ sở hợ nhất một
số tổ chức kinh tế.
Năm 1993, với hiệp ước Ma - xtrich,
CĐ Châu Âu đổi thành liên minh
Châu Âu (EU)

+ Câu hỏi 3: Từ khi ra đời đến nay EU đã
có những chuyển biến tích cực gì?
- Bước 2. HS Thực hiện nhiệm vụ học
tập: HS tham khảo SGK, thảo luận theo
cặp để trả lời câu hỏi.
- Bước 3. HS Báo cáo kết quả và thảo

luận: GV yêu cầu đại diện nhóm báo cáo
kết quả. Các nhóm khác theo dõi, nhận
xét, bổ sung.

- Phát triển:
+ Số lượng các thành viên liên tục
tăng (EU 6 lên EU 28)
+ EU được mở rộng theo các hướng
khác nhau trong không gian địa lý.
+ Mức độ liên kết, thống nhất ngày
càng cao

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

18


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

- Bước 4. GV yêu cầu HS Giải thích: Sự
phát triển của EU
+ EU mở rộng theo các hướng khác nhau:
Sang phía tây, xuống phía nam, sang phía
đơng.
+ Mức độ liên kết ngày càng cao.
- Bước 5. GV Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ: nhận xét về tinh thần, thái độ
làm việc của từng nhóm, về kết quả học
tập, hướng dẫn HS chốt kiến thức.
Hoạt động 2. Khám phá và giải thích về mục đích và thể chế của EU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
- Bước 1.GV Chuyển giao nhiệm vụ học
tập
GV quy định các nhóm bàn chẵn, lẻ và yêu
cầu:
+ Các nhóm bàn chẵn: Dựa vào H7.3, kênh 2. Mục đích và thể chế
chữ trình bày những liên minh, hợp tác a. Mục đích:
chính của EU?
Mục đích của EU là xây dựng và
phát triển một khu vực mà ở đó,
hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền
vốn được tự do lưu thông giữa các
nước thành viên; tăng cường hợp
tác, liên kết không chỉ về kinh tế,
luật pháp, nội vụ mà còn trên cả
lĩnh vực an ninh, đối ngoại.

+ Các nhóm bàn lẻ: Phân tích H7.4, kênh b. Thể chế:
chữ nêu tên các cơ quan đầu não của EU và Hiện nay, nhiều vấn đề quan trọng
về kinh tế và chính trị khơng phải
chức năng của các cơ quan này?
do chính phủ của các quốc gia
thành viên đưa ra mà do các cơ
quan của EU quyết định (Hội đồng
Châu Âu, Nghị viện Châu Âu, Hội
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

19



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

đồng bộ trưởng EU, Ủy ban Liên
minh Châu Âu).

- Bước 2. HS Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS tham khảo SGK, thảo luận theo nhóm
bàn để trả lời câu hỏi.
- Bước 3. HS Báo cáo kết quả và thảo luận:
GV yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả.
Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Bước 4. HS giải thích chức năng của các
cơ quan trong EU
+ Hội đồng châu Âu: Cơ quan quyền lực
cao nhất EU, xác định đường lối, chính sách
của EU, chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động
của hội đồng bộ trưởng EU
+ Hội đồng bộ trưởng: Đưa ra các quyết
định theo nguyên tắc đa số, đưa ra đường lối
chỉ đạo.
...
- Bước 5. GV Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ: GV nhận xét về tinh thần, thái độ
làm việc của từng nhóm, về kết quả học tập,
hướng dẫn HS chốt kiến thức.
Hoạt động 3. Khám phá và giải thích về vị thế của EU
trong nền kinh tế thế giới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
- Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

học tập
GV chia lớp thành 4 nhóm và giao
nhiệm vụ:
+ Nhóm 1 và 3: Dựa vào bảng 7.1,
H7.5 cùng nội dung SGK để chứng

NỘI DUNG CHÍNH

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

20


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

minh EU là trung tâm kinh tế hàng
đầu TG?
+ Nhóm 2 và 4: Dựa vào bảng 7.1,
H7.5 cùng nội dung SGK để chứng
minh EU là trung tâm thương mại
hàng đầu thế giới?

- Bước 2. HS Thực hiện nhiệm vụ
học tập: tham khảo SGK, thảo luận
theo nhóm bàn để trả lời câu hỏi.
- Bước 3. HS Báo cáo kết quả và
thảo luận: GV yêu cầu đại diện
nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm
khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Bước 4. Học sinh giải thích sự

khác biệt về kinh tế giữa các nước
EU:
+ Chỉ số trung bình của EU là 100
+ Chỉ số của khu vực giàu nhất là
187
+ Chỉ số của khu vực nghèo nhất là :
24
- Bước 5. Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ: GV nhận xét về tinh
thần, thái độ làm việc của từng
nhóm, về kết quả học tập, hướng dẫn
HS chốt kiến thức.

II. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế
giới.
1. EU - Trung tâm kinh tế hàng đầu thế
giới
EU là một trong 3 trung tâm kinh tế hàng
đầu thế giới:
- Đứng hàng đầu thế giới về GDP (2004
vượt HK và NB)
- Tuy diện tích chỉ chiếm 2, 2% S thế giới,
dân số chiếm 7, 1% DS thế giới nhưng
chiếm tới 31% tổng giá trị kinh tế thế giới,
37, 7% xuất khẩu của thế giới, 26% trong
SX ụ tụ TG, tiêu thụ 19% năng lượng thế
giới…
2. EU - Trung tâm thương mại hàng
đầu thế giới
- EU chiếm 37, 7% xuất khẩu của thế

giới.
- Tỉ trọng của Eu trong xuất khẩu của thế
giới và tỉ trọng cuỉa XK trong GDP của
EU (năm 2004) đều đứng đầu thế giới.
 Mặc dù chiếm diện tích nhỏ, dân số ít
nhưng EU có vai trị to lớn trong nền kinh
tế thế giới.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

21


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Hoạt động 4. Khám phá và giải thích về thị trường chung Châu Âu
HOẠT ĐỘNG CỦA
NỘI DUNG CHÍNH
GV VÀ HS
- Bước 1. GV III. Thị trường chung châu Âu
Chuyển giao nhiệm 1. Tự do lưu thông.
vụ học tập
Từ 1/1/1993 EU thiết lập một thi trường chung. Trong đó
GV quy định các có 4 mặt tự do lưu thơng:
nhóm bàn chẵn, lẻ và a. Tự do di chuyển
yêu cầu:
b. Tự do lưu thơng dịch vụ
+ Các nhóm bàn c. Tự do lưu thơng hàng hố.
chẵn: Tham khảo d. Tự do lưu thông tiền vốn.
SGK cho biết ND cơ * Ý nghĩa của 4 mặt tự do lưu thông.

bản của 4 mặt tự do - Xoá bỏ những trở ngại trong việc phát triển kinh tế
lưu thông và giải (Rào cản về thuế quan và thương mại). Các nước thành
thích ý nghĩa lợi ích viên thực hiện chung một chính sách thương mại trong
của 4 mặt tự do lưu quan hệ bn bán với các nước ngịài khối.
thơng?
- Phát huy tối đa lợi thế nhân tài, vật lực, nguồn vốn cho
+ Các nhóm bàn lẻ: sự phát triển chung của cơng đồng châu Âu. Từ đó tăng
Cho biết thực trạng sử cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU
dụng và giải thích ý so với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
nghĩa của việc sử dụng 2. Eurô (ơ - Rô) - Đồng tiền chung của EU.
chung đồng Ơ - Rô?
a. Thực trạng sử dụng
- Bước 2. HS Thực - 1/1/1999 các nước EU (11nước) đã bắt đầu sử dụng
hiện nhiệm vụ học đồng Ơ - Rô nhưng dưới dạng không phải tiền mặt.
tập: tham khảo SGK, - Đến 2004 có 13 nước thành viên EU sử dụng.
thảo luận theo nhóm b. Ý nghĩa
bàn để trả lời câu hỏi. *. Thuận lợi:
- Bước 3. HS Báo - Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.
cáo kết quả và thảo - Xoá bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.
luận: GV yêu cầu đại - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong
diện nhóm báo cáo EU
kết quả. Các nhóm - Đơn giản hố cơng tác kế tốn của các doanh nghiệp đa
khác theo dõi, nhận quốc gia.
xét, bổ sung.
*. Khó khăn
- Bước 4. Đánh giá - Gây nên tình trạng giá tiêu dùng tăng cao, dẫn đến lạm
kết quả thực hiện phát
nhiệm vụ: GV nhận
xét về tinh thần, thái
độ làm việc của từng

nhóm, về kết quả học
tập, hướng dẫn HS
chốt kiến thức.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

22


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Hoạt động 5. Khám phá và giải thích về hợp tác trong
sản xuất và dịch vụ của EU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
- Bước 1. GV Chuyển giao nhiệm vụ IV. Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ
Các
học tập
Dự án bên
GV chia lớp thành 4 nhóm và giao
Lợi ích do dự án
SP
hợp
tham
nhiệm vụ:
đem lại
tác
gia hợp
+ Nhóm 1 và 3: Dựa vào mục II.1 và
tác
hình 7.7: Tìm hiểu về việc hợp tác SX

Chế tạo thành công
máy bay E – Bớt : Trụ sở , mô tả về
Sản xuất Pháp,
máy bay E – bớt
sự hợp tác giữa các nước EU
máy bay
Đức,
nổi tiếng, cạnh
E – bớt
Anh
tranh có hiệu quả
với Bơing của HK.
Đường
hầm qua
Hàng hố được vận
eo biển
chyển trực tiếp tiếp
Anh và
MS nối A
giữa Anh và phần
Pháp
vơi phần
châu Âu lục địa
châu Âu
(Khơng cần phà)
lục địa

+ Nhóm 2 và 4: Dựa vào mục II.1 và
hình 7.8 Tìm hiểu về việc hợp tác
đường hầm xuyên biển Măng – Sơ:

Xác định vị trí đường hầm, các thành
phần cơ bản, cấu tạo bên trong của
đường hầm, năm hoàn thành và đi
vào sử dụng.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

23


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học
tập: HS tham khảo SGK, thảo luận theo
nhóm bàn để trả lời câu hỏi.
- Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận:
GV yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết
quả kết hợp với bản đồ. Các nhóm khác
theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Giải thích tại sao phải làm
đường hầm dưới biển Măng -Sơ
- Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ: GV nhận xét về tinh thần,
thái độ làm việc của từng nhóm, về
kết quả học tập, hướng dẫn HS chốt
kiến thức.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

24



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Hoạt động 6. Khám phá và giải thích về liên kết vùng Châu Âu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
- Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học
tập
GV yêu cầu HS tham khảo SGK, vốn
hiểu biết, thảo luận theo cặp nhóm, trả
lời các câu hỏi sau:
+ Câu hỏi: Thế nào là liên kết vùng
Châu Âu? Tại sao các nước EU phải
phát triển các liên kết vùng?
+ Phân tích lược đồ 7.9 “Liên kết vùng
Ma - xơ Rai - nơ và kênh chữ: Xá định
phạm vi của vùng, lợi ích của vùng

NỘI DUNG CHÍNH

V. Liên kết vùng Châu Âu
- Khái niệm: chỉ một khu vực biên giới
của EU mà ở đó người dân các nước
khác nhau tiến hành các hoạt động hợp
tác, liên kết sâu rộng về các mặt kinh tế,
xã hội, văn hóa trên cơ sở tự nguyện vì
những lợi ích chung của các bên tham
gia. Liên kết vùng có thể hồn tồn nằm
bên trong ranh giới EU hoặc có một
phần nằm ngồi ranh giới EU
- Lợi ích:

+ Tăng cường quá trình liên kết và nhất
thể hoá ở EU.
+ Phát huy được những lợi thế riêng
của mỗi nước.
+ Tăng cường tinh thân đoàn kết hữu
nghị giữa nhân dân các nước trong khu
vực.

- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS tham khảo SGK, thảo luận theo cặp
để trả lời câu hỏi.
- Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo
luận: GV yêu cầu đại diện nhóm báo
cáo kết quả. Các nhóm khác theo dõi,
nhận xét, bổ sung.
- Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ: GV nhận xét về tinh thần,
thái độ làm việc của từng nhóm, về kết
quả học tập, hướng dẫn hs chốt kiến
thức.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

25


×