Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Tiểu luận: Lựa chọn địa điểm đầu tư khách sạn Resort 4 5sao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.44 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH







ĐỀ TÀI 2 :
LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ

KHÁCH SẠN/ RESORT 4-5 SAO

Danh sách nhóm 3:

HỌ VÀ TÊN NGÀY SINH
NGUYỄN THANH BÌNH
09.09.1096





NGÔ KIÊN ĐỊNH
NGUY
ỄN THỊ NGỌC LAN

HOÀNG XUÂN ANH ĐÀO
PHẠM THU HIỀN


NGỤY THỊ LAN
09.09.1984

NGUY
ỄN ĐỨC THẮNG








Tháng 6 Năm 2010














1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ RESORT
Khi xã hội đang ngày càng phát triển, cuộc sống đang dần được cải thiện. Con người tạm

gác việc lo toan làm sao để “ăn no mặc ấm” mà thay vào đó là để làm sao có thể “ăn ngon
mặc đẹp”…Đó là nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Ngoài những công việc lo lắng thường
nhật, con người luôn khao khát có một khoảng thời gian, một không gian để nghỉ ngơi,
thư giãn, để lấy lại cân bằng trong cuộc sống…Đó cũng chính là lý do mà những khu
nghỉ dưỡng, chăm sóc thân thể ra đời để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
Vào thời gian từ một thập kỷ trước, khái niệm về Resort và Spa là một điều khá mới mẻ
với nhiều người dân nước ta hoặc chỉ những người có thu nhập cao mới có thể sử dụng
những dịch vụ này. Nhiều người cũng chưa hiểu rõ và đánh giá đúng tính chất của loại
hình dịch vụ cao cấp này. Về chức năng, nhiệm vụ, cách tổ chức không gian hay những
điều kiện cơ bản nhất của một khu Resort, Spa cần có và những tiêu chuẩn để đánh giá
chất lượng cho loại hình dịch vụ đặc biệt này.
Những nghiên cứu về quy hoạch, kiến trúc và bố trí không gian trong một khu resort thế
nào được gọi là tiêu chuẩn? Đâu là tiêu trí đánh giá tiện nghi cho không gian? Những
thiết kế trong khu nghỉ dưỡng cần những điều kiện gì để đáp ứng nhu cầu của con
người?…Vì thế ta nên có những tìm hiểu về Resort cũng như các loại hình nghỉ dưỡng và
chăm sóc đặc biệt như Spa để có những nhận định và đánh giá rõ ràng hơn về kiến trúc,
nội thất cũng như về bố trí trong loại hình không gian này…
1.1 Tại sao gọi là resort:
Trong những năm gần đây, số lượng các khách sạn đã tăng lên nhanh chóng nhằm đáp
ứng nhu cầu phát triển của hoạt động du lịch. Bên cạnh các khách sạn thương mại, hình
thức các khách sạn nghỉ dưỡng (resort) cũng đã bắt đầu xuất hiện góp phần đa dạng hóa
các loại hình cơ sở lưu trú du lịch.
Khởi thuỷ của khái niệm “resort” là nơi chữa bệnh, là nơi dành cho những người cần
được dưỡng bệnh ở những nước phát triển. Lâu dần việc này đã trở nên không còn
độc quyền cho người chữa bệnh nữa mà dành cho những khách hàng của khách sạn,
du khách.
Hiện nay, khái niệm về resort chưa được định nghĩa thống nhất và chưa xây dựng được
tiêu chuẩn xếp hạng riêng dành cho resort nên công tác quản lý cũng như thống kê số
lượng của các resort gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, theo nghĩa chung nhất thì: Khách
sạn nghỉ dưỡng (resort) là loại hình khách sạn được xây dựng độc lập thành khối

hoặc thành quần thể gồm các biệt thự, căn hộ du lịch; băng-ga-lâu (bungalow) ở khu
vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan
du lịch.
Các khu nghỉ dưỡng thường được xây dựng rất sang trọng theo tiêu chuẩn từ 4-5 sao. Tại
đây nhà cung cấp sản phẩm cung cấp các dịch vụ cao cấp đến khách hàng. Thông thường
thì Resort thường đưa ra các sản phẩm trọn gói đến khách hàng ( Giá trọn gói có thể gồm
việc đưa đón, ăn nghỉ, vui chơi, giải trí, thẩm mỹ…). Về khách hàng đến với Resort
thường ở lưu trú dài hạn, họ không di chuyển nhiều điểm, chủ yếu là nghỉ ngơi tại Resort.
Nói tóm lại Resort đưa ra sản phẩm hoàn hảo và đầy đủ và khách hàng chỉ cần bỏ tiền ra
đến để hưởng thụ dịch vụ đó.
1.2 Đặc điểm của Resort:
Resort - khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham
quan du lịch của du khách thường được xây dựng ở những nơi có cảnh quan thiên nhiên
đẹp. Resort có đặc điểm chung là yên tĩnh, xa khu dân cư, xây dựng theo hướng hòa mình
với thiên nhiên, có không gian và cảnh quan rộng, thoáng, xanh. Resort khác với các cơ
sở lưu trú thông thường bởi hệ thống dịch vụ liên hoàn, tổng hợp, có thể đáp ứng mọi nhu
cầu của khách như dịch vụ giải trí, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, luyện tập thể thao. Do
Resort mang lại những giá trị và dịch vụ hoàn hảo hơn nên giá cũng khá đắt so với giá
phòng khách sạn cùng tiêu chuẩn.
1.3 Hoạt động của các Resort ở Việt Nam có những đặc điểm sau:
- Một là, về hình thức tổ chức kinh doanh: các Resort chủ yếu là hình thức liên doanh
nước ngoài hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Nhờ vậy, tạo điều kiện cho những
tập đoàn chuyên kinh doanh Resort đem tới kinh nghiệm quản lý tạo điều kiện nâng cao
chất lượng hoạt động của các khu Resort.
- Hai là, về cơ sở vật chất kỹ thuật: do các khu Resort được xây dựng ở các vùng biển
hoặc các nơi có tài nguyên du lịch nên kiến trúc của các khu Resort thường là các khu
nhà thấp tầng, mang tính gần gũi với môi trường, gần gũi với thiên nhiên nhưng vẫn đảm
bảo tới sự sang trọng, tiện nghi. Diện tích các Resort thường từ 1 hécta tới 40 hécta và
diện tích ngày càng được mở rộng vì đặc trưng của khu Resort thường là các khu vực có
không gian rộng rãi trong đó diện tích xây dựng thường chiếm tỷ lệ nhỏ.

- Ba là, về cách thức tổ chức quản lý: thường áp dụng theo tiêu chuẩn của các tập đoàn
nước ngoài, trong đó một số Resort đã áp dụng bộ phận chuyên trách quản lý công tác
môi trường.
- Bốn là, về chất lượng lao động: hầu hết các Resort là cơ sở hạng cao sao nên chất lượng
tuyển chọn người lao động được chú trọng nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ của cơ sở.
Đặc điểm về kinh doanh của khu Resort là kinh doanh khách đến nghỉ dưỡng là chính vì
vậy địa điểm để xây dựng các Resort là ở các khu du lịch, các bãi biển, hoặc khu đồi núi
hoặc rừng có khí hậu trong lành. Để tổ chức hoạt động kinh doanh Resort cần phải có
một khuôn viên có diện tích rộng lớn, ở đây các khu nghỉ dưỡng không xây cao tầng, chủ
yếu là kiểu các biệt thự. Xung quanh khu Resort có nhiều dịch vụ vui chơi giải trí như bể
bơi, massage, phòng tập thể hình, khu biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực…

a.Mỗi Resort phù hợp với một loại khách:
Sự phân biệt rõ ràng các đối tượng phục vụ sẽ giúp cho nhà đầu tư đưa ra những ý tưởng
đầu tư và khai thác. Không thể nói rằng phải xây dựng một khu khách sạn nghỉ dưỡng
chung chung mà phải tập trung cho một số đối tượng nhất định. Chính vì thế mà phân
chia ra các loại Resort như 4 sao, hay 5 sao…Resort Mũi Né, Furama-Đà nẵng là loại
Resort 5 sao, Vạn chài - Sầm sơn là Resort 4 sao…

b.Gắn liền với đặc thù địa phương:
Khai thác cái riêng, cái đặc thù của địa phương đã đem lại cho nhà đầu tư cũng như nhà
thiết kế những cứu cánh cho việc tìm ra sự hấp dẫn riêng của khu Resort. Điều này đòi
hỏi sự sâu sắc trong suy nghĩ của chủ đầu tư. Sâu sắc là bởi vì, có khi, chỉ vì hăng say
khai thác cái đặc thù vô hình trung nhà đầu tư và người thiết kế đã làm mất đi cái duyên
đã có sẵn mà thiên nhiên đã ban tặng.
c.Chất liệu sử dụng trong kiến trúc là “ Diễn viên chính”:
Người nông thôn lên thành thị thì mong tìm sự thích thú trong tiện nghi, chất liệu sang
trọng. Người thành thị tránh gần máy lạnh, nền bóng loáng…mà tìm đến hương đồng gió
nội, gạch tàu, ghế tre. Hãy suy nghĩ đúng về chất liệu sử dụng cho từng đối tượng. Làn
sóng xây dựng các khu nghỉ dưỡng (Resort) ở Việt nam nói riêng và các nước trong khu

vực nói chung đã tạo ra sự cạnh tranh không những đáp ứng nhu cầu mà còn tạo ra nhu
cầu. Nghĩa là người ta đã vô hình trung nâng dần nhu cầu tận hưởng những phương tiện
của nghành công nghiệp không khói-du lịch nghỉ dưỡng. Bởi vậy nên trong thời gian
ngắn mà Vũng Tàu, Mũi né, Sầm sơn, Nha Trang, Hội an, Phú quốc đã mọc lên vô số
những khu nghỉ dưỡng. Những nhà đầu tư đã không tiếc tiền của để tung vào việc xây
dựng những khu Resort. Những khu Resort ở Bali, Indonesia, Phuket-Thái Lan đã trở
thành những ví dụ điển hình cho những minh họa mà hầu hêt các chủ đầu tư đều hướng
tới. Nhà tranh, vách đất, mái lá, lu nước, bánh xe bò, tàu lá chuối là những chất liệu và
vật dụng được sử dụng trong Resort.

1.4 Kiến trúc của Resort:
Phần lớn các Resort này đều gắn với dịch vụ nghỉ dưỡng biển, phục vụ khách cao cấp và
nằm sát biển. Nhiều Resort thường hướng đến những kiến trúc cổ xưa để đưa khách về
gần với thiên nhiên, tránh xa cái ồn ào của cuộc sống đô thị như bố trí những ngôi nhà cổ
với mái ngói; tường gạch; cột, kèo bằng gỗ và có gam màu tối, mang vẻ cổ kính. Tuy
nhiên, hệ thống các phòng ốc của Resort được thiết kế thành từng căn hộ biệt lập, tạo
không gian riêng cho khách. Bên trong phòng là những thiết bị hiện đại, tiện nghi. Resort
khác với các cơ sở lưu trú thông thường ở chỗ, nó có dịch vụ liên hoàn, tổng hợp, có thể
đáp ứng được mọi nhu cầu về dịch vụ của khách như các dịch vụ giải trí, spa, chăm sóc
sức khỏe, làm đẹp, thể thao, nghỉ dưỡng…Vì vậy, khi thiết kế xây dựng Resort, yêu cầu
giữ lại tối đa cây xanh. Thậm chí, việc xây dựng còn phải lựa theo địa hình, không được
tàn phá thiên nhiên mà phải hoà vào thiên nhiên.Thiết kế Resort phải tạo ra một không
gian để người sống trong đó được thư giãn tối đa. Vì vậy, cái mà người thiết kế vẽ là…
khoảng trống, để tạo nên không chỉ công trình kiến trúc mà cả không gian còn lại bên
ngoài công trình đó.

Thực tế kiến trúc Resort không chỉ đơn giản là phòng ngủ, là nơi lưu trú với dịch vụ tiện
nghi. Để có một giá trị đồng bộ, tương tác tốt đến cảm giác thư giãn thích thú, ngoài thiết
kế kiến trúc, nội thất… còn phải cần lao động chuyên nghiệp của nhà thiết kế cảnh quan
(landscape); chuyên gia phong cách (stylist), nghệ thuật sắp đặt (installation). Đó là chưa

kể trong vài trường hợp đầu tư nghiêm túc, chắc chắn không thiếu vai trò của các cố vấn
về văn hoá và truyền thống địa phương. Dĩ nhiên, sẽ rất là phung phí khi viện đến nhiều
chuyên gia đến vậy mà không đặt Resort trong sự vận hành của những nhà quản lý kinh
doanh du lịch có tay nghề chuyên nghiệp.
Chính vì thế, ở các không gian trong Resort, người ta mới kết nối với văn hóa bản địa,
tạo ra không gian bản địa cho du khách có thêm niềm vui khám phá. Không gian nghỉ là
một không gian hiện đại nhưng lại mang bản sắc văn hóa, kỹ thuật của vùng bản địa mà
nó toạ lạc. Điều đó giải thích vì sao các Resort cao cấp luôn quan tâm dùng vật liệu và kỹ
thuật bản địa, dùng người địa phương để làm việc. Nhu cầu cao nhất của du khách khi
tìm đến Resort là để thư giãn. Du khách đã bỏ thời gian và tiền bạc, nhà đầu tư và nhà
thiết kế đem đến cho họ một không gian phù hợp để họ có thể thư giãn. Một số Resort
lược bỏ bớt những yếu tố của đời sống công nghiệp, những máy móc hào nhoáng chỉ vì
chúng nhắc người ta nhớ đến đời sống thường nhật hàng ngày. Vì vậy, bỏ bớt yếu tố công
nghiệp không phải là lập dị, là tiết kiệm. Tạo ra cái “hoang sơ 5 sao” là điều mà người ta
nhắm tới để mang đến cho du khách một môi trường thư giãn nhất. Người ta đi nghỉ ở
Resort là để hưởng cái không gian còn lại giữa các “xác nhà” (mà đầu tư nội thất không ít
tiền). Vì vậy mới có một khái niệm vui vẻ “vẽ Resort là vẽ… khoảng trống”. Để có nhiều
những giá trị thật sự đó cho Resort thì xu hướng hiệu quả trực tiếp nhất là dùng vật liệu
thô, tự nhiên, nặng chất công phu của văn hoá vật liệu truyền thống. Mà theo hướng này
thì lập tức phải tốn nhiều chi phí khắc phục nhược điểm thô thiển, thiếu an toàn, chóng
hỏng, phí bảo dưỡng cao. Vậy là thấy ngay cái giá cao hợp lý của… Resort 5 sao. Như
vậy, khi một Resort ra đời thì người đầu tư, nhà thiết kế đã phải nhắm đến một chân dung
du khách cụ thể với một không gian, phong cách, tiện nghi phục vụ tương thích, chi phí
đầu tư và giá bán sản phẩm tương thích.

Trong những khu Resort cao cấp này, các loại hình dịch vụ được nâng lên một tầm cao
cấp hơn, chuyên biệt hơn. Bởi đây thường là những nơi nghỉ dưỡng và lưu trú dài ngày
nên các loại hình dịch vụ cũng như tiện nghi sẽ làm bạn có cảm giác thư giãn và thoải
mái tuyệt đối. Trong đó không thể không kể đến loại hình chăm sóc đặc biệt là Spa…
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỊA ĐIỂM

2.1 ĐÀ NẴNG
Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn nhất của khu
vực miền Trung - Tây Nguyên và là thành phố lớn thứ 4 của Việt Nam. Thành phố nằm
dọc theo vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đà Nẵng hiện là một trong 3 đô thị loại 1 trực
thuộc Trung ương của Việt Nam (cùng với Hải Phòng và Cần Thơ).
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Đà Nẵng là trung tâm kinh tế của khu vực miền trung, tốc độ tăng trưởng GDP
năm 2009 đạt 11,2%
- Thiên nhiên ưu đãi cho Đà Nẵng nằm giữa vùng kế cận ba di sản văn hoá thế
giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, chính vị trí này đã làm nổi
rõ vai trò của thành phố Đà nẵng trong khu vực, đó là nơi đón tiếp, phục vụ, trung
chuyển khách
- Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít
biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và
miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam
- Thành phố Đà Nẵng không có thời gian quá nóng, nhiệt độ trung bình 28-30°C ở
vào tháng 6, 7, 8. Các tháng mùa đông như 12, 1, 2 thích hợp cho du lịch vì lúc
này nhiệt độ chỉ vào khoảng 18-23°C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần
1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C có thể gọi là Thiên đường du lịch mới
của Việt Nam
- Đà Nẵng nổi tiếng với những bãi biển cát vàng còn hoang sơ chạy dài hàng cây
số, nước trong xanh và ấm áp quanh năm. Bãi biển Mỹ Khê của Đà Nẵng đã được
tạp chí Forbes (M ỹ) bình chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
- Ngày 13/07/2009, TP Đà Nẵng vừa chính thức trở thành thành viên của Tổ
chức Xúc tiến du lịch châu Á - Thái Bình Dương (gọi tắt là TPO). Đà Nẵng là
thành phố thứ 3 của Việt Nam gia nhập TPO sau Hải Phòng và TP.HCM
- Ngày 19/07/2009, Đà Nẵng khánh thành cầu Thuận Phước dài hơn 2 km - cây cầu
dây võng dài nhất Việt Nam, đồng thời khởi công xây dựng cầu Rồng rộng 37

mét, cũng bắc qua sông Hàn
- Đề án 3 không: “ Không có người lang thang ăn xin”, “không có tội phạm giết
người để cướp tài sản”, “không có học sinh bỏ học”, trong đó đề án đầu tiên
triển khai khá hiệu quả, giải quyết rốt ráo và nét văn hóa du lịch đó đáng cho
nhiều địa phương khác noi theo.
- Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương - trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo
dục, khoa học và công nghệ của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, hiện là một
trong bốn đô thị loại 1 của Việt Nam cho nên đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân
lực trình độ cao để nâng cao khả năng cạnh tranh cho các khách sạn, resorts nhằm
thu hút du khách bằng chất lượng khách sạn.
- Đà Nẵng đăng cai tổ chức nhiều lễ hội mang tầm cỡ quốc tế, được nhiều du khách
nước ngoài biết đến: Liên hoan du lịch biển Đà Nẵng 2009, Cuộc thi tiếp sức du
lịch quốc tế đầu tiên tại Đông Nam Á , Cuộc thi Pháo hoa quốc tế 2009, Lễ hội
pháo hoa 2009 , ….
- Thành phố Đà Nẵng có sân bay quốc tế phục vụ các đường bay nội địa và một số
tuyến quốc tế như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc. Tuy chỉ là sân bay quy mô
nhỏ, nhưng sân bay quốc tế Đà Nẵng hiện nay vẫn là cảng hàng không quan trọng
nhất cho cả Miền Trung và Tây Nguyên.
- Đà Nẵng còn thuận tiện cho giao thông đường biển với hai cảng lớn là cảng sông
Hàn và cảng Tiên Sa.
- Đường bộ đến Đà Nẵng có hai tuyến đường quốc lộ 1A, con đường huyết mạch
Bắc Nam và Quốc lộ 14B, nối Đà Nẵng với các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên Việt Nam
- Việc đưa vào sử dụng hầm đường bộ Hải Vân xuyên qua núi nối liền thành phố
và tỉnh Thừa Thiên-Huế, giao thông trên quốc lộ 1A trở nên thuận tiện hơn bao
giờ hết
- Đà Nẵng có hệ thống taxi, honda phục vụ việc đi lại thuận tiện, hệ thống đô thị ở
Đà Nẵng cũng được cải tiến khá đẹp và thuận lợi với nhiều con đường lớn như
Bạch Đằng, Điện Biên Phủ.
- Đà Nẵng còn có tuyến đường sắt huyết mạch Bắc - Nam chạy dọc thành phố với

tổng chiều dài khoảng 30 km. Trên địa bàn thành phố hiện nay có 5 ga: Ga Đà
Nẵng, Ga Thanh Khê, Ga Kim Liên, Ga Hải Vân Nam và Ga Hòa Châu. Ga Đà
Nẵng là một trong những ga trọng yếu trên tuyến đường sắt Bắc - Nam
- Là đầu mối cảng biển, cảng hàng không, đường bộ, đường sắt nên Đà Nẵng luôn
có một lượng lưu khách lớn, vì thế, ngành kinh doanh khách sạn và lữ hành phát
triển mạnh mẽ tại đây. Với các dịch vụ hoàn hảo và phong cách phục vụ đẳng cấp
quốc tế, các khách sạn cao cấp của Đà Nẵng đã trở nên quen thuộc đối với giới
doanh nhân và khách du lịch đến Đà Nẵng
- Giá cả ẩm thực ở Đà Nẵng cũng không phải là quá đắt, đặc biệt có nhiều quán
hàng bán đặc sản, rẻ nhưng lại khá ngon.

2.1.3 Sự phát triển du lịch ở Đà Nẵng
Nói đến Đà Nẵng là du khách có thể hình dung ngay rằng đó là một thành phố tuyệt đẹp
bên sông Hàn, bên bờ biển Đông với những nét quyến rũ chưa từng có ở các đô thị biển
khác…
Thiên nhiên ưu đãi cho Đà Nẵng nằm giữa vùng kế cận ba di sản văn hoá thế giới: Cố
đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, chính vị trí này đã làm nổi rõ vai trò của
thành phố Đà nẵng trong khu vực, đó là nơi đón tiếp, phục vụ, trung chuyển khách.
Không chỉ là tâm điểm của 03 di sản thế giới, thành phố Đà Nẵng còn có nhiều danh
thắng tuyệt đẹp đến nỗi du khách khó có thể nào quên được sau khi đã đến thăm thành
phố này.
Đà Nẵng có đèo Hải Vân cheo leo, hiểm trở, được mệnh danh là 'Thiên hạ đệ nhất hùng
quan'. Có bán đảo Sơn Trà là điểm hẹn lý tưởng cho du khách. Dưới chân Sơn Trà có
Suối Đá, Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Nồm… cho du khách cảm giác thú vị khi
chìm đắm trong vẻ huy hoàng bình minh và sự lặng lẽ hoàng hôn của một vùng sơn
thuỷ hữu tình. Có khu du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ được nhiều người ví là Đà Lạt,
Sapa của miền Trung. Có Ngũ Hành Sơn huyền thoại là 'Nam Thiên danh thắng'.
Nói đến Đà Nẵng không thể không nhắc đến dòng sông Hàn thơ mộng và cầu Sông Hàn
- cây cầu quay đầu tiên ở Việt Nam - niềm tự hào của người dân thành phố. Cầu Sông
Hàn là biểu tượng cho sức sống mới, là khát vọng đi lên của thành phố được xây dựng

bằng sự đóng góp của mọi người dân. Dường như mọi vẻ đẹp nên thơ của đòng sông
Hàn chỉ được bộc lộ một cách hoàn mỹ nhất trong không gian cầu Sông Hàn lộng gió
và mát rượi. Cầu Sông Hàn không chỉ tạo thêm thuận lợi cho giao thông vận tải, du lịch,
khơi dậy tiềm năng kinh tế của một vùng đất rộng lớn ở phía đông thành phố mà còn là
một dấu ấn văn hoá của người Đà Nẵng hôm nay gửi lại muôn đời con cháu mai sau.
Biển cũng là nguồn cảm hứng du lịch vô tận mà Đà Nẵng có được. Ngoài những bãi
tắm sạch, đẹp trải dài thì cảng Đà Nẵng là một trong những cảng ăn khách nhất hiện nay
ở Việt Nam.
Đà Nẵng thành phố bên sông Hàn, thành phố biển xinh đẹp thơ mộng và lòng mến
khách của người dân thành phố đã làm cho nơi đây trở thành điểm đến thường xuyên
của du khách trong nước và quốc tế.

2.2 BÀ RỊA VŨNG TÀU
Cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km về hướng Đông, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm
ở vị trí rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ của các tỉnh miền Đông Nam Bộ hướng ra biển
Đông, hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển nhanh và toàn diện các ngành kinh tế biển
như: Công nghiệp khai thác dầu khí ngoài khơi, cảng biển và vận tải biển, khai thác chế
biến hải sản, du lịch nghỉ ngơi tắm biển. Bên cạnh đó, Bà Rịa - Vũng Tàu còn có điều
kiện phát triển đồng bộ giao thông đường bộ, đường biển, đường không, đường sắt và
đường ống, có thể là nơi trung chuyển hàng hóa đi các nơi trong nước và quốc tế.
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và do chịu ảnh hưởng của biển, khí hậu Bà Rịa - Vũng
Tàu rất ôn hòa, ít gió bão, nhiệt độ trung bình từ 25oC đến 27oC, lượng mưa trung bình
1.300mm đến 1.700mm; có từ 2300 - 2800 giờ nắng trong năm. Thiên nhiên Bà Rịa -
Vũng Tàu tươi đẹp và kỳ thú, giàu tiềm năng về du lịch, hải sản, dầu khí, phát triển cảng,
nông lâm nghiệp
Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều hồ chứa nước loại lớn như Kim Long, Đá Đen, Đá Bàn,
Châu Pha, Sông Soài, Lồ Ô, Suối Giàu Nhiều sông như sông Ray, sông Bà Đáp, sông
Đông , và có trên 200 con suối, đặc biệt suối nước nóng Bình Châu nóng 80
o

C là một tài
nguyên nước khoáng quý. Vũng Tàu là một trung tâm du lịch lớn. Sự kết hợp hài hoà
giữa quần thể thiên nhiên biển, núi cùng kiến trúc đô thị và các công trình văn hoá như
tượng đài, chùa chiền, nhà thờ tạo cho Vũng Tàu có ưu thế của thành phố du lịch biển
tuyệt đẹp, đầy quyến rũ. Vũng Tàu không có mùa đông, do vậy các khu nghỉ mát có thể
hoạt động quanh năm.
Vũng Tàu có nhiều bãi biển đẹp như bãi Sau (Thùy Vân), bãi Trước (Tầm Dương),
bãi Dâu (Phương Thảo), bãi Dứa (Hương Phong), và nhiều di tích, thắng cảnh như Hải
Đăng trên núi Nhỏ, núi Lớn, Bạch Dinh, Niết Bàn Tịnh Xá, Thích Ca Phật Đài, nhà lớn
Long Sơn đã thu hút nhiều du khách. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 4 khu vực có tiềm
năng phát triển du lịch lớn:- Thành phố Vũng Tàu hiện nay là một trong mười trung tâm
du lịch lớn của Việt Nam Vùng rừng quốc gia Côn Đảo Bờ biển Long Hải và vùng núi
Minh Đạm Vùng rừng nguyên sinh Bình Châu - Phước Bửu và suối nước khoáng nóng
Bình Châu.
2.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Tỉnh Bà Rịa - VũngTàu trải qua các thời kỳ lịch sử với nhiều địa danh nổi tiếng và tên
gọi khác nhau từ Tam Thắng, VũngTàu đến Bà Rịa, Phước Tuy, Đặc khu Vũng Tàu -
Côn Đảo và ngày 12-8-1991 chính thức được mang tên Bà Rịa - Vũng Tàu
Khi mới thành lập tỉnh năm 1991, dân số của tỉnh là 611.000 người, đến năm 1995,
dân số lên đến 714.000 người, tăng 14,71% so với năm 1991. Theo số liệu thống kê năm
2002, dân số Bà Rịa - Vũng Tàu là 862.081 người, tăng 41,0% so với thời kỳ đầu thành
lập (năm 1991). Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm 2002 so với năm 2001 là 2,4%.
2.2.3 Sự phát triển du lịch ở Bà Rịa Vũng Tàu
Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những tỉnh có cửa ngõ giao lưu giữa Việt Nam và thế
giới, có hệ thống đường biển, đường sông và đường hàng không rất thuận tiện.
Bên cạnh những tiềm năng to lớn về dầu khí. Bà Rịa - Vũng Tàu đang từng bước khẳng
định thế mạnh du lịch của mình, nhờ lợi thế về tiềm năng thiên nhiên và nhân văn phong
phú. Bà Rịa - Vũng Tàu là một quần thể thiên nhiên hài hoà, sơn thuỷ hữu tình, có những
dãy Núi Lớn - Núi Nhỏ - Minh Đạm, Núi Dinh che chắn, xa xa biển Đông có Côn Đảo
bao bọc, ở gần có Long Sơn quy tụ

Ngoài những bãi tắm tuyệt đẹp với bờ cát mịn thoai thoải, nói đến Bà Rịa - Vũng Tàu
không thể không nhắc đến hai khu rừng nguyên sinh nổi tiếng: rừng cấm Bình Châu -
Phước Bửu và rừng quốc gia Côn Đảo với những loài động thực vật quý hiếm, môi
trường đa dạng tập hợp nhiều kiểu rừng của các vùng sinh thái.
Đến với khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu, du khách thực sự được thư giãn để tận
hưởng bầu không khí ấm áp, làn sương khói la đà len lỏi giữa rừng cây xanh rải rác như
giữa chốn thần tiên, đây đó là những khu nhà nghỉ dưỡng, trị bệnh bằng nguồn nước
khoáng nóng bổ ích.
Với những lợi thế và tiềm năng to lớn nói trên, thời gian qua du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
đã có những bước phát triển mạnh mẽ, hàng loạt dự án đầu tư nước ngoài vào các lĩnh
vực khách sạn, khu vui chơi giải trí, các tuyến, điểm du lịch với tổng số vốn đầu tư lên
đến hàng trăm triệu đôla đang hoạt động hết sức nhộn nhịp. Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có
65 khách sạn với trên 2300 phòng trong đó có 1100 phòng được công nhận đạt tiêu chuẩn
quốc tế.
2.3 PHÚ QUỐC
Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, nằm trong vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh
Kiên Giang.
Có diện tích 593,05 km², xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore. Thị trấn Dương Đông,
tọa lạc ở phía tây bắc, là thủ phủ của huyện đảo. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá
120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km. Với vị trí địa lý chiến lược, khí hậu ổn hòa, thiên
nhiên ưu đãi với nhiều bãi biển đẹp, nhiều cảnh quan, thắng cảnh nối tiếng du lịch nổi lên
là một ngành có lợi thế cạnh tranh đặc biệt của vùng đất này. Chính vì vậy, trong chiến
lược phát triển dài hạn của Phú Quốc du lịch đã trở thành một sự lựa chọn tất yếu.

2.3.1 ĐiỀu kiện tự nhiên
Do vị trí đặc điểm của Đảo Phú Quốc nằm ở vĩ độ thấp lại lọt sâu vào vùng vịnh Thái
Lan, xung quanh biển bao bọc nên thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu
chia hai mùa rõ rệt, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đến tháng 4 âm lịch năm sau và
mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 âm lịch đến tháng 10 âm lịch năm sau.
Huyện đảo Phú Quốc bao gồm 36 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có

diện tích 573km², dài 50km, nơi rộng nhất (ở phía bắc đảo) 25km. Địa hình thiên nhiên
thoai thoải chạy từ nam đến bắc nhiều đồi núi. Tại đây có Vườn quốc gia Phú Quốc, diện
tích 31.422ha, trong đó có 12.794ha rừng. Hệ sinh vật có 929 loài thực vật, 89 loài san hô
cứng, 19 loài san hô mềm, 62 loài rong biển…
Phú Quốc được mệnh danh là hòn đảo ngọc bởi sự giầu có do thiên nhiên ban tặng và
tiềm năng du lịch phong phú, một vùng đất lạ. Quanh đảo có nhiều bãi tắm đẹp như bãi
Trường, bãi Khem, Gành Dầu, rạch Tràm, rạch Vẹm. Du khách có thể tắm biển, tắm suối,
leo núi, vào hang, lên rừng…
2.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Trước năm 1975 dân số trên đảo chỉ hơn 5000 người. Sau năm 1975, dân số trên đảo
tăng lên nhanh chóng do hiện tượng di dân. Đến năm 2003, theo thống kê của tỉnh Kiên
Giang dân cư sinh sống trên đảo đã lên đến trên 79.800 người, với mật độ trung bình là
135 người/km², thấp hơn mật độ trung bình của cả nước 253 người/km².
2.3.3 Sự phát triển du lịch ở Phú Quốc
Phía đông bắc đảo có những cánh rừng nguyên sinh. Bãi biển và suối ở Phú Quốc được
đánh giá thuộc loại sạch và đẹp nhất nước, xung quanh đảo có nhiều bãi tắm đẹp. Bãi
Kem có cát trắng và mịn như bột. Bãi Trường dài 20km với nước biển xanh rờn, rong
biển nhiều màu sắc sặc sỡ. Suối Tranh dài 16km, chảy hiền hoà bên những phiến đá nối
tiếp nhau ngút tầm mắt. Suối Ðá Bàn phong cảnh thơ mộng với những loại lan rừng, có
thể bơi lội, cắm trại. Phía Nam Phú Quốc là quần đảo An Thới với 15 đảo lớn nhỏ có thể
du ngoạn, ngắm cảnh, bơi, câu cá và lặn biển rất thú vị. Chính vì vậy, Phú Quốc là vùng
đất lạ, hấp dẫn du khách
Phú Quốc đã được đầu tư hạ tầng dịch vụ khá hoàn chỉnh. Trong đó, Sài Gòn- Phú Quốc,
một liên doanh giữa Saigontourist và Công ty du lịch Kiên Giang là khu resort nổi tiếng
được nhiều người biết đến với khách sạn 3 sao, nhà hàng 150 chỗ, hồ bơi, karaoke,
mátxa Nhiều dịch vụ đa dạng như có xe máy cho thuê đi vòng quanh đảo, du thuyền,
câu cá, lặn biển
2.4 ĐÀ LẠT
Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên
Lâm Viên, ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển và diện tích tự nhiên: 393,29 km². Đà

Lạt được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 24 tháng 3
năm 2009. Đây là một trong 6 đô thị loại 1 thuộc tỉnh.

Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất của
Việt Nam. Trong thời Pháp thuộc, tên tiếng Latin Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem có
nghĩa là "cho những người này niềm vui, cho những người khác sự mát mẻ". Đà Lạt được
mệnh danh là: thành phố hoa, thành phố tình yêu, thành phố mùa xuân, thành phố sương

2.4.1 Điều kiện tự nhiên
Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, Về phía
Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn
Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng.

Hàng trăm năm trước đây, Đà Lạt là địa bàn cư trú của người Lạch, vốn là cư dân của
toàn bộ cao nguyên Lang Biang. Đà Lạt có diện tích hơn 400 km², bao bọc bởi các đỉnh
núi cao và dãy núi liên tiếp:

Phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi dãy Chorơmui, Yộ Đa Myut (1.816 m), Tây
Bắc dựa vào chân dãy núi Chư Yang Kae (1.921 m), thuộc quần sơn Lang Biang
mà đỉnh cao nhất là Chư Yang Sinh (1.408 m).

Phía Đông là chân dãy núi Bi Doup (2.278 m) dốc xuống cao nguyên Dran.

Phía Đông Nam chắn bởi dãy Cho Proline (1.629 m).

Phía Nam và Tây Nam có dãy núi Voi (1.754 m) và Yàng Sơreng bao bọc.
Địa hình .
Cao trung bình so với mặt biển là 1.500 m. Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là
Nhà Bảo Tàng (1.532 m), nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương (1.398,2 m).


Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt:

Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các dãy
đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối 25-100 m, lượn sóng nhấp nhô, độ
phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500 m.

Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700 m tạo
thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm. Phía Đông Bắc có hai núi thấp:
hòn Ông (Láp Bê Bắc 1.738 m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709 m). Ở phía Bắc,
ngự trị cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang) hùng vĩ, cao 2.169 m,
kéo dài theo trục Đông Bắc - Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim) đến Đa
Me (đổ vào Đạ Đờng). Phía Đông án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú (1.644 m). Về
phía Tây Nam, các dãy núi hướng vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơreng mà các
đỉnh cao tiêu biểu là Pin Hatt (1.691 m) và You Lou Rouet (1.632 m).
Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700 m đột ngột đổ xuống các cao nguyên
bên dưới có độ cao từ 700m đến 900m.

Khí hậu
Do ảnh hưởng của độ cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặc tính của miền
ôn đới. Nhiệt độ trung bình 18–21°C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30°C và thấp
nhất không dưới 5°C. Đà Lạt có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa
nắng từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa hè thường có mưa vào buổi chiều, đôi khi có mưa đá.

Lượng mưa trung bình năm là 1562 mm và độ ẩm 82%.

Đà Lạt không bao giờ có bão, chỉ có gió lớn do ảnh hưởng bão từ biển thổi vào vì sườn
đông không có núi che chắn
2.4.2 Điều kiện xã hội
Đà Lạt còn là nơi sinh sống của các tộc người Lạch, Chil, Srê. Mặc dù cuộc sống của các
đồng bào dân tộc ít người này ngày nay đã và đang Việt hóa, nhưng trong cộng đồng vẫn

còn tồn tại một số phong tục, lễ hội có thể xem là nguồn tài nguyên nhân văn quan trọng
để thu hút du khách đến với Đà Lạt. Về con người Đà Lạt, nhiều nhà nghiên cứu dân tộc
đã nhận xét rằng: Thật ra không có người Đà Lạt đơn thuần mà đó là sự hội tụ tinh hoa
của con người từ mọi miền đất nước, là tổng hòa khí chất của không chỉ các dân tộc bản
xứ và ba miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam mà còn có cả Trung Hoa và Tây Âu. Trong
bản thân người Đà Lạt luôn có sự trộn lẫn vẻ tế nhị, thanh lịch của người miền Bắc; nét
trầm mặc, suy tư, cần cù lao động của người miền Trung; vẻ thật thà, đôn hậu trọng lễ
nghĩa của người miền Nam, cũng như cách giao tiếp khéo léo của người Hoa và lối ăn
bận lịch sự của người Âu Tây. Ngoài đặc điểm chung của người Việt Nam, người Đà Lạt
còn chịu ảnh hưởng sâu đậm những tinh hoa của nền văn hóa Pháp và chính điều này đã
góp phần hình thành nên phong cách riêng của con người Đà Lạt khó lẫn lộn với các nơi
khác, đó là: hiền hòa, trầm mặc, thanh lich, mến khách.

Kiến trúc của Đà Lạt rất thích hợp cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng, đó là kiến trúc của
cư dân bản địa và kiến trúc của người Pháp. Kiến trúc của dân tộc thiểu số bản địa là laoị
hình nhà sàn và nhà rông rất thích hợp cho du khách quốc tế muốn tìm hiểu về nền văn
hóa bản địa.

Trong những năm qua, du lịch Đà Lạt ó những bước phát triển rõ rệt. Du khách đến Đà
Lạt với mục đích tham quan nghỉ ngơi, Đà Lạt thật sự là một điểm du lịch nghỉ dưỡng
hấp dẫn đối với mọi người

Với những lợi thế trong thời gian gần đây các cấp, các ngành của địa phương đã có
những định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững, đồng thời đề ra các phương
thức hữu hiệu nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, có các biện pháp
bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo hướng
chuyên nghiệp được chú trọng. Công tác đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt
là nâng cấp sân bay Liên Khương thành sân bay quốc tế và hoàn thiện hệ thống đường
cao tốc từ sân bay về Đà Lạt; tuyến đường 723 đã rút ngắn khoảng cách giữa th Đà Lạt và
Nha Trang. Về cơ sở vật chất kỷ thuật các khách sạn hiện đại, khu biệt thự, nhà hàng phù

hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng cũng được xây dựng và chỉnh trang. Từng bước đa
dạng hóa sản phẩm dành cho laoị hình nghỉ dưỡng như: chăm sóc sức khỏe bằng phương
pháp Yoga hoặc phương pháp thiền, du lịch kết hợp phương pháp vật lý trị liệu, châm
cứu…, chiến lược tuyên truyền, quảng bá và mở rộng thị trường cho du lịch nghỉ dưỡng
Đà Lạt ngày càng phát triển.
Với ưu thế về khí hậu cảnh quan, không gian kiến trúc độc đáo và hài hào với cảnh quan
đã tạo điều kiện cho hai chức năng nghỉ dưỡng và du lịch của Đà Lạt gắn bó mật thiết và
hỗ trợ cho nhau. Sự phát triển về du lịch của Đà Lạt trong tương lai sẽ góp phần thúc đẩy
sự phát triển du lịch của cả nước nói chung, của vùng du kuch Nam Trung Bộ nói riên,
xứng đáng với vai trò là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam hiện nay.
2.4.3 Sự phát triển du lịch ở Đà Lạt
Được ví như một Tiểu Paris, Đà Lạt từng mộng mơ và nên thơ nhờ cái lạnh cao nguyên
ban đêm, sương mù buổi sớm và những dải rừng thông bao quanh thành phố. Không gian
này tuy vậy đã phần nào bị mất đi cái chất Pháp trong các kiến trúc biệt thự thiếu chăm
sóc hay bị sửa đổi không phù hợp.
Du lịch tuy là một thế mạnh song cũng là yếu tố làm thay đổi Đà Lạt theo hướng đô thị
hóa.
Đồi Cù nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt nằm kế bên là Hồ Xuân Hương do vậy
thường được nhắc đến như một địa danh dính liền nhau - nhiều người cho rằng Đà Lạt sẽ
kém phần mỹ lệ nếu thiếu Đồi Cù và hồ Xuân Hương. Năm 1942, khi thiết kế đồ án quy
hoạch thành phố Đà Lạt, kiến trúc sư Lagisquet đã khoanh vùng Đồi Cù như một khu vực
bất khả xâm phạm nhằm tạo một tầm nhìn thoáng đãng cho Đà Lạt. Về sau, một kiến trúc
sư người Anh đã thiết kế biến Đồi Cù thành sân golf 9 lỗ khá nổi tiếng của vùng Đông
Nam Á và hiện nay Đồi Cù đã được nâng cấp thành sân golf 18 lỗ. Tên Đồi Cù không rõ
có từ bao giờ, và vì sao gọi là "Đồi Cù" lại có hai hướng lý giải, có người cho rằng những
quả đồi thoai thoải nơi đây khi nhìn từ xa giống như tấm lưng trần của những con cù
khổng lồ nên đã ví von gọi là "Đồi Cù"; cũng có người giải thích sở dĩ có tên "Đồi Cù" vì
nơi đây là một địa điểm chơi golf hay còn gọi là đánh cù.
Hồ Xuân Hương nằm ngay trung tâm thành phố Đà Lạt và bên cạnh Đồi Cù. Hồ thực
chất là hồ nhân tạo được xây dựng vào năm 1919 do sáng kiến của Cunhac. Để tạo thành

hồ, người ta đắp một cái đập chắn dòng suối chảy qua thung lũng, hồ có diện tích mặt
nước rộng 25 ha, chu vi dài 5,1 km. Xung quanh hồ nhiều kiến trúc độc đáo có giá trị
nghệ thuật, thẩm mỹ cao được xây dựng như khách sạn Palace, thao trường Lâm Viên,
nhà nghỉ Công Đoàn, Nhà hàng Thanh Thủy, Thủy Tạ Trước kia hồ có tên gọi Grand
Lac (hồ lớn). Vào buổi sáng sớm sương mù hiện lên rất đẹp và thơ mộng.
Công viên hoa Đà Lạt nằm quanh trên bờ phía Bắc của hồ Xuân Hương, trên thung lũng
của Đồi Cù. Trước đây công viên hoa Đà Lạt có tên là Bích Câu, hiện nay diện tích của
công viên hoa được mở rộng tới 7000 m², với cách bố trí thoáng đãng, tạo ấn tượng cho
người chợt ghé. Các loại hoa và cây cảnh nổi tiếng của Đà Lạt được trồng tỉa chăm sóc
chu đáo, cảnh sắc tươi mát, phong phú bốn mùa. Hàng năm thường tổ chức lễ hội hoa và
là thông điệp nhằm mời gọi, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài phát triển
Đà Lạt và các vùng phụ cận trở thành trung tâm sản xuất, xuất khẩu hoa của cả nước và
khu vực Đông Nam Á.
Hiện nay, do không được quan tâm bảo trì đúng mức, nhiều thắng cảnh đang bị phá hủy,
như thác Liên Khương đã cạn nước, thác Gougah đã mất, những thác khác như thác
Prenn, thác Cam Ly, thác Voi đang trong tình trạng xuống cấp, cảnh quan cũng đang bị
phá hủy do không được tu bổ, sửa chữa thường xuyên.
2.5 PHAN THIẾT
Phan Thiết là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh
Bình Thuận. Phan Thiết nằm trên quốc lộ 1A (chiều dài quốc lộ 1A đi qua là 7 km), cách
Thành phố Hồ Chí Minh 198 km về hướng Đông. Phan Thiết là đô thị của miền Trung,
thuộc khu vực Nam Trung Bộ, tuy nhiên, theo quy hoạch phát triển đến năm 2025, nó sẽ
là đô thị cấp vùng Đông Nam Bộ. Diện tích tự nhiên là 206,45 km², bờ biển trải dài 57,40
km
2.5.1 Điều kiện tự nhiên
Phan Thiết có địa hình tương đối bằng phẳng, có cồn cát, bãi cát ven biển, đồi cát thấp,
đồng bằng hẹp ven sông. Có 3 dạng chính:

Vùng đồng bằng ven sông Cà Ty.


Vùng cồn cát, bãi cát ven biển. Có địa hình tương đối cao.
 Vùng đất mặn: ở Thanh Hải, Phú Thủy, Phú Trinh và Phong Nẫm.
Thành phố Phan Thiết nằm trong vùng khô hạn, khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiều gió,
nhiều nắng, ít bão, không có sương muối, có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26°C đến
27°C. Tháng 1, tháng 2 và tháng 12 (nhiệt độ trung bình 25,5°C) mát hơn so với các
tháng khác trong năm. Tháng 4 và tháng 5 là những tháng nóng nhất ở Phan Thiết, nhiệt
độ có khi lên đến 29°C. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm từ 78 đến 80,7%.
2.5.2 Điều kiện xã hội
Khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, về mặt dân số cũng như kinh tế, Phan Thiết đã là
một đô thị lớn của vùng duyên hải Trung kỳ. Phố Hài, Mũi Né là những cửa biển sầm uất
với ghe thuyền từ Trung Kỳ, Nam Kỳ đến chở nước mắm, cá khô, dầu rái, trầm hương
vào Sài Gòn, ra Đà Nẵng buôn bán. Thậm chí có cả tàu thuyền Trung Quốc từ Quảng
Đông, Hải Nam - qua đường biển từ Hội An - đến giao thương[3].
Trong những năm đầu thế kỷ 21, nền kinh tế thành phố Phan Thiết tăng trưởng với nhịp
độ khá (tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 14.04%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch
theo hướng công nghiệp, dịch vụ du lịch, ngư, nông lâm nghiệp, tiềm năng kinh tế từng
bước khai thác có hiệu quả, các thành phần kinh tế được khuyến khích đầu tư p hát triển
sản xuất kinh doanh.
phát triển nằm kề ngay trung tâm thành phố Phan Thiết, trên giao lộ Quốc lộ 1A (xuyên
Việt) và Quốc lộ 28 (Phan Thiết - Lâm Đồng), cách Thành phố Hồ Chí Minh 200 km,
cách Nha Trang 250 km, cách Vũng Tàu 150 km và Đà Lạt 165 km. Ngoài ra, trong nội
thành còn có các cơ sở công nghiệp thực phẩm, chế biến thủy hải sản, các cơ sở thủ công
mỹ nghệ.
Ngư nghiệp là ngành nghề lâu đời của người Phan Thiết. Cùng với La Gi và Phú Quý,
Phan Thiết là ngư trường lớn của tỉnh Bình Thuận. Song song đó, Phan Thiết là nơi được
thiên nhiên ưu đãi một khí hậu tự nhiên phù hợp với nghề sản xuất nước mắm. Biến thiên
nhiệt độ giữa các tháng không lớn, ít mưa, nhiều nắng và gió là những điều kiện tự nhiên
lý tưởng cho quá trình cá chín trong muối. Nhờ đó, nước mắm Phan Thiết có hương vị
đặc trưng mà nước mắm ở những nơi khác không thể có.
2.5.3 Sự phát triển du lịch ở Phan Thiết

Đồi cát Mũi Né, một địa điểm du lịch nổi tiếng của Phan Thiết
Người dân thành phố Phan Thiết ai cũng thừa nhận vùng biển giàu tiềm năng du lịch này
được đánh thức ngày 25 tháng 10 năm 1995 - ngày nhật thực toàn phần đi qua Phan
Thiết, một món quà bất ngờ và vô cùng quý giá thiên nhiên ban tặng.
Nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình
Thuận phê duyệt. Đây cũng được mệnh danh là địa điểm du lịch có nhiều resort nhất Việt
Nam.Mũi Né nói riêng và Phan Thiết nói chung nổi tiếng với đặc sản nước mắm nhỉ.
Hiện nay, chính quyền thành phố có chủ trương mở rộng và phát triển thêm các khu du
lịch nằm ở phía nam thành phố, điển hình là khu vực xã Tiến Thành.
2.6 QUẢNG NINH
2.6.1 ĐiỀu kiện tự nhiên
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một hình chữ nhật
lệch nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam. Phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng
điệp. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều
cửa sông và bãi triều, bên ngoài là hơn hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1.030 đảo
có tên, còn lại hơn một nghìn hòn đảo chưa có tên.
Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải. Hơn 80% đất đai là đồi núi. Hơn hai nghìn hòn
đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi.
Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; một
mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất. Do nằm trong vành
đai nhiệt đới nên hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và
nhiệt độ rất phong phú. Ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị
phân hoá thành hai mùa: mùa hạ nóng ẩm với mùa mưa, mùa đông lạnh với mùa khô.
Quảng Ninh có đến 30 sông, suối dài trên 10 km nhưng phần nhiều đều nhỏ. Diện tích
lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có 4 con sông lớn là hạ lưu sông
Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Mỗi sông hoặc đoạn sông
thường có nhiều nhánh. Các nhánh đa số đều vuông góc với sông chính.
2.6.2 Điều kiện xã hội
Dân tộc, Quảng Ninh có 22 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có hàng nghìn
người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét.

Ðó là các dân tộc Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa. Tiếp đến là hai dân tộc
có dân số hàng trăm người là Nùng và Mường. Mười bốn dân tộc còn lại có số dân dưới
100 người gồm: Thái, Kh'me, Hrê, Hmông, Êđê, Cờ Tu, Gia Rai, Ngái, Xu Ðăng, Cơ Ho,
Hà Nhì, Lào, Pup cô. Ðây là những người gốc các dân tộc thiểu số từ rất xa như từ Tây
Nguyên theo chồng, theo vợ là người Việt (Kinh) hoặc người các dân tộc khác về đây
sinh sống, bình thường khó biết họ là người dân tộc thiểu số.
Quảng Ninh có tổng số 638 khách sạn, nhà nghỉ trong đó có 02 khách sạn 5 sao, 5 khách
sạn 4 sao, 10 khách sạn 3 sao, 35 khách sạn 1 – 2 sao và 632 khách sạn mini, nhà nghỉ có
tổng số 10.000 phòng nghỉ với 18.000 giường.
Ngoài hệ thống khách sạn, Quảng Ninh còn có 350 tàu du lịch (13.000 ghế), trong đó có
49 tàu nghỉ đêm (422 giường) và 318 cơ sở kinh doanh dịch vụ và 02 khu vui choi giải trí
có thưởng dành cho người nước ngoài.
2.6.3 Sự phát triển du lịch ở Quảng Ninh
Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng
du lịch miền Bắc Việt Nam, Quảng Ninhcó danh thắng nổi tiếng là vịnh Hạ Longđã được
UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di sản thế giới bởi giá trị địa chất
địa mạo.
Tiềm năng du lịch Quảng Ninh nổi bật nên với: Các Thắng cảnh nổi tiếng: Vịnh Hạ Long
có diện tích 1.553 km2 với 1969 đảo, trong đó khu di sản thế giới được UNESCO công
nhận có diện tích trên 434 km2 với 788 đảo, có giá trị đặc biệt về văn hoá, thẩm mỹ, địa
chất, sinh học và kinh tế. Trên vịnh có nhiều đảo đất, hang động, bãi tắm, cảnh quan đẹp
thuận lợi cho phát triển nhiều điểm, nhiều hình thức du lịch hấp dẫn. Vịnh Hạ Long cùng
với đảo Cát Bà là khu du lịch trọng điểm quốc gia, động lực phát triển vùng du lịch Bắc
bộ.
Các bãi tắm bãi tắm đẹp như Bãi Cháy, đảo Tuần Châu đã được cải tạo, nâng cấp với
nhiều loại hình dịch vụ phục vụ đa dạng các nhu cầu của khách. Các di tích lịch sử văn
hóa: Cả tỉnh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật gắn với nhiều lễ hội truyền
thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của Quốc gia như chùa Yên Tử, đền Cửa Ông,
di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn. đây là những điểm thu hút
khách thập phương đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo, nhất là vào những dịp

lễ hội.
Ấm thực Quảng Ninh: Quảng Ninh nổi bật với các món ăn được chế biến từ các loài hải
sản của biển Quảng Ninh, trong đó có những đặc sản giá trị như hải sâm, bào ngư, tôm,
cua, sò, ngán, hầu hà, sá sùng, rau câu
Tiềm năng phát triển du lịch
Ðịa hình đáy biển Quảng Ninh không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20m, có những
lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn
san hô rất phong phú đa dạng. Ðặc biệt vùng biển Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long, di sản
thiên nhiên thế giới với hàng ngàn đảo đá nguyên là vùng địa hình karts bị nước bào mòn
tạo nên cảnh đẹp độc đáo, kỳ vĩ độc nhất vô nhị trên thế giới. Vùng ven biển và hải đảo
Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn có những bãi cát trắng, bãi biển tuyệt
đẹp,như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng
Tỉnh Quảng Ninh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật gắn với nhiều lễ hội
truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của quốc gia như chùa Yên Tử, đền Cửa
Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn đây là những điểm thu
hút khách thập phương đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo, nhất là vào những
dịp lễ hội.
Đến Quảng Ninh, du khách còn có cơ hội để thưởng thức các món ăn được chế biến từ
các loài hải sản của biển Quảng Ninh, trong đó có những đặc sản giá trị như hải sâm, bào
ngư, tôm, cua, sò, ngán, hầu hà, sá sùng, rau câu
Đường bộ: Tuyến Hà Nội – Bắc Ninh – Hạ Long dài 155km, là tuyến đường bộ thuận lợi
nhất và ngắn nhất, không phải qua phà.
Đường không: Thứ bảy hàng tuần có máy bay trực thăng xuất phát từ sân bay Gia Lâm
(Hà Nội) đến thẳng vịnh Hạ Long.
Đường thủy: Hàng ngày có 4 chuyến tàu thủy Hải Phòng - Hạ Long và ngược lại.

2.7 CÔN ĐẢO
2.7.1 Đặc điểm tự nhiên
Vị trí: Côn Đảo - huyện Côn Đảo, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách Tp. Vũng Tàu
180km, cách Tp. Hồ Chí Minh 230km.

Đặc điểm: Côn Ðảo là một quần đảo gồm 14 đảo lớn, nhỏ, có địa thế hùng vĩ, có tài
nguyên thiên nhiên phong phú, có nhiều phong cảnh và bãi biển đẹp cùng với di tích
nhà tù nổi tiếng.
Du khách có thể đi bằng máy bay trực thăng hoặc bằng tàu biển để ra Côn Ðảo.
2.7.2 Đặc điểm xã hội
Từ giữa thế kỷ 19 đến năm 1975, Côn Ðảo bị biến thành một nhà tù khổng lồ, giam giữ
hàng trăm nghìn người yêu nước Việt Nam. Tại đây, hơn 22.000 người con ưu tú của
đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập tự do của Tổ quốc. Các khu lao, chuồng cọp,
chuồng bò, hầm xay lúa, bến Ðầm, Cầu Tầu, nghĩa trang Hàng Dương mãi mãi còn
đó, thể hiện tinh thần anh dũng, ý chí kiên cường của con người Việt Nam. Côn Ðảo là
một chứng tích hùng hồn, tố cáo chế độ độc ác, tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc, thực dân
đối với phong trào yêu nước của dân tộc ta.
Đến Côn Đảo, hai bên đường là rừng, là núi và một bên là biển. Một màu xanh ngất ngây.
Du khách có thể thấy những tấm biển lớn kêu gọi bảo vệ rùa biển và dugong được đặt ở
những nơi công cộng, tại các khách sạn, các địa điểm du lịch, góp phần nâng cao nhận
thức của người dân và khách du lịch về việc bảo vệ thiên nhiên.Côn Đảo. còn ấn tượng
với những khẩu hiệu rất mạnh mẽ cho thấy được ý thức của người dân ở đây: “Bảo vệ
môi trường xung quanh xanh, sạch, đẹp, chính là bảo vệ sự sống của chúng ta”, “Trước
khi chặt một cây hãy trồng một cánh rừng”…
Mỗi người đến đây như tìm lại được thuở hoang sơ của trời đất, cảm thấy tâm hồn mình
như trong sáng hơn, cơ thể mình khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, an ninh ở đây cũng được ca
ngợi là an toàn tới mức “cửa không phải cài then”.
2.7.2 Sự phát triển du lịch

Đến với Côn Đảo, có lẽ sẽ không gì thích thú hơn đối với du khách nếu được thực hiện
một chuyến lặn xem những rạn san hô trải dài hàng cây số, gồm hàng chục loại san hô đủ
màu sắc, đủ hình dáng, với những đàn cá lớn sặc sỡ bơi lội tung tăng trong làn nước biển
xanh trong vắt. Có lẽ trên phạm vi cả nước, Côn Đảo đã hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện
để trở thành một địa điểm du lịch sinh thái đúng nghĩa. Chắc chắn sẽ ngày càng có nhiều
du khách đến thăm hòn đảo xinh đẹp này để được thật sự sống trong môi trường thiên

nhiên còn nguyên vẹn, và chia sẻ niềm vui với những chú dugong, rùa biển, cá heo đang
đùa giỡn tự do trong thiên đường an toàn của chúng.
Do cách biệt đất liền, bao quanh là biển, khách đến Côn Ðảo chỉ có thể đi được vào mùa
biển êm, đẹp nhất là từ tháng 3 đến tháng 6 bằng tàu thủy hoặc máy bay trực thăng
Ngày nay, Côn Đảo đã trở thành khu di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, thu hút
đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử… Bên cạnh đó,
cũng có nhiều chuyến hành hương của các cựu tù binh Côn Đảo được tổ chức, về thăm
lại những nhà tù khắc nghiệt năm xưa, nơi mà chính họ và đồng chí của họ bị đầy đọa, tra
tấn dã man, giờ đây đã trở thành bảo tàng cho du khách vào thăm quan.
Bên cạnh các di tích lịch sử, Côn Đảo còn thu hút đông du khách bởi cảnh đẹp thiên
nhiên trong lành với những khu rừng yên tĩnh, những bãi biển cát trắng, những dải san hô
đầy màu sắc và không khí yên bình và thanh thản, tránh xa khỏi cuộc sống hối hả và bon
chen nơi thành phố.

2.8 HỒ CHÍ MINH
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất trên cả nước, đồng thời cũng là
trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển
tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh
ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km². Tính đến 1/4/2009,
dân số thành phố là 7.123.340 người (chiếm 8,30% dân số Việt Nam).
Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam
và Đông Nam Á với hê thống giao thông vận tải bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường
thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc
tế, tức 70 % lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao,
giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.
2.8.1 Điều kiện tự nhiên:
- Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một
đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối
liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.
- Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh

có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc,
hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng.
- Về thời tiết, khí hậu, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và
có hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn
mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau.
2.8.2 Điều kiện kinh tế xã hội du lịch:
- Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam, và rất đa
dạng về ngành nghề.
- Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm,
siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa
xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần
đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre,
Diamond Plaza
- Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối
giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Khác với Hà Nội,
vận tải thủy ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm một tỷ lệ quan trọng.
- Về du lịch, năm 2007 đã có khoảng 4,3 triệu khách quốc tế đến Việt Nam, trong
đó có 3 triệu khách đã tới thăm Thành phố Hồ Chí Minh, tức khoảng 70%.
- Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh có 641 khách sạn. Phục vụ những khách cao
cấp, thành phố có 8 khách sạn 4 sao, và 11 khách sạn 5 sao gồm: Caravelle,
Sheraton, Moevenpick (Omni cũ), New World, Equatorial, Legend, Renaissance
Riverside, Windsor Plaza, Sofitel Plaza, Park Hyatt, Majestic.
- Các địa điểm du lịch của thành phố tương đối đa dạng. Với hệ thống 11 viện bảo
tàng, chủ yếu về đề tài lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu Việt Nam về số
lượng bảo tàng. Bảo tàng lớn nhất và cổ nhất thành phố là Bảo tàng Lịch sử Việt
Nam với 30 nghìn hiện vật. Trong khi phần lớn khách thăm Bảo tàng Chứng tích
chiến tranh là người nước ngoài thì bảo tàng thu hút nhiều khách nội địa nhất là
Bảo tàng Hồ Chí Minh.
- Trên địa phận thành phố hiện nay có hơn 1000 ngôi chùa, đình, miếu được xây
dựng qua nhiều thời kỳ. Còn các nhà thờ xuất hiện chủ yếu trong thế kỷ 19 theo

các phong cách Roman, Gothic. Nhà thờ lớn và nổi tiếng nhất của thành phố là
nhà thờ Đức Bà, nằm ở Quận 1, hoàn thành năm 1880. Khu vực ngoài trung tâm,
Địa đạo Củ Chi, Rừng ngập mặn Cần Giờ, Vườn cò Thủ Đức cũng là những địa
điểm du lịch quan trọng. Thành phố Hồ Chí Minh còn là một trung tâm mua sắm
và giải trí. Bên cạnh các phòng trà ca nhạc, quán bar, vũ trường, sân khấu, thành
phố có khá nhiều khu vui chơi như Công viên Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm
Viên. Các khu mua sắm, như Chợ Bến Thành, Diamond Plaza hệ thống các nhà
hàng, quán ăn cũng là một thế mạnh của du lịch thành phố.
2.8.3 Sự phát triển du lịch :
TP.HCM có lợi thế là trung tâm kinh tế, văn hóa, giải trí của cả nước. Với lượng dân cư
đông đúc nhất cả nước, đời sống ngày một nâng cao, nhu cầu đi du lịch không chỉ có ở
những kỳ nghỉ dài cố định trong năm mà nhu cầu đi du lịch trong ngày, vào ngày cuối
tuần đang là tiềm năng rất lớn để TP.HCM khai thác. Việc có thêm điểm du lịch mới, đa
dạng đang được TP.Hồ Chí Minh đẩy mạnh đầu tư, khai thác. Đề án phát triển du lịch
đường sông của ngành du lịch TP.HCM với sự tham gia của 2 địa phương Bình Dương
và Đồng Nai đã được ngành du lịch TP.HCM đưa ra từ năm 2006. Sau gần 5 năm triển
khai, ngành du lịch TP và cả Tổng cục Du lịch đã tổ chức nhiều hội thảo bàn giải pháp
phát triển du lịch đường sông tại TP.HCM và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, do hạn chế về
hạ tầng, thiếu cầu cảng cập bến, độ cao của các cây cầu thấp, thuyền không qua được
nên hoạt động khai thác còn cầm chừng.
Với việc xác định thế mạnh của du lịch TP.HCM là “nơi trung chuyển khách”, TP.HCM
có hệ thống các nhà hàng, khách sạn và các điểm tham quan khắp trên TP. Ngoài các
công trình kiến trúc nổi tiếng như nhà thờ Đức Bà, Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố,
Nhà hát lớn, Bưu điện trung tâm, Bến Nhà Rồng, Dinh Độc Lập, Thư viện Khoa học
Tổng hợp…., các điểm tham quan ngoài trung tâm như Địa đạo Củ Chi, Rừng ngập mặn
Cần Giờ, Vườn cò Thủ Đức…, TP.HCM là địa phương đầu tiên đạt chuẩn mua sắm du
lịch, tạo ra hai thế mạnh là du lịch hội nghị và mua sắm.
Mặc dù không có lợi thế về phong cảnh thiên nhiên như những bãi biển đẹp, những
cánh rừng nguyên sinh, nhưng TP.HCM cũng có 4 resort, 1 làng an dưỡng và 2 khu du
lịch sinh thái.

Thảo Điền Village - resort riverview 5 sao đầu tiên ở TP.HCM
Thảo Điền Village cách trung tâm thành phố 7 km bằng đường bộ hoặc một chuyến tàu
cao tốc 15 phút trên sông Sài Gòn. Đây là khu du lịch xinh đẹp, đạt tiêu chuẩn quốc tế,
rộng hơn 12.000m2, có không gian xanh tươi nằm cạnh bờ sông thơ mộng.

Thảo Điền Village là khu resort riverview đầu tiên tại TP.HCM, tọa lạc ở Q.2. Từ ý
tưởng “Biển trong thành phố” của người Pháp, Thảo Điền Village đã đem cát lấy từ xứ
Cam Ranh (Khánh Hòa) vào thành phố, rồi trồng dừa trên đó tạo cho bạn cảm giác như
đang ở một bãi biển nào đó.

Thảo Điền Village nằm yên ả bên dòng sông Sài Gòn với rặng dừa nước thẳng tắp giống
Đồng bằng sông Cửu Long nguyên sơ thu nhỏ. Đây là làng du lịch phức hợp với đầy đủ
các tiện nghi sang trọng nhưng rất thân thiện và gần gũi, ấm cúng như chính ngôi nhà của
bạn. Ngôi biệt thự 3 tầng tuyệt đẹp và lãng mạn. Hồ bơi và quầy bar ngoài trời là một nơi
lý tưởng cho bạn thư giãn cùng người thân và bạn bè. Hệ thống nhà hàng Việt Nam, Thái
Lan, Nhật Bản, Ý phục vụ rất nhiều món ăn cho bạn tha hồ lựa chọn.

Silver Creek City Resort
Tọa lạc tại quận 12, cách trục chính Quốc lộ 1A gần 200m, là cửa ngõ giao thông thuận
lợi đi các trung tâm công nghiệp lân cận. Cách trung tâm thành phố HCM - 25 phút chạy
xe, Khu Công nghiệp Vietnam- Singapore – 15 phút, Khu Công nghệ cao Quận 9 – 15
phút, khu phần mềm Quang Trung 10 phút và chỉ cách sân bay Tân Sơn Nhất 20 phút.
Khu vực đồng thời cũng là điểm giao thông thuận lợi đi các điểm thăm quan du lịch nổi
tiếng như Địa đạo Củ Chi, Tây Ninh, Khu du lịch Đại Nam và sân Golf Sông Bé.Đây là
điểm giao lưu trang trọng, lịch sự của các Doanh nhân, điểm lưu trú thuận tiện cho các
chuyên gia làm việc tại các Khu công nghiệp V.SIP, Khu công nghệ cao Quận 9, Khu
phần mềm Quang Trung và các khu vực lân cận. Bên cạnh đó, Silver Creek City Resort
cũng là một điểm đến lý tưởng cho việc nghỉ ngơi vào những ngày cuối tuần của gia đình
bạn sau những ngày làm việc căng thẳng.
Villa H

2
O
Điểm nhấn của khu resort chính là khu yến tiệc và hội nghị mang dáng dấp cổ xưa. Đây
là khu vực phức hợp bao gồm các nhà cổ, nhà hàng thủy tạ nằm xen lẫn với hồ bơi, hồ cá,
thác nước có sức chứa 300 khách. Ngay bên cạnh là khu đại sảnh khoáng đạt, có tầm nhìn
rộng rãi, có hồ bơi, quầy bar là nơi lý tưởng để gặp mặt gia đình và bạn bè. Hệ thống nhà
nghỉ được xây dựng theo phong cách Bungalow (phòng nghỉ kiểu nhà vườn) với lối kiến
trúc mang đậm bản sắc dân tộc nhưng sang trọng, tạo cho du khách cảm giác ấm cúng,
gần gũi.
Không phải mất nhiều thời gian, chừng 30 phút đi ô tô từ trung tâm thành phố là bạn có
thể cùng người yêu, bạn bè hoặc gia đình có mặt tại resort Villa h2o để thưởng thức
những giây phút thực sự thoải mái, riêng tư, thả mình trong hồ nước mát hay tham gia
vào những trò vui chơi giải trí như: Câu cá, bơi lội, bóng chuyền, tennis, karaoke, du
thuyền trên sông… Villa h2o là nơi lý tưởng để họp mặt, chiêu đãi bạn bè hoặc đưa gia
đình đến nghỉ dưỡng, thư giãn và thưởng thức các món ngon đặc sản Âu - Việt vào bất cứ
lúc nào trong tuần.

Làng an dưỡng Ba Thương
Làng an dưỡng Ba Thương ở huyện Củ Chi, cách trung tâm thành phố 45km, với diện
tích 7ha. Khung cảnh ở Ba Thương thơ mộng với hoa lá cỏ cây; kiến trúc được thiết kế
đậm chất phương Đông. Đây là địa điểm lý tưởng để khách an dưỡng, nghỉ ngơi.


KDL Sinh thái Bình Mỹ (Củ Chi)
Trang trại và khu du lịch có được một cảnh quan sinh thái tự nhiên nằm bên dòng sông
Sài Gòn, với những hàng cây cổ thụ cập theo hai bờ biền rạch xanh mát, một không gian
miền quê yên tĩnh, thoáng mát, vẫn còn nguyên vẻ đẹp sinh thái hoang sơ, trước mắt
không xa lại hiện rõ khu đô thị sầm uất của thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương.

Khu trang trại và du lịch nằm giữa hai con rạch và mặt sông Sài Gòn, con lộ nông thôn

hướng ra tỉnh lộ 9. Cách chợ Thủ Dầu Một Bình Dương 2 km đi đường thuỷ, 4km đi
đường bộ. Cách trung tâm TP HCM 25km, tổng diện tích trên 4ha. Diện tích trang trại &
dịch vụ trên 2ha, diện tích sinh thái vườn kết hợp nông dân trên 2ha, chiều dài mặt sông
và ven bờ rạch dài 350m.

Khu Du Lịch Bình Mỹ nằm cạnh sông Sài Gòn có môi trường sinh thái tự nhiên, không
gian thoáng mát yên tĩnh, giao thông đường thuỷ, đường bộ rất thuận tiện cho du khách
đến tham quan, vui chơi và nghỉ dưỡng.

Cần Giờ Resort
Công ty Du lịch Sinh thái Cần Giờ là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn
(Saigontourist) – là đơn vị đầu tiên đạt chứng chỉ ISO 14001 trên địa bàn Cần Giờ, với
hai khu vực hoạt động du lịch chính:
Khu Lâm Viên Cần Giờ: (Tên thường gọi là Đảo Khỉ)
Nằm trong vành đai của Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới (rừng ngập mặn Cần Giờ đã
được UNESCO công nhận vào tháng 01/2000), nơi đây, quý khách sẽ được tham quan
nhà Bảo tàng Cần Giờ, đi thuyền tham quan khu rừng ngập mặn, căn cứ cách mạng Rừng
Sác, xem biểu diễn xiếc thú, tham quan thú hoang dã, đặc biệt là những đàn khỉ trên
1.000 con rất tinh nghịch và dạn dĩ với con người. Ngoài ra, quý khách có thể ghé vào
nhà hàng Rừng Sác để giải khát, điểm tâm và thưởng thức các món ăn đặc sản của rừng
ngập mặn.
Khu Cần Giờ Resort
Đạt tiêu chuẩn 3 sao nằm cạnh bãi biển 30/4 với rừng phi lao gió mát rì rào và sóng biển
dịu êm. Resort được trang bị tiện nghi, hiện đại bao gồm: 80 nhà nghỉ Bungalow, nhà
hàng Carrot, nhà hàng Hàng dương, hồ bơi, Karaoke, Massage, Sauna, Steambath, 2 sân
Tenis, cầu lông, khu vực sinh hoạt lửa trại, bar, coffee – shop, nhà hội nghị - hội thảo,
truyền hình và điện thoại quốc tế, room service ( 24/24).

Khu Du lịch rừng Vàm Sát
Khu du lịch Vàm Sát nằm trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ với diện tích

1.862ha. Nơi đây có hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng gồm các loài cây đặc
trưng của vùng nước ngập mặn (và nằm trong Khu dự trữ sinh quyển Thế giới).


Trong chiến tranh, rừng ngập mặn Vàm Sát là chiến trường trên sông nước nổi tiếng, với
những chiến công vang dội, chỉ mấy năm sau, khi chiến tranh kết thúc, nhân dân đã tụ hội
về đây, khôi phục lại rừng, trồng cây, bảo vệ sinh thái tự nhiên của Cần Giờ. Rừng ngập
mặn Cần Giờ nhanh chóng trở thành rừng phòng hộ, lá phổi xanh của một thành phố lớn
nhất Việt Nam. Tháng 7/2002, Tổ Chức Du Lịch Thế Giới (WTO) đã công nhận Khu du
lịch Vàm Sát là một trong hai “Khu du lịch sinh thái phát triển bền vững của thế giới tại
Việt Nam”.
Tháng 12/2003, sân chim và Đầm Dơi của khu du lịch sinh thái Vàm Sát đã được UBND
thành phố phê duyệt khoanh vùng quy hoạch chim thú rừng tại rừng p hòng hộ Cần Giờ
nhằm mục đích bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn, khu dự trữ
sinh quyển, tạo nơi tham quan học tập, nghiên cứu và giáo dục cho nhân dân thành phố,
du khách trong và ngòai nước.

Một số điểm tham quan tại Vàm Sát: Biển chết, Câu cá sấu, Đầm Dơi, Sân Chim,
Tháp Tang Bồng, Vườn Sưu Tập Thực Vật, Khu bảo tồn động vật

2.9 HÀ NỘI
Hà Nội là thủ đô và thành phố có diện tích lớn nhất và đông dân thứ hai của Việt Nam
(sau TPHCM).
Thuộc đồng bằng sông Hồng trù phú, Hà Nội đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và
tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam.
2.9.1 Điều kiện tự nhiên
Nằm ở phía tây bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53'
đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái
Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và
Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao
trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện
tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và
chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba
Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim
462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp,
như gò Đống Đa, núi Nùng.
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa
ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng nhiệt đới, thành phố
quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao
Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày
mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của
hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt
độ trung bình 29,2ºC. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt
độ trung bình 15,2ºC. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, thành
phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.

2.9.2 Điều kiện xã hội
Hà Nội thường được xem như nơi tập trung những tinh hoa văn hóa. Trong hàng ngàn
năm, vị trí kinh đô khiến thành phố này trở thành nơi quy tụ của những nhân vật ưu tú,
những thương nhân, những nghệ nhân, những thợ thủ công lành nghề. Họ tới đây lập
nghiệp, mang theo những phong tục, tập quán địa phương và Hà Nội trở thành mảnh đất
tiêu biểu cho nền văn hóa của cả Việt Nam. Những danh nhân, nhân vật nổi tiếng của
Việt Nam phần đông xuất thân từ những vùng đất khác, nhưng kinh đô Thăng Long
thường là nơi họ xây dựng nên sự nghiệp.
Thăng Long - Hà Nội là nơi giao thoa của những nền văn hóa lớn. Hà Nội ít nhiều
mang những dấu ấn của văn hóa Trung Hoa, văn minh phương Tây để rồi xây dựng nên
những cơ sở đầu tiên của nền nghệ thuật Việt Nam hiện đại với tân nhạc, thơ mới, hội
họa, văn học hiện đại, điện ảnh, nhiếp ảnh.
Những nét văn hóa thường được thể hiện qua ngôn ngữ, trang phục, truyền thống ẩm

thực, những thú vui giải trí Người Hà Nội vẫn giữ lại những thú vui tao nhã như chơi

×