Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Bao cao tong ket de tai nckh cap dhh 2021 chinh thuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC HUẾ
THỰC HIỆN NĂM 2021 - 2022

TÊN ĐỀ TÀI
NHẬN THỨC CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN VỀ HÌNH THỨC ĐÀO TẠO
KẾT HỢP GIỮA TRỰC TUYẾN VÀ TRỰC TIẾP VÀ THỰC TẾ ÁP DỤNG
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC HUẾ
Mã số: DHH-2021-07-80

Chủ nhiệm đề tài: Ths. Cao Thị Xuân Liên
Đơn vị: TTTT-TV, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại Học Huế
Thời gian thực hiện: 24 tháng

HUẾ, 06/2023


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC HUẾ
THỰC HIỆN NĂM 2021

TÊN ĐỀ TÀI
NHẬN THỨC CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN VỀ HÌNH THỨC ĐÀO TẠO
KẾT HỢP GIỮA TRỰC TUYẾN VÀ TRỰC TIẾP VÀ THỰC TẾ ÁP DỤNG TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC HUẾ


Mã số: DHH-2021-07-80
Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài

Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ tên, đóng dấu)

(ký, họ tên)

Cao Thị Xuân Liên

HUẾ, 06/2023


DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI
STT

Họ và tên

Học hàm, học vị

Đơn vị công tác

1

Trần Quang Ngọc Thúy

Giảng viên, Tiến sĩ

Khoa Tiếng Anh,

Trường Đại học Ngoại
ngữ, Đại học Huế

2

Phan Thị Thanh Thảo

Giảng viên, Tiến sĩ

Khoa Tiếng Anh,
Trường Đại học Ngoại
ngữ, Đại học Huế

3

Hồ Thị Thùy Trang

Giảng viên, Thạc sĩ

Khoa Tiếng Anh,
Trường Đại học Ngoại
ngữ, Đại học Huế

4

Dương Phước Tồn

Chun viên

Phịng KHTC&CSVC,

Trường Đại học Ngoại
ngữ, Đại học Huế

i


MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI .............................................i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH MINH HỌA VÀ BẢNG BIỂU.....................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................vi
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... vii
INFORMATION ON STUDY RESULTS .....................................................................xi
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài ..................................................................................................1
2. Bối cảnh nghiên cứu ....................................................................................................1
3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3
5. Tóm tắt tiến trình thực hiện nghiên cứu ......................................................................3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................5
1.1 Định nghĩa hình thức đào tạo kết hợp (blended learning) .........................................5
1.2 Các cơng cụ cơng nghệ có thể sử dụng trong hình thức đào tạo kết hợp ..................7
1.3. Các thành tố của hình thức đào tạo kết hợp ............................................................. 8
1.4. Phân loại các mơ hình đào tạo kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp ........................9
1.4.1 Phân loại dựa trên cách thức lồng ghép các hoạt động trực tuyến vào việc giảng
dạy trực tiếp .....................................................................................................................9
1.4.2 Phân loại dựa trên tác động của các hoạt động trực tuyến đối với việc giảng dạy
trực tiếp .......................................................................................................................... 10
1.5 Lợi ích và thách thức của hình thức đào tạo kết hợp...............................................11
1.6 Nhận thức của giảng viên và sinh viên đối với hình thức đào tạo kết hợp .............12

1.7 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài trong và ngoài nước ......................................16
1.9 Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................19
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 20
2.1 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................20
2.2. Khách thể nghiên cứu ............................................................................................. 20
2.3 Cơng cụ nghiên cứu .................................................................................................22
2.4 Q trình thu thập và phân tích số liệu ....................................................................23
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................25
3.1 Nhận thức của giảng viên và sinh viên về hình thức đào tạo kết hợp .....................25
ii


3.2 Đánh giá tình hình triển khai hình thức đào tạo kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp
tại Trường Đại học ngoại ngữ, Đại học Huế .................................................................29
3.3 Những thuận lợi và khó khăn giảng viên và sinh viên gặp phải trong quá trình áp
dụng hình thức đào tạo kết hợp .....................................................................................41
3.4. Đề xuất của giảng viên và sinh viên để nâng cao chất lượng hình thức đào tạo kết
hợp giữa trực tuyến và trực tiếp ....................................................................................49
phần KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................53
1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu .......................................................................................53
2. Những hạn chế của nghiên cứu .................................................................................54
3. Các hướng nghiên cứu trong tương lai ......................................................................54
4. Kiến nghị, đề xuất......................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 57
PHỤ LỤC ......................................................................................................................63

iii


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA VÀ BẢNG BIỂU

Hình 1: Phân loại mức độ áp dụng công nghệ vào hoạt động đào tạo theo Jones và cộng
sự (2009) ..........................................................................................................................6
Hình 3: Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Venkatesh và cộng sự.,
2003) .............................................................................................................................. 14
Bảng 1: Thông tin về giảng viên tham gia nghiên cứu..................................................20
Bảng 2: Thông tin về sinh viên tham gia nghiên cứu ....................................................21
Bảng 3: Mô tả các nội dung khảo sát dựa trên các phương diện của Lý thuyết thống nhất
về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) ............................................................. 25
Bảng 4: Thống kê mức độ tin cậy của thang đo trong khảo sát dành cho giảng viên ...26
và sinh viên ....................................................................................................................26
Bảng 5: Kết quả khảo sát về nhận thức của giảng viên và sinh viên về hình thức đào tạo
kết hợp ........................................................................................................................... 27
Biểu đồ 1: So sánh nhận thức của giảng viên và sinh viên về hình thức đào tạo kết hợp
.......................................................................................................................... 28
Biểu đồ 2: Kinh nghiệm áp dụng hình thức đào tạo kết hợp của các giảng viên ..........30
Biểu đồ 3: Đối tượng sinh viên được chọn để học theo hình thức kết hợp ...................31
Biểu đồ 4: Nội dung giảng dạy theo hình thức kết hợp.................................................32
Biểu đồ 5: Phân bổ thời lượng giảng dạy trực tuyến khi áp dụng hình thức.................33
đào tạo kết hợp...............................................................................................................33
Biểu đồ 6: Các công cụ hỗ trợ giảng viên đào tạo trực tuyến .......................................34
Biểu đồ 7: Trình tự kết hợp các hoạt động giảng dạy trực tuyến và trực tiếp ...............35
Bảng 6: Phân loại các mơ hình đào tạo kết hợp mà giảng viên đang áp dụng dựa trên
trình tự thời gian và thời lượng chương trình học .........................................................35
Biểu đồ 8: Nội dung khảo sát liên quan đến đích kết hợp hoạt động giảng dạy trực tuyến
vào hoạt động giảng dạy trực tiếp ....................................................................37
Bảng 7: Cách kết hợp hai hình thức đào tạo mà giảng viên đang dùng dựa trên nội dung
khảo sát liên quan đến đích và mức độ tác động giữa hai phương thức trực tiếp và trực
tuyến .............................................................................................................................. 37
Biểu đồ 9: Cách giảng viên triển khai các hoạt động giảng dạy theo hai hình thức .....40
Bảng 8: Quan điểm của giảng viên về lợi ích của hình thức đào tạo kết hợp ...............41

Bảng 9: Quan điểm của sinh viên viên về lợi ích của hình thức đào tạo kết hợp .........42
Bảng 10: Quan điểm của giảng viên về thách thức của hình thức đào tạo kết hợp ......44
iv


Bảng 11: Quan điểm của sinh viên về thách thức của hình thức đào tạo kết hợp .........45
Bảng 12: Đề xuất của giảng viên ...................................................................................49
Bảng 13: Đề xuất của sinh viên .....................................................................................50

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LMS – Learning Management System (hệ thống quản lý học tập)
CNTT – Công nghệ thông tin
ICT – Information Communication Technology (công nghệ thông tin truyền thơng)
TAM – Technology Acceptance Model (Mơ hình chấp nhận cơng nghệ)
UTAUT - Unified Theory of Acceptance and Use of Technology (Lý thuyết thống nhất
về chấp nhận và sử dụng công nghệ)
DOI –Diffussion of Innovations (Mơ hình truyền bá đổi mới)
NN&VH – Ngơn ngữ và văn hóa

vi


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC HUẾ
1. Thơng tin chung
1.1. Tên đề tài: NHẬN THỨC CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN VỀ HÌNH THỨC
ĐÀO TẠO KẾT HỢP GIỮA TRỰC TUYẾN VÀ TRỰC TIẾP VÀ THỰC TẾ ÁP

DỤNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC HUẾ
1.2. Mã số: DHH-2021-07-80
1.3.Chủ nhiệm đề tài: Ths. Cao Thị Xuân Liên
1.4. Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
1.5.Thời gian thực hiện: 01/2021 – 12/2022
2. Mục tiêu nghiên cứu
+ Tìm hiểu thực trạng triển khai hình thức đào tạo kết hợp giữa dạy học trực tuyến trên
mạng và dạy học trực tiếp trên lớp tại Trường Đại học ngoại ngữ, Đại học Huế
+ Tìm hiểu giảng viên và sinh viên có thái độ như thế nào đối với hình thức đào tạo kết
hợp giữa dạy học trực tuyến trên mạng và dạy học trực tiếp trên lớp
+ Tìm hiểu giảng viên và sinh viên gặp phải những thuận lợi và khó khăn nào khi áp
dụng hình thức đào tạo kết hợp giữa dạy học trực tuyến trên mạng và dạy học trực tiếp
trên lớp
+ Thu thập các kiến nghị của giảng viên và sinh viên để hình thức đào tạo kết hợp giữa
dạy học trực tuyến trên mạng và dạy học trực tiếp trên lớp được triển khai hiệu quả hơn
trong thời gian tới
3. Tính mới và sáng tạo (nêu điểm mới, sáng tạo trong đề tài; trong khoảng 100 từ)
Khác với các nghiên cứu trước đã được triển khai tại Đại học Huế liên quan đến
việc áp dụng hình thức đào tạo kết hợp chỉ mang tính cục bộ trên quy mô một lớp học
nhỏ, tại một số khoa đào tạo nhất định, nghiên cứu này lần đầu tiên tìm hiểu nhận thức
của giảng viên và sinh viên về hình thức đào tạo kết hợp tại Trường Đại học Ngoại ngữ,
Đại học Huế trên quy mơ tồn trường. Điều này giúp cung cấp thông tin khái quát và rõ
ràng hơn về thái độ và suy nghĩ của giảng viên và sinh viên đối với việc áp dụng hình
thức đào tạo kết hợp trong việc đào tạo ngoại ngữ tại một trường thành viên của Đại học
Huế. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã tập trung tìm hiểu thực trạng áp dụng hình thức đào
tạo kết hợp và có phân tích mối tương quan giữa nhận thức và thực tế áp dụng của giảng
viên. Nghiên cứu này cũng đã thu thập các ý kiến của giảng viên và sinh viên về những
thuận lợi và khó khăn trong q trình áp dụng hình thức đào tạo kết hợp để từ đó đưa ra
những kiến nghị phù hợp để nhằm nâng cao hiệu quả triển khai hình thức đào tạo kết
vii



hợp tại Trường Đại học Ngoại ngữ nói riêng và tại các trường thành viên của Đại học
Huế nói chung trong thời gian đến.
4. Các kết quả nghiên cứu thu được (nêu vắn tắt các kết quả chính ứng với các nội
dung nghiên cứu, gồm thông tin, số liệu và đánh giá)
Về nhận thức của giảng viên và sinh viên đối với hình thức đào tạo kết hợp, kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhìn chung giảng viên và sinh viên nhìn nhận hình thức đào
tạo này với một thái độ tích cực. Khi xét về các nội hàm của Lý thuyết thống nhất về
chấp nhận và sử dụng công nghệ (Venkatesh và đồng nghiệp, 2003) bao gồm Kỳ vọng
về lợi ích mà giảng viên và sinh viên nghĩ hình thức đào tạo kết hợp có thể mang lại,
Kỳ vọng về nỗ lực mà giảng viên và sinh viên cần bỏ ra khi áp dụng hình thức đào tạo
kết hợp, Tác động xã hội cũng những người xung quanh đến thái độ của giảng viên và
sinh viên về hình thức đào tạo kết hợp, cũng như Các điều kiện hỗ trợ để giảng viên và
sinh viên có thể triển khai hình thức đào tạo kết hợp, cả giảng viên và sinh viên đều có
những phản hồi tích cực. Do vậy, cả giảng viên và sinh viên đều bày tỏ mong muốn tiếp
tục áp dụng hình thức đào tạo kết hợp trong thời gian tới.
Liên quan đến thực trạng triển khai hình thức đào tạo kết hợp giữa trực tuyến và
trực tiếp tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, các giảng viên lựa chọn áp dụng
hình thức đào tạo kết hợp cho đông đảo các đối tượng sinh viên và các nội dung giảng
dạy nhưng xu hướng nổi bật đó là triển khai việc đào tạo kết hợp với đối tượng sinh viên
năm 2 và năm 3, và áp dụng hình thức đào tạo này đối với các học phần về thực hành
tiếng. Đối với các mơ hình đào tạo kết hợp đang được triển khai, có thể thấy rằng các
giảng viên vẫn đang chủ yếu xem việc đào tạo trực tuyến là một phần phụ, bổ trợ cho
việc giảng dạy trực tiếp, vì vậy các mơ hình kết hợp được lựa chọn để hỗ trợ cho việc
giảng dạy trực tiếp. Do vậy, mức tác động của việc đào tạo trực tuyến đến việc giảng dạy
trực tiếp vẫn dừng ở mức trung bình hoặc thấp. Điều này cho thấy rằng các giảng viên
vẫn đang có thái độ cẩn trọng khi áp dụng hình thức đào tạo kết hợp, và những gì đang
được triển khai cho thấy các giảng viên đang muốn phát huy những thuận lợi của cả hai
kênh trực tuyến và trực tiếp để phục vụ tốt nhất cơng việc giảng dạy của mình.

Giảng viên và sinh viên cũng đã chia sẻ nhiều quan điểm liên quan đến những
tác động tích cực và tiêu cực của hình thức đào tạo kết hợp đến việc giảng dạy và học
tập của họ. Những lợi ích chính mà hình thức đào tạo kết hợp mang lại cho giảng viên
và sinh viên bao gồm tính linh hoạt về thời gian và khơng gian, khả năng tiếp cận tài
nguyên học tập, tăng sự tham gia và tương tác của sinh viên, giúp sinh viên có trải
nghiệm học tập tốt hơn với sự hỗ trợ của cơng nghệ, hiệu quả về chi phí và tăng tính tự
chủ và hợp tác của sinh viên. Tuy nhiên, hình thức đào tạo kết hợp đặt ra một số thách
thức cho cả giảng viên và sinh viên. Thách thức lớn nhất là vấn đề về kỹ thuật như kết
nối internet không ổn định, hay thiếu thiết bị học tập. Đào tạo kết hợp đòi hỏi giảng
viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn so với cách đào tạo truyền thống. Khối
lượng công việc tăng lên đáng kể khi giáo viên phải soạn bài cho cả hai kênh trực tiếp
viii


và trực tuyến, quản lý bài tập của học sinh và chấm điểm cho các lớp học trực tuyến.
Việc duy trì tương tác và kết nối trên mơi trường trực tuyến cũng là điều mà giảng viên
và sinh viên quan tâm. Ngoài ra, giảng viên và sinh viên cũng chỉ ra rằng họ cần nhiều
sự hỗ trợ hơn cả về kỹ thuật, phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập để việc đào
tạo theo hình thức kết hợp đạt được hiệu quả.
Các giảng viên và sinh viên cũng đã đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả
của hình thức kết hợp giữa giảng dạy trực tuyến và trực tiếp. Các đề xuất tập trung vào
bốn phương diện chính: nâng cấp cơ sở hạ tầng và công nghệ, cung cấp các khóa tập
huấn và hỗ trợ giảng viên và sinh viên, có chính sách khuyến khích và hướng dẫn rõ
ràng, và đầu tư vào chất lượng giảng dạy.
5. Các sản phẩm của đề tài (số lượng, tên gọi, thông tin vắn tắt của mỗi loại sản phẩm;
xóa đi mục nào khơng có thơng tin)
5.1. Sản phẩm khoa học:
- Bài báo Tạp chí Đại học Huế:
Bài báo 1:
Cao Thị Xuân Liên. (2021). Thực trạng sử dụng hệ thống quản lý học tập trong đào tạo

trực tuyến tại Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Tạp chí Khoa
học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 130, Số 6B, 2021, Tr. 49–63;
DOI: 10.26459/hueunijssh.v130i6B.6262
Bài báo 2:
Thực tế áp dụng hình thức dạy học kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp tại Trường Đại
học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Thư chấp nhận đăng ngày 17/01/2023
- Bài báo Tạp chí quốc tế:
Cao, T. X. L. (2022). Language Teachers’ Perception and Practice of Adopting Blended
Learning to Adapt to the New Normal. AsiaCALL Online Journal, 13(5), 29–45.
/>5.2. Sản phẩm đào tạo:
- Luận văn Thạc sĩ:
English Majors' Perception of Blended Learning in Speaking Classes at the University
of Foreign Languages and International Studies, Hue University
Chuyên ngành Lí luận và phương pháp đào tạo bộ môn tiếng Anh, Trường Đại học
Ngoại ngữ, Đại học Huế.
(Học viên: Võ Trần Minh Nhật, bảo vệ ngày 10/12/2022, kết quả bảo vệ: 8.4)
5.3. Sản phẩm ứng dụng:
ix


5.4. Sản phẩm khác:
6. Các đóng góp, khả năng ứng dụng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên
cứu
Các kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ có thể cung cấp cho các nhà quản lý,
giảng viên và sinh viên tại Trường Đại học Ngoại ngữ nói riêng và các trường thành
viên của Đại học Huế nói chung có thêm thơng tin về hình thức đào tạo kết hợp giữa
trực tuyến và trực tiếp. Từ những thông tin về nhận thức của giảng viên và sinh viên đối
với hình thức đào tạo kết hợp, thực tế triển khai tại một đơn vị cụ thể và những thuận
lợi và khó khăn có thể gặp phải trong q trình triển khai, các nhà quản lý, giảng viên
và sinh viên sẽ có thêm hiểu biết và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế để có thể

triển khai hình thức đào tạo kết hợp một cách hiệu quả tại đơn vị nơi mình cơng tác.

Ngày

tháng

năm

Cơ quan chủ trì

Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ và tên, đóng dấu)

(ký, họ và tên)

Cao Thị Xuân Liên

x


INFORMATION ON STUDY RESULTS
RESEARCH PROJECT ASSIGNED BY HUE UNIVERSITY
1. General information of project
1.1. Project title:
TEACHERS AND STUDENTS’ PERCEPTIONS AND PRACTICES OF BLENDED
LEARNING AT THE UNIVERSITY OF FOREIGN LANGUAGES AND
INTERNATIONAL STUDIES, HUE UNIVERSITY
1.2. Project code: DHH-2021-07-80
1.3. Coordinator: Cao Thi Xuan Lien (MA.)

1.4. Implementing institution: University of Foreign Languages and International
Studies, Hue University
1.5. Implementing duration: from 01/ 2021 to 09/2023
2. Study objective(s)
+ Exploring the current situation of implementing blended learning at the University of
Foreign Languages and International Studies, Hue University
+ Find out teachers’ and students’ perceptions of blended learning
+ Find out what benefits and challenges teachers and students face when applying
blended learning
+ Collect suggestions from teachers and students to improve the effectiveness of blended
learning in the future
3. Novelty and creativity of the study
Unlike previous studies at Hue University related to the application of blended
learning which were conducted on a small scale, in certain training faculties, the present
study is the first one which aims to find out the perception of lecturers and students
about blended learning at the University of Foreign Languages, Hue University on a
school-wide scale. This helps to provide more general and clear information about the
attitudes and thoughts of lecturers and students towards the application of blended
leanring in foreign language training at a member university of Hue University. In
addition, the research has also focused on understanding the practice of applying the
blended learning and analyzing the correlation between the perception and the practice
of the lecturers. This study also collected the opinions of lecturers and students about
the advantages and disadvantages in the process of applying blended learning, based on
which appropriate recommendations can be made to improve the effectiveness of
implementing blended learning at the University of Foreign Languages and International
xi


Studies in particular and at other member universities of Hue University in general in
the future.

4. Main study results
Regarding the perception of teachers and students towards blended teaching, the
research results show that teachers and students have a positive attitude toward this
approach. In terms of the aspects of the Unified Theory of Acceptance and Use of
Technology (Venkatesh et al., 2003) including their performance expectancy about
blended learning, effort expectancy required when applying blended teaching, social
influence of surrounding people about blended teaching, as well as the facilitating
conditions to be able to deploy blended teaching, both teachers and students gave positive
feedback. Therefore, both teachers and students expressed their behavioral intention to
continue applying blended learning in the future.
Regarding the current situation of implementing blended learning at the University
of Foreign Languages, Hue University, surveyed teachers chose to apply blended learning
for a large number of students and teaching contents, but the prominent trend is to
implement blended learning with 2nd and 3rd year students, and mostly apply blended
learning to the modules on language practice. For the blended teaching models being
implemented, it can be seen that the teachers still mainly consider online components as
an auxiliary and supplementary part of traditional face-to-face lessons, so web-based
activities are designed to support in-class instruction. Therefore, the impact of online
teaching on face-to-face teaching remains at a medium or low level. This shows that
teachers are still cautious when applying blended learning, and what is being implemented
shows that teachers are trying to take advantage of both online and on-site channels. and
directly to best serve their teaching work.
Teachers and students also shared many opinions regarding the positive and
negative effects of blended learning on their teaching and learning. The key benefits that
blended learning brings to faculty and students include time and space flexibility, access
to learning resources, and increased student engagement and interaction, a better
technology-enabled learning experience, cost-effectiveness, and increased autonomy and
collaboration among students. However, blended learning also poses a number of
challenges for both teachers and students. The biggest challenge is technical issues such
as unstable internet connection, or lack of learning facilities. Blended learning requires

teachers to invest more time and effort than traditional teaching, so heavier workload
increases dramatically as teachers have to prepare assignments for both face-to-face and
online channels, manage and grade student work. A lack of interaction in the online
environment is also something that teachers and students cared about. In addition, students
and students also pointed out that they need more support in terms of technical issues,
teaching and learning methods to be effective with the blended learning approach.
Teachers and students also made suggestions to improve the effectiveness of
xii


blended learning. Their proposals focus on four key areas: upgrading infrastructure and
technology, providing training courses and supporting teachers and students, having clear
incentives and guidelines, and improving teaching quality.
5. Project outputs

5.1. Publications:
Cao, T.X.L. (2021). The use of learning management system in online learning at the
Faculty of English, University of Foreign Languages and International Studies,
Hue University. Hue Journal of Science: Social Science and Humanities,
130(6B), pp. 49–63; DOI: 10.26459/hueunijssh.v130i6B.6262
Cao, T.X.L. (2022). Practice of implementing blended learning at University of Foreign
Languages and International Studies, Hue University. Acceptance letter from
Hue Journal of Science: Social Science and Humanities on 17/01/2023.
Cao, T. X. L. (2022). Language Teachers’ Perception and Practice of Adopting Blended
Learning to Adapt to the New Normal. AsiaCALL Online Journal, 13(5), 29–45.
/>5.2. Training and education:
MA Thesis titled English Majors' Perception of Blended Learning in Speaking
Classes at the University of Foreign Languages and International Studies, Hue
University
MA in TESOL, University of Foreign Languages and International Studies, Hue

University
MA Student: Vo Tran Minh Nhat
Result: 8.4/10
5.3. Applied products:
5.4. Others:
6. Contributions, application possibility and ways of transfer of study results
The results of this research will be able to provide administrators, lecturers and
students at the University of Foreign Languages and International Studies in particular
and at other member universities of Hue University in general with more information
about the application of blended learning. From the information about the perceptions
of lecturers and students about blended learning, the actual implementation at a specific
institution and the advantages and disadvantages that may be encountered during the
implementation process, the administrators, lecturers and students will gain more
understanding and draw practical lessons to be able to effectively deploy blended
learning at their own contexts.
xiii


Date:
Implementation institution

Project coordinator

(sign and seal)

(sign and full name)

Cao Thi Xuan Lien

xiv



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin (CNTT) và mạng Internet đã mang đến nhiều
thay đổi cho việc dạy và học, trong đó bao gồm việc đưa q trình dạy và học vượt ra
ngoài phạm vi của lớp học truyền thống để nó có thể diễn ra ngay trên khơng gian mạng.
Dạy và học trực tuyến thực sự đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu của giáo dục. Có
thể nói, thời gian giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19 đã mở ra cơ hội vàng để việc
đào tạo trực tuyến được triển khai một cách đồng bộ và toàn diện tại các cơ sở giáo dục
đại học. Ngày 12/3/2020, Đại học Huế ban hành Quyết định số 495/QĐ-ĐHH Quy định
về Tổ chức và quản lý đào tạo qua mạng, và ngày 09/06/2020 Đại học Huế cũng ban
hành Hướng dẫn số 828/HD-ĐHH về Hướng dẫn và xây dựng khóa học elearning. Đây
là các cơ sở pháp lý để các trường đại học thành viên, khoa thuộc Đại học Huế và Phân
hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị triển khai việc đào tạo qua mạng tại đơn vị mình. Tuy
nhiên, dạy học trực tiếp trên lớp theo cách truyền thống hay dạy học trực tuyến trên
mạng Internet đều có những thuận lợi và bất lợi nhất định nếu chỉ áp dụng một trong hai
hình thức đào tạo trên. Do vậy, việc kết hợp hai hình thức đào tạo trên với nhau sẽ giúp
dung hòa và phát huy những mặt mạnh của cả dạy học trực tiếp và trực tuyến, giúp mang
lại hiệu quả học tập cao hơn.
Hình thức đào tạo kết hợp (blended learning) được định nghĩa là sự kết hợp giữa
việc giảng dạy và học tập trực tiếp trong lớp học truyền thống (face-to-face learning)
với giảng dạy và học tập trực tuyến trên mạng Internet (online learning / web-based
learning) (Thorne, 2003; Rovai và Jordan, 2004; Neumeier, 2005). Trong Quyết định
495/QĐ-ĐHH của Đại học Huế định nghĩa đào tạo kết hợp là việc kết hợp phương thức
học tập điện tử (elearning) với phương thức dạy học truyền thống (người dạy và người
học cùng có mặt) nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và chất lượng giáo dục.
Sharma (2010) cho rằng mơ hình học tập kết hợp khơng chỉ bao gồm sự pha trộn các
hình thức giảng dạy khác nhau mà còn là sự phối hợp giữa việc sử dụng các tiện tích
cơng nghệ và các phương pháp sư phạm khác nhau, trong các không gian học tập khác

nhau như thế giới thật hay thế giới ảo.
Đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu về hình thức đào tạo kết hợp
tại các cơ sở giáo dục đào tạo đại học ở các nước trên thế giới (Bonk và cộng sự, 2006).
Các nghiên cứu này đều cho thấy đào tạo kết hợp là một xu thế mới trong giáo dục và
góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập với sự hỗ trợ của công nghệ thông
tin nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo (Sharma, 2010). Ở Việt Nam, nhiều năm trở lại đây,
các trường đại học nói chung và tại Đại học Huế nói riêng cũng đã bắt đầu áp dụng hình
thức đào tạo kết hợp vào các chương trình đào tạo nhằm mang lại trải nghiệm học tập
tốt hơn cho sinh viên đồng thời phát triển kỹ năng giảng dạy của giảng viên để thích ứng
với tình hình mới (Đàm Quang Vinh & Nguyễn Thị Hải Yến, 2017; Nguyễn Kim Đào,
2018; Vũ Thái Giang & Nguyễn Hoài Nam, 2019).
2. Bối cảnh nghiên cứu
1


Tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, trong những năm gần đây, mặc dù
một số cán bộ giảng dạy cũng đã kết hợp việc giảng dạy truyền thống trên lớp với ứng
dụng giảng dạy trực tuyến trên các nền tảng quản lý học tập khác nhau để tăng hiệu quả
giảng dạy cho các học phần mà mình phụ trách (Cao Thị Xuân Liên, 2020; Phan Thị
Thanh Thảo, 2017). Tuy nhiên, việc triển khai vẫn còn nhỏ lẻ ở một số khoa chun
mơn và chưa có sự đồng bộ về cách thức tiến hành.
Từ đầu năm 2020, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đã thí điểm triển khai
mơ hình đào tạo kết hợp giữa dạy học trực tuyến và dạy học trực tiếp trên lớp ở tất cả
các Khoa đào tạo thông qua việc đưa vào sử dụng hệ thông quản lý học tập LMS xây
dựng trên nền tảng Moodle. Việc triển khai sử dụng LMS trên quy mơ tồn trường nhằm
khuyến khích giảng viên xây dựng các nội dung giảng dạy trực tuyến bên cạnh việc
giảng dạy trên lớp truyền thống. Đây là lần đầu tiên Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học
Huế triển khai việc đào tạo trực tuyến kết hợp với hình thức đào tạo truyền thống trên
phạm vi toàn trường, nên cũng là lần đầu tiên nhiều giảng viên và sinh viên làm quen
với hình thức đào tạo kết hợp.

Trong giai đoạn 2020 - 2021, đại dịch Covid-19 tiến triển phức tạp ở Việt Nam,
do yêu cầu giãn cách xã hội để đảm bảo an tồn phịng chống dịch, việc dạy học ở tất cả
các bậc học đều bị gián đoạn và phải chuyển sang giảng dạy trực tuyến một thời gian để
có thể duy trì việc học. Tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, tất cả các lớp học
phần đều được chuyển đổi sang giảng dạy trực tuyến hoàn toàn thông qua các ứng dụng
hội họp trực tuyến và trang LMS của nhà trường. Sự chuyển đổi hình thức đào tạo từ
trực tiếp sang trực tuyến do yêu cầu khách quan cũng tạo điều kiện để giảng viên và sinh
viên trong tồn trường thích nghi với việc phải tích cực ứng dụng công nghệ thông tin
để đảm bảo hiệu quả dạy học, đồng thời trang bị cho họ thêm nhiều kiến thức và kỹ năng
về đào tạo trực tuyến. Sau một thời gian dịch bệnh được kiểm soát, việc dạy và học được
triển khai trực tiếp trở lại trong điều kiện bình thường mới. Tuy nhiên, nhiều giảng viên
vẫn duy trì việc kết hợp cả hoạt động giảng dạy trực tiếp trên lớp và thiết kế thêm các
hoạt động giảng dạy trực tuyến để nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy.
Trong giai đoạn đầu áp dụng hình thức đào tạo kết hợp tại Trường Đại học Ngoại
ngữ, Đại học Huế, việc tìm hiểu nhận thức và thực tế áp dụng của giảng viên và sinh
viên đối với mơ hình này là một điều cần thiết. Những thông tin thu được từ phản hồi
của giảng viên và sinh viên sẽ cung cấp một cái nhìn tồn diện về nhận thức của giảng
viên và sinh viên đối với hình thức đào tạo kết hợp, cách thức họ vận dụng hình thức
đào tạo kết hợp vào thực tế giảng dạy, những thuận lợi và khó khăn mà giảng viên và
sinh viên gặp phải trong quá trình kết hợp giữa đào tạo trực tuyến với đào tạo trực tiếp
trên lớp, cũng như lắng nghe những đề xuất của họ để nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng
hình thức đào tạo kết hợp trong tương lai. Trên cơ sở đó, Nhà trường có thể có những
điều chỉnh và hỗ trợ hợp lý để quá trình triển khai hình thức đào tạo kết hợp trong tồn
Trường trong thời gian tới được hiệu quả hơn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
2


 Mục tiêu tổng thể
Tìm hiểu nhận thức của giảng viên và sinh viên đối với hình thức đào tạo kết hợp

giữa trực tuyến và trực tiếp và thực tế áp dụng hình thức đào tạo kết hợp tại Trường Đại
học Ngoại ngữ, Đại học Huế.
 Mục tiêu cụ thể
+ Tìm hiểu giảng viên và sinh viên có thái độ như thế nào đối với hình thức đào tạo kết
hợp giữa dạy học trực tuyến trên mạng và dạy học trực tiếp trên lớp
+ Tìm hiểu thực trạng triển khai hình thức đào tạo kết hợp giữa dạy học trực tuyến trên
mạng và dạy học trực tiếp trên lớp tại Trường Đại học ngoại ngữ, Đại học Huế
+ Tìm hiểu giảng viên và sinh viên gặp phải những thuận lợi và khó khăn nào khi áp
dụng hình thức đào tạo kết hợp giữa dạy học trực tuyến trên mạng và dạy học trực tiếp
trên lớp
+ Thu thập các kiến nghị của giảng viên và sinh viên để hình thức đào tạo kết hợp giữa
dạy học trực tuyến trên mạng và dạy học trực tiếp trên lớp được triển khai hiệu quả hơn
trong thời gian tới
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
- Nhận thức của giảng viên và sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đối
với hình thức đào tạo kết hợp.
- Thực tế áp dụng hình thức đào tạo kết hợp tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học
Huế.
 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế với sự tham
gia của giảng viên và sinh viên thuộc 8 Khoa chuyên môn.
- Nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu nhận thức của giảng viên và sinh viên bao gồm suy
nghĩ và thái độ của họ nói chung về hình thức đào tạo kết hợp. Nghiên cứu này không
nhằm so sánh nhận thức của giảng viên và sinh viên dựa trên các yếu tố tác động khác
nhau như giới tính hay chun mơn, chun ngành.
- Nghiên cứu cũng tìm hiểu thực tế áp dụng hình thức đào tạo kết hợp tại Trường Đại
học Ngoại ngữ, Đại học Huế thông qua những chia sẻ từ phía giảng viên, khơng có hoạt
động dự giờ hay quan sát các hoạt động giảng dạy trực tuyến do giảng viên tổ chức.
5. Tóm tắt tiến trình thực hiện nghiên cứu


Các bước tiến hành

Nội dung thực hiện
3


Bước 1

Tổng hợp cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu để viết nội
dung tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Bước 2

Tập hợp, nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các nguồn tư liệu
tại Thư viện trường và các nguồn tư liệu trực tuyến để tìm hiểu
các vấn đề và khái niệm liên quan đến đề tài để xây dựng cơ
sở lý luận.

Bước 3

Viết PHẦN MỞ ĐẦU và CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
NGHIÊN CỨU trên cơ sở những thông tin đã tổng hợp được.

Bước 4

Thiết kế và thử nghiệm các công cụ nghiên cứu bao gồm bảng
câu hỏi khảo sát dành cho giảng viên và sinh viên, và bộ câu
hỏi phỏng vấn
Viết CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Bước 5

Tiến hành thu thập số liệu thông qua khảo sát bằng cả hình
thức trực tiếp và trực tuyến
Tiến hành các phỏng vấn ngay sau khi khảo sát hoàn thành

Bước 6

Phân tích số liệu định lượng và định tính thu được từ khảo sát
và phỏng vấn

Bước 7

Tổng hợp, trình bày, và thảo luận kết quả nghiên cứu thu được
Viết CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN

Bước 8

Viết PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Bước 9

Hoàn thiện báo cáo tổng kết đề tài và chuẩn bị hồ sơ nghiệm
thu

4



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Định nghĩa hình thức đào tạo kết hợp (blended learning)
Sự ra đời của công nghệ thông tin truyền thông (ICT) đã và đang tác động mạnh
mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Sự tiến bộ của cơng
nghệ giáo dục đã thay đổi mơ hình giảng dạy và mở ra nhiều cơ hội hơn cho cả giáo
viên và học sinh. Như Hofmann (2018) đã nhận xét, lớp học hiện đại không nhất thiết
chỉ là một địa điểm, mà việc học phải là một trải nghiệm có thể diễn ra linh hoạt ở bất
cứ đâu và bất cứ lúc nào. Ý tưởng tổ chức một môi trường học tập trực tuyến bên cạnh
lớp học truyền thống, còn được gọi là hình thức đào tạo kết hợp, đã nổi lên như một
trong những thay đổi lớn nhất trong giáo dục trong những thập kỷ qua. Trên thực tế,
hình thức kết hợp giữa học trực tuyến và học trực tiếp đã trở nên phổ biến ở nhiều cơ sở
giáo dục đại học trên toàn thế giới và ở Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch
Covid-19 khi thay đổi và thích nghi là cách duy nhất để các nhà giáo dục duy trì giáo
dục (Bordoloi và cộng sự, 2021). Trong lĩnh vực giảng dạy ngôn ngữ, đào tạo kết hợp
càng có ý nghĩa vì người dạy và người học ngôn ngữ cần một môi trường học rộng mở
và linh hoạt hơn so với lớp học truyền thống để việc tiếp thu và thực hành ngôn ngữ
được tốt hơn (Dennis, 2013; Hubackova và cộng sự, 2011).
Có nhiều định nghĩa khác nhau về hình thức đào tạo kết hợp (blended learning),
nhưng về cơ bản các học giả đều đề cập đến việc ứng dụng công nghệ để thay đổi phương
pháp giảng dạy truyền thống (Anthony và cộng sự, 2019; Attard và Holmes, 2020;
Dakhi và cộng sự, 2020). Theo Graham (2012), “hình thức đào tạo kết hợp là sự kết hợp
giữa việc giảng dạy mặt đối mặt với việc giảng dạy qua trung gian là máy vi tính” (tr.
5). Định nghĩa của Graham được xem là một trong những định nghĩa khái quát nhất về
khái niệm đào tạo kết hợp. Tuy nhiên, định nghĩa này chưa làm rõ việc kết hợp sử dụng
cơng nghệ nói chung và máy vi tính nói riêng vào hoạt động giảng dạy truyền thống theo
mức độ như thế nào để tạo ra môi trường học tập mang tính kết hợp. Theo Jones và cộng
sự (2009), có thể sắp xếp việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động đào tạo theo một trục
ngang liên tục trong đó một điểm đầu là giảng dạy hoàn toàn trực tiếp, cịn đầu kia là
giảng dạy hồn tồn trực tuyến (Hình 1). Trong đó, cơng nghệ có thể chỉ được áp dụng

ở mức cơ bản trong lớp học truyền thống để trình chiếu bài giảng, thường là thơng qua
Powerpoint, nhưng đó chỉ là áp dụng công nghệ để hỗ trợ việc dạy vì việc đào tạo vẫn
chỉ diễn ra bên trong không gian lớp học truyền thống theo lịch học cố định, chưa thể
xem là hình thức đào tạo kết hợp. Do vậy, đào tạo kết hợp về cơ bản là hình thức áp
dụng cơng nghệ, bao gồm máy tính và mạng Internet, để tổ chức các hoạt động đào tạo
đa dạng bên ngoài phạm vi lớp học, nhằm mở rộng môi trường học tập cho người học
(Wong và cộng sự, 2014). Việc tổ chức các hoạt động đào tạo trực tuyến có thể nhằm
bổ sung hoặc thậm chí thay thế cho một số hoạt động đào tạo trực tiếp tùy thuộc vào
mục đích mà người dạy muốn hướng tới khi áp dụng hình thức đào tạo này (Anthony và
cộng sự, 2019). Mơ hình phân loại mức độ áp dụng cơng nghệ của Jones và cộng sự
5


(2009) cho phép người dạy có nhiều sự lựa chọn để lồng ghép thêm các hoạt động đào
tạo trực tuyến vào phương pháp giảng dạy truyền thống trên lớp tùy thuộc vào năng lực
công nghệ thông tin của giáo viên cũng như mục tiêu giảng dạy.

Hình 1: Phân loại mức độ áp dụng công nghệ vào hoạt động đào tạo theo Jones và
cộng sự (2009)
Theo Horn và Staker (2017), hình thức đào tạo kết hợp là sự lồng ghép mô hình
giảng dạy theo cách truyền thống trên giảng đường nơi giảng viên và sinh viên có thể
gặp mặt và trao đổi nội dung bài học một cách trực tiếp và các hoạt động đào tạo trực
tuyến mà người học có thể linh hoạt tham gia và chủ động kiểm soát việc học của mình.
Anthony và cộng sự (2019) cũng cho rằng, hình thức đào tạo kết hợp là việc kết hợp các
hoạt động đào tạo trực tuyến như thảo luận trên các diễn đàn, đọc các tài liệu trên mạng,
làm các bài kiểm tra trực tuyến v.v. bên cạnh các hoạt động đào tạo truyền thống như
giảng bài, thuyết trình, làm việc nhóm/cá nhân hay các hoạt động kiểm tra đánh giá kỹ
năng v.v. với nhau. Hình thức đào tạo kết hợp mang lại nhiều lợi ích cho cả người dạy
và người học vì nó giúp tạo ra sự cân bằng và hài hòa giữa việc tiếp cận học liệu trực
tuyến phong phú nhưng vẫn giữ được sự tương tác trực tiếp giữa người dạy và người

học (Bervell và Umar, 2018). Ngoài ra, theo Ibrahim và Ismail (2021), việc học tập theo
hình thức kết hợp cịn khích lệ tính tự học ở người học vì họ phải liên tục tham gia vào
các hoạt động tự học khác như làm bài tập, làm bài kiểm tra, xem tài liệu học trên mạng
ngoài giờ lên lớp, giúp người học trở thành trung tâm của quá trình đào tạo.
Trong giáo dục đại học, hình thức đào tạo kết hợp ngày càng được áp dụng và triển
khai như một giải pháp ứng phó với nhiều thách thức khác nhau, chẳng hạn như mở rộng
khả năng tiếp cận giáo dục, cải thiện sự tham gia và hiệu suất của sinh viên, đồng thời
nâng cao hiệu quả và hiệu suất giảng dạy. Lee và Lee (2007) lập luận rằng hình thức đào
tạo kết hợp có thể được sử dụng như một cách tiếp cận mới đối với giáo dục ngoại ngữ,
vì nó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc hướng dẫn lấy người học làm trung tâm, đáp
ứng nhu cầu học tập cá nhân và mang lại trải nghiệm học tập đa dạng. Vlachos (2010)
cũng nhấn mạnh tiềm năng của hình thức đào tạo kết hợp để cung cấp các hoạt động học
tập tương tác và đa dạng hơn, có thể dẫn đến kết quả học tập tốt hơn. Tương tự, Banditvilai
(2016) cho rằng hình thức đào tạo kết hợp có thể nâng cao kỹ năng ngôn ngữ của sinh
6


viên bằng cách cung cấp cho họ nhiều cơ hội hơn để thực hành các kỹ năng ngơn ngữ của
mình trong bối cảnh xác thực. Tuy nhiên, Albiladi và Alshareef (2019) cho rằng hiệu quả
của việc đào tạo kết hợp trong giáo dục ngoại ngữ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
như thiết kế của khóa học kết hợp, mức độ hỗ trợ kỹ thuật và trình độ thành thạo của sinh
viên. Họ lập luận thêm rằng việc thực hiện thành cơng hình thức đào tạo kết hợp địi hỏi
sự cân bằng cẩn thận giữa các thành phần trực tuyến và trực tiếp, cũng như sự liên kết phù
hợp giữa nội dung học tập, hoạt động học tập và chiến lược kiểm tra đánh giá. Trong các
nghiên cứu của mình, Đàm Quang Vinh và Nguyễn Thị Hải Yến (2017), cùng Vũ Thái
Giang và Nguyễn Hoài Nam (2019) cũng nhận định rằng đào tạo kết hợp là một mơ hình
phù hợp với đào tạo đại học tại Việt Nam, và là một xu hướng tất yếu trong thời đại kỷ
nguyên số.
Trong nghiên cứu này, hình thức đào tạo kết hợp được hiểu là việc lồng ghép các
hoạt động đào tạo thông qua các nền tảng và ứng dụng trực tuyến bên cạnh việc đào tạo

trực tiếp trên lớp truyền thống ở giảng đường để bổ trợ hoặc thậm chí có thể thay thế
các hoạt động đào tạo trực tiếp nhằm cải tiến phương pháp giảng dạy và nâng cao chất
lượng đào tạo.
1.2 Các cơng cụ cơng nghệ có thể sử dụng trong hình thức đào tạo kết hợp
Có thể nói trong đào tạo kết hợp, các công cụ công nghệ đóng vai trị then chốt
vì chúng hỗ trợ việc tổ chức các hoạt động giảng dạy trực tuyến, giúp thay đổi phương
pháp giảng dạy truyền thống trên lớp . Các thiết bị cơng nghệ cơ bản cần phải có để đảm
bảo q trình học trực tuyến có thể diễn ra bao gồm mạng Internet và máy tính, laptop,
điện thoại hay máy tính bảng. Tuy nhiên, như Garrison (2016) đã đề cập, đào tạo trực
tuyến không đơn giản chỉ là việc cung cấp học liệu một chiều mà còn phải thúc đẩy
tương tác qua lại giữa người dạy và người học. Do vậy, cần thiết phải có các cơng cụ hỗ
trợ để việc đào tạo trực tuyến được diễn ra hiệu quả. Ramshirish và Singh (2006) thống
kê một số công cụ cần thiết cho quá trình đào tạo trực tuyến bao gồm: 1) công cụ để
thiết kế nội dung bài học như viết blog/wiki hay chuyển đổi hình thức của tệp tin (content
converter) hay công cụ thiết kế website; 2) công cụ để hỗ trợ giao tiếp giữa người dạy
và người học như các ứng dụng nghe gọi (audio/video conferencing), trò chuyện/nhắn
tin (instant chat/message), diễn đàn thảo luận (discussion forums); 3) và công cụ quản
lý việc đào tạo trực tuyến (authoring/management tools). Ngồi các cơng cụ trên,
Dawley (2007) cịn đề cập đến các cơng cụ hỗ trợ học nhóm (group learning), các công
cụ kiểm tra đánh giá (assessment) và khảo sát (survey) cũng cần thiết để đảm bảo quá
trình đào tạo trực tuyến được thành công. Dawley cho rằng hầu hết các cơng cụ kể trên
đều đã được tích hợp trong các hệ thống quản lý học tập (Learning Management System,
hay gọi tắt là LMS) tạo điều kiện thuận lợi cho người dạy và người học. Oliveira và
cộng sự (2016) cũng khẳng định rằng sự ra đời và phát triển của các LMS chính là xuất
phát từ nhu cầu về cơng nghệ để hỗ trợ quản lý và tổ chức việc đào tạo trực tuyến, cũng
như đào tạo kết hợp. Do vậy, việc thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập trên LMS
để bổ trợ cho các nội dung giảng dạy theo phương pháp truyền thống trên giảng đường
7



đang dần trở nên ngày càng phổ biến ở các cơ sở giáo dục, đặc biệt là bậc đại học.
1.3. Các thành tố của hình thức đào tạo kết hợp
Theo Alammary và cộng sự (2017), hình thức đào tạo kết hợp giữa trực tuyến và
trực tiếp bao gồm năm thành tố cơ bản được phân chia dựa trên sự tương tác giữa người
dạy và người học, và giữa người học với nhau trên cả hai kênh trực tuyến và trực tiếp.
Thành tố 1: Hoạt động giảng dạy trực tiếp trên lớp của giảng viên: sinh viên tham
dự các giờ học trên lớp truyền thống nơi giảng viên trình bày các nội dung bài học,
chia sẻ các học liệu, và kiểm tra đánh giá người học. Thành tố này có hai ưu điểm
nổi bật đó là giảng viên có thể kiểm sốt việc học của sinh viên cũng như có thể thực
hiện các phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng người học. Ngoài ra, việc
giảng dạy trực tiếp trên lớp cũng đảm bảo việc dạy được hiệu quả vì giảng viên có
thể truyền tải một lượng kiến thức lớn đến nhiều sinh viên.
Thành tố 2: Sự tương tác giữa sinh viên với nhau và với giảng viên trực tiếp trên
lớp: sau khi tiếp thu các nội dung bài giảng mà giảng viên đã truyền tải trên lớp, sinh
viên được tạo cơ hội tương tác và cộng tác với nhau thông qua các hoạt động như
làm việc theo cặp, theo nhóm để hồn thành các nhiệm vụ học tập mà giảng viên
giao. Việc tương tác trực tiếp này giúp khuyến khích người học tham gia vào các
hoạt động học để hiểu rõ hơn nội dung bài học và phát huy tính chủ động cũng như
sự tự tin của mình trong việc tiếp thụ kiến thức.
Thành tố 3: Hoạt động giảng dạy trực tuyến của giảng viên: việc giảng dạy trực tuyến
có thể tiến hành đồng thời hoặc khơng đồng thời. Cụ thể, giảng viên giảng dạy thông
qua các nền tảng trực tuyến như Google Meet, Zoom và sinh viên lắng nghe trực tiếp
bằng việc tham gia vào các lớp học ảo này. Ngồi ra, giảng viên có thể ghi lại bài
giảng dưới dạng video và chia sẻ lên các nền tảng trực tuyến như Youtube hay LMS
để sinh viên xem lại sau vào lúc thích hợp. Giảng viên cũng có thể sử sụng các ứng
dụng trực tuyến để hỗ trợ hoạt động kiểm tra đánh giá người học. Việc giảng dạy trực
tuyến này có hai lợi ích chính: giảng viên có thể đảm bảo tiến độ giảng dạy đồng thời
việc giảng dạy trở nên linh hoạt hơn vì khơng phụ thuộc vào yếu tố không gian và thời
gian.
Thành tố 4: Sự tương tác giữa sinh viên với nhau và với giảng viên thông qua các

nền tảng trực tuyến: cũng như lớp học truyền thống, sinh viên vẫn có cơ hội tương
tác và cộng tác với nhau thông qua các hoạt động cặp và nhóm để giúp lĩnh hội kiến
thức một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, thay vì gặp mặt và trao đổi trực tiếp, sinh
viên có thể tương tác và làm việc với nhau thông qua các nền tảng giao tiếp trực
tuyến như Breakout Room trong Zoom, hay Zalo, Facebook Messenger, hay email.
Việc tương tác trực tuyến này cũng không bị giới hạn bởi không gian và thời gian
nên rất thuận lợi và linh hoạt cho sinh viên.
Thành tố 5: Hoạt động tự học của sinh viên trên môi trường trực tuyến: giảng viên
chia sẻ các học liệu trên các nền tảng trực tuyến cho phép sinh viên có thể chủ động
8


xem lại các nội dung bài học, tham khảo thêm các nguồn tài liệu tham khảo và thực
hiện các nhiệm vụ, hoàn thành các bài tập mà giảng viên giao trên mạng Internet.
Việc tự học với sự hỗ trợ của giảng viên và các ứng dụng công nghệ thông tin giúp
sinh viên có thêm nhiều cơ hội học tập, mở rộng và củng cố kiến thức đã được học
trên lớp, đồng thời giúp sinh viên tăng tính chủ động và tinh thần trách nhiệm đối
với việc học của bảng thân. Đặc biệt, việc tự học trực tuyến còn giúp sinh viên lựa
chọn phương pháp tiếp thu kiến thức phù hợp với năng lực của bản thân, và linh hoạt
về mặt thời gian và không gian, giúp cho sinh viên chủ động sắp xếp thời gian biểu
phù hợp.
Tuỳ vào mục đích giảng dạy, nhu cầu của người học và điều kiện thực tế, giảng
viên có thể xác định cách kết hợp giữa việc giảng dạy trực tiếp trên lớp và trực tuyến
sao cho phù hợp. Việc giảng dạy trên lớp có thể được tiến hành đồng thời với việc dạy
trên mạng Internet hoặc việc giảng dạy trên lớp có thể diễn ra trước hoặc sau việc giảng
dạy trên môi trường trực tuyến miễn là nội dung giảng dạy ở cả hai hình thức bổ trợ cho
nhau giúp người học tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả. Việc kết hợp năm thành tố
nêu trên tạo ra đa dạng các mơ hình đào tạo kết hợp khác nhau.
1.4. Phân loại các mô hình đào tạo kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp
1.4.1 Phân loại dựa trên cách thức lồng ghép các hoạt động trực tuyến vào việc giảng

dạy trực tiếp
Hình thức đào tạo kết hợp được Horn và Staker (2017) phân chia thành sáu mơ
hình chính: 1) Mơ hình kết hợp lấy yếu tố trực tiếp làm chủ đạo (Face-to-face Driven
Model), 2) mơ hình kết hợp thay phiên (Rotation Model), 3) mơ hình kết hợp linh hoạt
(Flex Model), 4) mơ hình phịng học trực tuyến (Online Lab), 5) mơ hình tự kết hợp
(Self-blend Model) và 6) mơ hình kết hợp lấy yếu tố trực tuyến làm chủ đạo (Online
Driven Model)
Mơ hình kết hợp lấy yếu tố trực tiếp làm chủ đạo (Face-to-face Driver Model):
phần lớn thời lượng học tập được tiến hành trên lớp trực tiếp như cách dạy truyền thống,
các hoạt động trực tuyến được bổ trợ thêm nhằm hỗ trợ cho việc giảng dạy trên lớp.
Mơ hình kết hợp thay phiên (Rotation Model): trong cùng một học phần, việc
giảng dạy trực tiếp và trực tuyến được thay phiên theo một lịch trình cố định. Các hoạt
động học tập bao gồm giảng viên giảng bài trực tiếp, sinh viên thảo luận theo nhóm, làm
bài tập v.v. Giảng viên là người quyết định hoạt động nào sẽ được tiến hành trực tiếp
trên lớp, hoạt động nào sẽ được thực hiện trực tuyến và thơng báo đến sinh viên về trình
tự và thời gian thực hiện các hoạt động. Một trong những nhánh nhỏ của mơ hình kết
hợp thay phiên đó là mơ hình lớp học đảo ngược được biết đến nhiều nhất và cũng được
áp dụng phổ biến nhất (Ossiannilsson, 2018). Trong mơ hình lớp học đảo ngược, các
hoạt động học tập trực tuyến được tiến hành trước khi việc giảng dạy trực tiếp trên lớp
được tiến hành. Ngày nay, sự phát triển của CNTT giúp giáo viên có thể dễ dàng giao
bài cho người học xem trước ở nhà thông qua LMS, email, mạng xã hội, các website và
9


×