Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu đô thị văn khê hà đông hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 98 trang )

.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MƠI TRƯỜNG

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÍNH TỐN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
KHU ĐÔ THỊ VĂN KHÊ – HÀ ĐÔNG – HÀ NỘI

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
MÃ NGÀNH: 7850101

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Trần Thị Đăng Thúy
Ths. Lê Phú Tuấn
Sinh viên thực hiện:

Đồn Thanh Lam

Mã sinh viên:

1653150815

Lớp:

K61 – QLTN&MT

Khố học:

2016 - 2020

Hà Nội, 2020




LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự ủng hộ tinh
thần rất lớn từ thầy, cơ, người thân, bạn bè. Trong đó động lực rất lớn khiến em hồn
thành tốt khóa luận tốt nghiệp đại học.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành đến tập thể Thầy Cô khoa Quản lý tài
ngun rừng và Mơi trường đã hết lịng giảng dạy em trong quá trình học tập trên
giảng đường.
Trân trọng cảm ơn Cô Trần Thị Đăng Thúy và thầy Lê Phú Tuấn. Người trực
tiếp hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp của em. Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn và theo sát
em trong suốt q trình làm khóa luận.
Em xin cảm ơn anh giám đốc Nguyễn Văn Nguyên cùng các anh chị trong
Công ty Cổ Phần Kỹ thuật Công nghệ và thiết bị điện HTN đã nhiệt tình giúp đỡ
em trong quá trình thực tập tại Cơng ty.
Cảm ơn các bạn lớp K61 – QLTN&MT đã góp ý, giúp đỡ và động viên nhau,
cùng nhau chia sẻ mọi khó khăn trong học tập cũng như trong đời sống sinh viên.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày

tháng

năm 2020

Sinh viên

Đoàn Thanh Lam

i



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .........................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................3
1.1. Khái quát về nước thải sinh hoạt ..............................................................................3
1.1.1. Khái niệm nước thải sinh hoạt ...............................................................................3
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh nước thải sinh hoạt ..............................................................3
1.1.3. Thành phần và đặc tính nước thải sinh hoạt ..........................................................3
1.1.4. Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải sinh hoạt ......................................5
1.2. Thực trạng ô nhiễm nước thải sinh hoạt tại các đô thị ở Việt Nam .......................10
1.3. Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt tới môi trường và con người .........................14
1.3.1 Ảnh hưởng tới con người ....................................................................................14
1.3.2. Ảnh hưởng tới môi trường ...................................................................................14
1.4. Các phương pháp xử lý nước thải ..........................................................................15
1.4.1. Phương pháp xử lý cơ học ...................................................................................15
1.4.2. Phương pháp xử lý hóa lý ....................................................................................16
CHƯƠNG II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........23
2.1.Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................23
2.1.1. Mục tiêu chung ....................................................................................................23
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................23
2.2. Đối tượng phạm vi nghiên cứu ...............................................................................23
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................23
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................23
2.3. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................23
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................24
2.4.1 Nội dung 1: Đánh giá đặc tính nước thải..............................................................24

2.4.2. Nội dung 2: tính tốn thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt ......................24
2.4.3 nội dung 3: ............................................................................................................34
ii


CHƯƠNG III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI KHU ĐÔ THỊ VĂN
KHÊ ...............................................................................................................................35
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ...................................................................................35
3.1.1. Vị trí địa lý ...........................................................................................................35
3.1.2. Sơ lược về khu vực nghiên cứu ...........................................................................36
3.1.3. Điều kiện khí hậu.................................................................................................36
3.1.4. Điều kiện địa hình ...............................................................................................37
3.2. Điều kiện xã hội ......................................................................................................37
3.3. Vấn đề về môi trường .............................................................................................38
3.4. Du lịch ....................................................................................................................39
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................40
4.1. Đánh giá đặc tính nước thải sinh hoạt ....................................................................40
4.1.1. Điều tra nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt ......................................................40
4.1.2. Tính chất nước thải sinh hoạt ..............................................................................40
4.1.3. Đề xuất phương án xử lý nước thải sinh hoạt .....................................................46
4.2. Tính tốn thiết kế và dự tốn chi phí xây dựng ......................................................49
4.2.1. Tính tốn thiết kế .................................................................................................49
4.2.2. Song chắn rác ......................................................................................................50
4.2.3. Ngăn tiếp nhận .....................................................................................................54
4.2.4.Bể tách dầu mỡ .....................................................................................................55
4.2.5. Bể điều hòa ..........................................................................................................56
4.2.6. Bể lắng đợt I ........................................................................................................61
4.2.7. Bể aerotank ..........................................................................................................65
4.2.8. Bể lắng ly tâm ......................................................................................................72
4.2.9. Bể khử trùng ........................................................................................................77

4.2.10. Bể nén bùn .........................................................................................................78
4.3. Dự toán chi phí xây dựng, thiết bị, hóa chất, chi phí vận hành xử lý nước thải. ...81
4.3.1. Dự tốn chi phí xây dựng ....................................................................................81
4.3.3. Tính tốn chi phí vận hành ..................................................................................82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư ...................................................4
Bảng 1.2: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt .....................................9
Bảng 1.3: Tải trọng chất bẩn theo đầu người ................................................................12
Bảng 1.4: Tải trọng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt đô thị ........................13
Bảng 4.1: Đặc tính nước thải sinh hoạt tại Khu Đô Thị Văn Khê ................................40
Bảng 4.2 Hệ số không điều hịa chung ..........................................................................50
Bảng 4.3 Hệ số β để tính sức cản cục bộ của song chắn ...............................................52
Bảng 4.4 Thông số tính tốn song chắn rác...................................................................53
Bảng 4.5 Tổng hợp tính tốn bể thu gom ......................................................................55
Bảng 4.6 Thơng số thiết kế bể tách dầu.........................................................................56
Bảng 4.7 Bảng tóm tắt kết quả tính tồn bể diều hịa ....................................................61
Bảng 4.8 bảng thống số thiết kế bể lắng ........................................................................65
Bảng 4.9 cơng suất hịa tan oxy vào trong nước của thiết bị phân phối bọt khí nhỏ và
mịn .................................................................................................................................69
Bảng 4.10 Bảng tóm tắt các thơng số thiết kế bể aerotank ...........................................72
Bảng 4.11 bảng thống số thiết kế bể lắng ......................................................................76
Bảng 4.12 Bảng tóm tắt các thơng số thiết kế bể khử trùng. .........................................78
Bảng 4.14 chi phí xây dựng trạm xử lý nước thải .........................................................81
Bảng 4.15 Bảng chi phí thiết bị .....................................................................................82

Bảng 4.16 Bảng tiêu thụ điện năng ...............................................................................83

iv


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Kết quả đo pH so với QCVN 14:2008/BTNMT.......................................41
Biểu đồ 4.2: Kết quả đo BOD5 so với QCVN 14:2008/BTNMT .................................41
Biểu đồ 4.3: Kết quả đo TSS so với QCVN 14:2008/BTNMT.....................................42
Biểu đồ 4.4: Kết quả đo Nitrat so với QCVN 14:2008/BTNMT ..................................43
Biểu đồ 4.5: Kết quả đo Amoni so với QCVN 14:2008/BTNMT ................................43
Biểu đồ 4.6: Kết quả đo Coliform so với QCVN 14:2008/BTNMT .............................44
Biểu đồ 4.7: Kết quả đo COD .......................................................................................45
Biểu đồ 4.8: Kết quả đo tổng Phospho ..........................................................................45

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ khu đơ thị Văn Khê – Hà Đơng – Hà Nội ...........................................35
Hình 4.1. Tiết diện ngang các loại thanh chắn rác ........................................................52

vi


DANH SÁCH CÁC KỸ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nguyên nghĩa


BOD5

Nhu cầu oxy sinh hóa 5

COD

Nhu cầu oxy hóa học

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

TDS

Tổng chất rắn hòa tan

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

MLSS

Chất rắn lơ lửng trong hỗn dịch (Mixed Liquor Suspended
Solids)

NTSH

Nước thải sinh hoạt

UBND


Ủy Ban nhân dân

TTTM

Trung tâm thương mại

KĐT

Khu đô thị

QCVN
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt của
14:2008/BTNMT bộ tài nguyên môi trường
WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của con người. Nước trong tự nhiên
bao gồm toàn bộ các đại dương, biển vịnh sông hồ, ao suối, ngước ngầm, hơi nước ẩm
trong đất và trong khí quyển. Trên trái đất nước ngọt chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với
nước mặt. Nước ngọt cần cho mọi sự sống và phát triển, nước giúp cho các tế bào sinh
vật trao đổi chất, tham gia vào các phản ứng hóa sinh và tạo nên các tế bào mới. Vì
vậy, có thể nói rằng ở đâu có nước là ở đó có sự sống.
Nước được dùng cho đời sống, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Sau khi sử dụng nươc trở thành nước thải, bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau. Ngày

nay, cùng với sự bùng nổ dân số và tốc độ phát triển cao của công nông nghiệp... đã để
lại nhiều hậu quả phức tạp, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường nước. Vấn đề này
đang được nhiều sự quan tâm của mọi người, mọi quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam hiện nay phần lớn nước thải sinh hoạt chưa được xử lý và được thải
thẳng ra sông, hồ, ao và các nguồn tiếp nhận. Vì vậy, dẫn đến tình trạng các con sơng
đó bị ơ nhiễm hoặc bốc mùi khó chịu, làm mất cảnh quan và ảnh hưởng nghiêm trọng
tới sức khỏe con người. Nước thải sinh hoạt là một vấn đề quan trọng cho những thành
phố lớn và đông dân cư, nhất là đối với các quốc gia đã và đang phát triển. Cùng với
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, q trình đơ thị hóa của nước ta đang diễn ra
với tốc độ nhanh. Để đáp ứng yêu cầu phát triển và bảo vệ môi trường, nâng cao chất
lượng môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, trong những năm
gần đây việc đầu tư cho thốt nước và vệ sinh đơ thị quy mơ tương đối lớn đã được
quan tâm, trước hết là các thành phố và các đô thị du lịch. Trong vấn đề này, muốn
đầu tư có hiệu quả thì phải lựa chọn được cơng nghệ xử lý nước thải thích hợp. Nhưng
trả lời được câu hỏi như thế nào là công nghệ thích hợp cũng khơng đơn giản, bởi
thích hợp là khái niệm mở và có tính mềm dẻo, khơng cứng nhắc. theo quan điểm của
tơi, khi nói đến cơng nghệ thích hợp cho các nước nghèo, các nước đang phát triển đã
bao hàm trong đó giải pháp cơng nghệ đơn giản, giá thành thấp, phù hợp với điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Khu đô thị Văn Khê– Quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội do Tổng công ty Cổ
phần Sông Đà Thăng Long tiến hành thi công từ năm 2005 đến 2015 hồn thành. Hiện
nay Khu đơ thị chưa có hệ thống xử lý nước thải và đang xây dựng giai đoạn 2 khu đô

1


thị mới Văn Khê chính vì vậy lượng dân cư ngày càng tăng lên, sức ép về nhu cầu sử
dụng nước tăng nhanh kéo theo lượng nước thải sinh hoạt cũng tăng lên ảnh hưởng
không nhỏ đến đời sống người dân xung quanh.
Do đó, tơi chọn đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu đô thị

Văn Khê, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” nhằm xử lý triệt để các chất ô nhiễm để
thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn xả thải, không ảnh hưởng tới môi trường đời sống
của người dân.

2


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về nước thải sinh hoạt
1.1.1. Khái niệm nước thải sinh hoạt
Theo PGS. Nguyễn Văn Phước, nước thải sinh hoạt (NTSH) là nước thải nhà
tắm, giặt, hồ bơi, nhà ăn, nhà vệ sinh, nước rửa sàn nhà,... Nước thải sinh hoạt chứa
khoảng 58% chất hữu cơ và 42% chất khoáng. Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh
hoạt là hàm lượng các chất hữu cơ không bền sinh học như cacbonhydrat, protein, mỡ,
chất dinh dưỡng (photphat, nito), vi trùng, chất rắn và mùi. (Giáo trình Xử lý nước thải
sinh hoạt và cơng nghiệp bằng phương pháp sinh học)[12]
Theo QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người
như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân.
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh nước thải sinh hoạt
Nguồn nước thải sinh hoạt chủ yếu từ quá trình sinh hoạt của dân cư tại: khu
căn hộ cao cấp, khu biệt thự, khu dân cư, thương mại giải trí, hoạt động chế biến thực
phẩm tại nhà hàng…
Nước thải sinh hoạt thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học,
bệnh viện, chợ, và các cơng trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt của một
khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống
thoát nước. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả
năng cung cấp nước của các nhà máy nước hay các trạm cấp nước hiện có. Các trung
tâm đơ thị thường có tiêu chuẩn cấp nước cao hơn so với các vùng ngoại thành và

nông thôn, do đó lượng nước thải sinh hoạt tính trên một đầu người cũng có sự khác
biệt giữa thành thị và nơng thôn. Nước thải sinh hoạt ở các trung tâm đô thị thường
thoát bằng hệ thống thoát nước dẫn ra các sơng rạch, cịn các vùng ngoại thành và
nơng thơn do khơng có hệ thống thốt nước nên nước thải thường được tiêu thoát tự
nhiên vào các ao hồ hoặc thoát bằng biện pháp tự thấm.
1.1.3. Thành phần và đặc tính nước thải sinh hoạt
Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt phụ thuộc rất nhiều vào nguồn
gốc nước thải. Đặc điểm chung của nước thải sinh hoạt là thành phần của chúng tương
đối ổn định. Các thành phần này bao gồm 52% chất hữu cơ, 48% chất vô cơ , ngoài ra
3


nước thải sinh hoạt còn chứa nhiều các vi sinh vật gây bệnh và các độc tố của chúng .
Phần lớn các vi sinh vật trong nước thải là các vi khuẩn và virut gây bệnh như: các vi
khuẩn gây bệnh tả, lỵ, thương hàn…
Thành phần nước thải được chia làm ba nhóm chính
 Thành phần vơ cơ: cát, sét, xỉ, axit vô cơ , các ion của muối phân ly ( khoảng
42% đối với nước thải sinh hoạt )
 Thành phần hữu cơ: Các chất nguồn gốc từ động vật , thực vật, cặn bã bài
tiết.. ( khoảng 58% )
 Các chất chứa Nito: Urê , protein, amin , acid amin…
 Các chất nhóm hydrocacbon: mỡ, xà phịng, cellulose..
 Các chất có chứa phosphor, lưu luỳnh
 Thành phần sinh học: nấm men , nấm mốc, tảo, vi khuẩn
Bảng 1.1. Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư
Chỉ tiêu

Trong khoảng

Trung bình


350-1.200

720

Chất rắn hồ tan (TDS) , mg/l

250-850

500

Chất rắn lơ lửng (SS), mg/l

100-350

220

BOD5, mg/l

110-400

220

Tổng Nitơ, mg/l

20-85

40

Nitơ hữu cơ, mg/l


8-35

15

Nitơ Amoni, mg/l

12-50

25

Nitơ Nitrit, mg/l

0-0,1

0,05

Nitơ Nitrat, mg/l

0,1-0,4

0,2

Clorua, mg/l

30-100

50

Độ kiềm , mgCaCO3/l


50-200

100

Tổng chất béo, mg/l

50-150

100

Tổng chất rắn ( TS), mg/l

Tổng Phốt pho, mg/l

8
(Metcalt & Eddy, Inc.Wastewater Engineering:
Treatment and Reuse.4th edition)[22]

4


1.1.4. Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải sinh hoạt
1.1.4.1 Thông số vật lý
- Hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS: là trọng lượng khô của đất bị giữ lại bởi lưới
lọc. Nó là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước sử dụng để đo lường chất lượng nước
thải sau khi xử lý tại một nhà máy xử lý nước thải. Nó được liệt kê như là một chất ô
nhiễm trong bộ luật nước sạch của Mỹ (Đạo luật nước sạch của Mỹ, phần 304 (a),
Tiêu đề 33 của Bộ luật Hoa Kỳ.U.S. Clean Water Act, sec. 304(a)[25]. TSS trước đây
được gọi là dư lượng không thể lọc, nhưng đã được thay đổi thành TSS bởi vì sự

khơng rõ ràng trong các ngành khoa học khác. Mặc dù TSS dường như là một biện
pháp đơn giản đo trọng lượng hạt thu được bằng cách tách hạt từ một mẫu nước sử
dụng bộ lọc, nó được chấp nhận như là một số lượng hạt có kích thước nhất định
nhưng trường hợp thực tế xảy ra trong tự nhiên lại là một chuỗi các kích cỡ hạt. Nên
loại bỏ các hạt quá lớn để “lơ lửng” trong nước. Tuy nhiên, đây khơng phải là một kích
thước hạt cố định mà phụ thuộc vào tình huống thời điểm lấy mẫu: các hạt lơ lửng lớn
hơn di chuyển nhanh hơn nước. Thơng thường nó là trường hợp mà các vật liệu lơ
lửng được gây ra bởi sự chuyển động của dòng nước.
- Tổng chất rắn hòa tan TDS: là một đơn vị đo hàm lượng kết hợp của tất cả
các chất vô cơ và chất hữu cơ chứa trong chất lỏng dạng phân tử, ion hóa hoặc vi hạt.
Nói chung, định nghĩa chi tiết là các chất rắn phải nhỏ đủ để đi qua một bộ lọc với
những lỗ nhỏ cỡ 2 micromet (kích thước danh định, hoặc nhỏ hơn). Tổng lượng chất
rắn hòa tan thường chỉ được sử dụng cho các hệ thống nước ngọt vì độ muối bao gồm
một số ion cấu thành định nghĩa TDS. Việc áp dụng chính của TDS là nghiên cứu về
chất lượng nước cho các dịng suối, sơng ngịi, hồ, mặc dù TDS thường khơng được
xem là chất gây ơ nhiễm chính (ví dụ nó khơng được xem là liên quan đến các ảnh
hưởng đến sức khoẻ) nó được sử dụng như một chỉ thị về các đặc tính của nước uống
và là một chỉ thị tổng hợp về sự hiện diện của một loạt các chất gây ơ nhiễm hóa học.
- Độ đục: Ở dạng đơn giản nhất, độ đục chỉ là sự vẩn đục của nước. Sự vẩn đục
xuất phát từ các hạt lơ lửng trong nước mà chúng ta có thể nhìn thấy chúng riêng lẻ.
Những hạt này có thể là tảo, bụi bẩn, khoáng chất, protein, dầu hoặc thậm chí là vi
khuẩn. Độ đục là một phép đo quang chỉ ra sự hiện diện của các hạt lơ lửng. Nó được
đo bằng cách chiếu ánh sáng qua một mẫu và định lượng nồng độ hạt lơ lửng. Khi có
càng nhiều hạt trong dung dịch, độ đục càng cao. Độ đục là thông số chất lượng nước
5


tiêu chuẩn trong tất cả các chỉ tiêu từ nước uống đến quản lý mơi trường. Mục tiêu
chính của xử lý nước uống là loại bỏ và giảm độ đục. Trong suốt quá trình xử lý nước,
độ đục được đo ở nhiều giai đoạn để xác định hiệu quả của việc xử lý và ảm bảo tuân

thủ cac quy định của chính phủ. Chất rắn lơ lửng (đất, tảo,…) trong nước làm giảm
hiệu quả của hóa chất khử trùng và có thể là các chất mang mầm móng vi khuẩn và ký
sinh trùng.
- Mùi: Hợp chất gây mùi đặc trưng nhất là H2S mùi trứng thối. Việc xác định
mùi của nước thải ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là các phản ứng gây gắt của
dân chúng đối với các cơng trình xử lý nước thải khơng được vận hành tốt. Mùi của
nước thải cịn mới thường khơng gây ra các cảm giác khó chịu nhưng một loạt các hợp
chất gây mùi khó chị sẽ được tỏa ra khi nước thải bị phân hủy sinh học dưới điều kiện
yếm khí.


Phụ thuộc vào sản phẩm phân huỷ các chất hữu cơ
Ví dụ:
+ H2S → mùi trứng thối
+ NH3 → mùi khai,…



Phụ thuộc sự phát triển hệ động thực vật trong nước



Phương pháp xác định:
+ Ở nhiệt độ thường: lắc mạnh, mỡ nhanh nút → dùng khứu giác
để xác định
+ Đun nóng 40 – 500C, sau khi lắc nhẹ → dùng khứu giác để xác định

- Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước thải sinh hoạt thường cao hơn nhiệt độ của nước
cấp do việc xả các dịng nước nóng hoặc ấm từ các hoạt động sinh hoạt, thương mại
hay công nghiệp và nhiệt độ của nước thải thường thấp hơn nhiệt độ của khơng khí.

Nhiệt độ của nước thải là một trong những thơng số quan trọng bởi vì phần lớn các
sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đều ứng dụng các quá trình xử lý sinh học mà các
quá trình đó thường bị ảnh hưởng mạnh bởi nhiệt độ. Nhiệt độ của nước thải ảnh
hưởng đến đời sống của thủy sinh vật, đến sự hòa tan oxy trong nước. Nhiệt độ cịn là
một trong những thơng số cơng nghệ quan trọng liên quan đến quá trình lắng các hạt
cặn. Nhiệt độ của nước thải thường thay đổi theo mùa và vị trí địa lý. Ở những vùng
khí hậu lạnh, nhiệt độ của nước thải có thể thay đổi từ 7 ÷ 180C, trong khi đó ở những
vùng có khí hậu ấm hơn, nhiệt độ của nước thải có thể thay đổi từ 13 đến 240C.

6


- Độ màu: Màu của nước thải là do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, thuốc
nhuộm hoặc do các sản phẩm được tạo ra từ các quá trình phân hủy các chất hữu cơ.
Độ màu là thông số thường mang tính chất định tính, có thể đwocj sử dụng để đánh giá
trạng thái chung của nước thải. Nước thải sinh hoạt để chưa quá 6h thường có màu nâu
nhạt. Màu xám nhạt đến trung bình là đặc trưng của các loại nước thải đã bị phân hủy
một phần. Nếu xuất hiện màu xám sẫm hoặc đen, nước thải coi như đã bị phân hủy
hoàn toàn bởi các vi khuẩn trong điều kiện yếm khí. Hiện tượng nước thải ngả màu
đen thường là do sự tạo thành các sulfide khác nhau, đặc biệt là sulfide sắt. Điều này
xảy ra khi khi hydro sulfua được sản sinh ra dưới điều kiện yếm khí kết hợp với một
kim loại hóa trị 2 có trong nước.


Phụ thuộc vào các chất hồ tan trong môi trường nước



Phụ thuộc vào sự phát triển của các thực vật trong nước, vi sinh vật trong




Xác định màu → so với thang màu chuẩn: Pt – Co;Cr – Co

nước
Điển hình:
* Nước có sắt Fe3+ → có màu nâu đỏ
* Các hchc dạng humic → màu vàng
* Tảo lam → xanh
* Nước thải SH, CN: màu xám → màu đen
1.1.4.2. Thơng số hóa học
- Nhu cầu oxy sinh học BOD: về định nghĩa, thông số BOD của nước là lượng
oxy cần thiết để vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện tiêu chuẩn: 20°C, ủ
mẫu 5 ngày đêm, trong bóng tối, giàu oxy và vi khuẩn hiếu khí. Nói cách khác, BOD
biểu thị lượng giảm oxy hịa tan trong 5 ngày. Thông số BOD5 sẽ càng lớn nếu mẫu
nước thải chứa nhiều chất hữu cơ có thể dùng làm thức ăn cho vi khuẩn, hay là các
chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học( Carbonhydrat, protein, lipid,..)
- BOD là một thông số quan trọng: là chỉ tiêu duy nhất để xác định lượng chất
hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong nước và nước thải.
 Là tiêu chuẩn kiểm sốt chất lượng các dịng thải chảy vào các thủy vực
thiên nhiên.
 Là thông số bắt buộc để tính tốn mức độ tự làm sạch của nguồn nước phục
vụ công tác quản lý môi trường.

7


- Oxy hòa tan ( Dissolved Oxygen – DO)
Tất cả các sinh vật sống dưới nước đều phụ thuộc vào oxy dưới dạng này hay
dạng khác để duy trì các tiến trình trao đổi chất nhằm sinh ra năng lượng phục vụ cho

quá trình phát triển và sinh sản của mình. Oxy là yếu tố quan trọng đối với con người
cũng như các sinh vật thủy sinh khác. Oxy là chất khí hoạt động mạnh, tham gia mạnh
mẽ vào các q trình hóa sinh học trong nước.
- Độ pH: độ pH của nước là chỉ số đặc trưng cho ion H+ có trong dung dịch,
thường được dùng để biểu thị tính axit và tính kiềm của nước. Độ pH có ảnh hưởng
đến các quá trình trao đổi chất diễn ra bên trong cơ thể sinh vật nước. Do vậy rất có ý
nghĩa về khía cạnh sinh thái mơi trường.
- Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand) COD: là lượng oxy cần
thiết để oxy hóa tồn bộ các chất hữu cơ có trong nước thải, kể cả khơng bị phân hủy
sinh học và được xác định bằng phương pháp bicromat trong mơi trường axit sunfuric
có thêm chất xúc tác – sunfat bạc. Chỉ số COD được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp
khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước. Phần lớn các ứng dụng của COD xác
định khối lượng của các chất ô nhiễm hữu cơ tìm thấy trong nước bề mặt. Đơn vị đo
của COD là mgO2/L hay đơn giản là mg/L.
- Phospho và các hợp chất chứa phospho
Nguồn gốc các hợp chất chứa Phospho có liên quan đến sự chuyển hóa các chất
thải của người và động vật và sau này là lượng khổng lồ phân lân sử dụng trong nông
nghiệp và các chất tẩy rửa tổng hợp có chứa phosphate sử dụng trong sinh hoạt và một
số ngành cơng nghiệp trơi theo dịng nước. Trong các loại nước thải, Phospho hiện
diện chủ yếu dưới các dạng phosphate. Các hợp chất Phosphat được chia thành
Phosphat vô cơ và phosphat hữu cơ.
Phospho là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết đôi với sự phát triển của
sinh vật. Việc xác định p tổng là một thơng số đóng vai trị quan trọng để đảm bảo quá
trình phát triển bình thường của các vi sinh vật trong các hệ thông xử lý chất thải bằng
phương pháp sinh học (tỉ lệ BOD:N:P = 100:5:1).
Phospho và các hợp chất chứa Phospho có liên quan chặt chẽ đến hiện tượng phú
dưỡng hóa nguồn nước, do sự có mặt quá nhiều các chất này kích thích sự phát triển
mạnh của tảo và vi khuẩn lam.
- Nitơ và các hợp chất chưa Nitơ.
Nitơ là thơng số quan trọng trong sự hình thành sự sống trên bề mặt Trái Đất.

Nitơ là thành phần cấu tạo nên Protein có trong tế bào chất cũng như acid amin trong

8


nhân tế bào. Xác sinh vật các bã thải trong q trình sơng của chúng ta là những tàn
tích hữu cơ chứa các protein liên tục được thải vào môi trường với lượng rất lớn. Các
protein này dần dần bị vi sinh vật dị dưỡng phân hủy, khống hóa trở thành các hợp
chất Nitơ vô cơ như NH4+, NO2-, NO3- và có thể cuối cùng trả lại N2 cho khơng khí.
- Phú dưỡng
Phú dưỡng hay phì dưỡng là một phản ứng của hệ sinh thái khi quá nhiều chất
dinh dưỡng như nitrat và phốt phát từ các loại phân bón hoặc nước cống rãnh bị thải
vào môi trường nước [24]. Thông thường, khi hàm lượng nitơ (N) lớn hơn 500 µg/l và
photpho (P) lớn hơn 20 µg/l trong nước được xem là phú dưỡng [6]. Một ví vụ là nước
"nở hoa" hoặc gia tăng đột biến các thực vật phù du trong vực nước khi gia tăng lượng
chất dinh dưỡng trong nước. Hiện tượng này làm ảnh hưởng tiêu cực đến mơi trường
như thiếu dưỡng khí, làm cạn kiệt ơxy hòa tan trong nước, làm giảm số lượng các thể
cá và các quần thể động vật khác. Các loài khác (như sứa Nomura trong các vực nước
của Nhật Bản) có thể gia tăng số cá thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến các loài khác.
- Các kim loại nặng
Là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3 (Pb, Hg, Cd, Cr, Mn).
Có mặt khắp nơi trong tự nhiên như khí quyển, thủy quyển, địa quyển, sinh quyển.
Mặc dù cần thiết cho sinh vật nhưng nếu vượt qúa tiêu chuẩn thì sẽ gây độc hại cho
mơi trường và sinh vật.
Bảng 1.2: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Mức độ ơ nhiễm

Thơng số

Nặng


Trung bình

Nhẹ

Chất rắn lơ lửng (SS)

350

220

100

Chất rắn hòa tan (TDS)

850

500

250

BOD5

400

220

110

Amoniac


50

30

10

Nitrit

0,4

0,2

0

Tổng N

85

40

20

Tổng P

15

8

4


Dầu mỡ

150

100

50

Sunfat

50

30

20

Coliform MPN/100ml

107-109

107-108

106-107

(Trang 11- Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp – Tính tốn và thiết kế cơng trìnhLâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân)[14]

9



1.1.4.3. Thông số vi sinh vật
- Nhiều sinh vật gây bệnh có mặt trong nước thải có thể truyền hoặc gây bệnh
cho người. Chúng vốn không bắt nguồn từ nước mà cần có vật chủ để sống ký sinh,
phát triền và sinh sản. Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá dài
trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng, bao gồm vi khuẩn, vi rút và giun sán.
- Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn gây bệnh có trong nước thường gây ra các bệnh về
đường ruột như dịch tả (chorela) do vi khuẩn Vibio comma, bệnh thương hàn(typhoid)
do vi khuẩn Salmonella typhosa….
- Vi rút: vi rút có trong nước thải có thể gây các bệnh có liên quan đến sự rối loạn
hệ thần kinh trung ương, viêm tủy xám, viêm gan,…Thông thường sự khử trùng bằng
các quá trình khác nhau trong các giai đoạn xử lý có thể diệt được Vi rút.
- Giun sán: Giun sán là loại sinh vật ký sinh có vịng đời gắn liền với hai hay
nhiều động vật chủ, con người có thể là một trong số các vật chủ này. Chất thải của
người và động vật là nguồn đưa giun sán vào nước. Tuy nhiên, các phương pháp xử lý
nước hiện nay tiêu diệt giun sán rất hiệu quả.
1.2. Thực trạng ô nhiễm nước thải sinh hoạt tại các đơ thị ở Việt Nam
Q trình đơ thị hố tại Việt Nam diễn ra rất nhanh. Những đơ thị lớn tại Việt
Nam như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng bị ơ nhiễm nước rất nặng nề.
Đô thị ngày càng tăng tại Việt Nam, nhưng cơ sở hạ tầng lại phát triển không cân
xứng, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại Việt Nam vơ cùng thơ sơ. Có
thể nói rằng, người Việt Nam đang làm ô nhiễm nguồn nước uống chính bằng nước
sinh hoạt thải ra hàng ngày.
Nước thải sinh hoạt chiếm trên 30% tổng lượng thải trực tiếp ra các sông hồ
hay kênh rạch dẫn ra sông. Theo số liệu tính tốn của cơ quan mơi trường cho thấy
Đơng Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là 2 vùng tập trung nhiều lượng nước thải sinh
hoạt nhất cả nước.(Cục quản lý tài nguyên nước, Bộ tài nguyên và môi trường, 2018)
Số liệu thống kê mới đây cho thấy, theo Dữ liệu tổng hợp của Ngân hàng Thế
giới (World Bank, 2018) về nước thải của Hà Nội, mỗi ngày các con sông như Tô
Lịch, Sét, Lừ, Kim Ngưu, Nhuệ phải nhận tới 600.000 m3 nước thải và trở thành
nguồn ô nhiễm lộ thiên nguy hiểm. Đặc biệt, mới chỉ có 22% lượng nước thải được xử

lý, còn lại vẫn chưa qua xử lý và xả trực tiếp ra các sông, hồ trên địa bàn thành phố.
Lượng bùn tích tụ, lắng đọng lâu ngày gây ra mùi hôi thối nồng nặc. Bên cạnh đó, vẫn

10


cịn tình trạng vứt, xả rác xuống dịng sơng gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan
đô thị, khiến cho tình trạng ơ nhiễm ngày càng trầm trọng. Hiện chỉ có 5/31 bệnh viện
có hệ thống xử lý nước thải; 36/400 cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý nước thải. Phần
lớn nước thải không được xử lý đổ vào các sông Tô Lịch và Kim Ngưu gây ô nhiễm
nghiêm trọng 2 con sông này và các khu vực dân cư dọc theo sông. Theo kết quả của
dự án “Phát triển hệ thống sử dụng nước đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, 2018”
do Trường Đại học Tokyo (Nhật Bản) phối hợp với Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
vừa cơng bố thì có 10% nước thải đô thị chưa qua công đoạn xử lý, 36% nước thải
chưa qua xử lý cũng đổ ra các hồ. Tuy lượng thải ra lớn như vậy, nhưng cho đến nay,
Hà Nội mới có khoảng 6 trạm xử lý nước thải với tổng công suất khoảng hơn
260.000m3/ngày - đêm đang hoạt động và dự kiến 5 trạm xử lý nữa đang dự kiến được
đầu tư xây dựng với tổng công suất gần 400.000m3/ngày - đêm. (Theo báo cáo của
Công ty cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam (VIWASE)
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong
việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ mơi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm
nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ cơng nghiệp hố và đơ thị hố khá nhanh và sự
gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh
thổ.
Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ơ
nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản
xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm mơi trường nước do khơng có cơng trình và thiết
bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất cơng nghiệp là rất nặng. Tình trạng ơ
nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt khơng có hệ thống xử lý tập trung mà

trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sơng, hồ, kênh, mương). Mặt khác, cịn rất nhiều cơ sở
sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ
thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết
được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm
trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng.
Năm 2019 hàng nghìn hộ dân ở các quận Thanh Xn, Hồng Mai, Hà Đông
(Hà Nội)… gần đây vô cùng bất an, lo lắng vì nước sinh hoạt chảy ra từ vịi xuất hiện
mùi hơi của hóa chất. Trước đó, gần một vạn dân tại Khu đơ thị Mỹ Đình 2 cũng hết
11


sức hoang mang khi được biết nguồn nước sinh hoạt hàng ngày của họ nhiều năm qua
có hàm lượng asen cao gấp nhiều lần cho phép. Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm
mang lại cho con người nguy cơ mắc các bệnh rất cao và nếu không được khắc phụ kịp
thời sẽ để lại rất nhiều hậu quả. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và
Mơi trường, trung bình mỗi năm có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước ơ
nhiễm, trên 200.000 trường hợp phát hiện ung thư. Một trong những nguyên nhân là
do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Đây là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe,
thậm chí cả tính mạng của người dân.
Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào :
 Lưu lượng nước thải
 Tải trọng chất bẩn tính theo đầu người
Mà tải trọng chất bẩn tính theo đầu người phụ thuộc vào
 Mức sống , điều kiện sống và tập quán sống
 Điều kiện sống
Và được xác định ở bảng sau
Bảng 1.3: Tải trọng chất bẩn theo đầu người
Hệ số phát thải
Chỉ tiêu ô nhiễm


Các quốc gia gần

Theo tiêu chuẩn Việt

gũi với Việt Nam

Nam ( TCXD-51-84)

Chất rắn lơ lửng (SS)

70-145

50-55

BOD5 đã lắng

45-54

25-30

BOD20 đã lắng

-

30-35

NOH (COD)

72-102


-

N-NH4+

2.4-4.8

7

Phospho tổng số

0.8-4.0

1.7

Dầu mỡ

10-30

-

(Giáo trình mơn học kỹ thuật xử lý nước thải, Lâm Minh Triết)[15]

12


Bảng 1.4: Tải trọng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt đô thị
Chất ô nhiễm

Tải lượng (g/người.ngày)


BOD5

45 -54

COD

( 1,6 – 1,9 ) BOD5

TOC

( 0,6 – 1,0 ) BOD5

TS

170 – 220

SS

70 – 145

Dầu mỡ

10 – 30

Độ kiềm

20 – 30

Chlorides


4–8

TN (N)

6 – 12

Org - N

0,4 TN

Ammonia

0,6 TN

NO3-

-

NO2-

( 0,0 – 0,05 ) TN

TP ( P )

0,6 – 4,5

Org - P

0,3 TP


Inorg - P

0,7 TP

Tổng coliform

106-109 MNP/100ml

(WHO Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution. Part 1)[23]
Bảng1.5: Tải trọng các chất ô nhiễm tính cho một người dân Việt Nam
Chất ô nhiễm

Tải trọng (g/người.ngày )

SS

60-65

BOD5

30-35

NH4+ - N

8

PO43- - P

1,44


Chất hoạt động bề mặt

3,3

Dầu mỡ

2 – 2,5

Cl-

10

(TCVN 7957:2008 Thoát nước – Mạng lưới và cơng trình bên ngồi – Tiêu chuẩn thiết kế)[18]

13


1.3. Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt tới môi trường và con người
1.3.1 Ảnh hưởng tới con người
Liên hợp quốc dự báo đến năm 2025, sẽ có khoảng 1.8 tỷ người sống tại các
quốc gia hoặc khu vực "hoàn toàn khan hiếm nước" và 2/3 dân số sống trong điều kiện
căng thẳng về nguồn cung nước.
Theo WHO, khoảng 80% bệnh tật là có liên quan tới chất lượng nước sinh hoạt
và tình trạng vệ sinh mơi trường. Mỗi năm, trên thế giới, có khoảng 4 tỷ trường hợp bị
tiêu chảy, 88% các bệnh về đường tiêu hóa, chiếm 4,1% gánh nặng bệnh tật toàn cầu
và khoảng 2,5 triệu người tử vong, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. Ở Việt Nam, bệnh
tiêu chảy là một trong 10 bệnh có số ca mắc và tử vong cao nhất với khoảng từ
725.000 đến 930.000 ca mắc mỗi năm
Một báo cáo toàn cầu mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố hồi đầu
năm 2014 cho thấy, mỗi năm Việt Nam có hơn 20.000 người tử vong do điều kiện

nước sạch và vệ sinh nghèo nàn và thấp kém. Còn theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 80%
các bệnh truyền nhiễm ở nước ta liên quan đến nguồn nước. Người dân ở cả nông thôn
và thành thị đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh do môi trường nước đang ngày
một ô nhiễm trầm trọng.
1.3.2. Ảnh hưởng tới môi trường
Nước thải sinh hoạt mang theo các chất độc hại thải ra môi trường, ảnh hưởng
lớn nhất là môi trường nước do thành phần trong nước thải như:

 Chất rắn lơ lửng (SS): lắng đọng ở nguồn tiếp nhận gây ra điều kiện yếm khí.
 COD, BOD: sự khống hóa, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ lượng lớn và gây thiếu
hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng của hệ sinh thái môi trường nước. Khi
ơ nhiễm q mức hình thành điều kiện yếm khí. Q trình phân hủy yếm khí sinh ra
các sản phẩm như H2S, NH3, CH4... làm cho mơi trường nước có mùi hôi và làm giảm
pH của môi trường nước tiếp nhận.
Nước thải sinh hoạt đổ ra các sơng có nồng độ COD, BOD5,Ni-tơ và Phốt pho
khá cao. Không những thế, còn chứa rất nhiều kim loại cứng, vi rút, vi khuẫn, giun
sán. Lượng nước thải này xả ra sông, suối khiến cho hệ sịnh vật ở sông suối chết hết,
làm cho động vật phù du cũng cạn kiệt nguồn tài nguyên và giảm khả năng sinh
trưởng, phát triển…Ông Yutaka Matsuzawa - Chuyên gia môi trường của Tổ chức
14


Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại VN cho rằng, nước thải sinh hoạt chính là tác
nhân đáng sợ nhất gây ô nhiễm nguồn nước, không những thế, nước thải sinh hoạt là
hiểm hoạ môi trường hàng đầu tại VN hiện nay. Trong vịng ít nhất là 10-15 năm nữa
Việt Nam sẽ phải hứng chịu các tác động nặng nề do nước thải sinh hoạt không được
xử lý.
Không những gây mất cảnh quan, thẩm mỹ mà còn gây ra hiện tượng phú dưỡng
hiện tượng này làm ảnh hưởng tiêu cực đến mơi trường như thiếu dưỡng khí, làm cạn
kiệt ôxy hòa tan trong nước, làm giảm số lượng các thể cá và các quần thể động vật

khác. Các loài khác (như sứa Nomura trong các vực nước của Nhật Bản) có thể gia
tăng số cá thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến các loài khác.
1.4. Các phương pháp xử lý nước thải
1.4.1. Phương pháp xử lý cơ học
Phương pháp xử lý cơ học sử dụng nhằm mục đích tách các chất khơng hịa tan
và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Những cơng trình xử lý cơ học
gồm:
– Song chắn rác: Song chắn rác dùng để chắn giữ các cặn bẩn có kích thước lớn
như giấy, rác, rau, cỏ … được gọi chung là rác. Rác được chuyển tới máy nghiền để
nghiền nhỏ sau đó được chuyển tới để phân hủy cặn (bể mêtan) . Tuy nhiên , hiện nay
người ta sử dụng phổ biến loại song chắn rác , vừa kết hợp vừa chắn giữ vừa nghiền
rác
 Song chắn rác gồm các thanh đan sắp xếp cạnh nhau ở trên mương dẫn nước.
Khoảng cách giữa các thanh đan gọi là khe hở. Song chắn rác có thể phân thành các
nhóm như sau:
 Theo khe hở song chắn phân biệt loại thô (30 – 200 mm), loại trung bình (5 –
25 mm). Đối với nước thải sinh hoạt, khe hở song chắn nhỏ hơn 16 mm thực tế ít được
sử dụng.
 Theo đặc điểm cấu tạo phân biệt loại cố định và loại di động.
 Theo phương pháp lấy rác khỏi song chắn phân biệt loại thủ công và cơ giới.
 Song chắn rác thường đặt nghiêng so với mặt nằm ngang một góc 45-90o
(thường chọn 600) để tiện lợi cho việc cọ rửa. Theo mặt bằng cũng có thể đặt vng
góc hoặc tạo thành góc α so với hướng dịng chảy

15


– Bể lắng cát: Trên cơng trình xử lý nước thải, việc lắng cát lại trong bể lắng gây
khó khăn trong cơng tác lấy cặn. Ngồi ra trong cặn có cát thì có thể làm cho các ống
dẫn bùn của bể lắng khơng hoạt động được, máy bơm chóng hỏng. Đối với bể metan

và bể lắng hai vỏ thì cát là một chất thừa, do đó xây dựng các bể lắng cát trên các trạm
xử lý lưu lượng nước thải lớn hơn 100m3/ngày đêm thì cần thiết. Có 3 loại bể lắng cát
 Bể lắng cát ngang nước chảy thẳng hoặc vòng
 Bể lắng cát đứng nước dâng từ dưới lên
 Bể lắng cát nước chảy xoắn ốc.
– Bể lọc: Lọc được áp dụng để tách các tạp chất phân tán có kích thước nhỏ khỏi
nước thải, mà các bể lắng không thể loại được chúng.
Người ta tiến hành lọc nhờ các vậ liệu lọc, vách ngăn xốp, cho phép chất lỏng
đi qua và giữ các tạp chất bị giữ lại. Vật liệu lọc thường được sử dụng là cát thạch anh,
than cốc, sỏi, than nâu. Việc lựa chọn tùy thuộc vào loại nước thải và điều kiện địa
phương.
1.4.2. Phương pháp xử lý hóa lý
Bản chất của q trình xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý là áp dụng
các q trình vật lý và hóa học để loại bỏ bớt chất ơ nhiễm mà khơng thế dùng q
trình lắng ra khỏi nước thải. Các cơng trình tiêu biểu của việc áp dụng phương pháp
hóa học bao gồm:
 Phương pháp keo tụ tạo bông
Keo tụ và tạo bông là một quy trình trong xử lý nước cấp và nước thải, quy
trình này sử dụng hóa chất để tách các chất ổ nhiễm trong nước thành bùn và sau đó
lắng xuống. Trong một số trường hợp trong nước có chứa nhiều : Chất rắng lơ lửng,
các hạt keo, chất hữu cơ, tảo, vi khuẩn, vi sinh vật. Thì cần đến q trình xử lý có keo
tụ tạo bơng. Q trình keo tụ tạo bông là công nghệ loại bỏ các chất ơ nhiễm nhờ q
trình làm giảm điện tích Zeta trên bề mặt hạt keo trong nước. Các hóa chất thường
dùng trong keo tụ tạo bông là các ion kim loại hóa trị III như Aluminium chloride,
Ferrous chloride, PAC,… trong đó PAC là được dùng rộng rãi hơn cả vì hiệu suất cao
và dễ lưu trữ , sử dụng rộng rãi .
+ Ưu điểm: hiệu quả xủa lý cao, ít tốn diện tích xây dựng.
+ Nhược điểm: Kết cấu phức tạp, chế độ quản lý chặt chẽ. Nhạy cảm với sự dao
động lưu lượng và nhiệt độ của nước.


16


 Phương pháp tuyển nổi (DAF)
Tuyến nổi là phương pháp được áp dụng tương đối rộng rãi nhằm loại bỏ các
tạp chất khơng tan, khó lắng. Trong nhiều trường hợp, tiếp tuyến nổi còn được sự dụng
để tách các chất tan như chất hoạt động bề mặt.
 Phương pháp hấp phụ
Phương pháp hấp phụ là phương pháp dùng để loại hết các chất bẩn hòa tan vào
nước mà phương pháp xử lý sinh học cùng các phương pháp khác không thể loại bỏ
được với hàm lượng rất nhỏ. Thông thường đây là các hợp chất hịa tan có độc tính cao
hoặc các chất có mùi, vị và màu rất khó chịu.
Xử lý nước thải bằng phương pháp hấp phụ được ứng dụng phổ biến trong việc
làm sạch nước thải bị ô nhiễm. Đa phần nước thải chứa nhiều chất hữu cơ phát sinh từ
nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất… mà các phương pháp khác không thể xử lý
triệt để. Dựa vào hiệu quả xử lý, chi phí đầu tư thấp cũng như khả năng hấp phụ các
chất khá cao nên sử dụng phương pháp này phù hợp nhất.
Các vật liệu hấp phụ thường dùng


Than hoạt tính: diện tích tiếp xúc với bề mặt nước thải lớn



Nhơm hoạt tính: thường sử dụng hấp phụ ẩm và hoạt động ở nhiệt độ cao



Silica gel: thường dùng để xử lý axit, dạng hạt, xốp




Alumin silicat: ứng dụng chủ yếu trong quá trình tách
Trong đó than hoạt tính được sử dụng rộng rãi nhất vì giá thành rẻ, khả
năng xử lý nước thải hiệu quả.

 Phương pháp Trung hòa
Phương pháp trung hòa chủ yếu được dùng trong nước thải cơng nghiệp có chứa
kiềm hay axit. Để tránh hiện tượng nước thải gây ô nhiễm môi trường xung quanh thì
người ta phải trung hịa nước thải, với mục đích là làm lắng các muối của kim loại
nặng xuống và tách chúng ra khỏi nước thải.
Q trình trung hịa trước hết là phải tính đến khả năng trung hòa lẫn nhau giữa
các loại nước thải chứa axit hay kiềm hay khả năng dự trữ kiềm của nước thải sinh
hoạt và nước sông. Trong thực tế hỗn hợp nước thải có pH= 6,5–8,5 thì nước đó được
coi là đã trung hịa.

17


×