Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Chu De 2.Doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.52 KB, 12 trang )

Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 5, 6, 7, 8
CHỦ ĐỀ 2: PHONG TỤC, TẬP QUÁN TRUYỀN THỐNG Ở LAI CHÂU
I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu cần đạt: Học xong bài này học sinh có thể:
- Liệt kê được ít nhất hai phong tục truyền thống ở Lai Châu;
- Tìm hiểu được một phong tục truyền thống tiêu biểu ở Lai Châu;
- Đề xuất được một số giải pháp bảo tồn, phát triển các phong tục truyền thống ở
Lai Châu.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Độc lập làm việc để giải quyết vấn đề bài học, tích cực
thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày được vấn đề trước tập thể lớp, có trách
nhiệm trong hoạt động nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tiếp nhận thông tin và đánh giá, nhận
xét nội dung bài học, suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của nhiệm vụ
học tập.
b. Năng lực đặc thù:
- Tìm hiểu lịch sử: Tìm hiểu được một phong tục truyền thống tiêu biểu ở
Lai Châu;
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Liệt kê được các phong tục truyền thống ở Lai Châu
- Vận dụng KT- KN đã học: Đề xuất được một số giải pháp bảo tồn, phát triển các
phong tục truyền thống ở Lai Châu
3. Phẩm chất
- Nhân ái: Biết yêu thương, yêu cái đẹp, tơn trọng sự khác biệt về văn hóa
- Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên trong học tập, thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên
mạng Internet để mở rộng hiểu biết.
- Trách nhiệm: Trân trọng những phong tục tập quán truyền thống của Lai Châu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


1. Giáo viên: Máy chiếu.
2. HS: Đọc trước sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi trong bài, hoàn thành các
phiếu học tập. Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh của nền văn minh Ấn Độ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Tiết 5:
1. VỀ MIỀN PHONG TỤC TRUYỀN THỐNG Ở LAI CHÂU
Mục tiêu:


- Liệt kê được ít nhất hai phong tục truyền thống ở Lai Châu;
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Nội dung – Tổ chức thực hiện:
Cho HS quan sát một số hình ảnh các dân tộc ở Lai Châu và trả lời các câu hỏi
H: Em biết được những dân tộc nào qua việc vừa quan sát?
b. Dự kiến sản phẩm:
- HS kể tên một số dân tộc
- GV nhận xét, giới thiệu vào bài mới: Nước ta có 54 dân tộc nói chung và Lai
Châu cũng có rất nhiều dân tộc sinh sống. Vậy mỗi dân tộc có phong tục tập quán gì,
tồn tại, phát triển, gìn giữ như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hơm nay?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Mục tiêu:
- Liệt kê được ít nhất hai phong tục truyền thống ở Lai Châu;
Nội dung - Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Đọc mục 1/máy chiếu, kết hợp quan sát
hình ảnh
- Lai Châu là một tỉnh nằm ở phía
* Giao nhiệm vụ học tập:
Tây Bắc đất nước Việt Nam, gồm
1. HS hoạt động cá nhân, hoàn thành phiếu thành phố Lai Châu và 7 huyện,

học tập số 1 (5 phút)
106 xã, phường, thị trấn1, dân
số trên 460 nghìn người
2. HS hoạt động, trả lời cá nhân.
H: Kể tên các dân tộc sinh sống trên địa bàn
tỉnh Lai Châu?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS trao đổi với bạn để hoàn thành phiếu
học tập số 1.
- HS trình bày:
+ Vùng đất này có 20 dân tộc sinh sống,
gồm: Thái, Tày, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Việt
(Kinh), Mường, Khơ Mú, Mảng, Kháng, Hà
Nhì, Cống, La Hủ, Si La, Phù Lá, Lô Lô,
Mông, Dao và Hoa
- Lai Châu có 20 dân tộc sinh sống,
gồm: Thái, Tày, Nùng, Giáy, Lào,
Lự, Việt (Kinh), Mường, Khơ Mú,
Mảng, Kháng, Hà Nhì, Cống, La Hủ,
Si La, Phù Lá, Lơ Lơ, Mông, Dao và


H: Em hãy giới thiệu với bạn về dân tộc Hoa
của mình ?
- HS trả lời cá nhân: GV gọi đại diện ở lớp
một dân tộc để giới thiệu
- GV gợi ý: tên, dân tộc, sống ở bản nào, có
những phong tục gì, lễ hội gì ...
- GV đưa một số hình ảnh lên máy chiếu
H: Hãy nêu tên phong tục, của dân tộc nào,

có ý nghĩa như thế nào và gắn với lễ hội gì?
* Báo cáo, thảo luận:
GV gọi đại diện HS báo cáo kết quả, HS và
khác nhận xét, bổ sung; gọi cá nhân trả lời.

-> Mỗi dân tộc đều có những nét
văn hố đặc sắc tạo nên diện mạo
đa sắc màu của văn hoá Lai Châu

* Kết luận nhận định:
GV đưa chuẩn kiến thức; đánh giá việc thực
hiện nhiệm vụ của HS bằng thang đánh giá ;
chốt lại nội dung kiến thức HS cần ghi nhớ,
tuyên dương HS, nhóm thực hiện tốt hoạt
động nhóm.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hồn thiện kiến thức mới về phong
tục truyền thống ở Lai Châu
b. Nội dung - Tổ chức thực hiên:
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận, HS chủ yếu làm
việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong q trình làm việc HS có thể trao đổi với
bạn hoặc thầy, cô giáo.
Bài tập 1: Học sinh chọn đáp án đúng nhất.
Câu 1: Lai Châu nằm ở phía nào nước ta:
A. Phía Bắc
B. Phía Đơng

C. Phía Nam
D. Phía Tây
Câu 2: Tỉnh Lai Châu có bao nhiêu dân tộc sinh sống?

A. 64


B. 50
C. 31
D. 20
- Sản phẩm: 1 – A, 2 – D
Bài tập 2: Hãy kể tên một số phong tục tập quán truyền thống của các dân
tộc Lai Châu mà em biết
- Sản phẩm: Giã bánh giày của người Mông, tục gội đầu của người Thái, tục
nhuộm răng đen của người Lào.
4. Hoạt động 4: Vận dụng.
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết
những vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung - Tổ chức thực hiện: GV tổ chức cho HS tìm tịi nghiên cứu tài liệu ở
nhà hồn thành bài tập.
H: Viết bài văn giới thiệu một phong tục của dân tộc mà em thích nhất.
HS: Viết bài.
GV: Kết luận.
* Tiết 6:
2. TÌM HIỂU MỘT SỐ PHONG TỤC TRUYỀN THỐNG ĐẶC SẮC Ở
LAI CHÂU
1. Hoạt động 1:Khởi động
a. Nội dung – Tổ chức thực hiện:
Cho HS xem Video về 54 dân tộc ở Việt Nam.
HS: quan sát
? Em hãy cho biết đoạn tư liệu trên thể hiện điều gì, của bao nhiêu dân tộc VN?
b. Dự kiến sản phẩm:
- Thể hiện những phong tục của dân tộc
- GV: nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Mục tiêu: Tìm hiểu được một phong tục truyền thống tiêu biểu ở Lai Châu.
(Nội dung - Tổ chức thực hiện)
Đọc mục 2/Máy chiếu, kết hợp quan sát
hình ảnh
* Giao nhiệm vụ học tập:
1. HS hoạt động nhóm lớn để hồn thành
phiếu học tập ( 10 phút)
2. HS trả lời cá nhân:
H : Phong tục truyền thống của dân tộc

(Sản phẩm)


nào ở Lai Châu mà em ấn tượng nhất?
Vì sao?
* Lễ hội tiêu biểu
- Lễ hội Gầu tào của người Mông
- Tết cổ truyền (Hồ sự chà) độc đáo
của dân tộc Hà Nhì
- Lễ hội cốm (Kin lẩu khẩu mẩu)
H: Vì sao đồng bào các dân tộc Mơng, Hà của dân tộc Thái
Nhì, Thái, một số dân tộc khác,… đều coi
trọng Tết cổ truyền và lễ hội truyền thống?
- Gắn liền với đời sống từ đời này sang
đời khác
H: Hãy kể một phong tục ở xã Mường
Khoa em đã được tham gia và để lại ấn
tượng sâu sắc cho em?
- Một số HS trình bày

( HS chỉ cần nêu phong tục mà mình ấn
tượng nhất và giải thích vì sao)
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS trao đổi với bạn để hoàn thành phiếu
học tập.
- HS trả lời cá nhân.
* Báo cáo, thảo luận:
GV gọi đại diện 2 nhóm HS báo cáo kết
quả, HS và nhóm khác nhận xét, bổ sung;
gọi cá nhân trả lời.
* Kết luận nhận định:
GV đưa phiếu chuẩn kiến thức số 2; đánh
giá việc thực hiện nhiệm vụ của HS bằng
Rubric, thang đánh giá; chốt lại nội dung
kiến thức HS cần ghi nhớ; tuyên dương
HS, nhóm thực hiện tốt hoạt động nhóm.
* Liên hệ - nhấn mạnh
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa kiến thức về những phong tục truyền
thống tiêu biểu ở Lai Châu
b. Nội dung - Tổ chức thực hiên:


GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận, HS chủ yếu làm
việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong q trình làm việc HS có thể trao đổi với
bạn hoặc thầy, cô giáo.
Bài tập: Điền từ còn thiếu vào dấu (......)
Lễ hội được tổ chức vào rằm tháng 9 hằng năm, để thờ cúng, tạ ơn mè khẩu
(mẹ lúa) và các vị thần cai quản về mùa màng. ......(1)........ xưa chủ yếu ăn gạo nếp.
Vậy nên lễ hội này được tổ chức để tạ ơn ....(2)...., các vị thần đã cho họ vụ mùa

bội thu, cầu cho năm sau tiếp tục được mùa, con người luôn khoẻ mạnh. Khi hạt lúa
làm được .....(3)..... người ta tiến hành lễ hội trong phạm vi toàn mường. Phần lễ
được tổ chức tại bãi cỏ, trong một ngôi nhà vách được làm bằng phên tre, nứa đan
thưa, mái lợp tranh. Thóc để làm cốm đã sấy được cho vào chôộc (cối gỗ) giã thành
cốm. Ở nghi lễ cúng loỏng người ta cũng cho một bó lúa nhỏ đã sấy vào giã để
tượng trưng. Dàn sấy lúa non được làm từ những thanh tre tươi ...
- Sản phẩm: (1) Người Thái; (2) mẹ lúa; (3) cốm
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết
những vấn đề trong học tập, cuộc sống.
b. Nội dung - Tổ chức thực hiện: GV tổ chức cho HS tìm tịi nghiên cứu tài liệu ở
nhà hoàn thành bài tập.
Bài tập: Viết một đoạn văn từ (7-10 câu) nêu cảm xúc của em khi được tham dự
một lễ hội của dân tộc khác.
- Sản phẩm: HS viết được đoạn văn theo yêu cầu.
* Tiết 7:
2. TÌM HIỂU MỘT SỐ PHONG TỤC TRUYỀN THỐNG ĐẶC SẮC Ở
LAI CHÂU (tiếp)
Mục tiêu: Tìm hiểu được một phong tục truyền thống tiêu biểu ở Lai Châu.
1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Nội dung – Tổ chức thực hiện:
Cho HS xem Video về đám cưới của dân tộc Mông và dân tộc Thái
HS: quan sát
? Em hãy cho biết đoạn tư liệu trên thể hiện điều gì, của các dân tộc nào? Em
thấy nghi thức đám cưới của 2 dân tộc có khác nhau khơng?
b. Dự kiến sản phẩm:
- Thể hiện những nghi thức đám cưới của dân tộc Mông và Thái ...
- GV: nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
(Nội dung - Tổ chức thực hiện)


(Sản phẩm)


Đọc mục 2/Máy chiếu, kết hợp quan sát
hình ảnh
* Giao nhiệm vụ học tập:
1. HS hoạt động nhóm lớn để hoàn thành
phiếu học tập ( 15 phút)
2. HS trả lời cá nhân:
H: Lập bảng thống kê phong tục truyền
thống của các dân tộc ở Lai Châu theo mẫu * Lập bảng thống kê phong tục
Các phong tục truyền truyền thống của các dân tộc ở Lai
STT Dân tộc
thống
Châu theo mẫu.
1
Mông
Dân
Các phong tục
STT
tộc
truyền thống
2
Hà Nhì
Lễ cúng 30 tết
3
Giáy
Lễ đặt tên trưởng
4

Lự
1
Mơng
thành
5
Si La
Lễ hội Gàu Tào
6
Dao
7
Thái
2
Hà Nhì Tết cổ truyền

GV trình chiếu một số hình ảnh
giới thiệu các phong tục trên để
học sinh QS và NX
H: Em còn biết phong tục của dân tộc nào
khác sinh sống trên quê hương Lai Châu

3

Giáy

4

Lự

5


Si La

6

Dao

7

Thái

Lễ cúng “Đoong
Xía” Lễ hội Tú tỉ
Bộ trang phục
Tục nhuộm răng
đen
Đàn ông nhuộm
răng đỏ
Đàn bà nhuộm
răng vàng
Lễ hội nhảy lửa
Trang phục, ẩm
thực
Tục chọc sàn,
vấn tằng cẩu, tục
ở rể


không? Hãy chia sẻ với bạn em hoặc trước
lớp về phong tục này.
- HS trình bày

H: Hãy kể một phong tục tập quán của
dân tộc em hoặc dân tộc khác ở xã
Mường Khoa em đã được tham gia và
để lại ấn tượng sâu sắc cho em?
- Một số HS trình bày
( HS chỉ cần nêu phong tục mà mình ấn
tượng nhất và giải thích vì sao)
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS trao đổi với bạn để hoàn thành phiếu
học tập.
- HS trả lời cá nhân.
* Báo cáo, thảo luận:
GV gọi đại diện 2 nhóm HS báo cáo kết
quả, HS và nhóm khác nhận xét, bổ sung;
gọi cá nhân trả lời.
* Kết luận nhận định:
GV đưa phiếu chuẩn kiến thức số 2; đánh
giá việc thực hiện nhiệm vụ của HS bằng
Rubric, thang đánh giá; chốt lại nội dung
kiến thức HS cần ghi nhớ; tuyên dương
HS, nhóm thực hiện tốt hoạt động nhóm.
* Liên hệ - nhấn mạnh
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa kiến thức về những phong tục truyền
thống tiêu biểu ở Lai Châu
b. Nội dung - Tổ chức thực hiên:
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận, HS chủ yếu làm
việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong q trình làm việc HS có thể trao đổi với
bạn hoặc thầy, cô giáo.
Bài tập: GV dùng một số hình ảnh về các phong tục tập quán của các dân tộc

ở Lai Châu cho HS quan sát và tổ chức thi
? Hãy kể tên các phong tục tập quán mà em QS được


- GV gọi 2 HS lên bảng - ghi tên. Bạn nào viết được nhiều nhất bạn đó thắng
cuộc - GV khuyến khích, động viên
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết
những vấn đề trong học tập, cuộc sống.
b. Nội dung - Tổ chức thực hiện: GV tổ chức cho HS tìm tịi nghiên cứu tài liệu ở
nhà hoàn thành bài tập.
Bài tập: Viết một đoạn văn từ (7-10 câu) nêu cảm xúc của em khi được tham dự
một lễ hội của dân tộc khác.
- Sản phẩm: HS viết được đoạn văn theo yêu cầu.
* Tiết 8:
2. TÌM HIỂU MỘT SỐ PHONG TỤC TRUYỀN THỐNG ĐẶC SẮC Ở
LAI CHÂU (tiếp)
Mục tiêu: Đề xuất được một số giải pháp bảo tồn, phát triển các phong tục truyền
thống ở Lai Châu.
1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Nội dung – Tổ chức thực hiện:
Cho 3-4 HS đại diện các dân tộc trong lớp hát, múa hoặc đọc một số câu ca
dao tục ngữ của dân tộc mình
HS: nghe và nhận xét các bạn
b. Dự kiến sản phẩm:
- HS thể hiện và nhận xét
- GV: nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
(Nội dung - Tổ chức thực hiện)
Đọc mục 2/Máy chiếu, kết hợp quan sát

hình ảnh
* Giao nhiệm vụ học tập:
1. HS hoạt động nhóm lớn để hồn thành
phiếu học tập ( 10 phút)
2. HS trả lời cá nhân:
H: Sưu tầm tranh/ảnh về phong tục cưới
hỏi của dân tộc em và một dân tộc khác ở
Lai Châu và:
 Giới thiệu cho bạn/người thân của em về
điểm giống/điểm khác nhau của phong
tục cưới hỏi giữa hai dân tộc.

(Sản phẩm)


GV gợi ý: Thời gian diễn ra nghi lễ cưới
hỏi; các bước tiến hành nghi lễ; điểm
đặc sắc/hoặc hạn chế (nếu có) của nghi lễ,
phong tục
H: Nêu ý kiến: Theo em, trong nghi lễ
cưới hỏi của dân tộc mình và dân tộc em
vừa giới thiệu, điểm đặc sắc nào nên duy
trì, điểm hạn chế nào nên loại bỏ?
- HS trình bày
GV trình chiếu một số hình ảnh
đám cưới của một số dân tộc để
học sinh QS và NX
H: Hãy miêu tả một đám cưới hay lễ cúng
tổ tiên của dân tộc em hoặc dân tộc khác ở
xã Mường Khoa em đã được tham gia và

để lại ấn tượng sâu sắc cho em?
- Một số HS trình bày
( HS chỉ cần nêu phong tục mà mình ấn
tượng nhất và giải thích vì sao)
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS trao đổi với bạn để hoàn thành phiếu
học tập.
- HS trả lời cá nhân.
* Báo cáo, thảo luận:
GV gọi đại diện 2 nhóm HS báo cáo kết
quả, HS và nhóm khác nhận xét, bổ sung;
gọi cá nhân trả lời.
* Kết luận nhận định:
GV đưa phiếu chuẩn kiến thức số 2; đánh
giá việc thực hiện nhiệm vụ của HS bằng
Rubric, thang đánh giá; chốt lại nội dung
kiến thức HS cần ghi nhớ; tuyên dương
HS, nhóm thực hiện tốt hoạt động nhóm.
* Liên hệ - nhấn mạnh
3. Hoạt động 3: Luyện tập


a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa kiến thức về những phong tục truyền
thống tiêu biểu ở Lai Châu với nhiệm vụ phát huy và bảo tồn của thế hệ trẻ
b. Nội dung - Tổ chức thực hiên:
GV dùng hệ thống câu hỏi tự luận, HS chủ yếu làm việc cá nhân trả lời các câu
hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cơ giáo.
Bài tập: Tìm hiểu về một phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc Lai
Châu. Sau đó, viết một báo cáo (khoảng 150 chữ) giới thiệu giá trị và đề xuất
phương án bảo tồn, phát huy giá trị của phong tục này cho Tổ chức Giáo dục, Khoa

học và Văn hoá của Liên Hợp quốc (UNESCO).
GV gợi ý làm theo mẫui ý làm theo mẫuu

BÁO CÁO
GIỚI THIỆU GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN PHONG TỤC
TRUYỀN THỐNG ...
Tên người báo cáo:
Lớp:
1. Lí do lựa chọn phong tục:
2. Giá trị của phong tục:
- Điểm đặc sắc của phong tục:
- Điểm hạn chế của phong tục (nếu có):
3. Điểm đặc sắc của phong tục cần được bảo tồn và phát triển:
4. Điểm hạn chế của phong tục (nếu có) cần được thay đổi hoặc loại bỏ:
5. Đề xuất phương án bảo tồn:
- Sản phẩm: HS thực hiện được theo yêu cầu.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết
những vấn đề trong học tập, cuộc sống.
b. Nội dung - Tổ chức thực hiện: GV tổ chức cho HS tìm tịi nghiên cứu tài liệu ở
nhà hoàn thành bài tập.
Bài tập: Em hãy viết thư giới thiệu về một phong tục cổ truyền của một dân tộc
ở Lai Châu cho người bạn đang sinh sống ở nước ngoài.
- Sản phẩm: HS viết được theo yêu cầu.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×