Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Skkn tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học ngữ văn trung học cơ sở năm học 2021 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.06 KB, 9 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: …………..
1. Tên sáng kiến: “ Tích hợp kiến thức liên mơn trong dạy- học Ngữ văn
trung học cơ sở "
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Chuyên môn Ngữ văn THCS
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Ngữ văn là một môn học quan trọng trong chương trình giáo dục phổ
thơng, Ngữ văn ln chiếm một số lượng tiết học khá nhiều so với các môn học
khác. Muốn học tốt và dạy tốt, người học và người dạy phải đầu tư lượng thời
gian không nhỏ. Điều đó phần nào cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của môn
học này. Học Ngữ văn người học không chỉ tiếp nhận lượng tri thức khoa học về
đời sống được mang đến như các mơn học khác mà cịn được tiếp nhận thứ khoa
học của lòng người, khoa học nhân học. Song, thực tế hiện nay, nhiều học sinh
khơng có hứng thú đối với bộ môn Ngữ văn dẫn đến tình trạng học qua loa, đối phó,
khơng cảm được vẻ đẹp ngơn từ, khơng bình giá được một câu thơ hay một hình
ảnh đẹp. Học sinh cảm thấy dửng dưng trước nỗi đau đứt ruột phải bán con của
chị Dậu, vơ tình trước cái chết của Lão Hạc, chẳng ngậm ngùi xót xa trước hồn
cảnh phải bán mình chuộc cha và cuộc đời 15 năm lưu lạc của nàng Kiều. Quả
là một điều đáng buồn!
Bởi văn học lấy chất liệu từ đời sống hiện thực, nhưng dường như việc học
văn của học sinh như một quan niệm là một môn học trong nhà trường cần phải
học, khơng hề có chút liên hệ tới đời sống thực tế hàng ngày. Bởi vậy mà việc
học văn và dạy văn trong các nhà trường hiện nay đang là một thử thách đặt ra
với mỗi thầy cơ và học sinh của mình. Các tác phẩm văn học thường là những
câu chuyện, những bài thơ dạy ta cái hay, cái đẹp, biết yêu, biết ghét, biết nhớ
ơn, biết căm thù cái ác, cái xấu… Nhưng tình cảm đó dường như chỉ được dừng
lại ở mức độ cảm nhận của người học mà chưa thực sự đi vào đời sống trở thành


kĩ năng sống cho học sinh. Hơn nữa, mỗi tác phẩm văn học đều gắn với một thời
điểm lịch sử nhất định, gắn với một địa danh cụ thể nào đó. Nhưng sau khi học
sinh học xong, các em chỉ nhớ được ý chính của tác phẩm, nhớ tên nhân vật
chính mà quên đi một cách nhanh chóng các địa danh, các sự kiện lịch sử có liên
quan, đặc biệt các em để cho ý nghĩa của tác phẩm ngủ yên trong cảm nhận
không gắn với việc nhìn nhận thực tế của cuộc sống. Chính vì thế chúng tơi
muốn các em vận dụng được kiến thức liên mơn để giải quyết các câu hỏi, các
tình huống thực tế gắn với tác phẩm nhằm giúp người học nắm chắc kiến thức


tác phẩm, tạo được kĩ năng sống trong đời sống hàng ngày và thấy được sự hỗ
trợ tích cực của kiến thức liên môn trong khi học và giải quyết vấn đề thực tiễn.
Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học tạo cho học sinh một nội
dung tư duy phong phú, một cách suy nghĩ vận động bằng con đường tích hợp
những nội dung từ một số mơn học. Hiện nay, xu hướng đổi mới cách dạy, cách
học, đổi mới dạy học không đơn thuần là cung cấp kiến thức mà là dạy – tự học,
với mục tiêu cuối cùng là để người học tự phát triển toàn diện. Vận dụng
phương pháp liên mơn chính là giúp người học tự biến đổi bằng cách tích hợp
các kiến thức từ các nguồn khác nhau biến nó thành cái riêng của mình. Dạy học
liên mơn có ý nghĩa rất lớn xét về quan điểm giáo dục toàn diện. Học sinh được
tự học, tìm hiểu, vận dụng giúp người học có sự hiểu biết vừa sâu vừa rộng kích
thích hứng thú và sự tìm tịi sáng tạo. Trong mơi trường giáo dục, với sự hướng
dẫn của người thầy, học sinh hoàn toàn có khả năng tự học, tự tìm kiếm cho
mình cách thức tiếp thu kiến thức, đồng thời giúp các em năng lực tự giải quyết
vấn đề. Tất nhiên, cần phải khơi dậy trong học sinh khả năng độc lập tích cực,
sự bền bỉ và có sự hợp tác với thầy, với bạn. Đây cũng chính là q trình dạy
học mà nhiều nhà khoa học từng đề cập đến.
Trong quá trình học tập ở nhà trường, các em sẽ được học các môn học
bao gồm các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Giữa các bộ mơn trong
nhóm có quan hệ với nhau như giữa Văn học và Lịch sử kiến thức môn này sẽ

hỗ trợ cho môn kia, văn học sẽ cung cấp cho ta những tư liệu lịch sử nhờ đó học
sinh có thể nhận thức một cách rõ ràng, như khi học các đoạn trích trong tác
phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, học sinh sẽ hiểu về những sưu thuế mà nhân dân
phải gánh chịu, hiểu được những chính sách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp,
đặc biệt hiểu và thông cảm sâu sắc cho tình cảnh người nơng dân Việt Nam, làm
việc cực nhọc “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng vẫn không đủ sống,
mà tôi nghĩ là bằng ngôn từ của mình giáo viên khó có thể khắc họa hết những
tủi nhục, những đắng cay mà người dân phải gánh chịu trong thời kỳ Pháp
thuộc.
Ngược lại, Lịch sử cũng góp phần giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về văn
học, như phải hiểu hồn cảnh tác phẩm đó ra đời như thế nào mới hiểu hết được
dụng ý nghệ thuật cũng như nội dung sâu xa mà tác giả muốn gửi đến người đọc
là gì. Hay như giữa mơn Địa lí và Lịch sử chẳng hạn, điều kiện tự nhiên sẽ ảnh
hưởng đến sự phát triển của lịch sử các nước, hiểu được vị trí địa lí, hiểu được
quy luật lên, xuống của thủy triều thì ta sẽ giải thích được vì sao qn dân ta lại
ba lần đánh thắng qn xâm lược trên sơng Bạch Đằng. Nói về sự hỗ trợ của
Lịch sử đối với các môn học khác, G. Elton đã nói “Nhà sử học cũng có thể dạy
cho các khoa học khác rất nhiều điều. Anh ta có thể giúp các nhà khoa học này
hiểu thế giới quan của nhiều phương án xây dựng sơ đồ, vạch rõ những mối
quan hệ tương hỗ mà một chuyên mơn hẹp khó nhận thấy, giúp các khoa học xã
hội hiểu rằng đối tượng mà chúng có quan hệ là những con người. Trong khi
tiếp nhận các khoa học khác tính chính xác và tầm rộng của sự khái quát, đồng
thời Lịch sử có thể hồn thành nghĩa vụ của mình bằng cách xây dựng một thái


độ nghiêm túc đối với các tài liệu và tránh những khái qt khơng có cơ sở vững
chắc”.
Như vậy, việc tích hợp kiến thức liên mơn trong dạy – học mơn Ngữ văn
bậc trung học cơ sở chính là hình thức để chúng ta giải quyết những vấn đề đặt
ra trong bài học, trong thực tiễn của cuộc sống.

3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1. Mục đích của giải pháp
- Mục đích tích hợp trước tiên để học sinh hiểu đúng, hiểu sâu kiến thức
trong bài học đồng thời mở rộng vốn hiểu biết những lĩnh vực khác liên quan
đến bài học, giáo viên có dịp tự trang bị thêm nhiều kiến thức.
- Sử dụng tốt phương pháp tích hợp kiến thức liên mơn trong dạy và học
môn Ngữ văn để tạo cho giờ học thật hấp dẫn, cuốn hút học sinh, phát huy được
tối đa tính tích cực,chủ động, sáng tạo của các em, tạo cho các em niềm say mê
khi học tập bộ mơn. Dạy học tích hợp có mục đích xây dựng và phát triển năng
lực toàn diện cho học sinh giúp học sinh vận dụng và huy động kiến thức của
các mơn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn tăng cường khả
năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
- Góp phần giải quyết tình trạng lười học, chán học và không biết cách
học môn Ngữ văn của học sinh trong nhà trường hiện nay. Từ đó tạo điều kiện
cho giáo viên dạy môn Ngữ văn cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích
cực.
- Tích hợp kiến thức liên mơn trong dạy học nói chung và dạy- học mơn
Ngữ văn nói riêng là cần thiết đối với giáo viên, học sinh. Góp phần nâng cao
chất lượng và hiệu quả của việc dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở.
3.2.2. Nội dung của giải pháp
3.2.2.1. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp đã và đang được
áp dụng
- Hiện nay giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học,
vận dụng quan điểm dạy học tích hợp kiến thức liên mơn vào giảng dạy các bộ
môn để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục. Giáo viên đã nêu ra những thuận
lợi khi vận dụng quan niệm dạy học này là số học sinh có hứng thú tìm hiểu
kiến thức các bộ môn nhất là các bộ tự nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo
khoa được trình bày theo hướng “ mở”.
- Sáng kiến này được thực hiện theo chủ đề dạy học tích hợp, đổi mới
kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh mà Bộ Giáo dục- Đào

tạo đề ra năm 2014. Thực tế cho thấy, áp dụng hình thức này, học sinh tỏ ra rất
hào hứng với nội dung bài học, vốn kiến thức tổng hợp của học sinh được bổ
sung nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng rất hiệu quả. Mặt khác, các kiến thức liên mơn
thơng qua hình thức tích hợp này cịn giúp học sinh có thêm căn cứ, cơ sở để
hiểu rõ hơn nội dung, ý nghĩa của văn bản.


3.2.2.2. Các bước thực hiện của giải pháp
- Thiết kế bài dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp khơng chỉ chú
trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc
làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt HS từng bước thực hiện để chiếm
lĩnh đối tượng học tập, nội dung mơn học, đồng thời hình thành và phát triển
năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học Ngữ
văn theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp địi hỏi sự
tích hợp các kĩ năng, năng lực liên mơn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ
khơng phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng lẻ lên một nội dung riêng lẻ
thuộc “nội bộ phân môn”.
Theo ý nghĩa đó, quan điểm dạy học tích hợp địi hỏi giáo viên phải có
cách dạy cho học sinh cách thức hành động để hình thành kiến thức và kĩ năng
cho chính mình, phải có cách dạy buộc học sinh phải tự đọc, tự học để hình
thành thói quen tự đọc, tự học, coi đó cũng là một hoạt động đọc hiểu trong suốt
quá trình học tập ở nhà trường.
- Để xây dựng tiết dạy theo chủ đề tích hợp kiến thức liên mơn đảm bảo
tính khoa học, đáp ứng mục tiêu dạy học, giáo viên tiến hành tuần tự theo các
bước:
Bước 1: Xác định nội dung, phạm vi kiến thức muốn đưa vào tích hợp.
Nội dung có thể là sự tích hợp một đơn vị kiến thức trong một bài, nhiều bài,
một môn hay nhiều môn.
Bước 2: Căn cứ vào nội dung đã được xác định tích hợp, giáo viên tiến
hành xây dựng tiết dạy. Bài dạy phải bao quát đơn vị kiến thức được tích hợp,

kết cấu nội dung hợp lí, đơn vị kiến thức trong phải theo trình tự nhận thức từ
dễ đến khó phù hợp với nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh.
Bước 3: Khi tiến hành soạn giáo án, cần bố trí thời gian hợp lí cho từng
nội dung, đảm bảo yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình, cũng
như các năng lực cần xây dựng, kiểm tra đánh giá đối với học sinh.
Bước 4: Dựa trên các nhiệm vụ học tập được đưa ra theo kế hoạch, giáo
viên tiến hành thực hiện tiết dạy nhưng cần phải bám sát những nhiệm vụ của
học sinh, đề ra các phương pháp phù hợp để khai thác có hiệu quả.
- Chẳng hạn như khi dạy bài “Ca Huế trên sông Hương”của Hà Ánh
Minh, ta tích hợp mơn Lịch sử.
- Ca Huế được hình thành như thế nào ?
- Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình?
- GV tích hợp: Ca Huế có nguồn gốc rất đặc biệt. Nó được hình thành từ
dịng ca nhạc dân gian mộc mạc, sôi nổi của cuộc sống đời thường và ca nhạc
cung đình, trang trọng uy nghi dùng trong các buổi lễ trang nghiêm của triều
đình phong kiến. Hai dòng nhạc này tưởng chừng như đối lập nhau nhưng có sự
kết họp hài hồ làm cho ca Huế có thần thái của ca nhạc thính phịng. Chính
điều đó đã tạo nên những làn điệu hết sức đặc biệt của ca Huế. Và tìm lại lịch sử


hình thành ca Huế thì người ta thấy các làn điệu ca Huế lần lượt xuất hiện từ
cuối thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 18, tại Phú Xuân - thủ phủ của chúa Nguyễn,
thuộc phía nam kinh thành Huế hiện nay các em ạ !
- Khi dạy văn bản: “Ơn dịch, thuốc lá” thơng qua tiết học giúp các em
có những kiến thức :
+ Thấy được tác hại của việc sử dụng thuốc lá, bởi trong khói thuốc chứa
nhiều chất độc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đạo đức và kinh tế.
(Tích hợp mơn Hóa Học, Sinh học 8. Bài: Đại dịch AIDS – Thảm họa của loài
người.).
+ Học sinh mở rộng kiến thức về tác hại của thuốc lá đối với mọi người

xung quanh, người thân trong gia đình, có tính kiên trì nhẫn nại giúp người thân
hạn chế, cai nghiện thuốc lá bằng nhiều cách.
+ Các biện pháp hạn chế việc sử dụng thuốc lá (Giáo dục cơng dân 8,
Phịng chống tệ nạn xã hội).
- Khi dạy văn bản: “Chuyện người con gái Nam xương”-Nguyễn Dữ
+ Học sinh hiểu được khái niệm về thể loại truyện truyền kì. Phân tích
được đặc điểm nhân vật: Vũ Nương, Trương Sinh. Nắm được và hiểu rõ ý nghĩa
tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” (Truyện phê phán thói ghen
tng mù qng làm tan nát hạnh phúc gia đình và đồng thời ca ngợi vẻ đẹp
truyền thống của người phụ nữ Việt Nam). Đó là đặc thù của bộ môn Ngữ văn.
+ Qua văn bản học sinh xác định được vị trí địa lí con sơng Hồng Giang
(nơi Vũ Nương tự vẫn) thuộc xã Lí Nhân, Huyện Chân Lí, tỉnh Hà Nam. Xác
định được vị trí địa lí của tỉnh Hà Nam thuộc khu vực Đồng bằng sơng Hồng
(tích hợp mơn Địa lí).
+ Cũng từ văn bản học sinh xác định được tác phẩm ra đời vào thế kỉ XVI thời kì phong kiến nhà Lê ở nước ta. Xác định đúng giặc Chiêm được nhắc tới
trong tác phẩm đánh chiếm nước ta vào thế kỉ XIII, XIV, XV. Nắm bắt được
tỉnh Hà Nam được tách ra từ tỉnh Hà Nam Ninh (ngày 26- 12- 1991); (tích hợp
môn Lịch sử).
+ Môn Giáo dục công dân cũng được tích hợp vào văn bản là học sinh biết
được hành vi của Trương Sinh: nghi oan, đánh, mắng, đuổi Vũ Nương ra khỏi
nhà là hành vi bạo lực ra đình, vi phạm luật Hơn nhân gia đình hiện nay. Xác
định được nghĩa vụ của công dân trong việc chứng kiến hành vi bạo lực gia đình
thì phải có trách nhiệm ngăn cản và báo cho chính quyền nơi gần nhất để bảo vệ
người bị hại.
+ Đối với bài học này, khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh nắm được,
hiểu rõ được mối liên hệ giữa sự việc trong tác phẩm với di tích đền thờ Vũ
Nương trong truyện Vợ chàng Trương ở Hà Nam. Giúp các em hiểu được những
phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương, hiểu được phần
nào về hiện thực xã hội phong kiến ở nước ta thời kì Trung đại.



+ Từ nội dung, ý nghĩa tác phẩm, giúp các em tự tìm hiểu được tình hình
thực tế ở địa phương có liên quan như: bạo lực gia đình, tư tưởng Trọng nam
khinh nữ, tình huống cụ thể giáo dục kĩ năng sống cho bản thân và mọi người
xung quanh. Đồng thời học sinh biết trình bày ý tưởng của mình về các biện
pháp khắc phục, hạn chế trong cách ứng xử chưa hợp lí của tình huống được đặt
ra trong các câu hỏi. Từ đó học sinh sẽ liên hệ được nội dung, ý nghĩa bài học
với tình hình thực tế ở gia đình, ở địa phương và xã hội hiện nay.
- Từ văn bản “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long: Với môn Ngữ văn
học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, đặc biệt là nhân
vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống, suy nghĩ, tình
cảm, trong quan hệ với mọi người. Qua văn bản cũng giúp các em vận dụng kiến
thức mơn địa lí về tự nhiên của Lào Cai; hiểu thêm về bối cảnh đất nước những
năm 1960, 1970 của thế kỉ XX, phong trào Ba sẵn sàng của thanh niên. Từ đó
cảm nhận lí tưởng sống đẹp của thanh niên được thể hiện qua nhân vật anh
thanh niên, cơ kĩ sư. Vai trị, trách nhiệm của thanh niên trong xây dựng đất
nước.
- Khi dạy bài “Bài học đường đời đầu tiên”, giáo viên tích hợp với mơn
Giáo dục cơng dân bài Sống chan hịa với mọi người để giáo dục học sinh về sự
chan hòa, yêu thương với mọi người xung quanh, điều đó vừa giúp ta có được
niềm vui, có được nhiều bạn bè vừa có thể nhờ vả khi gặp phải bất trắc, tai ương
trong cuộc sống.
Cũng bài học này ta có thể tích hợp với môn Giáo dục công dân bài
“Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và
nhân phẩm” đến đoạn văn Dế Mèn trêu chọc chị Cốc để dẫn đến cái chết của
Dế Choắt, giáo viên có thể giáo dục học sinh ý thức về việc bảo vệ bản thân
mình chưa đủ mà cịn phải biết yêu quý tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự
và nhân phẩm của những người xung quanh, tránh làm tổn thương đồng loại.
Những gì mình khơng muốn ai gây ra với mình thì cũng đừng làm với người
khác.

Một nội dung cần quan tâm khi dạy tích hợp là: “Tích hợp lồng ghép với
giáo dục Quốc phịng an ninh” Trong chương trình Ngữvăn 9 có 04 văn bản –
HK I (Phong cách Hồ Chí Minh, Đấu tranh cho một thế giới hịa bình, Trích
đoạn Hồng Lê nhất thống chí, Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính) và
02 văn bản – HKII (Viếng lăng Bác, Những ngôi sao xa xôi). Trong mỗi văn
bản, người giáo viên cần lựa chọn hình thức, nội dung lồng ghép cho phù hợp.
Ví dụ, Những ngơi sao xa xơi, khi nói tới ba cơ gái là những cơ gái trẻ, có tinh
thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ, có lịng dũng cảm, khơng sợ hi sinh,
giáo viên có thể đưa ra những tấm gương gan dạ, dũng cảm của thanh niên xung
phong trong kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh 10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc.
Ngã ba Đồng Lộc – nơi chứng kiến và ghi danh về sự hi sinh dũng cảm của 10
cô gái ở Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 24/7/1968. Giống
như mọi ngày, họ ra đường làm nhiệm vụ san lấp mặt đường thông suốt giao
thông, đảm bảo cho người và hàng hóa chi viện vào chiến trường miền Nam.


Đến trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, một quả bom nổ gần căn
hầm chữ A, nơi 10 chị đang tránh bom. Hầm sập, tất cả 10 chị hi sinh. Chân
dung 10 nữ thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc thuộc xã Đồng Lộc (Can
Lộc, Hà Tĩnh) nằm trên đường Hồ Chí Minh, là giao điểm của quốc lộ 15A và
tỉnh lộ 2 đoạn qua Hà Tĩnh. Di ảnh 10 nữ thanh niên xung phong trong Bảo tàng
ở Ngã ba Đồng Lộc.
Tóm lại : Dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên mơn khơng làm
thay đổi mục tiêu và nội dung của môn học, bài học, đảm bảo tự nhiên, nhẹ
nhàng, tránh gây nặng nề, ngược lại góp phần vào việc tạo nên sự gắn bó nội
dung học tập với thực tiển cuộc sống.
Để dạy học tích hợp kiến thức liên mơn trong mơn Ngữ văn thành công,
với các năng lực chung và năng lực riêng trên, giáo viên cần phải có kiến thức
chun mơn chắc chắn, kiến thức liên ngành rộng mở, kiến thức đời sống - xã
hội phong phú và kinh nghiệm bản thân thì sự tích hợp sẽ phong phú và hợp lí

hơn .
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Phương pháp dạy học tích hợp liên mơn khơng phải là mới, nhưng nếu
biết vận dụng hợp lý, người giáo viên sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, có
tính hấp dẫn với học sinh.
Với kinh nghiệm “Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy-học môn Ngữ
văn”, chúng tôi chỉ đưa một số ví dụ trong các tiết dạy có tích hợp kiến thức liên
mơn. Từ đó chúng ta sẽ mạnh dạn, khéo léo và tích hợp kiến thức liên mơn vào
mơn học mình đang dạy thật hiệu quả.
Trong thực tế chúng tơi thấy khi bài soạn có kết hợp với kiến thức của các
môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn
đề đặt ra trong sách giáo khoa. Từ đó bài dạy sẽ trở nên sâu sắc, sinh động hơn.
Học sinh có hứng thú học bài, được tìm tịi, khám phá nhiều kiến thức và được
suy nghĩ sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
Mục đích đề tài chúng tơi nghiên cứu có nhiều khả năng áp dụng cho những giáo
viên dạy Ngữ Văn ở tất cả các khối lớp học ở trường trung học cơ sở. Để đạt được
mục đích, ta cần phải biết chọn các biện pháp thích hợp với đặc điểm riêng của
từng lớp, từng học sinh. Kết hợp linh hoạt giữa phương pháp giảng dạy truyền
thống với đổi mới phương pháp dạy văn, nhưng phải phù hợp với đối tượng học
sinh. Chúng ta khơng nên áp dụng một cách máy móc, rập khuôn hay bất kỳ
phương pháp giáo dục tiên tiến nào bởi lẽ sản phẩm đây chính là “con người”;
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc những dự kiến có thể thu được do
áp dụng giải pháp.
Từ kết quả học tập của các em, chúng tôi nhận thấy việc kết hợp kiến thức
liên môn vào một môn học là một việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt
đối với học sinh. Sáng kiến đã được nhóm tác giả chúng tôi áp dụng tại đơn vị
và đạt kết quả như sau:


1. Tại đơn vị ông Nguyễn Văn A


Năm học
2019 - 2020
2020 - 2021

Chất lượng bộ mơn Ngữ văn
Giỏi

Khá

25,37 %

40,36%

43,75%

43,94%

Trung bình
34,33%
20,31%

Trên TB
100%
100%

2. Tại đơn vị bà Nguyễn Thị B:

Chất lượng bộ mơn Ngữ văn
Năm học


Giỏi

Khá

Trung bình

Trên TB

2019 - 2020

37 (37,76%), 45 (45,92%),

16 (16,33%),

100%

2020 - 2021

41 (46,59%)

18 (20,45%)

100%

29 (32,95%)

Chúng tôi sẽ thực hiện tiếp kinh nghiệm này vào những năm học tiếp theo.
Giúp các em học sinh không những giỏi một môn mà cần biết cách kết hợp kiến
thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện.

Đồng thời sẽ giúp người giáo viên dạy bộ môn không ngừng trau rồi kiến thức
của các môn học khác để dạy bộ mơn của mình tốt hơn, đạt kết quả cao hơn
Từ thực tế dạy học nhiều năm chúng tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức
giữa các mơn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một
mơn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó khơng chỉ địi hỏi người giáo viên
giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ mơn mình
giảng dạy mà cịn cần phải không ngừng trau rồi kiến thức của những mơn học
khác để giúp các em gải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học
một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Qua kết quả thực nghiệm của bản thân, chúng tôi thấy vận dụng nguyên
tắc liên môn trong dạy học Ngữ văn theo phương pháp tích hợp đã kích thích
hứng thú học tập trong học sinh, giúp các em lĩnh hội bài tốt nhằm nâng cao
hiệu quả của bài học. Việc vận dụng phương pháp trên kết hợp với các hình thức
dạy học tích cực khác sẽ làm học sinh thêm u thích mơn Ngữ văn, truyền cho
các em lòng yêu nước, tự hào với truyền thống dân tộc, từ đó có ý thức hơn
trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà chúng tôi nhận thấy nên làm nhằm
nâng cao chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn trong năm học 2021 - 2022. Mặc
dù chưa thật sự khả quan nhưng nó có khả năng thực thi, đánh dấu quá trình học
tập và đúc kết kinh nghiệm của chúng tơi.
Chúng tơi rất mong nhận được sự đóng góp q báu của hội đồng xét duyệt
sáng kiến kinh nghiệm, cùng đồng nghiệp. Xin trân trọng cám ơn.


4. Tài liệu kèm theo.
* Tư liệu tham khảo: GS. Nguyễn Đăng Mạnh, GS. Trần Đình Sử, PGS.
Đỗ Bình Trị, 1999, Phương pháp dạy học văn, Nhà xuất bản Giáo dục Quốc gia
Hà Nội.




×