Những rào cản trong phát triển thanh toán không
dùng tiền mặt ở Việt Nam
ThS. Trịnh Thanh Huyền
1
Thập kỷ đầu tiên trong thế kỷ 21, thị trường Việt Nam đã chứng
kiến sự chuyển biến mạnh mẽ trong thanh toán không dùng tiền mặt
(KDTM) với sự ra đời của nhiều phương tiện và dịch vụ thanh toán mới,
hiện đại, tiện ích đáp ứng được các nhu cầu của người sử dụng với phạm
vi tiếp cận mở rộng tới các đối tượng cá nhân và dân cư. Từ nền tảng
thanh toán hoàn toàn thủ công (mọi giao dịch thanh toán đều dựa trên cơ
sở chứng từ giấy) chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động sử
dụng chứng từ điện tử, đến nay, các giao dịch thanh toán được xử lý điện
tử chiếm tỷ trọng khá lớn. Thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được
rút ngắn từ hàng tuần như trước đây xuống chỉ còn vài phút (đối với các
khoản thanh toán khác hệ thống, khác địa bàn) và thậm chí chỉ trong vòng
vài giây hoặc tức thời (đối với các khoản thanh toán trong cùng hệ thống
hoặc cùng địa bàn).
Từ chỗ chỉ có khoảng 135.000 tài khoản vào năm 2000, đến cuối
năm 2004, đã tăng gần 10 lần, lên 1.297.000 tài khoản và năm 2007 là
trên 7 triệu tài khoản. Tốc độ tăng trung bình mỗi năm từ 130% - 150%
về số tài khoản và 120% về số dư. Theo Vụ Thanh toán - NHNN, hiện
nay, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã được thiết lập, kết nối
63 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố. Từ chỗ chỉ có hơn 300 máy ATM
(Automatic Teller Machine) và khoảng 7000 POS (Point of Sale) năm
2003, đến cuối tháng 5/2010, cả nước có gần 11.000 máy ATM, hơn
37.000 các điểm chấp nhận thẻ POS được lắp đặt, trên 24 triệu thẻ với 48
tổ chức phát hành thẻ và hơn 190 thương hiệu thẻ (Bảng 1a, 1b). Hệ
thống ATM, POS đã được kết nối thành một hệ thống trong đó 3 liên
minh thẻ Banknet, Smartlink, VNBC đã kết nối liên thông 10 thành viên
là những NHTM có số lượng thẻ phát hành chiếm 87% tổng số thẻ phát
hành của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và 75% số lượng ATM
trên toàn quốc
1
.
Bảng 1a
1
Trường Đào tạo và PTNNL VietinBank
Bảng 1b
Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHNN và Hiệp hội thẻ ngân hàng
Chiếc thẻ ngân hàng giờ đã mang lại khá nhiều tiện ích khác như
chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại POS, trả phí định kỳ
với các khoản thanh toán thường xuyên (tiền điện, tiền nước, điện thoại,
internet), mua hàng trực tuyến tại các siêu thị online, v.v... Ngoài dịch vụ
thẻ, các ngân hàng cũng chú trọng tới các loại sản phẩm, dịch vụ hiện đại,
tiện lợi hơn như ngân hàng điện tử, ngân hàng tại nhà, dịch vụ ngân hàng
qua điện thoại di động, ví điện tử... Các tổ chức không phải là đơn vị tín
dụng chuyên cung cấp các giải pháp trung gian, hỗ trợ dịch vụ thanh toán
như MobiVi, VietUnion, M_Service... đã được hình thành và ngày càng
có sự liên kết chặt chẽ với ngân hàng, công ty viễn thông.
Tuy nhiên, việc mở rộng và sử dụng tài khoản thanh toán qua ngân
hàng trong khu vực dân cư vẫn còn ở mức khiêm tốn. Tỷ trọng tiền mặt
so với tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm dần từ mức 23,7%
năm 2001 xuống còn 19,55% năm 2008 nhưng vẫn còn ở mức cao so với
thế giới (Bảng 2). Tỷ trọng này ở các nước phát triển như Thụy Điển là
0,7%, Nauy là 1%, còn ở các nước đang phát triển như Trung Quốc cũng
chỉ ở mức 9,7%, còn Thái Lan là 6,3%.
Bảng 2: Tỷ trọng thanh toán trong nền kinh tế
Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHNN
Với số dân khoảng 85 triệu người, 65% dân số có độ tuổi trẻ (dưới
30) và số người dân Việt Nam sử dụng internet là 24,3 triệu người
2
nhưng
tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực
doanh nghiệp và chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán của khu
vực dân cư. Đánh giá này thể hiện qua khảo sát thực trạng thanh toán
năm 2003, kết quả cho thấy: tại 750 doanh nghiệp Việt Nam ở cả 3 miền
Bắc, Trung, Nam thì việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán diễn ra như
sau
3
:
- Các doanh nghiệp tư nhân có trên 500 công nhân có khoảng 63%
số giao dịch của họ được tiến hành qua hệ thống ngân hàng;
- Những doanh nghiệp có ít hơn 25 công nhân thì tỷ lệ này là 47%;
- Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước mới chỉ có hơn 80% giao
dịch được thực hiện qua ngân hàng;
- Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân
đều sử dụng 100% tiền mặt để trả lương;
- 82% số hộ kinh doanh vẫn chi trả hàng hoá bằng tiền mặt;
- 72% số hộ kinh doanh tư nhân nộp thuế bằng tiền mặt.
Những con số này cho thấy, những biến chuyển trong hoạt động
thanh toán ở Việt Nam dường như vẫn chưa bắt kịp với những biến động
nhanh chóng của toàn bộ nền kinh tế nói chung và của hệ thống ngân
hàng nói riêng. Vậy đâu là những rào cản đối với sự phát triển thanh toán
KDTM ở Việt Nam.
Thứ nhất, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân.
Sau đổi mới ngành Ngân hàng, toàn bộ những yêu cầu quản lý tiền
mặt áp dụng trước đó được loại bỏ. Tiền mặt trở thành một công cụ thanh
toán không hạn chế về đối tượng và phạm vi sử dụng. Hầu hết chi phí liên
quan đến tiền mặt trong lưu thông như in ấn, phát hành, thu huỷ, vận
chuyển, bảo quản, an ninh là chi phí xã hội và do Nhà nước phải chịu. Cá
nhân người thanh toán chỉ phải chịu phần chi phí nhỏ trong đó (kiểm
đếm, vận chuyển), trong khi đó, tiền mặt có điểm ưu việt rất lớn là thanh
toán tức thời và vô danh, thủ tục đơn giản. Vì vậy, tiền mặt đã trở thành
một công cụ rất được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành
thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp Việt
Nam. Đây là lực cản lớn trong việc phát triển thanh toán KDTM.
Đến nay, tỷ lệ đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước thực hiện
trả lương qua tài khoản là 45,5%, nhưng thực tế là có không ít tài khoản
mà thời gian số dư tồn tại trên tài khoản chỉ tính bằng giờ không chỉ bởi
họ cần rút tiền để tiêu mà vẫn còn tâm lý “để tiền trong tài khoản ngân
hàng thì không yên tâm”. Còn không ít người dân cho rằng, cứ phải tiền
trong tay mới là tiền của mình, còn để trong tài khoản thì không biết thế
nào. Trong mua sắm cũng vậy, phần đông người mua và người bán vẫn
quen thực hiện theo phương thức “tiền trao cháo múc”, vì người tiêu dùng
lo ngại khi mua hàng qua mạng có thể sẽ mua phải sản phẩm không dùng
được hoặc chất lượng không đạt như mong muốn hoặc thậm chí là không
nhận được hàng hoá mặc dù tiền đã được chuyển khoản, trong khi pháp
luật về bảo vệ người tiêu dùng của Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Thói quen này cộng với tâm lý ngại công khai hoá thu nhập, doanh thu
đang cản trở, hạn chế phát triển thanh toán KDTM ở Việt Nam.
Ngoài ra, niềm tin của người dân vào chiếc máy ATM cũng còn
thấp sau không ít những vụ việc mất an ninh, giao dịch lừa đảo nên người
dân cũng ngại thực hiện các giao dịch trên máy ATM, mà khoảng 80%
giao dịch qua ATM là để rút tiền mặt
4
và cũng vì thế, chiếc máy ATM ở
Việt Nam được gọi là máy rút tiền tự động trong khi bản chất của ATM là
máy giao dịch tự động.
Thứ hai, những bất cập trong hành lang pháp lý
Như trên đã phân tích, sau khi thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế
nói chung, đổi mới hoạt động ngân hàng nói riêng thì tất cả những quy
định về quản lý tiền mặt đã từng được sử dụng trước đó đều bị loại bỏ
hoặc các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành nhưng không đi vào
cuộc sống. Tiền mặt nghiễm nhiên trở thành một công cụ thanh toán
không hạn chế về đối tượng và phạm vi sử dụng. Do vậy, tình trạng nền
kinh tế tiền mặt ở Việt Nam đã kéo dài trong nhiều năm là do không có
một hành lang pháp lý ngay từ đầu; Nhà nước không quản lý và cũng
không kiểm soát việc thanh toán giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế
và giữa các tầng lớp dân cư với nhau, vô hình chung đã tạo cho kinh tế
“ngầm” phát triển.
Thời gian qua, mặc dù hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán
đã cải thiện khá nhiều, song, vẫn chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là
những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử.
Luật Giao dịch điện tử đã được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2005
nhưng vẫn chưa đủ cơ sở để các ngân hàng tổ chức triển khai các kênh
giao dịch điện tử vì chưa tạo được một cơ chế tổng hợp điều chỉnh hoạt
động thương mại điện tử trong ngành Ngân hàng, chưa có sự chấp nhận
đồng bộ giao dịch điện tử, chứng từ điện tử giữa các cơ quan quản lý Nhà
nước có liên quan (như Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan,...). Hệ thống
văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán vẫn còn những điểm
cần phải tiếp tục được chỉnh sửa, thay thế để có thể phù hợp với thông lệ
quốc tế và nhu cầu của người sử dụng, kể cả các loại hình tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán không phải là ngân hàng, các tổ chức công nghệ
thông tin cung ứng những sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho các ngân hàng,
các tổ chức làm dịch vụ thanh toán, chẳng hạn như những công ty cung
cấp giải pháp công nghệ qua mạng Internet, các công ty kinh doanh dịch
vụ thẻ, các tổ chức chuyên làm dịch vụ thanh toán bù trừ.
Gần đây, để đẩy mạnh hoạt động thanh toán KDTM, Chính phủ đã
có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét xây dựng phương án
miễn giảm thuế và phí cho những trường hợp thanh toán qua thẻ tín dụng.
Song, vấn đề đặt ra là nên miễn giảm những loại thuế nào và giảm bao
nhiêu để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp được hưởng lợi khi giao
dịch qua thẻ ATM.
Hệ thống pháp lý bảo vệ thông tin cá nhân vẫn còn thiếu những
quy định, chế tài cụ thể về bảo vệ đối tượng sử dụng thương mại điện tử
(TMĐT). Nhìn chung, việc phát triển TMĐT ở Việt Nam hiện còn mang
tính tự phát, đầu tư cho TMĐT ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào tầm
nhìn, quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp, có nhiều cá nhân, doanh
nghiệp thành lập những website TMĐT để giành vị thế tiên phong, tuy
nhiên, tình hình chung là các website này chưa thực sự được marketing
tốt và phát triển tốt để mang lại lợi nhuận kinh tế đáng kể. Hơn nữa, thực
tế hiện nay, có những website bán hàng trực tuyến khá uy tín và hoạt