Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Quy chế dân chủ tại doanh nghiệp công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.84 KB, 6 trang )

CƠNG TY CỔ PHẦN ……..
Điện thoại: (028) 71067886

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨ VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:

TP. Hồ Chí Minh, ngày

/QĐ-….

tháng

năm 2022

QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy chế dân chủ tại Công ty Cổ phần ……

GIÁM ĐỐC CÔNG TY
Căn cứ Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao
động;
Căn cứ Điều lệ Công ty Cổ phần…...

QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.

Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế dân chủ cơ sở” tại Công ty Cổ phần
…….



Điều 2.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 3.

Các Ơng/Bà: Giám đốc, Quản lý phịng, Bộ phận thuộc cơng ty và tập thể người lao
động có trách nhiệm thi hành quyết định này.

GIÁM ĐỐC
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- LĐLĐ Quận Phú Nhuận;
- Lưu: VT
Nguyễn Kinh Quốc


QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC
(Ban hành kèm theo Quyết định số:

/QĐ-………, ngày

tháng

năm

2022)

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi & đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về quyền và trách nhiệm của Người sử dụng lao động, người lao
động và đại diện tập thể NLĐ trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở tại ………….
2. Đối tượng áp dụng:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động đang làm việc tại công ty (gọi tắt là
NLĐ).
- Giám đốc công ty (gọi tắt là NSDLĐ).
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc
1. Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, cơng khai, minh bạch;
2. Tơn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ và NLĐ;
3. Không trái với pháp luật và đạo đức xã hội.
Điều 3. Những hành vi cấm khi thực hiện dân chủ tại nơi làm việc
1.
2.
3.
4.

Thực hiện trái các quy định của pháp luật
Xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội, lợi ích của Nhà nước.
Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ và NLĐ.
Trù dập, phân biệt đối xử với người tham gia đối thoại, người khiếu nại, tố cáo.

CHƯƠNG II
NỘI DUNG QUY CHẾ DÂN CHỦ TẠI NƠI LÀM VIỆC
Điều 4. Nội dung Người sử dụng lao động phải cơng khai
1.
2.
3.
4.

5.
6.

Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Nội quy, quy chế, quy định của doanh nghiệp.
Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp.
Nghị quyết Hội nghị Người lao động;
Trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Tình hình thực hiện thi đua khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan
đến người lao động.

Điều 5. Hình thức cơng khai
1. Niêm yết tại doanh nghiệp (bảng tin); hoặc
2. Thông báo bằng Email.
3. Thời hạn công khai, niêm yết: ít nhất 10 ngày làm việc.


Điều 6. Nội dung NLĐ tham gia ý kiến
1. Nội dung lấy ý kiến của NLĐ
- Xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế, quy định và các văn bản có liên quan
đến nghĩa vụ, quyền lợi và lợi ích NLĐ;
- Các giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, an tồn lao động, vệ sinh
lao động, bảo vệ mơi trường và phịng chống cháy nổ;
- Xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp
- Nghị quyết hội nghị người lao động.
- Các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định
của pháp luật;
2.
-


Hình thức lấy ý kiến của NLĐ
Lấy ý kiến thông qua đại diện người lao động; hoặc
Lấy ý kiến trực tiếp NLĐ thông qua biểu quyết; hoặc
Tổ chức hội nghị lấy ý kiến

Điều 7. Nội dung NLĐ quyết định
1. Giao kết hợp đồng lao động, thực hiện hợp đồng lao động, sửa đổi bổ sung, chấm dứt hợp
đồng lao động theo quy định của pháp luật.
2. Biểu quyết nội dung thương lượng thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp
3. Biểu quyết thông qua Nghị quyết Hội nghị Người lao động.
4. Tham gia hoặc không tham gia các tổ chức đoàn thể, hội nghề nghiệp…
5. Tham gia hoặc khơng tham gia đình cơng theo quy định của pháp luật.
6. Các nội dung khác theo quy định của Pháp luật.
Điều 8. Nội dung người lao động kiểm tra, giám sát
1. Nội dung NLĐ kiểm tra
- Thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thực hiện hợp đồng lao động và các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy
định của pháp luật.
- Thực hiện các nội quy, quy chế, quy định phải công khai của doanh nghiệp.
- Thực hiện thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, hình
thức thỏa ước lao động tập thể khác (nếu có); thực hiện Nghị quyết hội nghị Người lao
động; Nghị quyết hội nghị tổ chức cơng đồn cơ sở.
- Tình hình thi đua, khen thưởng, kỷ luật; khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết khiếu nại,
tố cáo; kết luận của thanh tra, kiểm toán và thực hiện các kiến nghị của thanh tra, kiểm
toán liên quan đến quyền và lợi ích của Người lao động.
2.
-

Hình thức NLĐ giám sát
Thơng qua hội nghị NLĐ hàng năm

Thơng qua hình thức công khai, dân chủ;
Thông qua đối thoại tại nơi làm việc.

Người lao động được quyền giám sát các nội dung trên trừ bí mật cơng nghệ, bí mật kinh doanh
theo quy định của doanh nghiệp).


CHƯƠNG III
HÌNH THỨC THỰC HIỆN DÂN CHỦ TẠI CƠNG TY

Điều 9. Thực hiện dân chủ thơng qua hình thức đối thoại tại nơi làm việc
1. Nội dung đối thoại
Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc do Người sử dụng lao động chủ trì, phối hợp với đại
diện Người lao động tại cơ sở để trao đổi, thảo luận các nội dung sau:
- Tình hình kinh doanh của Cơng ty;
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế, thỏa thuận
khác tại Công ty.
- Điều kiện làm việc;
- Nội dung khác hai bên quan tâm;
Đối thoại thực hiện một năm một lần và có thể tổ chức cùng với thời gian tổ chức Hội
Nghị NLĐ.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm
- Ban hành quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc sau khi tham khảo đại diện Người
lao động tại cơ sở và phổ biến cơng khai đến tồn công ty bằng dán thông báo hoặc gửi
thư điện tử;
- Bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác đảm bảo đối thoại;
- Cử thành viên đại diện cho bên Người lao động tham gia đối thoại;
3. Đại diện người lao động có trách nhiệm:
- Tham gia ý kiến vào quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc theo yêu cầu người sử
dụng lao động;

- Tổ chức bầu các thành viên đại diện cho bên Tập thể người lao động tham gia đối thoại.
- Phối hợp với Người sử dụng lao động tổ chức thực hiện đối thoại định kỳ.
Điều 10. Thực hiện dân chủ thơng qua hình thức Hội Nghị người lao động
1. Người dử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng quy chế tổ chức Hội nghị người lao
động, bố trí địa điểm, thời gian, các điều kiện vật chất cần thiết và tổ chức Hội nghị
người lao động.
2. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở có trách nhiệm phối hợp với Người sử dụng
lao động tham gia xây dựng và thực hiện quy chế hội nghị.
3. Nội dung Hội nghị người lao động:
- Tình hình thực hiện kế hoạc, nội quy, kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Kết quả kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động
(nếu có), nội quy, quy định…
- Tình hình khiếu nại và giải quyết.
- Điều kiện làm việc và các giải pháp cải thiện điều kiện làm việc
- Kiến nghị, đề xuất của mỗi bên
- Các nội dung khác mà hai bên quan tâm.
Bầu thành viên đại diện cho tập thể lao động tham gia đối thoại định kỳ.
Thông qua Nghị quyết Hội nghị Người lao động.


Điều 11. Các hình thức thực hiện dân chủ khác
1. Cung cấp và trao đổi thông tin tại các cuộc họp của Công ty.
2. Thông báo trực tiếp cho Người lao động hoặc qua hệ thống thông tin nội bộ, bằng văn bản
của Công ty hoặc thư điện tử.
CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Đại diện người lao động
và Người lao động trong công ty.
Điều 13. Hàng năm, NSDLĐ Cơng ty có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với đại diện Người lao

động hướng dẫn việc tổ chức hoạt động của Hội nghị Người lao động trong công ty đúng quy
định.

GIÁM ĐỐC

Nguyễn Kinh Quốc




×