Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam-Thái Lan, thực trạng và
triển vọng
Đề cương đề tài mã số:19355
MỞ ĐẦU
Đông Nam Á là một khu vực có lịch sử phát triển lâu dài và trong quá
trình phát triển của mình đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền văn
minh nhân loại. Các quốc gia trong khu vực là những đất nước có sự tương đồng
trên nhiều lĩnh vực văn hoá - xã hội cũng như trình độ phát triển kinh tế. Chính
vì vậy, nhu cầu hợp tác, liên kết các quốc gia trong khu vực luôn được đặt ra ở
các thời điểm lịch sử. đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, thế giới đang có nhiều
biến đổi, xu thế toàn cầu hoá và đa cực hoá thế giới đang diễn ra nhanh chóng,
nhu cầu về sự liên kết giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nói chung
và giữa từng quốc gia với nhau nói riêng đang trở nên rất cần thiết cho sự phát
triển của mỗi quốc gia.
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
nhận thấy rõ lợi ích to lớn trong quan hệ buôn bán với các nước trong khu vực,
đặc biệt là với Thái Lan. Trong thời gian qua, kể từ năm 1992, quan hệ kinh tế
thương mại giữa Việt nam với Thái Lan đã được cải thiên rõ rệt. Xét về kim
ngạch thương mại, Thái Lan đứng thứ 2 , và đứng thứ 3 về đầu tư trong số các
nước ASEAN làm ăn với Việt nam. Cùng với sự phát triển tốt đẹp về quan hệ
chính trị giữa Việt Nam và Thái Lan, quan hệ kinh tế thương mại song phương
đã đạt được những thành tựu đáng kể. Hình thức hợp tác song phương theo
phương thức chuyển đối đầu sang đối thoại, chuyển cạng tranh sang hợp tác…đã
cho thấy quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước đã bước lên tầm cao mới.
Nhằm nghiên cứu sâu hơn nữa về sự phát triển kinh tế thương mại song
phương Việt Nam – Thái Lan và tìm ra những biện pháp mới thúc đẩy hơn nữa
mối quan hệ này, em đã chọn đề tài tốt nghiệp : “Quan hệ kinh tế thương mại
Việt Nam-Thái Lan, thực trạng và triển vọng”
Đề tài này gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan nền kinh tế Thái Lan và những thuận lợi, khó khăn
đối với Việt Nam trong việc phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Thái Lan.
Chương 2: Thực trạng và triển vọng quan hệ kinh tế thương mại Việt
Nam – Thái Lan.
Chương 3: Một số giải pháp để phát triển quan hệ kinh tế thương mại
Việt Nam – Thái Lan trong thời gian tới.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài em đã sử dụng những kiến thức đã học
tại trường đại học Ngoại Thương với sự hướng dẫn tận tình của các Thày, Cô
giáo trong trường, đặc biệt là cô giáo Vũ Thị Hiền, chú Nguyễn Thành Hưng,
Thạc sỹ, đang phụ trách quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan tại Bộ
Thương mại.
Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn sâu sắc cô Vũ Thị Hiền, các
thầy cô giáo khoa Kinh tế ngoại thương đã truyền đạt những kiến thức quý báu
làm nền tảng để em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn các cô,
chú đặc biệt là chú Nguyễn Thành Hưng công tác tại Vụ Châu Á-Thái Bình
Dương, Bộ Thương mại đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập và thu thập tài
liệu tại Bộ Thương mại.
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ THÁI LAN VÀ NHỮNG THUẬN
LỢI, KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN QUAN
HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VỚI THÁI LAN..................................................3
I .Tổng quan nền kinh tế Thái Lan........................................................................3
1. Đặc điểm của nền kinh tế Thái Lan................................................................3
2.Chiến lược và các chính sách kinh tế - xã hội....................................................4
2.1.Chiến lược, chính sách....................................................................................4
2.2. Những tồn tại trong nền kinh tế Thái Lan....................................................11
2.3 Các tổ chức xúc tiến đối ngoại của Thái Lan................................................12
3.Tình hình kinh tế Thái Lan những năm gần đây..............................................14
4.Vai trò của Thái Lan đối với sự phát triển nền kinh tế Việt nam.....................19
4.1 Tạo hoà bình, ổn định trong khu vực...........................................................19
4.2 Mở rộng đầu tư và thương mại......................................................................20
4.3 Hỗ trợ cho mục tiêu hội nhập kinh tế của Việt Nam.....................................21
4.4 Cung cấp các mặt hàng công nghiệp và kỹ thuật cấp trung .........................21
II.Những thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam trong việc phát triển quan hệ
kinh tế thương mại với Thái Lan.........................................................................23
1.Thuận lợi..........................................................................................................23
1.1. Quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới...................................................23
1.2. Thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại...................................................24
1.3.Khoa học công nghệ phát triển......................................................................25
1.4. Sự phát triển của vòng cung Châu Á - Thái Bình Dương............................26
1.5.Những lợi thế so sánh khác...........................................................................27
2.Khó khăn..........................................................................................................28
2.1. Cơ cấu phát triển kinh tế gần giống nhau.....................................................28
2.2. Trình độ kỹ thuật chưa có sự khác biệt nhau nhiều......................................28
2.3. Tiềm lực kinh tế còn non yếu.......................................................................28
2.4. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực của đất nước thấp.....................................29
2.5 . Những mặt bất cập trong yếu tố con người................................................30
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG QUAN HỆ KINH TẾ
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - THÁI LAN........................................................32
I. Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan..........................................32
1. Thời kỳ trước năm 1975..................................................................................33
2.Thời kỳ từ 1976 -1989......................................................................................34
2.1. Thời kỳ từ năm 1976 -1979..........................................................................34
2.2. Từ năm 1980 -1989......................................................................................35
3.Từ năm 1990 đến nay.......................................................................................37
3.1.Quan hệ thương mại......................................................................................38
3.1.1.Xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan......................................................39
3.1.2. Nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan........................................................42
3.2. Đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Việt Nam................................................46
II. Đánh giá quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan..........................53
III. Triển vọng phát triển hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam –Thái Lan.......55
1. Khả năng phát triển kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Thái Lan.. .56
2. Thu hút FDI từ Thái Lan.................................................................................57
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM -THÁI LAN TRONG THỜI GIAN TỚI..............59
I.Phương hướng phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam –Thái Lan. ..59
1. Mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát giai đoạn 2001 –2005 của Việt Nam....................59
1.1. Mục tiêu của hoạt động xuất nhập khẩu.......................................................59
1.2 Mục tiêu của hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài.......................................60
2. Định hướng quan hệ kinh tế Việt Nam - Thái Lan trong thời gian tới............61
2.1. Định hướng về xuất nhập khẩu với Thái Lan...............................................61
2.2 Định hướng về đầu tư trực tiếp từ Thái Lan..................................................63
II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam -
Thái Lan..............................................................................................................64
1. Hoàn thiện hành lang pháp lý..........................................................................65
2. Cải cách thủ tục hành chính............................................................................66
3. Nâng cấp cơ sở hạ tầng....................................................................................67
4. Sửa đổi, hoàn thiện chính sách thuế................................................................67
5. Quản lý và điều hành tỷ giá hối đoái...............................................................68
6. Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu..................................................69
7. Phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực..................................................70
8. Gắn nhập khẩu công nghệ với xuất khẩu........................................................75
9. Đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu sang thị trường Thái Lan...................77
10. Phát triển nguồn nhân lực..............................................................................79
11. Đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử trong kinh doanh.............................80
KẾT LUẬN.........................................................................................................83
Tài liệu tham khảo...............................................................................................84