Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Bài giảng thị trường tài chính chương 10 phát hành cổ phiếu và giám sát của nhà đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.89 KB, 23 trang )

Phát hành cổ phiếu và giám sát của nhà đầu tư
1
Tổng quan về cổ phiếu
Phát hành lần đầu ra công chúng
Phát hành thứ cấp
Sở giao dịch chứng khoán
Sự tham gia của nhà đầu tư vào thị trường thứ cấp
Giám sát của nhà đầu tư
Vai trò giám sát của doanh nghiệp
2
Cổ phiếu là một sự xác nhận quyền sở hữu một phần doanh
nghiệp phát hành
Các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu nhằm huy động quỹ tiền
dài hạn
Chủ sở hữu cổ phiếu:
Được hưởng lợi từ việc gia tăng giá trị doanh nghiệp
Có khả năng chịu những khoản lỗ rất lớn
Cổ phiếu có thể được mua bởi cả các nhà đầu tư cá nhân và tổ
chức
Thị trường sơ cấp cho phép các doanh nghiệp phát hành cổ
phiếu mới
Một số doanh nghiệp phân phối lợi nhuận cho cổ đông dưới
dạng cổ tức
3
Quyền sở hữu và quyền bầu cử
Cổ đông được quyền bầu cử đối với những vấn đề then chốt
của doanh nghiệp:
Bầu cử ban giám đốc
Quyền phát hành cổ phiếu mới
Chấp thuận điều chỉnh điều lệ doanh nghiệp
Chấp thuận nguồn luật


Quyền bầu cử thường được thực hiện qua đại diện (proxy)
Ban quản lý thường nhận được đa số quyền bầu cử và có thể tự
chỉ thị giám đốc.
4
Cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu ưu đãi thể hiện quyền lợi sở hữu, nhưng không đem lại quyền
bỏ phiếu.
Điều khoản tích lũy của cổ phiếu ưu đãi ngăn không cho công ty trả cổ
tức phổ thông cho tới khi toàn bộ cổ tức ưu đãi đã được hoàn trả hết.
Cổ phiếu ưu đãi có độ rủi ro thấp hơn cho nhà phát hành vì công ty có
thể không trả cổ tức.
Tuy nhiên so với trái phiếu cổ phiếu ưu đãi là nguồn huy động vốn
không có ưu thế vì:
Cổ tức không được khấu trừ thuế
Nhà đâu tư sẽ không mong muốn mua cổ phiếu ưu đãi do người phát hành
không bị bắt buộc về mặt pháp lý phải trả cổ tức.
5
Sự tham gia của người phát hành vào thị trường CP
Quyền sở hữu là tác nhân thu hút rất nhiều nhà đầu tư mong
muốn có lợi ích chủ sở hữu nhưng không muốn tự quản lý
doanh nghiệp riêng của mình
Doanh nghiệp phát hành lần đầu sẽ thực hiện nghiệp vụ IPO
Nếu sau khi đã IPO doanh nghiệp tiếp tục phát hành thêm cổ
phiếu, doanh nghiệp đó tham gia vào hoạt động phát hành thứ
cấp
6
Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) là
hoạt động bán cổ phiếu của công ty lần đầu tiên ra cho
các nhà đầu tư một cách công khai.
Thông thường, một doanh nghiệp tăng trưởng đầu tiên

cần thu hút một lượng vốn tư nhân ban đầu từ một
doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm (VC)
IPO là kênh thu hút thêm các nguồn quỹ mới và là
kênh để giúp VC thoái vốn đầu tư
Khoảng thời gian 6 tới 24 tháng sau ngày IPO là thời điểm các
VC thường chọn để thoái vốn.
7
Quá trình trở thành doanh nghiệp đại chúng
Một quá trình IPO luôn cần có sự bảo lãnh phát hành, và thông thường
việc bảo lãnh này được thực hiện theo nhóm.
Nhóm nhà bảo lãnh có một nhà bảo lãnh chính.
Chuẩn bị cáo bạch (prospectus)
Doanh nghiệp phát hành chuẩn bị cáo bạch và nộp nó lên SEC
Bản cáo bạch chứa các thông tin chi tiết về doanh nghiệp, trong đó thành phần
rất quan trọng là các báo cáo tài chính và phân tích rủi ro.
Nhà đầu tư có thể tìm được trong cáo bạch các thông tin cần thiết để ra quyết
định có đầu tư vào doanh nghiệp hay không.
Sau khi được SEC chấp thuận, cáo bạch được gửi tới các nhà đầu tư tổ chức.
Trong các buổi giới thiệu (road show), nhà phát hành và người bảo lãnh gặp
mặt các nhà đầu tư tổ chức để giới thiệu về cổ phiếu của mình.
8
Quá trình trở thành doanh nghiệp đại chúng (Cont’d)
Định giá
Giá chào bán sẽ do người bảo lãnh chính quyết định
Nhà bảo lãnh chính định giá dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, trong đó
có cả các giá được tham khảo từ quá trình giới thiệu
IPO cũng có thể được tổ chức dưới dạng đấu giá.
Chi phí giao dịch
Doanh nghiệp phát hành phải trả một khoản phí phát hành cho nhà
bảo lãnh (khoảng 7% giá trị thu được)

Các doanh nghiệp bảo lãnh khác trong nhóm phát hành được chia sẻ
một phần trong chi phí này.
9
Vai trò bình ổn giá của người bảo lãnh
Một thước đo đánh giá năng lực của người bảo lãnh là diễn biến giá cả
của cổ phiếu sau thời gian IPO.
Nếu giá cổ phiếu xấu đi sau IPO, nhà đầu tư có thể sẽ không mua những cổ
phiếu được bảo lãnh sau đó bởi người bảo lãnh này.
Người bảo lãnh có thể yêu cầu một điều khoản khóa (lock up)
Điều khoản này không cho phép các nhà đầu tư ban đầu được bán cổ phiếu
trong một khoảng thời gian nhất định.
Việc này nhằm tránh áp lực xuống giá cổ phiếu
Khi giai đoạn khóa này kết thúc, thường thì giá cổ phiếu giảm một cách đáng
kể
10
Thời điểm IPO
Trong thời điểm thị trường đang đi lên, IPO thường xuất hiện nhiều hơn
Lợi suất ban đầu sau IPO
Ngày đầu tiên sau IPO thường đem lại lợi suất cao (20%)
Sau giai đoạn 1 năm, cổ phiếu IPO có kết quả giá tương đối xấu.
Hiện tượng định giá quá cao khi IPO
Nhà đầu tư quá lạc quan về doanh nghiệp
Sau IPO, nhà quản lý thường không nỗ lực trong công việc so với trước
khi IPO
11
Phát hành thứ cấp là việc phát hành thêm cổ phiếu của những
doanh nghiệp đã niêm yết đại chúng
Mục tiêu của phát hành thứ cấp là để mở rộng hoạt động
Thường nhận được sự hỗ trợ của công ty chứng khoán
Cổ đông hiện hữu thường được thưởng quyền mua cổ phiếu khi

phát hành thứ cấp
Đăng ký sẵn (Shelf registration): Các công ty có thể nộp các hồ
sơ lên SEC để phê chuẩn trước khi thực sự IPO, và hồ sơ này
có thể được dùng để phát hành nhiều lần.
12
Giao dịch chứng khoán giữa các nhà đầu tư có thể
được thực hiện tại sở giao dịch chứng khoán tập trung
hay thông qua thị trường OTC
Các hoạt động giao dịch của hai nhóm thị trường này
tương đối khác nhau:
-
Điều kiện giao dịch
-
Yêu cầu năng lực tài chính
- Yêu cầu người môi giới
-
Cách thức khớp lệnh
13
Giá cả của chứng khoán phản ánh kỳ vọng của thị trường vào
tương lai của doanh nghiệp phát hành:
Giá chứng khoán không thật sự là đại diện chính xác cho giá trị doanh
nghiệp
Lợi suất của việc đầu tư cổ phiếu phụ thuộc vào lượng cổ tức nhận được
và sự chênh lệch giữa giá cả của chứng khoán khi nhà đầu tư mua vào và
giá bán ra
shares of Number
firm of Value
price Stock 
14
Quyết định của nhà đầu tư có thể tác động tới giá cổ

phiếu
Nhà đầu tư ra quyết định mua/ bán phụ thuộc vào việc định
giá của họ so với giá hiện có trên thị trường
Nhà đầu tư có những phương pháp định giá khác nhau nên
giá trị dự kiến cũng khác nhau
Giá cân bằng của thị trường cũng phụ thuộc vào tương quan
cung cầu và quy định về mức biến động trong ngày.
15
Sự phụ thuộc của nhà đầu tư vào thông tin
Thông tin có lợi làm tăng cầu và giảm cung chứng khoán
Thông tin không có lợi có tác động ngược lại
Nhà đầu tư luôn nỗ lực định giá chứng khoán, do vậy thường xuyên
phản ứng với thông tin mới.
16
Các nhóm nhà đầu tư
Nhà đầu tư cá nhân thường giữ nhiều hơn 50% tổng lượng vốn chủ sở
hữu của một doanh nghiệp lớn, tuy nhiên quyền sở hữu rất phân tán.
Nhà đầu tư tổ chức giữ một số lượng lớn cổ phiếu tập trung và do vậy có
tiếng nói quan trọng trong các đợt bầu cử.
Việc mua và bán của nhà đầu tư tổ chức có thể tác động rất mạnh tới
diễn biến giá cổ phiếu
17
Type of Financial
Institution
Participation in Stock Markets
Commercial banks Issue stock

Manage trust funds
Stock-owned savings
institutions


Issue stock to boost their capital base
Savings banks

Invest in stocks for their investment portfolios
Finance companies

Issue stock
Stock mutual funds

Use the proceeds from selling shares to invest in stocks
Securities firms

Issue stock

Place new issues of stock

Offer advice to corporations that consider acquiring stock
companies

Execute buy and sell orders
Insurance companies

Issue stock
Invest a large proportion of their premiums in the stock market
Pension funds

Invest a large proportion of pension fund contributions in the
stock market
18

Nhà quản lý đóng vai trò là người đại diện cho cổ đông nhằm
tối đa hóa giá cổ phiếu
Tuy nhiên nhà quản lý có động cơ để theo đuổi mục đích tối đa
hóa lợi ích riêng của mình.
Nhằm đánh giá nhà quản lý có thực hiện đúng chức trách
không, nhà đầu tư có thể giám sát diễn biến giá cổ phiếu.
19
Nếu nhà quản lý tin rằng cổ phiếu đang bị định giá
thấp, họ sẽ có hành động nhằm tận dụng cơ hội từ sự
chênh lệch này.
Mua cổ phiếu quỹ
Sử dụng tiền mặt dôi dư để mua cổ phiếu đang bị định giá
thấp trên thị trường
Giá cổ phiếu thường phản ứng tích cực đối với thông tin
mua vào cổ phiếu quỹ.
20
Thị trường đối với việc kiểm soát doanh nghiệp
Một doanh nghiệp có thể tham gia một thương vụ mua lại để gia tăng giá
trị của doanh nghiệp được mua.
Việc mua lại có thể được thực hiện bằng cổ phiếu hoặc tiền mặt.
Giá cổ phiếu của doanh nghiệp được mua lại phản ứng tương đối tốt.
Mua nợ (LBO)
LBOs là những hoạt động mua lại đòi hỏi một lượng quỹ vay nợ lớn.
Một LBO đảo xuất hiện khi cổ phiếu có thể được bán tại mức giá cao
21
Những rào cản đối với việc kiểm soát doanh nghiệp
Điều khoản chỉnh sửa chống thâu tóm (Antitakeover amendments)
nhằm mục tiêu bảo vệ cổ đông hiện hữu khỏi những hoạt động thâu tóm
có thể gây ra những thiệt hại về mặt giá trị
Ví dụ: Muốn được chấp thuận, thâu tóm cần ít nhất 2/3 số cổ đông chấp thuận

Điều khoản thuốc độc (Poison pills) là những quyền lợi đặc biệt dành
cho cổ đông hoặc nhà quản lý cụ thể trong những sự kiện cụ thể.
Ví dụ: Quy định thưởng thêm 30% cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nếu có
doanh nghiệp khác đang chuẩn bị thâu tóm.
22
Những rào cản đối với việc kiểm soát doanh nghiệp
(cont’d)
Điều khoản dù vàng (golden parachute) quy định những
đền bù cho nhà quản lý trong trường hợp họ bị mất việc.
23

×