Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Vai trò của các loài động vật tự tái tạo quần đàn quần đàn trong hệ thủy sinh do nông dân quản lý đối với sinh kế cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.91 KB, 4 trang )

Vietnamese version 2.0 Tin nhanh phục vụ xây dựng chính sách (dự thảo)
Sản phẩm dự án - “Tầm quan trọng của các loài động vật tự tái tạo quần đàn trong các hệ thuỷ sinh do nông hộ quản lý đối với
sinh kế nông thôn”
Vai trò của các loài động vật tự tái tạo quần đàn quần đàn
trong hệ thủy sinh do nông dân quản lý đối với sinh kế cộng đồng



Nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở đồng bằng sông
Hồng đã trở nên rất phổ biến và có nền tảng
vững chắc. Mức độ thâm canh rất đa dạng, từ
hình thức quảng canh đến thâm canh trình độ
cao. Hoạt động phổ biến nhất ở các hệ nuôi thủy
sản là việc thả con giống sản xuất tại trại tôm cá
và cho ăn. Do đòi hỏi phải có đầu t
ư về vốn,
NTTS là một nghề khó làm đối với các nhóm
dân cư nghèo của cộng đồng, nhất là ở vùng
nông thôn – nơi các nông hộ thường không có
ao và không vay được vốn tín dụng (theo Ngân
hàng Phát triển Châu Á, 2004). Vì những yếu tố
đó, các hộ ít nguồn lợi thường có khuynh hướng
phụ thuộc vào nguồn lợi thủy sinh tự nhiên mà
họ có thể khai thác được. Đánh bắt cá cũng rất
phổ biến và có vai trò quan trọng ở nhữ
ng nơi
mà nhiều gia đình không có ao hay không có
quyền quản lý những nơi có mặt nước chứa
nước quanh năm. Điều này dẫn đến áp lực có
thể khiến cho các quần đàn tự nhiên suy giảm
về trữ lượng và đa dạng giống loài, tăng các


hoạt động đánh bắt trái phép và làm môi trường
xuống cấp trầm trọng.

Gần đây, Bộ Phát triển Quốc tế củ
a Chính phủ
Vương quốc Anh (DFID) đã tài trợ cho một dự
án nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thuỷ sản I thực hiện, nhằm khảo sát vai trò của
các loài động vật tự nhiên trong hệ thủy sinh do
nông dân quản lý (ruộng lúa, ao
hồ.v.v ) đối với
sinh kế nông thôn, và đề xuất giải pháp để nông
dân có thể quản lý nguồn lợi tốt hơn nhằm nâng
cao và duy trì ổn định sản lượng cá cần thiết
cho gia đình. Hoạt động nghiên cứu được triển
khai tại 2 huyện Sóc Sơn và Phú Xuyên (thuộc
đồng bằng sông Hồng), và đã có những phát
hiện lý thú về tầm quan trọng của các loài sinh
vật cũng như các hệ nguồn lợ
i đó, như sẽ được
trình bày dưới đây.





ĐVTTT được hiểu là các động vật sống trong nước có thể đánh bắt được trong các hệ thủy sinh do
nông dân quản lý mà không phải thả giống thường xuyên. Đây có thể là các loài bản địa hoặc nhập
nội với kích cỡ to nhỏ khác nhau. Các loài ĐVTTT đã được nhận dạng ở đồng bằng sông Hồng bao
gồm cả loài ngoại lai (rô phi), cá cỡ lớn (cá quả, cá trê, cá lăng), cá cỡ nhỏ (rô đồng và cá diếc), cá

b
ản địa và các sinh vật khác (tôm, cua nước ngọt). Các đối tượng nuôi được trại giống sản xuất ra
như trôi, mè, trắm, chép, rô phi cũng có thể coi là ĐVTTT nếu chúng tự sinh sản ở các hệ thủy sinh
này mà không cần có sự can thiệp đáng kể của con người.



HTSDNDQL là một môi trường các loài thuỷ
sản do một hoặc nhiều hộ gia đình quản lý, bất
luận thuộc quyền sử dụng của ai. Việc quản lý
ở đây không chỉ bó hẹp trong các hoạt động thả
giống và cho ăn, mà rộng hơn, gồm tất cả các
hoạt động được tiến hành đối với nguồn lợi nhằm
tăng năng suất của các các loài thuỷ sả
n (thực và
động vật) sinh sống ở đó.

Hệ thủy sinh do nông hộ quản lý (HTSDNDQL) là gì?
Đ
V
TTT chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng


Cá rô đồng (Anabas sp.)
Cá trê (Clarias sp.)
Cá quả (Channa sp.)
Cá diếc (Carassius auratus)
Cá lăng (Hemibagrus sp)
Cá chạch (Misgurnus sp.)


Loài khác
Tôm càng (Macrobrachium sp)
Ốc vặn (Sinotaia sp)
Cua đồng (Somanniathelpusa sp.)
Động vật thủy sản tự tái tạo quần đàn (ĐVTTT) là gì?
Giới thi

u
Vietnamese version 2.0 Tin nhanh phục vụ xây dựng chính sách (dự thảo)
Sản phẩm dự án - “Tầm quan trọng của các loài động vật tự tái tạo quần đàn trong các hệ thuỷ sinh do nông hộ quản lý đối
với sinh kế nông thôn”

Các loại hình HTSDNHQL ở đồng bằng sông Hồng:

Loại hình Mô tả Hoạt động quản lý Sử dụng sản phẩm
Ruộng lúa DT trung bình: 2100 m
2
; thường
không phải thả giống, có hầu hết
các loài ĐVTTT
Đào thông với kênh mương, ao gia
đình hoặc hồ nước
Chủ yếu cho sinh hoạt hàng
ngày (gạo và cá)

“Hồ” nước
Là dạng nơi có mặt nước lớn,
thường ở phía dưới vùng trồng
lúa hoặc nằm ven sông
Loài thả: mè, trôi, trắm, chép, trê,

rô phi và một số ĐVTTT khác.
Đặt đăng chắn, cho ăn, tháo cạn,
cải tạo (kể cả bón vôi)
Thu hoạch cá thả chú yếu
để bán; ĐVTTT: con lớn hầu
hết đem bán, con nhỏ để ăn
hoặc cho bạn bè, người
thân

Kênh mương
Nguồn nước chủ yếu dành cho
chăn nuôi và trồng trọt.
Loài thả: mè, trôi, trắm, chép, trê,
rô phi và một số ĐVTTT khác.
Quây rào chắn (bằng tre, lưới)
Thả cá giống cỡ lớn
Cho cá ăn bổ sung
Cá thả cỡ lớn và ĐVTTT khi
thu hoạch chủ yếu đem bán,
cá nhỏ hoặc tôm cua ốc để
ăn hoặc biếu

Ao
(gia đình & ao
nuôi thủy sản)
Diện tích trung bình: 283 m2
Loài thả: mè, trôi, trắm, chép và
một số ĐVTTT
Vị trí: Gần nhà
Hầu hết là thả giống mua từ các

trại và áp dụng các biện pháp ngăn
ĐVTTT xâm nhập, đặt đăng chắn,
phơi đáy, bón vôi và thuốc trừ sâu.
Chỉ có dưới 30% các hộ đào ao
chuôm, mương dẫn nước cho
ĐVTTT ra vào tự do
Ao nuôi – chủ yếu để bán
Ao gia đình – cả
ăn và bán




Nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng


Từ kết quả khảo sát suốt một năm tại 6 thôn vùng
đồng bằng sông Hồng, các số liệu về bữa ăn gia
đình đã cho thấy có 6 nhóm thực phẩm chủ yếu
được tiêu thụ hàng ngày ở khu vực nghiên cứu
(gạo; rau; thịt; gia cầm; thủy sản; các loại khác),
trong đó nguồn đạm động vật (32%) đóng vai trò
quan trọng thứ hai sau gạo (46%). Các loài thuỷ
sản đóng góp đến mộ
t phần tư lượng đạm đó,
mà 60% các loài này được đánh bắt từ các hệ
thủy sinh nông hộ. Nhìn chung, ĐVTTT có một
vai trò đáng kể trong việc đóng góp vào tổng
lượng cá tiêu thụ cho các gia đình nghèo, với
mức trung bình là 275,75 g/hộ mỗi tuần. Tuy

nhiên, lượng tiêu thụ ĐVTTT và các loài khác
thay đổi theo mùa, mà cao nhất là vào khoảng
tháng 4-5 và tháng 8-9. Lúc đó, mực nước trong
ruộng lúa xuống khá thấp và người dân có thể dễ
dàng đánh bắt được tôm cá.







Nguồn thu nhập bổ sung

Viện NCNTTS 1 đã dành 13 tháng khảo sát việc
sử dụng các loài thuỷ sản mà các hộ gia đình
nông thôn đồng bằng Bắc Bộ đánh bắt được. Kết
quả cho thấy hầu hết các hộ đều dùng các loài
thuỷ sản này vào bữa ăn gia đình. Các số liệu
cũng cho thấy hơn 80% các hộ gia đình khảo sát
ở 2 tỉnh có tham gia đánh bắt trực tiếp ĐVTTT.
Khoảng 65% các hộ này nấu
ăn toàn bộ sản
phẩm thu được, 34% số hộ còn lại đem bán đi
khoảng 83% khối lượng ĐVTTT đánh bắt được,
và nhờ vậy giúp gia đình có một khoản thu nhập
bổ sung đáng kể bằng tiền mặt. Với các hộ không
có ao, tôm cá mà họ bắt được trên ruộng lúa
hoặc ở ao của gia đình khác thường không bán
mà chỉ để ăn.


ĐVTTT với việc củng cố nguồn lực xã hội

ĐVTTT có thể có một vai trò khác trong việc thúc
đẩy mối quan hệ giữa các hộ dân địa phương với
nhau. Trong thời gian nghiên cứu khảo sát,
chúng tôi nhận thấy việc cung cấp tôm cá cho
các hộ láng giềng
không phải là hiện tượng hiếm
gặp. Các loài thủy sản ngoài cá (tôm, cua) là
những ĐVTTT thường được đem biếu cho họ
hàng, những người đỡ đần gia đình trong các
việc nhà nông và thậm chí cả khách khứa. Trong
các dịp lễ hội ở thôn làng, các loài cá quả, trê,
mè, trôi, trắm, chép được chế biến thành các
món ăn đãi khách.
Tỷ lệ % mức tiêu thụ
cá theo khối lượng
Nghèo Khá giả Nghèo Khá giả

Phú Xuyên Sóc Sơn
 SVTTT Loài thả Loài tự nhiên
Vì sao ĐVTTT lại quan trọng?
Vietnamese version 2.0 Tin nhanh phục vụ xây dựng chính sách (dự thảo)
Sản phẩm dự án - “Tầm quan trọng của các loài động vật tự tái tạo quần đàn trong các hệ thuỷ sinh do nông hộ quản lý đối với
sinh kế nông thôn”

Thâm canh lúa và quản lý thủy nông
Việc tăng sử dụng các loại hoá chất như thuốc trừ sâu trong ruộng lúa, cũng như việc xử lý cẩu
thả với các chai lọ hoá chất đã qua sử dụng có thể khiến cho các loài thủy sản bị chết. Nếu mực

nước trong ruộng lúa và kênh mương không được đảm bảo suốt trong năm, thì các ĐVTTT sẽ
không có được môi trường sống ổn định.

Mở rộng mô hình NTTS truyền thống
Một khuyến nghị thường được nêu ra trong các tài liệu khuyến ngư hiện nay là cải tạo ao, diệt “cá
tạp” và một số loài không cần thiết trước khi nuôi cá.
Những loài “không cần thiết” đó thông thường lại là những
ĐVTTT có giá trị đối với những hộ dân nghèo nhất của
cộng đồng.

Mâu thuẫn về sử dụng nguồn nước
Với mức độ thâm canh ngày càng cao trong nông nghiệp,
việc duy trì mực nước trong ruộng lúa là ưu tiên hàng đầu
và bởi vậy việc điều tiết nước trong các kênh mương thường không tính đến lợi ích của những
người nuôi cá.

Nhận thức hạn chế về đặc điểm sinh học của một số ĐVTTT chủ yếu
ĐVTTT thường bị bỏ ra ngoài nội dung các dự án phát triển, và có quá ít người hiểu được rằng
các ĐVTTT là rất có ích và cần phải được bảo vệ.

Kỹ thuật đánh bắt và thu hoạch mang tính huỷ diệt
Việc đánh bắt một số lượng lớn các loài thủy sản trong một thời
gian ngắn có thể được thực hiện bằng cách tát cạn hay dùng xung
điện. Nếu không được điều chỉnh kịp thời, cả hai cách làm này đều
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi ĐVTTT. Đánh bắt bằng
xung điện cũng rất có hại đến cơ quan sinh sản của các Đ
VTTT,
trong khi việc tát cạn ao hồ sẽ làm chết hoặc loại bỏ các ĐVTTT
chưa trưởng thành.


Những thay đổi về sử dụng đất
Việc mở đường, xây dựng các khu công nghiệp ở một số nơi có thể ngăn cản con đường di trú
của ĐVTTT và do đó ảnh hưởng bất lợi đến vòng đời của chúng, điều này có thể khiến cho
chúng không còn khả năng tái tạo trong tự nhiên.




Với sự hiện diện của các những nhân tố đang
gây tác động tiêu cực đến ĐVTTT, việc cải tiến
phương thức quản lý đơn lẻ sẽ chỉ có tác dụng
hạn chế đối với việc phát triển trữ lượng nguồn
lợi ĐVTTT. Những ý tưởng về đồng quản lý hay
tổ chức ra “nhóm khai thác - sử dụng nguồn lợi
thủy sản” (NKTSDNLTS)
đã được đánh giá,
trình diễn, và đang chứng minh được hiệu quả
có lợi cho phát triển nguồn ĐVTTT vì lợi ích

cộng đồng. Việc thành lập NKTSDNLTS trong
thôn làng đòi hỏi phải xác định chính xác khu
vực chung – thường nằm phía dưới các ruộng
lúa và có đủ nước quanh năm, hoặc có thể là
một phần của mương cấp nước, và cần có một nhóm hộ đứng ra quản lý khu vực này.
Những mối đe doạ đối với ĐVTTT
Các giải pháp cho việc quản lý HTSDNDQL
Vietnamese version 2.0 Tin nhanh phục vụ xây dựng chính sách (dự thảo)
Sản phẩm dự án - “Tầm quan trọng của các loài động vật tự tái tạo quần đàn trong các hệ thuỷ sinh do nông hộ quản lý đối
với sinh kế nông thôn”
Ở miền Tây Bắc Băng-la-đét, nơi thường xuyên bị khô hạn, người dân đã thực hiện và đánh giá

một mô hình quản lý kết hợp giữa nuôi ghép các đối tượng thuộc họ cá chép với ĐVTTT. Kết
quả thử nghiệm đã cho thấy các hộ chủ động thả hoặc giữ lại các ĐVTTT trong ao nuôi đã đạt
được sản lượng thu hoạch cao hơn 1,38 lần so với những hộ
loại ĐVTTT ra khỏi ao, và như vậy
việc kết hợp nuôi chép với ĐVTTT đã đem lại thu nhập cao hơn. Hơn nữa, những hộ này cũng
không hề thấy có ảnh hưởng bất lợi nào đến đối tượng nuôi thả chính trong ao.

Phương thức quản lý HTSDNDQL thông qua NKTSDNLTS

Địa điểm Cách thức quản lý theo nhóm Lợi ích


Chuôm trong ruộng
lúa, “hồ”
Làm đường dẫn nước từ các nơi có mặt nước vào
ruộng lúa.
Đào chuôm trong ruộng lúa làm nơi trú ẩn cho các
loài thủy sản.
Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu.
Cá bố mẹ ngoài hồ có thể sinh
sản trong ruộng lúa
Giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi
trường do thuốc trừ sâu


Một đoạn kênh
mương
Làm đăng chắn bằng tre nứa, đặt quanh một đoạn
kênh mương và thả vào đó cá bố mẹ (các loài mè,
trôi, trắm, chép, rô phi hoặc ĐVTTT khác). Đăng

chắn sẽ ngăn không cho cá bố mẹ ra ngoài nhưng
cá con có thể bơi ra nơi có mặt nước và
HTSDNHQL.
Tăng sản lượng và khả năng
sinh sản của ĐVTTT
Thắt chặt tình làng nghĩa xóm
giữ
a các nông hộ

Một số loại hình ao
gia đình
Thả giống lớn hơn (lấy từ trại ương) và làm đường
dẫn nước để ĐVTTT có thể vào được
Tăng sản lượng và nâng cao khả
năng sinh sản của ĐVTTT
Các hộ dân có cơ hội chia sẻ với
nhau ý kiến về quản lý




• Cần thừa nhận vai trò của ĐVTTT trong quản lý nông nghiệp, NTTS và môi trường.
• Cần đưa nội dung quản lý và phát triển ĐVTTT vào tài liệu và thông tin khuyến ngư,
nhằm tăng cường nhận thức về các đối tượng này cũng như việc quản lý phù hợp,
lâu dài các ĐVTTT.
• Cần điều tra đánh giá hạn chế của NTTS hiện tại và nhược điểm của phương th
ức
canh tác truyền thống, để từ đó khuyến khích việc kết hợp nuôi trồng thuỷ sản với
bảo vệ đa dạng sinh học.
• Cần xác định các môi trường sống chủ yếu của ĐVTTT và xây dựng chiến lược bảo

vệ, đồng thời tạo điều kiện cho các hộ nghèo tiếp cận nguồn lợi.
• Cần chú ý tìm hiểu đặc tính sinh h
ọc của một số ĐVTTT quan trọng và tác động qua
lại giữa chúng với các đối tượng nuôi để triển khai cách quản lý phù hợp.
• Cần tiến hành đánh giá phương pháp quản lý theo hình thức nhóm (NKTSDNLTS)
đối với một số HTSDNDQL liên thông có ĐVTTT sinh sống.

Tài liệu tham khảo:

Little, D.C.,2002. Sinh vật tự tái tạo trong hệ thuỷ sinh do nông dân quản lý – một phương pháp tiếp cận
mới trong nuôi trồng thủy sản. Tạp chí Aquaculture News số 28, trang 10-11.
Ngân hàng Phát triển Châu Á, 2004. Nghiên cứu đánh giá đặc biệt về phát triển nuôi trồng thủy sản nước
ngọt quy mô nhỏ phục vụ xoá đói giảm nghèo.
Dự án ĐVTTT, 2002. Các báo cáo Đánh giá Nông thôn có sự Tham gia Cộng đồng. Các báo cáo Nghiên
cứu điển hình của dự án SRS.
Dự
án ĐVTTT, 2005. Sinh vật tự tái tạo trong nuôi trồng thủy sản: Vai trò của chúng đối với sinh kế nông
thôn. Báo cáo kỹ thuật cuối cùng.

Để có thêm thông tin, xin liên hệ:

Khuyến nghị
TS. Phạm Anh Tuấn
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1
Thư điện tử:

Trang web: www.ria1.org; hoặc

Cán bộ Chương trình AFGRP (Programme Officer AFGRP)
Bộ Phát triển Quốc tế – Vương quốc Anh

Thư điện tử:

Trang web: www.dfid.stir.ac.uk/afgrp/projects/r7917/r7917.htm

×