Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.29 KB, 3 trang )
Vai trò của các loại ARN
trong dịch mã
Có 3 loại ARN có vai trò trong quá trình dịch mã là mARN (ARN thông tin),
tARN (ARN vận chuyển), rARN (ARN ribôxôm).
1. mARN
mARN là bản phiên mã trực tiếp trên mạch khuôn của gen chứa đựng thông
tin về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại axit amin trong
chuỗi polipeptit cấu thành phần tử prôtêin. Do vậy, trình tự các nuclêôtit
trong mạch khuôn của gen (ADN) quy định trình tự sắp xếp các nuclêôtit
trong mARN, từ đó quy định trình tự sắp xếp của các axit amin trong chuỗi
polipeptit. Điều đó được phản ánh trong lí thuyết trung tâm : ADN (gen) →
mARN → Prôtêin.
mARN ở sinh vật nhân sơ là một đơn vị phiênmã của nhiều gen, ngay sau khi
được tạo ra đã được dịch mã, thậm chí phiên mã đến đâu thì dịch mã đến đó.
Còn ở sinh vật nhân thực chỉ mARN trưởng thành là đơn vị phiên mã của
một gen và khi rời nhân vào tế bào chất mới được dịch mã.
2. tARN
tARN vân chuyển các axit amin đã được hoạt hóa vào ribôxôm để dịch mã.
Sự liên kết tARN với axit amin nhờ enzim đặc hiệu aminoayl-tARN
synthetaza. Mỗi loại enzim này nhận biết mỗi loại axit amin đặc hiệu và cả
tARN tương ứng. Sự liên kết giữa các thành phần này nhờ nguồn năng lượng
từ ATP hoặc NADPH2.
tARN có tính linh hoạt. Một số tARN có inosin là một trong các bazơ của
anticodon (đối mã), có khả năng kết cặp với các loại bazơ trong giới hạn xác
định.
tARN còn là nhân tố khớp nối hay chuyển mã trong quá trình dịch mã. Do
kích thước của codon lớn hơn nhiều kích thước của axit amin, nên nếu 1 axit
amin nhận biết và gắn trực tiếp vào 1 codon trên mARN thì nó sẽ cách quá xa
với axit amin tương ứng với codon kế tiếp để có thể tạo ra được một liên kết