Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Cái chết của một viên chức Sêkhốp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.28 KB, 4 trang )

ĐỀ TÀI, CHỦ ĐỀ, TƯ TƯỞNG, CẢM HỨNG TRONG “CÁI CHẾT CỦA MỘT
VIÊN CHỨC” CỦA ANTON PAVLOVITR TREKHOV

Ðề tài là phạm vi hiện thực mà nhà văn chọn lựa và miêu tả, thể hiện tạo thành chất
liệu của thế giới hình tượng trong tác phẩm đồng thời là cơ sở để từ đó nhà văn đặt
ra những vấn đề mà mình quan tâm. Có thể nói, đề tài là khái niệm trung gian giữa
thế giới hiện thực được thẩm mĩ hóa trong tác phẩm và bản thân đời sống. Người ta
có thể xác định đề tài trên 2 phương diện: bên ngồi và bên trong. Nói đến phương
diện bên ngồi là nói đến sự liên hệ thuần túy đến phạm vi hiện thực mà tác phẩm
phản ánh. Ở đây, sự xác đinh đề tài thường dựa trên cơ sở các phạm trù lịch sử- xã
hội Nói đến phương diện bên trong, đó chính là tính chất của đề tài bên ngồi.
Trong trường hợp này, đề tài chính là vấn đề được thể hiện trong tác phẩm và trong
nhiều trường hợp nó trùng khít với chủ đề.
Đề tài trong “Cái chết của một viên chức” của Trekhov là một đề tài khá quen
thuộc, có tính truyền thống của văn học Nga, xuất hiện từ thế kỉ XIX: Đề tài Con
người nhỏ bé. Đề tài con người nhỏ bé đã xuất hiện trong văn học Nga từ những
sáng tác của Puskin, đến Tolstoy, Gogol, Trekhov, đề tài này không ngừng được
phát triển, không ngừng được mở rộng và được khám phá trên nhiều phương diện
mới, làm tiền đề cho việc phát triển những chủ đề mới, với các tư tưởng mới mẻ,
tiến bộ. Con người nhỏ bé trong văn học Nga, đúng như tên gọi của nó, thường là
những con người ở dưới đáy xã hội, họ là những con người không có quyền lực,
quyền hành trong tay họ, nếu có, thì cũng là cái gì đó rất cỏn con, chỉ có hiệu lực
lên những con người nhỏ bé khác, tài sản cũng khơng nhiều, họ là những người có
số phận đáng thương, thường bị coi thường, hiếp đáp. Con người nhỏ bé có thể là
một người nơng dân nghèo khó ,khốn khổ, hay cũng có thể là một anh viên chức
hiền lành hay bị mọi người cười cợt.
Trong truyện ngắn “Cái chết của một viên chức” của Trekhov, nhân vật đại diện
cho con người nhỏ bé này chính là viên chức Ivan Dmit’ritr Treviacov. Bản chất
“con người nhỏ bé” của anh ta được nhà văn khắc họa khá khéo léo. Nghề nghiệp:
Treviacov chỉ là một viên quản trị hành chính bình thường, là một viên chức nhà
nước – một nghề nghiệp khá quen thuộc của các con người nhỏ bé trong văn học




Nga. Chi tiết chỉ vì một lần lỡ hắt hơi lên đầu một vị tướng, mà sợ sệt đến mức xin
lỗi đi xin lỗi lại, sợ đến mức lăn ra chết đã cho thấy rõ nhất tính cách “con người
nhỏ bé” của Treviacov, vì quá nhỏ bé, vì quá yếu ớt nên run sợ trước những con
người quyền lực, thậm chí là run sợ một cách thái quá, đến mức tự giết chết bản
thân.
Khi chọn đề tài “Con người nhỏ bé”, Trekhov có một ngã rẽ khác biệt, gần như trở
thành một phản đề với “con người nhỏ bé” truyền thống. Con người nhỏ bé trong
văn học Nga thế kỉ XIX, thường được khắc họa là những con người đáng thương,
tội nghiệp. Nhà văn dành cho họ một tình cảm yêu thương tha thiết, chân thành.
Các nhà văn thuộc phái dân túy, đi tìm chân lý trong nhân dân, cịn khai phá được
ở những con người bé nhỏ ấy những hạt ngọc sáng ngời từ trí thơng minh của trái
tim, họ quan niệm, về với nhân dân chính là tiệm cận chân lý nhất. Trekhov, trong
cái nhìn đa diện nhiều chiều của mình, khơng chỉ nhìn thấy những mặt tích cực, mà
còn thấy được mặt tiêu cực của những con người nhỏ bé. Chính vì thế, ở đề tài về
“Con người nhỏ bé, ông đi vào khai thác chủ đề “thói nơ lệ tinh thần”.
Chủ đề thói nơ lệ tinh thần trở thành tiền đề cho việc xây dựng hình tượng nhân
vật viên chức Treviacov. Trekhov đã tạo ra một tình huống hài hước đặc sắc để
nhân vật bộc lộ bản chất: Sự việc Treviacov lỡ hắt xì hơi, bắn nước bọt lên đầu của
tướng Brizalov.
Đó quả thật là một tình huống rất bất ngờ và hài hước. Hắt xì hơi, chuyện hết sức
thường tình, hơn nữa, đây chỉ là một sự cố ngoài ý muốn của mọi người. Tuy nhiên
phản ứng quá sức nghiêm trọng của nhân vật chính trước tình huống thường tình
ấy, chính sự tương phản kì quái và lố bịch đó đã làm bật lên tiếng cười. Đầu tiên,
anh ta rối rít xin lỗi, viên tướng cũng nhã nhặn bỏ qua, và tiếp tục xem kịch. Câu
chuyện đến đó sẽ khơng có gì, nếu như nội tâm của Treviacov khơng ngừng sợ sệt
vì cái sự việc hắt xì hơi tai quái ấy, và cứ tiếp tục xin lỗi đi xin lỗi lại, cản trở việc
xem kịch của viên tướng. Nghệ thuật xây dựng của Trekhov đặc sắc ở chỗ,
cùng một sự việc, qua điểm nhìn khác nhau và chênh lệch của hai nhân vật,

đã xây dựng nên những hiểu lầm. Sự im lặng của viên tướng khi thưởng thức vở
kịch, Treviacov lại hiểu là sự giận dữ và anh ta bắt đầu hoang mang. Sự hoang
mang đó làm anh ta cứ tiếp tục khơng ngừng xin lỗi. Sự thái quá Treviacov mới là
thứ làm phiền tướng Brizalov, khiến ông “môi dưới trề ra, tỏ vẻ sốt ruột, khó
chịu”. Nhưng phản ứng của viên tướng tiếp tục bị Treviacov giải mã sai: “ngài nói
ngài quên mà mắt ngài trông giận dữ thế… cần phải thanh minh với ngài rằng quả
thật mình khơng hề cố ý…”. Cái vịng luẩn quẩn ấy cứ tái đi tái lại một cách buồn
cười cho đến ngày hôm sau, khi sự lặp lại chạm đỉnh điểm và viên tướng phải giận
dữ thốt lên: “Rõ thật vớ vẩn… có trời biết là thế nào nữa! Anh muốn gì nào?”.
“Tấn bi kịch” hài hước của Treviacov đến đó là đến đỉnh điểm, và sự giải quyết, tất
nhiên, là cái chết, cũng hài hước không kém, của nhân vật chính.


Như vậy, việc lí giải chủ đề thơng qua hình tượng nhân vật Treviacov đã thể hiện
rõ tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm:
Thói nơ lệ tinh thần , thứ ngục tù tâm hồn giam giữ con người nhỏ bé, là một hiện
tượng tiêu cực. Nó làm cho anh chàng Treviacov, một con người nhỏ bé đích thực,
trở nên lố bịch, hèn nhát và gây phản cảm với người đọc. Sự cam chịu vị trí dưới
đáy của con người nhỏ bé chính là biểu hiện của nơ lệ tinh thần . Ở Treviacov, sự
cam chịu ấy còn biểu hiện ở mức cao độ hơn, cực đoan hơn: sự sợ sệt, khúm núm
một cách vơ lý, lố bịch. Thói nơ lệ tinh thần làm tầm thường hóa con người, hạ
thấp nhân cách và văn hóa của họ. Thói nơ lệ tinh thần , rõ ràng làm số phận con
người nhỏ bé, vốn đã đáng thương, lại càng đáng thương hơn, cuộc đời của họ như
là một cái bóng lủi thủi trong xã hội, là những đời thừa, với những cái chết cũng vô
nghĩa lý không kém. Trớ trêu hơn cả, những điều ấy, là do chính con người nhỏ bé
gây ra cho mình.
Thói nơ lệ tinh thần ở Treviacov cịn gắn với một bi kịch cũng khá quen thuộc
trong các sáng tác của Trekhov: Bi kịch không hiểu biết lẫn nhau của con
người. Đó là thứ bi kịch ngầm bên trong văn bản, là bức tường ngăn cách tâm hồn
con người, khiến họ không thể hiểu nhau, khiến những hiểu lầm, mâu thuẫn khơng

bao giờ có thể giải quyết. Chính vì vậy, mặc dù với dung lượng ngắn và rất hài
hước, nhưng số phận của Treviacov mang dáng dấp của một bi kịch thu
nhỏ. Sự hiểu lầm giữa Treviacov và vị tướng là mâu thuẫn không thể giải quyết
được. Và khi mâu thuẫn ấy lên đến đỉnh điểm, nhân vật bi kịch trả giá bằng cái
chết. Chính tinh thần nơ lệ đã vây hãm Treviacov khiến anh khơng thể tìm được
tiếng nói chung với tướng Brizalov, và nó biến một sự việc cỏn con trở thành cái
chết của một con người.
Bằng thủ pháp “mạch ngầm văn bản”, hướng đến sự ngắn gọn tối đa, việc lý giải
chủ đề của Trekhov có khi khơng dừng lại ở một tác phẩm, mà ở chuỗi các tác
phẩm. Với chủ đề “thói nơ lệ tinh thần”, sự lý giải cũng được tiếp nối từ “Cái
chết của một viên chức” đến “Con kỳ nhông” và lên đến đỉnh điểm ở “Người
trong bao”.
Nếu thói nơ lệ tinh thần làm Treviacov chuốc lấy cái chết cho chính mình, thì thói
tinh thần nơ lệ ở hai tác phẩm sau đã làm phương hại lên người khác. Viên cảnh
sát Otrumelov với bản chất kỳ nhơng, gió chiều nào hay chiều nấy, xu nịnh, với
sự sợ hãi vô lý với cả những nhân vật vắng mặt, đã dẫn đến những phán quyết rất
hài hước và xô lệch cán cân công lý. Cịn Belikov, người trong bao, thì là một đỉnh
điểm của thói nơ lệ tinh thần với sự sợ hãi với toàn bộ cuộc sống, nhưng lại hay đi
xét nét kẻ khác, hướng kẻ khác theo lối sống của mình. Và tác hại của nhân vật này
thì cũng ở mức cao nhất, tạo ra cả một xã hội khúm núm, sợ sệt, tạo ra một bầu
khơng khí uể oải, căng thẳng, buồn bã. Có lẽ đó cũng là một lời cảnh báo của
Trekhov: Khi nhân rộng, thì thói nơ lệ tinh thần khơng cịn chỉ là một số phận
hài hước, mà nó có thể là sự tổn hại nghiêm trọng đến cả tập thể, cả xã hội.


Ta thấy rõ, cảm hứng hài hước – châm biếm là cảm hứng chủ đạo của truyện
ngắn “Cái chết của một viên chức”. Cám hứng ấy là chất men tạo nên tình huống
truyện độc đáo như một sân khấu hài kịch, và tạo nên hình tượng nhân vật chính
Traviacov như một anh hề bước trên sân khấu cuộc đời, với những suy nghĩ, hành
động hết sức nghịch lý, nực cười. Cảm hứng châm biếm – hài hước cũng thể hiện

rõ trong những dịng bình luận của nhà văn:
“Bỗng dưng… Trong các truyện ta thường gặp chữ “bỗng dưng” này. Các tác giả
đã có lý: cuộc đời quả là đầy rẫy những chuyện bất ngờ. Bỗng dưng mặt y nhăn
nhó, mắt y hoa lên, hơi thở nghẹn lại… y rời mắt khỏi chiếc ống nhịm, hơi cúi
xuống và … hắt xì! Các bạn thấy đấy, y đã hắt hơi. KHông ở đâu có lệ cấm người
này người nọ hắt hơi cả. Người nhà quê hắt hơi, cảnh sáng hắt hơi và đôi khi viên
chức cấp ba cũng hắt hơi. Ai mà chẳng hắt hơi.”
Giọng điệu ở đây thật hóm hỉnh, tưởng như bình thản, tự nhiên, ấy vậy mà hàm
chứa bên trong cái cười chế giễu, chê trách. Cảm hứng châm biếm là một sự nhạo
báng trước các hiện tượng tiêu cực của đời sống, để đấu tranh chống lại nó, thay
đổi nó. Nhưng cái cười ở đây, có lẽ khơng quá gay gắt và quyết liệt, nó hài hước
một cách dun dáng, nhưng nó thấm thía và sâu sắc.
Với đề tài “Con người nhỏ bé”, dưới sự dẫn đường của cảm hứng châm biếm – hài
hước, Trekhov đã sáng tạo ra một truyện ngắn đặc sắc về chủ đề “Thói nơ lệ tinh
thần”. Ngắn gọn, súc tích, hài hước, thấm thía… có lẽ cũng vì thế mà “Cái chết của
một viên chức” nói riêng và tất cả những truyện ngắn của Trekhov nói chung, mãi
có một vị trí nhất định trong lòng bạn đọc, sống mãi cùng thời gian.
“Nghệ thuật nằm ngoài mọi quy luật của sự băng hoại, chỉ mình nó khơng
thừa
nhận
cái
chết”
- Seđrin -



×