Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Một vài nét truyện ngắn cỏ lau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.68 KB, 12 trang )

MỘT VÀI CẢM NHẬN VỀ TRUYỆN NGẮN “CỎ LAU”
CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN MINH CHÂU
Hiện thực chiến tranh và con người trong “Cỏ lau” được nhìn dưới con mắt của nhân
vật Lực, nhìn bằng con mắt kinh nghiệm của một cuộc trải nghiệm đắng cay trong chiến
tranh. Sau những năm chiến tranh, Lực nhận ra: “Chiến tranh, kháng chiến không phải như
một số người khác, đến bây giờ tôi không hề mảy may hối tiếc đã dốc cả tuổi trẻ vào đấy,
cống hiến cho nó, nhưng nó như một nhát dao phạt ngang mà hai nửa cuộc đời tơi bị chặt
lìa thật khó gắn lại như cũ”. Nhìn từ góc độ đời sống cá nhân, “nhát dao” khổng lồ ấy phạt
ngang cuộc đời của Lực, khủng khiếp hơn, nó cịn để lại trong lịng q hương của anh
những vết thương khơng bao giờ kín miệng. Ở mảnh đất đó, người cha mất con, vợ mất
chồng, con gái mất người yêu. Cũng ở mảnh đất đó, chiến tranh đã tàn phá khốc liệt đến nỗi
khơng cịn nổi một viên gạch lành. Sau chiến tranh, khơng hiểu vì sao núi Đợi ở vùng thung
lũng cỏ lau lại mang một tên khác là núi Tử Sĩ. Nếu cứ gọi núi Đợi cũng đã đủ làm cho lòng
ta đau đớn lắm rồi: “Khắp bốn phương trời, những hòn vọng phu đứng nhan nhản. Thật là
đủ hình đủ dáng, đủ tư thế của một thế giới đàn bà đã sống trải qua bao thời can qua,
chiến chinh, dường như đang hội tụ về đây, mỗi người một ngọn núi, đang dứng một mình
vị võ, chon von trên các chới núi đá cao ngất, người ôm con bên nách, người bế con trước
ngực, người cõng con sau lưng, hai tay buông thõng xuống, quay mặt về đủ hướng, cả ngả
chân trời có súng, có lửa cháy”. Số phận những vọng phu trong huyền thoại này đã gợi lên
bao xót xa, lo âu trong lịng nhà văn Nguyễn Minh Châu. Lẽ nào số phận người phụ nữ trên
đất nước này lại có thể là biểu tượng hịn vọng phu?
Từ hình ảnh những vọng phu trong huyền thoại, nhà văn hướng cái nhìn của mình tới
những hịn vọng phu trong tâm tưởng ở cuộc đời. Đó là Thai, là Phi Phi... Sự trở về của Lực
khi số phận hai người tưởng đã an bài, khi Thai đang sống với một người chồng khác chỉ
càng làm đau thêm cái vết thương vẫn âm ỉ đau trong suốt những năm qua. Cịn Phi Phi,
hình ảnh một cơ gái tìm hài cốt người yêu trong một buổi chiều tím bâng quơ, giữa tiếng hát
buồn man mác gợi chúng ta hiểu rằng “chiến tranh khơng phải trị đùa”. Cuộc đời của nhân
vật chính ở cuối tác phẩm để lại trong lòng chúng ta nhiều day dắt: “và rồi ở cuối tác phẩm
giữa những hình người bằng đá đầy cơ đơn giữa trời xanh đứng nhìn xuống một vùng
thung lũng đất đai được tưới bói đã trở nên phì nhiêu, có một người lính già sống suốt đời
ở đấy cùng với một ông bố, trồng sắn, gieo lúa trên một vạt đất chỉ có một ngơi mộ, thỉnh


thoảng một mình chèo một chiếc thuyền gỗ xuôi sông Đồng Vôi về làng chơi”.
Để gợi nên ý niệm về số phận khổ đau, trớ trêu của những con người sau cuộc chiến
tranh, Nguyễn Minh Châu đã sử dụng các biểu tượng “cỏ lau, hòn vọng phu, ngơi mộ…” rất
thành cơng. Ơng cũng rất tinh tế khi đưa vào tác phẩm của mình những thanh âm buồn da
diết của bài hát “Mùa xuân”. Những tâm tư của nhân vật là thật hơn khi người kể chuyện
chính là người trong cuộc. Bằng những cách ấy, Nguyễn Minh Châu đã bộc lộ nỗi lo khắc
khoải khơn ngi của mình về số phận con người sau cuộc trường chinh vĩ đại.


Cũng trong tác phẩm này, Nguyễn Minh Châu còn bộc lộ một nỗi lo khác khơng kém
phần day dứt đó là lo âu về sự biến chất, sự tha hóa của con người bởi chiến tranh. Một
nhân vật trong tác phẩm này đã cay đắng nhận ra rằng: “Chiến tranh làm cho người ta hư đi
hơn là làm cho người ta tốt hơn”. Chiến tranh là một hiện thực phi nhân tính nhất đối với
con người. Con người ở lâu trong cái mơi trường phi nhân tính ấy sẽ phải thích nghi. Sự
thích nghi ấy có thể làm nên nhiều chiến công, đem lại nhiều vinh quang cho dân tộc nhưng
đồng thời nó có thể làm cho cái phần nhân tính tốt đẹp trong mỗi con người bị xói mịn. Lực
đã phải cơng nhận sự thật chua chát đó ngay trong chính bản thân mình: “vì một cơn giận
với người khác, lại một chút tư thù đầy nhỏ nhen với người lính mà tơi đã đưa người lính đi
vào chỗ chết”. Trong tác phẩm, một người cha thấm thía về cái ác nó mọc ra từ “trong máu,
trong thịt mình” bởi ơng có người con trai ngun là cán bộ nằm rừng về, “trong mấy gia
đình đi khai hoang, nhà nào mà chả đào hầm cho nó rúc, nhà nào mà nó chả ăn mịn đũa
nhà người ta, có chị lại cịn cho nó ngủ. Có người đi từ Cơn Lơn, Phú Quốc vì nó”, bây giờ
là chủ tịch xã “con mắt nó khơng cịn biết nhìn nữa mà chỉ cịn biết quắc lên. Cái miệng nó
khơng cịn biết cười nói mà chỉ cịn biết qt tháo, gầm gừ. Nó khơng cịn biết thương
người”. Thật đau lịng khi chiến tranh làm cho trẻ con say mê chơi trò trận giả. Trị chơi giả
mà nỗi đau là thật. Vì sao chúng khơng biết chơi những trị gieo mầm sự sống mà chỉ biết
chơi cái trị hủy diệt ấy? Cũng chỉ có chiến tranh mới làm cho một đứa trẻ ngây thơ như bé
Thơm cảm thấy thích thú với những ngơi mộ. Nghĩa là nó đã quen nhìn thấy cái chết và nỗi
đau của đồng loại. Điều này tác động ghê gớm như thế nào đối với sự hình thành nhân cách
của chúng trong tương lai?

Với ý thức “văn học và đời sống là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm là con
người”, trong tác phẩm này, Nguyễn Minh Châu đã tiếp cận đời sống chiến tranh từ điểm
tựa là số phận của những cá nhân con người. Qua đây, nhà văn bộc lộ nỗi lo âu sao mà lớn
lao và khắc khoải về con người trên một đất nước mà lịch sử được kết nên nhiều nhất bởi
những cuộc chiến tranh.
Nguồn: />MỘT KÝ ỨC KHƠNG THỂ TẨY XĨA
Nguyễn Minh Châu đặc biệt thành công với những truyện ngắn đề tài chiến tranh và
người lính. Mảnh trăng cuối rừng, Cơn giơng, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Mùa
trái cóc ở miền Nam... là những tác phẩm như vậy. Và tất nhiên, chúng ta cũng không thể
bỏ qua Cỏ lau – một truyện ngắn đặc sắc của ông, một truyện ngắn đã góp phần tơn vinh tên
tuổi ơng trên văn đàn.
Sinh thời, có lần nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tự đánh giá tổng kết sự nghiệp sáng tác
của mình: “Mình viết văn cả đời tràng giang đại hải có khi chỉ còn lại được vài cái truyện
ngắn”. Đã hai mươi năm trôi qua kể từ ngày nhà văn từ giã cõi đời, câu nói (rất khiêm tốn)
ngày nào của ông đã được chứng thực bởi đại đa số độc giả văn học. Chúng ta biết đến


Nguyễn Minh Châu (1930-1989) chủ yếu như một tác giả truyện ngắn đầy tài năng, một
trong những người – ở vào giai đoạn đầu của văn học hậu chiến - đã đi tiên phong trong
cơng cuộc dị tìm những phương thức biểu hiện mới cho thể loại này. Là một nhà văn quân
đội đã từng có mặt trên những chiến trường ác liệt nhất, Nguyễn Minh Châu đặc biệt thành
công với những truyện ngắn đề tài chiến tranh và người lính. Mảnh trăng cuối rừng, Cơn
giơng, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Mùa trái cóc ở miền Nam... là những tác
phẩm như vậy. Và tất nhiên, chúng ta cũng không thể bỏ qua Cỏ lau – một truyện ngắn đặc
sắc của ơng, một truyện ngắn đã góp phần tôn vinh tên tuổi ông trên văn đàn.
1. Tuy gọi là truyện ngắn, song Cỏ lau lại mang đầy đủ khả năng trở thành một tiểu
thuyết hoàn chỉnh bởi sự phức hợp của cốt truyện. Nói cách khác, từ cốt truyện sẵn có của
Cỏ lau có thể viết được hai truyện ngắn khác nhau. Truyện thứ nhất kể về sự tái hợp của
một cặp vợ chồng sau chiến tranh, truyện thứ hai là hồi ức và lời tự thú của một người lính
trước hài cốt đồng đội. Phải nói rằng, với một cốt truyện theo kiểu này, cái quan niệm cổ

điển về “khoảnh khắc truyện ngắn” đã bị phá vỡ và lằn ranh giới vốn mập mờ giữa truyện
ngắn và tiểu thuyết lại càng trở nên khó phân định hơn.
Cả hai truyện đều được kể lại từ nhân vật xưng tơi. Đó là một cựu chiến binh, người đã
từng chỉ huy một trung đồn tổ chức một trận phản kích đánh thẳng vào đội hình tấn cơng
của địch trong chiến dịch Quảng Trị. Lực trở lại vùng đất đầy máu lửa năm nào với nhiệm
vụ tìm lại hài cốt của các chiến sỹ giải phóng quân đã hy sinh. Trong q trình thực hiện cái
cơng việc cao cả và thiêng liêng đó, Lực ln trở đi trở lại sống cùng với những mảng hồi
ức cá nhân. Thời gian của truyện, do vậy, không phải là thời gian trực tuyến biên niên sử,
mà là sự lắp ghép, đan cài giữa quá khứ và hiện tại, giữa các sự kiện, trong chiến tranh và
sau chiến tranh. Cần nói thêm rằng cách thức tổ chức thời gian và sự phát sinh hồi ức ở đây
hoàn toàn dựa trên cơ chế liên tưởng: mỗi một sự kiện, mỗi một con người mà Lực gặp gỡ
trong hiện tại đều là một sự gợi nhắc, một mồi lửa làm bùng cháy dĩ vãng, một cú đập tạo
thành vết rạn trên bề mặt của cái ngày hôm nay. Điều đó có lẽ khiến chúng ta phải nhớ tới
thành công của Marcel Proust trong bộ kiệt tác tiểu thuyết Đi tìm thời gian đã mất, thành
cơng của sự thể nghiệm kỹ thuật đồng hiện trong văn xuôi.
2. Trước tiên là sự kiện Lực tình cờ gặp lại người cha của mình trong phịng tối của một
hiệu ảnh ở Quảng Trị. Ông lão hiện lên với một diện mạo thật tàn tạ: “Cái đầu bây giờ
khơng cịn một sợi tóc, lại đầy gầu, nom cứ mốc trắng, quá nhỏ bé như cái đầu một con
chim lớn đã bị vặt trụi hết lông. Một bộ quần áo may bằng vải chúc bâu trắng như đã ngả
mầu cháo lòng rộng thùng thình trong cái thân thể gầy và dài nom cứ nguềnh ngồng”. Ơng
lão đang tráng ảnh, và luồng ánh sáng từ chiếc đèn pin trên tay ông đã “chiếu sáng trưng
một cái đêm đen như mực của mười sáu năm về trước”. Đêm đó Lực vượt sơng về nhà và
biết tin vợ mình đã bị bắt. Tiếp đó, thời gian bị đẩy lùi xa hơn bởi cuộc gặp gỡ với bé
Thơm, con bé mà trên khuôn mặt là sự lặp lại tất cả những nét quen thuộc của Thai, vợ Lực.
Kỷ niệm êm đềm, ngọt ngào về người vợ trong những ngày mới kết hôn trỗi dậy nơi ông,
chầm chậm như một đoạn phim. Ngày ấy họ cùng nhau đi vào núi Đợi dỡ sắn trên nền cảnh


thật đẹp: “Hoa lau phất phơ trên nền xanh uyển chuyển của rừng lau, thân cây lau cúi rạp
xuống từng đợt, ánh lá xanh loáng lên dưới ánh nắng mặt trời rồi trở màu sẫm huyền bí

trong vơ vàn tiếng lá chạm nhau xào xạc”. Nhưng ngay lúc đó, Lực đã kịp chú ý tới những
hòn vọng phu đủ tư thế, đủ hình dáng, “cả một thế giới đàn bà sống trải bao thời gian chiến
tranh, dường như đang tụ hội về đây”. Sự liên tưởng đầy chất thơ của Lực đã trở thành lời
báo trước cho số phận của Thai: suốt mười sáu năm bà chỉ sống với hình ảnh của ơng, bằng
dưỡng chất từ tình u với ơng dù đã là vợ của một người khác! Ở đoạn kết tác phẩm là một
cảnh đoàn viên thật trớ trêu: Thai đã là mẹ của bốn đứa con, là bà chủ của một gia đình. Số
phận đã an bài, mọi thay đổi lúc này chỉ dẫn tới khơng gì khác hơn là sự chất chồng những
khổ đau khơng đáng có! Trên nền cảnh ấy, lời bài hát “em vùng chạy đến bên anh, rồi cười
rồi khóc...” cất lên tựa như một khúc bi ca mang đậm ý nghĩa tố cáo chiến tranh.
3. Tuy nhiên, sức nặng nghệ thuật có trên người đọc của Cỏ lau chính là nằm ở mạch
truyện thứ hai. Từ tấm ảnh mà Huệ, cô gái “mặc chiếc áo vàng có hai ống tay áo rất ngắn
loe ra như một bông hoa loa kèn” đưa cho, Lực đã thực sự sống lại với những giờ phút
nghiệt ngã nhất của đời mình. Ngày ấy, ba năm trước, khi các làn đạn của pháo tăng và của
trọng liên cối xay bốn nòng đang băm vằm xé nhỏ mặt đất thì Lực – người chỉ huy trận
phản kích - đã ra lệnh cho Phi – lính giao liên và cũng chính là người trong tấm ảnh – ra
khỏi căn hầm, cũng tức là đi vào chỗ chết. Sẽ là chuyện dễ chấp nhận nếu yêu cầu của trận
đánh đòi hỏi phải như vậy. Song thực chất, mệnh lệnh đó là sự bức tử, nó được ban ra chỉ vì
một chút tư thù cá nhân, vì sự háo danh và tính ích kỷ của người chỉ huy. Ở đây, ngòi bút
của Nguyễn Minh Châu đã bám rất sát sự chuyển biến trong tâm lý nhân vật: từ trạng thái
giận cá chém thớt đến một linh cảm mơ hồ về hậu quả việc làm tàn nhẫn của mình, cái cảm
giác đau đớn “như một người bị chính mình trói mình... tức tối chỉ muốn tự cởi trói để vùng
chạy đi cứu lấy một cái gì q giá”. Nhưng, người lính đã ra khỏi căn hầm, chỉ để lại một
ánh mắt trách móc như một vết cứa đầy nhức nhối trong tầm hồn Lực...
Chiến tranh đã đi qua, cỏ lau đã mọc lên tươi tốt, phủ kín trận địa ngày nào trong một
màu xanh bạt ngàn. “Cỏ lau” - đó là một biểu tượng nghệ thuật: “Với biết bao nỗi lo toan
tính đầy hối hả trong thời bình, mỗi con người chúng ta có lẽ đơi khi cũng là một cánh rừng
cỏ lau đầy sức sống, rất chóng lãng qn những người lính đã ngã xuống”. Tuy nhiên, mặc
cảm tội lỗi trong Lực thì khơng một cánh rừng cỏ lau nào có thể che phủ được. Khi mà
“những chiếc rễ cỏ lau xoắn xuýt đầy sức sống nằm lẫn lộn trong đất mới được đào lật lên
trên cái gò đất đỏ như máu, đang xơng lên mùi ngai ngái hăng hắc...” thì cũng chính là lúc

Lực trở thành quan tịa của chính mình. Tội lỗi của quá khứ hiện hình trong bộ hài cốt của
Phi, trong tiếng khóc xé lịng của Huệ. Đối diện với nó, lương tâm Lực lên tiếng tự xỉ vả, tố
cáo mình một cách dữ dội, và cảm giác tự thú mãnh liệt đến mức đã tạo ra ảo giác về sự bị
trừng phạt! Ở đây, rõ ràng Nguyễn Minh Châu đã đẩy nhân vật của mình vào một cuộc “tra
tấn tinh thần” thật sự. Nhân vật tự mổ xẻ, tự phơi bày và tự gạt bỏ hoàn toàn mọi lý do có
thể biện minh cho tội ác của chính mình. Tuy thế, lời thú tội của Lực cũng khơng được phát
ngơn trước cơng luận. Lực – hay chính tác giả - đã nhận thức rất rõ cái giá tàn nhẫn phải trả


cho lời nói: đó là sự sụp đổ niềm tin và danh dự của cả người sống lẫn người đã khuất. Lực
sẽ phải dằn vặt mình đến suốt đời, và đó chính là tấn bi kịch của lương tâm!
Với Cỏ lau, Nguyễn Minh Châu lại tiếp tục sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về
con người vốn đã hình thành từ trước đó, trong Bức tranh, Dấu vết nghề nghiệp... (và ơng
cịn tiếp tục sự đổi mới này trong Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát sau này). Nhân vật Lực
quả đúng là một trường hợp cụ thể của “con người khơng bao giờ trùng khít với bản thân
mình”, như nhận xét của nhà thi pháp học người Nga Mikhail Bakhtine. Lực – “người chiến
sỹ mái tóc sương gió và bạc màu”, người đã để lại trong chiến tranh tất cả tuổi trẻ, tình yêu,
hạnh phúc – cũng chỉ là “một con người của chiến tranh”. Lực cũng háo danh, cũng ích kỉ,
cũng tư thù như tất cả những người khác – mầm mống ấy có sẵn trong mọi con người, và
con người chỉ có thể vươn tới sự hồn thiện nhân cách, trước hết, thơng qua sự đối diện trực
tiếp với những mầm mống ấy. Đặt Lực vào một quá trình đấu tranh nội tâm căng thẳng,
ném trả cho Lực sự giày vò bởi bi kịch của lương tâm, Nguyễn Minh Châu đã rất thành
công trong việc đem lại cho nhân vật của mình điều mà Bakhtine đã u cầu: “Sự sống đích
thực của bản ngã”. Và, đó cũng là thành cơng lớn nhất của tác phẩm này.
Hồi Nam
CHIẾN TRANH, TÌNH YÊU, TÌNH DỤC TRONG VĂN HỌC VN ĐƯƠNG ĐẠI
- Đồn Cầm Thi Nếu tình u và chiến tranh ln là những chủ đề chính trong văn học Việt, hai chữ
"gối chăn" đã làm cho Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn sáng tác hơn hai thế kỷ trước,
còn hiện đại và đương đại hơn tất cả các tác phẩm viết về chiến tranh của văn học miền Bắc
trước 1975.

"Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp lại về buồng cũ gối chăn"
"Gối chăn" đưa văn học chiến tranh vào một lĩnh vực khác: tình u và tình dục,
khơng phải thứ tình yêu như là một nhiệm vụ, một đạo đức, một hoạt động xã hội - tức là tất
cả những gì khác ngồi tình u. "Gối chăn" là mối quan hệ chỉ có giữa một người đàn ơng
và một người đàn bà, riêng tư, nhục thể.
Vậy tình yêu được thể hiện như thế nào trong văn học Việt Nam[1] gần đây viết về
chiến tranh? Những tác phẩm được coi là đỉnh cao về đề tài này[2] - từ Cỏ Lau, Bến không
chồng, Nỗi buồn chiến tranh, Hai người đàn bà xóm Trại, đến Người sót lại của Rừng
cười…- đã mơ tả như thế nào các vùng bí hiểm của con tim? Các tác giả của nó đã thiết lập
như thế nào mối quan hệ giữa chiến tranh và tình dục?
1. Chiến tranh và tình u đơi lứa
Có thể gọi Nguyễn Minh Châu là cây bút của chiến tranh và tình u, hai đề tài ln
hồ quyện nhau trong các sáng tác của ơng. Chỉ có điều khơng phải bao giờ chúng cũng
được viết với cùng một quan niệm. Cỏ Lau (1987), một trong những tác phẩm cuối cùng


của Nguyễn Minh Châu, so với những truyện ngắn khác của ơng - ví dụ Bên đường chiến
tranh, là một bước phát triển mới[3].
Trong Bên đường chiến tranh (1981)[4], vào khoảng 1980, tại Bắc Cạn, gần biên giới
Việt Trung, Thụy - một sĩ quan quân đội - trú đêm trong một ngôi nhà, gặp lại Hạnh - người
vợ chưa cưới đã mất tích cách đây gần 30 năm, trong kháng chiến chống Pháp. Sau những
giây phút xúc động, Hạnh - lúc này đã là bác sĩ và là vợ của Phán, một cán bộ tỉnh - thổ lộ
với Thụy rằng chị chưa bao giờ quên mối tình xưa suốt ngần ấy năm qua, mặc dù được
chồng yêu chiều. Một thời gian sau, Thụy trở lại Bắc Cạn, căn nhà lúc này đã biến thành
trạm liên lạc dưới sự chỉ huy của chính ơng: trước khi theo chồng tới sống ở một thành phố
khác, Hạnh đã hiến nó cho quân đội. Câu chuyện kết thúc bằng cái hôn mà Hạnh trao cho
chồng trong giường ngủ: "Lần đầu tiên từ ngày lấy ông Phán, Hạnh âu yếm đặt một cái hôn
lên môi chồng rồi nói: (…) Anh Thụy đang cần một chỗ trong thị xã để đặt trạm liên lạc
(…) hay chúng mình nhường ngơi nhà trên này cho đơn vị anh Thụy?" (NMC, 68).

Tình yêu ở đây là một chủ đề hồn tồn có tính tư tưởng. Cái hơn trong kh phịng
chỉ nhằm mục đích tun truyền, một cách hơ khẩu hiệu "Vui duyên mới không quên nhiệm
vụ". Cả hai gắn liền với khơng khí phấn khích của cuộc chiến đang xảy ra trên biên giới
phía Bắc. Câu chuyện hừng hực một luồng nhiệt "lãng mạn cách mạng". Các nhân vật
không có cuộc sống tình dục. Thuỵ gần như khơng mang giới tính: "Một người suốt đời
khơng thốt khỏi bận bịu những chuyện giặc giã, đánh đông dẹp bắc như Thuỵ nhưng vẫn
khơng thốt khỏi cái lưới của đời sống tình cảm thường tình và chính điều đó, phải, chính
điều đó giống như một nguồn sức mạnh hết sức thâm trầm tiếp thêm cho anh nghị lực, sức
bền bỉ làm việc và chiến đấu" (NMC, 66). Phán, chồng Hạnh, cũng là một biếm hoạ: hồ hởi
xắp xếp cho vợ gặp người tình cũ rồi quan sát họ với vẻ hài lịng không dấu diếm. Trong
cảnh hoa xưa ong cũ, Hạnh không chứng tỏ bị giày vị bởi những thơi thúc u đương – trừ
một ít điệu đà rất Tự lực văn đoàn: "(Hạnh) bay lượn trong một vùng tưởng tượng huyền
ảo: "Hôm nay là cuộc vui gặp mặt của chúng ta (…) Em chỉ muốn gục đầu vào lịng anh mà
khóc cho hả dạ. Nhưng mà em làm thế sao được?" (NMC, 64). Hường, con gái của Hạnh và
Phán, ngất ngây vì chiến tranh: "cơ lại thấy chiến tranh chẳng có gì ghê gớm cả. Lại cịn vui
vẻ dễ chịu" (NMC, 56).
Năm 1987, chủ đề người chinh phụ đợi chồng lại được Nguyễn Minh Châu sử dụng
trong Cỏ lau. Tại Quảng trị, ngay sau 30 tháng 4 năm 1975, Lực, một sĩ quan cao cấp của
quân đội Cách mạng mà gia dình tưởng đã chết từ lâu, tình cờ bước vào một tiệm ảnh và
nhận ra chính mình trong một bức ảnh "chụp một cặp vợ chồng mới cưới, mới dược phóng
đại và tơ màu bằng thuốc nước, treo ở hàng ảnh trên cao". Cặp vợ chồng đó khơng phải ai
khác là Lực và Thai, người vợ mà ông đã bỏ lại quê gần ba mươi năm trước để đi theo
kháng chiến rồi ra Bắc tập kết. Sau đó, Lực biết rằng Thai, được tin ông chết - Thai nhận
nhầm phải một xác người, tưởng đó là Lực - đã tác hợp với Quảng nhưng không bao giờ
nguôi ngoai về nỗi mất Lực, dù được Quảng yêu mến quí trọng. Tuy vẫn yêu Thai, cảm
thấy ghen với người chồng mới của Thai, Lực chạy trốn vì khơng muốn ảnh hưởng đến


hạnh phúc mới của Thai. Cuối truyện, Thai tìm gặp ông, sẵn sàng bỏ gia đình riêng để tiếp
tục tiết trăm năm với ông, Lực từ chối, đau đớn nhưng quyết liệt.

Bên đường chiến tranh và Cỏ lau đều kể cuộc bể dâu của một dân tộc thông qua cuộc
tan hợp của một lứa đơi. Có nhiều điểm gần nhau trong hai tác phẩm: một người đàn ông và
một người đàn bà yêu nhau nhưng chưa có con, rồi chiến tranh rẽ thuý chia uyên; người phụ
nữ lập gia đình mới dù vẫn nặng lịng với tình cũ, hai người chồng mới đều tốt bụng nhưng
khơng được u, sau đó tình cờ đồn viên với người đàn ơng xưa.
Tuy nhiên, Bên đường chiến tranh và Cỏ lau lại khác nhau một vực một trời. Trước
hết về độ dày - Cỏ lau dài gần gấp ba lần Bên đường chiến tranh -, sau đó là tính phức tạp trong Cỏ lau, người đọc thường bị lạc giữa những mảnh thời gian khác nhau, ngay quá khứ
cũng có nhiều tầng -, rồi chất giọng - Cỏ lau được kể với một giọng trầm buồn bi quan - và
cách kết thúc - một happy-end và một bi kịch.
Thai của Cỏ lau là hiện thân của sự thủy chung - không phải thể chất mà tinh thần như lời Quảng nói với Lực: "Nhà tôi là một thứ đàn bà cổ. Những người đàn bà chờ chồng
có thể hóa đá" (NMC, 506). Thai lịng son dạ sắt, đi đến tận cùng của tình yêu - trong tâm
tư của Lực, Thai là cỏ lau và vách đá, cứng cáp và bền bỉ. Những kỷ niệm đẹp đẽ nhất của
Lực về Thai gắn liền với Núi Đợi: "Ngay chỗ bến thuyền chúng tôi ghé vào là một cái chân
núi ngổn ngang những tảng đá màu trắng như phấn (…) Ở tận trên chóp đỉnh, chỗ vừng mặt
trời chiều loé sáng màu thép chảy, một hòn đá dựng đứng cứ vàng rực lên, vừa thoạt trơng
đã có thể hình dung giống như một người đàn bà bế đứa con trước ngực (…) nhìn lên khắp
bốn phái, hịn vọng phu đứng nhan nhản. Tôi lấy làm lạ lùng quá, thật là đủ hình dáng, đủ
tư thế, cả một thế giới đàn bà đã sống trải bao thời gian qua chiến binh dường như đang tụ
hội về đây". Như vậy ngay từ đầu, số phận của cặp vợ chồng trẻ này đã gắn liền với chiến
tranh và chờ đợi: "Tôi nằm sát vào Thai. Hai đứa đắp chung một chiếc áo tơi lá (…) Trên
nền trời trăng sáng mênh mơng, những hình người đàn bà bằng đá đứng câm lặng" (NMC,
496).
Nhưng nếu chỉ có vậy, Thai sẽ khác gì những mẫu hình đã có sẵn của văn học truyền
thống?
Khác với tình yêu trong Bên đường chiến tranh, quan hệ của Lực và Thai vừa là
nghĩa cầm sắt vừa là tình u xác thịt. Tuy nhiên, Nguyễn Minh Châu khơng để cho nó đơm
hoa kết trái, và đó sẽ là nguồn đau lớn nhất của Lực và Thai. Hơn cả nỗi chết, nó là sự chia
lìa tuyệt đối. Nó minh chứng rằng Lực đã vĩnh viễn đi qua cuộc đời Thai mà khơng để lại
dấu vết. Quảng coi đó là nguyên nhân nỗi "ẩn ức" của Thai: "ngày trước ông và Thai sống
với nhau được ít q. Hình như hai người mới bén hơi nhau thôi (…) Thương nhớ, chờ đợi

đằng đẵng, thế rồi ơng trờ về… chỉ cịn là cái xác trơi ngồi sơng. Khi phải lén lút chơn ông,
Thai đau đớn lắm. Vì thế mà chẳng bao giờ ngi đi cho (…) Giá ngày đó, ơng và Thai
cưới nhau xong, ông để lại cho cô ấy một đứa con (…) thì Thai cũng được thoả mãn một
phần. Một đứa con… dù sao về mặt tâm lý, ngưòi đàn bà cũng đỡ ẩn ức" (NMC, 505). Là


vợ của Quảng, Thai bị bóng ma của Lực ám ảnh, như sau này chính Thai thú nhận: "Lạ thật,
lúc nào em cũng cứ tin tưởng như anh hãy còn sống. Suốt bao nhiêu chục năm rồi như vậy.
Em vẫn sống với anh, nhưng chỉ lúc sáng ngày bước chân ra đi, em lại chỉ phấp phỏng hy
vọng một đôi chút nào thơi" (NMC, 539).
Tình mẫu tử - Thai có với Quảng bốn đứa con - cũng không khoả lấp trong Thai sự
thiếu vắng Lực. Ngược lại, qua những đứa con, Thai muốn trả cuộc sống cho người đã chết:
Thai dạy chúng chăm sóc "mộ" Lực, giải thích đó chính là cha đẻ của chúng. Không chấp
nhận nỗi mất Lực, Thai sống trong một phi-thực tế, ngay sát danh giới của sự điên loạn. Với
Nguyễn Minh Châu, sức mạnh của mối tình này bắt nguồn từ việc khơng được thoả mãn.
Cũng như vậy, tác giả cho Huệ, một nhân vật nữ khác của Cỏ lau, dằn vặt nuối tiếc vì đã
khơng giữ lại giọt máu của người tình chết trận. Có lẽ đây là lý do vì sao giữa Thai và Huệ mẹ ghẻ và con chồng - tồn tại một nỗi đồng cảm, một sự âu yếm hơn mức bình thường?
Người phụ nữ bao giờ cũng khát khao bảo tồn cuộc sống, nhất là trong thời loạn lạc vì vậy mà Nguyễn Minh Châu cho nhân vật nữ tên là Thai? Đó cũng là một chủ đề của Bến
khơng chồng (1991) và Hai người đàn bà xóm trại (1992). Trong tiểu thuyết của Dương
Hướng, những người đàn bà chờ chồng và người yêu ra trận, dày vò điên cuồng bởi ước mơ
làm mẹ. Họ sẵn sàng chấp nhận tất cả - ngoại tình, loạn luân, giả làm gái điếm - để thực
hiện được ước mơ đó, khi ngày chiến thắng, những người lính của họ khơng trở về, hoặc có
nhưng thương tật hay vơ sinh. Cứ như thể đó là phương tiện hữu hiệu nhất giúp họ chống
lại viễn cảnh của nỗi chết, sự tàn phá, chiến tranh. Hai đứa trẻ của Bến không chồng - con
của Hạnh và Thắm - đều là kết quả của những mối tình cấm đoán. Trong truyện ngắn của
Nguyễn Quang Thiều, dưới một mái nhà tranh, hai chinh phụ trẻ - An và Mật - sống với
nhau như chị em. Nhiều cuộc chiến qua đi, họ chờ, "chờ đến phát ốm". Không thể có con,
nhưng thiên hướng làm vợ và làm mẹ day dứt: "Mấy hốm trước em cũng nằm mơ. Em thấy
anh ấy về và (…) em có mang. Lúc tỉnh dậy sờ bụng cứ thấy khang khác (…) Giá có đứa
con thì họ đi đến bao giờ cũng được». Sâu thẳm, quyết liệt, bản năng đó nhiều lần kéo họ

đến bên bờ vực của ngoại tình, định mệnh nghiệt ngã muốn rằng hai lần duy nhất Bấc,
chồng An, trở về đều không gặp cô mà gặp Mật - "Mật tiễn Bấc lên đến mặt đê. Bỗng Mật
ơm lấy Bấc khóc nấc lên (…) Bấc khơng nói gì. Anh ghì mật vào lòng. Cả hai người run
lên. Mật vội vã đẩy Bấc ra...". Dần dần, ngay trong mộng, người Mật thường gặp khơng
phải là chồng mình mà là Bấc. Hy vọng và thất vọng lần lượt sẽ đổi phiên cho nhau: mỗi
năm, khi Tết đến, hai người đàn bà hỏi nhau "Tết năm nay gói bao nhiêu bánh" để rồi sau
đó xót xa nhìn những chiếc bống chưng mốc meo và khóc. Cuối truyện, hai thiếu phụ ngày
xưa chỉ còn là hai bà lão khô héo nhai trầu trong tiếng mọt vọng tới từ hai cỗ áo quan dành
cho họ. Nhưng họ vẫn đợi[5]. Đợi đến cùng. Xuyên qua nỗi chết - một trong hai người đàn
ơng đã báo tử, cịn người kia biệt vơ âm tín.
Nhưng trong Cỏ Lau, có lẽ Lực mới là nhân vật được Nguyễn Minh Châu cách tân
nhất. Nếu Thuỵ của Bên đường chiến tranh chỉ được kể ở ngôi thứ ba, Lực được kể ở ngôi
thứ nhất, giữ trọng trách của nhân vật chính và người dẫn chuyện. Trong khi người đọc


khơng biết gì về Thụy, Lực dẫn ta vào những khuất nẻo của tâm khảm ông. Yêu Thai, trung
thành với Thai trong suốt ba mươi năm, lúc trở về Lực chỉ cịn là người xa lạ. Lực khơng
biết gì về Thai, tất cả những chi tiết về cuộc sống hiện nay, những ý nghĩ thầm kín của Thai
đều đến với ông qua người khác. Đối với Lực, Thai là người tình vắng mặt, chỉ lộ diện vào
cảnh cuối cùng. Khơng phải ngẫu nhiên mà câu chuyện mở đầu bằng cái nhìn của nhân vật
nam đặt xuống người đàn bà yêu dấu, không bằng xương bằng thịt, mà qua ảnh: "tôi lại
ngước mắt ngắm người đàn bà mới trạc hai mươi, tươi giịn, một dáng đứng trẻ trung trơng
cứ von vón, đầu hơi ngả về phía vai người chồng" (NMC, 467). Với Lực, Thai vừa gần vừa
xa, vừa hiện hữu vừa ảo ảnh, vừa thật vừa giả, vừa ánh sáng vừa bóng tối. Chiến tranh đã
biến quan hệ của họ từ chính danh sang phi pháp. Trong cảnh kết, câu chuyện tình của họ
diễn ra bên cạnh đống cỏ lau "héo rũ", bên dịng sơng "kiệt nước". Khi thừa nhận Thai là
một phần của chính ơng, đem lại ý nghĩa cho cuộc đời ông - "tôi chỉ biết rằng người đàn bà
đang đi bên cạnh (…) mới có thể xoa dịu bao nhiêu vết thương mà chiến tranh đã để lại
trong lịng tơi" - cũng là lúc Lực biết rằng sẽ mất Thai mãi mãi. Vì vậy Lực và Thai chịu bi
kịch đau đớn và cay đắng nhất, bi kịch của những kẻ yêu nhau bị chia lìa bởi cuộc sống chứ

không phải cái chết.
(…)
2. Chiến tranh và cơ thể người nữ
Năm 1971, Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê ra đời, từng làm say mê bao
thế hệ độc giả miền Bắc. Ba cô gái thanh niên xung phong chiến đấu trên một cao điểm
Trường Sơn. Công việc của họ là “khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố
bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom".Giữa tiếng gào rú của máy bay và tiếng
bom rơi, các cô hát, thêu thùa và chép nhạc vào sổ tay. Chưa hết, sống giữa niềm ngưỡng
mộ của những người lính trẻ, lịng họ đầy ắp những ước mơ về tương lai tươi đẹp. Truyện
ngắn của Lê Minh Khuê khép lại với lời của nhân vật chính - một trong ba cơ gái: “Tơi u
tất cả mọi người, một tình u nồng nàn, khó nói (…) Chúng tôi hiểu nhau và cảm thấy
hạnh phúc".[12]
Đúng hai chục năm sau, Người sót lại của Rừng Cười - cùng một đề tài nhưng với
cách khai thác khác - gây xơn xao dư luận. Nó làm nổi bật cái nhìn giản dị, giản lược thì
đúng hơn, của Những ngơi sao xa xôi. Với truyện ngắn của Võ Thị Hảo, lần đầu tiên văn
học Việt đặt câu hỏi trực tiếp về cuộc sống tâm lý và tình dục của các nữ thanh niên xung
phong Trường Sơn trong và sau chiến tranh. Đâu là những đòi hỏi nhục dục của họ? Ở họ
ham muốn, dồn nén, cuồng loạn được thể hiện như thế nào?[13]
Người sót lại của Rừng Cười bắt đầu bằng cuộc sống của năm nữ thanh niên xung
phong coi giữ một kho quân nhu cô lập tại Trường Sơn. Thời gian và thiên nhiên huỷ hoại
sắc đẹp và tuổi trẻ của họ. Để làm vui đồng đội, Thảo, cô gái trẻ nhất và duy nhất có người
yêu, kể cho họ nghe chuyện tình của cơ với Thành, một sinh viên văn khoa Hà Nội. Qua trí
tưởng tượng của Thảo, qua lòng “si mê” của bốn người bạn, Thành hiện lên “như một
chàng hoàng tử hào hiệp thủy chung” (VTH, 78). Một hơm, ba người lính ghé qua kho,


nghe thấy "một tiếng cười man dại". Trừ Thảo, các cơ gái khác đều đã hóa điên: “Gần đến
chịi canh kho, bỗng ‘soạt’ rồi ‘huỵch’ – hình như có con vượn trắng vừa nhảy từ chòi canh
xuống và lẩn vào đám lá. Ba người tản ra, một người chui vào bụi đuổi theo con vượn. Anh
ta đang ngơ ngác nhìn ngược nhìn xi thì "phốc" - một đơi tay từ đâu đã ghì chặt lấy cổ và

sau gáy anh vang lên tiếng cười man dại lúc nãy...”. Sau vài khoảnh khắc lo sợ, Hiên – một
người lính từng trải và nhạy cảm, chợt hiểu rằng các nữ chiến binh đã mặc “bệnh cười”, thứ
bệnh tâm lý vì thiếu vắng đàn ông. Quay lại với cuộc sống thường ngày, các cô gái sống
trong tủi hổ và từ đó, nơi các cơ sống mang tên “Rừng cười”. Vài tháng sau, bị địch tấn
công, gần như tất cả các cô gái - Thảo lại một lần nữa thoát hiểm - đã “dành viên đạn cuối
cùng cho mình để tránh ơ nhục”.
Trở về Hà Nội, Thảo vào đại học, gặp lại người yêu xưa nhưng đắm chìm trong quá
khứ và kỷ niệm Trường Sơn. Khi đoán Thành đã yêu một người con gái khác, trẻ đẹp hơn
mình, nhưng vẫn gặp cơ vì "nghĩa vụ", Thảo muốn giải thoát cho anh bằng cách bịa ra
những bức thư của một người tình mới gặp: “Cứ mỗi chiều thứ bảy, Thảo lại lên văn phòng
khoa nhận về một phong thư dày cộm với dịng chữ nắn nót đề ngoài "Thương yêu gửi em
Mạc Thị Thảo". Thành dần tin là thật”. Đêm tân hôn của Thành, Thảo bỏ những bức thư ra
đọc và nghĩ đến anh. Trong Thảo, bên cạnh nỗi điên loạn, là hờn ghen, cay đắng và nuối
tiếc: cô nuối tiếc đã không nếm được hạnh phúc xác thịt… Tiếng cười “khanh khách” của
Thảo làm các cơ gái cùng phịng cho rằng Thảo bị điên. Mang cô đi trạm xá cấp cứu, họ về
đọc những “bức thư” nằm vung vãi trên giường và khám phá ra sự thật – trong một bức thư
Thảo viết: “Từ nay, tôi sẽ viết cho tôi (…) Vô duyên quá ! Nhưng không thế, Thành sẽ
không yên tâm từ bỏ tôi (…) Các đồng đội của em ! Cứ yên nghỉ ở Rừng Cười (…) Em sẽ
khiến cho Thành mãi mãi là chàng hoàng tử hào hiệp của chúng ta”. Đọc thư, Thành chạy
đến trạm xá, tìm kiếm khắp nơi nhưng không gặp, cuối cùng ở lại Hà Nội sống với người
vợ trẻ. Năm năm sau, Thành tiếp tục chìm đắm trong hối hận và mong chờ.
Ở Võ Thị Hảo, dấu ấn của chiến tranh thường được hình tượng hố qua nụ cười "méo
mó, man dại". Đánh mất cái cười tự nhiên, con người đánh mất chính bản thân mình. Trong
truyện ngắn Hồn trinh nữ, một chinh phụ cay đắng phát hiện ra rằng người nàng yêu, quá
say sưa với máu và chém giết, khơng cịn biết cười: “Nàng van vỉ: ‘Hãy mỉm cười đi anh!
Em van anh đấy! Hãy cười lên để em thấy anh của ngày xưa (…) Người chống cố hết sức
để mỉm cười. Đã lâu lắm rồi anh khơng làm cử chỉ đó nên bây giờ anh không biết bắt đầu
một nụ cười như thế nào (…) cố gắng để mỉm cười, trông anh lại thêm vẻ dữ dằn đe dọa của
một con sói. Ngay lập tức, vợ anh co rúm lại...”[14]
Trong Người sót lại của Rừng cười, dưới con mắt các chiến binh nam, những nữ

thanh niên xung phong hiện lên trần truồng, điên dại, không cịn nữ tính. Mặt khác, Võ Thị
Hảo thường để cho các nhân vật nữ của mình diễn đạt trực tiếp nhu cầu nhục thể, và đó
chính là cái mới trong tác phẩm của chị. Cho đến rất gần đây ở Việt nam, tình dục vẫn là
một đề tài "kỵ húy": trong Những ngôi sao xa xôi, một con người "lành mạnh" không bao
giờ biết đến những khát thèm thể xác.


Nhưng thành cơng của Người sót lại của Rừng cười, theo tôi, là ở chỗ đã đưa được bi
kịch của Thảo đến điểm đỉnh của nó. Trong khi các cơ gái khác bộc lộ, Thảo đè nén, cất
giấu tình cảm của mình. Hơn nữa, cơ ln tỏ ra đạo đức, một thứ đạo đức thái quá, bệnh
hoạn. Chỉ xem cô phản ứng trước cái nhìn của Thành “lướt qua thân hình gầy gị trong bộ
qn phục lạc lõng, qua làn mơi nhợt nhạt, mái tóc xơ xác của cơ”, đủ thấy ở cơ có nhiều
mặc cảm - mặc cảm tự ti của một người đàn bà đã mất đi sắc đẹp và tuổi trẻ, mặc cảm tự
tôn của kẻ đã tham gia chiến đấu, đã hy sinh:
“Thảo cảm thấy như vừa có cơn sóng lạnh buốt tràn qua ngực. Thoắt chốc, mắt cơ
đong đầy nước tủi hờn (…) Cơ nhìn sâu vào đáy mắt Thành:
"Anh không nghĩ rằng em sẽ như thế này, phải khơng?
"Anh khơng quan tâm đến hình thức. Chỉ cần em trở về.
"Khơng đúng. Em biết mình. Hơm nay, anh thật lịng mừng vì em đã trở về, nhưng
ngày mai, anh sẽ thấy rằng yêu một người như em là hy sinh quá lớn.
"Đừng nói thế em. Anh đã chờ em ròng rã mấy năm!
"Đúng thế, nhưng giờ đây em giải thốt cho anh khỏi lịng chung thủy của anh”.
Rõ ràng ở người đàn ơng, tình u trước hết là ao ước và hưởng thụ, nhưng ở người
đàn bà, nó đồng nghĩa với lịng kiêu ngạo.
Ra khỏi chiến tranh, Thảo khơng cịn khả năng u và được yêu. Dường như thẳm
sâu trong vô thức của Thảo là lòng thù hận Thành và sự ham muốn trả thù, cả hai ln bị
Thảo xua đuổi, che giấu, vì nó trái ngược với đạo đức và nhiệm vụ cô đặt ra: phải hy sinh
cho danh dự của Thành và hạnh phúc của anh. Tuy nhiên trước khi bỏ đi, Thảo để lại những
lá thư của người tình bịa đặt, và do đó người ta biết lịng "cao thượng" của cơ và sự "vơ đạo
đức" của Thành. Khơng nghi ngờ gì nữa, hành động này là kết quả của mối xung đột trong

Thảo, giữa vô thức và ý thức, bùng lên trước thực tế mất Thành vĩnh viễn.
Hơn thế nữa, ở Thảo có nhiều dấu hiệu tự hành xác. Dường như cơ chỉ tồn tại vì
những nỗi đau – thể xác và tinh thần: cơ bình tĩnh chịu đựng cái nhìn "dè bỉu" của tất cả
mọi người vì đã "phụ tình" Thành. Thành đã không nhầm khi so sánh cô với “loài yến huyết
ngoài biển khơi nhả từng hạt máu để dệt nên chiếc tổ màu hồng quí giá. Rồi khi sức tàn lực
kiệt, chim yến bay vút lên không trung, lao mình vào vách đá nhọn hoắt cho ngực vỡ nát”.
Ở Thảo, yêu thương và căm hờn, đau đớn và khối lạc, thèm khát và dồn nén khơng tách rời
nhau.
Khi nghiên cứu tâm lý của Thảo, tơi khơng có ý định đánh giá nó theo những chuẩn
mực đạo đức như nhiều nhà phê bình đã làm [15], dù là để ngợi ca. Việc Thảo không yêu
Thành nữa, nhưng muốn "hy sinh" cho anh, có là một hành động "cao thượng" hay không,
không là mối quan tâm của tôi. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến bi kịch của Thảo, bi kịch của
một người phụ nữ đã ra khỏi cuộc chiến nhưng khơng bao giờ có thể hồ nhập với đời
thường. Qua những mất mát của cơ, người đọc thấm thía nỗi kinh hồng của chiến tranh.
Dưới ngịi bút của Võ Thị Hảo, chiến tranh giết chết những người lính trẻ, nhưng khủng
khiếp hơn, nó phá huỷ thân thể người nữ, tượng trưng của nguồn sống và tương lai loài


người. Tác phẩm của Võ Thị Hảo tràn ngập những cơ thể phụ nữ thương tật, "chết trong
những tư thế rất khác nhau. Một lưỡi lê cay cú đã đâm nát một bên ngực", thậm chí vơ sinh,
bẩn thỉu, điên dại. Trong Trận gió màu xanh rêu[16], Võ Thị Hảo tả cảnh làng Đẽo gồm
tồn những bà gố của chiến tranh. Thay vì yêu đương và sinh nở, họ đẽo những tảng đá mộ
"khum khum hình người", trở nên "khơ héo" và xấu xí. Người đàn ơng duy nhất trên đảo,
nực cười thay, lại là một "anh lính bằng xi măng cốt thép trong tượng đài Chiến Thắng", mà
người goá phụ điên – nhân vật chính của truyện - tưởng nhầm là chồng. Trong Hồn trinh
nữ, thất vọng vì người chồng không biết cười, người vợ trẻ chết, biến thành một "lồi cây
thấp lồ xồ mang hình trịn tim tím buồn man mác". Trong thế giới hậu chiến của Võ Thị
Hảo, người nữ khơng có khả năng sinh con, từ chối chức năng làm mẹ. Chính ở điểm này,
Võ Thị Hảo bộc lộ một cái nhìn bi quan hơn Nguyễn Minh Châu, Dương Hướng hay Võ
Thị Xuân Hà. Tuy nhiên, các tác giả đều tập trung phân tích những tổn thất do chiến tranh

gây ra về mặt tình yêu và tình dục.



×