Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Quyết định Phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh hải dương giai đoạn 2007- 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.87 KB, 8 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
Số: 3439/QĐ - UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Dương, ngày 25 tháng 9 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH
V/v Phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử
tỉnh Hải Dương giai đoạn 2007-2010
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/ 2003;
Căn cứ Quyết định số 222/2005/QĐ - TTg ngày 15/9/2005 của Thủ
tướng Chính phủ Phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử
giai đoạn 2006 - 2010;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại - Du lịch tại tờ trình số
19/TT - TMDL ngày 10/9/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Hải
Dương giai đoạn 2007 - 2010 với những nội dung sau:
I. Mục tiêu
Đến năm 2010, sự phát triển của thương mại điện tử tỉnh Hải Dương
cần đạt được các mục tiêu sau:
1. Khoảng 50% số doanh nghiệp nắm được kỹ năng kinh doanh trên
mạng.
2. Khoảng 20% số doanh nghiệp tiến hành giao dịch thương mại điện
tử.
3. Khoảng 5% số hộ gia đình tại thành phố Hải Dương có thói quen
mua sắm, thanh toán trên mạng.
4. Khoảng 20% mua sắm của các cơ quan hành chính trong tỉnh được
công bố trên các trang tin điện tử của tỉnh và được tiến hành giao dịch trên
mạng.


II. Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu
1. Đẩy mạnh tuyên truyền về thương mại điện tử và những lợi ích của
thương mại điện tử
- Phổ biến, tuyên truyền về thương mại điện tử cho cán bộ lãnh đạo
quản lý các cấp (các Sở, ngành và các huyện, thành phố) nhằm cung cấp kiến
thức cơ bản về quản lý nhà nước đối với thương mại điện tử và vai trò, nhiệm
vụ của các cơ quan quản lý nhà nước địa phương.
- Tập trung phổ biến, tuyên truyền rộng rãi về thương mại điện tử trong
các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ; tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp biết lợi ích của thương mại điện tử và các điều kiện cần thiết để
tham gia thương mại điện tử.
- Tuyên truyền lợi ích của thương mại điện tử tới mọi người dân, cộng
đồng người tiêu dùng, đặc biệt là tầng lớp thanh niên ở thành phố Hải Dương
và các thị trấn, thị tứ trên địa bàn tỉnh, nhằm xây dựng phương thức mua sắm
tiên tiến thông qua tiện ích của thương mại điện tử.
2. Huy động mọi nguồn lực trong tỉnh cho phát triển thương mại điện
tử
- Phát triển, đào tạo nguồn nhân lực về thương mại điện tử trên cơ sở
huy động các nguồn lực của toàn xã hội, đặc biệt là nguồn huy động của các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong việc đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và
đào tạo nguồn nhân lực; trước hết tập trung hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng thương
mại điện tử giữa các doanh nghiệp; xây dựng kế hoạch đào đào tạo nguồn
nhân lực phù hợp với yêu cầu của từng doanh nghiệp, đầu tư xây dựng hệ
thống máy tính kết nối Internet, kết nối mạng nội bộ và xây dựng website của
doanh nghiệp.
- Đào tạo cán bộ quản lý nhà nước làm công tác hoạch định chính sách
và thực thi pháp luật về thương mại điện tử ở cấp tỉnh, trong đó tổ chức đào
tạo theo chuyên đề phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn
vị. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ đào tạo về
thương mại điện tử.

3. Phát triển các công cụ hỗ trợ thương mại điện tử và thực hiện giao
dịch điện tử
- Triển khai thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử
của Chính phủ giai đoạn 2006 - 2010, theo đó đến năm 2010 các dịch vụ công
phải đưa lên mạng, trong đó ưu tiên các dịch vụ: Thuế điện tử, Hải quan điện
tử, các thủ tục liên quan tới đầu tư và đăng ký kinh doanh điện tử, các loại
giấy phép thương mại chuyên ngành, thủ tục giải quyết tranh chấp.
2
- Khuyến khích, hỗ trợ các ngân hàng và tổ chức tín dụng triển khai
ứng dụng công nghệ mới và các loại hình dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch
vụ thanh toán điện tử: Tiền điện, tiền nước, điện thoại, tiền lương...
4. Tổ chức thực thi các quy định pháp luật liên quan tới thương mại
điện tử
Xây dựng cơ chế, chính sách để thực thi việc bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ, bảo vệ người tiêu dùng và giải quyết các tranh chấp phát sinh trong
thương mại điện tử theo quy định của pháp luật.
III. Các dự án thực hiện kế hoạch thương mại điện tử giai đoạn
2007-2010
1. Dự án phổ biến, tuyên truyền, đào tạo kỹ năng về thương mại điện
tử cho cộng đồng doanh nghiệp;
2. Dự án phổ biến, tuyên truyền về thương mại điện tử cho cán bộ
QLNN địa phương;
3. Dự án phổ biến, tuyên truyền về thương mại điện tử cho người tiêu
dùng, đặc biệt là thanh niên thành thị;
4. Dự án xây dựng Website thương mại và du lịch Hải Dương;
5. Dự án thủ tục hải quan điện tử (thủ tục thông quan hàng hoá điện tử);
6. Dự án khai, nộp thuế điện tử, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng;
7. Dự án thủ tục đầu tư điện tử;
8. Dự án ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm công;
9. Dự án mở rộng và hiện đại hoá dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch

vụ thanh toán điện tử: Tiền điện, tiền nước, điện thoại, trả lương qua tài
khoản.
(Chi tiết về dự án, phân công thực hiện và kinh phí của từng dự án được
nêu tại phụ lục 01+02 kèm theo quyết định này).
IV. Tổ chức thực hiện
1. Căn cứ Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Hải Dương giai
đoạn 2007 - 2010, các Sở, ban, ngành được giao là đơn vị chủ trì các dự án có
trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cho cả giai đoạn 2007 -
2010.
2. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố lập kế hoạch chi tiết triển
khai thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Hải Dương giai
đoạn 2007 - 2010 phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
3. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở,
ngành liên quan bố trí nguồn ngân sách trong kế hoạch nhà nước hàng năm
của tỉnh để thực hiện các dự án.
3
4. Các Hiệp hội ngành hàng trong tỉnh như: Câu lạc bộ các nhà quản lý
doanh nghiệp, Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hội doanh nghiệp trẻ… tăng
cường phổ biến, tuyên truyền sâu rộng về thương mại điện tử cho các thành
viên hiệp hội, từng bước triển khai ứng dụng thương mại điện tử.
5. Sở Thương mại và Du lịch chủ trì phối hợp các Sở, ban, ngành, Uỷ
ban nhân dân các huyện, thành phố, tổ chức triển khai thực hiện quyết định
này; hàng năm, tổng hợp tình hình thực hiện, đề xuất bổ sung các giải pháp
cần thiết để thúc đẩy công việc; tổng kết, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh kết
quả vào cuối năm kết thúc Kế hoạch.
Điều 2. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở,
Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố
căn cứ quyết định thi hành./.
CHỦ TỊCH
Phan Nhật Bình


4
Phụ lục 1
CÁC DỰ ÁN
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2007-2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3439/ QĐ - UBND
Ngày 25 /9/2007 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương)
ST
T
Tên dự án Mục tiêu Đơn vị chủ trì Thời gian
thực hiện
1 Dự án phổ biến, tuyên
truyền, đào tạo kỹ
năng về thương mại
điện tử cho cộng đồng
doanh nghiệp.
Giúp các doanh nghiệp
biết lợi ích của thương
mại điện tử, nắm được
kỹ năng và các điều kiện
cần thiết để tham gia.
Sở Thương mại và
Du lịch 2007 - 2010
2 Dự án phổ biến, tuyên
truyền về thương mại
điện tử cho cán bộ
QLNN địa phương.
Cung cấp kiến thức cơ
bản về quản lý nhà nước

đối với thương mại điện
tử và vai trò, nhiệm vụ
của cơ quan nhà nước.
Sở Thương mại và
Du lịch 2007 - 2010
3 Dự án phổ biến, tuyên
truyền về thương mại
điện tử cho người tiêu
dùng, đặc biệt là thanh
niên thành thị.
Xây dựng phương thức
mua sắm tiên tiến nhờ
ứng dụng thương mại
điện tử.
Đài Phát thanh và
Truyền hình tỉnh 2008 - 2010
4 Dự án xây dựng
Website thương mại
và du lịch Hải Dương
Cung cấp thông tin điện
tử cho cộng đồng doanh
nghiệp, các nhà đầu tư.
Sở Thương mại và
Du lịch 2007 - 2008
5 Dự án thủ tục hải quan
điện tử (thủ tục thông
quan hàng hoá điện tử)
Tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp
xuất khẩu, nhập khẩu.

Chi cục Hải Quan
Hải Dương
Theo lộ
trình chung
toàn quốc.
6 Dự án khai, nộp thuế Hỗ trợ các doanh nghiệp Cục Thuế Nhà Theo lộ
5

×