Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

2104/QĐ-UBND: QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Phát thanh Truyền hình Quảng Ngãi giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.95 KB, 9 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 2104/QĐ-UBND Quảng Ngãi, ngày 12 tháng 9 năm 2006
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Phát thanh Truyền hình
Quảng Ngãi giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến 2015
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ
về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 679/QĐ-TTg ngày 24/12/1994 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn và phủ sóng Truyền hình
Việt Nam đến năm 2000 và sau năm 2000, quy hoạch toàn quốc về công tác
truyền hình của Đài Truyền hình Việt Nam từ năm 1995-2010 và các năm về
sau;
Căn cứ Quyết định số 04/2005/QĐ-TTg ngày 06/1/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế-xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 12/2006/QĐ-UBND ngày 10/2/2006 của UBND
tỉnh Quảng Ngãi ban hành Bản quy định tạm thời về một số nhiệm vụ quản lý
dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
Xét đề nghị của Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi tại
Tờ trình số 162/PTTH ngày 22/6/2006 về việc phê duyệt Quy hoạch Ngành
Phát thanh Truyền hình tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006-2010 và định hướng
đến năm 2015;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo thẩm định số 64/
BCTĐ-SKHĐT ngày 16/5/2006 về việc phê duyệt Quy hoạch Ngành Phát
thanh Truyền hình tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006-2015,
QUYẾT ĐỊNH:


Điều 1. Phê duyệt Dự án Quy hoạch Ngành Phát thanh Truyền hình
tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2006-2015 với những nội dung chính như sau:
1. Tên dự án: Quy hoạch ngành Phát thanh Truyền hình tỉnh Quảng
Ngãi giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2015.
2. Chủ đầu tư: Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ngãi.
3. Giới hạn nghiên cứu của dự án : Xây dựng Quy hoạch ngành Phát
thanh Truyền hình Quảng Ngãi giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2015
trên địa bàn toàn tỉnh.
4. Mục tiêu của dự án :
a. Mục tiêu tổng quát :
- Xây dựng Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ngãi là một Đài phát
triển đồng bộ, đáp ứng tốt nhiệm vụ cung cấp thông tin, tuyên truyền đường
lối chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân
trong tỉnh; đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu phản tuyên truyền, gây
chia rẽ sự đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch và phản động, phục vụ
đắc lực cho sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà và
nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần cho nhân dân các vùng trong
tỉnh.
- Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, tăng thời lượng các
chương trình, đặc biệt là các chương trình tiếng dân tộc; tăng cường chất
lượng phủ sóng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, đến năm
2010 phủ sóng 100% các vùng dân cư trong tỉnh.
- Chăm lo xây dựng, đào tạo đội ngũ phóng viên, kỹ thuật viên Phát
thanh Truyền hình có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt và
trình độ chuyên môn cao; phát huy có hiệu quả cơ chế tự chủ tài chính để phát
triển sự nghiệp Phát thanh Truyền hình.
b. Mục tiêu cụ thể :
- Đến năm 2010 truyền hình Quảng Ngãi tự sản xuất 80% tổng thời
lượng phát sóng.
* Chương trình phát thanh VOQN đến năm 2010 :

- Tổng thời lượng chương trình : 18 giờ/ngày.
+ Tin tức thời sự : 5%
+ Chuyên đề chuyên mục : 10%
+ Văn nghệ, giải trí : 25%
+ Thể thao : 2%
+ Tiếng dân tộc : 2%
+ Tiếp âm VOV : 6%
+ Phát lại : 50%
* Chương trình Truyền hình PTQ đến 2010 :
2
- Tổng thời lượng chương trình : 18 giờ/ngày.
+ Tin tức thời sự : 6%
+ Chuyên đề chuyên mục : 6%
+ Văn hóa - Văn nghệ : 3%
+ Ca nhạc : 3%
+ Khoa giáo : 2%
+ Giao lưu, giải trí : 4%
+ Thiếu nhi : 2%
+ Phim truyện : 18%
+ Tiếng dân tộc : 2%
+ Phát lại : 50%
+ Tiếp sóng VTV1 : 4%
- Đài Truyền thanh và phát lại truyền hình cấp huyện, thành phố:
* Truyền thanh:
Năm 2010 Năm 2015
+ Tin tức thời sự, chuyên đề và ca nhạc: 2 giờ/ngày 6 giờ/ngày
+ Phát lại: 2 giờ/ngày 3 giờ/ngày
* Truyền hình:
Năm 2010 Năm 2015
+ Tiếp phát PTQ 18 giờ/ngày 18 giờ/ngày

+ Tiếp phát các chương trình VTV1, VTV2, VTV3, VTV5.
+ Cộng tác với Đài tỉnh làm tin tức, phóng sự Phát thanh Truyền hình
trên địa bàn 10 ÷ 20 phút/ngày.
- Cơ chế hoạt động:
+ Hoạt động sự nghiệp có thu.
+ Tiếp phát lại chương trình Phát thanh và Truyền hình PTQ của Đài
tỉnh.
- Đài Phát lại Truyền hình Dung quất:
+ Tiếp phát đầy đủ các chương trình của VTV1; VTV3; PTQ.
+ Sản xuất một số chương trình để cộng tác tin, bài, Phóng sự cho Đài
tỉnh và các Đài khu vực trong Quốc gia.
- Đài Truyền thanh và phát lại truyền hình xã, phường, thị trấn:
Định hướng đến năm 2010
+ Chương trình phát thanh tin tức địa phương: 1 giờ/ngày.
+ Tiếp phát lại chương trình phát thanh Đài huyện, Đài tỉnh và Đài
Tiếng nói Việt Nam.
3
+ Tiếp phát chương trình Truyền hình PTQ tại những xã không trực
tiếp thu được sóng của Đài tỉnh và trạm phát lại Đài huyện.
5. Các dự án đầu tư để thực hiện quy hoạch : 08 dự án.
Gồm :
- Dự án xây dựng cơ bản và hạ tầng kỹ thuật tại PTQ.
- Dự án thiết bị sản xuất chương trình tại PTQ.
- Dự án truyền dẫn phát sóng PTQ và Phát thanh tại Quảng Ngãi.
- Dự án xây dựng hạ tầng truyền thông Đài PTTH tỉnh.
- Dự án báo điện tử của Đài PTTH tỉnh và PTQ trực tuyến.
- Dự án đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2006-2010 và đến 2015.
- Dự án đầu tư tại các Đài huyện, thành phố.
- Dự án xây dựng các Đài Truyền thanh cơ sở và các Trạm phát lại
truyền hình xã, phường thị trấn.

6. Một số giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng và chính sách:
- Để ngày càng nâng cao chất lượng chương trình, mở rộng vùng phủ
sóng và tăng thời lượng chương trình phát thanh của Đài Phát thanh Truyền
hình Quảng Ngãi lên 18 giờ/ngày, thời lượng chương trình Truyền hình lên 18
giờ/ngày vào năm 2010, ngành Phát thanh Truyền hình Quảng Ngãi cần đầu
tư kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng cho phù hợp với từng giai đoạn.
- Trước mắt giai đoạn 2006-2010, Đài Phát thanh Truyền hình Quảng
Ngãi cần tập trung đầu tư vào các dự án trọng điểm nhằm từng bước nâng
thời lượng chương trình, đồng thời từng bước chuyển đổi dần công nghệ thiết
bị sản xuất chương trình và phát sóng cho phù hợp với lộ trình phát triển công
nghệ.
7. Khái toán vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư:
a. Tổng vốn đầu tư : 181.579 triệu đồng
Trong đó:
*Năm 2006: 10.866 triệu đồng
+ Các Dự án đã hoàn thành:
1. Dự án Đầu tư Phát triển Truyền hình địa phương (2004-2006): 1.613
triệu đồng (chưa ghi kế hoạch vốn bổ sung).
+ Các dự án chuyển tiếp:
2. Dự án Phủ sóng Phát thanh Miền núi, vùng cao (2005-2006) là:
4.923,8 triệu đồng.
4
3. Dự án Mạng sản xuất chương trình và Truyền dẫn sóng Truyền hình
kỹ thuật số (2005-2006): 2.760 triệu đồng (trong đó năm 2006 ghi kế hoạch
vốn là 500 triệu đồng, còn lại 2.260 triệu đồng).
4. Dự án Quy hoạch ngành Phát thanh Truyền hình Quảng Ngãi giai
đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2015 là: 350 triệu đồng (trong đó kế
hoạch năm 2005 đã ghi 100 triệu đồng, còn lại 250 triệu đồng).
+ Các Dự án đầu tư xây dựng mới:
5. Dự án Trang thiết bị Truyền hình tiếng dân tộc: 1.800 triệu đồng (đã

có kế hoạch vốn).
6. Dự án Trường Quay Đài PTTH đã ghi kế hoạch vốn 20 triệu đồng.
(+) Kinh phí đầu tư từ 2007 - 2015: 170.713 triệu đồng
Đầu tư Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ngãi: 88.373 triệu đồng
(+) Giai đoạn 2007 - 2010: 72.373 triệu đồng
Năm 2007: 6.917 triệu đồng
- Xây mới Trường quay Đài Phát thanh Truyền hình và các công trình
phụ trợ: 6.717 triệu đồng
- Kinh phí đào tạo 200 triệu đồng.
Năm 2008: 20.080 triệu đồng
- Tiếp tục xây mới Trường quay Đài Phát thanh Truyền hình Quảng
Ngãi và các công trình phụ trợ: 3.000 triệu đồng.
- Trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật: 13.780 triệu đồng.
- Dự án xây dựng hạ tầng truyền thông Đài tỉnh: 1.800 triệu đồng.
- Dự án xây dựng báo điện tử của Đài Phát thanh truyền hình Quảng
Ngãi và PTQ trực tuyến: 1.200 triệu đồng.
- Kinh phí đào tạo: 300 triệu đồng.
Năm 2009: 26.976 triệu đồng
- Trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật: 7.420 triệu đồng
- Sửa chữa cải tạo nhà làm việc hiện tại: 1.406 triệu đồng
- Dự án Thiết bị phim trường: 3.500 triệu đồng
+ Studio thời sự
+ Studio chuyên mục
- Dự án thiết bị hậu kỳ 14.450 triệu đồng
- Kinh phí đào tạo 200 triệu đồng
Năm 2010: 18.400 triệu đồng
- Dự án thiết bị ghi thu hình lưu động: 13.500 triệu đồng
+ 06 bộ máy quay lưu động kỹ thuật số
+ 02 bộ thiết bị lưu động sản xuất phim
5

×