I. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI
PHĨNG DÂN TỘC
1. Cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tình hình trong nước và quốc tế có
nhiều thay đổi ảnh hưởng to lớn đến phong trào cách mạng thế giới. Với sự
phát triển mạnh mẽ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa đế quốc trên phạm vi
toàn thế giới, các yêu cầu về thị trường và phân chia thuộc địa là mâu thuẫn
chủ yếu đã làm cho tình hình quốc tế ngày càng gay gắt. Một mặt, mâu thuẫn
giữa các nước đế quốc trẻ và các nước đế quốc già về vấn đề thị trường và
thuộc địa, sự tranh giành thuộc địa diễn ra ngày càng gay gắt. Mặt khác, các
nước đế quốc ln tìm mọi cách liên kết với nhau để đàn áp phong trào đấu
tranh chống chủ nghĩa đế quốc, giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa.
Trong khi đó, tình hình trong nước những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX vô cùng đen tối, nhân dân ta rên siết dưới ách thống trị của hai tầng áp
bức thực dân phong kiến. Các phong trào yêu nước chống Pháp do các sĩ phu
lãnh đạo như: Phong trào Cần Vương, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Phan
Đình Phùng (1885-1896), Phong trào Đông Du (1904-1908) do Phan Bội
Châu khởi xướng, Phong trào Duy Tân do Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc
Kháng, Trần Quý Cáp… lãnh đạo (1906-1908), Phong trào Đông Kinh nghĩa
thục (1907) do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền lãnh đạo… đều lần lượt thất
bại. Sự thất bại của các phong trào cách mạng đó do nhiều nguyên nhân chủ
quan và khách quan khác nhau nhưng suy cho cùng là do thiếu một đường lối
cách mạng đúng đắn, thiếu tổ chức cách mạng có bản lĩnh, lập trường cách
mạng… Chứng kiến sự thất bại của các phong trào cách mạng, sự thống khổ
của nhân dân, Người rút ra bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước
đó. Hồ Chí Minh rất khâm phục tinh thần yêu nước, đấu tranh anh dũng, bất
khuất của cha ông tinh thần “người trước ngã, người sau đứng dậy”. Con
đường cứu nước của Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi theo lập trường
Phong kiến; con đường cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương
Văn Can, Nguyễn Quyền…theo lập trường trí thức nho học, con đường cứu
nước của Hoàng Hoa Thám theo lập trường giai cấp nông dân mang đạm cốt
cách phong kiến. Con đường cứu nước của Nguyễn Thái Học theo lập trường
dân chủ tư sản. Tuy nhiên, các phong trào đó đã thể hiện sự bất hợp lý trong
đường lối đấu tranh, dẫn đến hậu quả thất bại nặng nề. Bằng quan sát và đánh
giá thực tế lịch sử các phong trào cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX, Hồ Chí Minh nhận thấy: những con đường cách mạng mà cha ông
ta đã lựa chọn, từ lập trường của giai cấp phong kiến, lập trường của giai cấp
nông dân, tầng lớp sỹ phu và trí thức yêu nước đến lập trường của giai cấp tư
sản dân tộc đều không phù hợp. Điều này thể hiện sự khủng hoảng về đường
lối đấu tranh và đặt ra một yêu cầu bức thiết là phải tìm ra một con đường cứu
nước mới.
Trước vận mệnh dân tộc lâm nguy và không cam chịu cảnh đời nơ lệ,
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Người đã quyết định sang
phương Tây để tìm hiểu ngọn nguồn của sự thống khổ, nơi sinh ra ánh sáng “tự
do, bình đẳng, bác ái” và cũng là nơi gây ra vô vàn áp bức, khổ đau cho dân tộc
ta. Người đã không sang phương Đông truyền thống như những nhà cách mạng
đương thời, điều này cho thấy ở Nguyễn Ái Quốc có một nhãn quan chính trị
nhạy cảm, một tư duy chính trị sắc sảo khác với các bậc tiền bối.
Trên bước đường khảo cứu con đường cứu nước, giải phóng dân tộc,
Người đã qua nhiều châu lục, tiếp xúc với nhiều hạng người và với phương
pháp tư duy sắc sảo kết hợp quan sát xã hội và hoạt động thực tiễn của mình,
Nguyễn Ái Quốc đã rút ra những kết luận: “Dù màu da có khác nhau, trên thế
giới chỉ có hai hạng người: những người bị bóc lột và những kẻ đi bóc lột”,
“nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù”.
Do đó, trong cuộc đấu tranh giải phóng ách áp bức của chủ nghĩa thực dân,
nhân dân các dân tộc thuộc địa phải đoàn kết lại, phối hợp hành động mới có
thể giành được thắng lợi. Phát hiện của Nguyễn Ái Quốc về chủ nghĩa thực
dân qua hình ảnh “con đỉa hai vịi”, một vịi bám vào chính quốc, một vịi
bám vào thuộc địa là một quan điểm mới, thể hiện sự sắc sảo trong việc đánh
giá bản chất của đế quốc thực dân. Người cho rằng muốn đánh thắng chủ
nghĩa đế quốc cần phải kết hợp cắt bỏ hai cái vịi đó đi, tức là phải kết hợp các
mạng vơ sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Đặc
biệt đối với phong trào cách mạng vô sản ở đế quốc, “vận mệnh của giai cấp
vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp
bị áp bức ở các nước thuộc địa”, vậy nên, phải xem cách mạng thuộc địa như
là “một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”.
Nguyễn Ái Quốc đã khảo sát nhiều mơ hình nhà nước, tìm hiểu các cuộc
cách mạng tư sản Anh, Pháp, Mỹ. Người đã phát hiện ra rằng sau những lời
hoa mỹ “tự do, bình đẳng, bác ái”, sau tun ngơn về “quyền bình đẳng,
quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc” của cách mạng Pháp và
Mỹ là sự bất bình đẳng, nghèo đói, bất công và đặc biệt là nạn phân biệt
chủng tộc. Người kết luận rằng đó là “những cuộc cách mạng khơng đến nơi”
vì ở đó chính quyền vẫn nằm trong tay một số ít người, “cách mệnh thành
cơng đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính
cách mệnh lần thứ hai”.
Người đã dày cơng nghiên cứu cách mạng tháng Mười Nga do V.I. Lênin
lãnh đạo, Hồ Chí Minh thấy được đây khơng chỉ là một cuộc cách mạng vơ
sản mà cịn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Cách mạng T10 Nga đã
giải phóng cho đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ nên đây có vẻ là một
cuộc cách mạng triệt để. gCách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam thực chất
là cuộc cách mạng đánh đuổi chủ nghĩa tư bản xâm lược nên không thể tiến
hành theo con đường nào khác ngồi con đường cách mạng vơ sản.
Tháng 7 năm 1920, Hồ Chí Minh đã đọc được sơ thảo lần thứ nhất Luận
cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Từ đây, Người đã tìm đến với
chủ nghĩa Mác, tin theo Lênin, và tin theo Quốc tế thứ ba. Người đã tìm ra con
đường thực sự cho cách mạng Việt Nam đó là con đường cách mạng vô sản.
Người đã rút ra kết luận quan trọng: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng
Nga là thành công đến nơi… Cách mạng Nga đã dạy cho chúng ta rằng, muốn
cách mệnh thành cơng thì phải dân chúng cơng nơng làm gốc, phải có Đảng
vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất”. Bài học rút ra từ Cách
mạng tháng Mười Nga chính là những luận điểm thể hiện bước chuyển biến
quyết định trong tư duy chính trị của Hồ Chí Minh về hướng đi của con đường
cứu nước, giải phóng dân tộc. Người đi đến kết luận: “Muốn cứu nước và giải
phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
Thực chất của con đường cách mạng vơ sản để giải phóng dân tộc là:
Đánh đổ chế độ thực dân xâm lược, giải phóng dân tộc, từng bước xây dựng
xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa; Lực lượng lãnh
đạo cách mạng: giai cấp công nhân mà đội quân tiên phong của nó là Đảng
Cộng sản; Lực lượng tham gia cách mạng: khối đồn kết tồn dân tộc, nịng
cốt là liên minh gai cấp: cơng nhân- nơng dân- trí thức; Cách mạng giải phóng
dân tộc là một bộ phận của cách mạng thế giới cho nên phải tiến hành đoàn
kết quốc tế.
2. Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của tồn dân trên cơ
sở liên minh cơng nơng làm nòng cốt
Kế thừa quan điểm của thuyết Mác-Lênin cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng, con người là sản phẩm của lịch sử, là chủ thể sáng tạo ra lịch sử,
đồng thời kết hợp với nghiên cứu điều kiện, hoàn cảnh của các dân tộc thuộc
địa của thực dân Pháp trên tồn thế giới, Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Trong tất cả
các thuộc địa của Pháp, nạn nghèo đói đều gia tăng, sự phẫn uất ngày càng lên
cao. Sự nổi dậy của nơng dân bản xứ đã chín muồi”. Riêng đối với thực tiễn
cách mạng Việt Nam - một dân tộc thuộc địa nửa phong kiến với hơn 95%
dân số là nông dân. Đời sống của nhân dân dưới chế độ cai trị hà khắc của
chủ nghĩa thực dân đã bần cùng hóa, ý thức phản kháng, sẵn sàng tham gia
đấu tranh cách mạng được nung nấu từ thực tiễn đó. Ở khía cạnh khác, dưới
cơng cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, cơ cấu giai cấp Việt Nam có
sự thay đổi, xã hội Việt Nam phân hóa rõ rệt, giai cấp cơng nhân mới ra đời,
vừa yếu lại vừa thiếu, lực lượng cách mạng chủ yếu chỉ có thể là nơng dân. Vì
vậy, khi xác định động lực của cách mạng, Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở của
sự nghiên cứu lý luận và thực tiễn để đi đến kết luận rằng: bộ phận trung tâm
trong lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc là công nhân, nông dân và khối
liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Đây là một phát hiện mới của Hồ Chí Minh về vai trị, sứ mệnh và khả
năng của giai cấp nông dân các nước thuộc địa nói chung và giai cấp nơng
dân Việt Nam nói riêng trong việc tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc.
Người sớm nhìn thấy sức mạnh tiềm tàng của giai cấp nơng dân Việt Nam, đó
là lực lượng rất to lớn. Trong Báo cáo trước Quốc hội nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hịa, khóa I, kì họp thứ ba, Người viết: “Lực lượng của chúng ta là
hàng chục triệu đồng bào nơng dân lao động sẵn sàng chờ Chính phủ và Đảng
tổ chức và lãnh đạo, để hăng hái vươn mình dậy đánh tan ách nơ lệ của phong
kiến và thực dân. Khéo tổ chức, khéo lãnh đạo thì lực lượng ấy sẽ làm xoay
trời chuyển đất, bao nhiêu thực dân và phong kiến cũng sẽ bị lực lượng to lớn
ấy đánh tan...”. Mặc dù Hồ Chí Minh rất đánh giá cao vị trí và vai trị của giai
cấp nơng dân, nhưng từ sự nắm vững đặc điểm và tính chất của các giai cấp
trong xã hội Việt Nam đương thời, Người vẫn luôn khẳng định giai cấp công
nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, đồng thời, khẳng định vai trò cách mạng
của Đảng tiên phong là phải tập hợp, lãnh đạo xây dựng khối liên minh công
nông làm nòng cốt cho mặt trận dân tộc thống nhất.
Cùng với việc xây dựng khối liên minh công nông “là gốc cách mệnh”,
Người vận dụng quan điểm của Lênin “cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng” để lôi kéo, tập hợp các tầng lớp nhân dân trong xã hội Việt Nam vào
trong một mặt trận dân tộc thống nhất, nhằm huy động sức mạnh của toàn dân
tộc vào cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Trong Sơ lược vắn tắt của Đảng,
Người viết:
“1. Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được
đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân
chúng.
2. Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào
hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh trúc bọn đại địa chủ và
phong kiến.
3. Đảng phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp
tác xã) khỏi dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia.
4. Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nơng, thanh
niên, Tân việt... để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp...”.
Người cũng lưu ý rằng: “Trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn
thận, không khi nào nhượng bộ một chút lợi ích gì của cơng nơng mà đi vào
đường thỏa hiệp”.
Với quan điểm như trên, trong những năm 20 và 30 của thế kỷ XX, Hồ
Chí Minh đã bị chính những người trong Quốc tế cộng sản theo tư tưởng “tả
khuynh” hiểu nhầm, bài xích. Họ cho rằng, Nguyễn Ái Quốc quá xem trọng
đến vấn đề dân tộc, phản đế mà coi nhẹ vấn đề đấu tranh giai cấp. Đây là thời
kì Nguyễn Ái Quốc gặp nhiều khó khăn nhất từ Quốc tế cộng sản và những
chiến sĩ cách mạng cùng thời. Có thể khẳng định rằng đó khơng phải là hạn chế
của Hồ Chí Minh mà là sự phát triển sáng tạo của Người về học thuyết MácLênin vào điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam. Cần lưu ý rằng, xã hội Việt
Nam đương thời có nhiều mâu thuẫn nhưng mẫu thuẫn cơ bản nhất là mâu
thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp nên chủ trương tập
hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân Việt Nam đang mất nước, đang bị làm nô lệ
vào mặt trận dân tộc thống nhất để đấu tranh giành độc lập tự do là việc làm
đúng đắn. Ở khía cạnh khác, cũng có thể thấy rằng, khi chủ trương đoàn kết,
tập hợp lực lượng chống đế quốc, Nguyễn Ái Quốc vẫn luôn thấm nhuần quan
điểm giai cấp. Người khẳng định: “Cơng nơng là gốc cách mệnh; cịn học trị,
nhà buôn nhỏ, điền chủ cũng bị tư sản áp bức, song không cực khổ bằng công
nông; ba hạng người ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thơi” .
3. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng
cộng sản lãnh đạo
Cách mạng trước hết phải có Đảng
Làm cách mạng là cơng việc vơ cùng khó khăn mà một hai người
khơng thể làm được. Cách mạng phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân.
Nhân dân phải được tập hợp, được giác ngộ và được dẫn dắt, lãnh đạo
bởi một chính Đảng có đủ năng lực và phẩm chất. Vì thế, muốn làm cách
mạng thì trước hết phải có Đảng.
Vai trị, vị trí của Đảng trong sự nghiệp cách mạng: tập hợp dân chúng,
giác ngộ cho dân chúng và lãnh đạo dân chúng từng bước làm cách mạng.
Đảng cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất.
Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân
dân lao động và của dân tộc Việt Nam.
Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm “cốt”. Đảng cộng sản VN do
HCM sáng lập đã quy tụ được lực lượng và sức mạnh của tồn bộ giai cấp
cơng nhân và cả dân tộc VN. Vì thế, ngay từ khi ra đời, Đảng đã nắm ngọn cờ
lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng VN.
Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu đảm bảo mọi thắng lợi
của cách mạng.
Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm tồn dân tộc
(Vấn đề xác định lực lượng cho cách mạng Việt Nam)
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng bị áp bức
Cách mạng phải là việc chung của dân chúng chứ không phải việc một,
hai người.
Sức mạnh của cách mạng là sức mạnh của quần chúng nhân dân.
Phải coi quần chúng nhân dân là gốc của cách mạng, phải “lấy dân làm
gốc”, “có dân là có tất cả”, “Dễ trăm lần khơng dân cũng chịu, khó vạn lần
dân liệu cũng xong”.
Phải tin dân, dựa vào dân, phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân.
Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc
Cơng nhân, nơng dân là “gốc cách mệnh”.
Lơi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nơng… vào phe vơ sản giai cấp.
Học trị, nhà bn và điền chủ nhỏ là bầu bạn cách mệnh của công, nông.
Phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản dân tộc… nếu chưa rõ mặt phản
cách mạng thì lơi kéo về phe cách mạng, nếu đã rõ mặt phản cách mạng thì
phải đánh đổ
Kết luận: lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc phải bao gồm
tồn dân tộc: không phân biệt dân tộc – tôn giáo, giai cấp – tầng lớp, già trẻ gái trai, giàu nghèo – quý tiện… trừ bộ phận tay sai, phản động là kẻ thù của
dân tộc cùng với CNĐQ thực dân thì phải đánh đổ.
4. Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa chủ động, sáng tạo và
có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản thế giới
Thực tiễn phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trước khi nổ ra
cách mạng tháng Mười chưa đề cập đến vai trị, vị trí của cách mạng giải
phóng dân tộc ở thuộc địa. Ngay bản thân C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin
vẫn chưa có điều kiện để luận bàn về vấn đề quan trọng này, các ông chỉ tập
trung, nhấn mạnh đến vấn đề giai cấp. Các nhà cách mạng hoạt động trong
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế giai đoạn này luôn luôn cho rằng
thắng lợi của cách mạng ở các nước thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng
lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc. Khi Quốc tế cộng sản được thành lập
(1919), trong Tuyên ngôn của Quốc tế III ghi rõ: “Công nhân và nông dân
không những ở An Nam, Angiêri, Bengan mà cả ở Ba Tư hay Ácmênia chỉ có
thể giành được độc lập khi mà công nhân các nước Anh và Pháp lật đổ được
Lơiit Gicgiơ và Clêmăngxơ, giành chính quyền nhà nước về tay mình”.
Quan điểm này tiếp tục tồn tại và ảnh hưởng kéo dài đến Đại hội VI Quốc tế
cộng sản (1928). Trong Những luận cương về phong trào cách mạng ở các
nước thuộc địa và nửa thuộc địa (01/9/1928), viết: “Chỉ có thể thực hiện hồn
tồn cơng cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng
lợi ở các tư bản tiên tiến”.
Với chủ trương đó, Quốc tế cộng sản đã không thể phát huy được
phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước tư bản nói chung và phong trào
cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa nói riêng. Khơng tán
thành với chủ trương đó, tại Đại hội V Quốc tế cộng sản (6/1924), Nguyễn Ái
Quốc đã trình bày quan điểm của mình: “Tơi thấy rằng hình như, các đồng chí
chưa thấm nhuần tư tưởng cho rằng vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và
đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa
gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa...nọc độc và sức
sống của bọn rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các nước thuộc địa
hơn là chính quốc” . Người chỉ trích, đã có nhiều người “...lại xem thường các
thuộc địa trong lúc chủ nghĩa tư bản lại dựa vào nó để tự bảo vệ và chống lại
các đồng chí” .
Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Hồ Chí Minh đã phân biệt về
nhiệm vụ của cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc và Người
cho rằng: hai thứ cách mạng đó tuy có khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ
với nhau.
Luận điểm về con đỉa 2 vòi cho thấy cần thiết phải thực hiện liên minh
chiến đấu giữa cách mạng vơ sản chính quốc với cách mạng thuộc địa. Hồ
Chí Minh cho rằng: nhân dân các dân tộc thuộc địa phải chủ động đứng lên
đấu tranh chứ không thể đứng yên chờ đợi cách mạng ở chính quốc giành
thắng lợi. Hồ Chí Minh nhận thức được vai trị, vị trí chiến lược của cách
mạng thuộc địa và đánh giá đúng sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh
thần dân tộc.
Nguyên nhân của mọi cuộc cách mạng đều xuất phát từ chính trong
lịng xã hội của cuộc cách mạng đó… Những mâu thuẫn này khi khơng thể
điều hịa được, tất yếu sẽ dẫn đến đấu tranh, cách mạng sẽ bùng nổ. Phân tích
hồn cảnh xã hội Việt Nam thời bấy giờ, có thể thấy với địa vị là một nước
thuộc địa, Việt Nam đang là nguồn cung cấp các nguồn lợi chủ yếu cho chủ
nghĩa thực dân( tài nguyên khoáng sản, thị trường, lực lượng cho các cuộc
xâm lược thuộc địa…), tạo nên sự giàu có của các nước thực dân, đồng thời
cũng là nơi tập trung tất cả các mâu thuẫn của thời đại: nông dân >< phong
kiến địa chủ, công nhân >< tư bản, mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau
trong việc tranh giành các nước thuộc địa…Với những mâu thuẫn khơng thể
điều hịa đó, xã hội Việt Nam được ví như một chiếc lò xo đang bị nén chặt..,
chỉ chờ một cơ hội là có thể bùng phát cực kì dữ dội.
Hơn nữa, cần phải nhận thức được tiềm năng cách mạng ở nhân dân
các nước thuộc địa. Là những người nô lệ bị áp bức bóc lột đến tận xương tủy
trên chính đất nước mình, họ là những con người có tinh thần, ý chí cách
mạng kiên cường & khơng cịn gì để mất, sẵn sàng nổi dậy đấu tranh giành lại
độc lập tự do cho Tổ Quốc. Nếu được tổ chức, lãnh đạo, họ sẽ trở thành một
lực lượng cách mạng khổng lồ. Không những thế, là những người dân mất
nước được tiếp nhận những giá trị về niềm tự hào dân tộc, về lòng yêu nước,
cũng như những truyền thống lâu đời của dân tộc…, họ sẽ có thêm động lực
để đứng lên đấu tranh, hình thành nên một số lượng lớn các phong trào yêu
nước. Năm 1921, Người đã viết : “Người châu Á – tuy bị người phương Tây
coi là lạc hậu – vẫn hiểu rõ hơn hết sự cần thiết phải cải cách toàn bộ xã hội
hiện tại”
Người dự báo ngày mà hàng trăm triệu người dân châu Á bị tàn sát và
áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lịng tham
ko đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một
trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ
có thể giúp đỡ người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng
hồn tồn.
Về Việt Nam và Đông Dương, Người nhận định là ngay dưới ách áp
bức, bóc lột tàn khốc của chủ nghĩa thực dân: “Người Đông Dương không
chết, người Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi. Sự đầu độc có hệ thống của
bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống càng không thể làm tê liệt
tư tưởng cách mạng của người Đông Dương… Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư
bản đã chuẩn bị đất rồi. Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt
giống của công cuộc giải phóng nữa thơi”. Trong lời kêu gọi nhân dịp thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Người viết : “Sự áp bức và bóc lột vơ nhân đạo
của đế quốc Pháp đã làm cho đồng bào ta hiểu rằng có cách mạng thì sống,
khơng có cách mạng thì chết. Chính vì vậy mà phong trào cách mạng ngày
càng lớn mạnh…”
Dựa vào quan điểm của Mác, “sự nghiệp giải phóng của giai cấp công
nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân”, Nguyễn Ái Quốc đã
đi đến kết luận: “cơng cuộc giải phóng anh, em (nhân dân thuộc địa) chỉ có
thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em” … “Khối liên minh
các dân tộc thuộc địa là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản.”
Đây thực sự là một luận điểm mới mẻ và sáng tạo của Hồ Chí Minh có
giá trị lý luận to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới và là sự bổ sung
kịp thời vào lý luận Mác-Lênin. Đặc biệt, đối với cách mạng Việt Nam, luận
điểm này của Hồ Chí Minh đã được Người và Đảng ta vận dụng một cách chủ
động, linh hoạt, sáng tạo trong tiến trình vận động cách mạng giải phóng dân
tộc. Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam là một minh
chứng khẳng định luận điểm của Hồ Chí Minh hồn tồn đúng đắn. Và nó trở
thành một lý luận cách mạng, động lực quan trọng thúc đẩy các dân tộc thuộc
địa trên thế giới chủ động thực hiện cách cuộc cách mạng giải phóng bằng sự
nổ lực của chính mình.
5. Cách mạng giải phóng dân tộc được thực hiện bằng con đường
cách mạng bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực
lượng vũ trang nhân dân
Theo học thuyết Mác-Lênin, có nhiều phương thức giành chính quyền
cách mạng từ giai cấp thống trị, tuy nhiên kẻ thù của cách mạng khơng bao
giờ trao chính quyền cho nhân dân một cách tự nguyện, tự giác. Vì vậy, cách
mạng muốn thắng lợi phải sử dụng bạo lực của quần chúng nhân dân.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX đã chứng
minh sự sai lầm của các hình thức đấu tranh cách mạng theo khuynh hướng
phong kiến hoặc dân chủ tư sản mặc dù những phong trào này đều là yêu
nước. Các phong trào đấu tranh chống Pháp do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo
như phong trào Cần Vương đã phản ảnh sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong
kiến trước một đế quốc thực dân Pháp hung bạo; hay phong trào Đông Du do
cụ Phan Bội Châu lãnh đạo chủ trương vũ trang khởi nghĩa, giành độc lập dân
tộc, sau đó tiến hành công cuộc cải cách dân chủ nhưng lại bằng phương pháp
xuất dương cầu viện. Tiếp những sai lầm đó, phong trào Duy Tân do cụ Phan
Chu Trinh đưa ra phương pháp đấu tranh cải lương, chủ yếu là đấu tranh hợp
pháp, nhưng đã thất bại trước nanh vuốt của đế quốc thực dân. Một số sĩ phu
sau đó chủ trương dựa vào Pháp để tăng tiềm lực cho đất nước theo phương
châm “Pháp Việt đề huề”, đấu tranh bằng phương pháp hồ bình giành độc
lập dân tộc. Có thể nói rằng đó chỉ là những phương pháp, giải pháp đấu tranh
giành độc lập mang tính ảo tưởng vì bản chất của thực dân, đế quốc là xâm
chiếm thuộc địa, là nô dịch và lợi nhuận nên chúng không dễ dàng từ bỏ thị
trường, thuộc địa của chúng.
Khắc phục những hạn chế mang tính lịch sử đó, Hồ Chí Minh cho rằng
khơng thể giành chính quyền theo khuynh hướng phong kiến hay dân chủ tư
sản. Đầu năm 1924, trong Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ Người đã nhận
định về khả năng của một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đơng Dương. Theo Hồ
Chí Minh điều kiện để cuộc khởi nghĩa vũ trang giành thắng lợi phải: Một
là, cuộc khởi nghĩa vũ trang phải có tính chất của một cuộc khởi nghĩa quần
chúng chứ không phải là một cuộc nổi loạn... phải được chuẩn bị trong quần
chúng, nổ ra trong thành phố, theo kiểu các cuộc cách mạng ở châu Âu. Hai
là, phải được nước Nga ủng hộ. Ba là, phải trùng hợp với cách mạng vô sản
Pháp. Bốn là, phải gắn mật thiết với sự nghiệp của vô sản thế giới.
Tư tưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh chứa đựng những nét
độc đáo, đặc sắc, phản ảnh đúng điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của cách mạng
ViệtNam. Tư tưởng đó được thể hiện trong việc kết hợp xây dựng lực lượng
chính trị của quần chúng làm điểm tựa cho việc phát triển lực lượng vũ trang,
gắn với hai hình thức đấu tranh: đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang đi từ
thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, phù hợp với từng nơi, từng thời kỳ cụ thể. Đặc
biệt, trong thời đại cách mạng vô sản, Người cho rằng cuộc vũ trang khởi
nghĩa đó cần thiết phải có sự liên kết, ủng hộ của cách mạng vô sản thế giới.
Tiếp thu học thuyết Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo,
đồng thời chỉ đạo thực hiện linh hoạt, hiệu quả quan điểm cách mạng giải
phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực cách mạng, kết
hợp với khởi nghĩa vũ trang để xoá bỏ chế độ thực dân, phong kiến, giành
chính quyền về tay nhân dân. Trong đó, Người cũng nhấn mạnh đến việc xây
dựng, tập hợp lực lượng, chọn thời cơ để giành chính quyền cách mạng.
Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về cách mạng bạo lực, kết hợp lực
lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang nhân dân là một quan
điểm sáng tạo mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến vào sự phát triển lý luận
của chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Người
cũng đã cùng với Đảng đề ra và giải quyết đúng đắn nhiều vấn đề về chiến lược
và sách lược, dẫn đến thắng lợi lịch sử của cách mạng Tháng Tám
II. GIÁ TRỊ LÝ LUẬN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH
MẠNG GIẢI PHĨNG DÂN TỘC
1 Góp phần làm phong phú Học thuyết Mác – Lênin về cách mạng
thuộc địa.
Hồ Chí Minh là một nhà mácxít sáng tạo của cách mạng Việt Nam
trong thế kỷ XX. Người luôn xác định cách mạng là đổi mới, đổi mới phải
gắn liền với thực tiễn, lý luận phải trở về phục vụ cho thực tiễn, bổ sung làm
phong phú và phát triển thực tiễn, phát triển xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh về
cách mạng giải phóng dân tộc những cống hiến sáng tạo lý luận đắc sắc của
Hồ Chí Minh về cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Nó gắn liền
với tư tưởng đổi mới và phát triển của Hồ Chí Minh về cách mạng vơ sản và
cách mạng xã hội chủ nghĩa, như Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ: Tư
tưởng Hồ Chí Minh khơng chỉ là sự vận dụng sáng tạo mà cịn là sự phát
triển, làm phong phú chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta.
Cơ sở của sự phát triển đó nằm ngay trong nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênin: Lý luận phải ln ln kết hợp với thực tiễn, chính thực tiễn
sinh động sẽ bổ sung, làm phong phú thêm cho kho tàng lý luận.
Tiếp thu, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin về cách mạng giải phóng
dân tộc, đồng thời xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và thực tiễn của thời đại,
Hồ Chí Minh đã xây dựng một hệ thống các quan điểm về cách mạng giải
phóng dân tộc ở Việt Nam. Hệ thống lý luận đó của Người chứa đựng những
quan điểm hết sức sáng tạo, góp phần bổ sung, phát triển và hoàn thiện học
thuyết Mác – Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Có thể khái
quát sự bổ sung lý luận Mác – Lênin của Hồ Chí Minh ở hai điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, Hồ Chí Minh sáng tạo trong nhận thức và giải quyết đúng
đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc
ở thuộc địa. Là chiến sĩ cộng sản, Hồ Chí Minh khẳng định đấu tranh giai cấp
trong xã hội có giai cấp là một động lực lớn của lịch sử. Tuy nhiên Người
khơng xem đó là động lực duy nhất. Phân tích cơ cấu xã hội, giai cấp ở Dơng
Dương, Hồ Chí Minh rút ra một nhân xét vơ cùng quan trọng và chính xác:
“Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước”. Đó là chủ nghĩa dân
tộc chân chính, chủ nghĩa dân tộc ấy kết hợp chặt chẽ với chủ nghĩa quốc tế
vô sản cảu giai cấp công nhân, chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ tạo ra một nguồn sức
mạnh to lớn cho cách mạng vơ sản. Hồ Chí Minh đã xuất phát từ thực tiễn các
dân tộc thuộc địa chấu Á và Việt Nam để khẳng định: trước hết phải tiến hành
dân tộc cách mệnh, cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi rồi mới có điều
kiện tiến lên làm giai cấp cách mạng. Do đó, lộ trình cách mạng ở các nước
thuộc địa là đi từ giải phóng dân tộc đến giải phóng giai cấp và giải phóng
con người. Luận điểm này đã chi phối cả phương thức tiến hành hai nhiệm vụ
phản đế và phản phong của cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam. Nó khác
với quan điểm của Xtalin và Quốc tế Cộng sản tập trung chủ yếu vào nhiệm
vụ phản đế, vào đấu tranh giai cấp. Trong khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta lại coi vấn đề dân tộc nổi lên hàng đầu, vấn đề ruộng đất có thực hiện
nhưng từng bước và phải phục tùng nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Thắng lợi
của cách mạng Tháng Tám 1945 là minh chứng sống động cho thắng lợi của
tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xử lý sáng tạo mối quan hệ giữa dân tộc và
giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc, góp phần làm phong phú và phát
triển chủ nghĩa Mác – Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.
Thứ hai, Hồ Chí Minh sáng tạo trong vận dụng và phát triển học thuyết
Mác – Lênin về cách mạng thuộc địa.
Sinh ra trong một đất nước thuộc địa nửa phong kiến, cùng với q
trình tìm tịi, khảo nghiệm lý luận cách mạng, Hồ Chí Minh nhận thức được
thuộc địa là khâu yếu nhất trong hệ thống của chủ nghĩa đế quốc, thuộc địa có
một tiềm năng cách mạng to lớn. Trong khi V.I.Lênin và Quốc tế Cộng sản
cho rằng: cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa phải phụ thuộc vào cách
mạng vơ sản ở chính quốc thì Người lại khẳng định: cách mạng thuộc địa
không những không phụ thuộc vào cách mạng vơ sản ở chính quốc mà nổ ra
và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản, thắng lợi của nó sẽ “giúp cho
những người anh em của họ ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hồn
tồn”. Đây là một luận điểm sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh. Nó được xây
dựng trực tiếp từ thực tiễn cách mạng Việt Nam – cách mạng ở một nước
thuộc địa nửa phong kiến.
Đồng thời nghiên cứu sâu sắc tiềm năng cách mạng ở thuộc địa, Hồ Chí
Minh cịn nhận thấy sức mạnh to lớn của chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam nói
riêng và các nước thuộc địa nói chung. Người đã chủ trương khơi dậy sức
mạnh dân tộc trong đấu tranh giải phóng dân tộc, Người xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân, tập hợp trong Mặt trận Dân tộc Thống nhất trên nền tảng
liên minh cơng - nơng làm nịng cốt.
Bên cạnh đó, xuất phát từ nhận thức “chủ nghĩa dân tộc là một động lực
lớn của đất nước”, yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt
Nam, Hồ Chí Minh cịn bổ sung thêm yếu tố chủ nghĩa yêu nước vào quy luật
ra đời của Đảng Cộng sản. Cùng với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
– Đảng chính trị ở một nước thuộc địa, Hồ Chí Minh còn đưa ra quan điểm
“Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân và
tồn thể dân tộc”. Q trình tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí
Minh cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đấu tranh bằng con
đường bạo lực cách mạng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Tuy
nhiên bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh là sự kết hợp chặt chẽ giữa bạo
lực chính trị và bạo lực vũ trang, giwuax lực lượng chính trị và lực lượng vũ
trang nhân dân, bạo lực nhưng bao trùm cả chủ nghĩa nhân văn cao cả, nhấn
mạnh đấu tranh chính trị cũng quan trọng, cần thiết như đấu tranh quân sự…
Có thể nói nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng
dân tộc ở thuộc địa với cách mạng vơ sản ở chính quốc; kêu goi, tập hợp, tổ
chức và đoàn kết mọi lực lượng có thể đồn kết được trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa đế quốc; xây dựng Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa vẫn
theo quy luật và những nguyên tắc chung, vừa có những đặc thù riêng; khẳng
định bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam; quan điểm về bạo lực cách mạng
đều là những quan điểm vô cùng sáng tạo của Hồ Chí Minh, là sự bổ sung lý
luận rất quan trọng vào học thuyết Mác – Lênin về cách mạng thuộc địa của
Hồ Chí Minh. Nhưng quan điểm đó soi sáng cho các dân tộc đang đấu tranh
giành độc lập ở các nước thuộc địa và phụ thuộc khác.
Hồ Chí Minh là nhà cách mạng sáng tạo. Sáng tạo ở Hồ Chí Minh
lng ln gắn liền với thực tiễn, coi thực tiễn là cơ sở để xây dựng lý luận
cách mạng. Có thể thấy rằng những cống hiến snags tạo của Hồ Chí Minh về
cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa dựa trên một học thuyết khoa học,
đó là chủ nghĩa Mác – Lênin. Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin
bằng trái tim, khối óc và bằng một phương phát tư duy biện chứng, thực hành
để sáng tạo thực tiễn. Nhờ vậy Người đã có một tầm nhìn vượt trội về cách
mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Nó làm cơ sở để khẳng định Hồ Chí
Minh khơng những bổ sung, làm phong phú lý luận Mác – Lênin mà còn phát
triển lý luận ấy bằng thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc ở chính
nước mình. Những cống hiến sáng tạo thực tiến lý luận ấy có cội nguồn từ
những giá trị văn hiến của dân tộc Việt Nam, ấy là chủ nghĩa u nước và tinh
thần dân tộc chân chính. Đó là một giá trị cộng gộp giúp Hồ Chí Minh có
được một động lực vĩ đại trên chặng đường đấu tranh cho hịa bình, dân chủ
và chủ nghĩa xã hội.
2. Bổ sung và phát triển kho tàng lịch sử quân sự hàng ngàn năm
của dân tộc Việt Nam.
Lĩnh vực hoạt động của Hồ Chí Minh rất rộng lớn, phong phú, nhiều
mặt, khơng chỉ chính trị mà cịn có kinh tế, qn sự, văn hóa, giáo dục,…
Khơng gian hoạt động của Người khơng chỉ ở Việt Nam, Đơng Dương mà
cịn ở nhiều nước thuộc địa các châu lục khác nhau. Thời gian hoạt động của
Người cũng trải dài trên nửa thế kỷ vào những thời điểm sôi động nhất của
lịch sử cách mạng Việt Nam và của đấu tranh giai cấp, dân tộc của thời đại
mới. Do đó, những sáng tạo, những đóng góp của Người vào kho tàng lý luận
cách mạng Việ Nam và thế giới là vô cùng phong phú.
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước lâu dài, dân
tộc Việt Nam có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, bất khuất.
Lịch sử quân sự của dân tộc Việt Nam bởi thế chứa đựng tư tưởng yêu nước
và chủ nghĩa anh hùng cách mạng rõ nét, nó được đặt trên nền móng của tinh
thần đoàn kết, cố kết cộng đồng các dân tộc, của tư tưởng “lấy dân làm gốc”
mà sau này Nguyễn Ái Quốc đã phát triển thành lý luận cách mạng: “chủ
nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước”. Xuất phát từ nhận thức này,
Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng đắn, hài hòa mối quan hệ giữa dân tộc và
giái cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc ở Việ Nam. Nhấn mạng tầm
quan trọng của vấn đề dân tộc trong cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí
Minh ln đặt vấn đề dân tộc lên trên vấn đề giai cấp. Đồng thời, Người
khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của tồn dân, trên cơ
sở phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc, lấy liên minh cơng nơng làm
nịng cốt. Người đã xây dựng thành công Mặt trận Dân tộc thống nhất - hình
thức, yếu tố vật chất của khối đồn kết dân tộc to lớn trong cách mnagj giải
phóng dân tộc. Những đóng góp này của Người đã củng cố tính bền vững của
tư tưởng đồn kết dân tộc, khẳng định giá trị vô giá và sức mạnh to lớn của tư
tưởng “thân dân” trong lịch sử, trong kho tàng lịch sử quân sự Việt Nam từ
hàng ngàn năm qua.
Kế thừa và phát triển truyền thống “hào hiếu”, “nhân nghĩa” của dân
tộc từ các cuộc đấu tranh giải phóng thời Bắc thuộc cho đến thời cận đại và
hiện đại, khi tiếp nhận tư tưởng cách mạng bạo lực của chủ nghĩa Mác –
Lênin, Hồ chí Minh khơng ngừng nhấn mạnh tính nhân văn, “nhân nghĩa”
trong cách mạng. Đó là tư tưởng gắn bạo lực cách mạng với phương pháp đấu
tranh bằng con đường hịa bình, tranh thủ mọi cơ hội để giành thắng lợi tránh
đổ máu, tránh tổn thất. Những tư tưởng này hình thành nên chủ nghĩa nhân
văn nhân đạo cộng sản của Hồ Chí Minh. Người chính là hiện thân của nhà
văn hóa đấu tranh cho độc lập, hịa bình, cho dân tộc, cho mỗi con người và
tồn thể nhân loại cần lao.
Những sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân
tộc đã trở thành đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá
trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Có thể nói, đây chính là biểu hiện rõ nét
nhất của việc Hồ Chí Minh bổ sung, làm phong phú kho tàng lịch sử, quân sự
của dân tộc Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân giành
chính quyền, Đảng khơng chỉ là đảng của giai cấp cơng nhân mà cịn là đảng
của nhân dân và toàn thể dân tộc. Cùng với sự bổ sung và phát triển chủ nghĩa
Mác – Lênin về việc thêm yếu tố phong trào yêu nước vào quy luật ra đời của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đưa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
trở thành lực lượng vật chất của phong trào cách mạng ở một nước thuộc địa.
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là người dẫn đường đã
đưa cách mạng Việt Nam đi tư thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thắng lợi của
cách mạng tháng Tám (1945) và kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1975) là
minh chứng sống động cho lý luận cách mạng của Hồ Chí Minh, tiếp nối
truyền thống dựng nước và giữu nước vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
3. Góp phần làm phong phú kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của
các nước anh em trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người, vì hịa
bình, tiến bộ của nhân loại.
Lịch sử phát triển của nhân loại là sự tiết nối các hình thái kinh tế xã
hội khác nhau, từ cộng sản nguyên thủy, chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ
phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và chế độ xã hội chủ nghĩa (cộng sản chủ
nghĩa). Trong tiến trình ấy nhân loại đã chứng kiến các cuộc cách mạng xã
hội nhằm xác lập những phương thức sản xuất mới, tiến bộ hơn. Các cuộc đấu
tranh giữa chủ nô với nô lệ, giữa địa chủ phong kiến với nông dân, giữa tư sản
với phong kiến địa chủ…phản ánh những mâu thuẫn đối kháng trong lòng xã
hội. Bước sang thế kỷ XVIII, hai trào lưu cách mạng, hai con đường cách
mạng đó là cách mạng tư sản và cách mạng vô sản giữu vị trí chủ đạo trong
hướng phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
khi chủ nghĩa đế quốc ra đời, cuộc đấu tranh giữa các thế lực đế quốc, thực
dân với các thuộc địatrở thành cuộc đấu tranh có quy mô rộng lớn, quy định
sự thắng thế của chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội. Cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trở thành cuộc cách mạng quy chiếu hai
hệ tư tưởng cách mạng lớn của thời đại, quyết định sự thắng lợi của con người
và xã hội lồi người. Chính trong thời kỳ này học thuyết Mác – Lênin – Học
thueets cách mạng và khoa học của mọi thời đại ra đời. Lý luận cách mạng
kinh điển của các nhà mácxít đã bước đầu phác họa những vấn đề cơ bản
nhất, đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.
Tuy nhiên, do hạn chế của lịch sử, các ơng chưa đánh giá đúng vị trí, vai trị
của cách mạng giải phóng dân tộc, gắn cách mạng giải phóng dân tộc với
cách mạng vơ sản và cách mạng thế giới trong mối quan hệ phụ thuộc, thụ
động. Hồ Chí Minh bằng những nghiên cứu khảo sát lý luận và thực tiễn sâu
sát đã đưa ra các quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc một cách hệ
thống và hoàn thiện. Hệ thống lý luận cách mạng đó của Người thể hiện sự
sáng tạo mang tính đột phá, bổ sung và phát triển lý luận cách mạng của thời
đại. Thắng lợi của cách mạng Tháng Tám (1945) ở Việt Nam là thắng lợi
bước đầu khẳng định tính đúng đắn của lý luận cách mạng giải phóng dân tộc
của Hồ Chí Minh. Nó là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiến, cũng là động lực cho
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phụ thuộc lúc bấy giờ.
Hồ Chí Minh là một trong những chiến sĩ tiên phong, kiên cường sáng
tạo nhất trong thế kỷ phi thực dân hóa. Những hoạt động cách mạng tích cực,
sáng tạo của Người đã thúc đẩy mạnh mẽ và góp phần tạo lập một xu hướng
đấu tranh mới cho các dân tộc bị áp bức ở khắp nơi trên thế giới – xu hướng
đấu tranh theo con đường cách mạng vô sản. Từ rất sớm Hồ Chí Minh đã lên
án và tố cáo mạnh mẽ chủ nghĩa thực dân ở tất cả các diền đàn thông qua
nhiều hình thức, phương thức khác nhau. Hồ Chí Minh viết “bản án chế độ
thực dân Pháp” (1925), phê bình Đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản
chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề thuộc địa. Đầu những năm 20 của thế kỷ
XX, Hồ Chí Minh nhấn mạnh trách nhiệm của giai cấp vơ sản ở chính quốc