HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
٭٭٭٭٭٭٭
ĐỀ TÀI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN
TỘC
Giáo viên hướng dẫn: Hà Mai Anh
Sinh viên thực hiện:
Thành Phố Hồ Chí Minh,ngày 03,tháng 11,năm 2009
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu …………………………………………………………………… 3
Chương mở đầu:Khái niệm,nguồn gốc hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh
I.Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh………………………………………………… 4
II.Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh………………………………………… 4
Chương I:Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
I.Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc……………………………………….8
II.Con đường giải phóng dân tộc-con đường cách mạng vô sản……………………10
III.Đảng cộng sản Việt Nam ra đời,nhân tố quyết định của cách mạng
giải phóng dân tộc……………………………………………………………… 12
IV.Vai trò và sức mạnh của yếu tố dân tộc trong tư tưởng cứu nước của
Hồ Chí Minh…………………………………………………………………… 15
V.Liên minh công nông tri thức là nền tảng của mặt trận………………………… 16
VI.Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con
đườngcách mạng bạo lực…………………………………………………………20
1
Kết luận……………………………………………………………………… 23
LỜI NÓI ĐẦU
Lâu nay ,tên tuổi Hồ Chí Minh đã trở nên gần gũi thân thiết đối với hàng trăm
triệu người trên thế giới.Hồ Chí Minh là con người Việt Nam ưu tú điển hình của mọi
thời đại.Suốt cuộc đời hoạt động,Người đã dành phần lớntâm tư và sức lực cho sự nghiệp
vĩ đại là tìm racon đường cách mạng giải phóng dân tộc.Đây cũng là một trong những tư
tưởng lớn của Hồ Chí Minh.
Bài tiểu luận:“Cách mạng giải phóng dân tộc-tư tưởng vĩ đại của những tư tưởng
lớn” sẽ trình bày một cách tương đối có hệ thống về đề tài Cách mạng giải phóng dân tộc
trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Qua 3 chương của bài tiêu luận,chúng tôi đã nêu lên được sự cống hiến của Hồ Chí
Minh trong việc làm phong phú thêm những vấn đề lớn trong kho tàng lý luận của chủ
nghĩa Mác-Lê Nin như về vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc
Tuy nhiên,vấn đề chúng tôi đề cập đến có nội dung lý luận rất lớn,nên bài tiểu luận
không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định.Vì thế chúng tôi mong muốn nhận
được ỵ kiến đóng góp từ giảng viên và tất cả các ban đọc.Xin chân thành cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh,ngày 03,tháng 11,năm 2009
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
KHÁI NIỆM,NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I.KHÁI NIỆM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Theo kết quả nghiên cứu đạt được trong những năm qua có thể bước đầu định nghĩa tư
tưởng Hồ Chí Minh như sau:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thông các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam,từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách
2
mạng xã hội chủ nghĩa,là kết quả vạn dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lê Nin
vào điều kiện cụ thể của nước ta,đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời
đại nhằm giải phóng dân tộc,giả phóng giai cấp và giải phóng con người.
II.CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.Cơ sở khách quan
1.1.Điều kiện lịch sử xã hội
-Bối cảnh xã hội Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có nhiều biến động.trong nước
chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành một số chính sách đối nội đối ngoại bảo thủ phản
động:tăng cường đàn áp bóc lột nhân dân.Triều đình nhà Nguyễn bạc nhược đã lần lượt
ký kết các hiệp ước đầu hang thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên đất nước ta.
Đến cuối thế kỉ XIX các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu”Cần Vương”do các
sĩ phu văn than lãnh đạo cuối cùng cũng thất bại.điều này chứng tỏ hệ tư tưởng phong
kiến đã lỗi thời trước hoàn cảnh hiệm vụ của kịch sử.
Sự khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã khiến cho xã hội Việt Nam có sư phân hóa
và chuyển biến rõ rệt,giai cấp công nhân,tiểu tư sản và tư sản xuất hiện tạo ra tiền đề bên
trong phong trào yêu nước giải phóng dân tộc.
Phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc các sĩ phu yêu nước tiên bộ tiêu biểu như
Phan Bội Châu ,Phan Châu Trinh đã tổ chức vận đông cuộc đấu tranh yêu nước chống
Pháp.Song chủ trương của hai bậc tiền bối đều đã thất bại.Còn con đường của Hoàng Hoa
Thám thì mang nặng”cốt cách phong kiến”chưa phải là hương đi đúng đắn.Từ đó,phong
trào yêu nước của nhân dân ta muốn thắng lợi thì cần có một con đường mới.
-Hoàn cảnh thế giới bấy giở.
Lịch sử thế giới trong giai đoạn này cũng đang có nhứng biến đổi hết sức to lớn.Chủ
nghĩ tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang độc quyền và thống trị trên phạm
vi toàn cầu.Chủ nghĩa đế quốc đã trở thành kẻ thù chung của nhân dân thuộc địa.
Các cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước tư bản chủ nghĩa cuối thế kỉ XIX
đầu thế kỉ XX đã dẩn đến một cao trào cách mạng thế giới và đỉnh cao là cách mạng
tháng Mười Nga 1917.
Cuộc cách mạng này đã lật đổ nhà nước tư sản, thiết lâp chính quyền Xô Viết-mở ra
mọt kỉ nguyên mới cho lịch sử loai người và đã thức tỉnh các dân tộc châu Á cũng như
toàn thế giới.Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã dẫn đến sự ra đời của Liên
bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết(1922).Tiếp đó là sự ra đời của quốc tế Cộng
sản(3-1919) đã làm cho phong trào công nhân ở các nước có được mối quan hệ mật thiết
với nhau cùng đấu tranh chông chủ nghĩa đế quốc.
1.2.Những tiền đề về tư tưởng lý luận
- Giá trị truyền thông của dân tộc.
Những giá trị truyền thông hết sức đặc sắc và cao quý của dân tộc Việt Nam đã được
hình thành từ lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời và trở thành tiên đề tư tưởng xuất
phát hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.Đó là truyền thông yêu nước kiên cường bất
khuất,long nhân nghĩa,là ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn thư thách,thông minh ,tài
sáng tạo.
3
Chủ nghĩa yêu nước là truyên thống tư tưởng tình cảm cao quý nhất.Chính sức mạnh
của chủ nghĩa yêu nước đã thúc dục Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước đấu
tranh giải phóng dân tộc.Cũng chính từ thực tiển đó Hồ Chí Minh đã đúc kết thành chân
lý”dân ta có một làng nồng nàn yêu nước.Đó là truyền thống quý báu của ta.Từ xưa đến
nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi,nó kết thành một làn sóng vô
cùng mạnh mẽ ,to lớn,nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn,nó nhấn chìm tất cả lũ bán
nước và cướp nước”
- Tinh hoa văn hóa nhân loại
Đó là sư kết hợp giữa các giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông với thành tựu
văn hóa phương Tây để góp phần hình thành nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh.
Văn hóa phương Đông đối với Hồ Chí Minh là sự chắt lọc lấy những gì tinh túy nhất
trong các học thuyết triết học,trong tư tưởng của Lảo Tử,Mặc Tử,Quản Tử Người còn
tiếp thu những mặt tích cực của Nho Giáo.Về Phật Giáo,Hồ Chí Minh tiếp thu va fchiuj
ảnh hưởng sâu sắc các tư tưởng vị tha,từ bi bác ái,cứu khổ cứu nạn,thương người là nếp
sống có đạo đức trong sạch,giản dị.Không những thế Người còn tiếp tục tìm hiểu chủ
nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn .
Cùng với tư tưởng triết học phương Đông,Hồ Chí Minh còn nghiên cứu tiếp thu ảnh
hưởng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây.Nhìn chung lại,trên hành trình
yêu nước Hồ Chí Minh đã tự làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại.Cùng
với đó là sự suy nghĩ,lựa chọn ,kế thừa,đổi mới vân dụng và phát triển.
- Chủ nghĩa Mác-Lê Nin
Hồ Chí Minh đã tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê Nin trên nền tảng của tri thức văn hóa tinh
túy được chắt lọc và một vốn chính trị,hiểu biết vô cùng phong phú được Người tích lũy
qua thực tiễn hoat động đấu tranh vì mục tiêu giải phóng dân tộc khọi áp bức nô lệ.
Từ những nhân thức ban đầu về chủ nghĩa Lê Nin,Hồ Chí Minh đã tiến dần tới những
nhận thức “lý tính”trở lại nghiên cứu Mác sâu sắc hơn đẻ rồi tiếp thu học thuyết của họ
một cách có chọn lọc,không sao chép giáo điều.Người tiếp thu bằng cách nắm lấy tinh
thần bản chất để vân dụng vào thục tiễn cách mạng Việt Nam.
2.Cơ sở chủ quan
- Khả năng tư duy và trí tuệ thiên tài của Hồ Chí Minh .
Suốt những năm tháng hoạt động bôn ba trên thế giới Người đã không ngừng quan
sát,nhận xét thực tiễn,làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình để tạo dựng nên những
thành công trong lĩnh vực hoạt động lý luận của Người sau này.
Trong quá trình tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh đã khám phá ra các quy luật vận
động xã hội đời sống văn hóa và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể
khái quát thành lý luận và vận dụng vào thực tiễn.Nhờ vậy mà lý luận của Người mang
tính khách quan,cách mạng và khoa học.
- Phấm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn
Phẩm chất và tài năng đó được biểu hiện trước hết ở tư duy đối lập,tự chủ sáng tạo
với sự sáng suốt tinh tường của Người.Phẩm chất và tài năng ấy cũng được thể hiện ở
bản lĩnh kiên định,kiêm tốn,giản dị,ham học hỏi của Người.Hồ Chí Minh vì thế đã trở
thành anh hung giải phóng dân tộc,lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi.
4
Người còn là một nhà yêu nước chân chính,một chiến sĩ nhiệt thành với cách
mạng,một trái tim yêu nước thương dân,sẵn sang hi sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc.Hồ
Chí Minh cùng với tư tưởng của Người đã trở thành tư tưởng Việt Nam hiện đại của mọi
thế hệ hôm nay và mai sau.
CHƯƠNG I.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG
GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
I.MỤC TIÊU CỦA CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
1.Tính chất,nhiệm vụ của cách mạng giải phóng dân tộc
Sau một quá trình tìm hiểu và phân tích,Hồ Chí Minh đã nhận thấy sự phân hóa giai
cấp ở các nước thuộc địa phương Đông không giống như ở các nước tư bản phương
Tây.Các giai cấp ở thuộc địa đều có chang một số phận giống nhau là mất nước,chịu làm
nô lệ,nếu như mâu thuẫn ở các nước tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản
và giai cấp tư sản thì mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương Đông là mâu
thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân.
Hồ Chí Minh đã phân tích:“xã hội phương Đông ,Ấn Độ hay Trung Quốc xét về mặt
cấu trúc kinh tế không giống các xã hội phương Tây thời trung cổ cũng như thời cận
đại,và đấu tranh giai cấp không quyết liệ bằng ở đây”.Do mâu thuẫn chủ yếu khác nhau
nên tính chất cuộc đấu tranh cách mạng cũng khác nhau,nếu như ở các nước tư bản chủ
nghĩa phải tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp thì ở các nước thuộc địa trước hết phải tiến
hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh,giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu,trên hết,trước
hết của cách mạng Việt Nam. Giải phóng dân tộc,xét về thực chất là đánh đổ ách thống
5
trị,áp bức,xâm lược của đế quốc thực dân giành độc lập dân tộc,hình thành nhà nước dân
tộc,độc lập và tự do lựa chọn con đường phát triển của dân tộc phù hợp với xu thế phát
triển của thời đại,tiến bộ xã hội.Yêu cầu bức thiết của nhân dân các nước thuộc địa là độc
lập dân tộc,trong phong trào cộng sản quốc tế có quan điển cho rằng “vấn đề cơ bản của
cách mạng thuộc địa là vấn đề nông dân”. Và chủ trương vấn đề ruộng đất,nhấn mạnh
đấu tranh giai cấp
Ở các nước thuộc địa nông dân là nạn nhân chính của chính sách khai thác thuộc
địa,bóc lột tô thuế và cướp đoạt ruộng đất,vì thế kẻ thù số một của nông dân là bọn đế
quốc thực dân.
Mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa là mâu thuẫn dân tộc,quy định tính chất và nhiệm vụ
hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa là giải phóng dân tộc.Trong tác phẩm “Đường cách
mệnh”Nguyễn Áí Quốc đã nhấn mạnh tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là
giải phóng dân tộc,Người nói rõ: “giai cấp nông dân là số lượng lớn nhất trong dân tộc
nên giải phóng dân tộc chủ yếu là giải phóng nông dân,nông dân có yêu cầu về ruộng
đất.Khi tiến hành đánh đổ chủ nghĩa đế quốc,yêu cầu đó cũng phần nào được đáp ứng vì
ruộng đất của bọn đế quốc và tay sai sẽ thuộc về nông dân.Đế quốc và tay sai là kẻ thù số
một của nông dân,lật đổ chế độ thuộc địa là nguyện vọng hàng đầu của nông dân.Tính
chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam càng được thể hiện rõ hơn trong Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Áí Quốc soạn thảo.Tại hội nghị lần thư 8 ban
chấp hành trung ương Đảng(5-1941) do Hồ Chí Minh chủ trì đã quyết định thành lập mặt
trận Việt Minh thực hiện đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh công-nông,giương cao
ngọn cờ giải phóng dân tộc,nhấn mạnh đó là nhiện vụ bức thiết nhất,chủ trương tạm gác
khẩu hiệu cách mạng ruộng đất và chỉ tiến hành nhiêm vụ đó ở một mức độ nhất
định,thích hợp nhằm phục vụ cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc.Trong kháng chiến chống
thực dân Pháp,Người cũng đã nêu rõ và khẳng định “trường kì kháng chiến nhất định
thắng lợi,thông nhất,độc lập nhất định thành công”.Đó không những là quyết tâm mà còn
là nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam bấy giờ.
2.Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc
Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là đấu tranh giành độc lập dân tộc đưa đất nước đi
lên chủ nghĩa xã hội.
Từ khi Nguyễn Áí Quốc tìm ra con đường cứu nước,tin tưởng vào chủ nghĩa
Mac_Lênin và quốc tế thứ 3 thì mục tiêu giải phóng dân tộc ngày càng được thể hiện rõ
hơn.mục tiêu cấp thiết của câchs mạng thuộc địa chưa phải là giành quyền lợi riêng biệt
cũa mổi giai cấp mà quyền lợi chung của toàn dân tộc.đó là những mục tiêu của chiến
lược đấu tranh dân tộc,phù hợp với xu thế của mỗi thời đại cách mạng chống đế quốc.
Tuy nhiên do những hạn chế trong nhận thức và thực tiễn của cách mạng thuộc đia,lại
chịu ảnh hưởng của tư tưởng giáo điều,tả khuynh nhấn mạnh chiều đấu tranh giai cấp.hội
nghị lần thứ nhất ban chấp hành trung ương đảng(10/1930) đả phê phán những quan điểm
của Nguyển Áí Quốc,nhưng với bản lĩnh cách mạng kiên cường bám sát thực tiễn Viêt
Nam,kiên quyết chống giáo điều,tại Hội nghị lần thứ Tám ban chấp hành Trung Ương
Đảng chủ trương thay đổi chiến lược từ nhấn mạnh đấu tranh giai cấp sang đấu tranh giải
phóng dân tộc,hội nghị khẳng định cuộc cách mạng Đông Dương là hiện tại không phải
là cuôc cách mạng tư sản dân quyền,cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề:phản đế
6
và điền địa nữa mà là cuộc cách mạng chỉ giải quyết một vấn đề cần thiết “dân tộc giải
phóng” vậy thì cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiên tại là một cuộc cách
mạng giải phóng”.
Cuối cùng thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 cũng như thắng lợi năm 1975
đã khẳng định dược đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn và tư tưởng độc lập,tư do của
Hồ Chí Minh.đem lại kết quả vô cùng ý nghĩa cho cách mạng Việt Nam.
II.CON ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC-CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN
1.Con đường cứu nước của thế hệ đi trước
Giửa thế kỈ XX,chế độ phong kiến ở Việt Nam,do triều đình nhà Nguyễn đại diện,đang
trong quá trình khủng hoảng trầm trọng và suy vong,biểu hiện cụ thể và tập trung là sự
bộc phát kịch liệt của chiến tranh nông dân trên phạm vi cả nước.
Sau một quá trình điều tra lâu dài,sáng ngày 1/9/1958 thực dân Pháp đả nổ súng xâm
lược Viêt Nam.
Trước sự xâm lược trắng trợn đó,đòi hỏi giai cấp phong kiến cầm quyền phải có trách
nhiệm bảo vệ nền độc lập của dân tộc.Nhưng ngay từ đầu giai cấp đó đã trở nên hèn nhát
và bất lực,nhanh chóng phân hóa,từng bước nhượng bộ,để cuối cùng đầu hàng toàn bộ.
Đối với thái độ triều đình nhà Nguyễn,nhân dân cả nước đã sôi nổi vùng dậy chống
giặc ngay nhửng ngay đầu khi chúng xâm phạm bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc.Phong
trào nhân dân kháng chiến ngày một dâng cao trong đó yêu cầu chặt chẽ hai nhiệm vụ
chống đế quốc và chống phong kiến ngày càng trở nên cần thiết và tất yếu.với bản hiệp
ước ô nhục được kí kết ngày 6/6/1884 triều đình nhà Nguyễn vì lợi ích riêng ích kỉ,thiển
cận giai cấp sợ mất ngôi hơn là sợ mất nước,đã nhượng bộ và thỏa hiệp với đế quốc,cấu
kết với đế quốc chống lại nhân dân đứng lên chống đế quốc đế cưu nước.
Vượt lên tình hình bất lợi đó,nhân dân ta vân anh dũng đứng lên đẩu tranh,phong trào
Cần Vương(1885-1896) dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước chống thực dân Pháp
trở nên rầm rộ trong cả nước kéo dài gần trọn 20 năm cuối thế kỉ XIX nói về phong trào
cần vương,đồng chí Lê Duẩn đả vạch rõ”một bộ phận của phong kiến,một số sỉ phu trí
thức thấy rõ quyền lợi của phong kiến chỉ là quyền lợi làm tay sai cho đế quốc,nên đã
đứng lên chống đế quốc pháp,nhưng tinh thần phản đế cứu nước mạnh mẽ trong tầng lớp
này không phải căn bản dưa trên sinh lực một phần nào đó của chế độ phong kiến còn sót
lại,mà chính là tinh thần độc lập của dân tộc,cơ sở văn hóa ngàn năm của dân tộc,đang
sinh sống trong những người trí thức dân tộc,trong quần chúng lao động bôt phát dưới
ngọn cờ Cần Vương”.
Nhưng các sĩ phu cuối thế kỉ XIX như Phan Đình Phùng,Ngô Xuân Ôn, Nguyễn Thiện
Thuật, Ngô Quang Bích tuy giàu lòng yêu nước căm thù sâu sắc bọn Pháp xâm lược,
đều xuất than tứ giai cấp phong kiến đả mất vai trò lịch sử nên không có thời gian thống
nhất toàn bộ đấu tranh dân tộc về một mối.cũng trong các thời kì đó bên cạnh các phong
trào do họ cầm đầu vẩn có các cuộc đấu tranh tự giác của nông dân,với đỉnh cao là của
nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo(1885-1913).
Cuối cùng phong trào đấu tranh vũ trang cuối thế kỉ XIX của nhân dân ta đã bị dập tắt
trong biển máu.kẻ thù trên đà thăng thê nhưng vẫn kinh hoàng,nhìn nhận mọt thực tế vô
cùng nguy hiểm đối với chúng: “chúng ta không biết rằng việt nam là một dân tộc kiên
cường ,gắn bó với lịch sử riêng của mình,với những thể chế riêng và thiết tha với nền độc
7
lập của mình.chúng ta không biết rằng trong các thế kỉ trước việt nam chưa bao giờ chịu
khuất phục trước kẻ xâm lược,tình trạng của chúng ta là rất đổi khủng khiếp,vì chúng ta
phải đương đầu với một dân tộc thống nhất mà ý thức dân tộc của họ không hề bị suy
yếu”.
Sự thất bại đau thương của các phong trào trên bộc lộ một tình trạng khủng hoảng trầm
trọng về sự lãnh đạo,những sỉ phu yêu nước chống thực dân pháp cuối thế kỉ XIX bị điều
kiện giai cấp và giai cấp hạn chế,nên trong khi dựng cơ khởi nghĩa cứu nước,họ vẩn
mang ngọn cờ phong kiến đả suy đồi,không còn tiêu biểu cho dân tộc,một chế độ phong
kiến dù độc lập,với những điều kiện lịch sử của Việt Nam lúc đó thì không còn thích hợp
nữa.Vì vậy chỉ sau một thời kì phát triển bồng bột buổi đầu,phong trào đã dần dần trở nên
rời rạc,lẻ tẻ và cuối cùng tan rã.Nó tuyệt nhiên không có điều kiện mở rộng để phát triển
thành một cao trào cách mạng sôi nổi,khả dĩ đánh đổ được bọn đế quốc xâm lược,lật đổ
được bạn phong kiến tay sai để khôi phục được nền độc lập của dân tộc và mang lại
ruộng đất cho nông dân.Phong trào đấu tranh vũ trang cuối thế kỉ XIX thất bại đã kết thúc
thời kì xâm lược và “bình định” của giăc Pháp tại Việt Nam.
Thế kỉ XX mở màn chà đạp lên gót dày còn rỉ máu của phong trào kháng chiến của
nhân dân ta vừa thất bại,bọn tư bản Pháp bắt tay ngay vào việc khai thác bóc lột để biến
Việt Nam thành thuộc địa bảo đảm lợi nhuận cao nhất cho chúng.Đợt khai thác bóc lột
thuộc địa Việt Nam lần thứ nhất bắt đầu trên quy mô cả nước,với một tốc độ nhanh,có
tính hệ thống,đã gây nhiều biến đổi cho cách mạng Việt Nam về các mặt.Một phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới hình thái thực dân đã được du nhập vào nước ta,đồng
thời quan hệ bóc lột phong kiến vẫn được duy trì ở nông thôn,cơ cấu xã hội bắt đầu thay
đổi nhưng lực lượng xã hội mới hình thành và phát triển cùng với sự phân hóa giai cấp
cũ,bộ mặt các thành thị cũng đổi khác,kéo theo luôn sự thay đổi của ý thức xã hội,của đời
sống con người.
Như vậy là, vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà cách mạng có
xu hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với học thuyết cách mạng của chủ
nghĩa Mác - Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản. Từ đó, Người quyết tâm
đưa dân tộc Việt Nam đi theo con đường đó.
2.Con đường giải phóng dân tộc-con đường cách mạng vô sản
8
Thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế ki XIX
đầu thế kỷ XX chứng tỏ rằng, những con đường giải phóng dân tộc phong kiến hoặc tư
tưởng tư sản là không đáp ứng được yêu cầu khách quan là giành độc lập, tự do của dân
tộc do lịch sử đặt ra. Hồ Chí Minh rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng
Người không tán thành các con đường cứu nước ấy, mà quyết tâm ra đi tìm một con
đường cứu nước mới.
Tháng 7-1920, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn
đề thuộc địa của V.I. Lênin, Người thấy "tin tưởng, sáng tỏ và cảm động". Người khẳng
định: "Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta"
1
. Người
đã tìm thấy trong lý luận của V.I. Lênin một con đường cứu nước mới: con đường cách
mạng vô sản.
Đầu năm 1923, trong Truyền đơn cổ động mua báo Người cùng khổ (Le Paria), Người
viết: "Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân
biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất,
việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc "
2
.
Như vậy là, vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà cách mạng có
xu hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với học thuyết cách mạng của chủ
nghĩa Mác - Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản. Từ đó, Người quyết tâm
đưa dân tộc Việt Nam đi theo con đường đó.
Con đường cách mạng vô sản, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, bao hàm những nội
dung chủ yếu sau:
- Tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và dần dần từng bước "đi tới xã hội cộng sản".
- Lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân mà đội tiền phong của nó là Đảng
Cộng sản.
- Lực lượng cách mạng là khối đoàn kết toàn dân, nòng cốt là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và lao động trí óc.
- Sự nghiệp cách mạng của Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới,
cho nên phải đoàn kết quốc tế dưới ngọn cờ tư tưởng
III.ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI,MỘT NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH CỦA
CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Lịch sử nước ta từ khi đế quốc Pháp xâm lược đầu những năm 1920 đã chứng kiến hơn
300 cuộc đấu tranh hết sức anh hùng của dân tộc ta chống đế quốc Pháp xâm lược.Nhưng
cuối cùng đều không giành được thắng lợi vì chưa có một đường lối cứu nước đúng đắn.
1.Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
Trong vòng 7 tháng,từ ngày 17-06-1929 đến ngày 01-01-1930,ở nước ta đã xuất hiện 3
tổ chức cộng sản:Đông Dương cộng sản Đảng,An Nam cộng sản Đảng và Đông Dương
cộng sản liên đoàn.Các tổ chức cộng sản ra đời là hợp với xu thế phát triển tất yếu của
lịch sử dân tộc và thời đại.
Sau khi ra đời,3 tổ chức cộng sản đã có sự tranh giánh ảnh hưởng,tranh giành quần
chúng và công kích lẫn nhau.Đây là mâu thuẫn trong quá trình phát triển đi lên của phong
trào cộng sản Việt Nam.Tình hình ấy phản ánh sự ấu trĩ và khuynh hướng biệt phái,tiểu tư
sản.Trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở thuở ban đầu Đông Dương
cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng đã nhiều lần trao đổi thư từ để giải quyết
9
những bất đồng những vẫn không giải quyết được.Đông Dương cộng sản lien đoàn chưa
có ban chấp hành Trung ương của lien đoàn.
Những người cộng sản và những người yêu nước chân chính đều nhận thấy cần phải
sớm khắc phục hiện tượng này:thành lập một Đảng cộng sản thống nhất thực sự mác
xít,leninnit để lãnh đạo cách mạng tiến lên giành thắng lợi
Trước tình hình ấy,quốc tế cộng sản đã gửi thư cho những người cộng sản ở Đông
Dương yêu cầu thống nhất lại thành một Đảng duy nhất.Bức thư nêu rõ:”cho tới nay quá
trình thành lập một Đảng cộng sản là rất chậm so với sư phát triển của phong trào cách
mạng Đông Dương.Việc thiếu một Đảng cộng sản duy nhất trong lúc phong trào quần
chúng công nhân và nông dân ngày càng phát triển,đã trở thành một điều nguy hiểm vô
cùng cho tương lai trước mắt của cuộc cách mạng ở Đông Dương”.Trong thư còn nêu
rõ:”nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất cua tât cả những người công sản Đông
Dương là thành lập một Đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản,nghĩa
là một Đảng cộng sản có tính quần chúng ơ Đông Dương.Đảng đó phải chỉ có một và là
tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương.
Từ ngày 06-01 đến ngày 07-02-1930 hội nghị hợp nhất được tiến hành tại nhà một
người công nhân lao động nghèo ở bán đảo Cửu Long gần Hương Cảng.
Tham dự hội nghị có hai đại biểu của Đông Dương cộng sản Đảng là Trịnh Đình Cửu
và Nguyễn Đức Cảnh và hai đại biểu của An Nam cộng sản Đảng là Nguyễn Thiệu và
Châu Văn Liêm.Đông Dương cộng sản lien đoàn vì thaanhf lập muộn hơn nên không kịp
cử đại biểu đến dự.Hội nghị tiến hành dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc,đại
biểu của quốc tế cộng sản.
Sau một quá trình làm việc khẩn trương các đại biểu đã hoàn toàn nhất trí tán thành ý
kiến của đồng chí Nguyễn Ái Quốc về thong nhất các Đảng phái hiện có trong nước
thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Hồ Chí Minh đã xây dưng được một đảng cách mạng tiên phong,phù hợp với thực tiễn
Việt Nam,gắn bó với nhân dân,với dân tộc,một lòng phụng sự nhân dân,được nhân
dân,được dân tộc thừa nhận là đọi tiên phong của mình.
Theo Hồ Chí Minh,Đảng cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân,của nhân
dân lao đọng và của dân tộc Việt Nam.Kết hợp với lý luận Mác-Lê Nin về Đảng Công
Sản với thực tiễn cách mạng Việt Nam,Hồ Chí Minh đã vân dụng và phát triển sang tạo
chủ nghĩa Mác-LêNin trên một loạt vấn đề về cách mạng giải phóng dân tộc,xây dựng
nên một lý luận cách mạng giải phóng dân tộc.Hồ Chí Minh cho rằng Đảng cộng sản Việt
Nam là “Đảng của giai cấp vô sản” đồng thời là “Đảng của dân tộc Việt Nam”.Khi khẳng
định Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam Hồ
Chí Minh đã nêu một luân điểm quan trọng bổ sung thêm cho lý luận của chủ nghĩa Mác-
LêNin về Đảng cộng sản định hướng cho việc xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam thành
một Đảng có sự gắn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân,với nhân dân lao động và cả dân
tộc Việt Nam.
Ngay từ khi mới ra đời, đảng do Hồ Chí Minh sáng lập đã quy tụ được lực lượng và
sức mạnh của toàn bộ giai cấp công nhân và cả dân tộc Việt Nam.Đó là một đặc điểm và
đồng thời là một ưu điểm của Đảng.Nhờ đó ngay từ khi mới ra đời,Đảng đã nắm ngọn cờ
10
lãnh đạo duy nhất đối vởi cách mạng và trở thành nhân tố hàng đầu bảo đảm mọi thắng
lợi của cách mạng Việt Nam.
2.Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Với tư tưởng độc lập tự chủ tự lực tự cường và với nhãn quan chính trị mẫn cảm,sắc
bén,Hồ Chí Minh đã vận dụng đường lối của Quốc tế cộng sản một cách sang tạo vào
điều kiện nước ta.Những đường lối quan điểm chiến lược và sách lược cách mạng đúng
đắn,sáng tạo của Người đã được thể hiện trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Về đánh giá tình hình và tính chất cách mạng Việt Nam,cương lĩnh đầu tiên của Đảng
đã phân tích sâu sắc tính chất xã hội nước ta là một nước thuộc đia,nửa phong kiến.Trong
xã hội đó nổi bật lên hai mâu thuẩn cơ bản ngày càng gay gắt.đó là mâu thuẩn giữa dân
tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân đông đảo,chủ
yếu là nông dân với địa chủ phong kiến.
Muốn giải quyết mâu thuẩn đó,mở đường cho dân tộc ta đi đến tự do,hạnh phúc nhân
dân ta phải tiến hành đấu tranh cách mạng đánh đổ hai đối tượng của cách mạng là:đánh
đổ đế quốc thực dân pháp giành độc lập dân tộc và đánh đuổi giai cấp địa chủ,thực hiện
khẩu hiệu”người cày có ruộng” giải quyết vấn đề yêu cầu ruộng đất cho nông dân.
Về mục tiêu và mục đích của cách mạng cương lĩnh thể hiện ở hai cấp độ cho một cuộc
cách mạng vô sản ở nước thuộc địa.Ở giai đoạn đầu,mục tiêu của nó là tiến hành cách
mạng chính trị lật đổ ách thống trị của đế quốc và tay sai của chúng,giành độc lập tự do
dân chủ cho nhân dân,Mục đích cuối của cách mạng là”đi tới xã hôi công sản”
Theo Hồ Chí Minh,cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên xã hội chủ nghĩa liên
quan mật thiết nội tại với nhau,ảnh hưởng và thúc đẩy lẫn nhau ,cuộc vận động trước
thành công làm tiền đề cho cuộc vận động sau thắng lợi.đó là cuộc vận động giải phóng
dân tôc về mặt chính trị và cuộc vận động giải phóng dân tộc về kinh tế.
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng là ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong
cách mạng Việt Nam.Cương lĩnh đả trả lời đúng những vấn đề cấp bách mà phong trào
cách mạng Việt Nam đặt ra.Nó là vũ khí sắc bén chống lại những tư tưởng và hành động
trái với chủ nghỉa Mác_Lênin tính cách mạng triệt để chứa đựng trong cương lĩnh là sự
phát triển tiếp tục luận điểm nổi tiếng của Hồ Chí Minh từ gần mười năm trước khi thành
lập Đảng”chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc”.Cả hai cuộc
giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa công sản và cuộc cách mạng thế
giới.
IV.VAI TRÒ VÀ SỨC MẠNH CỦA YẾU TỐ DÂN TỘC TRONG TƯ TƯỞNG CỨU
NƯỚC CỦA HỒ CHÍ MINH
1.Yếu tố dân tộc trong cách mạng Việt Nam
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-LêNin đã chỉ rõ mối quan hệ không thể tách rời
giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp,cũng như giữa dân tộc và dân chủ.Song căn cứ
tình hình ở các nước tư bản phương Tây giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX mà
Mác,Ăngghenc cũng như LêNin đều coi trọng yếu tố giai cấp hơn,đều lấy sự nghiệp giải
phóng giai cấp vô sản làm nhiệm vụ trung tâm và điều kiện cho sự nghiệp giải phóng dân
tộc và thuộc địa,Mác,Ăngghen viết: “hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình
11
trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng bị xóa bỏ.Khi mà sự đối kháng giữa các giai
cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời
mất theo”.
Vận dụng học thuyết cách mạng vô sản của Mác vào hoàn cảnh chủ nghĩa tư bản đã
phát triển thành chủ nghĩa đế quốc và từ thực tiễn phong trào cách mạng thuộc địa những
năm đầu thế kỉ XX,LêNin đã chú ý nhiều hơn đến vấn đề dân tộc.Tại đại hội lần thứ II
của Quốc tế Cộng sản(1920),LêNin đề xuất thay danh từ “dân chủ tư sản” bằng “dân tộc
cách mạng”.Theo ông,ý nghĩa của việc thay thế ở chổ những người cộng sản phải ủng hộ
và chỉ ủng hộ những phong trào giải phóng có tính chất tư sản trong các nước thuộc
địa.Nhưng với 2 điều kiện:một là,phong trào đó thực sự cách mạng;hai là,những lãnh tụ
của phong trào đó không ngăn cản những người cộng sản tuyên truyền,giáo dục và tổ
chức quần chúng theo tinh thần cách mạng.LêNin chỉ rõ: “nếu không có được những điều
kiện như thế thì những người cộng sản ở trong nước đó phải đấu tranh chống giai cấp tư
sản cải lương,trong đó có cả những anh hùng của quốc tế II”.Căn cứ vào 2 điều kiện đó
mà LêNin đã ủng hộ và giúp đỡ Tôn Dật Tiên và cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc.Đại
hội lần thứ VI Quốc tế cộng sản (1928) đã tổng kết phong trào cách mạng thuộc địa và
khẳng định yếu tố dân tộc có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình cách mạng của tất cả
các nước thuộc địa và nửa thuộc địa.
Để phát huy yếu tố dân tộc khi thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam,Người chủ trương
đoàn kết tất cả các giai cấp cách mạng,các lực lượng và các cá nhân yêu nước dưới sự
lãnh đạo của Đảng đấu tranh chống đế quốc và tay sai,giải phóng dân tộc để tới xã hội
cộng sản.
2.Yếu tố dân tộc là một động lực lớn của cách mạng Việt Nam
Trong khi nhiều người cộng sản thì phê phán chủ nghĩa dân tộc,đánh giá chủ nghĩa dân
tộc là sản phẩm và thành quả của giai cấp tư sản thì từ 1924,Hồ Chí Minh đã viết: “chủ
nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước”.Bằng câu nói đó,Người đã phân biệt chủ
nghĩa dân tộc của các dân tộc thuộc địa và chủ nghĩa dân tộc tư bản.Theo Hồ Chí
Minh,các dân tộc thuộc địa bị chủ nghĩa tư bản đế quốc tước mất quyền độc lập tự
do,tước mất quyền làm người.Vì thế họ phải đấu tranh giành lại cái mà họ bị tước
đoạt.Khái niệm “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”mà Người dùng để đối
lập với chủ nghĩa dân tộc mà chủ nghĩa tư bản thường rêu rao.Người viết: “Chính nó đã
gây nên cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908,nó dạy cho người culi biết phản đối,nó làm
cho người nhà quê phản đối ngầm trước thuê tạp dịch và thuế muối.Cũng chủ nghĩa dân
tộc đã luôn luôn thúc đẩy các nhà buôn An Nam cạnh tranh với người Pháp và người
Trung Quốc;nó đã thúc dục thanh niên bãi khóa,làm cho những nhà cách mạng trốn sang
Nhật Bản và làm vua Duy Tân mưu tính khởi nghĩa năm 1917”.
Theo Hồ Chí Minh chủ nghĩa dân tộc đồng nghĩa với chủ nghĩa yêu nước,chủ nghĩa
dân tộc chân chính,cần được khơi dậy và phát huy theo tinh thần vô sản.Người dự báo
“nhất định chũ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế.”
V.LIÊN MINH CÔNG NÔNG TRI THỨC LÀ NỀN TẢNG CỦA MẶT TRẬN
1.Liên minh công nông và đôi ngũ trí thức trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân
12
Đảng Cộng Sản vạch ra cương lĩnh đúng là vấn đề có ý nghĩa quyết định hàng đầu đối
với thắng lợi của cách mạng.Song,muốn đưa cách mạng đến thắng lợi hoàn toàn,Đảng
còn phải xây dựng lực lượng cách mạng hùng hậu,mà trong đó quan trọng hơn cả là xây
dựng mối liên minh công nhân,giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức cách mạng.Dựa vào
khối liên minh này,Đảng mới đoàn kết được các lực lượng tiến bộ làm cho cuộc cách
mạng mang tính chất nhân dân.
Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng,Người xác định cách mạng bao gồm cả
dân tộc:Đảng phải tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân.tập hợp đại bộ phận nông dân
và phải dựa vào dân cày nghèo,lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất ,lôi kéo tiểu
tư sản,trí thức,trung nông…đi vào phe vô sản giai cấp:đối với phú nông,trung,tiểu địa chủ
và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lơi dụng,ít lâu mới làm cho
họ đứng trung lâp.Bộ phân nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ.
Lịch sử cách mạng Việt Nam hơn 70 năm qua đã chứng minh rằng vấn đề nông
dân,công nhân chẳng những là nội dung cơ bản của cách mạng dân tộc dân chủ,mà còn là
lực lương co ý nghĩa quyết định đối với việc xác lập vai trò lảnh đạo của Đảng ta,phương
pháp cách mạng trong việc giành và giử chính quyền .Người khẳng định:công nông”là
gốc cách mệnh” khẳng định vai trò động lực cách mạng của thức của những nhà yêu
nước trước đó.
Liên minh công nông và đôi ngũ trí thức là môt nguyên tắc chiến lược của chủ nghĩa
Mác_Lenin ,một tất yếu phổ biến đối với các cuộc cách mạng do Đảng của giai cấp vô
sản lãnh đạo.Liên minh này đặc biệt có tầm quan trọng đối với cách mạng nước ta nhất là
ở chặng đường đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Hơn 45 năm tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,Đảng ta đã dày công xây
dựng khối liên minh công nông và đội ngũ trí thức cách mạng.Đảng chú ý giáo dục tinh
thần yêu nước của chủ nghĩa Mác-Lê Nin cho công nhân nông dân và trí thức để đoàn
kết,tập hợp họ chiến đấu dưới ngọn cờ của Đảng,chống đế quốc và tay sai.
2.Củng cố và phát triển lực lượng cách mạng
Trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,Đảng ta xây dựng khối lien minh
công nông và đội ngũ trí thức cách mạng trên cơ sở nhận thức và giải quyết sớm những
vấn đề cơ bản:Một là sớm nhận thức vị trí các giai cấp trong lien minh,coi trọng khả năng
cách mạng của đội ngũ trí thức.Hai là giải quyết kịp thời quyền lợi thiết than của
công,nông và trí thức.Ba là xác định đúng các mối quan hệ trong quá trình cách mạng.
- Sớm nhận thức vị trí các giai cấp trong liên minh.
Thấm nhuần học thuyết Mác-LêNin,những người cộng sản Việt Nam sớm khẳng định
vai trò lịch sử của giai cấp công nhân trong cách mạng Việt Nam.Giai cấp công nhân Việt
Nam tồn tại và trưởng thành trước giai cấp tư sản Việt Nam và bước lên vũ đài chính trị
sau cách mạng tháng Mười Nga đã giành được thắng lợi và giai cấp tư sản ở nhiều nước
đã vứt bỏ ngọn cờ dân tộc.Chính bối cảnh chính trị thế giới ấy đã làm cho giai cấp công
nhân Việt Nam có them uy tín chính trị để giương cao ngọn cờ lãnh đạo dân tộc làm cách
mạng giải phóng,giành độc lập dân chủ theo con đường mới.
Điều quan trọng hơn là giai cấp công nhân Việt Nam sớm chủ nghĩa Mác-LêNin,có
lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng tiền phong đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của dân tộc và giai
cấp.Sau khi ra đời Đảng đã lập ra tổ chức công hội,hội văn hóa cứu quốc và đoàn thể
13
thanh niên,phụ nữ…để giáo dục,tổ chức công nhân,trí thức và các từng lớp lao động
khác.Đánh giá về giai cấp công nhân Việt Nam,chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:“chỉ có
giai cấp công nhân là dũng cảm nhất,cách mạng nhất,luôn luôn gan góc đối đầu với bon
thực dân.Với lý luận cách mạng tiên phong và kinh nghiệm của phong trào vô sản quốc
tế,giai cấp công nhân đã tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất và đáng tin cậy nhất của
nhân dân Việt Nam”.
Hồ Chí Minh và những người công sản Việt Nam thấu hiểu điều mong muốn tha thiết
của nông dân.Từ khi thành lập,Đảng cộng sản Việt Nam đã chủ trương lãnh đạo dân cày
nghèo làm thổ địa cách mạng đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến.
Đường lối cách mạng dân tộc dân chủ đúng đắn của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã
làm cho phong trào nông dân từng bước xích lại gần với phong trào công nhân.
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cộng sản sớm coi trọng yếu tố dân tộc,đồng thời cũng là
người đề cao sức mạnh dân tộc.Người cho rằng dân khí mạnh thì quân lính nào,súng ống
nào cũng không chống lại nổi.Khi thành lập Đảng,Người vạch ra Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng,trong đó nêu cao tư tưởng đoàn kết dân tộc,đoàn kết tất cả các giai cấp
cách mạng bao gồm:công nhân,nông dân,tiểu tư sản trí thức,trí thức,tư sản dân tộc và cá
nhân yêu nước thuộc tầng lớp địa chủ vừa và nhỏ đứng dưới ngọn cờ của Đảng đấu tranh
cho độc lập dân tộc,dân chủ“để đi tới chủ nghĩa cộng sản”.Khi được Quốc tế cộng sản
phân công về phụ trách cách mạng Đông Dương và chủ trì hội nghị Trung ương lần thứ
tám của Đảng Người kêu gọi phát huy cao độ yếu tố dân tộc để đấu tranh giải phóng khỏi
ách phát xít Nhật,Pháp.
Chủ trương tập hợp lực lượng của Hồ Chí Minh phản ánh tư tưởng đại đoàn kết dân
tộc của Người.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh
lấy nhân dân làm nguồn sức mạnh. Quan điểm "lấy dân làm gốc" xuyên suốt quá trình chỉ
đạo chiến tranh của Người. Người đặt niềm tin ở truyền thống yêu nước nồng nàn của
nhân dân Việt Nam. Người khẳng định: "Địch chiếm trời, địch chiếm đất, nhưng chúng
không làm sao chiếm được lòng nồng nàn yêu nước của nhân dân ta".
Khi phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (tháng 12-1946), Người
kêu gọi toàn dân đánh giặc và đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay: "Bất kỳ đàn ông,
đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người
Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng.
Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra
sức chống thực dân Pháp cứu nước".
Kêu gọi toàn dân kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh khẳng định: Chống Mỹ,
cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi người Việt Nam yêu nước. "Cuộc kháng
chiến của ta là toàn dân, thực sự là cuộc chiến tranh nhân dân". "31 triệu đồng bào ta ở cả
hai miền, bất kỳ già trẻ, gái trai, phải là 31 triệu chiến sĩ anh dũng diệt Mỹ, cứu nước,
quyết giành thắng lợi cuối cùng". Ngày 9-4-1965, trả lời phóng viên báo Acahata (Nhật
Bản) Hồ Chí Minh khẳng định, trong thời đại chúng ta, một dân tộc đoàn kết chặt chẽ,
đấu tranh kiên quyết, hoàn toàn có thể đánh bại bọn đế quốc xâm lược hung hãn, gian ác
và có nhiều vũ khí.
14
Xuất phát từ tương quan lực lượng lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, Hồ Chí Minh
không chủ trương tiến hành kiểu chiến tranh thông thường, chỉ dựa vào lực lượng quân
đội và tiến hành một số trận quyết tử với kẻ thù, mà chủ trương phát động chiến tranh
nhân dân.
Kháng chiến toàn dân gắn với kháng chiến toàn diện. Lực lượng toàn dân là điều kiện để
đấu tranh toàn diện với kẻ thù đế quốc, giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh nói: "Không
dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nào thắng lợi được".
Trong chiến tranh, "quân sự là việc chủ chốt", nhưng đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với
đấu tranh chính trị. Theo Người, thắng lợi quân sự đem lại thắng lợi chính trị, thắng lợi
chính trị sẽ làm cho thắng lợi quân sự to lớn hơn.
Đấu tranh ngoại giao cũng là một mặt trận có ý nghĩa chiến lược, có tác dụng thêm bạn
bớt thù, phân hóa và cô lập kẻ thù, phát huy yếu tố chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ quốc tế
15
Mục đích cách mạng và chiến tranh chính nghĩa - vì độc lập tự do, làm cho khả năng tiến
hành chiến tranh nhân dân trở thành hiện thực, làm cho toàn dân tự giác tham gia kháng
chiến. Tư tưởng chiến tranh nhân dân của Hồ Chí Minh là ngọn cờ cổ vũ, dẫn dắt cả dân
tộc ta đứng lên kháng chiến và kháng chiến thắng lợi, đánh thắng hai đế quốc to là Pháp
và Mỹ trong 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam, làm nên thắng lợi vĩ đại có tính
thời đại sâu sắc. . Hồ Chí Minh chủ trương: "vừa đánh vừa đàm", "đánh là chủ yếu, đàm
là hỗ trợ".
Đấu tranh kinh tế là ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển kinh tế của ta,
phá hoại kinh tế của địch. Người kêu gọi "hậu phương thi đua với tiền phương", coi
"ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ", "tay cày tay súng,
tay búa tay súng, ra sức phát triển sản xuất để phục vụ kháng chiến".
VI. CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC PHẢI ĐƯỢC TIẾN HÀNH BẰNG
CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG BẠO LỰC
1.Bạo lực cách mạng trong cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam
Các thế lực đế quốc sử dụng bạo lực để xâm lược và thống trị thuộc địa, đàn áp dã man
các phong trào yêu nước. Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực
của kẻ mạnh đối với kẻ yếu. Chưa đè bẹp ý chí xâm lược của chúng thì chưa thể có thắng
lợi hoàn toàn. Vì thế con đường để giành và giữ độc lập dân tộc chỉ có thể là con đường
cách mạng bạo lực. Đánh giá đúng bản chất cực kỳ phản động của bọn đế quốc và tay sai,
Hồ Chí Minh cho rằng: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của
dân tộc,cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng,giành lấy chính
quyền và bảo vệ chính quyền”
Quán triệt quan điểm sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Hồ Chí Minh
cho rằng bạo lực cách mạng cũng là bạo lực của quần chúng. Hình thức của bạo lực cách
mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, nhưng phải "tùy tình hình cụ
thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợp, sử dụng đúng và khéo
kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị để giành thắng lợi cho
cách mạng".
Trong chiến tranh cách mạng, lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang giữ vị trí quyết
định trong việc tiêu diệt lực lượng quân sự địch, làm thất bại những âm mưu quân sự và
chính trị của chúng. Nhưng đấu tranh vũ trang không tách biệt với đấu tranh chính trị.
Theo Hồ Chí Minh, các đoàn thể cách mạng càng phát triển, quần chúng đấu tranh chính
trị càng mạnh thì càng có cơ sở vững chắc để tổ chức lực lượng vũ trang và tiến hành đấu
tranh vũ trang.
Xuất phát từ tình yêu thương con người, quý trọng sinh mạng con người, Hồ Chí Minh
luôn tranh thủ khả năng giành và giữ chính quyền ít đổ máu. Người tìm mọi cách ngăn
chặn xung đột vũ trang, tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa
bình, chủ động đàm phán, thương lượng, chấp nhận những nhượng bộ có nguyên tắc.
Việc tiến hành các hội nghị Việt - Pháp và ký các hiệp định trong năm 1946 là thể hiện tư
tưởng nhân đạo và hòa bình của Hồ Chí Minh. Theo Người, tinh thần thiện chí của Việt
Nam khi ký hiệp ước còn giá trị hơn mọi văn bản và lời nói, vì chúng ta bảo đảm những
lợi ích tinh thần, văn hóa và vật chất của Pháp, và ngược lại, Pháp phải bảo đảm nền độc
16
lập của chúng ta. Một chữ "Độc lập " là đủ để đưa lại một sự tín nhiệm đang cần được
khẳng định. "Tôi không muốn trở về Hà Nội tay không. Tôi muốn khi trở về nước sẽ đem
về cho nhân dân Việt Nam những kết quả cụ thể với sự cộng tác chắc chắn mà chúng tôi
mong đợi ở nước Pháp".
Sau khi miền Bắc nước ta được giải phóng, Người kiên trì yêu cầu đối phương thi hành
Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống
nhất nước nhà.
Việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng. Chỉ khi không còn khả
năng thương lượng, hòa hoãn, khi kẻ thù ngoan cố bám giữ lập trường thực dân, chỉ
muốn giành thắng lợi bằng quân sự, thì Hồ Chí Minh mới kiên quyết phát động chiến
tranh.
2.Phương châm chiến lược đánh lâu dài trong cách mạng giải phóng dân tộc
Trước những kẻ thù lớn mạnh, Hồ Chí Minh chủ trương sử dụng phương châm chiến
lược đánh lâu dài. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người nói: "Địch muốn tốc
chiến, tốc thắng. Ta lấy trường kỳ kháng chiến trị nó, thì địch nhất định thua, ta nhất định
thắng"
1
, "Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi". Kháng chiến phải trường kỳ vì
đất ta hẹp, dân ta ít, nước ta nghèo, ta phải chuẩn bị lâu dài và phải có sự chuẩn bị toàn
diện của toàn dân. Theo Người, họa thực dân cũng như một chứng bệnh trầm trọng.
Muốn chữa bệnh ấy, ta phải thật gan dạ để chịu đau đớn khi mổ xẻ, phải có đủ thời giờ để
bồi dưỡng lại sức, kết quả nhất định tẩy trừ được bệnh ấy. Công cuộc kháng chiến cũng
như vậy. Người phân tích: "Với binh nhiều, tướng đủ, khí giới tối tân, chúng định đánh
mau thắng mau.
Với quân đội mới tổ chức, với vũ khí thô sơ, ta quyết kế trường kỳ kháng chiến thắng
lợi với trường kỳ phải đi đôi với nhau".
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Người khẳng định: Chiến tranh có thể kéo dài 5
năm, 10 năm, 20 năm, hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí
nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn
độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng
17
hoàng hơn, to đẹp hơn.
Tự lực cánh sinh cũng là một phương châm chiến lược rất quan trọng, nhằm phát huy cao
độ nguồn sức mạnh chủ quan, tránh tư tưởng bị động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài.
Trong tác phẩm Đường kách mệnh, Người chỉ rõ: muốn người ta giúp cho thì trước hết
mình phải tự giúp lấy mình đã. Tháng Tám (1945) khi thời cơ tổng khởi nghĩa xuất hiện,
Hồ Chí Minh kêu gọi Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy, đem sức ta mà tự giải phóng
cho ta.
Tại Hội nghị cung cấp toàn quân lần thứ nhất (tháng 6-1952), Người nói, muốn thắng lợi
phải trường kỳ gian khổ, muốn trường kỳ phải tự lực cánh sinh.
Mặc dù rất coi trọng sự giúp đỡ quốc tế nhưng Hồ Chí Minh luôn đề cao sức mạnh bên
trong, phát huy đến mức cao nhất mọi nỗ lực của dân tộc, đề cao tinh thần độc lập tự chủ.
Người nói: "Kháng chiến trường kỳ gian khổ đồng thời lại phải tự lực cánh sinh. Trông
vào sức mình Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được
ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác".
Độc lập tự chủ, tự lực tự cường kết hợp với tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế là một quan
điểm nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ, Người đã động viên sức mạnh của toàn dân tộc, đồng thời ra sức vận động,
tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế to lớn và có hiệu quả, cả về vật chất và tinh thần, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để kháng chiến thắng lợi.
KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng dân tộc mang nhiều luận điểm sáng tạo,làm
phong phú đường lối đấu tranh cách mạng của Đảng góp phần vô cùng to lớn vào giá trị
thực tiễn và lý luận
Hồ Chí Minh đã định đoạt con đường cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh
hướng chính trị vô sản.Người đã vận dụng kết hợp khai hóa vấn đề dân tộc với vấn đề
giai cấp và gắn độc lập dân tộc với định hướng chủ nghĩa xã hội.Vì vậy lý luận cách
mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh là một hệ thống những luận điếm sáng tạo và
lý luận đó luôn đúng đắn.Cũng chính lý luận ấy đã làm phong phú them chủ nghĩa Mác-
LêNin về cách mạng thuộc địa.
Hồ Chí Minh đã từng bước tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc một cách hết sức
độc đáo,sáng tạo thấm nhuần tính nhân văn.Đó là phương pháp khởi nghĩa toàn dân và
chiến tranh nhân dân.Người đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết LêNin về cách
mạng thuộc địa thành hệ thống luận điểm mới mẽ sáng tạo.Chính Hồ Chí Minh đãlàm
18
chuyển hóa tính cách mạng từ việc tập hợp các thanh niên yêu nước dẫn dắt họ đi theo
đất nước.Chúng ta phải biết khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước trên lập trường
giai cấp công nhân,cùng nhau xây dựng mối đoàn kết toàn dân,giữa các dân tộc an
hem.Góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh dân chủ công bằng xã hội văn minh,sánh
vai được với các cường quốc trên thế giới
PHỤ LỤC:ĐỂ LÀM BÀI TIỂU LUẬN CHÚNG TÔI CÓ SỬ DỤNG CÁC TÀI LIỆU
1.GIÁO TRÌNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
2.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC,CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN
CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
19