Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Văn Hóa Phục Vụ Quần Chúng Nhân Dân.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.21 KB, 37 trang )

A - PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, người thầy và
lãnh tụ của cách mạng Việt Nam, đồng thời là nhà văn hóa lớn. Hồ Chí Minh
không chỉ đã đem lại sự phục hưng mới của văn hóa Việt Nam mà cịn sáng
tạo và gây dựng một nền văn hóa tiên tiến trong thời đại mới, phát triển tồn
diện theo hướng ngày càng dân chủ hóa rộng rãi. Mặt khác, văn hóa Hồ Chí
Minh cịn là văn hóa phục vụ nhân dân hướng tới lý tưởng giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Đây là nội dung cốt lõi trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.
Văn hóa phục vụ quần chúng thể hiện bản chất nền văn hóa mới - nền văn
hóa xã hội chủ nghĩa đồng thời cũng là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường với xu thế hội nhập, mở rộng
hợp tác kinh tế quốc tế, xu thế giao lưu văn hóa phát triển mạnh đã khiến cho
việc duy trì những giá trị văn hóa truyền thống đang có nguy cơ mất đi.
Mặt khác, do tác động của tiền và quyền, một bộ phận cán bộ đảng viên
thoái hóa biến chất, họ quan liêu, tham nhũng… trở thành những ông “quan
cách mạng” chứ không phải là người đầy tớ trung thành, tận tụy với nhân dân.
Họ hạch sách, khơng giải quyết khiếu kiện của nhân dân… thậm chí có những
nơi xem thường dân dẫn đến tình trạng mất dân chủ trong văn hóa.
Do vậy, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nói chung
và về văn hóa phục vụ quần chúng nói riêng là cần thiết trong giai đoạn hiện
nay. Từ ý nghĩa đó, em chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
phục vụ quần chúng nhân dân”.
2. Mục đích nghiên cứu
Bài viết nhỏ này góp phần làm rõ thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về văn
hóa phục vụ quần chúng; trên nền tảng tư tưởng đó, Đảng ta đã vận dụng tư


tưởng này như thế nào và phải làm gì để xây dựng văn hóa phục vụ quần
chúng nhân dân trong giai đoạn hiện nay.


3. Lịch sử vấn đề
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa là một bộ phận lớn cấu thành nên tư
tưởng Hồ Chí Minh. Có nhiều bài viết, nhiều cơng trình nghiên cứu tư tưởng
Hồ Chí Minh về văn hóa. Tuy nhiên, bàn về vấn đề văn hóa phục vụ quần
chúng nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa chưa thật đầy đủ, hệ
thống. Có sách chỉ nêu chung chung về văn hóa. Cụ thể như: Hồ Chí Minh nhà văn hóa kiệt xuất (PGS. Song Thành, Nxb CTQG, Hà Nội, 1999); Tư
tưởng Hồ Chí Minh (tập bài giảng, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội).
4. Cái mới của đề tài
Bài viết nhỏ này bên cạnh làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
phục vụ quần chúng, đặc biệt là làm nổi bật phong cách quần chúng nhân dân
của Hồ Chí Minh, mặt khác cịn đưa ra giải pháp để xây dựng văn hóa phục
vụ quần chúng nhân dân trong điều kiện hiện nay phải làm như thế nào?
5. Nội dung nghiên cứu
Bài viết gồm 03 phần:
I. Một số vấn đề chung về văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh
II. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa phục vụ quần chúng
nhân dân
III. Vấn đề xây dựng văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân hiện
nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa phục vụ
quần chúng nhân dân
6. Phương pháp nghiên cứu
Người viết sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp phân tích.


- Phương pháp lịch sử cụ thể.



B - PHẦN NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HĨA THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

I.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa và phương pháp tiếp
cận văn hóa Hồ Chí Minh
Trong mục Đọc sách ghi ở những trang cuối cuốn sổ chép những bài
thơ “Nhật ký trong tù”, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Ý nghĩa của văn hóa: Vì
lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tơn giáo, văn
hóa, nghệ thuật, những cơng cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà lồi người đã sản sinh nhằm thích ứng những nhu cầu của
đời sống và địi hỏi của sự sinh tồn”1.
Nhiều nhà nghiên cứu đã xem đây như định nghĩa văn hóa của Hồ Chí
Minh. Nếu là một định nghĩa thì đằng sau nó là cả một hệ thống quan điểm
tiếp cận, từ phương pháp luận đến bản chất, đặc trưng, chức năng, cấu trúc
của văn hóa. Mục Đọc sách nghĩa là mục ghi chép những lượm lặt mà Hồ Chí
Minh đã đọc và nghiền ngẫm. Sau đoạn trích trên, Hồ Chí Minh cịn bàn đến
“5 điểm lớn xây dựng nền văn hóa dân tộc”. Điều này cho thấy văn hóa
khơng phải là thuật ngữ thống qua mà là mối quan tâm sâu sắc của Hồ Chí
Minh gắn với một hệ thống sâu sắc tiếp cận một định nghĩa.
Hồ Chí Minh quan niệm văn hóa theo nghĩa rộng. Theo sự phân loại của
Kroeber và Kluckhohn trong bài viết “Văn hóa, nhìn lại các quan niệm và định
nghĩa” (1952), có thể xếp định nghĩa của Hồ Chí Minh vào nhóm các định
nghĩa miêu tả. Cũng giống như E.B. Tylor, Hồ Chí Minh liệt kê những gì mà
khái niệm văn hóa bao hàm. Tuy nhiên, khác với E.B. Tylor, Hồ Chí Minh
nhấn mạnh đến ý nghĩa của văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn” mà con người sáng tạo ra
1


Hồ Chí Minh: Tồn tn tập, Nxb CTQG, H., 2002, T3, tr. 431.


văn hóa. Nói cách khác, trong sự phân biệt giữa con người với con vật, văn hóa
là phương thức tồn tại đặc thù của con người. Hồ Chí Minh đã chọn sự phân
biệt giữa con người với con vật bằng văn hóa và văn hóa ở đây là “sự tổng hợp
của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã
sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh
tồn”. Sự khác biệt giữa Hồ Chí Minh và E.B. Tylor chính là ở chỗ Hồ Chí
Minh đã xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét vấn
đề. Trong hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “Có thể phân biệt
con người với súc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bất cứ cái gì cũng
được. Bản thân con người bắt đầu bằng sự phân biệt với súc vật ngay từ khi
con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình như thế con
người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình” 1. Sản xuất ra
đời sống vật chất là hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn. Vào thời nguyên
thủy, hoạt động này được xem là thuộc phạm vi của văn hóa, vì theo Mác, đó là
hành vi lịch sử quan trọng nhất tạo ra những điều kiện cơ bản cho tồn bộ hoạt
động của lồi người. Chính nó là sự khởi đầu cho lịch sử với tư cách là quyển
sách mở cửa những lực lượng bản chất người. Trên thực tế, nó đã hình thành
nền văn hóa đá cuội - nền văn hóa đầu tiên của nhân loại.
Cách lý giải văn hóa của Hồ Chí Minh rất gần với cách tiếp cận hoạt
động của các nhà nghiên cứu Xô Viết những năm 60 của thế kỷ trước. E.X.
Marcavian, một đại diện của cách tiếp cận này, xem văn hóa như là “cơng
nghệ” của hoạt động. Nghiên cứu đời sống xã hội như một hệ thống,
Marcavian xác định ba nhân tố quan trọng nhất: các chủ thể hoạt động, các
lĩnh vực và kết quả của hoạt động và cuối cùng, các phương tiện của hoạt
động. Những nhân tố này trả lời ba câu hỏi: Ai hoạt động? Hoạt động hướng
vào đâu? và Hoạt động như thế nào? Mỗi một biểu hiện đặc thù của hoạt
động người sẽ tương ứng với một hệ thống nhất định các phương tiện để thực

hiện hoạt động làm nên cái được gọi là “công nghệ xã hội”. Khái niệm công
1

C.Mác và Ph. Ph.Ăngghen: Toàn tn tập, Nxb CTQG, H., 2000, T3, tr. 29.


nghệ xã hội của Marcavian là dựa vào quan điểm của Mác, đó là: mối quan hệ
tích cực giữa con người với tự nhiên, một quá trình sản xuất trực tiếp đời sống
của con người, đồng thời cả những điều kiện xã hội trong cuộc sống của nó và
các quan niệm tinh thần được bắt nguồn từ những điều kiện ấy. Từ đấy,
Marcavian quan niệm: “Khác hẳn với công nghệ của thực vật và động vật,
công nghệ xã hội là ngồi sinh học theo bản chất của mình và ở trạng thái
rộng nhất, nó đồng nghĩa với văn hóa”1. “Sự tổng hợp của mọi phương thức
sinh hoạt” được hiểu là cơng nghệ, là quan hệ tích cực giữa con người với tự
nhiên; cịn “biểu hiện của nó” làm nên những điều kiện xã hội gắn với quan
niệm tinh thần bắt nguồn từ những điều kiện ấy.
Khác với quan niệm của Marcavian, Hồ Chí Minh chú trọng đến một
nghĩa khác của văn hóa, vì “mục đích của cuộc sống”, “thích ứng những nhu
cầu đời sống”. “Mục đích của cuộc sống” và “nhu cầu của đời sống” được
phân biệt với “lẽ sinh tồn”, nghĩa là chúng là cái có sau, sau khi con người đã
có thể sinh tồn. Đó là kết quả của sự thiết kế đời sống một cách có ý thức của
con người, khác với “lẽ sinh tồn” là cái thiên về bản năng, chủ yếu biểu thị
mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Mục đích ấy thuộc về những quan
hệ của đời sống, những quan hệ xã hội của con người. Nghĩa là Hồ Chí Minh
cịn chú ý đến mối quan hệ giữa con người với xã hội của nó. Xem văn hóa
như sự tổng hợp của mọi phương thức hoạt động chính là cách mạng quan
niệm về văn hóa như một cơ chế di truyền ngồi, trên sinh học, di truyền bằng
con đường xã hội. Phương thức sinh hoạt là cái con người phải học, phải tiếp
thu, kế thừa từ các thế hệ khác, từ đó xây dựng mơ hình nhân cách để đáp ứng
nhu cầu phát triển của xã hội. Nghĩa là văn hóa cịn làm cơng việc xã hội con

người. Ở đây, Hồ Chí Minh đã tiến gần đến cách tiếp cận nhân cách.
Nhưng điều gì khiến những sáng tạo của con người trở thành văn hóa?
Hồ Chí Minh quan niệm văn hóa được con người sản sinh ra nhằm thích ứng
những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Theo lý luận Macid,
1

EX. Marcavian: Lý luận văn hóa vàn t khoa học hiện đại, M., 1983, tr. 35.


khả năng thỏa mãn những nhu cầu, mục đích nào đó là nội dung của giá trị. Hồ
Chí Minh cho rằng ý nghĩa của văn hóa là giá trị, cái khiến cho sáng tạo văn
hóa có thể giúp con người thích ứng những nhu cầu của đời sống và địi hỏi của
sự sinh tồn. Giá trị là chỗ dựa để con người đối chiếu với xã hội để điều chỉnh
hành vi của mình. Vì vậy, ở phương diện này, văn hóa biểu thị mối quan hệ của
con người, khơng chỉ với tự nhiên, với xã hội mà cịn với chính bản thân.
Từ quan điểm về văn hóa của Hồ Chí Minh như đã phân tích ở trên, có
thể xây dựng hệ thống tính chất, chức năng và cấu trúc của văn hóa.
Con người sáng tạo ra văn hóa như một phương thức tồn tại đặc thù.
Con người là sản phẩm của văn hóa, ứng với mỗi giai đoạn lịch sử là
một kiểu mẫu văn hóa mà mỗi cá nhân phải tiếp thu nhằm xây dựng những
mơ hình nhân cách thích hợp với sự phát triển của giai đoạn ấy. Điều này làm
nên tính lịch sử và chức năng giáo dục của văn hóa. Chính Hồ Chí Minh cũng
từng nói: “Phải làm thế nào cho văn hóa đi sâu trong tâm lý quốc dân, nghĩa
là văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ”1.
Ở khía cạnh thứ ba, sự vận hành của giá trị làm nên tính hệ thống của
văn hóa. Giá trị ln gắn liền với sự đánh giá của chủ thể, chịu sự quy định
của không gian, thời gian. Bảng giá trị vừa là mục tiêu hướng tới, vừa là tấm
biển chỉ dẫn hành vi của con người. Do vậy, tính hệ thống làm nên chức năng
là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Điều này hoàn toàn phù hợp với
hệ thống luận điểm của Hồ Chí Minh về vai trị của văn hóa: “Văn hóa phải

soi đường cho quốc dân đi”2.
Cũng theo mơ tả của Hồ Chí Minh, chúng ta có thể xác định cấu trúc
của văn hóa bao gồm: văn hóa đạo đức, văn hóa pháp luật, văn hóa khoa học,
văn hóa tơn giáo, văn hóa nghệ thuật, văn hóa lối sống… ứng với mỗi lĩnh
vực hoạt động của con người là một thành tố. Đây là một hệ thống mở, có thể
được bổ sung bởi nhiều lĩnh vực hoạt động phong phú, đa dạng của con người
theo yêu cầu của đời sống: văn hóa kinh doanh, văn hóa lãnh đạo, văn hóa
1
2

Hồ Chí Minh: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”, báo Cứu quốc, ngà Ph.y 25/11/1946.
Hồ Chí Minh: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”, báo Cứu quốc, ngà Ph.y 25/11/1946.


quản lý… Hệ thống này cũng thuận tiện cho việc nghiên cứu, hoạch định các
chiến lược phát triển từng lĩnh vực văn hóa như: văn hóa giáo dục, văn hóa
khoa học, văn hóa nghệ thuật.
Như vậy, định nghĩa của Hồ Chí Minh về văn hóa dựa trên nhận thức
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin gắn với một hệ thống tiếp cận cụ
thể. Về bản chất, văn hóa là phương thức tồn tại đặc thù của con người, con
người cũng là sản phẩm của văn hóa và nội dung của văn hóa là giá trị. Về
đặc trưng, với tư cách là phương thức tồn tại đặc thù của con người, văn hóa
mang tính nhân sinh; là cơ chế di truyền ngồi, trên sinh học, văn hóa mang
tính lịch sử; được đặc trưng bởi hệ giá trị; văn hóa mang tính hệ thống. Tính
nhân sinh biểu thị mối quan hệ của con người với tự nhiên làm nên chức năng
sáng tạo và tích lũy các giá trị; tính lịch sử biểu thị mối quan hệ của con
người với xã hội làm nên chức năng giáo dục; tính hệ thống mà nền tảng là
các giá trị biểu thị mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và bản
thân làm nên chức năng là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội của văn hóa.
Nhờ sáng tạo và tích lũy các giá trị mà văn hóa có chức năng giáo dục và từ

đó trở thành động lực của sự phát triển. Làm một sự so sánh, có thể nhận thấy,
Hồ Chí Minh đã tiếp cận văn hóa từ ba góc độ: nhân cách, hoạt động và giá
trị.
I.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa gồm một số nội dung cơ bản sau:
I.2.1. Văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng
I.2.2. Giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc gắn liền với việc tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại
I.2.3. Về mặt trận văn hóa và chiến sĩ văn hóa
I.2.4. Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân
I.2.5. Xây dựng nền văn hóa mới có tính chất dân tộc, khoa học, đại
chúng


I.2.6. Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một kho tàng đầy của báu, là di sản chứa
đựng biết bao giá trị, giá trị đó nói cho cùng là giá trị văn hóa” 1. Những giá
trị văn hóa của Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người về văn hóa, đặc biệt tư
tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân, đã và đang là
cơ sở để Đảng và nhân dân ta nghiên cứu, vận dụng trong sự nghiệp cách
mạng nói chung, sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam nói riêng.
II. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA PHỤC VỤ
QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN

II.1. Phản ánh cuộc sống sống động của nhân dân
Muốn văn hóa phục vụ tốt cho quần chúng nhân dân, trước hết văn hóa
phải phản ánh cuộc sống sống động của nhân dân. Sinh ra và lớn lên ở một
nước thuộc địa nửa phong kiến, Hồ Chí Minh tận mắt chứng kiến cảnh đồng
bào ta đói khổ bị thực dân Pháp bóc lột, đàn áp khơng cho dân ta một quyền

tự do nào cả kể cả những quyền cơ bản nhất của con người như tự do đi lại, tự
do hội họp, tự do ngôn luận… Mặt khác, đồng bào ta còn bị phong kiến thống
trị - một chế độ đã mất hết vai trò lịch sử, thậm chí trở nên phản động, đi
ngược lại lợi ích của quần chúng nhân dân. Do đó, đồng bào ta hết sức thống
khổ.
Năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước mang theo nỗi nhục của
người dân mất nước vì thế ln canh cánh trong lịng nỗi niềm cứu nước, cứu
dân. Ba mươi năm bôn ba khắp thế giới, Hồ Chí Minh đi nhiều, viết nhiều và
viết bằng cả một trái tim yêu thương con người vô hạn.
Đầu tiên, Hồ Chí Minh vạch trần bản chất xấu xa của thực dân Pháp,
chỉ rõ hạn chế của các cuộc cách mạng tư sản dân chủ tiến bộ trên thế giới.
Kế đến Người miêu tả cuộc sống bần cùng, khổ cực của người dân
thuộc địa và kể cả những người lao động nghèo ở các nước chính quốc. Đặc
biệt, Hồ Chí Minh miêu tả sinh động “những điều trông thấy” với tư liệu
1

Đinh Xn Lâm - Bùi Đình Phong: Hồ Chí Minh - văn hóa vàn t đổi mới, Nxb Lao động, H., 1998, tr. 19.


thuyết phục, con số chính xác nhằm tố cáo tội ác thực dân Pháp và lên tiếng
bênh vực quyền cho người dân các nước thuộc địa và những người lao động
nghèo ở các nước chính quốc.
Hồ Chí Minh viết văn, làm thơ, làm báo đều xuất phát từ nhu cầu, lợi
ích, nguyện vọng của người dân.
Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đại diện cho người yêu nước gửi đến Hội
nghị Vecxay bản yêu sách tám điểm của nhân dân An Nam địi những quyền
cơ bản, thiết thực nhất như: quyền bình đẳng, quyền tự do báo chí, tự do tư
tưởng, hội họp, lập hội, tự do cư trú, xuất dương, học tập… Điều này khiến
thực dân Pháp khiếp sợ, lần đầu tiên một người dân thuộc địa lên tiếng địi
quyền bình đẳng, tự do cho dân tộc mình ngay trong cuộc họp giữa các nước

thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
Văn hóa xuất phát từ nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của nhân dân tất
yếu phải trở về với sinh hoạt thực tại của nhân dân; phải miêu tả cho hay, cho
thật, cho hùng hồn. Muốn vậy phải có cách viết hợp trình độ đại đa số đồng
bào, khi cầm bút viết phải tự đặt ra: Viết cho ai? Mục đích viết? Lấy tài liệu ở
đâu mà viết? Viết phải thiết thực, tránh cái lối viết dây cà ra dây muống và
ham dùng chữ… Nói cũng như vậy: “Nói ít, nhưng nói cho thấm thía, nói cho
chắc chắn, thì quần chúng thích hơn”.
Trong buổi khai mạc phịng triển lãm văn hóa ngày 7/10/1945, Người
nói đại ý: các họa sĩ của ta đã cố gắng tìm mọi con đường đi. Nhưng tiếc rằng
không muốn đi ở dưới đất mà cứ muốn vụt lên trời. Chất mơ mộng nhiều quá
mà cái chất thật của sự sinh hoạt rất ít. Thật là một thế giới tiên. Người trần
lên tiên có lẽ cũng thích thật. Nhưng nhìn mãi cái đẹp khơng thay đổi rồi cũng
thấy chán nản, nhạt nhẽo và mới biết rằng: muốn tìm thấy sự thay đổi, sự ham
mê thật, phải trở về với cuộc sinh hoạt thực tại của con người1.
Khi bàn làm sách “Người tốt việc tốt” (6/1968) cũng vậy. Bác đưa cho
mọi người xem một tờ báo có hình vẽ ba cơ gái xung kích Hà Nội, Huế, Sài
1

Hồ Chí Minh: Văn hóa nghệ thuật cũng làn t một mặt trận, tr. 334-345, 365, 367.


Gịn và nói: Nếu các chú khơng tin, các chú thử đem hỏi mấy cháu gái đó
xem, các cháu sẽ nói: Các chú vẽ ai, chứ các cháu cầm súng đánh giặc, không
bao giờ lại ăn mặc như thế. Người kết luận: “Nghệ thuật phải gần với cuộc
sống. Người vẽ không thể tùy ý muốn tưởng tượng ra thế nào cũng được, rồi
quần chúng phê bình, lại bảo người ta dốt”1.
Theo Hồ Chí Minh, muốn văn hóa phản ánh cuộc sống nhân dân thì
người nghệ sĩ cịn phải đánh giá, nhìn nhận đúng nhân dân: “Quần chúng là
những người sáng tạo, công nông là những người sáng tạo. Nhưng quần

chúng không phải chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần
chúng còn là những người sáng tác nữa. Những câu tục ngữ, những câu vè,
ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng. Các sáng tác ấy rất hay
mà lại ngắn chứ không “trường giang đại hải”, “dây cà ra dây muống”. Các
cán bộ văn hóa cần phải giúp những sáng tác của quần chúng. Những sáng
tác ấy là những hòn ngọc quý. Muốn làm như thế thì cố nhiên là phải có
chính trị, có kỹ thuật thì mới mài cho viên ngọc ấy thành tốt, khéo và đẹp”2.
Quần chúng nhân dân không chỉ là đối tượng phản ánh mà còn là
những người sáng tác nữa. Vì quần chúng nhân dân là đối tượng phản ánh nên
họ là “một kho nguyên liệu vô tận cho những tác phẩm xuất bản”. Khi nên
vấn đề “Lấy tài liệu đâu mà viết?”, Bác nói: “Muốn có tài liệu phải nghe
đồng bào, chiến sĩ, hỏi nhân dân, phải thấy, xem, ghi chép” 3. Người khẳng
định “chỉ có nhân dân mới nuôi dưỡng các sáng tác của nhà văn bằng những
nguồn nhựa sống. Còn nếu nhà văn quên điều đó - nhân dân cũng sẽ qn
anh ta”4.
Quần chúng cịn là những người kiểm nghiệm sản phẩm. Vì vậy, viết
xong đọc đi, sửa lại bốn, năm lần chưa đủ, mà “phải nhờ một số đồng chí
cơng, nơng, binh đọc lại, chỗ nào ngúc ngoắc, chữ nào khó hiểu, họ nói ra
cho thì phải sửa lại”5. Cuối cùng, phải thấy rằng đồng bào đang chờ đợi và
phải được hưởng thụ các sản phẩm văn hóa thực thụ.
Hồ Chí Minh: Tồn tn tập, Nxb CTQG, H., 1996, T12, tr. 552-553.
Trường Chinh: Chủ nghĩa Mác vàn t văn hóa Việt Nam, Nxb Sự thật, H., 1990, tr. 106.
3 Hồ Chí Minh: Văn hóa nghệ thuật cũng làn t một mặt trận, Sđd, tr. 344 - 345.
4 Trường Chinh: Chủ nghĩa Mác vàn t văn hóa Việt Nam, Nxb Sự thật, H., 1990, tr. 107.
5 Bác Hồ nói với nghệ sĩ, Sđd, tr. 384.
1
2


Với tinh thần đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cách làm việc, cách tổ

chức, nói chuyện, tuyên truyền, khẩu hiệu, viết báo… của chúng ta đều phải lấy
câu này làm khuôn phép: Từ trong quần chúng mà ra. Về sâu trong quần
chúng”1.
Vì văn hóa phản ánh cuộc sống của quần chúng nên theo Hồ Chí Minh,
người nghệ sĩ phải học cách nói của quần chúng. Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói,
mỗi chữ viết phải tỏ ra cái tư tưởng và lịng ước ao của quần chúng. Phải ln
dùng những lời lẽ, những thí dụ giản đơn, thiết thực và dễ hiểu. Làm thế nào
cho ai cũng hiểu… trước khi nói phải nghĩ cho chín. Nhớ tục ngữ “chó ba
quanh mới nằm, người ba năm mới nói”2.
Tóm lại, muốn văn hóa phục vụ tốt cho quần chúng nhân dân, văn hóa
phải phản ánh cuộc sống sống động của nhân dân vốn chứa đầy nguồn cảm
hứng, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và có phương pháp
thể hiện gần gũi với nhân dân. Muốn nhân dân hưởng thụ được tốt các giá trị
văn hóa thì cần phải quan tâm đến các chủ trương, biện pháp bảo đảm sự bình
đẳng trong hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Thực hiện dân chủ hóa các hoạt
động văn hóa. Sinh thời, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến các vấn đề này. Sự
nghiệp văn hóa của Người là sự nghiệp vì dân. Mọi cơng trình của người đều
xuất phát từ lợi ích của nhân dân và có phương pháp thể hiện phù hợp với tâm
tư, trình độ của nhân dân, vì thế được quần chúng nhanh chóng tiếp thu và
biến thành động lực cách mạng.
II.2. Phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc
Văn hóa khơng chỉ đơn thuần miêu tả, phản ánh cuộc sống sống động
của người dân mà điều quan trọng hơn cả là thơng qua việc phản ánh đó khơi
gợi lịng u nước, tự hào dân tộc, đồn kết đứng lên làm cách mạng “đem
sức ta mà giải phóng cho ta”.
Hồ Chí Minh là một nhà văn hóa lớn nhưng trước hết Người là một
lãnh tụ cách mạng vì thế nhiệm vụ cứu dân, cứu nước, xây dựng một đất nước
1
2


Hồ Chí Minh: Tồn tn tập, Nxb CTQG, H., 1995, T5, tr. 248.
Hồ Chí Minh: Tồn tn tập, Nxb CTQG, H., 1995, T5, tr. 248.


giàu mạnh có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu là mục đích chủ
yếu, bao trùm tồn bộ sự nghiệp, là mục đích mà Người dốc tồn tâm tồn ý
theo đuổi suốt đời.
Văn hóa phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc tức là Hồ Chí Minh xác
định vai trị, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của văn hóa trong sự nghiệp cứu nước,
giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới. Trong thư gửi các họa sĩ nhân triển
lãm hội họa năm 1951, Hồ Chí Minh viết: “Văn hóa cũng là một mặt trận,
người làm văn hóa là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Hồ Chí Minh xem văn hóa là
một mặt trận có tầm quan trọng như mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế...
Quan điểm này được Hồ Chí Minh quán triệt trong hoạt động và sáng
tạo văn hóa của Người ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ trước - trong
truyện và ký Nguyễn Ái Quốc; Bản án chế độ thực dân Pháp (1925). Đặc
biệt, trong Bản án chế độ thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã dùng ngịi bút vạch
trần thực chất cái gọi là “khai hóa, văn minh” của thực dân Pháp đối với các
nước thuộc địa. Thực chất “khai hóa, văn minh” là sự cướp bóc, nơ dịch, kìm
hãm các nước thuộc địa trong vịng tăm tối. Bằng hình thức nghệ thuật văn
học, Hồ Chí Minh đã có sự so sánh hết sức độc đáo: Chủ nghĩa tư bản giống
như là con đỉa hai vòi, “một vòi bám vào giai cấp vơ sản ở chính quốc và một
cái vịi khác bám vào giai cấp vô sản thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con
vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vịi
thơi, thì cái vịi cịn lại vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn
tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”1.
Tác giả dùng hình tượng con đỉa hai vịi để chỉ rõ tội ác của chủ nghĩa
tư bản thực dân và đề ra mối quan hệ khăng khít làm tiền đề tồn tại cho nhau,
cũng như việc đồng thời cắt đứt hai vòi mới tiêu diệt được con đỉa, từ đó làm
rõ mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vơ sản ở

“chính quốc”. Luận điểm này có tác dụng nâng cao nhận thức lý luận Mác Lênin về phong trào giải phóng dân tộc, đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội phá
1

Huỳnh Lý (giới thiệu): Văn Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Giáo dục, H., 1971, tr. 124.


hoại sự nghiệp dân tộc của các thuộc địa. Từ đó Người kêu gọi giai cấp cơng
nhân các nước phương Tây đẩy mạnh hơn nữa việc ủng hộ các cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Trong bài phát biểu tại Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản, Người nói:
“Tất cả các đồng chí đều biết rằng, hiện nay nọc độc và sức sống của con
rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các nước thuộc địa hơn là ở chính
quốc. Các thuộc địa cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy; các thuộc địa
cung cấp binh lính cho quân đội của chủ nghĩa đế quốc. Các thuộc địa trở
thành nền tảng của lực lượng phản cách mạng”1.
Vì vậy, muốn đánh thắng chủ nghĩa đế quốc, trước hết cần xóa bỏ hệ
thống thuộc địa của nó.
Mặt khác, Hồ Chí Minh lên án gay gắt việc chúng chà đạp lên nền văn
hóa cổ truyền, thuần phong mỹ tục của Việt Nam, chúng đã sỉ nhục dân tộc
Việt Nam bằng cách bày ra các cuộc “triển lãm thuộc địa”, những trò vui chơi
hạ thấp nhân phẩm con người Việt Nam…
Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng ngịi bút của mình như một vũ khí đấu
tranh khơng thỏa hiệp với chủ nghĩa thực dân, đế quốc, cổ vũ cho thắng lợi tất
yếu của sự nghiệp đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Theo Hồ Chí Minh, “văn hóa phải thiết thực phục vụ nhân dân”2, khi
đất nước chưa độc lập thì văn hóa có nhiệm vụ phục vụ mục tiêu giải phóng
dân tộc thoát khỏi sự cai trị tàn bạo của thực dân Pháp và chế độ phong kiến
lỗi thời, thối nát. Biểu hiện cụ thể là Hồ Chí Minh viết nhiều bài báo, bài
viết… kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên, đoàn kết “trăm người như một”
giành độc lập, tự do cho dân tộc, sau đó sẽ xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Năm

1930, trong lời kêu gọi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh
viết: “Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thành lập. Đó là đảng của giai cấp
vơ sản. Đảng sẽ dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng An Nam đấu
tranh nhằm giải phóng cho tồn thể anh chị em bị áp bức bóc lột chúng ta.
1
2

Hồ Chí Minh: Tồn tn tập, Nxb CTQG, H., 2000, T1, tr. 274.
Ban Tư tưởng - Văn hóa trung ương: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, H., 2003, tr. 253.


Từ nay, anh chị em chúng ta cần phải gia nhập Đảng, ủng hộ Đảng và đi
theo Đảng để: đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến An Nam và giai cấp tư sản
phản cách mạng; làm cho nước An Nam độc lập, thành lập chính phủ cơng nơng - binh; đem lại mọi quyền tự do cho nhân dân…”1.
Văn hóa phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, ở đây có mối quan hệ
giữa văn hóa và chính trị. Tư tưởng chính trị bao trùm của Hồ Chí Minh là:
nước được độc lập, dân được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai
cũng được học hành. Độc lập, tự do là giá trị hàng đầu trong hệ giá trị xã hội
của dân tộc và cũng là yêu cầu hàng đầu của chính trị, là nền tảng và mơi
trường có tầm quan trọng bậc nhất cho sự tồn tại và phát triển của văn hóa.
Ngay khi giành được độc lập, tự do, tạo ra nền tảng tồn tại và khơng
khí cho văn hóa hít thở, Hồ Chí Minh ln ấp ủ lý tưởng chính trị đem lại
cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Nước được độc lập, tự do mà dân
không được hưởng hạnh phúc thì độc lập, tự do khơng có nghĩa lý gì - Hồ Chí
Minh đã nói như vậy. Người cịn nhấn mạnh như một lời tuyên bố đanh thép:
bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích là làm cho
ích quốc, lợi dân.
Trong kháng chiến, văn hóa phục vụ kháng chiến. “Văn hóa hóa kháng
chiến, kháng chiến hóa văn hóa”, người nghệ sĩ phải tắm mình trong dịng
sơng chảy xiết của cuộc kháng chiến, tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến,

cũng phải biết xung phong trong chiến đấu chống quân thù, dám hy sinh trong
cuộc kháng chiến gian lao và anh dũng của dân tộc. Hồ Chí Minh khẳng định
nhiệm vụ của anh chị em làm cơng tác văn hóa, Người chỉ rõ “ngịi bút của
các bạn là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phị chính trừ tà, mà anh em văn
hóa và trí thức phải làm cũng như là những chiến sĩ anh dũng trong cuộc
kháng chiến để tranh lại quyền thống nhất và độc lập cho tổ quốc”2.

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch Hồ Chí Minh với cách mạng giải phóng dân tộc, Nxb
Lý luận chính trị, H., 2005, tr. 61.
2 TS. Bùi Đình Phong: Đỉnh cao tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, Nxb Lao động, H., 2001, tr. 32.
1


Trong sự nghiệp giành độc lập, tự do, Bác chỉ rõ “văn chương và hy
vọng sách này (Đường cách mệnh) chỉ ở trong hai chữ: cách mệnh, cách
mệnh”!!! Trong kháng chiến, kiến quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người
khái qt sự nghiệp văn hóa của mình chỉ có một “đề tài”: Chống thực dân đế
quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền cho nhân dân ta có một đời
sống thật sung sướng và tốt đẹp.
Hồ Chí Minh cho rằng: Xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy. Văn nghệ của
dân tộc ta vốn rất phong phú, nhưng dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhân
dân ta bị nô lệ, bị tồi tàn không thể phát triển được… rõ ràng là dân tộc bị áp bức
thì văn nghệ cũng mất tự do. Văn nghệ muốn tự do thì phải tham gia cách mạng.
Dưới chế độ thực dân phong kiến, khi chưa có ánh sáng văn hóa của
thời đại mới, cơng cuộc giải phóng dân tộc ta khơng có đường ra. Người dân
cảm thấy:
“Đêm sao đêm mãi tối mò mị
Đêm đến bao giờ mới sáng cho”1.
Và chính Hồ Chí Minh truyền bá tư tưởng cách mạng, tư tưởng văn hóa
vào các dân tộc bị áp bức đã thức tỉnh, định hướng, tổ chức các dân tộc đoàn

kết và đưa họ ra đấu tranh.
Khi có văn hóa, “văn hóa soi đường cho quốc dân đi” rồi tức là khi
nhân dân nắm được chính quyền hình thành nên những thiết chế, cơ chế chính
trị như đảng, nhà nước; văn hóa phải làm nền tảng tư tưởng cho chính đảng,
bộ máy nhà nước, chế độ chính trị phục vụ cho con người.
Như vậy, văn hóa thể hiện trình độ vun trồng con người. “Mọi cái đều
do con người làm nên” và cuối cùng hướng tới mục tiêu con người.
II.3. Nâng cao dân trí
Nâng cao dân trí là một nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về văn hóa phục vụ quần chúng nói riêng và tư tưởng Hồ Chí Minh về
văn hóa - xây dựng một nền văn hóa mới nói chung.
1

Thơ văn yêu nước vàn t cách mạng đầu thế kỷ XX (1900 - 1930), Nxb Văn học, H., 1976, T1, tr. 28.


Nâng cao dân trí trước hết là chức năng của văn hóa.
Văn hóa phục vụ quần chúng lao động thì việc góp phần mở rộng hiểu
biết, nâng cao dân trí cho người dân là cần thiết và cực kỳ quan trọng.
Nói đến văn hóa là phải nói đến dân trí. Đó là trình độ hiểu biết, trình
độ kiến thức của người dân, của mỗi cơng dân. Trình độ đó phải từ chỗ biết
chữ đến chỗ hiểu biết các lĩnh vực khác cần thiết cho hoạt động của mỗi
người nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, điều mà Đảng ta
xác định hiện nay là mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh. Những hiểu biết đó bao gồm nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế,
văn hóa (theo nghĩa vẫn thường dùng là trình độ học vấn), nghiệp vụ chun
mơn, khoa học - kỹ thuật, lịch sử, thực tiễn Việt Nam và thế giới.
Hồ Chí Minh khơng đề cập đến các vấn đề văn hóa theo kiểu kinh viện
hay kiểu bác học mà đề cập một cách dung dị, rất gần gũi với cuộc sống đời
thường, rất dễ hiểu đối với đông đảo quần chúng nhân dân. Đó là những vấn

đề của chính cuộc sống. Vì vậy được mọi người tiếp nhận rất nhanh và đi vào
cuộc sống ngày càng sâu rộng. Điều quan trọng là trong bất cứ vấn đề gì,
Người cũng có những đóng góp mới, để lại những dấu ấn sâu đậm trong các
tầng lớp, các thế hệ khác nhau.
Nâng cao dân trí là để xây dựng một nền văn hóa mới của một nước Việt
Nam độc lập, một trong những cơng việc mà Hồ Chí Minh đặt ra sớm nhất là
phải thanh toán nạn mù chữ đối với trên 90% dân số cịn thất học để mọi người
khơng đứng ngồi chính trị, điều mà Lênin đã chỉ ra từ lâu: “Người dốt đứng
ngồi chính trị”. Biết chữ là bước khởi đầu của dân trí, của văn hóa giáo dục. Từ
biết chữ đến hiểu biết quyền và nghĩa vụ của công dân, quyền làm chủ và trách
nhiệm của người làm chủ, từ đó nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, mỗi người càng có thể tham gia vào việc tạo ra những giá trị văn hóa
vật chất và tinh thần ngày càng nhiều hơn cho xã hội. Cũng từ đó mới có thể nói
đến việc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài ngày càng nhiều hơn cho đất nước. Con
người vừa là sản phẩm, lại vừa là chủ thể của văn hóa là như vậy.


Có lẽ chưa có ai trên thế giới này gọi dốt là giặc, và vấn đề chống giặc
dốt lại được đặt ngang với chống giặc đói và giặc ngoại xâm: “Dốt thì dại,
dại thì hèn”, “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, “Sự ngu dốt này sẽ đẻ ra
sự ngu dốt khác”, “Mỗi người phải ra sức học tập, học suốt đời, còn sống
còn học tập”, “việc học tập là không cùng”, “Học đi đôi với hành”, “Học để
làm việc, học để làm người, học để làm cán bộ”, “Học để phụng sự Tổ quốc,
phụng sự nhân dân, phụng sự nhân loại”… Những luận điểm ấy của Hồ Chí
Minh ln ln nhắc nhở mọi người khơng ngừng vươn lên những tầm cao
mới của trí tuệ, của văn hóa, của văn minh.
Năm 1945, chính quyền non trẻ vừa mới ra đời, Hồ Chí Minh nói: “Một
trong những cơng việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân
trí…
Muốn giữ vững nền độc lập
Muốn làm cho dân giàu nước mạnh

Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình… phải có kiến
thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết
phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”1.
Một dân tộc muốn độc lập, tự cường phải có vốn hiểu biết rộng rãi để
thiết thực tham gia vào công việc kiến thiết nước nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh
nói: “Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh, nước giàu, mọi
người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình. Phải có kiến thức mới để
có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà”2.
Cách mạng tháng Tám thành cơng, một thực trạng đau lịng là có đến
95% dân ta thất học: “Như thế thì tiến bộ làm sao được? Nay chúng ta đã
giành quyền độc lập. Một trong những công việc cấp tốc lúc này là nâng cao
dân trí”3. Vấn đề nâng cao dân trí là một vấn đề Hồ Chí Minh quan tâm nhất
trong cuộc đời của mình.
Hồ Chí Minh: Tồn tn tập, Nxb CTQG, H., 2000, T4, tr. 36.
Hồ Chí Minh: Về cơng tác văn hóa, văn nghệ, Nxb Sự thật, H., 1971, tr. 72.
3 Hồ Chí Minh: Tồn tn tập, Nxb CTQG, H., 2000, T4, tr. 36.
1
2


Khi miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Người nói: Chúng ta phải
biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi
vui hạnh phúc.
Việc nâng cao dân trí trước kia đã được nhiều nhà yêu nước đặt ra.
Phan Châu Trinh là người tiêu biểu nhất đã đề ra chủ trương: “Khai dân trí,
chấn dân khí, hậu dân sinh” ngay dưới chế độ thực dân phong kiến, nhưng đã
không thể thực hiện được. Dịng văn hóa cách mạng xuất hiện trong những
thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám chỉ làm chuyển biến được dân trí phần
nào. Nâng cao dân trí thật sự chỉ có thể thực hiện khi chính quyền thật sự về
tay nhân dân, khi chính trị đã được giải phóng. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thế giới hiện đại ngày càng địi hỏi
nâng cao dân trí hơn nữa và khơng bao giờ có điểm tận cùng. Đó chính là
chức năng chủ yếu của văn hóa.
Văn hóa là một ngành rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực: văn hóa, giáo
dục, văn hóa - nghệ thuật, thơng tin, tun truyền, báo chí, bảo tàng… lĩnh vực
nào cũng phải góp phần nâng cao dân trí: cung cấp thơng tin, mở mang kiến
thức, tun truyền đời sống mới, phổ biến khoa học - kỹ thuật, đạo đức công
dân, lịch sử và địa dư nước ta… Trong thư gửi hội nghị cán bộ văn hóa năm
1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra một trong những thiếu sót của phong trào
văn hóa là có bề rộng, chưa có bề sâu, “nặng về mặt giải trí mà cịn nhẹ về mặt
nâng cao tri thức của quần chúng”1. Nói chuyện với cán bộ, nhân viên Bảo tàng
cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở: Viện Bảo tàng cách
mạng như một cuốn sử. Nó cho thấy rõ ơng cha ta đã khó nhọc như thế nào mới
xây dựng nên đất nước tươi đẹp như ngày nay; Đảng và các chiến sĩ cách mạng
đã hy sinh như thế nào nay mới có tự do, có độc lập, có cơng nghiệp, có nơng
nghiệp phát triển. Ý của Người muốn nói cơng tác bảo tàng phải góp phần nâng
cao nhận thức của nhân dân về lịch sử đấu tranh của dân tộc.

1

Hồ Chí Minh: Về cơng tác văn hóa, văn nghệ, Nxb Sự thật, H., 1971, tr. 31.


Và suốt cuộc đời của mình, Hồ Chí Minh ln ln làm mọi việc nhằm
nâng cao dân trí.
Một khi người dân có trình độ thì mới hiểu được quyền và thực hiện
quyền đó, hơn nữa cịn góp phần xây dựng nước nhà thì chắc chắn cơng cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta sẽ thành công.
II.4. Nâng cao tư tưởng và hoàn thiện đạo đức con người
Tư tưởng, tình cảm là vấn đề chủ yếu nhất của đời sống tinh thần của

con người. Tư tưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm có thể thấp hèn
hoặc cao đẹp. Theo Hồ Chí Minh, văn hóa phải có chức năng là phải bồi
dưỡng tư tưởng đúng và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ những sai
lầm và thấp hèn có thể có trong tư tưởng, tình cảm mỗi người. Chức năng cao
quý ấy phải được tiến hành thường xuyên, vì tư tưởng, tình cảm của con
người luôn chuyển biến theo hoạt động thực tiễn của xã hội. Việc bồi dưỡng
phải đặc biệt quan tâm đến những tư tưởng, tình cảm lớn chi phối đời sống
tinh thần của mỗi con người và của cả dân tộc.
Trong diễn văn khai mạc hội nghị văn hóa tồn quốc ngày 24/11/1946,
Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Văn hóa phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng
tự chủ, độc lập, tự do. Đồng thời phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần
vì nước qn mình, vì lợi ích chung và quyền lợi chung… Văn hóa phải làm
thế nào cho mỗi người dân Việt Nam từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà, ai
cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hưởng hạnh phúc của mình nên được
hưởng”1.
Xã hội cũ có nhiều nọc độc, nó làm hại thanh niên. Nhất là văn hóa độc
ác của Mỹ, nó dùng mọi cách như sách, báo, phim ảnh… để làm thanh niên
hư hỏng, trụy lạc. Thậm chí một số thanh niên hóa ra lưu manh, trộm cắp, cờ
bạc. Nhiệm vụ của các thày, cơ giáo nói riêng và của văn hóa nói chung là
phải tẩy sạch những thói hư, tật xấu đó, rèn luyện cho thanh niên phẩm chất
đạo đức cách mạng mới mà trước hết là có tình cảm, tư tưởng cao đẹp.
1

Hồ Chí Minh: Về cơng tác văn hóa, văn nghệ, Nxb Sự thật, H., 1971, tr. 72.



×