Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Kỹ thuật đo và đánh giá chức năng hô hấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.43 KB, 3 trang )

KỸ THUẬT ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG HÔ HẤP
1. Phạm vi áp dụng
Kỹ thuật này quy định cách đo và đánh giá chức năng hoạt động của hệ hô hấp cho
người lao động và cộng đồng.
Kỹ thuật này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đo và đánh
giá chức năng hoạt động của hệ hô hấp cho người lao động và cộng đồng.
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
- American Thoracic Society (ATS), Standard for the diagnosis and care of patients
with COPD and asthma. Am. Rev. Respir. Dis., 1987, 136: 225-243.
- Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Diseases (GOLD), Pocket guide to
COPD diagnosis, management and prevention (2015).
3. Giải thích từ ngữ
- VC (Vital Capacity): Dung tích sống.
- FVC (Forced Vital Capacity): Dung tích sống gắng sức.
- FEV1 (Forced Expiratory Volume in one second): Thể tích thở ra gắng sức trong
giây đầu tiên.
4. Nguyên lý
Phép đo chức năng hô hấp (CNHH) là phép đo chức năng phổi, dùng để đo thể
tích khơng khí hít vào hoặc thở ra trong một chu trình hơ hấp của một cá thể.
5. Phương pháp xác định
5.1. Thiết bị, dụng cụ cần thiết
- Thiết bị đo: Máy đo chức năng hô hấp.
- Ống ngậm mồm để thổi đã được khử trùng.
- Kẹp bịt mũi.
- Giấy in (lắp trong máy) và/hoặc giấy, bút ghi kết quả.
5.2. Các bước tiến hành
5.2.1. Chuẩn bị
- Chuẩn bị máy:
+ Trước khi đo phải chuẩn bị máy (hàng ngày) bằng xy-lanh 1 lít hoặc 3 lít. Thực hiện
các thao tác chuẩn máy theo hướng dẫn kỹ thuật của từng máy.
+ Kiểm tra và nối các cấu phần của máy: Dây nguồn, sensor,…


+ Chuẩn bị kẹp mũi.
- Chuẩn bị cho đối tượng:
+ Hướng dẫn đối tượng các thao tác cần thực hiện.
+ Yêu cầu sự hợp tác của đối tượng để được kết quả chính xác.
+ Cần tránh những việc sau trước khi đo:
Hút thuốc lá trong vòng 1 giờ trước khi đo.
Uống rượu trong vòng 4 giờ trước khi đo.
Gắng sức mạnh trong vòng 30 phút trước khi đo.
Mặc quần áo chật làm hạn chế đáng kể giãn nở của vùng bụng và ngực.
Ăn quá no trong vòng 2 giờ trước khi đo.
5.2.2. Tiến hành đo


-

Giải thích rõ ý nghĩa phép đo cho đối tượng, yêu cầu đối tượng hợp tác và cố gắng
thực hiện đúng hướng dẫn.
- Yếu cầu đối tượng cởi bớt áo khốc ngồi (nếu có), nới lỏng cà-vạt và cổ áo (nếu
chật), hơi ngửa cằm và thả lỏng cơ cổ.
- Khi đối tượng đã sẵn sàng, kẹp mũi, đưa ống vào miệng qua 2 hàm răng, trịn mơi
ngậm kín ống, khơng để khơng khí lọt ra ngồi và khơng để lưỡi che tắc ống.
- Cần chú ý động viên đối tượng cố gắng khi thực hiện yêu cầu thở để đo dung tích
sống gắng sức.
- Đo 3 lần với 3 phế dung đồ có thể chấp nhận được theo tiêu chuẩn của Hội Lồng
ngực Hoa Kỳ (ATS):
+ Phải có điểm xuất phát tốt.
+ Thời gian đo FVC kéo dài ít nhất là 6 giây.
+ Đảm bảo sự gắng sức liên tục và tốc độ cho mỗi lần đo.
- Chênh lệch kết quả FVC và FEV1 giữa các lần đo gắng sức lớn nhất không được
quá 5% hay 150mL.

- Thực hiện không quá 6 lần liên tục.
Chú ý:
Không lấy số liệu của các đối tượng không hợp tác.
5.3. Chống chỉ định
- Tràn khí màn phổi.
- Trường hợp tổn thương phổi có nguy cơ biến chứng khi đo chức năng hơ hấp (kén
khí lớn của màn phổi, ho máu nhiều, áp xe phổi lớn,…).
- Bệnh nhân không hợp tác (rối loạn tâm thần, giảm thính lực,…).
- Chấn thương vùng hàm mặt, lồng ngực.
- Mới phẫu thuật ở bụng, ngực, mặt.
- Bệnh lý tim mạch nặng: Suy tim xung huyết, bệnh mạch vành, nghi ngờ hoặc xác
định phình tách động mạch, tăng áp động mạch nghiêm trọng.
- Tình trạng sau sốc.
- Mang thai với các biến chứng trong tháng thứ 3.
6. Đánh giá kết quả
6.1. Người trưởng thành
Nhận định kết quả theo Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (2002).
Dạng rối loạn thơng khí

%FEV1

%FVC

FEV1/FVC

Tắc nghẽn

< 80%

≥ 80%


< 70%

Hạn chế

≥ 80% hoặc < 80%

< 80%

≥ 70%

Hỗn hợp

≥ 80% hoặc < 80%

< 80%

< 70%

Bình thường
≥ 80%
≥ 80%
6.2. Đánh giá mức độ rối loạn thơng khí tắc nghẽn

≥ 70%


Theo bảng phân loại của Sáng kiến toàn cần về Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(GOLD) cập nhật năm 2015, mức độ trầm trọng của rối loạn thơng khí tắc nghẽn được
xác định dựa vào chỉ số FEV1/FVC và FEV1% so với lý thuyết như sau:

Mức độ rối loạn
thơng khí tắc nghẽn

FEV1/
FVC

%FEV1

Nhẹ

< 70%

≥ 80%

Vừa

< 70%

50% ≤ FEV1 < 80%

Nặng

< 70%

30% ≤ FEV1 < 50%

Rất nặng
6.3.

< 70%


FEV1 < 30%

Hoặc FEV1 < 50% với suy hô hấp mạn
Đánh giá mức độ rối loạn thơng khí hạn chế

Theo Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (2002), các mức độ rối loạn
thơng khí hạn chế được phân loại như sau:
Mức độ rối loạn thơng khí hạn chế

%FVC

Nhẹ

65%- < 80%

Vừa

50% - < 65%

Nặng
< 50%
7. Tài liệu tham khảo
1. Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, Thường quy kỹ thuật Y học lao động
Vệ sinh môi trường Sức khỏe trường học, Nhà xuất bản Y học, 2002.
2. Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, Tâm sinh lý lao động và Ergonomi,
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, (2000).
3. American Thoracic Society (ATS), Standard for the diagnosis and care of patients
with COPD and asthma. Am. Rev. Respir. Dis., 1987, 136: 225-243.
4. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Diseases (GOLD), Pocket guide to

COPD diagnosis, management and prevention (2015).



×