Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Chuyên Đề Tiếng Việt Lớp 2 Theo Ctgdpt 2018.Doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 43 trang )

CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG VIẾT
CHO HỌC SINH LỚP 2 TRONG CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018
(Bộ sách Cánh Diều)
I.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiếng Việt là môn học quan trọng trong chương trình giảng dạy bậc Tiểu
học. Đây là môn học cung cấp cho học sinh những cơ sở ban đầu làm công cụ để
khám phá các mơn học khác. Có thể nói Tiếng Việt là mơn học chìa khố giúp
học sinh mở kho tàng kiến thức ở Tiểu học nói riêng và cả q trình nhận thức
nói chung. Ngồi việc cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết trong giao
tiếp hàng ngày, môn Tiếng Việt cịn giúp các em phát triển tồn diện, hình thành
ở các em những cơ sở của thế giới khoa học, góp phần rèn luyện trí thơng minh,
hình thành tình cảm, thói quen đạo đức tốt đẹp của con người mới.
Dạy học Tiếng Việt là dạy học tiếng mẹ đẻ. Dạy học Tiếng Việt giúp các
em hình thành 4 kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Mục tiêu của Chương trình
GDPT mới lấy việc rèn luyện các kĩ năng ngơn ngữ (đọc, viết, nói và nghe)
để phục vụ mục tiêu phát triển các năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và
văn học). Là một phần của Tiếng Việt, dạy học sinh viết văn có vị trí đặc biệt
quan trọng. Đó là hoạt động mang tính chất thực hành tổng hợp các kiến thức từ
các hoạt động đọc- hiểu, luyện tập về từ và câu, viết chính tả, kể chuyện. Tập làm
văn là kết tinh nhiều mặt của năng lực sử dụng Tiếng Việt.
Trong bộ sách Cánh diều, các tác giả biên soạn đã chủ trọng thống nhất
nội dung rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ trong mỗi bài học theo chủ đề, chủ
điểm để phục vụ mục tiêu bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng sống và các phẩm chất
yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Bên cạnh đó với quan
điểm tiếp cận mục tiêu đối tượng là lựa chọn, tổ chức nội dung học tập và các
hoạt động học tập cho phù hợp với tâm sinh lí và trình độ nhận thức của HS để
thực hiện giáo dục phân hóa, nhằm đáp ứng nhiều đối tượng HS và phù hợp với
nhiều điều kiện dạy - học khác nhau cho nên SGK Tiếng Việt 2 đã chú ý thiết kế
nội dung mở, phù hợp với sự đa dạng về trình độ học sinh. Theo thiết kế của bộ


sách, phần dạy viết văn cho học sinh lớp 2 nằm trọn trong nội dung bài viết 2 và
thực hiện theo mật độ 1 bài/ tuần. Tiếp cận với chương trình TV mới, với sách
giáo khoa mới và phương pháp dạy học mới, việc nâng cao chất lượng giúp HS
viết tốt câu, đoạn văn là một nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên làm công
tác giảng dạy.
Các bài viết văn là một sản phẩm mang tính thực hành tổng hợp, là sản
phẩm sáng tạo, không lặp lại của mỗi học sinh. Vậy dạy học sinh lớp 2 như thế
nào để thực hiện được mục tiêu môn học cũng như quan điểm chương trình TV
1


2018 là vấn đề trăn trở của mỗi thầy cô. Trên cơ sở thực tế dạy học, những kinh
nghiệm rút ra trong quá trình dạy thực nghiệm cũng như quản lý chỉ đạo giáo
viên trong nhà trường, chúng tôi đã mạnh dạn tổ chức chuyên đề: Một số biện
pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động viết văn cho học sinh lớp 2 trong chương
trình GDPT 2018.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng
1.1.Thuận lợi
* Giáo viên:
- Có sự tiếp cận về chương trình SGK mới từ năm học trước. Được tập huấn khá
đầy đủ từ các cấp Sở, PGD, nhà trường.
- Có sự chuẩn bị về tâm thế và tìm hiểu phương pháp dạy cũng như nghiên cứu
nội dung chương trình, sách giáo khoa TV 2 chương trình mới.
*Học sinh:
- Đã làm quen với chương trình cũng như bộ sách Cánh Diều từ năm học trước.
Việc xây dựng cho HS các phương pháp, hình thức học tập mới sẽ dễ dàng hơn.
- Học sinh có những kiến thức, kĩ năng cơ bản về từ ngữ, viết câu, thực hành
giao tiếp khá tốt. Việc được tự mình khám phá các kiến thức mới hay được cùng
tham gia thảo luận với các bạn sẽ đem lại sự thích thú cho HS, giúp các em

hứng khởi hơn trong việc học tập.
1.2. Hạn chế:
*Giáo viên:
- Chưa hiểu hết quan điểm, mục tiêu chương trình, cách thiết kế của SGK. Thực
tế khi dạy SGK mới còn nhiều lúng túng.
- Hầu hết được đào tạo và áp dụng giảng dạy theo cách dạy học truyền
thống: Hiểu bản chất của việc dạy học là truyền thụ tri thức. Phương pháp dạy
học chủ yếu là diễn giảng, truyền thụ. Chưa có sự gắn kết, tích hợp kiến thức,
kĩ năng trong các môn học.
- Việc giảng dạy trên lớp phụ thuộc nhiều, thậm chí hồn tồn vào Sách giáo
khoa, sách thiết kế, khơng dám thay đổi vì sợ sai, hoặc ngại áp dụng cái mới.
- Chưa vận dụng hiệu quả một số kĩ thuật dạy học tích cực như sơ đồ tư duy
trong dạy học làm văn.
* Học sinh:
- Ở lứa tuổi hiếu động, khó có sự tập trung cao.
- Vốn từ của các em cịn ít nên việc diễn đạt rất hạn chế, hầu hết học sinh chỉ nói
được những câu ngắn, trả lời chưa đủ ý, diễn đạt rời rạc. Những bài tập viết đoạn
văn ngắn chủ yếu được các em trình bày dưới dạng trả lời các câu hỏi gợị ý có
trong bài hoặc dựa hồn toàn vào mẫu. Các em thường lặp lại câu đã viết, dùng từ
2


sai, chấm câu cịn hạn chế; có em viết khơng đúng yêu cầu của đề bài hoặc viết
không đủ ý…
- Chưa biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng từ chủ đề, chủ điểm đang học: kiến thức
từ bài đọc - hiểu, từ đọc sách bào, bài viết 1, bài nói và nghe,....để vận dụng trong
bài viết 2.
*Điều kiện thực tế địa phương :
- Đa phần phụ huynh học sinh làm nghề nơng, hoặc cơng ty hồn cảnh gia đình
bận bịu nên phần lớn chưa quan tâm đến việc học của các em dẫn đến vốn sống,

vốn từ ít phong phú việc diễn đạt ngơn ngữ kém.
*Về phía nhà trường:
Nhiều năm nhà trường đã tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo chuyên đề về
dạy học nâng cao môn Tiếng Việt. Tuy nhiên, hiệu quả của việc vận dụng vào
giảng dạy và học tập chưa cao.
2. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
Biện pháp 1. Giáo viên cần nắm chắc được quan điểm tiếp cận, cấu trúc của
SGK Tiếng Việt 2, cấu trúc của các bài học và các dạng bài VIẾT trong sách
giáo khoa Cánh Diều
1. Quan điểm tiếp cận chương trình bộ sách giáo khoa Cánh Diều
a. Tiếp cận mục tiêu
Tiếp cận mục tiêu là lấy mục tiêu giáo dục của Chương trình GDPT
làm căn cứ để lựa chọn, tổ chức nội dung học tập và hoạt động học tập của
học sinh, cụ thể là:
- Lấy việc rèn luyện kĩ năng ngơn ngữ (Đọc, viết, nói, nghe) làm trục phát
triển của cuốn sách để phục vụ mục tiêu phát triển các năng lực đặc thù
(năng lực ngôn ngữ và văn học).
- Thống nhất nội dung rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ trong mỗi bài học theo chủ
đề, chủ điểm để phục vụ mục tiêu bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng sống và các phẩm
chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Tích cực hóa hoạt động học tập của người học để HS phát triển toàn diện về phẩm
chất và năng lực một cách vững chắc.
b. Tiếp cận đối tượng
- Tiếp cận đối tượng là lựa chọn, tổ chức nội dung học tập và các hoạt động học tập
phù hợp với tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh; cụ thể là: HS là người
nói tiếng Việt, do đó nhiệm vụ trọng tâm của mơn Tiếng Việt là hình thành và phát
triển các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe ở mức cao hơn (từ giao tiếp thông thường
đến giao tiếp văn hóa).
- HS cịn nhỏ tuổi, do đó SGK Tiếng Việt 2 rất chú ý đến tính vừa sức và tâm lí lứa
tuổi. Ví dụ chưa tổ chức các tiết học Luyện từ và câu riêng mà dạy kiến thức qua

3


các hoạt động đọc, viết, nói và nghe; tăng cường các trị chơi học tập, chú trọng
kênh hình...
- HS là đối tượng rất đa dạng cho nên SGK Tiếng Việt 2 thiết kế nội dung mở để
thực hiện giáo dục phân hóa, nhằm đáp ứng nhiều đối tượng HS và phù hợp với
nhiều điều kiện dạy-học khác nhau. VD có nhiều bài tập lựa chọn trong các hoạt
động đọc, viết, nói và nghe để GV và học HS chọn theo đặc điểm, điều kiện của
mỗi lớp và khả năng, sở thích của mỗi HS.
2. Cấu trúc của sách
Theo quan điểm lấy HS làm nhân vật trung tâm, các chủ điểm SGK Tiếng
Việt bắt đầu bằng nhân vật trung tâm HỌC SINH (TÔI ) và phát triển theo mối
quan hệ giữa nhân vật trung tâm ấy: tơi – gia đình tơi – trường tôi – đất nước tôi –
trái đất của tôi.
Để SGK Tiếng Việt tiểu học gần gũi, thân thiện với học sinh, 5 chủ đề nói
trên được đặt tên như sau: 1) Em là búp măng non; 2) Em đi học; 3) Em ở nhà; 4)
Em yêu Tổ quốc Việt Nam; 5) Em là cơng dân tồn cầu.
Mỗi chủ đề được triển khai ở mỗi lớp thành 2 hoặc 3 chủ điểm lớn; mỗi chủ
điểm lớn gồm 2 hoặc 3 chủ điểm nhỏ. Thứ tự và tên cụ thể của các chủ điểm có thể
được thay đổi khi triển khai cụ thể vào tài liệu dạy học.
Ở lớp 2, nội dung chủ đề Em là cơng dân tồn cầu ở lớp 2 bước đầu giúp HS
làm quen với thế giới tự nhiên và giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường sống cho các
em. Chủ đề này, vì vậy, được đặt tên là Em yêu thiên nhiên.
Tên các chủ đề, chủ điểm và bài học trong SGK Tiếng Việt 2 cụ thể như sau:
Chủ đề Em là búp măng non
Chủ điểm 1: Thiếu nhi
- Bài 1: Cuộc sống quanh em
- Bài 2: Thời gian của em
Chủ điểm 2: Bạn bè

- Bài 3: Cuộc sống quanh em
- Bài 4: Thời gian của em

Chủ điểm 4: Vật nuôi
- Bài 19: Bạn trong nhà
- Bài 20: Gắn bó với con người
Chủ đề Em yêu thiên nhiên
Chủ điểm 1: Cây cối
- Bài 21: Lá phổi xanh
- Bài 22: Chuyện cây chuyện người
Chủ điểm 2: Chim chóc
- Bài 23: Thế giới lồi chim
- Bài 24: Những người bạn nhỏ
Chủ điểm 3: Muông thú
- Bài 25: Thế giới rừng xanh

Chủ đề Em đi học
Chủ điểm 1: Mái trường
- Bài 5: Ngôi nhà thứ hai
- Bài 6: Em yêu trường em
Chủ điểm 2: Thầy cô
- Bài 7: Thầy cô của em
4


- Bài 8: Em u thầy cơ
Bài 9: Ơn tập
Chủ điểm 3: Em là học sinh
- Bài 10: Vui đến trường
- Bài 11: Học chăm học giỏi

Chủ đề Em ở nhà
Chủ điểm 1: Ơng bà
- Bài 12: Vịng tay u thương
- Bài 13: u kính ơng bà
Chủ điểm 2: Cha mẹ
- Bài 14: Công cha nghĩa mẹ
- Bài 15: Con cái thảo hiền
Chủ điểm 3: Anh chị em
- Bài 16: Anh em thuận hòa
- Bài 17: Chị ngã em nâng

- Bài 26: Mn lồi chung sống
Bài 27: Ơn tập
Chủ điểm 4: Thời tiết
- Bài 28: Bốn mùa
- Bài 29: Muôn loài chung sống
Chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam
Chủ điểm 1: Quê hương
- Bài 30: Quê bạn, quê em
- Bài 31: Em yêu quê em
Chủ điểm 2: Đất nước
- Bài 32: Con Rồng cháu Tiên
- Bài 33: Những người quanh em
- Bài 34: Thiếu nhi đất Việt
Bài 35: Ôn tập

Bài 18: Ôn tập
3. Cấu trúc của bài học
Mỗi bài học được học trong 1 tuần (10 tiết). Cụ thể:
Bài học thứ nhất (số thứ tự lẻ) ở mỗi chủ Bài học thứ nhất (số thứ tự lẻ) ở mỗi chủ

điểm gồm các nội dung sau:
điểm gồm các nội dung sau:
1. Đọc hiểu: 2 tiết
1. Đọc hiểu: 2 tiết
2. Viết (Chính tả, Tập viết): 2 tiết
2. Viết (Chính tả, Tập viết): 2 tiết
3. Đọc hiểu: 2 tiết
3. Đọc hiểu: 2 tiết
4. Nói và nghe: 1 tiết
4. Nói và nghe: 1 tiết
5. Viết (Tập làm văn): 1 tiết
5. Viết (Tập làm văn): 1 tiết
6. Tự đọc sách báo: 2 tiết
6. Góc sáng tạo (HĐTN): 1,5 tiết
7. Tự đánh giá: 0,5 tiết
Nhìn vào cấu trúc bài học thì mỗi tuần SGK Tiếng Việt Cánh Diều đều có 1
tiết Viết văn riêng giữa kì và cuối học kì ở các tuần 9,18, 27, 35 có một bài ơn tập.
So sánh về chương trình sách giáo khoa trước đây với sách giáo khoa mới, ta
thấy, Chương trình Giáo dục phổ thơng 2006 thời lượng dành cho môn Tiếng Việt
lớp 2 là 315 tiết (9 tiết/tuần), cịn ở chương trình giáo dục phổ thơng 2018 thời
lượng dành cho môn Tiếng Việt lớp 2 là 350 tiết (10 tiết/tuần), tăng 1 tiết/tuần so
với chương trình cũ.
Chương trình giáo dục phổ thơng 2006 của sách giáo khoa Tiếng Việt 2, phân
môn Tập làm văn tập trung vào các các dạng bài giúp các em học sinh thực hành
5


rèn luyện các kỹ năng nói, viết, nghe, phục vụ cho việc học tập và giao tiếp hằng
ngày, cụ thể:
+ Thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu, như: chào hỏi; tự giới thiệu;

cảm ơn; xin lỗi; khẳng định; phủ định; mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị; chia buồn, an ủi;
chia vui, khen ngợi; ngạc nhiên, thích thú; đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu; đáp lời
cảm ơn; đáp lời xin lỗi; đáp lời khẳng định; đáp lời phủ định; đáp lời đồng ý; đáp
lời chia vui; đáp lời khen ngợi; đáp lời từ chối; đáp lời an ủi.
+ Thực hành về một số kỹ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày, như:
viết bản tự thuật ngắn, lập danh sách học sinh, tra mục lục sách, đọc thời khoá biểu,
nhận và gọi điện thoại, viết nhắn tin, lập thời gian biểu, chép nội quy, đọc sổ liên
lạc.
+ Thực hành rèn luyện về kỹ năng diễn đạt (nói, viết), như: kể về người thân
trong gia đình, về sự vật hay sự việc được chứng kiến; tả sơ lược về người, vật xung
quanh theo gợi ý bằng tranh hoặc câu hỏi...
+ Thực hành rèn luyện về kỹ năng nghe: dựa vào câu hỏi gợi ý để kể lại hoặc
nêu được ý chính của mẩu chuyện ngắn đã nghe.
Cịn trong chương trình giáo dục phổ thơng 2018 của sách giáo khoa Tiếng
Việt 2, Cánh Diều, hoạt động Viết tập trung vào các dạng bài cụ thể như sau:
- Viết được 4-5 câu thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia dựa
vào gợi ý.
- Viết được 4-5 câu tả một đồ vật gần gũi, quen thuộc dựa vào gợi ý.
- Viết được 4-5 câu nói về tình cảm của mình đối với người thân hoặc sự
việc dựa vào gợi ý.
- Viết được 4-5 câu giới thiệu một đồ vật quen thuộc dựa vào gợi ý.
- Biết đặt tên cho một bức tranh.
- Biết viết thời gian biểu, bưu thiếp, tin nhắn, lời cảm ơn, lời xin lỗi.
Như vậy so với chương trình cũ, nội dung Thực hành về các nghi thức lời nói
tối thiểu đã được tổ chức chủ yếu ở hoạt động Nói và nghe (trao đổi) như: đáp lời
yêu cầu, đề nghị (Tuần 8, 11); đáp lại lời mời, lời nhờ (Tuần 16), đáp lời khen, lời
an ủi (tuần 19); đáp lời đồng ý (Tuần 23); đáp lời từ chối (Tuần 24, 25)......
Sách bố trí dạy các nghi thức lời nói trong nội dung luyện nói và nghe là do
các hành vi ngơn ngữ đó chủ yếu được thực hiện trong giao tiếp bằng lời nói miệng.
Tuy nhiên, theo quan điểm tích hợp, trong bài viết, HS vẫn có thể thực hiện các

hành vi giao tiếp gắn với các nghi thức lời nói, điều này thể hiện rõ trong các bài
Góc sáng tạo (cần tính cả Góc sáng tạo vào hoạt động viết: tạo lập văn bản đa
phương thức).
4. Các kiểu bài gồm nhiệm vụ đọc và viết ; nói và viết
4.1. Các bài Viết gồm 2 nhiệm vụ đọc và viết.
6


Tuần
Bài 1
2
Đọc bản tự thuật
3
Đọc bản danh sách học
sinh

17

Bài 2
Viết bản tự thuật của em theo mẫu
Cách viết các từ ở nhóm 1 và nhóm 2 khác
nhau thế nào?
+ Bài 3: Viết họ, tên 5 bạn học sinh tổ em, xếp
theo thứ tự trong bản chữ cái.
a/ Viết tin nhắn theo tình huống em tự nghĩ ra.
b/ Viết tin nhắn theo tình huống sau....
Dựa theo mẫu thời gian biểu của bạn Thu Huệ,
lập thời gian biểu buổi tối của em.

Đọc tin nhắn và trả lời câu

hỏi....
20 Đọc thời gian biểu dưới
đây của bạn Thu Huệ và
trả lời câu hỏi...
Ở các bài Viết gồm 2 nhiệm vụ đọc – viết đã tập trung qua những dạng bài sau:
+ Viết bản tự thuật
+ Viết tin nhắn theo tình huống
+ Lập danh sách học sinh
+ Lập thời gian biểu
Đây là những dạng bài để giúp học sinh tạo lập văn bản thông thường để
phục vụ cuộc sống giao tiếp hàng ngày. Nội dung này rất thiết thực, hướng các em
thành người năng động, độc lập trong cuộc sống.
4.1.1. Viết bản tự thuật ngắn:
* Mục đích yêu cầu:
Mục đích của bài tập là giúp HS biết cách tự giới thiệu về mình với thầy
cơ, bạn bè hoặc người xung quanh.
Tự thuật là những điều mình tự kể về mình nhằm để cho người khác nắm
được những thơng tin về mình.
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Viết bản tự thuật theo mẫu (SGK Cánh diều trang 19).
- Đọc từng dòng mẫu tự thuật trong SGK để nắm được những nội dung cần viết ra
cho đúng và đủ.
- Hỏi người thân trong gia đình (ơng, bà, bố, mẹ, anh, chị,… ) để nắm được những
điều mình chưa rõ (như ngày sinh, nơi sinh, quê quán, nơi ở hiện nay).
- Xem lại bài 1 “Tự thuật” trong SGK, tập 1 trang 19 của bạn Dương Hồng Anh để
học tập cách viết và trình bày sạch đẹp.
*Hướng dẫn HS làm bài:
Cần trình bày bài viết sạch sẽ, đúng chính tả (chú ý viết hoa những tên riêng và
các con chữ đầu tiên của mỗi dòng cần ghi thẳng hàng dọc với nhau cho đẹp.)


7


4.1.2. Viết tin nhắn:
* Cho HS hiểu:
Khi muốn nói với ai điều gì mà khơng gặp được người đó, ta có thể viết
những điều cần nhắn vào giấy, để lại. Nội dung lời nhắn cần viết ngắn gọn mà đủ
ý.
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Chọn 1 trong 2 đề:
a/ Viết tin nhắn theo tình huống em tự nghĩ ra.
b/ Viết tin nhắn theo tình huống sau: Chủ nhật, bố mẹ về quê. Anh đi học vẽ, trưa
mới về. Ơng ngoại đón em đến nhà ơng bà chơi và ăn cơm ở đó. Hãy nhắn tin để
anh biết.
- Xem lại bài1 (trang 140, tập 1 sách Cánh diều) để nắm được cách viết nhắn tin:
Nhắn cho ai? Cần nói gọn và rõ nội dung gì? (Ví dụ: đi đâu, làm gì, cùng với ai,
bao giờ về,…). Nhớ ghi thời điểm viết nhắn tin.

8


* Hướng dẫn làm bài:
- Viết tin nhắn của em cho anh, bố, mẹ....
Chú ý: Trình bày cho sạch sẽ, viết đúng chính tả, đầy đủ nội dung.
* Chú ý cách ghi nhắn tin:

Ví dụ:
15 giờ, Chủ nhật
9



Mẹ ơi!
Chiều nay bà nội đến nhà mình chơi. Bà đợi mãi mà mẹ chưa về. Bà đưa con đến
nhà dì Lan chơi, khoảng 20 giờ bà đưa con về.
Con gái
Vân Anh

10


4.1.3. Lập danh sách học sinh
* Cho HS hiểu:
- Thế nào là một bản danh sách và ích lợi của bản danh sách: Đọc bản danh sách
giúp ta biết được tên từng HS (trong tổ, trong lớp) và thông tin về họ.
- Cấu tạo của bản danh sách: nó gồm những cột dọc nào, khi đọc phải đọc theo
hàng ngang ra sao, tên các HS được xếp theo thứ tự nào.
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Lập danh sách 4-5 bạn học sinh tổ em theo mẫu đã học

- Xem lại bài tập 1 trong SGK Cánh Diều, tập 1, trang 27 để học tập cách lập
danh sách học sinh (Chú ý: Tên các bạn được xếp theo thứ tự bảng chữ cái.)
- Ghi tên các bạn trong tổ học tập: họ tên, ngày sinh, nơi ở (chọn 3 đến 5 bạn ) để
chuẩn bị lập danh sách theo mẫu đó cho, xếp tên các bạn theo đúng thứ tự bảng
chữ cái đã học (đánh số thứ tự tên các bạn theo thứ tự bảng chữ cái)

* Hướng dẫn HS làm bài:


- Kẻ bảng danh sách theo mẫu trong SGK (đã có trong VBT Tiếng Việt)
- Lập danh sách theo từng cột trong bảng (xếp tên theo đúng thứ tự bảng chữ cái);

có thể hỏi bạn về những điều em chưa rõ. Ví dụ: ngày sinh; nơi ở.
Chú ý: Điền vào từng cột theo hàng ngang. Chữ và số phải viết cân đối trong từng
ơ cho đẹp.
4.1.4. Lập thời gian biểu
Ngồi việc học bài trên lớp, HS còn cần được dạy để chủ động ngay từ
chuyện sắp xếp thời gian, công việc hằng ngày. Dạy HS lập thời gian biểu là một
biện pháp hình thành ở các em thái độ tích cực, chủ động, tính kế hoạch và khả
năng sắp xếp cuộc sống riêng.
Thời gian biểu là lịch sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi trong một ngày, gồm cả
sáng, trưa, chiều, tối. Thời gian biểu rất cần thiết vì nó giúp chúng ta làm việc tuần
tự, hợp lý và không bỏ sót cơng việc.
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Lập thời gian biểu một ngày đi học của em.
- Xem lại bài tập 1 SGK Cánh Diều, tập 2, trang 17 về thời gian biểu của bạn
Nguyễn Thu Huệ, lớp 2A của trường Tiểu học Trần Quốc Toản.

* Hướng dẫn HS làm bài:


- Yêu cầu HS dựa vào mẫu đã được tìm hiểu ở tiết trước để vận dụng hoàn thành
trong VBT Tiếng Việt 2. Lưu ý HS sắp xếp các việc làm theo trình tự thời gian
hợp lí. Cố gắng ghi đủ các việc cụ thể cần làm và thời gian làm mỗi việc đó.


4.2. Các bài Viết gồm 2 nhiệm vụ nói và viết
Tuần
Bài 1
Bài 2
4
Lập danh sách học sinh

6
Nói lời xin lỗi và lời đáp của các
Viết 4-5 câu kể về một lần em có
nhân vật trong mỗi bức tranh.
lỗi với ai đó (bố, mẹ, thầy cơ, anh
chị...) và em xin lỗi người đó.
7
Kể với các bạn về một tiết học vui ở
Viết 4-5 câu về một tiết học em
lớp em
thích
8
Kể về cô giáo (hoặc thầy giáo) của
Dựa vào những điều đã nói ở bài
em.
tập 1, viết 4-5 câu về những điều
em vừa kể. Đặt tên cho đoạn văn
của em.
10 Kể với bạn về một ngày đi học của
Dựa vào những điều đã nói ở bài
em.
tập 1, viết 4-5 câu về một ngày đi
học của em.
11 Tả cho bạn nghe một đồ vật em u
Dựa vào những điều đã nói ở bài
thích
tập 1, viết 4-5 câu tả một đồ vật em
yêu thích
12 Kể về ông (bà) của em
Dựa vào những điều vừa kể, em

hãy viết 4-5 câu về ông (bà) của
em.
13 Kể một việc em đã làm thể hiện sự
Dựa vào những điều vừa kể, em
quan tâm, chăm sóc ơng bà.
hãy viết 4-5 câu về một việc em đã
làm thể hiện sự quan tâm, chăm
sóc ơng (bà) của em.
14 Kể một việc bố mẹ đã làm để chăm
Hãy viết 4-5 câu kể lại việc trên
sóc em.
15 Kể một việc em đã làm thể hiện tình Hãy viết 4-5 câu kể lại việc trên.
cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ.
16 Hãy kể về em bé (hoặc anh, chị) của Dựa vào những điều em vừa nói,
em)
hãy viết 4-5 câu về em bé (hoặc
anh, chị) của em. Trang trí đoạn
viết bằng ảnh, tranh em vẽ em bé
(hoặc anh, chị)
19 Dựa vào kết quả quan sát và trao đổi


21
22

23

24

25


28

29

30

ở tiết học trước, hãy viết 4-5 câu về
tranh (ảnh) vật ni em u thích.
Trang trí đoạn viết bằng tranh (ảnh)
vật nuôi em sưu tầm, vẽ hoặc cắt dán.
Hãy lập thời gian biểu một ngày đi
học của em.
Nói về hoạt động của các bạn nhỏ
trong một bức tranh em thích

Dựa vào kết quả quan sát và trao đổi
ở tiết học trước, hãy viết 4-5 câu về
đồ vật, đồ chơi hình một lồi chim
(hoặc tranh ảnh lồi chim) em u
thích....Trang trí đoạn viết bằng tranh
em vẽ hoặc cắt dán.
Nói về hoạt động của bạn nhỏ trong
một bức tranh em thích
Dựa vào điều đã quan sát và trao đổi
với các bạn ở tiết học trước, hãy viết
4-5 câu về đồ vật, đồ chơi hình một
lồi vật (hoặc tranh ảnh lồi vật). Đặt
tên cho đoạn văn của em
Nói về một mùa em yêu thích.


Sưu tầm tranh (ảnh) hoặc vẽ tranh về
cảnh vật thiên nhiên. Giới thiệu tranh
ảnh đó.
Chọn 1 trong 2 đề:
a) Viết 4-5 câu giới thiệu về trò chơi
thiếu nhi ở quê em.
b) Viết 4-5 câu giới thiệu một loại
bánh hoặc một món ăn của quê

Trao đổi với các bạn về thời gian
biểu của em.
Dựa vào những điều em vừa nói,
hãy viết 4-5 câu về hoạt động của
các bạn nhỏ trong bức tranh em
thích.

Dựa vào những điều em vừa nói,
hãy viết 4-5 câu về hoạt động của
bạn nhỏ trong bức tranh em thích.

Dựa vào những điều em vừa nói,
hãy viết 4 -5 câu về một mùa em
yêu thích.
Dựa vào những điều em vừa nói,
hãy viết 4 -5 câu về tranh (ảnh)
cảnh vật thiên nhiên.
Mỗi tổ chuẩn bị một hoạt động
trong Ngày hội quê hương sắp tới:
a) Sưu tầm tranh, ảnh viết vẽ về

quê hương.
b) Giới thiệu 1-2 trò chơi của thiếu


hương.

31

Viết 4-5 câu giới thiệu quê hương em
hoặc nơi em ở (kèm theo tranh, ảnh
em đã sưu tầm hoặc tự vẽ)

32

Tìm từ thích hợp vào mỗi dịng theo
gợi ý ......

33

Nói về một người lao động ở trường
em.

34

Chọn 1 trong 2 đề:
a) Kể về một nhân vật thiếu nhi trong
các truyện em đã học hoặc đã đọc, đã
xem qua phim, ảnh, qua chương trình
truyền hình....
b) Kể về một bạn cùng xóm phố.


nhi ở quê hương.
c) Giới thiệu 1-2 món ăn của quê
hương.
Giới thiệu bài viết của em với các
bạn trong nhóm. Tập hợp các bài
viết thành bộ sưu tập để tham gia
Ngày hội quê hương.
Viết 4-5 câu kể những điều em biết
về đất nước và con người Việt
Nam.
Dựa vào những điều em vừa nói,
hãy viết 4 -5 câu (hoặc 4-5 dịng
thơ) về một người lao động ở
trường em.
Dựa vào những điều em đã nói,
hãy viết 4 -5 câu về nhân vật thiếu
nhi mà em biết hoặc về bạn của
em.

Theo tài liệu tập huấn của sách cánh diều. com cách dạy hoạt động viết (Bài
viết 2) trong Tiếng Việt 2 được cụ thể bởi các bước sau:
4.2.1.Giao nhiệm vụ cho HS
• GV mời 1, 2 HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài tập.
• GV mời 1, 2 HS làm mẫu, nếu cần.
4.2.2. Tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ
• GV tổ chức cho HS nói theo u cầu (nhanh)
• GV tổ chức cho HS viết (trọng tâm của bài, cần dành nhiều thời gian).
4.2.3.Tổ chức cho HS báo cáo kết quả
• GV mời một vài HS đọc bài làm.

• GV mời cả lớp nhận xét bài làm của bạn (nên hướng dẫn các em tìm ra những
điểm tốt trong bài của bạn).
• GV đánh giá theo hướng động viên kết quả tốt hoặc sự tiến bộ của HS.


Biện pháp 2: Khai thác tốt những “vật liệu” cần thiết trong sách giáo
khoa để giúp học sinh hình thành cách viết văn.
1. “Vật liệu” là các bài mẫu trong sách giáo khoa
Như đã phân tích ở một số dạng bài gồm nhiệm vụ đọc – viết trong biện pháp
1, các bài tập 1 đều được xây dựng giống như bài tập mẫu hoặc làm quen trên cơ sở
để học sinh thực hành đọc, nói câu trước khi chuyển sang kĩ năng viết câu, viết
đoạn. Làm tốt mối liên kết giữa 2 bài tập tức là giáo viên đã giúp học sinh nắm
được kiến thức một cách có hệ thống, có thể chuyển từ văn bản mẫu sang thực hành
theo mẫu ( các bài đọc, viết tin nhắn, lập danh sách,…) biết vận dụng kiến thức làm
văn cả trong tình huống giao tiếp và trong ngơn ngữ văn bản (nói và viết : kể về
người thân,…)
Vì vậy, GV muốn HS thực hiện tốt các dạng bài tập này, GV cần hướng dẫn
HS dựa vào những “vật liệu” mẫu là các bài mẫu của SGK để luyện nói, viết. Tuy
nhiên gần đây có ý kiến cho rằng cần chấm dứt việc học theo văn mẫu, bài mẫu,
dẫn tới triệt tiêu sáng tạo của thầy và trị, có khá nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề
này.Vậy dạy văn lớp Hai có cần làm mẫu không?
Phương pháp làm mẫu là phương pháp truyền thống được vận dụng linh hoạt
cùng với phương pháp hiện đại khác. Cũng cần phải hiểu rằng mẫu ở đây là một
hay vài ví dụ minh hoạ. Học sinh đọc và phân tích mẫu để hiểu rõ hơn và biết được
cách làm. GV chỉ là người khơi gợi, nêu các câu hỏi tình huống, câu hỏi có vấn đề
để HS tự khai thác và nắm bắt.
Rèn luyện theo mẫu trong dạy học Tiếng Việt là phương pháp giáo viên hướng
dẫn cho học sinh dựa theo mẫu lời nói đã được sách giáo khoa xây dựng hoặc mẫu
của giáo viên để giải quyết các bài tập, rèn kĩ năng hoặc tạo ra mẫu lời nói của
chính mình. Thực hành theo mẫu cũng chính là lượt tập dượt để các em chắc chắc

hơn khi làm bài. Sau khi các em có “hành trang” rồi thì khơng cần dựa vào mẫu
nữa. GV có thể giúp các em tạm quên nó đi để “năng lực, cảm hứng” của chính các
em.
2.“Vật liệu” là các mạng từ then chốt thông qua dạy học các hoạt động theo
chủ đề, chủ điểm.
Chúng ta biết rằng tư duy trừu tượng của học sinh lớp 2 còn rất hạn chế. Việc
yêu cầu học sinh kể ngay một sự việc nào đó dù là ngắn cũng rất khó khăn với các
em. Bởi vì vốn từ của các em cịn hạn chế và nhất là việc sắp xếp các ý.
Đôi khi “ vật liệu” với các em đơn giản là các mạng từ GV và HS đã tìm
hiểu được qua hoạt động Chia sẻ và đọc, Tự đọc sách báo, Nói và nghe... .
Khi dạy các hoạt động Chia sẻ và đọc, trong khâu khám phá, tìm hiểu bài và


củng cố, liên hệ giáo dục, GV xoáy sâu vào một số kiến thức nhằm phục vụ tốt cho
việc học văn viết. Để học sinh làm tốt dạng bài viết đoạn văn, GV cần tổng hợp
những bài đọc có cùng chủ điểm lại với nhau. Sau đó, sẽ định hướng cho các em học
sinh tìm ý và khắc sâu những chi tiết miêu tả qua các bài đọc đó theo gợi ý của GV.
Ví dụ: Bài viết ở tuần 8 có u cầu: “ Kể về thầy cơ giáo của em”.
GV cần đã tổng hợp những bài đọc có cùng chủ điểm lại với nhau như các
chủ điểm: “ Cô giáo lớp em”, “ Một tiết học vui”, “ Bức tranh bàn tay”, “Những cây
sen đá”.
Cuối tiết đọc cuối cùng của chủ điểm là “ Những cây sen đá”, GV định hướng
cho các em cái nhìn tổng thể về người thầy, người cơ tận tụy, u trẻ, kiên trì, có
sáng tạo trong giảng dạy, có cách làm rất hay để khích lệ học sinh cố gắng trong học
tập (thầy Huy). Từ đó các em nảy từ hoặc giáo viên cung cấp từ cho các em. Giáo
viên có thể cung cấp mạng từ then chốt cho học sinh: 10 từ chỉ đặc điểm, tính tình,
hoạt động của người thầy (cơ) như: đen nhánh, uyển chuyển, trầm ấm, truyền
cảm, yêu thương, dìu dắt, trìu mến, tận tụy, thong thả, cân đối. GV yêu cầu HS về
tập đặt câu với các từ này để chuẩn bị cho tiết Bài viết 2: Viết về thầy cô. Nhờ biết
từ, các em sẽ được tự tập đặt câu với từ phù hợp. Tiết học sau các em đã nói được

nhiều câu chứa từ khác nhau, nhiều em viết sáng tạo, bộc lộ cái riêng của mình. GV
sẽ khen ngợi và chấp nhận câu hay, đúng văn cảnh, sửa câu chưa hay để HS nắm
vững cách dùng từ, đặt câu.
Ví dụ: Bài viết ở tuần 7 có yêu cầu:
Bài tập 1: Kể với các bạn về một tiết học vui ở lớp em.
Khi dạy Dạy bài “Kể với các bạn về một tiết học vui ở lớp em” thì cuối tiết
Viết trước, GV dặn dị học sinh về nhà dựa vào câu hỏi gợi ý lập mạng từ chốt
(khoảng 4 – 5 từ hoặc cụm từ). Ngoài việc tổ chức học sinh lập mạng từ chốt, GV
cũng lập một mạng từ chốt và ghi vào bảng phụ để chuẩn bị cho tiết dạy. Mạng từ
chốt dạy bài “Kể với các bạn về một tiết học vui ở lớp em”: Góc sáng tạo, vẽ
ngơi trường, thảo luận, triển lãm, sung sướng. Đến giờ Viết, GV cho các em
cầm mạng từ chốt để kể. Đối với học sinh năng khiếu, GV khuyến khích các em
thốt ly mạng từ chốt để kể tự nhiên hơn. Đối với học sinh tiếp thu chậm,
không lập được mạng từ, GV cho các em nhìn vào mạng từ chốt của giáo viên để
kể.
Ví dụ:
Chủ đề Em ở nhà
Chủ điểm 1: Ông bà


- Bài 12: Vòng tay yêu thương
- Bài 13: Yêu kính ơng bà
Chủ điểm 2: Cha mẹ
- Bài 14: Cơng cha nghĩa mẹ
- Bài 15: Con cái thảo hiền
Chủ điểm 3: Anh chị em
- Bài 16: Anh em thuận hòa
- Bài 17: Chị ngã em nâng
Khi học về chủ đề “Em ở nhà” với 3 chủ điểm “ Ông bà“ ,“Cha mẹ”, “Anh
chị em” ( từ tuần 10 đến tuần 17), với rất nhiều những bài đọc thắm đượm tình cảm

thương yêu trong gia đình, cùng với những tiết Chia sẻ và đọc cung cấp, mở rộng
vốn từ ngữ cho HS, ngoài việc giúp HS hiểu rõ và nắm chắc người thân của mình là
những ai, ngồi việc khai thác và giáo dục tình cảm cho HS thơng qua các nhân vật
trong bài đọc, nhấn mạnh cái hay, cái đẹp của nội dung bài, hướng cho HS liên hệ
đến bản thân, gia đình, người thân của mình, GV cịn cung cấp thêm từ ngữ, hướng
dẫn các em hệ thống lại, lựa chọn, ghi nhớ các từ ngữ phù hợp với đề tài (ông bà,
cha mẹ, anh chị em). Để chuẩn bị cho bài văn sắp tới, GV yêu cầu HS lựa chọn
những từ ngữ đã học để các em vận dụng vào bài viết, khơi gợi và kích thích tinh
thần học tập của các em.
Ngồi ra, để có “vật liệu” phong phú, GV cần tăng cường mở rộng vốn từ,
hoàn thiện dần khả năng diễn đạt bằng việc phát triển văn hố đọc.
Sách Tiếng Việt lớp 2 ln dành 1 tiết/ 2 tuần hoạt động Tự đọc sách báo.
Các em sẽ mang đến lớp một quyển sách, truyện theo chủ đề mà cô giáo và sách
giáo khoa yêu cầu, cùng đọc, chia sẻ và nói về cuốn sách đó cho các bạn nghe. Đây
là điểm mới và ý tưởng rất độc đáo của nhóm tác giả nhằm khơi gợi tình yêu sách
với các em ngay từ nhỏ. Để làm tốt điều này, giáo viên cần gieo vấn đề về vai trò
của việc đọc với phụ huynh ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học. Cần giúp
PH hiểu rằng việc đọc tốt, hiểu được văn bản không những giúp các em học được
cách diễn đạt, dùng từ viết câu tốt mà nó cịn giúp các con học tốt hơn ở những
mơn khác như Tốn, Tự nhiên xã hội, Đạo đức,.... Từ đó thống nhất với phụ
huynh học sinh để có được sự hỗ trợ từ họ trong việc khuyến khích học sinh đọc
sách, trang bị sách theo chủ đề phù hợp cho con em mình đọc ở nhà.
Ngồi ra, mỗi thầy cơ giáo cần hình thành cho các em thói quen và văn hố
đọc bằng nhiều cách:
+ Ln khuyến khích, tuyên dương học sinh chăm đọc sách, giúp các em


thấy được ích lợi của việc đọc sách để học sinh tự giác và hứng thú với việc đọc
sách một cách tự nguyện nhất.
+ Xây dựng tủ sách dùng chung trên lớp, giúp các em biết nâng niu bảo

quản, biết quý trọng từng trang sách.
+ Hướng dẫn các em chọn sách phù hợp với lứa tuổi của mình để vận dụng
vào bài văn tốt hơn.
+ Dạy các em cách rút ra bài học cho bản thân qua mỗi câu chuyện, mỗi
quyển sách. Học những cái hay trong cách diễn đạt, dùng từ của tác giả, từ đó “bắt
chước” theo khi làm bài.
3. “Vật liệu” là các câu hỏi gợi ý trong SGK
Các câu hỏi gợi ý trong SGK thường ở bài tập 1 (hoạt động kể) giúp các em
định hình mình sẽ làm gì, viết gì, viết sao cho đúng trọng tâm đề bài yêu cầu ở
hoạt động viết.

Để tránh tình trạng học sinh khơng làm được bài hoặc viết lan man quá nhiều câu
dẫn đến lạc đề, giáo viên giúp học sinh cần biết làm như thế nào để viết được một
đoạn văn và cần phải viết những gì trong đoạn văn ấy.
a) Giúp HS có một hệ thống câu hỏi gợi ý rõ ràng



×