Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Căn cứ ly hôn trong trường hợp người thứ ba yêu cầu ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình việt nam khóa luận tốt nghiệp 10đ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.35 KB, 56 trang )

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA ............................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN .............................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............. Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC ........................................................................................................ ii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CĂN CỨ LY
HÔN TRONG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI THỨ BA YÊU CẦU ................... 6
1.1. KHÁI NIỆM LY HÔN VÀ CĂN CỨ LY HÔN .................................. 6
1.1.1. Khái niệm ly hôn ............................................................................ 6
1.1.2. Khái niệm căn cứ ly hôn ................................................................ 8
1.2. CƠ SỞ ĐỂ QUY ĐỊNH CĂN CỨ LY HÔN TRONG PHÁP LUẬT 10
1.3. CĂN CỨ LY HÔN TRONG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI THỨ BA YÊU
CẦU.............................................................................................................14
1.3.1. Khái niệm người thứ ba................................................................ 14
1.3.2. Các trường hợp người thứ ba yêu cầu ly hôn ............................... 16
1.3.3. Ý nghĩa của việc quy định căn cứ ly hôn trong trường hợp người
thứ ba yêu cầu ........................................................................................... 17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................. 20
CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CĂN CỨ LY HÔN TRONG TRƯỜNG HỢP
NGƯỜI THỨ BA YÊU CẦU THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
2014, THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ ....................................... 21
2.1. CĂN CỨ LY HÔN TRONG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI THỨ BA YÊU
CẦU THEO QUY ĐỊNH CỦA LHN&GĐ 2014 ........................................ 21
2.2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CĂN CỨ LY HÔN TRONG
TRƯỜNG HỢP NGƯỜI THỨ BA YÊU CẦU ........................................... 28
ii


2.2.1. Tổng quan tình tình áp dụng quy định căn cứ ly hôn trong trường


hợp người thứ ba yêu cầu.......................................................................... 28
2.2.2. Những khó khăn, hạn chế của việc áp dụng căn cứ ly hôn trong
trường hợp người thứ ba yêu cầu .............................................................. 34
2.3. KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 37
2.3.1. Về hoàn thiện pháp luật................................................................ 37
2.3.2. Về việc nâng cao trình độ, kỹ năng và đạo đức người xét xử...... 41
2.3.3. Về việc nâng trình độ hiểu biết pháp luật của người dân về ly hôn
và căn cứ ly hôn trong trường hợp người thứ ba yêu cầu ......................... 42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................. 43
KẾT LUẬN .................................................................................................... 44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 46
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 49

iii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình hạnh phúc chính là mảnh ghép tạo nên
xã hội phát triển, phồn thịnh. Vì vậy, hơn nhân gia đình là vấn đề rất được Đảng và
Nhà nước ta quan tâm và đặt lên hàng đầu. Trải qua hàng ngàn năm, qua bao nhiêu
thời kỳ, các hình thái kinh tế – xã hội thì gia đình cũng có sự thay đổi, chuyển biến
nhất định: Từ hình thái chế độ quần hơn, hôn nhân đối ngẫu, kết hợp với những đôi
riêng lẻ trong thời kỳ nhất định và cuối cùng là chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Hiện tại, chế độ hơn nhân có thể nói là đã đạt được rất nhiều tiến bộ kể từ khi các
phong trào đòi quyền bình đẳng giới và sự vào cuộc của nhà nước, tổ chức chính
trị, tổ chức phi chính phủ,…
Ta thấy rằng kết hơn và ly hơn là quyền chính đáng của mỗi công dân, Hiến
pháp 2013 đã ghi nhận điều này: “Nam, nữ có quyền kết hơn, ly hơn. Hơn nhân theo
nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tơn trọng lẫn

nhau” 1. Kết hơn chính là một bước đi hợp pháp làm nền tảng để xây dựng nên gia
đình, và ngược lại với nó chính là ly hơn. Ly hơn vừa là vấn đề mang tính gia đình
vừa là vấn đề mang tính xã hội sâu sắc. Nếu kết hơn là việc hình thành quan hệ hơn
nhân giữa hai người thì ly hơn là việc chấm dứt mới quan hệ đó về mặt pháp lý theo
Luật HN&GĐ. Khi đời sống hôn nhân không thể duy trì được nữa thì ly hơn là một
giải pháp cần thiết cho cả đôi bên vợ chồng và xã hội. Đồng thời ly hôn cũng như
là một phương thức giải thốt cho những thành viên trong gia đình khỏi xung đột,
mâu th̃n bế tắc trong cuộc sớng hơn nhân.
Có thể thấy, trong những năm gần đây, tình trạng ly hôn ở nước ta tăng nhanh
làm mất đi sự ổn định, cân bằng của đời sống xã hội. Pháp luật về HN&GĐ của
nước ta đã có những sự đổi mới để điều chỉnh cách giải quyết phù hợp với thực

1

Điều 36 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

1


trạng trên. Luật HN&GĐ năm 2014 ra đời đã bảo vệ quyền lợi của mọi thành viên
trong gia đình, hướng tới xây dựng hạnh phúc, mơ hình xã hội chủ nghĩa, là căn cứ
để Tòa án giải quyết các vụ việc hơn nhân gia đình một cách thấu tình đạt lý. Bằng
các quy định về ly hôn, Nhà nước cũng hướng tới bảo vệ lợi ích của gia đình, của
xã hội khi xác định những điều kiện cho phép chấm dứt quan hệ hôn nhân trước
pháp luật, gọi chung là căn cứ ly hôn. Căn cứ ly hôn là những điều kiện, tình tiết để
dựa vào đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết ly hơn cho vợ chồng. Vì
việc ly hơn khơng thể được phán xử một cách tùy tiện cho nên căn cứ ly hôn cũng
đòi hỏi phải mang tính khách quan, khoa học và chính xác. Việc xác định và quy
định khách quan, khoa học căn cứ ly hôn sẽ là khung pháp lý quan trọng để bức
tranh ly hôn hiện ra đúng bản chất và ý nghĩa của nó, từ đó việc giải quyết ly hơn

sẽ được thực hiện chính xác, hạn chế được những hậu quả mà ly hôn mang lại.
Qua mỗi thời kỳ, căn cứ ly hơn lại có những thay đổi, bổ sung trên tinh thần
kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp cũ, loại bỏ những tư tưởng cổ hủ, lỗi thời.
Căn cứ ly hôn trong trường hợp người thứ ba yêu cầu là một quy định mới của Luật
HN&GĐ năm 2014, mặc dù là điểm tiến bộ hơn so với Luật HN&GĐ năm 2000
nhưng quy định này vẫn chưa có nghị định hướng dẫn cụ thể. Từ đó ảnh hưởng một
phần tới hiệu quả áp dụng căn cứ ly hôn trong thực tiễn.
Với mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thớng, đầy đủ và chun sâu
những quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 về căn cứ ly hôn trong trường hợp
người thứ ba yêu cầu, thông qua đó đề xuất các kiến nghị để hồn thiện hơn nữa
quy định về vấn đề này, tác giả lựa chọn đề tài “Căn cứ ly hôn trong trường hợp
người thứ ba yêu cầu ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” làm đề tài
khóa luận tớt nghiệp cử nhân Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Tính đến thời điểm hiện tại chưa có cơng trình khoa học nghiên cứu về căn
cứ ly hôn trong trường hợp người thứ ba yêu cầu. Tuy nhiên vấn đề này cũng đã
2


được đề cập trong một sớ cơng trình khoa học nghiên cứu về căn cứ ly hơn, có thể
kể đến những cơng trình tiêu biểu như:
Bài viết “Căn cứ ly hôn trong pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn
Cừ trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp sớ 11(411), Kỳ I tháng 6/2020. Bài viết phân
tích các căn cứ ly hơn trong pháp luật Việt Nam. Từ đó đề xuất một sớ giải pháp
nhằm hồn thiện vấn đề này.
Bài viết “Ly hôn, căn cứ giải quyết cho ly hôn trong pháp luật hơn nhân và
gia đình của Việt Nam” trên Tạp chí Tòa án nhân dân sớ 19, Kỳ I tháng 10/2015
của tác giả Trần Thị Minh. Bài viết nêu một sớ vấn đề chung về ly hơn, trình bày
pháp luật về ly hôn qua các thời kỳ và một số vấn đề phát sinh từ thực tiễn; đồng
thời kiến nghị việc ra văn bản hướng dẫn thực hiện Luật HN&GĐ năm 2014.

Luận văn thạc sĩ luật học “Căn cứ ly hơn theo Luật Hơn nhân và gia đình
năm 2014” năm 2015 của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai. Luận văn nghiên cứu các
căn cứ ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014 qua đó đánh giá và phân tích áp dụng
căn cứ ly hôn để giải quyết ly hôn.
Luận văn thạc sĩ Luật học “Căn cứ ly hôn trong hệ thống pháp luật Việt
Nam” năm 2018 của tác giả Nguyễn Hà Thư. Luận văn trình bày một sớ vấn đề lý
luận chung về ly hôn và căn cứ ly hơn. Phân tích thực tiễn áp dụng căn cứ ly hơn
theo Luật HN&GĐ năm 2014; từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về vấn đề này.
Mặc dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học đề cập đến quy định căn
cứ ly hôn trong trường hợp người thứ ba u cầu. Tuy nhiên, hầu như những cơng
trình nêu trên mới chỉ nghiên cứu chung về các căn cứ ly hôn của pháp luật hiện
hành, chưa tập trung phân tích về quy định căn cứ ly hơn trong trường hợp người
thứ ba yêu cầu. Với việc nghiên cứu quy định căn cứ ly hôn trong trường hợp người
thứ ba yêu cầu theo Luật HN&GĐ năm 2014, khóa luận đã tập trung trình bày
những vấn đề lý luận chung về căn cứ ly hôn trong trường hợp người thứ ba yêu
3


cầu ly hơn, phân tích thực tiễn áp dụng và đưa ra một sớ giải pháp nhằm hồn thiện
quy định của pháp luật về nội dung này.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Những vấn đề lý luận về căn cứ ly hôn trong

trường hợp người thứ ba yêu cầu; quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 về căn cứ
ly hôn trong trường hợp người thứ ba yêu cầu; thực tiễn áp dụng các quy định của
pháp luật hiện hành về căn cứ ly hôn trong trường hợp người thứ ba yêu cầu thông
qua các bản án được công bố của các cơ quan có thẩm quyền.

Phạm vi nghiên cứu đề tài:
- Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận về căn cứ ly hôn trong trường hợp
người thứ ba yêu cầu theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014.
- Quy định về căn cứ ly hôn trong trường hợp người thứ ba yêu cầu theo pháp
luật HN&GĐ hiện hành.
- Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật, chỉ ra tình hình thực tiễn chung và
những khó khăn còn tồn tại. Đưa ra một sớ kiến nghị hồn thiện pháp luật
HN&GĐ về căn cứ ly hôn trong trường hợp người thứ ba yêu cầu.
4.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Việc nghiên cứu khóa luận được hồn thành dựa trên

phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin,
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật.
Phương pháp nghiên cứu: Trong q trình nghiên cứu, khóa luận sử dụng các
phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phương pháp phân tích để làm rõ các quy
định về căn cứ ly hôn trong trường hợp người thứ ba yêu cầu; Phương pháp so sánh
được dùng để chỉ những điểm khác biệt của pháp luật HN&GĐ hiện hành với các
quy định cũ; Phương pháp tổng hợp được áp dụng trong quá trình nghiên cứu bản
án... Tất cả các phương pháp trên được kết hợp hài hịa tạo hiệu quả trong q trình
tìm hiểu thực tiễn và thực hiện khóa luận.
4


5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là thấy được những vấn đề lý luận về
căn cứ ly hôn trong trường hợp người thứ ba yêu cầu; Những bất cập của pháp luật
hiện hành về quy định căn cứ ly hôn trong trường hợp người thứ ba yêu cầu, và đưa
ra các kiến nghị cụ thể để giải quyết những vấn đề còn bất cập, vướng mắc đó.

Nhiệm vụ: Để đạt được những mục đích trên, khóa luận phải thực hiện được
những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, làm rõ những vấn đề khái quát chung về căn cứ ly
hôn trong trường hợp người thứ ba yêu cầu. Thứ hai, phân tích các quy định của
pháp luật HN&GĐ Việt Nam hiện hành về căn cứ ly hôn trong trường hợp người
thứ ba yêu cầu; Thứ ba, tìm hiểu thực tiễn việc thực hiện các quy định để chỉ ra các
hạn chế, bất cập và đề xuất những kiến nghị hoàn thiện.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
được chia làm 2 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về căn cứ ly hôn trong trường hợp
người thứ ba yêu cầu.
Chương 2: Quy định căn cứ ly hôn trong trường hợp người thứ ba yêu cầu
theo luật Hôn nhân và gia đình 2014, thực tiễn áp dụng và kiến nghị.

5


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CĂN CỨ LY HÔN TRONG
TRƯỜNG HỢP NGƯỜI THỨ BA YÊU CẦU
1.1. KHÁI NIỆM LY HÔN VÀ CĂN CỨ LY HÔN
1.1.1. Khái niệm ly hôn
Ly hôn được hiểu chung là sự chấm dứt quan hệ hôn nhân, vợ chồng không
còn ở với nhau, đồng thời không thực hiện những quyền và nghĩa vụ của vợ chồng
nữa. Theo từ điển Từ và ngữ Việt Nam, ly hôn được định nghĩa: “Vợ chồng bỏ
nhau” 2. Trong từ điển Luật học: “Ly hôn là chấm dứt quan hệ vợ chồng do Tồ án
cơng nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng”3.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, hơn nhân (trong đó có ly hơn) là
hiện tượng xã hội, mang tính giai cấp sâu sắc. C.Mác viết: Ly hôn chỉ là việc xác
nhận một sự kiện: cuộc hôn nhân đã chết, sự tồn tại của nó chỉ là bề ngồi lừa dới.

Đương nhiên, khơng phải sự tùy tiện của nhà lập pháp, cũng không phải sự tùy tiện
của những cá nhân, mà chỉ bản chất của sự kiện mới quyết định được cuộc hôn nhân
đã chết hoặc chưa chết, bởi vì, như mọi người đã biết, việc xác nhận sự kiện chết
tùy thuộc vào thực chất của vấn đề, chứ không phải vào nguyện vọng của những
bên hữu quan 4.
Theo quy định pháp luật Việt Nam, tại Khoản 8 Điều 8 Luật HN&GĐ 2000
thì: “Ly hơn là chấm dứt quan hệ hơn nhân do Tịa án cơng nhận hoặc quyết định
theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng”. Mở rộng hơn khái
niệm này, Luật HN&GĐ 2014 quy định tại Khoản 14 Điều 3 như sau: “Ly hôn là

2

Nguyễn Lân (2006), Từ điển Từ và ngữ Việt Nam, Nxb. Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, tr.1057

3

Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách Khoa, Nxb. Tư pháp, tr.460

Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội,
tr.384
4

6


việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của
Tịa án”.
Nhìn chung khái niệm ly hôn của Luật HN&GĐ 2000 và 2014 có sự thay đổi
cơ bản. Tuy nhiên, về bản chất, hai điều luật đó đều phản ánh được ly hơn là việc
chấm dứt quan hệ vợ chồng, quan hệ hôn nhân, để giúp các bên trong quan hệ hôn

nhân được giải thốt khỏi tình trạng hơn nhân đổ vỡ.
Như vậy, “xét về mặt xã hội, ly hơn chính là giải pháp giải quyết sự khủng
hoảng trong mối quan hệ vợ chồng”5. Hôn nhân là một hiện tượng xã hội bao gồm:
Kết hơn, duy trì quan hệ hơn nhân và ly hôn. Quan hệ hôn nhân là mối quan hệ tồn
tại lâu dài, bền vững cho đến suốt cuộc đời con người vì nó được xác lập trên cơ sở
tình u thương, gắn bó giữa vợ chồng. Tuy nhiên, trong cuộc sống vợ chồng, việc
tồn tại những mâu thuẫn là điều khơng thể tránh khỏi, khi đó vấn đề ly hơn được
đặt ra để giải phóng cho vợ chồng và các thành viên khác trong gia đình thốt khỏi
mâu th̃n sâu sắc đến mức họ không thể chung sống với nhau nữa. Nếu kết hơn là
một hiện tượng xã hội bình thường thì ly hơn là mặt trái của hơn nhân, nhưng ly
hôn lại là mặt không thể thiếu được trong trường hợp quan hệ hôn nhân chỉ còn tồn
tại về mặt hình thức, tình cảm vợ chồng đã thực sự tan vỡ.
“Xét về mặt pháp lý thì ly hơn là một sự kiện pháp lý làm chấm dứt các nghĩa
vụ, quyền giữa vợ và chồng trên cơ sở yêu cầu của vợ chồng và được Tịa án cơng
nhận”6. Khi quan hệ hơn nhân chấm dứt thì mọi quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng
như tình cảm của vợ chồng cũng bị hủy bỏ. Tòa án là cơ quan duy nhất có trách
nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hơn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn
của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định. Nếu vợ chồng thuận
tình ly hơn, thỏa thuận được tất cả các nội dung về quan hệ vợ chồng khi ly hơn thì

5

Nơng Thị Nhung, Căn cứ ly hơn – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ
Luật học, Hà Nội, tr.7
6

Nông Thị Nhung, , tlđd 5, tr. 8

7



Tồ án cơng nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định. Nếu vợ chồng có mâu
thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn. Việc Tòa án
quyết định cho vợ chồng ly hôn phải dựa trên cơ sở đánh giá thực chất mối quan hệ
vợ chồng. Chỉ khi xét thấy quan hệ vợ chồng rơi vào tình trạng trầm trọng, đời sớng
chung khơng thể kéo dài, mục đích của hơn nhân khơng đạt được thì Tòa án mới
giải quyết cho vợ chồng ly hơn.
Từ đó có thể thấy, ly hơn chính là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ vợ
chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Ly hôn dựa trên sự
tự nguyện của vợ chồng, là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện
quyền ly hơn của mình.
1.1.2. Khái niệm căn cứ ly hơn
“Căn cứ là cái làm chỗ dựa, làm cơ sở để lập luận” 7. Vậy căn cứ ly hôn
được hiểu là những cơ sở do Nhà nước xác định để Tòa án thực hiện giải quyết việc
chấm dứt quan hệ hơn nhân khi có yêu cầu.
C.Mác viết: Về mặt hôn nhân, nhà lập pháp chỉ có thể xác định những điều
kiện trong đó hơn nhân được phép tan vỡ, nghĩa là trong đó, về thực chất, hơn nhân
tự nó đã bị phá vỡ rồi. Việc Tòa án cho phép phá bỏ hôn nhân chỉ có thể là việc ghi
biên bản sự tan rã bên trong của nó. Quan điểm của nhà lập pháp là quan điểm của
tính tất yếu 8. Khi căn cứ ly hơn theo luật định đảm bảo được “tính tất yếu” của sự
việc, xã hội sẽ vận động theo chiều hướng tích cực và ngược lại. Điều kiện để vợ
chồng giải quyết ly hôn là bản chất của quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ, do đó
căn cứ ly hôn phải phản ánh được bản chất của mối quan hệ.

7

Nguyễn Lân (2006), tlđd 1, tr.243

Nguyễn Hà Thư (2018), Căn cứ ly hôn trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội,
tr.11

8

8


Quan điểm của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là giải quyết ly hôn dựa vào thực
chất của quan hệ vợ chồng, trên cơ sở đánh giá khách quan, đúng với thực tế tình
trạng quan hệ hơn nhân. Để được công nhận ly hôn, bên cạnh việc dựa vào ý chí
của vợ chồng thì cần phải xem xét các điều kiện về ly hôn trong Luật HN&GĐ.
Những căn cứ này phản ánh bản chất của mối quan hệ như: Vợ chồng đang trong
tình trạng như thế nào? Hơn nhân có thể kéo dài được nữa hay không? Chỉ khi quan
hệ hơn nhân thực chất đã hồn tồn tan vỡ, mục đích của hơn nhân khơng thể đạt
được thì mới giải quyết cho vợ chồng ly hôn. Việc quy định căn cứ ly hôn phải phù
hợp với bản chất của sự việc, phù hợp với tình trạng thực tế của hơn nhân. Việc Tòa
án xét xử cho ly hơn có nghĩa là đã công nhận sự chấm dứt của một cuộc hôn nhân.
Kế thừa và phát huy quan điểm của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, hệ thống
pháp luật HN&GĐ Nhà nước ta đã quy định căn cứ ly hôn ngày càng hồn thiện,
phản ánh thực chất mới quan hệ vợ chồng. Luật HN&GĐ năm 2000 quy định căn
cứ ly hôn tại Điều 89: “Tòa án xem xét yêu cầu ly hơn, nếu xét thấy tình trạng trầm
trọng, đời sống chung khơng thể kéo dài, mục đích hơn nhân khơng đạt được thì
Tịa án quyết định cho ly hơn”. Tới Luật HN&GĐ năm 2014, các nhà lập pháp đã
bỏ đi điều khoản quy định riêng về căn cứ ly hôn nhưng vẫn thể hiện được căn cứ
ly hôn trong các điều quy định về trường hợp ly hơn cụ thể. Đó là căn cứ ly hôn
trong trường hợp vợ chồng thuận tình ly hơn (Điều 55), căn cứ ly hơn trong trường
hợp một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn (Khoản 1, 2 Điều 56) và căn cứ ly hôn
trong trường hợp cha, mẹ, người thân thích của vợ, chồng yêu cầu ly hôn (Khoản 2
Điều 51).
Xét về tổng thể, các căn cứ ly hôn trong hệ thống Luật HN&GĐ của nước ta
qua các thời kỳ khác nhau vẫn bảo đảm được bản chất thớng nhất là tình trạng trầm
trọng của mâu thuẫn vợ chồng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hơn

nhân khơng đạt được. Quy định căn cứ ly hôn như vậy vừa đảm bảo việc giải quyết
ly hơn chính xác, khách quan, vừa bảo vệ được quyền lợi cho các bên.

9


Theo đó có thể thấy rằng, căn cứ ly hơn là những cơ sở, lập luận dựa trên
những biểu hiện mang tính khách quan của một mới quan hệ hơn nhân mà dựa vào
đó, trên cơ sở yêu cầu của một bên hoặc cả hai bên vợ chồng, Tòa án ra quyết định
cơng nhận thuận tình ly hơn hoặc bản án xét xử cho ly hôn. Hay “căn cứ ly hơn là
những tình tiết (điều kiện) được quy định trong pháp luật, chỉ khi có những tình tiết
(điều kiện) đó, Tịa án mới được (quyết định) xử cho ly hơn” 9.
1.2. CƠ SỞ ĐỂ QUY ĐỊNH CĂN CỨ LY HÔN TRONG PHÁP LUẬT
Hệ thống pháp luật HN&GĐ của nhà nước ta được phát triển, hoàn thiện dần
theo thời gian; thể hiện qua nhiều văn bản luật có hiệu lực pháp lý cao như Luật
HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 và hiện nay
là Luật HN&GĐ năm 2014. Quy định về căn cứ ly hôn trong Luật HN&GĐ cũng
được thay đổi để phù hợp hơn với tình hình thực tế, là cơ sở pháp lý quan trọng
trong q trình giải quyết ly hơn của Tòa án. Việc quy định căn cứ ly hôn dựa trên
một số cơ sở sau:
* Cơ sở để quy định căn cứ ly hôn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thể hiện quyền tự do kết hôn nhằm
xác lập quan hệ vợ chồng và quyền tự do ly hôn nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng.
Quyền tự do ly hôn được thực hiện khi hơn nhân “đã chết”, sự tồn tại của nó chỉ là
bề ngồi lừa dới. Đương nhiên, chỉ có bản chất của sự kiện mới quyết định được
cuộc sống hôn nhân này đã “chết” hay chưa, khơng phải do ý chí của nhà lập pháp
và cũng không phải sự tùy tiện của các cá nhân. Nhà lập pháp chỉ có thể xác định
những điều kiện bản chất của mối quan hệ, những trường hợp nào về mặt pháp lý
hôn nhân được coi là sự tan vỡ. Có nghĩa về thực chất hơn nhân tự nó đã tan vỡ và


9

Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), tlđd 4, tr.383

10


việc Tòa án cho phép ly hôn chỉ là việc ghi biên bản công nhận sự tan vỡ bên trong
của nó.
* Căn cứ ly hơn được quy định trên cơ sở các điều kiện kinh tế, xã hội,
văn hóa trong từng thời kỳ lịch sử.
Xã hội phong kiến ở Việt Nam trải dài hàng ngàn năm. Trong các quan hệ xã
hội, đặc biệt đối với các quan hệ HN&GĐ, tư tưởng nho giáo thống trị với những
lễ giáo được thể chế trở thành pháp luật. Theo đó, bên cạnh những phong tục, tập
quán, những quy định của pháp luật mang tính truyền thớng tớt đẹp của dân tộc mà
ngày nay vẫn được gìn giữ và phát huy (sự yêu thương, cưu mang đùm bọc lẫn nhau
giữa những người thân thuộc trong gia đình; tình nghĩa thủy chung của vợ chồng;
nghĩa vụ kính trọng, phụng dưỡng của con, cháu đới với cha mẹ, ơng bà...); thì
những tập tục, những quy định thể hiện sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ, giữa
vợ và chồng, giữa các con trong gia đình... cũng được duy trì như bản chất của xã
hội phong kiến “trọng nam, khinh nữ”. Pháp luật bảo đảm thực hiện quyền yêu cầu
ly hôn và căn cứ ly hôn thường chỉ thuộc về người chồng. Bộ luật Hồng Đức (Q́c
triều hình luật thời Nhà Lê) và Bộ luật Gia Long (thời nhà Nguyễn) là hai đạo luật
của xã hội phong kiến ở Việt Nam (được khảo cứu còn nguyên vẹn cho đến ngày
nay), khi quy định về căn cứ ly hôn đã dựa trên cơ sở lỗi của vợ, chồng; đặc biệt là
“tội”, “lỗi” của người vợ 10.
Như vậy, pháp luật phong kiến đề cao bảo vệ quyền gia trưởng của người đàn
ông, trách nhiệm của người đàn ông. Do đó, pháp luật thời kỳ phong kiến mang
đậm tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, từ đó gây ra sự bất bình đẳng trong vấn đề ly

hơn. Căn cứ ly hôn trên cơ sở đạo đức Nho giáo, đặt ra đối với người đàn ông với
vai trò gia trưởng trong gia đình.

Nguyễn Văn Cừ (2020), Căn cứ ly hơn trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11(411), Kỳ I
tháng 6/2020, tr.38-39
10

11


Tới thời kỳ đất nước bị thực dân đế quốc chiếm đóng, sự giao thoa văn hóa
giữa phương Đơng và phương Tây đã làm cho sắc thái văn hóa ngoại lai xuất hiện
trong xã hội Việt Nam và ảnh hưởng tới từng quy định pháp lý. Ba BLDS được ban
hành áp dụng ở ba miền (vùng) khác nhau (BLDS Bắc Kỳ năm 1931, BLDS Trung
Kỳ năm 1936 và Tập dân luật giản yếu Nam Kỳ năm 1883). Về căn cứ ly hôn, cả
ba văn bản luật này cùng với quan niệm coi hôn nhân như là một “hợp đồng”, một
“khế ước” do hai bên nam, nữ thỏa thuận xác lập để chung sớng trong quan hệ vợ
chồng. Vì vậy, nội dung của căn cứ ly hôn cũng dựa trên cơ sở lỗi của vợ, chồng
hoặc lỗi chung của hai vợ chồng dẫn tới cuộc sống chung của vợ chồng không thể
tiếp tục 11. Các quy định về ly hôn của thời kỳ này đã dần hạn chế được tư tưởng
trọng nam khinh nữ, pháp luật có xu hướng thể hiện sự bình đẳng của vợ chồng về
ly hơn và căn cứ ly hôn. Luật cho phép tự do ly hôn dựa trên cơ sở “lỗi” của vợ,
chồng hoặc lỗi chung của cả hai. Tuy nhiên sự cơng nhận đó cũng rất mờ nhạt bởi
tư tưởng phong kiến với chế độ gia trưởng đã ăn sâu vào tiềm thức người dân Việt
Nam lúc bấy giờ.
Khi tới thời kỳ xã hội chủ nghĩa, kinh tế phát triển, vị thế của người phụ nữ
từ đó ngày càng được nâng cao. Các quy định của pháp luật về ly hơn nói chung và
căn cứ ly hơn nói riêng có sự quy định cụ thể, rõ ràng hơn, bình đẳng hơn giữa vợ
và chồng, nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên. Hôn nhân, trong đó có chế định ly
hơn được xây dựng dựa trên các giá trị nhân văn của văn hóa – hơn nhân tiến bộ, tự

nguyện và bình đẳng. Luật HN&GĐ năm 1986 và Luật HN&GĐ năm 2000 được
xây dựng và thực hiện trên cơ sở kế thừa các nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ
từ Luật HN&GĐ năm 1959. Nội dung của hai văn bản luật này có nhiều quy định
mới so với Luật HN&GĐ năm 1959 để phù hợp với cơ sở kinh tế của xã hội. “Trong
đó, về căn cứ ly hôn, cả hai văn bản luật này vẫn dự liệu giống với Luật HN&GĐ
năm 1959, với nội dung pháp lý của căn cứ ly hôn đều không dựa trên cơ sở “lỗi”

11

Nguyễn Văn Cừ (2020) , tlđd10, tr.39

12


của vợ, chồng mà dựa vào bản chất tan vỡ của quan hệ hôn nhân”12. Trên cơ sở kế
thừa và phát triển các văn bản luật trước đó, Luật HN&GĐ năm 2014 hiện hành
tiếp tục ghi nhận và bảo hộ quyền tự do hơn nhân của cá nhân, trong đó có quyền
tự do ly hơn của vợ chồng.
* Căn cứ ly hôn được quy định dựa trên thực trạng quan hệ vợ chồng
hoặc yếu tố “lỗi” của vợ chồng.
Quan hệ hơn nhân là quan hệ tình cảm, việc xác lập hoặc chấm dứt hơn nhân
đều xuất phát từ tình cảm tự nguyện của vợ chồng. Khi vợ chồng không còn tình
cảm, khơng thể tiếp tục chung sớng thì sẽ dẫn tới mong muốn phá bỏ hôn nhân.
Sắc lệnh số 159/SL quy định căn cứ ly hôn vẫn dựa trên cơ sở “lỗi” của vợ
chồng. Luật HN&GĐ năm 1959 (Điều 26), Luật HN&GĐ năm 1986 (Điều 40),
Luật HN&GĐ năm 2000 (Điều 89) và Luật HN&GĐ năm 2014 (Điều 55 và Điều
56) đã quy định căn cứ ly hôn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin đó là dựa
vào bản chất mối quan hệ hôn nhân đã tan vỡ. Luật HN&GĐ Việt Nam trước đây
không quy định những căn cứ ly hôn riêng biệt mà quy định căn cứ ly hôn chung
nhất, dựa vào bản chất của quan hệ hôn nhân đã tan vỡ. Nhưng Luật HN&GĐ năm

2014 đã có sự thay đổi đó là lồng ghép quy định về căn cứ ly hôn vào quy định các
trường hợp thuận tình ly hơn và ly hơn theo u cầu của một bên.
Quy định căn cứ ly hôn dựa vào yếu tớ “lỗi” có ưu điểm là xác định căn cứ
ly hơn một cách chính xác, cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên việc quy định này có hạn chế
là “lỗi” của vợ chồng chỉ phản ánh được một khía cạnh của quan hệ hôn nhân và
chưa phản ảnh được tổng thể bản chất mối quan hệ.
Việc quy định căn cứ ly hơn dựa vào thực trạng quan hệ hơn nhân có ưu điểm
là đảm bảo việc giải quyết ly hôn dựa trên cơ sở thực chất quan hệ vợ chồng, đảm
bảo được lợi ích của vợ chồng, con cái. Điều này giúp việc nhìn nhận, đánh giá và
12

Nguyễn Văn Cừ (2020) , tlđd10, tr.42

13


giải quyết ly hơn tồn diện hơn. Tuy nhiên mặt hạn chế của quy định này là khó xác
định căn cứ cụ thể vì đây là quan hệ tình cảm.
Như vậy, căn cứ ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014 của Nhà nước ta được
quy định dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin; đồng thời dựa trên cơ sở
thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa; lỗi và thực trạng quan hệ vợ chồng. Khi
giải quyết ly hôn, cần hiểu rõ một thực trạng là quan hệ hôn nhân đã tan vỡ và ly
hôn là một giải pháp cần thiết để giải phóng cho vợ chồng cũng như các thành viên
khác trong gia đình, đảm bảo lợi ích của vợ chồng, của gia đình và xã hội.
1.3. CĂN CỨ LY HÔN TRONG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI THỨ BA YÊU CẦU
1.3.1. Khái niệm người thứ ba
Bên cạnh hai chủ thể chính trong quan hệ hơn nhân là vợ và chồng đương
nhiên có quyền yêu cầu giải quyết ly hơn thì pháp luật hiện hành đã có sự thay đổi
khi mở rộng đới tượng có quyền này.
Luật HN&GĐ năm 2014 đã bổ sung chủ thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc

ly hôn mà chưa từng được ghi nhận trong các Luật HN&GĐ trước đây. Dựa vào
quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 có các chủ thể mới được bổ
sung yêu cầu ly hôn là: “Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền u cầu Tịa án
giải quyết ly hơn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác
mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình đồng thời là nạn nhân của
bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính
mạng, sức khỏe, tinh thần của họ”.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 85 BLTTDS năm 2015: “…Đối với việc ly
hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố
tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác u cầu Tịa án giải quyết ly hôn
theo quy định tại Khoản 2 Điều 51 của Luật hơn nhân và gia đình thì họ là người
đại diện”.
Luật chưa có quy định cụ thể về việc cha, mẹ có thể yêu cầu giải quyết ly hôn
trong trường hợp trên là những ai. Tuy nhiên theo quy định trên của pháp luật
14


HN&GĐ hiện nay thì có thể hiểu cha, mẹ của cả hai bên vợ chồng đều có quyền
yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Bởi trong Điều 51 không quy định cụ thể là bớ
mẹ của bên nào có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết; đồng thời, việc này nhằm bảo
vệ quyền lợi của con cái họ cũng như sự n ấm trong gia đình.
Ngồi cha, mẹ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn thì những
người thân thích cũng có quyền tương tự. Khái niệm người thân thích trong Luật
HN&GĐ 2014 được quy định tại khoản 19 Điều 3: “Người thân thích là người có
quan hệ hơn nhân, ni dưỡng, người có cùng dịng máu về trực hệ và người có họ
trong phạm vi ba đời”. Như vậy, người thân thích bao gồm những đới tượng sau:
- Người có quan hệ hơn nhân: Vợ hoặc chồng.
- Người có quan hệ ni dưỡng: Cha, mẹ, ông, bà.
- Người có cùng dòng máu về trực hệ: Những người có quan hệ huyết thớng,
trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau13, cụ thể là ông, bà, cha,

mẹ, con ruột.
- Và người có họ trong phạm vi ba đời: Cha mẹ là đời thứ nhất; anh, ᴄhị, em
ᴄùng ᴄha mẹ, ᴄùng ᴄha kháᴄ mẹ, ᴄùng mẹ kháᴄ ᴄha là đời thứ hai; anh, ᴄhị,
em ᴄon ᴄhú, ᴄon báᴄ, ᴄon ᴄơ, ᴄon ᴄậu, ᴄon dì là đời thứ ba14.
Những người thay vợ chồng yêu cầu ly hơn cần phải có năng lực hành vi dân
sự theo quy định của BLDS năm 2015: “Năng lực hành vi dân sự là khả năng của
cá nhân bằng năng lực hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân
sự”. Đồng thời, khoản 3 Điều 57 BLDS năm 2015 quy định đương sự là người từ
đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, trừ người mất năng lực hành
vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Như vậy, theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 người thứ ba có quyền
u cầu ly hơn là cha, mẹ và người thân thích khác (ơng, bà, con ruột; anh/ chị/ em
cùng cha mẹ; anh/ chị/ em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ; anh/chị/em

13

Khoản 17 Điều 3 Luật Hơn nhân ᴠà Gia đình năm 2014

14

Khoản 18 Điều 3 Luật Hơn nhân ᴠà Gia đình năm 2014

15


họ con chú, bác, cậu, cơ, dì) của hai bên vợ chồng, với điều kiện người này có đủ
năng lực hành vi dân sự.
1.3.2. Các trường hợp người thứ ba yêu cầu ly hôn
Theo quy định của Luật HN&GĐ hiện hành, người thứ ba có thể yêu cầu giải
quyết ly hơn khi có các căn cứ như sau:

- Một bên vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình với vợ, chồng bị bệnh
tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành
vi của mình (theo khoản 2 Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014).
- Vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia (theo khoản 3 Điều 56 Luật
HN&GĐ năm 2014).
Khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định về
hành vi bạo lực gia đình như sau: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên
gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối
với thành viên khác trong gia đình”. Hành vi bạo lực gia đình là hành vi cớ ý của
vợ hoặc chồng với mục đích làm tổn thương đến người còn lại. Như vậy, vợ hoặc
chồng khi thực hiện những hành vi bạo lực gia đình ý thức được rõ ràng hành vi
của mình có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đới với người còn
lại.
Do tính chất đặc biệt của chủ thể yêu cầu ly hôn trong trường hợp này nên
khoản 2 Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định bên vợ, chồng là nạn nhân của
bạo lực gia đình đồng thời phải bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể
nhận thức hoặc làm chủ được hành vi của mình. Quy định “một bên vợ, chồng bị
bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi
của mình” cũng chính là điều kiện để tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân
sự. Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 BLDS năm 2015 quy định về cá nhân mất
năng lực hành vi dân sự như sau: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc
16


bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo u cầu của
người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra
quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết
luận giám định pháp y tâm thần”. Theo đó, một người không thể nhận thức và làm
chủ hành vi chỉ được xác định là mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của

Tòa án tun bớ người đó mất năng lực hành vi dân sự. Nói cách khác, về mặt pháp
lý, người vợ, chồng là nạn nhân của bạo lực gia đình có thể là người mất năng lực
hành vi dân sự hoặc cũng có thể chưa bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự
nhưng thực tế đang bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm
chủ được hành vi. Thông thường người bị tâm thần hoặc bệnh khác mà khơng thể
nhận thức và làm chủ hành vi của mình là trường hợp sẽ bị tuyên bố mất năng lực
hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án. Vậy, trường hợp cha, mẹ người thân
thích của người chồng hoặc vợ bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể
nhận thức và làm chủ được hành vi của mình u cầu giải quyết ly hơn, sau khi
được thụ lý, Tòa án sẽ xem xét có cần tun bớ người này bị mất năng lực hành vi
dân sự hay khơng.
Như vậy, chỉ có một trường hợp duy nhất mà người thứ ba có thể u cầu ly
hơn đó là: Vợ (chồng) có những hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của bên chồng (vợ) bị bệnh tâm thần hoặc
mắc bệnh khác mà không thể nhận thức hoặc làm chủ được hành vi của mình.
1.3.3. Ý nghĩa của việc quy định căn cứ ly hôn trong trường hợp người thứ ba
yêu cầu
Quy định căn cứ ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2014 đã khắc phục được một
phần thiếu sót của những văn bản luật HN&GĐ trước về chế định ly hơn. Đây là
một quy định cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, thể hiện ở một số điểm sau:

17


Thứ nhất, căn cứ ly hôn trong trường hợp người thứ ba yêu cầu là cơ sở pháp
lý để cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết việc ly hơn của vợ chồng khi có u
cầu.
Quyền tự do ly hơn chính đáng được nhà nước đảm bảo nhưng Tòa án chỉ
giải quyết ly hôn khi xét thấy việc ly hôn là cần thiết, mối quan hệ hôn nhân không
thể duy trì được. Trong trường hợp quan hệ hơn nhân của vợ chồng không đủ căn

cứ để ra quyết định hay bản án ly hơn thì Tòa án sẽ khơng thể công nhận ly hôn cho
vợ chồng. Lý do phải kiểm sốt việc giải quyết ly hơn là vì quan hệ hôn nhân không
chỉ ảnh hưởng tới quyền lợi riêng tư của vợ chồng, gia đình mà còn ảnh hưởng tới
lợi ích chung của nhà nước và tồn xã hội. Do đó, nhà nước chỉ giải quyết ly hơn
khi có đủ những căn cứ theo quy định của pháp luật, và chỉ chấm dứt hôn nhân khi
thực sự cần thiết.
Thứ hai, quy định căn cứ ly hôn trong trường hợp người thứ ba yêu cầu để
bảo đảm việc giải quyết ly hơn được thực hiện một cách khách quan, chính xác,
không tùy tiện.
Quyền yêu cầu ly hôn vốn là quyền của vợ chồng, tuy nhiên thông qua sự sửa
đổi, bổ sung của Luật HN&GĐ năm 2014 thì đới tượng có quyền này được mở
rộng. Theo đó, cha mẹ hoặc người thân thích khác của vợ, chồng cũng có thể u
cầu ly hôn trong trường hợp đặc biệt mà pháp luật quy định. Nhóm người thứ ba có
quyền yêu cầu ly hôn không phải là chủ thể của mối quan hệ hôn nhân, nên khả
năng đánh giá bản chất của mối quan hệ sẽ chưa thực sự chính xác. Bởi lẽ đó, Tòa
án cần phải xem xét kĩ lưỡng về tình trạng sức khỏe, tinh thần của vợ chồng; về sự
mâu th̃n, tổn thương của quan hệ hơn nhân; từ đó mới cho thấy việc ly hôn là cần
thiết và nên để người thứ ba đứng ra yêu cầu giải quyết ly hôn thay cho họ.
Thứ ba, quy định căn cứ ly hôn trong trường hợp người thứ ba yêu cầu giúp
bảo đảm quyền tự do ly hôn của các bên đương sự.

18


Quy định này đã tháo gỡ vướng mắc trong trường hợp muốn xin ly hôn thay
cho người thân bị mất năng lực hành vi mà không thực hiện được, bởi lẽ trước đây
Luật HN&GĐ chỉ quy định việc ly hôn phải do chính đương sự (vợ hoặc chồng)
yêu cầu, trong khi họ lại bị mất năng lực hành vi dân sự dẫn đến khơng có năng lực
hành vi tớ tụng dân sự để u cầu ly hơn. Theo đó quy định này đã bảo đảm sự công
bằng về quyền ly hơn, giúp giải thốt sự bế tắc trong đời sớng hôn nhân của cả hai

vợ chồng, đặc biệt là đối với bên vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác
không thể nhận thức và làm chủ hành vi.
Thứ tư, quy định căn cứ ly hôn trong trường hợp người thứ ba yêu cầu giúp
bảo vệ “bên yếu thế” trong quan hệ hôn nhân.
Nếu trong trường hợp hôn nhân có mâu th̃n, xung đột, thậm chí xuất hiện
hành vi bạo lực nhưng một bên vợ, chồng lại không đủ điều kiện để u cầu phá bỏ
hơn nhân thì họ sẽ liên tục phải chịu những tổn thương về sức khỏe, tinh thần và
kinh tế. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của
họ. Việc quy định căn cứ ly hôn trong trường hợp người thứ ba yêu cầu được coi
như là một biện pháp bảo vệ của pháp luật đối với những người vợ, chồng khơng
có đủ điều kiện để tự thốt khỏi tình trạng trầm trọng của hơn nhân; là cơ sở để cha
mẹ cũng như những người thân thích khác bảo đảm sự an tồn, hạnh phúc cho con
cái của mình.
Thứ năm, căn cứ ly hôn giúp cho vợ chồng nhận thức rõ hơn về việc có thể
tiếp tục duy trì hơn nhân nữa hay khơng, góp phần điều chỉnh hành vi xử sự của vợ
chồng.
Đây là biện pháp để củng cớ quan hệ gia đình, bảo vệ cuộc hơn nhân đã được
xác lập trong trường hợp vợ chồng vẫn còn tình cảm và cảm thấy có thể tiếp tục
chung sớng.

19


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản về chế định ly hơn của
Luật HN&GĐ năm 2014, có thể rút ra kết luận sau:
Ly hôn là một thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ sự chấm dứt quan hệ vợ chồng,
trên cơ sở đó các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa vợ và chồng chấm dứt. Căn cứ ly
hôn là một trong những nội dung quan trọng nhất của chế định ly hơn trong Luật
HN&GĐ, được hiểu là những tình tiết hay điều kiện do pháp luật quy định làm cơ

sở cho Tòa án ra quyết định cơng nhận thuận tình ly hôn hoặc ra bản án ly hôn.
Căn cứ ly hôn trong trường hợp người thứ ba yêu cầu là một điểm sáng trong
Luật HN&GĐ năm 2014 có ý nghĩa quan trọng, quy định này góp phần giải quyết
những bất cập của Luật HN&GĐ trước đó, thể hiện cái nhìn tồn diện hơn của các
nhà lập pháp trước sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, căn cứ ly hôn trong trường hợp
người thứ ba yêu cầu có sự giới hạn về đới tượng có quyền u cầu ly hơn và trường
hợp áp dụng do đây là một quy định đặc biệt.

20


CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CĂN CỨ LY HÔN TRONG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI THỨ BA
YÊU CẦU THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014, THỰC TIỄN ÁP
DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ
2.1. CĂN CỨ LY HÔN TRONG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI THỨ BA YÊU CẦU
THEO QUY ĐỊNH CỦA LHN&GĐ 2014
Khoản 2 Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải
quyết ly hơn như sau: “Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền u cầu tịa án
giải quyết ly hơn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác
mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân
của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ”.
Khoản 3 Điều 56 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về giải quyết ly hôn theo
yêu cầu của cha mẹ, người thân thích khác đã dẫn chiếu đến Khoản 2 Điều 51, cụ
thể: “Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 51 của
Luật này thì Tịa án giải quyết cho ly hơn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành
vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần
của người kia”.
Theo quy định trên, người thứ ba có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thay

cho vợ, chồng khi thỏa mãn các điều kiện như sau:
Điều kiện thứ nhất, một bên vợ chồng khơng có khả năng nhận thức, làm chủ
hành vi của mình do mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác.
Bệnh tâm thần là bệnh do rối loạn hoạt động não bộ gây nên những biến đổi
bất thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tác phong, tình cảm... Bệnh tâm thần điển
hình bao gồm trầm cảm, rới loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống và hành
vi gây nghiện. Trường hợp mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được
hành vi là trường hợp vợ hoặc chồng không thể nhận thức, làm chủ hành vi, làm
21


chủ bản thân. Người bị tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và
làm chủ được hành vi của mình khơng thể là đương sự trong vụ án ly hơn vì khơng
đủ điều kiện về năng lực hành vi tớ tụng dân sự. Vì vậy, để đảm bảo quyền và lợi
ích của họ, pháp luật xem xét đến ý chí của người thứ ba và thừa nhận quyền yêu
cầu ly hôn của cha, mẹ hoặc người thân thích khác.
Khoản 1 Điều 22 BLDS năm 2015 quy định: “Khi một người do bị bệnh tâm
thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo
u cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan,
Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên
cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần”. Đồng thời, Giải đáp số 01/GĐ-TAND
tối cao ngày 07 tháng 4 năm 2017 của TAND tối cao về giải đáp một số vấn đề
nghiệp vụ, có tình h́ng đặt ra vấn đề: Trong vụ án dân sự, đương sự có dấu hiệu
tâm thần nhưng chưa có quyết định của Tòa án tun bớ người đó mất năng lực
hành vi dân sự Tòa án giải quyết như thế nào? TAND tối cao giải đáp rằng “khi có
chủ thể cho rằng một người là đương sự trong vụ án mất năng lực hành vi dân sự
thì Tịa án phải giải thích, hướng dẫn để họ thực hiện quyền yêu cầu tuyên bố người
đó mất năng lực hành vi dân sự...;trường hợp họ có yêu cầu và Tịa án thụ lý, giải
quyết u cầu này thì Tòa án áp dụng điểm d khoản 1 Điều 214 Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2015 để tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; trường hợp họ khơng u cầu

thì Tịa án giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục chung”. Theo đó, khi chủ thể thứ ba
có u cầu ly hơn với người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể
nhận thức, làm chủ được hành vi, thì người khởi kiện phải giao nộp cho Tòa án
bằng chứng để chứng minh vợ (chồng) đang trong tình trạng như vậy. Các tài liệu
bao gồm: Một là, hồ sơ bệnh án có xác nhận của bệnh viện nơi bệnh nhân điều trị;
Hai là, bản kết luận giám định tư pháp của tổ chức giám định tư pháp có thẩm quyền
theo quy đinh tại khoản 3 Điều 12 của Luật Giám định tư pháp hiện hành 15.

Trần Thị Minh (2015), “Ly hôn, căn cứ giải quyết cho ly hôn trong pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt
Nam”, Tạp chí Tịa án nhân dân kỳ I tháng 10/2015 số 19, tr.11
15

22


Như vậy, theo nguyên tắc người vợ (chồng) không thể nhận thức và làm chủ
hành vi phải được Tòa án ra quyết định tuyên bố là người mất năng lực hành vi dân
sự để đảm bảo có người giám hộ tham gia tố tụng tại Tòa án bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho họ. Thơng thường, theo quy định tại khoản 1 Điều 53 BLTTDS
năm 2015 và khoản 3 Điều 24 Luật HN&GĐ năm 2014, vợ hoặc chồng bị Tòa án
tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì người còn lại sẽ được xác định là người
giám hộ đương nhiên. Khi thực hiện các giao dịch dân sự hoặc tham gia tố tụng tại
Tòa án với một chủ thể thứ ba thì người giám hộ đại diện và thay mặt họ để thực
hiện. Tuy nhiên, người vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất năng lực hành vi
dân sự trong vụ án ly hôn xung đột về lợi ích, xung đột về quyền và nghĩa vụ nên
không đủ điều kiện là người giám hộ, khi đó Tòa án sẽ chỉ định người khác giám
hộ để đại diện cho người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự tham gia tố tụng
thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích của họ 16. Cha, mẹ hoặc người thân thích khác là
những đới tượng có thể được chỉ định đại diện cho con, cháu của họ - là người vợ
(chồng) bị mất năng lực hành vi dân sự để tham gia tố tụng thực hiện yêu cầu ly

hôn, bởi việc chỉ định những chủ thể này sẽ phù hợp với quy định người có quyền
yêu cầu ly hơn tại khoản 2 Điều 51 Luật HN&GĐ.
Theo đó, có thể rút ra trình tự giải quyết u cầu ly hôn khi một bên đương
sự mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác khiến họ không thể nhận thức và làm chủ
hành vi như sau:
- Một là: Nguyên đơn sẽ yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực
hành vi dân sự theo quy định của Điều 319 BLTTDS. Trong thời hạn chuẩn
bị xét đơn yêu cầu, theo đề nghị của người yêu cầu, Tòa án có thể trưng cầu
giám định pháp y tâm thần đối với người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực
hành vi dân sự. Khi nhận được kết luận, Tòa án phải ra quyết định mở phiên

Trương Thanh Hòa (2018), “Ly hôn một bên bị bệnh tâm thần hoặc có dấu hiệu bị bệnh tâm thần”, Tạp chí điện
tử Tịa án nhân dân, ngày truy cập 19/3/2022: />16

23


×