Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Đánh giá thực trạng công tác quản lý nước thải và rác thải tại làng nghề sản xuất miến dong tân hòa quốc oai hà nôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.69 MB, 57 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG
----------------------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ NƯỚC THẢI
VÀ RÁC THẢI TẠI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT MIẾN DONG
TÂN HOÀ - QUỐC OAI – HÀ NỘI

NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
MÃ SỐ : 306

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Đinh Quốc Cường

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Huyền

Khóa học

: 2007 - 2011

Hà Nội, 2011


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một phần không thể thiếu đối với mỗi sinh viên
trước khi ra trường, nhằm giúp sinh viên nắm bắt được các vấn đề ngoài thực


tế, áp dụng lý thuyết đã học trên giảng đường vào thực tiễn đồng thời giúp
chúng em làm quen dần với tác phong nghề mghiệp sau này.
Được sự nhất trí từ phía nhà trường, khoa quản lý tài nguyên rừng và
mơi trường nhóm chúng tơi tiến hành đề tài “Đánh giá thực trạng công tác
quản lý nước thải và rác thải tại làng nghề sản xuất miến dong Tân Hịa Quốc Oai – Hà Nơi”
Qua đợt thục tập này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô
trong khoa quản lý tài nguyên rừng và môi trường và ủy ban nhân dân xã Tân
Hòa đã tạo điều kiện em có một kỳ thực tập bổ ích. Đặc biệt em xin chân
thành cảm ơn thầy giáo Ts.Đinh Quốc Cường đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn
chúng em trong suốt q trình thực tập để có thể hồn thành tốt khóa luận
của mình.
Mặc dù đã có sự cố gắng song do thời gian có hạn, kinh nghiệm bản
thân chưa nhiều nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được
sự nhận xét, bổ xung của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày 7 tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Huyền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 2
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề tại Việt Nam ......................... 2
1.2. Nước thải................................................................................................. 3
1.2.1. Khái niệm nước thải ............................................................................. 3
1.2.2. Phân loại .............................................................................................. 3
1.2.3. Một số chỉ tiêu phân tích nước thải ...................................................... 4
1.3. Rác thải (chất thải rắn) ............................................................................ 5
1.3.1. Khái niệm rác thải ................................................................................ 5
1.3.2. Các thuộc tính của chất thải .................................................................. 5

1.3.3. Phân loại rác thải [1]............................................................................. 5
1.3.4. Quản lý rác thải .................................................................................... 6
1.4. Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề Việt Nam.................... 7
1.5. Thực trạng công tác quản lý môi trường làng nghề tại việt Nam[1] ......... 8
1.6. Thực trạng quản lý môi trường tại xã Tân Hịa ...................................... 10
1.7. Một số cơng trình nghiên cứu môi trường làng nghề tại Việt Nam ........ 11
Chƣơng 2 MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 13
2.1. Mục tiêu ................................................................................................ 13
2.2. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu ........................................................... 13
2.3. Nội dung ............................................................................................... 13
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 14
2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu ............................................................... 14
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp ........................................ 14
2.4.3. Phương pháp phỏng vấn ..................................................................... 15
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp. ................................................ 15
Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI XÃ TÂN HÒA.. 19
3.1. Điều kiện tự nhiên. ................................................................................ 19


3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 19
3.1.2. Diện tích tự nhiên ............................................................................... 19
3.1.3. Khí hậu ............................................................................................... 19
3.2. Điều kiện Kinh tế xã hội ....................................................................... 20
3.2.1. Điều kiện kinh tế ................................................................................ 20
3.2.2. Điều kiện xã hội ................................................................................. 21
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 23
4.1. Quy trình sản xuất miến dong ................................................................ 23
4.1.1.Thuyết minh dây chuyền sản xuất........................................................ 23
4.1.2. Sơ đồ quy trình sản xuất miến dong (Trang 26) .................................. 25

4.2. Thực trạng công tác quản lý nước thải ................................................... 27
4.2.1. Thực trạng xả thải............................................................................... 27
4.2.2. Thực trạng thu gom – xử lý nước thải tại làng nghề Tân Hòa ............. 29
4.3. Thực trạng công tác quản lý rác thải ...................................................... 32
4.3.1. Các nguồn phát sinh rác thải ............................................................... 32
4.3.3. Thực trạng công tác phân loại – thu gom – xử lý rác thải ................... 36
4.4. Ảnh hướng của hoạt động sản xuất miến dong đến sức khỏe người dân 43
4.5. Giải Pháp ............................................................................................... 45
4.5.1. Giải pháp giáo dục .............................................................................. 46
4.5.2. Giải pháp quy hoạch - quản lý ............................................................ 46
4.5.3. Tái sử dụng nước thải – rác thải.......................................................... 47
4.5.4. Xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh ..................................................... 48
4.5.5. Biện pháp về chính sách ..................................................................... 48
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 51


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BVMT

Bảo vệ môi trường

NN&pTNNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


NXB

Nhà xuất bản

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐSX

Hoạt động sản xuất

DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Lượng mưa và nhiệt độ trung bình các tháng trong năm

20

4.1

Lượng nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt tại Tân Hịa

27


4.2

Kết quả thăm dị và đánh giá cơng tác quản lý nước thải tại

31

Tân Hòa
4.3

Lượng rác thải sản xuất và nước thải sinh hoạt tại Tân Hòa

33

4.4

Thăm dò và đánh giá công tác quản lý rác thải tại Tân Hòa

42

4.5

Một số loại bệnh chủ yếu ở xã Tân Hòa

44

4.6.a Kết quả thăm dò ý kiến vấn đề cấp bách trong cơng tác quan lý

45


mơi trường làng nghề Tân Hịa
4.7

Kết quả thăm dò ý kiến vấn đề cấp bách trong cơng tác quan lý
mơi trường làng nghề Tân Hịa

45


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Tên bảng

Trang

4.1

Tỷ lệ phần trăm nước thải

29

4.2

Tỷ lệ rác thải tại Tân Hòa

35

4.5


Tỷ lệ phần trăm các bệnh thường gặp tại Tân Hịa

44

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Hình

Tên Hình

Trang

4.1

Quy trình sản xuất miến dong

26

4.2

Nguồn phát sinh rác thải và nước thải tại xã Tân

33

Hòa
4.3

Con đường vận chuyển rác thải tại Tân Hòa

38


4.4

Các bộ phận và chức năng của cơ quan quản lý mơi

41

trường tại Tân Hịa
4.4

Sơ đồ xử lý nước thải miến dong tại Tân Hòa

47

DANH MỤC ẢNH
Ảnh

Tên ảnh

Trang

01

Rác thải rơi xuống cống rãnh

30

02

Rãnh nhỏ trong xóm


30

03

Rác thải khơng được phân loại

36

03

Rác thải để ngồi đường đi của xóm

37

05

Rác thải đổ tràn trên miệng hố

37

06

Rác đánh đống ngồi đường chờ thu gom

40

07

Rác thải vứt đầy đầu mương


40


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nhiều vùng nông thôn nước ta các làng
nghề đã phát triển khá mạnh. Sản phẩm làng nghề không những đáp ứng thị
trường tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngồi đem lại
nhiều lợi ích to lớn về mặt kinh tế - xã hội. Hơn thế làng nghề còn là chìa
khóa giải quyết bài tốn lao động nơng thơn Việt Nam.
Tuy nhiên sự phát triển làng nghề ở nước ta cịn mang tính tự phát,
thiếu quy hoạch. 80% các cơ sở tham gia sản xuất tại làng nghề là các hộ gia
đình nằm phân tán nhỏ lẻ trong khu dân cư, quy mơ sản xuất nhỏ, khép kín,
việc đầu tư vào trang thiết bị, công nghệ hạn chế nên hiệu quả sản xuất chưa
cao, tốn nguyên, nhiên vật liệu đồng thời thải ra một lượng các chất thải gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp tới người dân quanh
vùng sản xuất và cảnh quan nông thôn. Làng nghề Tân Hịa cũng nằm trong
số đó.
Sản xuất miến dong là một nghề thủ công truyền thống đang phát triển
tại Tân Hòa - Quốc Oai - Hà Nội, việc sản xuất miến thu hút từ 600 – 900 lao
động tại chỗ, hàng năm nghề miến đóng góp 35,2% tổng giá trị sản xuất của
xã. Nhưng với dây chuyên sản xuất lạc hậu, xả thải bừa bãi đã và đang gây tác
động xấu đến môi trường cũng như sức khỏe người dân. Vấn đề này ngày
càng trở nên nghiêm trọng nhưng lại chưa được sự quan tâm đầy đủ từ phía
người sản xuất cũng như chính quyền địa phương. Do đó chúng tơi thực hiện
đề tài “Đánh giá thực trạng công tác quản lý nước thải và rác thải tại làng
nghề sản xuất miến dong Tân Hòa-Quốc Oai-Hà Nội” Nhằm đóng góp một
phần nhỏ bé vào sự phát triển bền vững của quê nhà.

1



Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề tại Việt Nam
Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn
năm trước đây, nhiều nghề thủ công cũng ra đời tại các vùng nơng thơn Việt
Nam, việc hình thành các làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cư
dân tranh thủ làm lúc nông nhàn, những lúc khơng phải mùa vụ chính.
Theo thời gian, nghề phụ ban đầu đã thể hiện rõ vai trò to lớn của nó
mang lại lợi ích to lớn cho dân cư địa phương. Như việc làm ra các sản phẩm
mây tre đan, đồ gốm phục vụ sinh hoạt hay đồ sắt phục vụ cho sản xuất….
Nghề phụ từ chỗ phục vụ nhu cầu riêng trở thành hàng hóa trao đổi mang lại
lợi ích to cho những người dân trước đây vốn chỉ trong chờ vào các vụ lúa.Từ
chỗ trong làng một và nhà trong làng làm, nhiều gia đình khác cũng làm theo,
nghề từ đó lan rộng phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau. [13]
Hiện nay cả nước có khoảng hơn 1450 làng nghề, phát triển và phân bố
làng nghề trong cả nước không đều nhau, các làng nghề Miền Bắc phát triển
mạnh hơn miền Trung và miền Nam, theo 6 loại hình sau:
+ Chế biến lương thực, thực phẩm dược liệu 197 làng (chiếm 13.6%).
+ Ươm tơ, dệt vải, đồ da 173 làng (chiếm 12%).
+ Thủ công mỹ nghệ, thêu ren 618 làng (chiếm 42.6%).
+ Sản xuất vật liệu xây dựng 31 làng (chiếm 2.14%)
+ Các nghề khác 341 làng (chiếm 29,66 %)
Sự phát triển không ngừng của làng nghề không chỉ đưa sản phẩm của
làng nghề đến các thị trường nơi địa mà mỗi năm hàng hóa làng nghề đóng
góp cho xuất khẩu đạt bình qn 600 triệu USD, và đang đóng góp một phần
khơng nhỏ vào sự phát triển của bộ mặt nơng thơn nói riêng và cả nước nói
chung. Nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được thì vấn đề mơi trường làng
nghề cũng ngày càng trở nên bức xúc và cần được giải quyết


2


1.2. Nƣớc thải
1.2.1. Khái niệm nƣớc thải
Theo TCVN5980-1995 nước thải là nước đã được thải ra sau khi sử
dụng hoặc được tạo ra trong một q trình cơng nghệ và khơng cịn giá trị trực
tiếp với q trình đó.
1.2.2. Phân loại
Thông thường người ta phân loại nước thải theo ba cách chính sau đây.
1.2.2.1. Phân loại theo nguồn gốc phát sinh.
- Nước thải sinh hoạt: nước thải từ các khu dân cư, khu hoạt động
thương mại, khu công sở, trường học và các khu tương tự khác.
- Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất) là nước
thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó có nước thải cơng nghiệp là
chủ yếu.
- Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên
- Nước thải khu đô thị: là thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống
cống thoát của một số thị xã, thành phố
1.2.2.2. Phân loại theo cách xác định nguồn thải
Gồm hai loại: nguồn xác định và nguồn không xác định
- Nguồn thải xác định (nguồn điểm): là nguồn gây ơ nhiễm có thể xác
định được vị trí, kích thước, bản chất, lưu lượng xả thải của các thông số gây
ơ nhiễm . Ví dụ như vị trí cống xả nước thải, điểm xảy ra tai nạn tràn dầu.
- Nguồn không xác định (nguồn không điểm): nguồn gây ô nhiễm
khơng có điểm cố định, khơng xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng các
tác nhân gây ơ nhiễm. ví dụ : nước mưa chảy tràn trên đồng ruộng.
Sự phân loại này rất có ích khi đề cập tới vấn đề điều chỉnh, kiểm sốt
ơ nhiễm. Các nguồn gây ơ nhiễm xác định thường có thể kiểm sốt và định

lượng trước khi thải ra, ngược lại các nguồn không xác định thường rất khó
khăn trong việc quản lý.

3


1.2.2.3.Phân loại theo tác nhân gây ô nhiễm
Được phân loại thành các dạng sau:
+ Ô nhiễm vật lý.
+ Ô nhiễm hóa học (ơ nhiễm vơ cơ, hữu cơ).
+ Ơ nhiễm vi sinh vật.
+ Ơ nhiễm nhiệt.
+ Ơ nhiễm phóng xạ.
1.2.3. Một số chỉ tiêu phân tích nƣớc thải
- Các thơng số vật lý: bao gồm nhiệt độ, độ pH, độ màu, độ đục, chất
rắn (gồm chất rắn hòa tan, chất rắn bay hơi, chất rắn không bay hơi, chất rắn
lơ lửng) , độ cứng.
- Các thơng số hóa hoc: DO (oxy hòa tan trong nước), BOD (nhu cầu
oxy sinh học), COD (nhu cầu oxy hóa học), amoniac (NH3), amoni (NH4+),
nitrat(NO3) nitrit (NO2-), photphat, cacbonic (CO2), clorua (Cl-), sunphat
(SO42-), các hợp chất phenol, các thuốc trừ sâu, diệt cỏ hữu cơ, tannin và
lignin, kim loại nặ ng.
- Các thông số sinh học: gồm:
+ Coliform đặc trưng là Echerichia (E.coli)
+ Streptococci đặc trưng là Streptococcus faecalis.
+ Clostridia đặc trưng là Clostridium ferfringens
Có thể nói nước thải là một dị thể phức tạp, bao gồm nhiều chất tồn tại
dưới nhiều hình thức khác nhau. Nếu như nước thải cơng nghiệp chứa nhiều
hóa chất vơ cơ và hữu cơ thì nước thải sinh hoạt lại chứa rất nhiều chất dưới
dạng protein, hidratcacbon, mỡ, chất thải từ người động vật…

Với những ngành khác nhau thì trong nước thải có những loại chất khác
nhau. Ngành chế biến nông sản đặc biệt là tinh bột với đặc trưng cơ bản là
lượng bã thải lớn, sử dụng nhiều nước và thải lượng lớn nên thường gây ra ô
nhiễm. Nước thải của làng nghề chế biến nông sản thường có màu, mùi rất hơi

4


thối, đọ đục rất cao và hàm lượng COD và BOD cao hơn nhiều lần tiêu chuẩn
cho phép.[4]
1.3. Rác thải (chất thải rắn)
1.3.1. Khái niệm rác thải
Theo Nghị Định số 59/2007/NĐ-CP: Chất thải rắn là chất thải ở thể
rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt, hoặc
các hoạt động khác. Chất thải bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải
rắn nguy hại.
1.3.2. Các thuộc tính của chất thải
Chất thải tồn tại ở dạng vật chất như rắn, lỏng, khí mà ta có thể xác
định khối lượng rõ ràng. Một số chất thải tồn tại dưới dạng khó xác định như
nhiệt phóng xạ, bức xạ… Dù tồn tại ở dạng nào thì tác động gây ô nhiễm của
chất thải đều xuất phát từ các thuộc tính hóa học là quan trọng nhất. Vì vậy
trong cơng tác quản lý chất thải ta chú trọng đến các thuộc tính cơ bản của
chất thải về mặt hóa học:
+ Thuộc tính tích lũy dần
+Thuộc tính chuyển đổi (cộng hưởng)
+Thuộc tính mơi sinh
1.3.3. Phân loại rác thải
- Có nhiều cách phân loại rác thải, trong đó phân loại theo nguồn gốc
hình thành gồm những loại như sau:
+ Chất thải công nghiệp: là loại chất thải phát sinh từ các hoạt động sản

xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
+ Chất thải rắn xây dựng: bao gồm các loại đất đá gạch gói, bê tơng….
+ Chất thải rắn trong nông nghiệp là các loại chất thải phát sinh từ hoạt
động nơng nghiệp như rơm, rạ, phân bón…
+ Chất thải rắn sinh hoạt: là chất thải liên quan đến các hoạt động sống
của con người, nguồn gốc chủ yếu là từ các khu dân cư, trung tâm thương
mại, trường học cơng trình cơng cộng.
5


Trong các loại chất thải thì chất thải rắn sinh hoạt (hay gọi là rác thải
sinh hoạt) chiếm khối lượng lớn và gây mất mỹ quan trên diện rộng. Theo
phương diện khoa học, có thể phân biệt rác thải sinh hoạt thành các loại sau:
+ Chất thải thực phẩm.
+ Chất thải trực tiếp từ động vật.
+ Tro và các chất dư thừa khác.
+ Các thải rắn từ đường phố.
Trong lượng lớn rác thải sinh hoạt này, chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ có thể
sơ chế tái sử dụng, cịn phần lớn phải hủy bỏ hoặc phải qua một quá trình chế
biến phức tạp mới có thể tái sử dụng.
1.3.4. Quản lý rác thải
1.3.4.1. Khái niệm về quản lý chất thải
Quản lý chất thải là làm sao để các chất có thể gây ra ơ nhiễm mơi
trường khơng lan truyền ra khí quyển, thủy quyển và thạch quyển. Việc quản
lý chất thải phụ thuộc vào bản chất quá trính sản xuất, đặc trưng của chất thải,
tính chất các chất ơ nhiễm nằm trong chất thải. Đối với mỗi loại chất thải cần
phải đưa ra các biện pháp quản lý mang hiệu quả cao nhất.
1.3.4.2. Tại sao phải quản lí chất thải
Trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất của con người đã đưa
vào môi trường rất nhiều loại chất thải. Chính vì vậy mà mơi trường sống của

chúng ta đang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Sự ô nhiễm này về một số
phương diện đã vượt quá khả năng tự điều chỉnh của tự nhiên và có nguy cơ
gây ra khủng hoảng sinh thái. Vì vậy vấn đề cấp bách hiên nay là chống ô
nhiễm môi trường, trả lại cho thiên nhiên trạng thái cân bằng. Để đạt được
mục tiêu này con người cần phải đấu tranh trên hai mặt sau:
+ Tìm hiểu các biện pháp để làm giảm tới mức thấp nhất sự ô nhiễm
môi trường.
+ Xử lí, cải tạo mơi trường đã bị ơ nhiễm đưa môi trường bị ô nhiễm
về gần với môi trường ban đầu.
6


Để thực hiện được hai mặt này thì một trong những biện pháp tốt nhất
chính là tiến hành quản lý chất thải sao cho hiệu quả. Bởi một lý do đơn giản
vì chất thải chính là ngun nhân cơ bản và chủ yếu gây ra ô nhiễm môi
trường. Quản lý chất thải là hạn chế tới mức thấp nhất các tác động xấu tới
môi trường do chất thải gây ra.
1.3.4.3. Một số biện pháp quản lý chất thải rắn.
Thiết kế một hệ thống quản lý chất thải rắn phụ thuộc trước hết vào
khối lượng và đặc tính của chất thải sao cho hiệu quả. Thành phần và dung
lượng của chất thải ở mỗi qc gia là khác nhau do đó phải có những cách
tiếp cận khác nhau. Ngồi ra phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế mà mỗi quốc
gia có thể thiết kế cho mình những mơ hình quản lý sao cho phù hợp nhất.
Hiện nay trên Thế giới và ở Việt Nam có mốt số biện pháp quản lý rác
thải chủ yếu sau:
- Lưu giữ thu gom và vận chuyển rác thải đồ thị
- Chôn lấp chất thải rắn đô thị
+ Chôn lấp hợp vệ sinh
+ Ủ thành phân vi sinh
+ Ủ tạo khí ga (sinh khí)

- Thiêu đốt
- Tái chế
1.4. Thực trạng ô nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề Việt Nam
Làng nghề có vai trị to lớn trong sự phát triển của đất nước, nhưng bên
cạnh đó là sự tồn tại về vấn đề ơ nhiễm môi trường làng nghề đang ngày càng
gia tăng về cả quy mơ, tính chất, mức độ ơ nhiễm.
Theo bộ TN&MT cơng bố qua khảo sát 52 làng nghề điển hình thì hiện
nay trong cả nước đã có tới 46% số làng nghề trong số này bị ô nhiễm nặng,
27% bị ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ. Hơn thế là xu hướng này ngày một
ra tăng theo thời gian.

7


Các dạng ơ nhiễm phổ biến là khí thải, nước thải và chất thải rắn. Do
trong quá trình sản xuất làng nghề chưa có quy hoạch tổng thể, cơng nghệ sản
xuất lạc hậu, nhiên liệu sử dụng chủ yếu là củi và than đá nên gây ra ơ mhiễm
khơng khí như bụi, hơi nước, SO2, CO2, CO và NOx rất phổ biến.
Nước thải của hầu hết các làng nghề có chỉ tiêu BOD,COD, SS đều
vượt quá giới hạn cho phép. Theo kết quả khảo sát của Viện KH& CNMT cho
thấy: 100% mẫu nước thải đều bị ô nhiễm, nước mặt, nước ngầm có dấu hiệu
bị ơ nhiễm năng đặc biệt tại các làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm, dệt
nhuộm… nước thải có hàm lương BOD5 rất cao, có nơi hàm lượng COD cao
gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Các chất thải rắn thường không
được phân loại mà thải ra cùng với chất thải sinh hoạt gây mất mỹ quan và là
nguyên nhân của một số loại bệnh như đau mắt, viêm xoang….Các chất thải
rắn nguy hại không được xử lý gây ô nhiễm đất, nước như tại làng nghề cơ
khí Đa Hội (Bắc Ninh) thải ra 11 tấn/ngày gồm rỉ sắt, kim loại vụn, than, phế
liệu; làng nghề Vân Chàng (Nam Định) thải ra 7 tấn/ ngày.
Như vậy việc phát triển làng nghề, đang gây tác động xấu tới mơi

trường. Tuy nhiên tính chất và mức độ ô nhiễm tại các làng nghề không giống
nhau.
1.5. Thực trạng công tác quản lý môi trƣờng làng nghề tại việt Nam
Trong những năm gần đây công tác quản lý mơi trường làng nghề tại
nước ta nhìn chung đã có những tiến bộ. Nổi bật như:
- Một số làng nghề từng bước ứng dụng sản xuất sạch hơn vào trong
sản xuất ví dụ như làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Trang thay vì đốt than
thì ga và khí sinh học đã được sử dụng.
- Đầu tư tài chính cho vấn đề BVMT làng nghề được chú ý hơn.
- Một số địa phương có làng nghề đã chú ý hơn đến việc ban hành các
văn bản liên quan, nhằm cụ thể hóa đường lối chính sách của Đảng và nhà
nước góp phần cải thiện mơi trường .
- Bên cạnh đó cịn những tồn tại:
8


+ Văn bản pháp quy còn thiếu và chưa đầy đủ, cụ thể.
Chưa có văn ban pháp quy nào hướng dẫn thực hiện các nội dung về
BVMT làng nghề tai luật BVMT 2005.
Làng nghề mang đặc thù riêng của từng loại hình sản xuất nhưng lại
chưa có quy phạm pháp luật quy định riêng của mỗi loại hình sản xuất đó, các
văn bản hướng dẫn đều quy định chung chung dẫn đến tình trạng khơng phù
hợp hoặc khó áp dụng.
Đặc thù của làng nghề có mối quan hệ xã hội phức tạp, tình làng nghĩa
xóm nên khó tiến hành các thủ tục cưỡng chế.
+ Chức năng nhiệm vụ về BVMT làng nghề của các cấp quản lý (bộ,
ngành, địa phương) chưa rõ ràng.
Làng nghề chịu sự quản lý của bộ NN&PTNN và bộ công thương cùng
phối hợp quản lý do vậy còn nhiều chồng chéo.
Tại địa phương vai trò của các cấp chính quyền sở tại trong quản lý mơi

trường làng nghề còn mờ nhạt, hầu như chỉ quy định đến cấp tỉnh nên chưa có
sự kết hợp chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, đồng thời nhiều văn bản
chính sách cũng chưa hoặc khơng được thực hiện ở các địa phương.
+ Công tác quy hoạch gặp nhiếu vấn đề.
Nhiều tỉnh, thành phố có chương trình xây dựng cụm công nghiệp làng
nghề tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp điện hay giao thơng, chưa
có hệ thống thoát nước, tổ chức vận chuyển chất thải rắn. Tại các xã, thơn hầu
hết khơng có quy định về BVMT.
Khi di chuyển nơi sản xuất, các hộ sản xuất di chuyển ln nơi ở nên
vơ tình biến thành hình thức giãn dân.
+ Tổ chức thực hiện pháp luật về BVMT ở làng nghề con yếu
Hiệu lực thi hành còn yếu kém chậm chễ
Các công cụ kinh tế chưa được triển khai, chưa áp dụng phí bảo vệ mơi
trường nước thải, chất thải rắn do quá trình sản xuất tiến hành cùng với trồng

9


trọt và chăn nuôi nên không tách được nước thải sản xuất và nước thải sinh
hoạt do đó khó tính phí.
Việc phổ biến kiến thức nâng cao nhận thức cho người dân chưa được
chú trọng, chưa thường xuyên kịp thời. Các chiến dịch tuyên truyền diễn ra
theo phong trào chưa đi vào bề sâu.
Nhân lực từ trung ương đến địa phương chưa đủ số lượng, 95% cán bộ
quản lý môi trường từ cấp huyện trở xuống đều khơng có chun mơn mơi
trường nên khó khăn
Ý thức của người sản xuất chưa cao.
+ Chưa huy động được nguồn lực xã hội trong công tác quản lý môi
trường làng nghề: sự tham gia của cộng đồng vào q trình đóng góp ra quyết
định, hoạch định chính sách và hoạt động quản lý mơi trường làng nghề cịn

yếu kém, đơn giản chỉ là phản kháng khi chịu ảnh hưởng do ô nhiễm môi
trường.
1.6. Thực trạng quản lý mơi trƣờng tại xã Tân Hịa
Tân Hòa là một xã thuộc huyện Quốc Oai cách trung tâm thị trấn 10
km, và là một trong những vùng có nhiều nghề phụ nhất trong huyện, với các
nghề như làm bún, làm miến, làm đậu phụ, làm mộc….
Các nghề được hình thành từ những năm 1962, theo thời gian có nghề
vẫn tồn tại và phát triển như nghề làm miến, nghề làm bún, nghề làm môc…,
nhưng một số nghề cũng mai một dần rồi mất đi như nghề làm bánh tráng,
nghề làm đậu phụ… tuy nhiên làng nghề vẫn giữ một vai trị khơng nhỏ với
đời sống, văn hóa, tinh thần cho bà con nơi đây.
Do các nghề phát triển từ sớm nhưng khơng có quy hoạch, khơng có
biện pháp quản lý chất thải nên môi trường xã Tân Hịa cũng ngày một ơ
nhiễm hơn. Theo ơng Vương Trí Kiểm, chủ tịch UBND xã Tân Hòa hiện xã
Vẫn còn từ 50 – 60 hộ gia đình sản xản xuất và chế bến tinh bột dong. Các hộ
sản xuất mạnh nhất vào ba tháng cuối năm, mỗi ngày chế biến khoảng 540 tấn

10


bột và thải ra 700 - 900m3nước thải và một lượng rác thải không nhỏ gây ô
nhiễm môi trường.
Đến nay vấn đề môi trường ở đây vẫn chưa được quan tâm đúng mực.
Tại đây chưa thực hiện một bện pháp nào nhằm xử lý nước thải. Rác thải chưa
được phân loại và thu gom một các triệt để.
1.7. Một số cơng trình nghiên cứu mơi trƣờng làng nghề tại Việt Nam
Hiện nay môi trường làng nghề đang bị suy giảm nhanh chóng, chính vì
lẽ đó đã có nhiều cơng trình nghiên cứu cũng đã ra đời nhất nhằm giảm thiểu
ô nhiễm làng nghề. Tiêu biểu tại như :
- Năm 2005 có đề tài “Nghiên cứu ơ nhiễm mơi trường làng nghề trồng

rau ngoại thành Hà Nội và đề xuất giảm thiểu” của Nguyễn Xuân Hải (Đại
Học quốc gia Hà Nội)
- Năm 2007 có đề tài “Đánh giá hiện trạng nước thải đề xuất một số
giải pháp xử lý nước thải có hiệu quả tại làng nghề sản xuất tinh bột Dương
Liễu – Hoài Đức- Hà Tây” của Nguyễn Thị Thanh Nga, k49 trường Đại Học
Lâm Nghiệp
- Năm 2008 “Đánh giá thực trạng rác thải và đề xuất một số giải pháp
quản lý rác thải tại làng nghề rèn Đa Sỹ – Kiến Hưng – Hà Đông – Hà Nội”
của Lê Minh Quỳnh Anh, trường Đại Học Lâm Nghiệp.
- Năm 2009 có đề tài “Nghiên cứu hiện trạng ơ nhiễm và giải pháp xử
lý nước thải cho làng nghề tinh bột Hịa Hỏa – Bình Đình” của Nguyễn Văn
Phước và Nguyễn Thị Thanh Phương trường Đại Học Bách Khoa thành phố
Hồ Chí Minh
+ Khóa luận “Khảo sát, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường tại
làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, xã Đồng Quang, thị trấn Bắc Ninh –
trung tâm quan trắc môi trường Bắc Ninh” do Nguyễn Tiến Trung trường
Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên thực hiên.
+ Đề tài “Đánh giá tác động của hoạt động chế biến gỗ đến môi trường
và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng môi trường làng nghề chế biến gỗ
11


Dị Mậu – Thạch Thất – Hà Nội ” của Nguyễn Thị Hằng, trường Đại Học Lâm
Nghiệp.
+ Khóa luận “Nghiên cứu hiện trạng môi trường và bước đầu đề xuất
một số giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường do hoạt động đúc kim loại tại làng
nghề đúc Tống Xá, xã Yên Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định” do Trần Lan
Phương thực hiện – trường Đại Học Lâm Nghiệp.
Các đề tài nói trên đều nêu được sự ơ nhiễm làng nghề đã đến mức báo
động đồng thời chỉ ra các nguyên nhân gây ô nhiễm và đề ra các giải pháp bảo

vệ mơi trường làng nghề có giá trị về mặt khoa học.

12


Chƣơng 2
MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
- Mục tiêu chung: Góp phần vào việc bảo vệ môi trường và sức khỏe
người dân nơng thơn Việt Nam
- Mục tiêu cụ thể:
+ Tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác quản lý nước thải, rác thải
và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý tại làng nghề
miến dong Tân Hòa – Quốc Oai – Hà Nội.
2.2. Đối tƣợng – phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng của đề tài là: công tác quản lý nước thải, rác thải tại làng
nghề miến dong Tân Hòa.
- Đối tượng khảo sát:
+ Dây chuyền sản xuất miến dong.
+ Quá trình xả thải, thu gom xử lý nước thải sinh hoạt, rác thải sinh
hoạt tại Tân Hịa.
+ Q trình xả thải, thu gom xử lý nước thải và rác thải sản xuất tại
làng nghề miến dong Tân Hòa.
+ Con người quản lý, sản xuất và cộng đồng dân cư quanh vùng sản
xuất.
2.3. Nội dung
- Nghiên cứu dây chuyên sản xuất miến dong tại làng nghề miến dong
Tân Hòa – Quốc Oai – Hà Nội.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý nước thải làng nghề

Tân Hòa
+ Thực trạng xả thải.
+Thực trạng quản lý nước thải gồm các quá trình thu gom, xử lý khử độc.
- Nghiên cứu thực trang công tác quản lý rác thải tại khu vực nghiên cứu.
13


+ Các nguồn thải.
+ Thực trạng xả thải bao gồm rác thải sinh hoạt và rác sản xuất.
+ Thực trạng quản lý rác thải gồm các hoạt động thu gom, vận chuyển
xử lý rác thải.
- Nghiên cứu ảnh của hoạt động sản xuất miến tới sức khỏe người dân.
- Đề ra giải pháp quản lý nước thải, rác thải tốt hơn.
+ Nhóm giải pháp giáo dục.
+ Nhóm giải pháp quản lý quy hoạch.
+ Nhóm biện pháp tái sử dụng chất thải.
+ Xây dựng bãi chơn lấp hợp vệ sinh.
+ Nhóm biện pháp chính sách.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu
Là phương pháp sử dụng những tư liệu đã được cơng bố của các cơng
trình nghiên cứu khoa học, các văn bản mang tính pháp lý, những tài liệu điều
tra cơ bản của các cơ quan có thẩm quyền...liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu
của khoá luận. Kế thừa tài liệu nhằm giảm bớt khối lượng công việc mà vẫn
đảm bảo chất lượng hoặc làm tăng chất lượng của khoá luận. Phương pháp kế
thừa tài liệu được sử dụng để thu thập các số liệu sau.
+ Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu từ ủy ban
nhân xã Tân Hòa, ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai.
+ Tài liệu trên mạng internet, các tạp chí.
2.4.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp

Phương pháp được thực hiện như sau:
- Tìm hiểu dây chuyền sản xuất: Trực tiếp đi xuống khu vực nghiên
cứu, quan sát, phỏng vấn người sản xuất, đặc biệt chú ý đến công đoạn thải ra
nhiều chất gây ô nhiễm nhất.

14


- Tìm hiểu thực trạng cơng tác quản lý nước thải: bằng cách điều tra hệ
thống thu gom, xử lý nước thải và sự quan tâm của chính quyền địa phương
tới vấn đề nước thải làng nghề của khu vực nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng cơng tác quản lý rác thải bằng cách tiến hành
điều tra công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, sự quan tâm của
chính quyền địa phương tới vấn đề rác thải làng nghề.
2.4.3. Phƣơng pháp phỏng vấn
Là phương pháp thu thập thông tin trực tiếp giữa người điều tra và
người được điều tra thông qua bảng hỏi dược thiết kế sẵn. Đề tài sử dụng 3
bảng hỏi tương ứng với 3 loại đối tượng hỏi khác nhau như sau:
- Bảng 1 dành cho cán bộ quản lý cấp xã – thôn (17 người).
- Bảng 2 dành cho hộ sản xuất miến dong (40 hộ).
- Bảng 3 dành cho cộng đồng dân cư, những người chịu tác động trực
tiếp từ hoạt động sản xuất miến dong (40 hộ).
Như vậy tổng số bảng hỏi được phát ra là 97. Phiếu được phát ra vào
ngày 23 tháng 3 năm 2011 và thu lại sau hai tuần. Sau đó các câu trả lời sẽ
được tổng kết lại thống kê vào mẫu bảng và đưa ra nhận xét.
- Vị trí phát bảng hỏi: do xã gồm 8 thơn, tất cả các thơn đều có hộ sản
xuất miến chia làm 8 tuyến điều tra, mỗi tuyến điều tra 5 hộ sản xuất miến và
5 hộ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động sản xuất miến.
2.4.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu nội nghiệp.
Sau khi thu thập thông tin, khảo sát hiện trạng tiến hành xử lý nội nghiệp

gồm có các cơng việc sau:
+ Phân tích, lựa chọn và kế thừa có chọn lọc các số liệu đã thu thập
được đem so sánh đối chiếu với kết quả điều tra thu được và đưa ra bộ số liệu
chính xác về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Tân Hòa.
+ Tổng kết các câu trả lời từ bảng câu hỏi, cùng với thông tin điều tra
thực tế đưa ra kết luận và tìm ra giải pháp.

15


Để dễ dàng cho q trình phân tích, đánh giá đề tài tiến hành tổng kết
vào bốn mẫu bảng sau:
Mẫu bảng 1 : Lượng nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt tại
Tân Hịa
Stt

Số khẩu

Thơn

Nước thải sinh hoạt Nước thải sản xuất
(m3)

(m3)

1
2

Tổng
Mẫu bảng 3: Kết quả thăm dò và đánh giá cơng tác quản lý nước thải tại

Tân Hịa
Các vấn đề thăm dò về
nước thải

Đối tượng
Cán

Người sản

bộ

xuất

Hệ thống thu Có
gom riêng

khơng

biệt
Hệ thống xử





Khơng

Hiệu quả xử

Tốt




Trung bình
Khơng tốt

16

Người dân

Ghi
chú


Mẫu bảng 2: Lượng rác thải sản xuất và nước thải sinh hoạt tại
Tân Hịa
Stt

Tổng số khẩu

Thơn

Rác thải sinh hoạt (kg )

Rác thải sản xuất
(kg)

1
2
3


Mẫu bảng 4: Kết quả thăm dị và đánh giá cơng tác quản lý nước thải tại
Tân Hòa
Đối tượng

Các vấn đề thăm dò

Cán bộ

Người sản

Người chịu

quản lý

xuất

ảnh hưởng

về rác thải
Phân loại rác trước



khi xả thải

Khơng

Để rác đúng nơi quy




định

Khơng

Bãi rác hợp lý


Khơng


Vận chuyển, thu gom

Khơng

rác thường xun
Cơng tác kiểm tra có



thường xun

Khơng

Với bảng 1 và bảng 3 ta sử dụng phần mềm excel tính được lượng nước
thải, rác sinh hoạt của một người dân trong một ngày đêm bằng cách lấy tổng
17



số nước thải, rác thải sinh hoạt điều tra được chia cho tổng số nhân khẩu điều
tra. Như vậy tổng lượng nước thải, rác thải sinh ra trong một ngày bằng
lượng nước thải, rác thải sinh hoạt của một người nhân với dân số trong toàn
xã (7035).
Tương tự lượng nước thải và rác thải sản xuất sinh ra trong một ngày
đêm. Bằng lượng nước thải, rác sản xuất trung bình của một hộ trong một
ngày đêm nhân với tổng số hộ sản xuất miến dong tại Tân Hòa (45).
Dùng phần mền excel vẽ biểu đồ so sánh giữa nước thải sản xuất và
nước thải sinh hoạt, lượng rác thải sản xuất và nước rác thải sinh hoạt từ đó
rút ra nhận xét.
Với bảng 2 và bảng 4 ta tổng hợp các ý kiến đánh giá về quá trình thu
gom, vận chuyển xử lý nước thải cũng như rác thải của cả ba đối tượng điều
tra tại làng nghề sau đó kết hợp với quá trình điều tra thực tế đánh giá được
công tác quản lý nước thải rác thải làng nghề. Từ đó đưa ra các giải pháp thực
tế để bảo vệ môi trường..

18


Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI XÃ TÂN HỊA
3.1. Điều kiện tự nhiên.
3.1.1. Vị trí địa lý
Xã Tân Hồ nằm trải dài, dọc theo đê sơng Đáy, nơi có tuyến đường
tỉnh lộ 419 chạy qua. Xã Tân Hịa có vị trí địa lí như sau:
+ Phía Đơng giáp xã Tân Phú.
+ Phía Tây giáp xã Cộng Hịa.
+ Phía Nam giáp xã Tiền phương và Phụng Châu.
+ Phía Bắc Giáp xã Vân Cơn.
Với vị trí như trên góp phần thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa

giữa các xã. Đặc biệt nơi đây có đường đê bao quanh và đường tỉnh lộ nên
thuận tiện cho quá trình vận chuyển, đem sản phẩm làng nghề đi lưu thông
khắp cả nước và đây cũng là một sân phơi “lý tưởng” cho các hộ sản xuất
miến dong từ bao đời nay.
3.1.2. Diện tích tự nhiên
Xã có diện tích tổng diện tích đất tự nhiên là 365,74ha, trong đó diện
tích diện tích đất nơng nghiệp khoảng 228,68 ha, phi nơng nghiệp 134,52 ha
và một số mục đích khác là 12,54ha. Như vậy ta có thể thấy phần lớn diện
tích đất tự nhiên dành cho sản xuất nông nghiệp tạo ra nguồn nguyên liệu dồi
dào cho quá trình sản xuất miến dong.
3.1.3. Khí hậu
- Nằm hồn tồn trong vùng nhiệt đới gió mùa, Tân Hịa có khí hậu
phân làm bốn mùa rõ rệt. Mùa xuân bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3, mùa hè từ
tháng 4 đến tháng 6, mùa thu từ tháng 7 đến tháng 9 và mùa đơng từ tháng 10
cho đến tháng 12 âm lịch. Chính điều này cũng làm ảnh hưởng đến cơ cấu cây
trồng nơi đây. Cụ thể lượng mưa và nhiệt độ trung bình các tháng trong năm
được thể hiện trong bảng 3.1 trang 20

19


×