Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá kết quả hoạt động và công tác xử lý nước rỉ rác tại bãi chôn lấp rác thải tân cương – thành phố thái nguyên – tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------o0o----------

ĐẶNG TRÀ MY

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC XỬ LÝ NƢỚC
RỈ RÁC TẠI BÃI CHÔN LẤP RÁC THẢI TÂN CƢƠNG – THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN – TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi Trƣờng

Khoá học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên – 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------o0o----------

ĐẶNG TRÀ MY

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC XỬ LÝ NƢỚC
RỈ RÁC TẠI BÃI CHÔN LẤP RÁC THẢI TÂN CƢƠNG – THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN – TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Lớp

: K43 – KHMT – N02

Khoa

: Môi Trƣờng

Khoá học

: 2011 – 2015


Giảng viên hƣớng dẫn : PGS. TS. Nguyễn Thế Hùng

Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường và thực hiện
phương châm “ Học đi đôi với hành”. Mỗi sinh viên khi ra trường đều cần
trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng. Do vậy
mà việc thực hiện tôt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên trong
nhà trường, qua đó hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học và vận dụng lý
thuyết vào thực tiễn, đồng thời giúp sinh viên hoàn thiện hơn về mặt kiến thức
luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng yêu cầu thực
tiễn sản xuất, nghiên cứu khoa học.
Từ những cơ sở trên và được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm
Khoa Môi trường, trong thời gian thực tập em đã tiến hành đề tài: “Đánh giá
kết quả hoạt động và công tác xử lý nước rỉ rác tại bãi chôn lấp rác thải
Tân Cương – Thành Phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên”
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài này ngoài sự cố gắng rất nhiều của
bản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô
trong khoa. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới:
Các thầy cô trong trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đặc biệt là
thầy cô trong khoa Môi trường và khoa Quản lý tài nguyên đã trang bị cho
em nền tảng kiến thức vững chắc về môi trường cũng như các phương pháp
quản lý và xử lý bảo vệ môi trường và nhiều lĩnh vực liên quan khác.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS. Nguyễn
Thế Hùng – khoa Môi Trường, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp

đỡ em rất nhiều để em hoàn thành được nội dung đề tài này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị tại Ủy ban
nhân dân xã Tân Cương và Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Môi trường và
Công trình đô thị đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình học tập và
nghiên cứu tại cơ sở.


ii

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè đã hết
lòng động viên, giúp đỡ tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần cho em trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Do trình độ và thời gian thực hiện đề tài có giới hạn nên đề tài không
tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các
bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô và các bạn
sức khỏe!
Thái Nguyên, ngày 17 tháng 12 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Đặng Trà My


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 : Ước tính lượng chất thải rắn đô thị phát sinh đến năm 2025 .............16
Bảng 3.1: Nồng độ và thể tích thích hợp .............................................................29
Bảng 3.2: Các thông số và tiêu chuẩn liên quan ..................................................29
Bảng 4.1: Hóa chất và liều lượng sử dụng ...........................................................59

Bảng4.2: Tổng lượng rác và nước rác được thu gom và xử lý theo các năm ......60
Bảng 4.3: Tổng lượng nước rác được xử lý theo hàng tháng trong năm (6 tháng
đầu năm 2014) ......................................................................................................61
Bảng 4.4: Kết quả phân tích mẫu tại hồ nước rác ................................................62
Bảng 4.5: Kết quả phân tích mẫu .........................................................................63


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Vị trí xã Tân Cương trên vệ tinh ..........................................................31
Hình 4.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị
Thái Nguyên .........................................................................................................44
Hình 4.3: Tổ chức bộ máy chi nhánh Môi trường ...............................................45
Hình 4.5: Bùn được hút đem đi chôn lấp .............................................................57
Hình 4.6: Sơ đồ dự án ..........................................................................................58
Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện mức tăng theo hằng năm của lượng rác và lượng nước
rác .........................................................................................................................60


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD

: Nhu cầu oxy sinh hóa

BVMT

: Bảo vệ môi trường


COD

: Nhu cầu oxy hóa học

CTNH

: Chất thải nguy hại

CTR

: Chất thải rắn

DO

: Nồng độ oxy tự do hòa tan trong nước

GTVT

: Giao thông vận tải

KT-XH

: Kinh tế xã hội

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN


: Tiêu chuẩn Việt Nam

TDS

: Tổng chất rắn hòa tan

TDTT

: Thể dục thể thao

TN &MT

: Tài nguyên và môi trường

T-N

: Tổng Nito

TP

: Thành phố

T-P

: Tổng photpho

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng


TT

: Thông tư

UBND

: Ủy ban nhân dân


vi
MỤC LỤC

Phần 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề........................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu. ....................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu nghiên cứu. ........................................................................................ 2
1.4. Ý nghĩa đề tài. ................................................................................................. 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm chất thải rắn. ............................................................................... 4
2.1.2. Phân loại, thành phần và nguồn gốc phát sinh chất thải rắn. ....................... 4
2.1.3. Tác hại của chất thải rắn............................................................................... 6
2.1.4. Các phương pháp xử lý chất thải rắn. .......................................................... 8
2.1.4.1. Giảm thiểu nguồn phát sinh. ..................................................................... 9
2.1.4.2. Tái sử dụng – tái chế. ................................................................................ 9
2.1.4.3. Thu hồi năng lượng từ chất thải rắn. ......................................................... 9
2.1.4.4. Xử lý chất thải rắn băng phương pháp chôn lấp vệ sinh. .......................... 9
2.2. Một số văn bản pháp luật luật liên quan đến đề tài. ......................................10
2.3. Tổng quan về rác thải trên thế giới và Việt Nam. .........................................11

2.3.1. Tình hình chất thải rắn trên thế giới. ..........................................................11
2.3.2. Tình hình chất thải rắn ở Việt Nam. ..........................................................14
2.4. Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn đô thị ở Việt Nam. ........................16
2.4.1. Chất thải rắn đô thị .....................................................................................16
2.4.2. Quản lý chất thải rắn đô thị. .......................................................................17
2.4.3. Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn đô thị. ........................................................19
2.5. Hệ thống quản lý rác thải ở Thái Nguyên. ...................................................21
Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................25
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ................................................................25
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành. ...................................................................25


vii

3.3. Nội dung nghiên cứu. ....................................................................................25
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tân Cương, thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyên. ..........................................................................25
3.3.2. Quy mô và hoạt động của bãi chôn lấp chất thải Tân Cương, thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên...........................................................................25
3.3.2.1. Lịch sử phát triển và cơ cấu tổ chức của Bãi chôn lấp chất thải Tấn
Cương ...................................................................................................................25
3.3.2.2. Công tác chôn lấp rác thải. ......................................................................25
3.3.2.3. Công tác xử lý nước rác. .........................................................................25
3.3.3. Hiệu quả xử lý nước rác. ............................................................................25
3.3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phân loại và xử lý rác thải
của Trạm xử lý chất thải Tân Cương ...................................................................25
3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................................26
3.5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................26
3.5.1 Phương pháp kế thừa ...................................................................................26
3.5.2. Phương pháp điều tra thực địa ...................................................................27

3.5.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích tại phòng thí nghiệm. .........................27
3.5.4. Phương pháp phân tích số liệu và trình bày kết quả. .................................30
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................31
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Tân Cương, Thành Phố Thái
nguyên, Tỉnh Thái Nguyên ..................................................................................31
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................31
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo .....................................................................................32
4.1.1.3 Khí hậu .....................................................................................................32
4.1.1.4 Thủy văn...................................................................................................33
4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ............................................................33
4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................35
4.1.2.1 Xã hội .......................................................................................................35
4.1.2.2 Thực trạng môi trường .............................................................................40


viii

4.2. Quy mô và hoạt động của bãi chôn lấp chất thải Tân Cương – Thành Phố
Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên .......................................................................42
4.2.1. Vị trí bãi chôn lấp rác thải Tân Cương ......................................................42
4.2.2. Các hạng mục chính ...................................................................................42
4.2.3. Lịch sử phát triển và cơ cấu tổ chức của Bãi chôn lấp chất thải Tân Cương
..............................................................................................................................43
4.2.3.1 Lịch sử phát triển......................................................................................43
4.2.3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Thái
Nguyên .................................................................................................................43
4.2.4 Quy trình công nghệ của bãi rác Tân Cương ..............................................46
42.1.1 Quy trình chôn lấp .....................................................................................46
4.2.5. Quy trình công nghệ xử lý nước rác ..........................................................53
4.2.5.1. Công tác xử lý nước rác ..........................................................................53

4.3.2.2. Đánh giá công tác xử lý nước rác ...........................................................59
4.2.6. Tổng lượng rác được thu gom và chôn lấp ................................................60
4.3. Hiệu quả xử lý nước rác ................................................................................61
4.3.1. Chất lượng nước rác chưa qua xử lý ..........................................................61
4.3.2. Chất lượng nước rác sau xử lý ...................................................................62
4.3.3. Các công nghệ chính xử lý nước rác và hiệu quả của chúng .....................63
4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phân loại và xử
lý rác thải của khu xử lý chất thải Tân Cương. ....................................................66
4.4.1. Biện pháp công tác quản lý ........................................................................66
4.4.2. Biện pháp pháp lý.......................................................................................66
4.4.3. Biện pháp công nghệ ..................................................................................66
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................67
5.1. Kết luận .........................................................................................................67
5.2. Kiến nghị .......................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................68


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Môi trường ngày nay không còn là vấn đề của mỗi quốc gia mà đã trở
thành vấn đề toàn cầu. Bảo vệ môi trường được xem như một tiêu chuẩn đạo
đức, một điều kiện phát triển của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia.
Trên thế giới, ngay từ đầu những năm của thập kỉ 70 môi trường đã đã được
đưa thành chương trình phát triển quốc tế. Hội nghị quốc tế về môi trường
đầu tiên tại Stockhom – Thụy Điển vào năm 1972 đã khẳng định: nguyên
nhân của ô nhiễm môi trường là do sự kém phát triển. Các nước đang phát
triển trong chiến lược phát triển kinh tế của mình phải gắn với bảo vệ môi
trường. Từ hội nghị này vấn đề môi trường được các quốc gia thừa nhận như

một nguyên tắc của sự phát triển đất nước và sự phát triển bền vững của mỗi
quốc gia.
Trong nhưng năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, các đô thị,
các ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ ngày càng được mở rộng và phát
triển nhanh chóng, nó đã tạo ra một số lượng lớn chất thải bao gồm: chất thải
sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất
thải xây dựng…
Theo đánh giá mới nhất của tỉnh Thái Nguyên, hiện nay tình trạng ô
nhiễm môi trường trên địa bàn ngày càng gia tăng và khó kiểm soát, tính chất
vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng phức tạp, nhiều "điểm
nóng" về ô nhiễm môi trường còn tồn tại, gây bức xúc trong dư luận...
Qua thống kê sơ bộ, hiện mỗi ngày toàn tỉnh thải ra trên 400 tấn chất thải sinh
hoạt nhưng số chất thải thu gom, xử lý mới đạt khoảng 36%, riêng lượng chất
thải y tế được thu gom, xử lý hợp vệ sinh cũng chỉ đạt gần 50%.


2
Theo nghiên cứu của Viện Vật lý cứ 50kg rác thì có 3 lít nước rỉ rác, vì
vậy song song với quá trình xử lý chất thải rắn thì quá trình xử lý nước rác
cũng phải được quan tâm đúng mức. Vì vậy, công tác quản lý và xử lý chất
thải đối với thành phố nói chung, với Thành phố Thái Nguyên nói riêng giữ
vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường của chúng ta.
Xuất phát từ thực tế cũng như nguyện vọng của bản thân và sự nhất trí
của khoa Môi trường, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá kết quả hoạt động và công tác xử lý nước rỉ rác tại bãi
chôn lấp chất thải Tân Cương, Thành Phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá kết quả hoạt động của Bãi chôn lấp chất thải Tân Cương,
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
- Đánh giá hiệu quả công nghệ xử lý nước rỉ rác tại Trạm xử lý nước

rác của Bãi chôn lấp.
1.3 Yêu cầu nghiên cứu
- Đảm bảo số liệu, tài liệu đầy đủ, chính xác, khách quan.
- Nắm rõ quy trình, công nghệ xử lý rác thải của khu xử lý chất thải
Tân Cương.
- Nắm rõ quy trình xử lý nước rỉ rác tại trạm xử lý nước rác tại xí nghiệp.
- Đánh giá được hiệu quả của công nghệ xử lý nước rỉ rác tại Trạm
xử lý.
1.4 Ý nghĩa đề tài
- Ý nghĩa trong học tập.
+ Là cơ hội giúp sinh viên tiếp cận với công việc khi ra trường.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
+ Nâng cao kiến thức và hiểu biết về quy trình công nghệ xử lý nước rỉ
rác để phục vụ cho công việc học tập và nghiên cứu sau này.


3
- Ý nghĩa thực tiễn.
+ Đề tài giúp cho sinh viên khi ra tường có kiến thức áp dụng vào thực
tiễn, phục vụ cho công tác phân loại rác tại nguồn.
+ Biết được tính hiệu quả của quy trình xử lý nước rỉ rác tại khu xử lý
chất thải Tân Cương.


4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm chất thải rắn
Chất thải là vật chất ở dạng rắn, lỏng, khí, mùi hoặc các dạng khác thải

ra từ sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh hoặc các hoạt động khác của con người
(Điều 2, Luật BVMT năm 2005).
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất (không ở dạng khí và không
hòa tan được) được con người loại bỏ trong các hoạt động KT-XH của mình
(Bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của
cộng đồng...). Trong đó quan trong nhất là các loại chất thải phát sinh ra từ
các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. (kilobooks.com)
2.1.2 Phân loại, thành phần và nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
a, Các loại chất rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân
loại theo nhiều cách:
- Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay các loại chất rắn
trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ,…
- Theo thành phần hóa học và vật lý: người ta phân biệt theo các thành
phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da,
giẻ vụn, cao su, chất dẻo,…
- Theo bản chất nguồn tạo thành, chất thải rắn được phân thành
các loại:
+ Chất thải sinh hoạt: là những chất thải có liên quan đến hoạt động
sống của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan,
trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại, theo phương diện khoa học.


5
+ Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản
xuất công nghiệp, thủ công nghiệp.
+ Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch, ngói, bê tông
vỡ do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình v…v…
+ Chất thải từ các nhà máy xử lý: chất thải rắn từ các hệ thống xử lý
nước, nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp.
+ Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động sản xuất

nông nghiệp như gốc, rơm, rạ, cây trồng, chăn nuôi, bao bì đựng phân bón và
hóa chất bảo vệ thực vật…
- Theo mức độ nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng,
độc hại, chất thải sinh học dễ gây thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất
thải phóng xạ, các chất nhiễm khuẩn, lây lan… có nguy cơ đe dọa tới sức
khỏe con người, động vật và cây cỏ.
b, Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ hoạt động y tế,
công nghiệp và nông nghiệp.
- Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất
gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người.
- Chất thải nguy hại từ hoạt động công nghiệp: cơ sở công nghiệp hóa
chất thải ra có độc tính cao.
- Chất thải nguy hại từ hoạt động nông nghiệp: chủ yếu là phân hóa
học, các loại thuốc bảo vệ thực vật.
- Chất thải không nguy hại: là những chất thải không chứa các chất và
các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trức tiếp hoặc tương tác các
thành phần.
c, Rác có thành phần sinh hoạt dễ phân hủy cùng với điều kiện khí hậu
có nhiệt độ và độ ẩm cao nên sau một thời gian ngắn chúng bị phân hủy hiếu
khí và kị khí sinh ra các chất độc hại và có mùi hôi khó chịu CO2, CO, H2S,


6
CH4, NH3,… ngay từ khâu thu gom đến bãi chôn lấp. Khí metan có thể gây
cháy nổ nên rác cũng là nguồn phát sinh chất thải thứ cấp nguy hại. 6]
2.1.3 Tác hại của chất thải rắn
Nếu rác thải không được quản lý một cách hợp lý, rác thải rắn đô thị sẽ
gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe con người. Sau đây là
một số những ảnh hưởng chính của sự ô nhiễm rác thải rắn tại đô thị:
Rác thải không được thu gom tại đầu cuối của các cống thoát nước đô

thị có thể dẫn đến tắc các đường cống thoát nước, nguyên nhân gây lụt khi
mưa lớn và ảnh hưởng vệ sinh môi trường.
Các loại côn trùng, sinh vật gây bệnh có thể phát triển trên một số loại
chất thải. Như phân người và các động vật nuôi, các loại thức ăn thải bỏ là
môi trường thuận lợi cho các loài côn trùng trung gian truyên bệnh như: ruồi,
nhặng, gián,…
Nước ứ đọng tại các chất thải rắn như can, chai lọ bỏ đi là môi trường
thuận lợi cho các loại muỗi vec-tơ quan trọng trong việc truyền các bệnh sốt
rét và sốt xuất huyết.
Nơi trú ưa thích của là các đống rác và thức ăn bỏ. Chuột không những
là nguyên nhân truyền bệnh dịch hạch mà còn là nguyên nhân của nhiều sự
khó chịu khác đối với con người.
Đốt rác dẫn tới ô nhiễm không khí do những sản phảm sau quá trình đốt
có thể chứa các chất độc hại như dioxin, khói từ những nơi đốt rác có thể làm
giảm tầm nhìn, nguy cơ gây cháy nổ những bình khí và gây hỏa hoạn nhưng
vùng lân cận.
Một nguy cơ nghiêm trọng đối với rác thải đô thị đó là các loại túi chất
dẻo tổng hợp, những túi này gây mất mĩ quan đô thị và là nguyên nhân gây
chết những động vật ăn phải.


7
Những chất thải nguy hiểm như các vật sắc nhọn, các chất thải y sinh,
các bình chứa các chất có khả năng cháy nổ, các hóa chất công nghiệp có khả
năng dẫn đến những chất thương hoặc nhiễm độc, đặc biệt đối với trẻ em và
những người tiếp xúc phải chất thải.
Các chất ô nhiễm từ các bãi rác có thể ngấm vào mạch nước ngầm gây
ra ô nhiễm nước ngầm và ô nhiễm các vùng đất xung quanh.
Rác thải bệnh viện được đổ chung vào rác thải đô thị là nguồn nguy hại
đáng kể. Các mầm bệnh truyền nhiễm có thể theo đó mà lan truyền ra môi

trường xunh quanh. Đặc biệt, rác thải bệnh viện trực tiếp tác động lên sức
khỏe của nhưng người nhặt rác, bới rác hoặc xử lý rác.
Những tác động của các chất thải rắn lên môi trường và sức khỏe của
con người cũng có thể tóm tắt theo cách dưới đây:
+ Tác động lên môi trường đô thị:
Các bãi rác đổ đống ngoài trời và các bãi chôn lấp rác có thể gây ô
nhiễm không khí, tạo ra mùi khó chịu cho một khu vực rộng lớn quanh bãi
rác. Trong quá trình phân hủy, một số chất tạo ra các loại khí độc có thể
gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, các loại động vật và cây cối
xung quanh.
Các bãi rác đổ đống ngoài trời và các bãi chôn lấp rác không được xây
dựng đúng tiêu chuẩn cũng là nguồn tiềm tàng gây ô nhiễm nguồn nước, đặc
biệt là nguồn nước ngầm. Một số chất độc, kim loại nặng được tạo ra và
ngấm vào nguồn nước, gây nguy hại tới sức khỏe cộng đồng và hệ sinh thái
quanh khu vực.
Chất thải rắn có nguy cơ cao gây nên ô nhiễm đất. Các khu vực được sử
dụng để chôn lấp rác, chất thải bị ô nhiễm nặng nề, dẫn tới việc mất đất canh
tác. Những thay đổi này cũng dẫn tới sự thay đổi về mặt sinh thái học, dẫn
đến sự phá vỡ cân bằng của hệ sinh thái.


8
+ Tác động lên sức khỏe con người
Các mối nguy cơ gây ô nhiễm không khí, nước, đất nói trên cũng ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, đặc biệt của dân cư quanh khu
vực có chứa chất thải rắn. Việc ô nhiễm này cũng làm ảnh hưởng tới nguồn
thức ăn: các chất ô nhiễm có trong đất, không khí, nước nhiễm vào thực phẩm
của con người: rau, động vật… qua lưới và chuỗi thức ăn; những loại chất ô
nhiễm này tác dụng xấu tới sức khỏe con ngời.
Các bãi chôn lấp là nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm: tả, lỵ, thương

hàn… Các loại côn trùng trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi, gián) và các loại
gặm nhấm (chuột) cũng ưu thích sống ở những khu vực có chứa rác thải. Các
bãi chôn lấp rác cũng mang nhiều mối nguy cơ cao đối với cộng đồng dân cư
làm nghề bới rác. Các vật sắc nhọn, thủy tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ v.v. có thể
là mối đe dọa nguy hiểm với sức khỏe con người khi họ dẫm phải hoặc bị cào
xước vào chân tay. Các loại hóa chất độc hại, và nhiều chất thải nguy hại khác
cũng là mối đe dọa đối với những người làm nghề này. Các động vật sống ở
các bãi rác cũng có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của những người tham gia
bới rác.
Các bãi rác cũng làm thay đổi thẩm mỹ theo hướng tiêu cực, làm ảnh
hưởng đến mỹ quan khu vực quanh bãi rác, tạo ra những mùi khó chịu cho
khu vực xung quanh.
2.1.4 Các phương pháp xử lý chất thải rắn
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ khuyến cáo rằng: để quản lý chất
thải rắn có hiệu quả cần thực hiện đúng theo trật tự các bước sau:
- Giảm thiểu nguồn phát sinh
- Tái sử dụng – tái chế
- Thu hồi năng lượng từ chất thải rắn
- Chôn lấp hợp vệ sinh


9
2.1.4.1 Giảm thiểu nguồn phát sinh
Để giảm thiểu nguồn phát sinh, cần thay thế hoặc loại bỏ hẳn những
chất tạo ra một lượng lớn chất thải bằng các chất tạo ra ít hơn hoặc không tạo
ra chất thải. Thay đổi công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại để tạo ra ít chất
thải hơn.
2.1.4.2 Tái sử dụng – tái chế
Để tái sử dụng – tái chế, cần phải phân loại, cách ly chất thải rắn ngay
tại nguồn phát sinh, không để các chất độc hại lẫn vào các chất không độc hại.

Đối với các chất thải độc hại, cần có biện pháp xử lý phù hợp. Đối với chất
thải không độc hại, chúng ta có thể tái sử dụng hoặc tái chế. Chẳng hạn, đối
với chai, lọ thủy tinh, các thùng, đồ chứa nhựa/kim loại có thể sử dụng lại để
vào mục đích khác. Một số loại chất thải rắn khác có thể tái chế để sử dụng
cho mục đích khác: tái chế nhựa, thủy tinh, kim loại…
2.1.4.3 Thu hồi năng lượng từ chất thải rắn
Sử dụng lò đốt rác ở các khu vực đô thị là một biện pháp xử lý chất thải
rắn. Nhiệt độ trong lò rất cao (khoảng trên 1000 – 12000C) để phòng ngừa ô
nhiễm không khí. Nhược điểm của biện pháp này là chi phí xây các lò đốt này
rất cao, và bắt buộc phải có bộ phận xử lý tro. Việc đốt cháy chất thải rắn có
thể tạo ra điện, nhiệt, hơi nóng… để cung cấp cho ngành công nghiệp, khu
dân cư, sưởi ấm các khu nhà cao tầng v.v.. Việc thu hồi năng lượng này có thể
giúp giảm bớt chi phí cho lò hoạt động. Công nghệ này gọi là thu hồi năng
lượng hoặc từ chất thải – tới - năng lượng.
2.1.4.4 Xử lý chất thải rắn băng phương pháp chôn lấp vệ sinh
Chôn lấp rác thải là phương pháp xử lý rác thải đơn giản và ít tốn kém
nhất hiện nay. Phương pháp này rất nhiều nước áp dụng trong đó có Việt
Nam. Đặc điểm của phương pháp này là quá trình lưu giữ các chất thải rắn
trong một bãi chôn lấp. Các chất thải trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá


10
trình phân hủy sinh học bên trong tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất
giàu dinh dưỡng như: axit hữu cơ, nito, các chất amon và một số khí khác
(CO2, CH4).
Chất thải rắn được chôn lấp là các chất thải không nguy hại có khả
năng phân hủy tự nhiên theo thời gian bao gồm:
- Rác thải gia đình
- Rác thải chợ, đường phố
- Giấy bìa, cành cây, lá cây

- Rác thải từ văn phòng, khách sạn, nhà hàng ăn uống
- Phế thải sản xuất nông nghiệp: rơm rạ, thực phẩm…
Tuy nhiên, chôn lấp rác thải hiện nay đang gây ra rất nhiều nghi vấn
môi trường nếu không được quản lý và xử lý đúng phương pháp của bãi chôn
lấp hợp vệ sinh như: hệ thống thu khí sinh học, lu lèn, che phủ vật liệu, chống
thấm và xử lý nước rỉ rác…
2.2 Một số văn bản pháp luật luật liên quan đến đề tài
- Luật Bảo vệ Môi trường 2005
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ quy
định các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất
thải rắn; các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng,
tái chế và xử lý chất rắn.
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ quy
định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ quy
định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Thông tư 12/2011/TT BTNMT: Quy định về quản lý chấ thải nguy hại
- Thông tư liên bộ số 01/2001/TTLB/BKHCNMT-BXD ngày
18/01/2001 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng


11
hướng dẫn các quy định bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm,
xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.
- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 hướng dẫn một số
điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn.
- Quyết định số 35/2001/QĐ-BXD ngày 26/12/2001 về việc ban hành
TCXDVN 261;2001 về thiết kế, xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn.
- Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/07/1999 về quy định về
quản lý chất thải rắn đô thị.

- QCVN 25:2009/BTNMT ban hành ngày 16/11/2009 về quy chuẩn
kỹ thuật Quốc gia về nước thải bãi chôn lấp chất thải rắn.
- TCVN 261:2001 – Bãi chôn lấp chất thải rắn, Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCXDVN 320:2004 – Tiêu chuẩn thiết kế Bãi chôn lấp chất thải
nguy hại.
2.3 Tổng quan về rác thải trên thế giới và Việt Nam
2.3.1 Tình hình chất thải rắn trên thế giới
Nước Anh hiện đang tái chế được khoảng 27% số rác thải sinh hoạt,
trong khi con số này vào giai đoạn đầu thập niên mới chỉ là 7%. Nếu so sánh
với Đức và Áo (tái chế được hơn 50%) và nhất là Hà Lan (nơi này tỉ lệ lên tới
65%) thì đây rõ ràng là một con số quá khiêm tốn.
Hiện tại, số lượng rác thải tại Anh mỗi năm trung bình khoảng 3%. Các
chuyên gia môi trường dự đoán rằng, nếu không có những biện pháp hữu
hiệu, các bãi rác hiện có tại Anh sẽ hết chỗ chứa sau 9 năm nữa, dẫn tới nguy
cơ một cuộc khủng hoảng tương tự như ở Napoli vừa qua.
Nguy cơ quá tải của các bãi chứa rác không chỉ là vấn đề của riêng
Italia và Anh, mà là chuyện đau đầu của nhiều quốc gia. Liên minh châu Âu
(EU) đã buộc phải ra một quy định, bắt buộc các nước thành viên phải giảm
nhanh chóng lượng rác thải, cũng như hạn chế đáng kể việc sử dụng lại các


12
bãi rác. Theo Quyết định số 99/31/EU ngày 26/04/1999, các thành viên EU
đến năm 2010 phải giảm được 25% lượng chất thải chở đến các bãi rác so với
mốc thời điểm năm 1995 và đến năm 2020 là 65%.
Ngoài những nước đó có được những chiến lược sử lí rác thải đúng đắn
như Đức, Hà Lan và Áo; các quốc gia vùng Bắc Âu cũng đặc biệt coi trọng
vấn đề này. Chẳng hạn như tại Thụy Điển hiện đang rất phổ biến những loại
máy cỡ nhỏ, chuyên sản xuất phân bón từ rác thải sinh hoạt. Kết quả điều tra
cho thấy, các gia đình tại nước này sẽ chỉ phải chi trả khoảng một nửa số tiền

đổ rác như thông thường nếu như biết cách phân loại, đồng thời tái chế lại
chúng để sử dụng làm phân bón cho vườn cây hoặc vườn rau của mình. Chính
vì nhờ biện pháp trên, Thụy Điển đã tăng lượng rác được tái chế lên 49%,
đồng thời giảm số lượng rác nói chung xuống tới 19%.
Cũng cần nói thêm, ngay nhiều quốc gia tiên tiến tại châu Mỹ cũng
đang phải đương đầu với vấn nạn rác thải. Theo số liệu của Cơ quan Bảo vệ
môi trường Mỹ, có tới 55% tổng số rác tại Mỹ không được chở tới các bãi rác
năm 2010. Còn Canada cũng phải tổ chức phải tổ chức một chiến dịch vận
động quy mô nhằm giảm bớt số lượng rác thải. Chính quyền một số hòn đảo
tại đây cũng bắt buộc người dân phải ghi tên tuổi, địa chỉ của mình vào các
bao rác – một biện pháp theo như nhiều quan chức đã có tác dụng giảm bớt
đáng kể số rác thải.
Nếu như các chính phủ dù sao cũng có các biện pháp nhằm khắc phục
vấn đề rác thải trên lãnh thổ của mình thì trên các đại dương, đặc biệt là
những hải phận quốc tế, tình hình cũng lo ngại hơn nhiều. Theo một nghiên
cứu của Tổ chức “Greenpeace”, được triển khai theo đơn đặt hàng của
Trường Đại học Exeter (Anh), đại dương trên khắp thế giới đã trở thành bãi
rác khổng lồ chứa đựng gần 6,5 triệu tấn rác thải.


13
Nơi có mật độ rác cao nhất – gần 2000 đơn vị rác/km2 – được ghi nhận
ở Địa Trung Hải, vùng biển được các chuyên gia sinh thái mệnh danh không
chính thức là “Biển chất dẻo”. Ước tính có tới ½ số rác trên đại dương là
những bao bì chất dẻo hay các túi nilon. Thống kê cho thấy chỉ có khoảng
15% số rác trên đại dương được sóng đưa vào bờ, 70% chìm dưới đáy biển,
cùng 15% luôn ở tình trạng trôi nổi trên mặt nước.
Nhiều khu vực biển khác trên thế giới cũng đang phải đương đầu với
tình trạng ô nhiễm rác thải không kém phần quan trọng. Chẳng hạn như chính
quyền tại Hawai (nơi nghỉ mát ưa thích của người dân Mỹ) đã phải đưa ra

những lời cảnh báo, khi phát hiện nhiều hòn đảo nổi lớn toàn những rác thải
bằng chất dẻo đang tiến sát bờ biển của mình từ phía Tây Bắc. Một núi rác
khổng lồ thứ hai tại Thái Bình Dương- ước tính gồm khoảng 100 triệu tấn túi
nilon và các chất dẻo – được phát hiện đang trôi dạt gần bờ biển nước Nhật.
Nguồn gốc chính hình thành nên những núi rác trôi nổi trên biển này chính là
các khu du lịch sát bờ biển, các hệ thống cống rãnh xả ra đại dương (khoảng
80%) và rác thải sinh hoạt từ những con tàu biển (20%). Trước mắt, những
núi rác khổng lồ này đang đe dọa nghiêm trọng đến hệ động vật trên biển.
Chẳng hạn như trong một báo cáo của Greepeace, rác thải trên đại dương
trong một thập kỉ tới có thể làm biến mất 270 loài cá và sinh vật biển
khác nhau.
Trong năm 2011, 2,7 triệu m3 rác đã trượt từ các “đỉnh núi rác” của bãi
rác Leuwigajah thuộc thành phố Cimahi (ngoại ô Jakata, Indonesia) chôn vùi
70 ngôi nhà nắm ngay gần đó khiến 141 người thiệt mạng.
Tại Jakata, Indonesia ước tính có tới 70% (khoảng 1200 m3) rác thải
hàng ngày của thành phố được quẳng xuống ngay các kênh rạch trong thành
phố, phần lớn chảy vào cửa sông Angke, phía Bắc Jakata… Lớp rác thải trên
sông dày tới nỗi, ở nhiều đoạn sông, ngưới dân có thể đi qua được.


14
Nhịp độ tăng trưởng nhanh về kinh tế tại Châu Á vô hình chung lại
càng làm tăng thêm “cơn thủy triều rác thải” này.
Nhưng thống kê về rác thải của Trung Quốc cũng hết sức đáng lo ngại.
Quốc gia đông dân nhất thế giới này thải ra khoảng 150 triệu tấn rác mỗi năm .
Với tỷ lệ rác từ cá thánh phố là 9% từ năm 1979 giờ đây đã lên tới
gần20%. Hiện đã có khoảng 65% số thành phố Trung Quốc đang bị bãi rác
bao bọc. Bên cạnh đó, các quốc gia Châu Á, cùng với xu hướng phát triển
nhanh và khả năng tiêu thụ hàng hóa nhiều hơn, đang sản sinh một lượng rác
lớn chưa từng có. Trong khi đó, hầu hết các nước trong khu vực đều chú trọng

đến giải đáp, công nghệ xử lý rác thải. Thực trạng này cùng với sự thiếu ý
thức của người dân đang gây ra thảm họa sinh thái.
Dù sao, việc khai thác vấn đề rác thải Châu Á bước đầu trở thành mối
quan tâm của các nhà đầu tư. Các hãng xử lý rác thải như SembEnviro của
Singapore đang có khoản thu nhập quan trọng từ các hợp đồng thu lượm và
tái chế biến thành năng lượng và chế biến thành năng lượng tại châu Á.
Thu nhập của Ramky Group của Ấn Độ đã tăng lên nhanh chóng từ
130.000USA trong năm 1994 lên gấp 170 triệu USA trong năm 2011.
2.3.2 Tình hình chất thải rắn ở Việt Nam
Ước tính hiện nay ,tổng lượng chất thải rắn ở Việt Nam vào khoảng
49,3 nghìn tấn/ngày ,trong đó chất thải rắn công nghiệp chiếm khoảng 54,8%
(khoảng 27 nghìn tấn) , chất thải sinh hoạt 44,4% (khỏa 21,9% nghìn tấn) và
chất thải bệnh viện chiếm khoarng0,8 (khoảng 0,4 nghìn tấn)
So với các nước khu vực và trên thế giới, tổng lượng chất thải rắn của
Việt Nam là không lớn, nhưng lượng chất thải sinh hoạt và chất thải y tế ở
hầu hết các địa phương và thành phố còn chưa được xử lý hợp vệ sinh trước
khi thải ra ngoài. Chất thải rắn ở đô thị và các khu công nghiệp hầu như
không được phân loại trước khi chôn lấp. Tất cả các loại chất thải công


15
nghiệp, sinh hoat, y tế dều được chôn lấp lẫn lộn, ngoài ra tỉ lệ thu gom rác
chỉ đạt 20 – 30%. Lượng chất thải không được thu gom và chôn lấp (70 –
80%) đã và đang gây nên những tác động xấu tới môi trường, tới đời sống
sinh hoạt và các hoạt động kinh tế.
Nguyên nhân là việc bố trí các cơ sở sản xuất công nghiệp không hợp
lý, nằm xen kẽ trong các khu dân cư càng làm tăng mức độ ô nhiễm. Theo số
liệu thống kê của Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường, 82% trong số
3311 cơ sở sản xuất kinh doanh đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
lại nằm lẫn trong các khu dân cư.

Nguồn phát sinh chất thải rắn tập trung chủ yếu ở những đô thị lớn như
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… Các khu đô thị tuy
chiếm 24% dân số cả nước, nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải
mỗi năm (gần 50% tổng lượng chất thải của cả nước). Nguyên nhân chính là
do dân số tập trung cao, nhu cầu tiêu dùng lớn, hoạt động thương mại đa dạng
và tốc độ đô thị hóa cao.
Hiện nay, khoảng 80% trong đó 2,6 triệu tấn chất thải công nghiệp phát
sinh mỗi năm là từ các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc và miền Nam.
Trong đó 50% lượng chất thải công nghiệp của Việt Nam phát sinh ở thành
phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, 30% còn lại phát sinh ở vùng đồng
bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
Trong các loại chất thải rắn, chất thải rắn nguy hại là mối hiểm họa đặc
biệt. Trong khi đó lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh từ thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội và Thanh Hóa chiếm 27% tổng lượng chất thải y tế nguy hại
của cả nước.


×