Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tong quan ve gats

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.6 KB, 15 trang )

CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phịng Thơng tin, Trung tâm Thơng tin
– TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA GATS

Những quy định về nghĩa vụ chung quan trọng nhất của GATS bao gồm:
chế độ tối huệ quốc (Ðiều II); minh bạch (Ðiều III); công nhận lẫn nhau (Ðiều
VII); các nguyên tắc điều chỉnh độc quyền và đặc quyền cung cấp dịch vụ (Ðiều
VIII); chế độ đãi ngộ quốc gia (Ðiều XVII); tiếp cận thị trường; và các quy định
trong nước.
1. Nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN)
Tối huệ quốc là một trong những nguyên tắc cơ bản GATS. Nguyên tắc
này cũng được quy định trong GATT 1947. Ðiều khoản về tối huệ quốc quy
định: "Đối với các biện pháp được quy định tại Hiệp định, mỗi thành viên sẽ
dành ngay và vô điều kiện quy chế đối xử đối với dịch vụ của các thành viên
khác không kém phần thuận lợi hơn so với dịch vụ và cung ứng dịch vụ của bất
kỳ một thành viên nào khác'' (GATS, Ðiều II.1). Ðiều này có nghĩa là nếu một
thành viên cho phép và tạo điều kiện cho các cơng ty nước ngồi nào đó (kể cả
nước khơng phải thành viên) hoạt động, ví dụ trong lĩnh vực ngân hàng; thì
thành viên đó cũng phải cho phép và tạo điều kiện bình đẳng như vậy cho công
ty của các thành viên khác hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Nghĩa vụ này
được áp dụng kể cả trong trường hợp thành viên khơng có cam kết cụ thể về việc
cho các công ty nước ngồi tiếp cận thị trường của mình.
Các thành viên WTO cũng quy định danh sách một số các ngoại lệ đối với
nguyên tắc tối huệ quốc. Trước khi GATS có hiệu lực, nhiều thành viên đã ký
các hiệp định ưu tiên về dịch vụ với các nước khác. Các nước thành viên WTO,
với quan điểm cần duy trì hiệu lực của các hiệp định đã ký, tạm thời tiếp tục
dành một số thuận lợi trong một số lĩnh vực cho các công ty của một số nước,
1



CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phịng Thơng tin, Trung tâm Thơng tin
– TV – NCKH, Văn phịng Quốc hội

dưới hình thức ''ngoại lệ của nguyên tắc tối huệ quốc'' trong khi vẫn thực hiện
các cam kết trong khuôn khổ WTO. Các ngoại lệ này được quy định trong Phụ
lục kèm theo Ðiều II. Theo Phụ lục này, các thành viên có thể duy trì trong một
giai đoạn chuyển tiếp (10 năm) những biện pháp không phù hợp với nguyên tắc
tối huệ quốc. Những biện pháp này phải được đưa ngay từ đầu vào danh sách
những ngoại lệ MFN trước khi GATS có hiệu lực. Thành viên duy trì ngoại lệ
phải mơ tả rõ sự đối xử thuận lợi hơn mà họ dành cho những nước cụ thể nào và
thời hạn của biện pháp này.
Những ngoại lệ MFN nhằm cho phép các thành viên duy trì các cam kết,
thuận lợi hơn mà họ dành cho một số nước trong khuôn khổ các thỏa thuận hợp
tác khu vực, hoặc có điều kiện tốt hơn để mặc cả trong đàm phán về tự do hóa
với những nước có chế độ thương mại hạn chế hơn. Tuy nhiên, những ngoại lệ
này cứ 5 năm một lần được đưa ra xem xét lại và là đối tượng của những cuộc
đàm phán về tự do hóa trong WTO. Một khi GATS đã có hiệu lực, lại càng khó
khăn hơn cho các thành viên đạt được một ngoại lệ MFN, vì nó phải được sự
chấp thuận của ít nhất 3/4 số thành viên của GATS, hơn nữa lý do để duy trì
ngoại lệ này phải được xem xét lại hàng năm.
Chế độ tối huệ quốc dựa trên nền tảng của nguyên tắc không phân biệt đối
xử trong quan hệ thương mại giữa các thành viên của GATT/WTO. Việc áp
dụng chế độ này nhằm đẩy mạnh tự do hóa thương mại giữa các nền kinh tế
thành viên của WTO.
2. Nguyên tắc Minh bạch hay công khai (Ðiều III)
Minh bạch là một trong những nguyên tắc then chốt của tự do hóa đa
phương. Nó cho phép phát hiện những hạn chế và những biện pháp bảo hộ trái
quy định của GATS, tạo điều kiện tốt hơn để các nhà cung cấp dịch vụ tiếp cận
thị trường các thành viên và cùng cạnh tranh.
2



CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phịng Thơng tin, Trung tâm Thơng tin
– TV – NCKH, Văn phịng Quốc hội

Nghĩa vụ chính của các thành viên trong vấn đề này là công bố và thông
báo sớm các thông tin quy định chung như thiết lập đầu mối cung cấp thơng tin,
qua đó các thành viên khác có thể thu nhận được những thơng tin về hệ thống
luật định liên quan đến thương mại qua các lĩnh vực dịch vụ của nhau đáp ứng
mối quan tâm của họ. GATS quy định các thành viên có nghĩa vụ công bố và
thông báo cho Hội đồng Thương mại dịch vụ tất cả các biện pháp được áp dụng
có ảnh hưởng đến sự vận hành của GATS, kể cả những hiệp định và điều ước
quốc tế mà họ ký kết và tham gia, những luật mới thông qua hoặc sửa đổi, những
quy định dưới luật và thủ tục hành chính liên quan đến các lĩnh vực hoặc tiểu
lĩnh vực dịch vụ. Mặt khác, các thành viên cũng có nghĩa vụ đáp ứng trong thời
hạn sớm nhất những biện pháp như đã nêu trên, và phải lập những đầu mối cung
cấp thông tin. Tuy nhiên, nguyên tắc công khai không bắt buộc các thành viên
phải công bố những thông tin bí mật mà việc tiết lộ có thể gây trở ngại cho việc
thực hiện luật pháp hoặc làm hại lợi ích quốc gia.
Ðối với các nước đang phát triển GATS quy định hai điểm đặc biệt sau
đây:
- Các nước phát triển phải lập các đầu mối tiếp xúc có nhiệm vụ cung cấp
những hướng dẫn đặc biệt cho các nhà cung cấp dịch vụ của những nước đang
phát triển. Những thông tin này bao gồm những chỉ dẫn về dịch vụ cơng nghệ có
thể có được, các khía cạnh kỹ thuật và thương mại của việc cung cấp dịch vụ,
việc đăng ký, công nhận để đạt được những yêu cầu có tính chun mơn. Trong
khi các nhà cung cấp dịch vụ của các nước đang phát triển có thể trực tiếp đưa
yêu cầu thông tin cho đầu mối tiếp xúc của các nước phát triển để được đáp ứng,
các nhà cung cấp dịch vụ của các nước phát triển phải chuyển yêu cầu thông tin
của họ đối với các nước đang phát triển thơng qua chính phủ của nước đó.


3


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phịng Thơng tin, Trung tâm Thơng tin
– TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

- Các nước đang phát triển có thể thành lập các điểm đầu mối thơng tin
muộn hơn 2 năm so với thời hạn quy định cho các nước phát triển (tức vào ngày
1-l-1997).
3. Chế độ đãi ngộ quốc gia (Ðiều XVII, XVIII)
GATS quy định các thành viên phải dành cho các dịch vụ và các nhà cung
cấp dịch vụ nước ngoài sự đối xử giống như họ dành cho dịch vụ và các nhà
cung cấp dịch vụ tương tự trong nước.
Giống như MFN, chế độ đãi ngộ quốc gia được xây dựng trên nền tảng
của nguyên tắc không phân biệt đối xử. Tuy nhiên, quy định này khơng thể được
hiểu rằng các thành viên phải có nghĩa vụ đền bù những thiệt hại (hoặc bất lợi)
trong cạnh tranh thuần túy do đặc tính ''ngoại quốc'' của dịch vụ và nhà cung cấp
dịch vụ của các thành viên khác gây ra (có thể có trường hợp do thói quen, sở
thích, văn hóa, ngơn ngữ... mà một số dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ nước
ngồi khơng được người tiêu dùng ở một nước chấp nhận).
Các chính phủ phải ghi vào trong danh sách cam kết của họ các điều kiện
và những hạn chế mà họ gắn với việc cho hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia. Một
khi các cam kết cụ thể đã được xác định, GATS nghiêm cấm sự phân biệt đối xử
giữa những dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, cũng như là tất
cả mọi hình thức hạn chế về số lượng, trừ phi một thành viên đã dành quyền duy
trì thực hiện một biện pháp hạn chế nào đó. Tuy nhiên, trong trường hợp này,
biện pháp như vậy sẽ phải được loại bỏ thông qua các cuộc đàm phán.
4. Công nhận lẫn nhau (Ðiều VII)
Ðiều VII của Hiệp định khuyến khích các thành viên cơng nhận các thủ

tục của nhau liên quan đến giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm, cấp giấy phép và các

4


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phịng Thơng tin, Trung tâm Thơng tin
– TV – NCKH, Văn phịng Quốc hội

thủ tục khác cần phải có trong việc đáp ứng các yêu cầu, điều kiện cần thiết cho
phép nhà cung ứng dịch vụ hoạt động.
GATS quy định khi hai (hoặc nhiều hơn) thành viên có thỏa thuận về việc
công nhận bằng cấp, chứng chỉ của nhau, các thành viên khác cũng phải được
tạo điều kiện để đàm phán các hiệp định công nhận tương tự. Các thỏa thuận này
phải mang tính khơng phân biệt đối xử và không được sử dụng như là công cụ
cho bảo hộ trá hình. Các thành viên phải thơng báo cho Hội đồng Thương mại
dịch vụ biết các hiệp định công nhận lẫn nhau giữa họ với các thành viên khác,
thậm chí ngay cả ý định của họ tiến hành các cuộc đàm phán nhằm đạt thỏa
thuận về công nhận với các thành viên khác.
Các thành viên phải tuân thủ các chuẩn mực đã được quy định bởi các cơ
chế quốc tế chuyên môn được thừa nhận, và việc công nhận lẫn nhau phải dựa
trên những tiêu chí được quốc tế chấp thuận rộng rãi. Các thành viên cũng phải
phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ quốc tế có thẩm
quyền nhằm xây dựng và thông qua các chuẩn mực quốc tế chung cho sự công
nhận lẫn nhau và thực hiện các hoạt động chuyên mơn thích hợp cần thiết có liên
quan đến các dịch vụ.
5. Tiếp cận thị trường (Ðiều XVI)
Tiếp cận thị trường có liên quan đến bốn cách thức cung cấp dịch vụ như
đã được nêu ở trên. GATS quy định mỗi thành viên cần “dành cho các dịch vụ
và những người cung cấp dịch vụ của bất kỳ thành viên nào sự đối xử không
kém thuận lợi hơn sự đối xử đã được quy định trong việc áp dụng các thể thức,

giới hạn và các điều kiện thỏa thuận và nêu cụ thể trong danh sách cam kết đặc
biệt của mình''. Như vậy, điều khoản trên cấm việc duy trì các cản trở đối với
việc tiếp cận thị trường mà không được GATS cho phép và bảo đảm cho việc áp
dụng các điều kiện tương tự đối với tất cả các dịch vụ và người cung cấp dịch vụ.
5


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phịng Thơng tin, Trung tâm Thơng tin
– TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

Các quan niệm về tiếp cận thị trường và tự do hóa dần dần đã được đưa
vào GATS, do các quy định áp dụng đối với các khu vực dịch vụ khá phức tạp.
Ðiều này cho thấy một sự thay đổi quan trọng so với thương mại hàng hóa được
bảo hộ bằng thuế quan và được tự do hóa thơng qua việc cắt giảm thuế quan.
Tuy nhiên, trên thực tế khơng có quan niệm nào trong số các quan niệm nêu trên
được định nghĩa một cách rõ ràng trong GATS.
Trái với Hiệp định GATT về hàng hóa, trong GATS khơng hề có quy định
dành cho người cung cấp dịch vụ quyền tiếp cận thị trường và tiến hành các hoạt
động theo ý họ. Việc tiếp cận thị trường phải được đàm phán giữa các thành viên
theo từng lĩnh vực và theo cách thức cung cấp dịch vụ. Mỗi thành viên chỉ phải
dành quyền tiếp cận thị trường trong khuôn khổ đã được dự kiến trong danh sách
các cam kết cụ thể của mình.
Các thành viên được phép giới hạn ở mức độ nhất định việc tiếp cận thị
trường. Ðiều XVI.2 của GATS nêu một danh cách đầy đủ nhưng ngắn gọn các
biện pháp giới hạn. Trong số các giới hạn định lượng được đưa ra, ngoài các giới
hạn liên quan đến số lượng các nhà cung cấp dịch vụ, cịn có các giới hạn liên
quan đến:
-

Tổng giá trị các giao dịch và tiền vốn gắn với các dịnh vụ;


-

Tổng số lượng các hoạt động dịch vụ;

-

Tổng số các sản phẩm dịch vụ;

-

Tổng số thể nhân cụ thể cung cấp một dịch vụ;

-

Sự tham gia của tư bản nước ngồi.

Phần lớn các biện pháp này đều khơng mang tính chất phân biệt đối xử vì
chúng có thể được áp dụng đối với những người cung cấp dịch vụ trong nước.

6


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phịng Thơng tin, Trung tâm Thơng tin
– TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

Tuy nhiên, chúng cho phép kiểm soát sự hiện diện của một nhà cung cấp dịch vụ
nước ngồi trên thị trường trong nước thơng qua các hạn chế định lượng.
Bốn biện pháp định lượng đầu tiên kể trên có thể xuất hiện dưới hình thức
xem xét các nhu cầu kinh tế. Trong điều kiện GATS chưa định nghĩa việc xem

xét các nhu cầu kinh tế là thế nào và chưa chỉ ra các tiêu chí cần xem xét, việc áp
dụng các biện pháp trên tỏ ra khá hạn chế và độc đốn, có thể làm cho việc tiếp
cận thị trường mang tính khơng thể đốn trước được.
Những cam kết liên quan đến tiếp cận thị trường đưa đến một thực tế là
thành viên đưa ra cam kết phải thực hiện việc giữ nguyên trạng, họ không được
tự ý thay đổi các quy định trong nước có khả năng gây ra những hạn chế hay khó
khăn cho việc tiếp cận thị trường.
6. Quy định trong nước (Điều VI)
GATS công nhận chủ quyền của các thành viên đưa ra những quy định
điều chỉnh các dịch vụ trong nước. Hiệp định này chỉ quan tâm đến các khía
cạnh mà các quy định trong nước có thể ảnh hưởng đến thương mại quốc tế về
dịch vụ. Trước hết, Hiệp định ngăn cấm mọi sự phân biệt đối xử giữa trong và
ngoài nước và giữa những người nước ngoài với nhau trong lĩnh vực thương
mại, dịch vụ. Tiếp đến, Hiệp định cịn cố gắng thúc đẩy tính cơng khai (cơng
chúng có thể tiếp cận được mọi quy định).
Ðiều khoản về quy định trong nước yêu cầu bảo đảm nguyên tắc chung,
theo đó những biện pháp nội bộ phải được quản lý một cách khách quan, không
thiên vị và hợp lý. Những nhà cung cấp dịch vụ nước ngồi có thể phản đối các
quyết định hành chính trước tịa án và được thông báo về kết quả của việc xem
xét các yêu cầu của họ. Yêu cầu xin được cung cấp dịch vụ phải được giải quyết
trong một thời hạn hợp lý. Các quy định và thể thức về yêu cầu chất lượng cũng

7


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phịng Thơng tin, Trung tâm Thơng tin
– TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

như chuẩn mực kỹ thuật, vấn đề cấp phép không được trở thành những cản trở
không cần thiết cho thương mại dịch vụ.

Ngoài ra, các quy định trong nước cần tuân thủ những quy tắc nhất định
nhằm bảo đảm rằng những quy định đó: 1) dựa trên cơ sở những tiêu chí khách
quan và minh bạch như thẩm quyền và năng lực cung cấp dịch vụ; 2) không quá
khắt khe hơn mức cần thiết cho việc bảo đảm chất lượng dịch vụ; và 3) vấn đề
thủ tục xin giấy phép không gây ra trở ngại đối với cung cấp dịch vụ.
Giữa hai vòng đàm phán, các chính phủ thành viên cam kết khơng hủy bỏ
hoặc giảm bớt những cam kết cụ thể của họ.
7. Ðộc quyền và đặc quyền cung cấp dịch vụ (Ðiều VIII)
GATS không cấm sự tồn tại của độc quyền và đặc quyền cung cấp dịch
vụ, nhưng có những quy định điều chỉnh vấn đề này. Theo đó, các thành viên có
nghĩa vụ buộc người độc quyền cung cấp một dịch vụ nào đó trên lãnh thổ của
mình phải tn thủ ngun tắc MFN và khơng được lạm dụng vị trí độc quyền
khi cung cấp một dịch vụ khơng cịn thuộc độc quyền của mình nữa.
Các thành viên cũng có nghĩa vụ cung cấp cho thành viên khác theo yêu
cầu của họ những thông tin liên quan đến cách thức và cấu trúc của độc quyền
cung cấp một loại dịch vụ được phép hoạt động trên lãnh thổ của mình. Thành
viên cịn phải thông báo cho Hội đồng Thương mại dịch vụ biết trước việc họ
dành độc quyền cung cấp một dịch vụ đã được đưa vào danh sách các cam kết cụ
thể của mình. Trong trường hợp này, thành viên phải tiến hành những điều chỉnh
có tính bù đắp phù hợp với những quy định thông thường về sửa đổi hoặc rút các
cam kết. Việc thông báo trước những thông tin như vậy cho phép các thành viên
khác đánh giá được liệu tình trạng độc quyền ở các thành viên khác có thể ảnh

8


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phịng Thơng tin, Trung tâm Thơng tin
– TV – NCKH, Văn phịng Quốc hội

hưởng tới vị trí của các nhà cung cấp dịch vụ của họ trên thị trường của các

thành viên có độc quyền đó hay khơng.
Những ngun tắc trên về độc quyền cũng được áp dụng khi một thành
viên cho phép một nhóm nhỏ những người cung cấp được nắm giữ đặc quyền
khiến cho sự cạnh tranh giữa những người cung cấp trên thị trường đó bị hạn chế
cơ bản.
8. Biện pháp thuế (Điều XIV)
Các luật về thuế và việc thực thi những luật này có thể tác động lớn đến
thương mại dịch vụ, đặc biệt là khi những dịch vụ đó được cung cấp dưới hình
thức hoạt động thương mại. Ðiều cần thiết là phải có sự điều chỉnh đối với
những quy định về thuế của các nước để tránh tình trạng thuế song trùng và
những cản trở đối với thương mại dịch vụ do chính sách thuế của các nước gây
ra.
8.1. Ðối với thuế trực tiếp
Ðiều XIV. d quy định một trường hợp ngoại lệ đối với nghĩa vụ đãi ngộ
quốc gia theo đó các thành viên có thể áp dụng những biện pháp nhằm bảo đảm
đánh thuế hoặc thu thuế công bằng và hiệu quả. Theo quy định của GATS, thuế
trực tiếp bao gồm tất cả các loại thuế đánh vào thu nhập toàn bộ, vào tư bản toàn
bộ và các yếu tố của thu nhập hoặc tư bản, trong đó bao hàm cả các thuế trên giá
trị thặng dư có được khi chuyển nhượng tài sản, chuyển đổi do chết, thừa kế, cho
không, tiền lương, chuyển khoản giữa các công ty cũng như phần lãi tư bản.
8.2. Ðối với thuế gián tiếp
Các luật về thuế gián tiếp đặt dưới sự điều chỉnh của quy định về chế độ
đãi ngộ quốc gia, trừ trường hợp có bảo lưu ghi trong danh sách các cam kết cụ
thể nhằm duy trì việc thực hiện mang tính phân biệt đối xử.
9


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phịng Thơng tin, Trung tâm Thơng tin
– TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội


Các ngoại lệ đối với nghĩa vụ MFN cũng được phép trong trường hợp
chúng cần thiết cho việc áp dụng các hiệp định nhằm tránh đánh thuế song trùng.
Do vậy, hệ thống các hiệp định song phương của các thành viên GATS vẫn cịn
được duy trì, và các nước không cần đàm phán về các miễn trừ nghĩa vụ MFN để
được tiếp tục thực hiện những ưu đãi trong khuôn khổ các hiệp định song
phương để tránh đánh thuế song trùng.
9. Ngoại lệ chung và ngoại lệ liên quan đến an ninh (Điều XIV)
Ðiều XIV của GATS quy định nhiều ngoại lệ vốn được áp dụng theo
truyền thống trong thương mại dịch vụ. Những ngoại lệ này cho phép thực hiện
các biện pháp cần thiết để bảo vệ đạo đức xã hội, sức khỏe con người, súc vật
cũng như bảo vệ vệ sinh thực vật. Những ngoại lệ được quy định cụ thể đối với
thương mại dịch vụ liên quan đến các vấn đề sau:
-

Duy trì trật tự cơng cộng;

-

Phịng ngừa các hành vi gian lận hoặc cố ý sai phạm;

-

Hậu quả của việc không thực hiện các hợp đồng về dịch

-

Thông tin mật của các hồ sơ và tài khoản cá nhân;

-


An ninh;

-

Ðánh thuế hoặc thu thuế trực tiếp và các hiệp định nhằm

vụ;

tránh đánh thuế song trùng.
Các thành viên có quyền sử dụng các biện pháp cần thiết nhằm thực hiện
các mục tiêu như nêu trên, với điều kiện các quy định trong nước khơng dẫn đến
tình trạng phân biệt đối xử một cách độc đốn và khơng phải là một sự hạn chế
trá hình đối với thương mại.

10


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phịng Thơng tin, Trung tâm Thơng tin
– TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

Ðiều XIV.b chứa đựng một ngoại lệ nhằm bảo vệ những lợi ích chủ yếu
liên quan đến an ninh; ngoại lệ này tương tự như trong GATT, gắn với vấn đề
hậu cần của các lực lượng vũ trang, vấn đề hạt nhân, chiến tranh và gìn giữ hịa
bình, an ninh quốc tế. Hội đồng Thương mại Dịch vụ phải được thông báo về các
biện pháp mà các thành viên áp dụng liên quan đến các ngoại lệ này.
10. Trợ cấp (Ðiều XV)
Trong khuôn khổ GATS, cho đến nay chưa có một quy chế cụ thể nào
được thỏa thuận về vấn đề trợ cấp trong thương mại dịch vụ. Tuy nhiên, GATS
thừa nhận rằng, trong một số hồn cảnh, trợ cấp có thể gây hậu quả làm chệch
hướng thương mại dịch vụ. Trong khi chờ đợi thỏa thuận một quy chế có thể áp

dụng để điều chỉnh vấn đề này, các thành viên phải tham khảo ý kiến của nhau
khi việc tiến hành trợ cấp có thể gây ra hậu quả tiêu cực cho việc cung cấp một
số dịch vụ nào đó.
Các thành viên GATS đều đồng ý về nhu cầu cần thống nhất một quy chế
đa phương điều chỉnh vấn đề trợ cấp trong các lĩnh vực dịch vụ nhằm hạn chế
những hậu quả sai lệch đối với thương mại dịch vụ. Hiệp định mới về trợ cấp
trong lãnh vực hàng hóa chắc chắn sẽ là căn cứ tham khảo để soạn thảo một hiệp
định như vậy.
Mặc dù chưa có một quy chế cụ thể về trợ cấp trong khuôn khổ GATS,
các thành viên không được hoàn toàn tự do tiến hành trợ cấp một cách phân biệt
đối xử trong lĩnh vực dịch vụ. Khi một chính phủ thành viên trợ cấp cho những
người cung cấp dịch vụ của mình hoặc trợ cấp phân biệt đối xử, như vậy tức là
họ đã vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia. Vì vậy, một số thành viên đưa vào
danh sách cam kết cụ thể của mình nhiều bảo lưu trong mục đãi ngộ quốc gia để
tránh khả năng bị các nước khác phản đối về chính sách trợ cấp.

11


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phịng Thơng tin, Trung tâm Thơng tin
– TV – NCKH, Văn phịng Quốc hội

11. Thanh tốn và chuyển tiền quốc tế (Điều XI)
GATS thừa nhận việc tự do hóa các giao dịch kinh tế trong thực tiễn, đòi
hỏi việc di chuyển tư bản phải thực hiện có nguyên tắc, và do vậy quy định các
thành viên phải cho phép thực hiện ''việc chuyển tiền và thanh toán quốc tế liên
quan đến các giao dịch hàng ngày có liên quan tới các cam kết đặc biệt'' Quy
định này nhằm ngăn chặn tình trạng các cam kết về giao dịch trong một khu vực
bị ảnh hưởng xấu bởi các hạn chế về thanh toán và chuyển tiền gắn với việc cung
cấp dịch vụ. Những hạn chế này không thể được duy trì hoặc đưa vào Danh sách

các cam kết.
12. Tập quán thương mại (Ðiều IX)
GATS thừa nhận rằng một số tập quán thương mại có thể hạn chế thương
mại dịch vụ giữa các nước; GATS khuyến khích các thành viên hợp tác, tham
khảo và trao đổi thông tin với nhau nhằm loại bỏ những tập quán bất lợi cho phát
triển thương mại dịch vụ giữa các thành viên.
13. Việc đi lại của nhà cung cấp dịch vụ (phần Phụ lục)
GATS chỉ đưa ra những quy định về sự lưu trú tạm thời của những người
cung cấp dịch vụ nước ngoài tại một nước khác. Những đối tượng này bao gồm
những cá nhân độc lập hoặc những người làm công ăn lương của các cơng ty
dịch vụ nước ngồi. GATS thừa nhận các thành viên có chủ quyền trong việc
kiểm sốt việc ra vào lãnh thổ của họ, đưa ra những quy định về cư trú và tiếp
cận thị trường lao động, theo đó những quy định về thị thực nhập cảnh có thể
được áp dụng trên cơ sở song phương, có đi có lại. Nhiều thành viên đã tiến hành
đàm phán các cam kết về vấn đề này bao gồm sự đi lại của các nhân viên của
một công ty giữa các cơ sở trong và ngoài nước, đi lại của các cán bộ, chuyên gia
của các công ty, các doanh nhân nước ngoài...

12


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phịng Thơng tin, Trung tâm Thơng tin
– TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

14. Liên kết kinh tế (Điều V)
Tương tự như GATT, GATS cho phép các thành viên ký kết một số thỏa
thuận riêng dành cho nhau những ưu đãi đặc biệt mà không bị buộc phải dành
những ưu đãi này cho các nước không tham gia thỏa thuận riêng này. Ðiều V của
GATS ghi nhận, Hiệp định ''không ngăn cản các thành viên ký kết hoặc tham gia
vào các hiệp định tự do hóa thương mại dịch vụ đa phương giữa các thành viên''.

Khái niệm về hiệp định liên kết kinh tế này rất linh hoạt, không nhất thiết phải là
một hiệp định liến kết thuế quan hay mậu dịch tự do, và cũng không nhất thiết
phải mang tính chất khu vực.
Tuy nhiên, cũng giống như GATT, một hiệp định liên kết kinh tế như vậy
không được làm cho các trở ngại đối với một lĩnh vực dịch vụ thương mại cao
hơn mức độ cung đã áp dụng trước khi ký kết. Các hiệp định này phải bao quát
một số lượng lớn các lĩnh vực dịch vụ và khơng được loại trừ bất kỳ một hình
thức cung cấp dịch vụ nào, đồng thời phải tạo thuận lợi cho tự do hóa hoặc ít
nhất là khơng làm trầm trọng thêm các biện pháp hạn chế hiện hành.
Theo GATS, một chi nhánh cơng ty nước ngồi đặt ở một nước thành viên
của một hiệp định liên kết kinh tế phải được hưởng sự đối xử giống như các công
ty của nước này với điều kiện chi nhánh công ty đó thực hiện các hoạt động
thương mại quan trọng trên lãnh thổ nước sở tại.
Các hiệp định liên kết kinh tế phải được thông báo cho Hội đồng Thương
mại dịch vụ. Theo đề nghị của bất kỳ một thành viên nào có quan tâm, GATS có
thể thành lập một Nhóm Cơng tác có nhiệm vụ xem xét tính hỗn hợp của hiệp
định trên giữa các thành viên so với các quy định của GATS. Trong trường hợp
hiệp định không phù hợp với GATS, Nhóm Cơng tác có thể đưa ra những
khuyến nghị để các nước ký hiệp định tham khảo, điều chỉnh cho phù hợp với
GATS.
13


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phịng Thơng tin, Trung tâm Thơng tin
– TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

Nếu các cam kết cụ thể của một thành viên phải bị điều chỉnh hoặc hủy bỏ
do hậu quả của việc họ tham gia vào một hiệp định liên kết kinh tế, thành viên
này phải tiến hành các cuộc đàm phán nhằm duy trì một mức độ cam kết chung
không kém phần thuận lợi về thương mại so với những cam kết mà họ đã đưa ra

trước đây trong danh sách các cam kết cụ thể. Những điều chỉnh bổ sung phải
được mở ra cho mọi thành viên khác của GATS theo tinh thần của điều khoản tối
huệ quốc.
15. Tự do hóa từng bước (Điều XIX)
Cũng giống như GATT, GATS có mục tiêu tự do hóa dần dần thương mại
dịch vụ giữa các thành viên. Tuy nhiên, GATS không đặt mục tiêu cụ thể về mức
độ tự do hóa cần đạt được. Như Lời nói đầu của Hiệp định nêu rõ, các chính phủ
thành viên mong muốn sớm nâng cao mức độ tự do hóa thương mại dịch vụ
thông qua các cuộc đàm phán đa phương. Theo quy định, các cuộc đàm phán này
được bắt đầu muộn nhất là 5 năm sau khi Hiệp định thành lập WTO có hiệu lực;
sau đó, các cuộc đàm phán mới sẽ tiếp diễn theo định kỳ nhằm đưa ra các cam
kết cụ thể tiếp tục nâng cao mức độ tự do hóa trong lĩnh vực dịch vụ.
Phương pháp tiếp cận về tự do hóa mà GATS chủ trương dựa trên sự trao
đổi thỏa thuận giữa các bên với giả thuyết rằng sự tự do hóa có lợi cho chính
nước thực hiện nó.
16. Thay đổi các cam kết cụ thể (Điều XXI)
Khi một thành viên đã đưa ra một cam kết được ghi vào danh sách, họ bị
ràng buộc bởi cam kết đó. Tuy nhiên, GATS cũng quy định rằng mỗi thành viên
của GATS có thể sửa đổi hoặc rút lui bất kỳ một cam kết nào được ghi trong
danh sách 3 năm sau khi cam kết đó có hiệu lực. Ý định thay đổi hay rút một
cam kết phải được thông báo cho Hội đồng Thương mại dịch vụ.

14


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phịng Thơng tin, Trung tâm Thơng tin
– TV – NCKH, Văn phịng Quốc hội

Khi lợi ích của một thành viên bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi hoặc sự rút
cam kết của một thành viên khác thì thành viên đó có quyền tiến hành các cuộc

thương lượng nhằm đạt được sự nhất trí về việc đền bù cần thiết. Các thành viên
liên quan phấn đấu duy trì một mức độ cam kết chung cùng có lợi cho nhau và
khơng kém thuận lợi hơn so với quy định. Việc bù đắp được thực hiện trên cơ sở
nguyên tắc tối huệ quốc.
Thể thức thay đổi danh sách các cam kết chưa được quy định cụ thể, song
có thể trong tương lai GATS sẽ xác lập những nguyên tắc về thể thức này.
Nếu các cuộc thương lượng không dẫn đến sự thỏa thuận chung, các thành
viên mong muốn sử dụng quyền của mình phần tham gia vào một Tịa án trọng
tài bắt buộc. Khi một thành viên thay đổi cam kết không tuân thủ các kết luận
của Tòa án trọng tài, các thành viên bị ảnh hưởng tham gia vào vụ xử có thể thay
đổi hoặc rút các cam kết tương tự dành cho thành viên nói trên./.

15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×