Tổng quan về thương mại điện
CÂU 1 : HÃY SO SÁNH THỊ TRƯỜNG TRUYỀN THỐNG (MARKETPLACE)
VÀ THỊ TRƯỜNG MẠNG (MARKETSPACE)
Điểm giống nhau:
Là nơi người mua và người bán gặp nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ
Điểm khác nhau :
Thị trường truyền thống Thị trường mạng
- Phạm vi của thị trường truyển thống hẹp
hơn thị trường thương mại điện tử
- Phạm vi của Thương mại điện tử rất rộng,
bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động
kinh tế
- Trong thương mại truyền thống , các bên
gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch.
- Các bên tiến hành giao dịch trong thương
mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với
nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ
trước.
- Các giao dịch thương mại truyền thống
được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm
biên giới quốc gia.
- Thương mại điện tử được thực hiện trong
một thị trường không có biên giới (thị
trường thống nhất toàn cầu).
- Thương mại truyền thống không ảnh
hưởng đến môi trường cạnh tranh toàn cầu.
- Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới
môi trường cạnh tranh toàn cầu.
- Trong giao dịch thương mại truyền thống,
chỉ cần có người mua và người bán.
- Trong hoạt động giao dịch thương mại
điện tử đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ
thể, trong đó có một bên không thể thiếu
được là người cung cấp dịch vụ mạng, các
cơ quan chứng thực.
Page 1 of 25
Tổng quan về thương mại điện
- Các chỉ được gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến
hành giao dịch. Các giao dịch được thực
hiện theo nguyên tắc vật lý. Các phương
tiện viễn thông sử dụng để trao đổi số liệu
kinh doanh.
- Tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp
mọi nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia
vào thị trường giao dịch toàn cầu và không
đòi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết với
nhau.
- Đối với thương mại truyền thống thì
mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để
trao đổi dữ liệu.
- Còn đối với thương mại điện tử thì mạng
lưới thông tin chính là thị trường.
- Khách hàng có thể kiểm tra chất lượng
hàng hóa khi chọn mua.
- Khó có thể kiểm tra chất lượng hàng hóa.
- Số lượng khách hàng bị giới hạn do
khoảng cách về không gian, thời gian
- Khách hàng có thể tìm những hàng hóa,
dịch vụ mọi nơi, bất cứ lúc nào.
CÂU 2 : BA PHÁT BIỂU ĐỀ CẬP ĐẾN NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO
SỰ THÀNH CÔNG CỦA THỊ TRƯỜNG ĐIỆN TỬ. ĐỐI VỚI MỖI PHÁT BIỂU,
GIẢI THỊCH VÌ SAO ĐỒNG Ý HAY KHÔNG ĐỒNG Ý?
a. Phát biểu “Thị trường điện tử nên mang tính phức tạp về mặt công nghệ trên cơ
sở là khách hàng hiểu biết về Internet”
Không đồng ý, vì :
Hình thức thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn chưa phổ biến, do đó thị trường
điện tử càng phức tạp thì càng giới hạn đối tượng khách hàng mua sản phẩm.
Page 2 of 25
Tổng quan về thương mại điện
Ví dụ : những trang web thương mại điện tử (www.5giay.vn,
www.123mua.com,...) phục vụ cho giới văn phòng, sinh viên học sinh, nhà nội
trợ là những trang web bán những sản phẩm thông dụng rất dễ dàng sử dụng và
được nhiều người truy cập.
Thị trường điện tử về mặt công nghệ càng đơn giản, dễ sử dụng thì càng thu hút
người tiêu dùng.
Không phải tất cả mọi người đều có kiến thức về tin học sâu rộng, thị trường
điện tử cần phải có giao diện đẹp, hướng dẫn sử dụng và cách tiếp cận phù hợp
với mọi đối tượng khách hàng
Chi phí đầu tư cho công nghệ cao rất tốn kém, cần nhiều chi phí, do đó sẽ dẫn
đến việc mua bán trên mạng không phù hợp với những doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
b. Phát biểu : “Dịch vụ trên mạng không nên mô tả mọi thông tin về sản phẩm trên
mạng vì như thế đối thủ cạnh tranh sẽ bắt chước”
Đồng ý, vì :
Vì sẽ gặp khó khăn đối với các sản phẩm kỹ thuật, chỉ cần nêu tính năng, thông
số của sản phẩm- đó là những quan tâm của khách hàng.
Khoa học công nghệ phát triển không ngừng, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau
ở ý tưởng, phương thức kinh doanh, Do đó, nếu mọi thông tin đều được mô tả
trên mạng, sẽ dễ dàng bị đối thủ cạnh tranh bắt chước.
Trình bày quá chi tiết sẽ làm người xem rối mắt, chỉ cần những thông tin cơ bản
đánh vào nhu cầu, sự quan tâm khách hàng, đảm bảo khách hàng hình dung, cảm
Page 3 of 25
Tổng quan về thương mại điện
nhận và chú ý đến sản phẩm là đã hiệu quả. Dưới những dòng mô tả sản phẩm,
dịch vụ nên có số điện thoại ở Bộ phận CSKH. Đảm bảo bộ phận CSKH hoạt
động thật tốt để kịp hỗ trợ khách hàng.
Khi mô tả cụ thể mọi thông tin sản phẩm (nguyên vật liệu, sản xuất bởi dây
chuyển hiện đại ra sao…) thì các đối thủ cạnh tranh dễ dàng nắm bắt được
những thông tin .
+ Ví dụ như các sản phẩm về phần mềm, nếu được mô tả quá chi tiết thí có thể
vô tình mang lại sáng kiến mới cho đối thủ.
Tóm lại, điều quan trọng nhất đảm bảo cho sự mô tả sản phẩm dịch vụ là mô tả
tính hữu dụng hơn là bản chất của nó, tạo cho các khách hàng có được niềm tin
nơi sản phẩm.
c. Phát biểu “Nếu một thị trường truyền thống nào đó tồn tại có hiệu quả thì không
có ý nghĩa gì để đưa nó lên mạng.”
Không đồng ý, vì :
Thị trường truyền thống chỉ là hoạt động buôn bán trực tiếp giữa người bán
và người mua. Nhưng có nhiều khách hàng sẵn sàng bỏ tiền để mua hàng
hóa mình cần nhưng không muốn tốn thời gian đến tận nơi mua hàng.
Thị trường mạng thu hút số lượng đáng kể khách hàng mới.
Page 4 of 25
Tổng quan về thương mại điện
Thị trường truyền thống chỉ cho phép giao dịch trực tiếp giữa người mua và
người bán. Trong khi đó thị trường mạng cho phép mọi người cùng tham gia
từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất
cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị
trường toàn cầu và không nhất thiết phải có mối quen biết với nhau.
Thị trường mạng cho phép mở rộng công việc kinh doanh của doanh
nghiệp, thông tin sản phẩm của doanh nghiệp có thể được hàng ngàn người
biết đến thông qua các công cụ tìm kiếm.
Đưa thị trường lên mạng còn có thể giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi
phí quảng cáo tiếp thị. Bằng phương tiện Internet/Web, một nhân viên bán
hàng có thể giao dịch với rất nhiều khách hàng, catalogue điện tử (electronic
catalogue) trên Web phong phú hơn rất nhiều và thường xuyên cập nhật so
với catalogue in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và mau bị lỗi thời. Chi phí
quảng cáo trên mạng rẻ hơn quảng cáo trên các ấn phẩm rất nhiều.
Hoạt động kinh doanh trên thị trường mạng giúp thu thập nhiều thông tin về
kinh tế thị trường, đối tác.
Giảm chi phí tiếp thị và giao dịch, củng cố mối quan hệ bạn hàng.
Giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng giảm đáng kể thời gian giao dịch.
Có thêm nhiều bạn hàng, mở rộng cơ hội kinh doanh trên phạm vi rộng lớn.
Ở tầm vĩ mô, thị trường mạng tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế trí thức
Trước hết, TMĐT sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin
tạo cơ sở cho phát triển kinh tế tri thức. Lợi ích này có một ý nghĩa lớn đối
với các nước đang phát triển: nếu không nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế
Page 5 of 25
Tổng quan về thương mại điện
tri thì sau một thời gian ngắn nữa, nước đang phát triển có thể bị bỏ rơi hoàn
toàn. Khía cạnh lợi ích này mang tính chiến lược công nghệ và tính chính
sách phát triển cần cho các nước công nghiệp hóa.
CÂU 3 : HÃY TRUY CẬP CÁC WEBSITE LIÊN QUAN ĐẾN INTERNET CỦA
VIỆT NAM ĐỂ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU :
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN INTERNET TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
Số thuê bao internet tại Việt Nam (tính đến tháng 05/2009):
Số người sử dụng: 21.430.463 người
- Tỉ lệ số dân sử dụng Internet: 24.87 %
- Tổng thuê bao băng rộng (ADSL) : 2470502
- Tổng số tên miền .vn đã đăng ký: 105326
- Tổng số tên miền Tiếng Việt đã đăng ký: 4491
Theo đánh giá của Liên minh Viễn thông quốc tế, trong những năm gần đây, Việt Nam là
một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng viễn thông cao nhất trên thế giới. (Theo
Báo Nhân dân
14 tập đoàn VNPT chiếm nhiều nhất 74-84%
Th ph n c a các ISPị ầ ủ
Đơn vị Thị phần
(%)
Công ty c ph n vi n thông Hà N i (HTC)ổ ầ ễ ộ 0.02
T ng công ty Vi n thông Quân đ i (VIETTEL)ổ ễ ộ 11.49
Page 6 of 25
Tổng quan về thương mại điện
Công ty c ph n d ch v Internetổ ầ ị ụ (OCI) 0.16
Công ty c ph n d ch v BC-VT Sài Gònổ ầ ị ụ (SPT) 2.22
Công ty NETNAM – Vi n CNTTệ (NETNAM) 1.13
Công ty c ph n phát tri n đ u t công nghổ ầ ể ầ ư ệ (FPT) 8.64
T p đoànậ B u Chính Vi n Thông Vi t Namư ễ ệ (VNPT) 74.84
Công ty c ph n vi n thông th h m iổ ầ ễ ế ệ ớ (NGT) 0.01
Công ty vi n thông đi n l cễ ệ ự (EVN) 1.35
Công ty phát tri n công viên ph n m m Quang Trungể ầ ề (QTSC) 0.04
Công ty c ph n d ch v vi n thông CMCổ ầ ị ụ ễ (CMC) 0.01
T ng công ty truy n thông đa ph ng ti n Vi t Namổ ề ươ ệ ệ (VTC) 0.01
Công ty Thông tin đi n t hang h i Vi t Namệ ử ả ệ (VISHIPEL) 0.01
Công ty Truy n hình Cáp Saigon touristề (SCTV) 0.04
NHỮNG LUẬT LỆ LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Sân chơi nào cũng có luật lệ, việc tìm hiểu luật trước khi chơi là điều tối quan trọng, giúp
ta tránh được những rắc rối không đáng có. Trong xu hướng toàn cầu hóa, thương mại
điện tử (TMĐT) đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế cũng như sự phát triển
chung của xã hội. Để quản lý chặt chẽ loại hình kinh tế mới mẻ và phức tạp này, Chính
phủ đã đưa ra khá nhiều văn bản, nghị định, nghị quyết, thông tư liên quan.
+ Luật lệ liên quan đến thương mại điện tử (năm 2006 – 2008)
- Ngày 01/03/2006, Luật giao dịch điện tử Việt Nam chính thức có hiệu lực.
- Ngày 09/06/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại
điện tử với việc thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương với chứng từ
truyền thống trong hoạt động thương mại
- Ngày 15/02/2007 Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về chữ ký số và
dịch vụ chứng thực chữ ký số được ban hành.
Page 7 of 25
Tổng quan về thương mại điện
- Ngày 23/02/2007, Chính Phủ ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi
tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
-
Ngày 08/03/2007, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt
động ngân hàng được ban hành nhằm hướng dẫn việc áp dụng Luật Giao dịch điện
tử cho các hoạt động ngân hàng.
-
Nghị định số 63/2007/NĐ-CP – Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực công nghệ thông tin.
-
Quyết định số 018/2007/QĐ-BTM – Ban hành Quy chế cấp chứng nhận xuất xứ
điện tử.
-
Cuối năm 2007, bốn trong số năm Nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử đã
được ban hành, về cơ bản đã hoàn thành khung pháp lý cho việc triển khai ứng
dụng giao dịch điện tử.
- Nghị định số 97/2008/NĐ-CP – Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và
-thông tin điện tử trên internet
- Nghị định số 90/2008/NĐ-CP – Chống thư rác
- Thông tư số 78/2008/TT-BCT – Hướng dẫn thi hành một số nội dung của Nghị định số
27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
- Thông tư số 09/2008/TT-BCT – Hướng dẫn Nghị định thương mại điện tử về cung cấp
thông tin và giao kết hợp đồng trên website TMĐT
- Quyết định số 343/2008/QĐ-TTg – Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông
tin
Theo đó, quy định một số nội dung về TMĐT như sau:
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
a. Đối tượng áp dụng:
Page 8 of 25
Tổng quan về thương mại điện
- Thương nhân sử dụng chứng từ điện tử (CTĐT) trong hoạt động thương mại và hoạt
động có liên quan đến thương mại.
- Tổ chức, cá nhân khác sử dụng CTĐT trong hoạt động có liên quan đến thương mại.
b. Phạm vi áp dụng:
- Sử dụng CTĐT trong hoạt động thương mại và hoạt động có liên quan đến thương mại
trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Sử dụng CTĐT trong hoạt động thương mại và hoạt động có liên quan đến thương mại
thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các
bên thỏa thuận chọn áp dụng Luật Thương mại và Nghị định này.
- Không áp dụng đối với việc sử dụng CTĐT là hối phiếu, lệnh phiếu, vận đơn, hoá đơn
gửi hàng, phiếu xuất nhập kho hay bất cứ chứng từ có thể chuyển nhượng nào cho phép
bên nắm giữ chứng từ hoặc bên thụ hưởng được quyền nhận hàng hóa, dịch vụ hoặc được
trả một khoản tiền nào đó
2. Giá trị pháp lý của CTĐT
a. Giá trị pháp lý
Chứng từ không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì chứng từ đó là CTĐT.
b. Giá trị pháp lý như văn bản
CTĐT có giá trị pháp lý như văn bản nếu thông tin chứa trong CTĐT đó có thể truy cập
được để sử dụng khi cần thiết.
c. Giá trị pháp lý như bản gốc
- CTĐT có giá trị pháp lý như bản gốc nếu thỏa mãn đồng thời cả hai điều kiện sau: Có sự
đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong CTĐT từ khi thông tin được
tạo ra ở dạng cuối cùng là CTĐT hay dạng khác; Thông tin chứa trong CTĐT có thể truy
Page 9 of 25
Tổng quan về thương mại điện
cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
- Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những
thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị CTĐT.
- Tiêu chuẩn về sự tin cậy được xem xét phù hợp với mục đích thông tin được tạo ra và
mọi bối cảnh liên quan.
+ Xử lý vi phạm
a. Hành vi vi phạm pháp luật về thương mại điện tử
- Ngăn cản, hạn chế khả năng của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng CTĐT.
- Ngăn cản, hạn chế khả năng của tổ chúc, cá nhân trong việc lựa chọn công nghệ, phương
tiện điện tử để tiến hành hoạt động thương mại.
- Thay đổi, xóa, hủy, sao chép, tiết lộ, di chuyển trái phép, giả mạo, chiếm đoạt một phần
hoặc toàn bộ CTĐT.
- Xâm phạm, phá hoại hệ thống thông tin sử dụng cho hoạt động thương mại điện tử.
- Khởi tạo, gửi, truyền, nhận, xử lý các CTĐT nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan tới sử dụng CTĐT theo quy định của pháp
luật.
b. Xử lý vi phạm pháp luật về thương mại điện tử
- Thương nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong việc sử dụng chứng từ điện tử
trong hoạt động thương mại thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành
chính, đình chỉ hoạt động, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Page 10 of 25