Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Báo cáo nghiên cứu ngành cao su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 17 trang )












Ngày 30 tháng 09 năm
2010

BẢN BÁO CÁO NÀY ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI:
Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Gia
Lầu 5 số 63 Phạm Ngọc Thach-Q3-Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (84 8) 3820 1268
Fax: (84 8) 3820 1396
KHUYẾN CÁO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN PHÚ GIA
Bản báo cáo này được lập với mục đích duy nhất là cung cấp cho các nhà đầu tư tiềm năng xem xét đánh giá cơ hội đầu tư
vào ngành cao su tự nhiên. Chúng tôi chỉ có trách nhiệm giải trình các thắc mắc về báo cáo này cho những người có liên
quan. Trong báo cáo này chúng tôi có sử dụng một số dữ liệu của các tổ chức đáng tin cậy, tuy nhiên chúng tôi không cam
kết, đảm bảo những dữ liệu này là hoàn toàn chính xác.


B
B
Á
Á
O


O


C
C
Á
Á
O
O


N
N
G
G
H
H
I
I
Ê
Ê
N
N


C
C


U

U


N
N
G
G
À
À
N
N
H
H


C
C
A
A
O
O


S
S
U
U







2
2


Báo cáo nghiên cứu ngành cao su


Khu vực Đông Nam Á dẫn đầu về sản lượng sản xuất, diện tích trồng mới chủ yếu từ Lào, Campuchia,
Indonexia.
Nhu cầu cao su thế giới chủ yếu đến từ nhu cầu tiêu thụ săm lốp thế giới. Châu Á tiếp tục là đầu tàu tiêu thụ
cao su thế giới.
Qui mô thị trường sản xuất cao su tự nhiên của Việt Nam tương đối nhỏ ( khoản 7%) do đó các công ty cao
su trong nước vẫn đảm bảo đầu ran gay cả trong khủng hoảng kinh tê (2008).
Theo dự báo của Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG), từ năm 2010, nhu cầu cao su tự nhiên sẽ tăng
trưởng liên tục đến năm 2019.























TÓM TẮC NỘI DUNG BÁO CÁO




3
3


Báo cáo nghiên cứu ngành cao su



I. Nguồn cung

Khu vực Đông Nam Á dẫn đầu về sản lượng khai thác



















Ba nước khai thác cao su hàng đầu là Thái
Lan, Indonesia và Malaysia chiếm 70%
sản lượng toàn thế giới.
Trong những nước còn lại, có Ấn Độ
(8.9%), Việt Nam (6.7%) và Trung Quốc
(5.5%). Trong đó Ấn Độ chủ yếu khai thác
cao su phục vụ cho nhu cầu săm lốp ô tô
trong nước đang phát triển mạnh, còn
Trung Quốc thì lượng cao su khai thác chỉ
đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu trong
nước. Những nước còn lại như SriLanka,
Philippines… đóng góp không đáng kể vào
sản lượng cao su thế giới. Do đó, cùng với
Thái Lan,Indonesia và Malaysia, Việt Nam
là 1 trong 4 nước xuất khẩu cao su hàng
đầu trên thế giới. Ngành cao su nước ta

đã có những bước tiến đáng kể về năng
suất bình quân (tăng từ 1.558 tấn/ha năm
2006 lên 1.661 tấn/ha năm 2008).
Hiện nay năng suất bình quân của ngành
cao su Việt Nam chỉ thua Thái Lan và Ấn
Độ.Nguyên nhân xuất phát từ tháng chay
Ramanda của người Hồi giáo ở Indonesia,
Malaysia và Philippines ảnh hưởng hoạt
động khai thác ở các quốc gia này. Trong
tương lai, nhân công cạo mủ ở các quốc
gia như Thái Lan hay Malaysia là vấn đề
sống còn đối với ngành cao su ở 2 nước
này (vì mức sống bình quân tăng, công
nhân cạo mủ đòi hỏi mức tăng thu nhập
tương xứng nên có thể giá cao su không
theo kịp).Trong khi ở Việt Nam, mức lương
công nhân cạo mủ được xem là ở mức
khá so với mặt bằng thu nhập chung ở
những khu vực trồng cao su.
Nguồn cung cao su xuất khẩu chủ yếu đến
từ 4 nước là Thái Lan, Indonesia, Malaysia
và Việt Nam. Tuy nhiên có sự phân hóa
khá mạnh giữa 4 nước khi Thái Lan và
Indonesia bỏ xa Malaysia và Việt Nam về
sản lượng xuất khẩu.



TỔNG QUAN NGÀNH CAO SU THẾ GIỚI





4
4


Báo cáo nghiên cứu ngành cao su

Diện tích trồng mới chủ yếu từ Lào và Campuchia,
Indonexia



Hiện nay cao su chủ yếu được trồng ở
các nước Đông Nam Á, nơi điều kiện đất
đai thổ nhưỡng thích hợp cho sự phát triển
của cây cao su. Theo các tổ chức nghiên
cứu về ngành cao su thiên nhiên, cây cao
su có thể phát triển tốt ở Đông Nam Á cũng
như Nam Mỹ. Tuy nhiên, nguồn cung từ
Nam Mỹ không đáng kể vì các quốc gia này
đang canh tác những giống cây công
nghiệp khác có giá trị kinh tế không kém
như café hay ca cao. Do đó, rủi ro nguồn
cung tăng thêm đến từ các nước Nam Mỹ
tương đối thấp. Hơn nữa, các nước châu Á
đang đóng vai trò chủ đạo trong việc tiêu
thụ cao su thiên nhiên (như Trung Quốc,
Nhật Bản,Ấn Độ và Hàn Quốc). Khoảng

cách địa lý từ Nam Mỹ đến các nước châu
Á tương đối cao, điều này làm cho giá
thành cao su của các nước Nam Mỹ (nếu
có) giảm nhiều tính cạnh tranh so với các
nước Đông Nam Á.
Trong dài hạn, nguồn cung cao su của
thế giới tăng thêm chủ yếu từ Indonesia.
Hiện nay, tuy là nước xuất khẩu cao su lớn
thứ 2 thế giới nhưng năng suất trung bình
của Indonesia khá thấp (xấp xỉ 1 tấn/ha
năm).Điều này xuất phát từ thực tế rằng
85% diện tích vườn cây ở quốc gia này do
tiểu điền quản lý. Do đó, kỹ thuật cạo, cách
thức chăm sóc cũng như giống cây kém
hơn hẳn so với vườn cây trực thuộc đại
điền. Ngoài ra, chất lượng vườn cây ở
Indonesia không đồng nhất như các nước
khác. Trong tương lai, Indonesia sẽ dần
khắc phục được điều này, do đó sẽ cải
thiện đáng kể năng suất bình quân và tăng
nguồn cung cao su.
Dự kiến đến năm 2020, Indonesia sẽ
vươn mình thành quốc gia có sản lượng
khai thác hàng đầu thế giới (dự kiến 4.1
triệu tấn, đóng góp khoảng 1/3 sản lượng
cao su thế giới).
Ngoài ra, Lào và Cambodia cũng sẽ gia
tăng diện tích cây cao su. Tuy nhiên, diện
tích trồng trọt và khai thác của 2 quốc gia
này không làm tăng đáng kể nguồn cung

hiện nay của thế giới (chính phủ Cambodia
nỗ lực tăng diện tích trồng cao su lên




5
5


Báo cáo nghiên cứu ngành cao su
150,000 ha vào năm 2015, tức chỉ chiếm
khoảng 2% so với diện tích cao su thế giới
hiện nay. Tình hình cũng diễn ra tương tự ở
Lào).

II.Nguồn cầu
Nhu cầu cao su thế giới chủ yếu đến từ nhu cầu tiêu thụ
săm lốp thế giới




Theo thống kê, tiêu thụ cao su thế giới chủ
yếu cho ngành săm lốp (60%), găng tay kỹ
thuật (20%), còn lại là các sản phẩm cao su
kỹ thuật khác. Như vậy, nhu cầu săm lốp sẽ
tác động trực tiếp đến đầu ra của ngành
cao su thiên nhiên. Hiện nay, triển vọng
kinh tế thế giới cũng như tăng trưởng

ngành công nghiệp ô tô đã lạc quan hơn,
ủng hộ cho tăng trưởng nhu cầu cao su
thiên nhiên. Dự báo tiêu thụ lốp xe sẽ tăng
trưởng đều đặn ở mức 3.5%-4%/năm đến
năm 2020. Đây là yếu tố hỗ trợ giá cao su
tự nhiên trong dài hạn.
Sản lượng khai thác và tiêu thụ cao su
thiên nhiên toàn thế giới thường không có
sự chênh lệch nhiều.
Quan sát số liệu từ năm 1998, chúng tôi
nhận thấy sản lượng khai thác thường song
hành với sản lượng tiêu thụ. Điều này xuất
phát từ thực tế các quốc gia xuất khẩu cao
su hàng đầu như Thái Lan, Indonesia và
Malaysia sẽ dự đoán sản lượng tiêu thụ
hằng năm và có kế hoạch khai thác cũng
như xuất khẩu hợp lý. Do đó, trong tương
lai, áp lực nguồn cung sẽ không lớn vì các
nước này sẽ điều tiết sản lượng theo nhu
cầu thế giới. Đây là tín hiệu tích cực cho
ngành cao su thiên nhiên trong trung và dài
hạn. Vì Việt Nam chiếm tỷ trọng nhỏ trong
xuất khẩu cao su toàn thế giới, do đó việc
tăng sản lượng khai thác không ảnh hưởng
nhiều đến giá bán và các công ty trong
ngành cũng không có áp lực lớn trong việc
mở rộng thị trường tiêu thụ.
Quan sát tỷ trọng tiêu thụ giữa cao su thiên
nhiên và cao su tổng hợp qua nhiều năm,
chúng tôi nhận thấy cao su thiên nhiên

chiếm khoảng 40-44% tổng sản lượng cao
su tiêu thụ toàn thế giới. Do đó, khó có thể
kỳ vọng tỷ trọng này thay đổi theo chiều
hướng có lợi cho cao su thiên nhiên. Về
khả năng chuyển đổi giữa cao su tự nhiên
và cao su tổng hợp, chúng tôi cho rằng cao
su tổng hợp chỉ thay thế cao su tự nhiên
(và ngược lại) ở một mức độ nhất định. Do
đó diễn biến giá cao su thiên nhiên chủ yếu




6
6


Báo cáo nghiên cứu ngành cao su
chịu tác động từ cung –cầu của mặt hàng
này.












7
7


Báo cáo nghiên cứu ngành cao su

Châu Á ti
ếp tục l
à đ
ầu t
àu tiêu th
ụ cao su thế giới






Nguồn:IRS

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao các năm
tới, khu vực Châu Á dự báo tiếp tục dẫn
đầu tăng trưởng ngành, đặc biệt dòng sản
phẩm lốp ô tô do nhu cầu sử dụng ô tô sẽ
còn tăng nhanh. Sau giai đoạn khủng
hoảng kinh tế, tiêu thụ săm lốp tại châu Á
sẽ phục hồi mạnh, khu vực này sẽ tạo ra
tăng trưởng chính của ngành trong khi nhu
cầu tại thị trường châu Mỹ và châu Âu đã

bảo hòa. Theo dự báo của IRSG đưa ra
cuối 2008, tiêu thụ lốp xe hơi tăng 40% vào
2015 so với cuối 2009 và tương đương đối
với lốp ô tô thương mại, bình quân khoảng
3 – 4%/năm trong đó bắt đầu phục hồi vào
cuối năm 2009, đầu 2010. Châu Á chiếm
khoảng 70% sản lượng tiêu thụ cao su
thiên nhiên toàn thế giới. Do đó châu Á tiếp
tục đóng vai trò quyết định đến giá cao su
thiên nhiên trong những năm sắp tới (xem
biểu đồ bên dưới).
Trong các nước châu Á thì Trung Quốc,
Nhật Bản và Ấn Độ chiếm khoảng 40% sản
lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn thế
giới (riêng Trung Quốc chiếm khoảng 25%).







8
8


Báo cáo nghiên cứu ngành cao su





1. Qui mô

Qui mô thị trường tương đối nhỏ


Hiện nay Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6.7%
nguồn cung cao su thiên nhiên toàn thế giới. Do
đó Việt Nam không có khả năng tác động đến
giá cao su thế giới mà chủ yếu nương theo tình
hình thế giới. Vì sản lượng cao su xuất khẩu
của nước ta đứng hàng thứ 4 nên Thái Lan,
Indonesia và Malaysia đã kêu gọi Việt Nam gia
nhập International Rubber Consortium (“IRC”)
để góp phần giữ giá cao su không xuống thấp
khi thị trường xuất khẩu không tốt. Tuy nhiên
hiện nay Việt Nam vẫn chưa gia nhập tổ chức
này vì những rang buộc pháp lý của tổ chức
(như không xuất khẩu khi giá cao su thấp hơn
US$1,000/tấn hay giảm sản lượng khai thác khi
giá cao su thấp hơn US$1,350/tấn).
Do đó Việt Nam vẫn có thể xuất khẩu cao su
mặc dù giá xuống thấp (chỉ cần cao hơn mức
giá hòa vốn của Tập đoàn, không bị ràng buộc
bởi 3 quốc gia trên). Chi phí nhân công thấp so
với thế giới.
Trong cơ cấu giá vốn hàng bán, chi phí nhân
công chiếm phần lớn (khoảng 60-65%). Đối với
các công ty thuộc Tập đoàn, thu nhập công
nhân cạo mủ sẽ tăng theo giá bán (thường quỹ

lương công nhân được xác định bằng 40-42%
doanh thu). Chi phí nhân công thay đổi theo giá
bán cao su tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh
nghiệp Việt Nam so với Thái Lan hay Malaysia.
Vì thu nhập bình quân đầu người của 2 quốc gia
này cao hơn Việt Nam nên chi phí nhân công
trên 1 tấn mủ quy khô cao hơn Việt Nam khoảng
60-80% và xu hướng lương công nhân cạo mủ
sẽ ngày càng tăng ở 2 quốc gia này. Đây là lợi
thế rất lớn cho Việt Nam khi giá cao su giảm
mạnh, ngành cao su trong nước vẫn có khả
năng tìm kiếm lợi nhuận (ước giá bán hòa
vốn của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn
khoảng US$700-800/tấn, khá thấp so với mức
US$1,100-1,200/tấn của Thái Lan và Malaysia).


NGÀNH CAO SU VIỆT NAM




9
9


Báo cáo nghiên cứu ngành cao su

2. Vị thế ngành theo mô hình 5 nhân tố (phân tích 5-forces)
Phân tích mô hình 5 nhân tố ngành cho thấy ngành cao su thiên nhiên đặc trưng bởi sức cạnh tranh không

quá lớn do nguồn cung không thể tăng nhanh trong ngắn hạn trong khi nhu cần tiêu thụ vẫn ổn định và có
chiều hướng tăng trưởng tốt. Yêu cầu về quỹ đất cho cây cao su hạn chế phần nào nguồn cung ở các nước
trồng cao su truyền thống (như Malaysia và Thái Lan). Ngoài ra, các nhân tố chính trị và xã hội ở Myanmar,
Sri Lanka hay châu Phi cũng là lực cản đối với ngành cao su thiên nhiên ở các quốc gia này. Lợi thế về chi phí
nhân công thấp tạo ra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nước ta so với các nước khác.
Các thuận lợi trên đã giúp các công ty cao su thiên nhiên nội địa duy trì được đà tăng trưởng sản lượng tiêu
thụ qua các năm (dù giá biến động theo tình hình chung của thế giới). Nhìn chung, các công ty cao su thiên
nhiên chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi giá bán, còn sản lượng tiêu thụ đều được đảm bảo, không có tình trạng cắt
giảm sản lượng khai thác cũng như sản lượng tiêu thụ.




1
1
0
0


Báo cáo nghiên cứu ngành cao su




















(*) Hiện nay Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nắm chi phối phần lớn các công ty cao su thiên
nhiên.Sản lượng khai thác và tiêu thụ của Tập đoàn chiếm khoảng 50% thị phần trong nước, do đó cạnh tranh
giữa các nhà khai thác cao su thiên nhiên trong nước không cao, giá chủ yếu do cung – cầu của thế giới. Hơn
nữa, quy mô ngành cao su thiên nhiên nước ta khá nhỏ so với thế giới (chỉ khoảng 6.7%), do đó ngành cao su
nội địa hoàn toàn có khả năng tiêu thụ hết sản lượng khai thác.
3.Triển vọng ngành
Nhu cầu cao su – chịu tác động từ thị trường Trung Quốc và Ấn Độ.Tăng trưởng kinh tế thế giới – đặc biệt là
từ những nền kinh tế tăng trưởng nhanh như Trung Quốc và ẤĐộ là động lực chính thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ
cao su thiên nhiên. Tuy hiện nay Ấn Độ chỉ chiếm 5% tổng sản lượng tiêu thụ cao su tự nhiên (con số này của
Trung Quốc là 25%) nhưng cùng với Trung Quốc, Ấn Độ được đánh giá sẽ là nhân tố tác động chính đến giá
cao su vì ngành công nghiệp ô tô của nước này cũng đang trong giai đoạn phát triển mạnh như Trung Quốc.




1
1
1
1



Báo cáo nghiên cứu ngành cao su
Trong tương lai, sản lượng cao su tự nhiên trong nước không thể đáp ứng nhu cầu và Ấn Độ buộc phải nhập
khẩu. Còn Trung Quốc, hiện nay quốc gia này đã là nước chi phối giá cao su thế giới. Theo IRSG dự báo, đến
năm 2020, tiêu thụ cao su tự nhiên của Trung Quốc sẽ chiếm khoảng 30% toàn thế giới. Cơ sở để IRSG đưa
ra dự đoán này là vì ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng 20% mỗi năm, và dự đoán
tiếp tục duy trì đến năm 2020.
Hiện nay, nhu cầu từ Bắc Mỹ cũng như châu Âu vẫn đóng vai trò đáng kể, tuy nhiên tăng trưởng từ 2 nhóm
này trong tương lai sẽ yếu dần đi và giảm bớt ảnh hưởng đến giá cao su thế giới.










Theo dự báo của Tổ chức nghiên cứu cao su quốc
tế (IRSG), từ năm 2010, nhu cầu cao su tự nhiên
sẽ tăng trưởng liên tục đến năm 2019. Trong đó,
năm 2010 dự báo mức tiêu thụ cao su tự nhiên
khoảng 10.43 triệu tấn, tăng 8% so năm 2009.












Theo dự báo của Hiệp hội các nước sản xuất cao
su tự nhiên (ANRPC) năm 2010 sản lượng cao su
tự nhiên toàn thế giới ước đạt 10.4 triệu tấn, cao
hơn mức 9.5 triệu tấn năm 2009.









1
1
2
2


Báo cáo nghiên cứu ngành cao su

4.Quy hoạch phát triển ngành cao su
Theo quy hoạch của Chính phủ, cây cao su sẽ được trồng tập trung ở 5 vùng chính: Đông Nam Bộ, Tây
Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Bắc. Đây cũng là những vùng trồng cao su hiện nay
của nước ta, trong đó, Tây Bắc là khu vực mới được Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam triển khai trồng
cao su từ năm 2007. Cụ thể, từ nay đến năm 2020, vùng Đông Nam bộ cần tiếp tục trồng mới 25,000 ha trên

đất đang sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả để ổn định diện tích 390,000 ha cao su; vùng Tây Nguyên sẽ
tiếp tục trồng mới khoảng 95,000-100,000 ha để ổn định diện tích 280,000 ha; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
tiếp tục trồng mới 10,000-15,000 ha để ổn định diện tích 40,000 ha; vùng Bắc Trung Bộ sẽ trồng khoảng
20,000 ha để ổn định diện tích 80,000 ha. Riêng vùng Tây Bắc cần có bước đi phù hợp, không phát triển theo
phong trào, phấn đấu đến năm 2020 diện tích cao su toàn vùng đạt khoảng 50,000 ha. Như vậy, theo quy
hoạch vào đầu năm 2009 của Chính phủ thì mục tiêu phát triển đến năm 2010 là tiếp tục trồng mới 70,000 ha
để diện tích cao su cả nước đạt 650,000 ha; sản lượng mủ đạt 800,000 tấn.
Kết quả thực tế theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2009, tổng diện tích cây cao
su đạt 674,200 ha; tăng 42.700 ha (13,5%) so với năm 2008 và sản lượng khai thác đạt 723,700 tấn. Như vậy
mục tiêu khai thác 800,000 tấn trong năm 2010 là hoàn toàn khả thi. Diện tích trồng cao su tập trung chủ yếu
ở Đông Nam bộ (64%), kế đến là Tây Nguyên (24,5%) và duyên hải miền Trung (10 %). Diện tích cây cao su
ở vùng Tây Bắc mới đạt khoảng 10,200 ha (chiếm 1,5%). Mục tiêu đến năm 2015, tiếp tục trồng mới 150,000
ha; nâng diện tích cao su cả nước lên 800,000 ha với sản lượng mủ đạt 1.1 triệu tấn. Đến năm 2020, diện tích
cao su ổn định ở 800,000 ha và sản lượng mủ đạt 1.2 triệu tấn. Như vậy, mục tiêu tăng trưởng sản lượng khai
thác từ năm 2010 đến năm 2020 là 4.1%/năm, cũng tương đồng với dự báo tăng trưởng sản lượng tiêu thụ
cao su thiên nhiên toàn thế giới.


















1
1
3
3


Báo cáo nghiên cứu ngành cao su



Thông tin chung:

Công ty cổ phần cao su Phước Hòa (Phuruco)
Địa chỉ: Ấp 2 - Xã Phước Hòa - Huyện Phú Giáo -
Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0650 – 3657106 Fax: 0650 - 3657110
Website: ;
Ngành nghề kinh doanh chính:

- Trồng cây cao su, khai thác chế biến mủ cao su.

- Mua bán, chế biến gỗ cao su.

- Thi công xây dựng và sửa chữa cầu đường, công
trình giao thông và khu dân cư, cơ sở hạ tầng khu
công nghiệp…



(*) EPS 4 quý gần nhất(nghìn đồng) :
4.74

P/E :
7.84

Giá trị sổ sách /cp(nghìn đồng):
13.85

(**) Hệ số beta :
0.98

KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên:
91,200

KLCP đang lưu hành:
80,128,017

Vốn hóa thị trường(tỷ đồng) :
2,980.76

Công ty CP Cao su Phước Hòa - Phuruco tiền thân là Đồn điền cao su Phước Hòa thành lập sau ngày Miền
Nam hoàn toàn giải phóng. Năm 2008 chuyển thành công ty cổ phần. Phuruco hoạt động trong lĩnh vực Trồng,
Khai thác, chế biến mủ cao su và Chế biến gỗ cao su. Phuruco là một trong những công ty có diện tích cao su
lớn của ngành, nằm trong tốp 5 đơn vị quản lý diện tích và sản lượng cao su lớn nhất ngành. Hiện tại công ty
đang có 3 nhà máy chế biến mủ với 4 dây chuyền chế biến mủ (1 dây chuyền sản xuất mủ nước được cải tạo
từ năm 1994, 1 dây chuyền đầu tư năm 1997, 1 dây chuyền sản xuất mủ tạp đầu tư năm 2001 và 1 dây
chuyền sản xuất mủ ly tâm đầu tư năm 2003) với công suất 27.000 tấn/năm. Với dây chuyền sản xuất được
đầu tư đồng bộ, công nghệ tiên tiến để sản xuất ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng.











PHR

Công ty cổ phần Cao Su Phước Hòa (HoSE)
MỘT SỐ CÔNG TY NIÊM YẾT TRONG NGÀNH




1
1
4
4


Báo cáo nghiên cứu ngành cao su


Thông

tin chung


Công ty cổ phần cao su Đồng Phú
Địa chỉ: Xã Thuận Phú - Đồng Phú - Bình Phước
Điện thoại: 0651 - 3819 786 Fax: 0651 - 3819 620
Website:
Ngành nghề kinh doanh:

- Trồng trọt , chế biến nông , lâm sản; Trồng rừng ,
khoanh nuôi bảo vệ rừng , khai thác chế biến và
kinh doanh các sản phẩm từ rừng.

- Công nghiệp hóa chất phân bón và cao su.

- Thi công cầu đường bộ, Đầu tư xây dựng các
công trình công nghiệp và dân dụng trong và ngoài
khu công nghiệp ; xây dựng dân dụng , công
nghiệp….


(*) EPS 4 quý gần nhất(nghìn đồng) :
6.69

P/E :
8.74

Giá trị sổ sách /cp(nghìn đồng):
25.21

(**) Hệ số beta :
0.76


KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên:
19,400

KLCP đang lưu hành:
40,000,000

Vốn hóa thị trường(tỷ đồng) :
2,340

Tiền thân là đồn điền Thuận Lợi của Công ty Michelin – Pháp, được hình thành vào tháng 06/1927 và được tái
thành lập vào ngày 21/05 /1981. Năm 2006 chuyển thành Công ty cổ phần cao su Đồng phú. VĐL hiện tại của
Công ty là 400 tỷ đồng. Công ty hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt và chế biến cao su.Với diện tích sản xuất
khoảng 8600 ha, công ty cao su Đồng Phú có quy mô nhỏ so với công ty khác thuộc tổng Công ty Cao su Việt
Nam như Cao su Đồng Nai, Cao su Dầu Tiếng, Cao su Phú RiềngSản phẩm mủ khối dùng làm lốp ô tô(chiếm
tỷ trọng 66%), mủ Latex dùng làm đệm, găng tay(chiếm 30%). Công ty có diện tích vườn cây lên tới 10.430 ha
năm 2008, trong đó 2.522 ha đang trong quá trình khai thác cơ bản là trồng mới và chăm sóc. Còn lại 7.908
ha khai thác với năng suất 2.06 tấn/ha.










DPR


Công ty cổ phần Cao Su Đồng Phú (HoSE)




1
1
5
5


Báo cáo nghiên cứu ngành cao su

Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh tiền thân là đồn điền cao su của Pháp. Ngày 28/12/2006 công ty chính thức
hoạt động theo mô hình cổ phần với số vốn điều lệ đến năm 2009 là 300 tỷ đồng tương đương số cổ phiếu
niêm yết là 30 triệu cổ phiếu.Hoạt động kinh doanh chính của Công ty là trồng, khai thác, chế biến cao su
nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay Công ty đã định hình hơn 7.000 ha cao su, hai nhà máy chế biến
mủ cốm và hai dây chuyền chế biến mủ ly tâm với máy móc và thiết bị hiện đại. Sản phẩm cao su của Công ty
đã đạt chất cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2007, 60% sản lượng tiêu thụ của Công ty được xuất sang các
thị trường Indonesia, Singapore, Hàn quốc, Mỹ, Trung quốc, Thổ nhĩ kỳ.













TRC


Công ty cổ phần Cao Su Tây Ninh (HoSE)

Thông tin chung

Công ty cổ phần cao su Tây Ninh
Địa chỉ: Xã Hiệp Thành, H.Gò Dầu, Tỉnh Tây
Ninh
Điện thoại : 84 66 385 3606 Fax:84 66 385
3608
Website: www.tanurico.com
Ngành nghề kinh doanh:
- Đầu tư trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến
cao su nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.
- Công nghiệp hoá chất, phân bón và cao su.
- Xây lắp công trình công nghiệp dân dụng…




(*) EPS 4 quý gần nhất(nghìn đồng) :
6.25

P/E :
8.88


Giá trị sổ sách /cp(nghìn đồng):
20.66

(**) Hệ số beta :
0.58

KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên:
21,718

KLCP đang lưu hành:
30,000,000

Vốn hóa thị trường(tỷ đồng) :
1,665


MỘT SỐ CHỈ TIÊU SO SÁNH GIỮA PHR-DPR-TRC




1
1
6
6


Báo cáo nghiên cứu ngành cao su

















1
1
7
7


Báo cáo nghiên cứu ngành cao su

















BẢN BÁO CÁO NÀY ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI:
Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Gia
Lầu 5 số 63 Phạm Ngọc Thach-Q3-Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (84 8) 3820 1268
Fax: (84 8) 3820 1396
www.phugiasc.vn




×