Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

37_9419.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.38 KB, 5 trang )

Cấu tạo giải phẫu của lá thực vật Một lá mầm
Đa số thực vật Một lá mầm chỉ gồm có bẹ lá và phiến

a. Bẹ lá
Bẹ lá có cấu tạo giải phẫu tương tự như cấu tạo giải
phẫu của thân cây thực
vật 1 lá mầm, cũng có cấu tạo bao gồm: biểu bì, lớp
cương mô, nhu mô, những bó
dẫn trong bẹ lá là những bó dẫn chồng chất kín và
xếp nhiều vòng.
b. Phiến lá
82
Phiến lá của lá cây thực vật 1 lá mầm thường xếp hơi
thẳng đứng, hai mặt lá
được chiếu sáng tương đối đồng đều nhau, do đó về
mặt cấu tạo giải phẫu ít có sự
sai khác nhau và có cấu tạo tương đối đồng nhất. Khi
cắt ngang qua phiến lá, người
ta phân biệt các phần chính sau đây:
+ Biểu bì: các tế bào biểu bì bao bọc mặt trên và mặt
dưới của lá, bên ngoài
có tầng cuticun; ở một số loài biểu bì của lá có thể
thấm thêm silic (Lúa, Mía...)
hoặc có phủ một lớp sáp (Chuối...). Nằm xen kẽ với
các tế bào biểu bì trên và
các tế bào biểu bì dưới thường có các tế bào lỗ khí.
Ở một số cây thuộc họ lúa (Poaceae), nằm xen kẽ với
các tế bào biểu bì
trên của phiến lá, có các tế bào có kích thước lớn hơn
các tế bào biểu bì và xếp
như rẻ quạt - người ta gọi đó là các tế bào trương


nước (tế bào động cơ, tế bào
vận động), khi trời khô nóng, hoặc bị chiếu sáng quá
mạnh những tế bào này bị
mất nước nên xẹp xuống, co mép trên của lá lại làm
cho phiến lá cuốn lại thành
ống, để hạn chế sự thoát hơi nước của cây.
+ Thịt lá (nhu mô đồng hóa)
Nhu mô đồng hoá của lá cây thực vật 1 lá mầm
thường có cấu tạo đồng nhất,
nghĩa là không phân hóa thành mô giậu và mô xốp;
chúng gồm những tế bào tròn
cạnh hay có cạnh, chứa lục lạp, giữa các tế bào có các
koảng gian bào. Ở một số các
cây họ lúa (Tre, Cỏ tranh) những tế bào này thường
có màng xếp nếp ăn sâu và
trong khoang của tế bào và thường tụ tập xung quanh
các bó dẫn.
c. Hệ dẫn
Các bó dẫn thường nằm trong mô mềm đồng hóa, sắp
xếp thành hàng tương
ứng với hệ gân song song, thành phần của các bó dẫn
cũng giống với các bó dẫn
của thân, nhưng ở các gân nhỏ phần gỗ cũng giảm đi.
Các bó dẫn chính thường xếp
song song với nhau, còn các bó dẫn nhỏ xếp thành
mạng giữa các bó dẫn
chính.Xung quanh các bó dẫn thường có 1 vòng tế
bào thu góp. Phía 2 đầu bó dẫn
thường có các tế bào mô cơ, những tế bào này có thể
phát triển mạnh kéo dài đến

tận biểu bì.
Hình 3.18. Cấu tạo giải
phẫu của lá cây thực vật
một lá mầm (lá ngô)
1. Biểu bì trên; 2. Lỗ khí;
3. Mô đồng hoá; 4. Lạp lục;
5. Mô khuyết; 6. Gỗ; 7. Libe; 8,
10. Mô cứng; 9. Biểu bì dưới.
(Nguồn: N.X. Kixeleva;
N.V. Xelukhi,1969)
83

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×