Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Tổng hợp phương pháp giao dịch hay hiệu quả nhất với bollinger bands tập 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 30 trang )


Giới thiệu:
Trong thế giới chỉ báo vô cùng phong phú của mảng phân tích kỹ thuật thì Bollinger Bands
có thể được xem là một chỉ báo đa năng và phổ biến nhất nhì đối với trader.
Bollinger band vừa giúp trader có thể nhận diện xu hướng, vừa có thể quan sát động lượng
giá, vừa giúp xác định được các điểm cực đại/ hay các điểm đảo chiều. Do đó, khơng bất
ngờ khi mà Bollinger Bands lại được các trader tin dùng và nổi tiếng như vậy.
Số lượng phương pháp giao dịch liên quan đến Bollinger Bands cũng rất phong phú, nó
cũng rất dễ dàng kết hợp với những chỉ báo khác hoặc vào các chiến lược/ hệ thống nào đó.
Trong chuỗi ebook này, dự kiến sẽ có 3 phần, mình xin tổng hợp lại các bài viết hay về
Bollinger Bands và cách các trader dùng nó để kiếm lợi nhuận.
Nội dung chuỗi ebook này sẽ trải dài từ việc giải thích những điều cơ bản nhất về chỉ báo,
rồi đến cách thức tận dụng Bollinger Bands để giao dịch theo xu hướng, để phát hiện đảo
chiều, để giao dịch phá ngưỡng (breakout), để phân tích đa khung thời gian, và cịn để kết
hợp với các cơng cụ mà anh em đang sử dụng.
Hy vọng đây sẽ là nguồn tài liệu giá trị để anh em có thể tham khảo, nghiên cứu và tận
dụng triệt để sức mạnh của chỉ báo này!
Mời anh em cùng đọc!


MỤC LỤC

Dải băng Bollinger – Bollinger Bands là gì? .........................................................................................4
Bollinger Bands - Dải băng Bollinger ............................................................................................................. 4
Bật lại từ dải băng – Bollinger Bounce .......................................................................................................... 4
Dải băng co bóp – Bollinger Squeeze ............................................................................................................ 5

Phương pháp giao dịch hiệu quả khi Bollinger Bands thắt nút cổ chai .................................................7
CÁCH NÀO ĐỂ TRADE THẮT NÚT CỔ CHAI HIỆU QUẢ ? .................................................................................. 8
LỜI KẾT CHO PHƯƠNG PHÁP NÀY .............................................................................................................. 11


Làm sao để biết trước Bollinger Bands bung nút cổ chai theo hướng nào? ........................................ 12
GIAO DỊCH THEO XU HƯỚNG ..................................................................................................................... 12
BOLLINGER BANDS MÀ KẾT HỢP VỚI FIBONACCI THÌ SỨC MẠNH KINH KHỦNG NHƯ THẾ NÀO? .................. 14

Phương pháp giao dịch theo xu hướng hiệu quả với Bollinger Bands ................................................ 18
BUY KHI NÀO? ........................................................................................................................................... 19
SELL KHI NÀO? .......................................................................................................................................... 25
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĂN DÀY, ĂN SÂU VÀ ĂN ĐẬM? ....................................................................................... 26


Dải băng Bollinger – Bollinger Bands là gì?
Có rất nhiều công cụ chỉ báo – indicators – được sử dụng nhằm tìm kiếm lợi nhuận trên thị
trường tài chính, và một trong số đó chính là Bollinger bands, vậy chỉ báo này là gì?

Bollinger Bands - Dải băng Bollinger
Bollinger Band – gọi tắt là BB – là một chỉ báo kỹ thuật được phát triển bởi John Bollinger và
được sử dụng để đo lường biến động của thị trường.
Cơ bản, công cụ này cho chúng ta biết liệu thị trường đang ở trong tình trạng im ắng hay đang
biến động. Khi thị trường yên lặng, dải băng sẽ hẹp lại và khi thị trường sôi động, dải băng sẽ mở
rộng ra.
Chú ý vào ví dụ bên dưới, bạn sẽ thấy khi giá ít biến động, dải băng trên và băng dưới rất gần
nhau. Khi giá tăng mạnh, dải băng dãn ra xa.

Nếu bạn muốn tìm thơng tin đầy đủ hơn về Bollinger Bands như cơng thức thì vào
trang www.bollingerbands.com nhé!

Bật lại từ dải băng – Bollinger Bounce
Một điều bạn cần biết về Bollinger Bands là giá thường có xu hướng quay trở lại vùng trung tâm
của dải băng. Đó chính là ý tưởng chủ đạo bên dưới của Bollinger Bounce – giao dịch với việc
bật lại từ dải băng trên hoặc dưới. Hãy xem ví dụ và đốn xem giá sẽ đi đâu tiếp theo.



Nếu bạn trả lời là “giảm” thì bạn đã đúng. Như bạn thấy, giá bật lại và giảm về vùng trung tâm
của dải băng.

Điều mà bạn vừa xem ở trên là cơ bản của việc bật lại từ dải băng Bollinger. Nguyên nhân của
việc bật lại này là bởi vì dải băng này đóng vai trị như những kháng cự và hỗ trợ động.

Bạn sử dụng khung thời gian càng lớn thì hỗ trợ và kháng cự từ dải băng càng mạnh. Nhiều
người giao dịch đã phát triển hệ thống giao dịch dựa trên yếu tố này. Hệ thống giao dịch này sử
dụng tốt nhất khi thị trường khơng có xu hướng và đang đi ngang.

Dải băng co bóp – Bollinger Squeeze
Khi dải băng này co lại với nhau, thường sau đó sẽ là một giai đoạn bùng nổ và giá thoát đi rất
nhanh.


Nếu cây nến bắt đầu thoát đi – break out – đỉnh trên của dải băng, thường giá sẽ tiếp tục đi lên
tiếp. Nếu giá phá đỉnh dưới của dải băng thì khả năng giá sẽ giảm tiếp.

Nhìn ví dụ bên trên, bạn có thể thấy dải băng bóp lại. Giá mới bắt đầu phá lên đỉnh trên của dải
băng. Bạn có thể dự đốn được là giá sẽ đi đâu khơng?

Nếu bạn trả lời là “tăng”, bạn lại đúng!
Đó là cơ bản của việc dải băng co bóp làm việc như thế nào.

Chiến thuật giao dịch này được dùng để giúp bạn bắt được sự biến động một cách nhanh chóng.
Có nhiều thứ nữa mà bạn có thể làm cùng với BB nhưng trên đây chính là 2 chiến thuật giao dịch
phổ biến nhất.



Phương pháp giao dịch hiệu quả khi Bollinger Bands thắt nút cổ
chai
Bollinger Bands là một công cụ tuyệt vời. Hàng triệu trader trên thế giới đều tin tưởng và sử
dụng nó như một thứ khơng thể thiếu trong cuộc sống trading của họ. Tôi cũng là một trong
những trader rất ưa dùng Bollinger Bands (BBs) bởi vì tính hiệu quả và đa dụng của nó.
Cũng như các indicator kinh điển khác, BBs có rất nhiều tính năng hữu dụng. Một trong những
tính năng đó, tơi nghĩ là nó đặc thù và khơng một indicator nào có được, đó chính là hiện tượng
thắt nút cổ chai của Bollinger Bands.
Hiện tượng thắt nút cổ chai Bollinger Bands trở nên quá kinh điển và ai cũng biết rồi. Nhưng tơi
vẫn muốn nói sơ qua cho các trader mới hiểu rõ hơn.
Hiện tượng thắt nút cổ chai được chú ý nhiều hơn do có tính ứng dụng cao và đem lại hiệu quả
đáng kể đối với trader. Khi biên trên và biên dưới di chuyển gần lại với nhau làm cho
dải Bollinger Bands hẹp lại trơng giống như cổ chai thì đó là dấu hiệu cảnh báo sắp có một sự
biến động giá mạnh trong tương lại gần sau thời gian sideways tích lũy trong cổ chai. Thông
thường sau khi bung ra khỏi cổ chai, giá sẽ báo vào biên trên hay biên dưới mà đi tiếp.


Chiến lược đơn giản đối với hiện tượng thắt nút cổ chai của BBs là đặt Buy stop và Sell stop ở
hai đầu biên trên và biên dưới của BBs. Khi giá bắt đầu bung, bất kể hướng nào cũng đều khớp
lệnh của bạn.

CÁCH NÀO ĐỂ TRADE THẮT NÚT CỔ CHAI HIỆU QUẢ ?
Trên chỉ là một chiến lược đơn giản để trader BBs. Tuy nhiên cần phải có kỹ thuật và tập trung
vào điểm vào lệnh thì mới có kết quả tốt.
Chúng ta nên vào lệnh ngay khi giá bung ra khỏi cổ chai và bắt đầu di chuyển.


Như hình ở trên, giá sideways trong cổ chai và hình thành cây nến số 1. Bạn có thể vào lệnh khi
có 1 cây nến chạm vào biên trên hoặc biên dưới của BBs.

Cụ thể, cây nến thứ 2 đã chạm vào biên trên của BBs. Vậy khi cây số 2 đóng cửa, ta có thể vào
lệnh, nhưng lực mua chưa mạnh lắm vì thân nến chưa cắt lên biên trên. Do đó, ta chờ cây tiếp
theo hình thành để xem thế nào. Quả thực cây số 3 tăng mạnh và cắt lên biên trên. Vậy tơi có hai
lựa chọn. Nếu tôi liều lĩnh 1 chút, tôi sẽ đặt lệnh Buy ngay khi cây số 2 đóng cửa. Lựa chọn thứ
hai, đặt lệnh Buy khi thấy cây thứ 3 tăng lên cắt qua biên trên BBs (khơng phải đợi đóng cửa).
Ở đây tôi chọn cách thứ nhất, vào lệnh Buy tại mức 1.36194 và đặt stoploss dưới đuôi cây nến
thứ 2. Bạn có thấy stoploss của tơi ngắn khơng. Đó là tại sao trade theo phương pháp bung nút cổ
chai cho chúng ta một tỷ lệ R : R rất tốt.
Bây giờ chúng ta sẽ sang một ví dụ khác. Lần này cổ chai sẽ dài hơn, giá sẽ sideways lâu hơn.


Lần này cây nến số 1 chạm biên trên. Theo như ví dụ trên thì sẽ vào lệnh Buy, vậy thì lệnh này sẽ
lỗ. Nhưng stoploss đặt ngắn, lỗ khơng bao nhiêu cả. Lỗ cũng như nước lọc, nó là một phần trong
cuộc sống. Chúng ta nên vui vẻ đón nhận. Setup thứ nhất đã lỗ 12 pips.
Tiếp tục theo dõi tiếp để tìm cơ hội. Cây nến thứ 3 hình thành và quét stoploss của chúng ta, tuy
nhiên lại cho chúng ta một cơ hội khác. Cây số 3 đã chạm biên dưới của BBs. Chúng ta sẽ đặt
lệnh Sell. Cây số 3 là cây nến dài, do đó chỉ đặt stoploss bằng 1 nửa cây nến (9 pips). Take profit
gấp 5 lần stoploss). Tỷ lệ R : R sẽ là 5 : 1. Ăn 45 pips, thua 12 pips, vậy là ăn rịng 33 pips chưa
tính commission.
Tiếp tục qua nút cổ chai thứ hai. Trường hợp này thì cây nến số 4 là cây đầu tiên chạm BBs.
Chúng ta khơng vào lệnh. Lý do rất đơn giản: nó đã đi hết lực bung cổ chai, khơng cịn gì cho
chúng ta ăn nữa đâu. Thực tế nó có giảm thêm vài cây nữa, nhưng nó khơng đáp ứng đủ tỷ lệ R :
R thì tốt nhất đừng vào lệnh để tránh bị thua lỗ.


LỜI KẾT CHO PHƯƠNG PHÁP NÀY
Lời cuối tôi muốn gửi gắm đến các trader giao dịch theo phương pháp này là các bạn phải kiên
nhẫn chờ đợi và liên tục theo dõi khi có hiện tượng thắt nút cổ chai. Tránh những trường hợp như
cây nến số 4 nhé.
Giao dịch theo thắt nút cổ chai của BBs không phải là phương pháp chén thánh. Do

đó, trader cần phải có những chiến lược quản lý rủi ro và quản lý vốn phù hợp.


Làm sao để biết trước Bollinger Bands bung nút cổ chai theo
hướng nào?
Bollinger Bands bản thân nó là một indicator mang rất nhiều thông tin về chuyển động của giá và
điều kiện thị trường. Do đó sẽ có rất nhiều phương pháp dựa trên Bollinger Bands mà chúng ta
có thể sử dụng để vào lệnh. Gần đây, tôi đã chia sẻ với các bạn được một vài tuyệt chiêu giao
dịch Forex với Bollinger Bands. Các bạn cảm thấy như thế nào? Áp dụng có hiệu quả hay
khơng? Vui lịng chia sẻ những kinh nghiệm của mình để anh em cùng học hỏi nhé.
Hôm nay, tôi sẽ tiếp tục chia sẻ một vài kỹ thuật giao dịch Bollinger Bands nữa. Có thể một số
anh em đã biết rồi, nhưng một số anh em khác thì chưa biết. Trong quá trình đọc bài viết, anh em
có những thắc mắc gì thì cứ mạnh dạn comment bên dưới, hoan nghênh những câu hỏi dù là cơ
bản nhất, ví dụ: bác ơi Bollinger Bands là gì ạ? hoặc em là con trai khơng thích màu đỏ, làm sao
để vẽ Bollinger màu hồng chẳng hạn, hoặc làm sao để in hình Ngọc Trinh lên chart (cái này tôi
thua, đừng hỏi nhé)...
Tôi sẽ trả lời. Tuy khơng có thời gian nhiều để trả lời cho các bạn, nhưng tôi sẽ cố gắng trả lời
hết những thắc mắc.

GIAO DỊCH THEO XU HƯỚNG
Một trong những đặc điểm nổi trội của BBs là khi thị trường dao động hẹp lại thì hai biên của nó
cũng sẽ tự động hẹp lại hình thành một cái nút cổ chai.


Như hình trên ta thấy, nút cổ chai đang hình thành, khi giá bung ra khỏi đó chắc chắn sẽ hình
thành một xu hướng mới. Nhưng quan trọng là hướng nào, lên hay xuống. Tất nhiên dựa vào
những kỹ thuật dưới đây, bạn có thể dễ dàng dự đốn được hướng breakout của BBs sắp sửa
bung nút cổ chai.
Trước tiên ta lùi về quá khứ một chút, tại nơi chưa có cổ chai.
Ở cây nến thứ 1 có một đi nến bên dưới rất dài. Điều này có nghĩa là có một lực bắt đáy (lực

đẩy của người mua đẩy giá lên) mạnh. Tức là giá muốn đi lên. Đây là tín hiệu thứ nhất. Bạn có
thể vào lệnh BUY ngay sau khi cây số 1 đóng cửa, nhưng đó chỉ mới có 1 tín hiệu, để cẩn thận
hơn, chúng ta nên chờ thêm tín hiệu mua vào khác.
Sau cây số 1, thị trường di chuyển chậm lại, hai biên dần hẹp lại hình thành một cái cổ chai. Cây
nến số 2 thị đi xuống biên dưới nhưng lại đóng cửa ở trên biên dưới. Lại một lần nữa có một
lực bắt đáy (lực mua) xuất hiện tại mức hỗ trợ mà cây số 1 tạo ra.
Nhưng tại sao giá vẫn chưa lên được? Đơn giản, vì có một lượng cung (người bán) lớn lơ lửng ở


trên, những người này là những người mua ở giá cao và chờ đợi giá hồi lên một chút để cắt bớt
lỗ. Một lượng cung khác là những người scalper mua tại cây nến số hai chờ lên một chút rồi chốt
lời ăn nóng. Do đó, chỉ cần lên 1 chút, giá sẽ chững lại do lực chốt lệnh.
Sau một vài cây nến như vậy thì lực bán sẽ khơng cịn nữa. Do đó, chỉ cần một lực cầu nhỏ cũng
có thể đẩy giá đi lên. Đó là tín hiệu thứ hai.
Cây nến thứ 3 chính là tín hiệu xác nhận những gì tơi nhận định ở trên là chính xác, bây giờ thị
trường chỉ toàn lực mua (cầu lớn) làm đẩy giá. Khi cây nến số 3 đóng cửa, bạn có thể vào lệnh
BUY với xác suất ăn rất cao.
Đó là cách chúng ta phân tích đầy đủ một mẫu hình thắt nút cổ chai từ lúc nó chưa hình thành
đến lúc nó bung ra.

BOLLINGER BANDS MÀ KẾT HỢP VỚI FIBONACCI THÌ SỨC MẠNH KINH
KHỦNG NHƯ THẾ NÀO?
Món price action nói vầy cũng nhiều rồi, bây giờ chúng ta sang một món mới đó là kết hợp BBs
với Fibonacci (ghi tắc Fibo cho nhanh). Xem phương pháp này làm ăn ra sao nhé.
Xem bức tranh bên dưới rồi tiếp tục chém gió:


Cây nến số 1 rõ ràng là một tín hiệu đảo chiều (đuôi bên dưới dài thể hiện lực bắt đáy + nến rớt
ra ngoài biên dưới). Nhưng ta nên chờ một lực mua xác nhận từ cây nến số 2. Cây số hai cho ta
một lực mua rõ ràng, nên sau khi nó đóng cửa, ta có thể vào lệnh BUY.

Sau cây thứ 2 thì giá đi ngang một chút ta gọi là vùng thứ 3, nhưng bạn để ý thử, giá thò xuống
biên giữa 3 lần, nhưng lần nào cũng đóng cửa phía trên biên giữa. Tín hiệu này có nghĩa là gì?
Nghĩa là có một tín hiệu nữa từ lực đẩy giá đi lên (người mua nhiều). Đây là tín hiệu quan trọng
nhất trong những tín hiệu nãy giờ của chúng ta. Những trader thận trọng có thể BUY khi vùng số
3 kết thúc bằng một cây nến thứ 4 breakout. Tức là có 4 tín hiệu xác nhận lực mua. Như bạn đã
thấy kết quả.
Giá sẽ chạy đến cây nến thứ 5 và hồi lại. Vậy chúng ta SHORT SELL luôn cây nến số 5? Không
nên, không nên đánh ngược xu hướng, lực bán cũng không thể hiện mạnh mẽ. Tại đây bạn chốt
lời 1 phần thì được.


Giá đi xuống và test lại tại biên giữa. Thậm chí nó cịn đi xuống dưới biên giữa, nhưng một hồi
cũng đi lên. Chẳng có tín hiệu gì là của lực bán mạnh, không nên SELL các bạn nhé. Nên nhớ xu
hướng tăng vẫn cịn đó.
Tại đây hình thành cây nến thứ 6 -một cái đáy ngắn hạn. Bây giờ thì Fibonacci sẽ giúp chúng ta.
Tơi post lại tấm hình lúc nãy để dễ nhìn nhé.

Giá đi lên tới mức Fibonacci 100% rồi có 1 lực bán xuống mạnh mẽ. Như tơi nó lúc nãy, tại vùng
này có một lực cung lơ lửng chỉ chờ SELL xuống để chốt lời hoặc để cắt lệnh BUY ở cây số 5.
Nhưng ngay sau đó, cây số 7 lại tăng trở lại. Tín hiệu lực mua thứ nhất.
Cây nến số 8 tăng vượt qua khỏi mức Fibo 100% cho tín hiệu lực mua thứ hai.
Xu hướng cũ vẫn tiếp diễn đó là tín hiệu hỗ trợ thứ 3. Dựa vào 3 tín hiệu này ta vào lệnh BUY
thêm lần nữa.


Chúng ta kỳ vọng giá sẽ vượt qua mức 161.8%, nếu nó khơng vượt qua thì trend này đã yếu.
Nhưng nó đã đi lên tới mức 261.8% và tiếp tục vượt qua mức đó bằng một lực tăng ở cây nến số
11.
Đó là cách tơi vào hai lệnh BUY với những lập luận dựa trên chuyển động của nến và BBs.



Phương pháp giao dịch theo xu hướng hiệu quả với Bollinger
Bands
Bollinger Bands là công cụ hiệu quả như thế nào chắc mọi người cũng biết rồi nên tôi sẽ không
giới thiệu lại nữa. Chúng ta sẽ đi vào chủ đề chính ln, đó là thảo luận chiến lược dùng hai
đường Bollinger Bands để giao dịch.
Tất cả những gì chúng ta cần làm là thêm hai đường chỉ báo Bollinger Bands vào đồ thị giá.
+ Bollinger Bands thứ nhất ta để thông số mặc định (20,2,0), tham số deviations để là 2.
+ Bollinger Bands thứ hai ta để thông số (20,1,0), tham số deviations để là 1.
Trong bài viết này tôi gọi tắt Bollinger Bands (20,2,0) là BB2, còn Bollinger Bands (20,1,0)
là BB1 cho nhanh.
Sau khi thêm hai đường BB vào, đồ thị sẽ trông như thế này:


Hai đường biên bên ngồi là biên của BB2, cịn hai đường biên bên trong là của BB1. Còn đường
ở giữa thì trong hệ thống tơi sắp trình bày dưới đây, chúng ta sẽ khơng dùng đến nó. Có thể
chúng ta chỉ sử dụng nó để làm tối đa lợi nhuận chứ nó khơng đóng vai trị tìm điểm vào lệnh hay
thoát lệnh. Vậy chỉ cần để ý đến các biên trên và dưới thôi nhé các bạn.

BUY KHI NÀO?
Để vào lệnh Buy, chúng ta phải chờ cho nến đóng cửa trên biên trên của BB1. Sau đó bạn kiểm
tra xem hai cây nến trước đó nó có đóng cửa dưới biên trên BB1 hay không. Nếu thỏa hai điều
kiện này thì BUY.
Tơi sẽ cho các bạn một ví dụ về cặp USDJPY trên D1:


Như hình bên trên ta thấy cây nến số 3 đã đóng cửa trên biên trên BB1, cây số 2 và cây số 1 thì
đóng cửa ngay bên dưới biên BB1. Vậy có nghĩa là ta có thể vào lệnh BUY tại giá đóng cửa cây
số 3.
Stoploss sẽ được đặt tại đáy của cây số 3 vài pips. Takeprofit thì đặt cao gấp đôi Stoploss. Khi

giá chạy được một nữa takeprofit thì bạn dời stoploss về điểm vào lệnh để bảo vệ thành quả nhé.
Ví dụ nếu vào lệnh như hình trên, stoploss = 60, takeprofit = 120. Giá chạy được 60 pips thì ta
dời stoploss về điểm vào lệnh ban đầu.
Dưới đây là một ví dụ khác. Ta cũng vào lệnh tại cây số 3, chú ý cây số 2 và 1 phải đóng cửa
dưới biên BB1.


Thêm 1 ví dụ nữa:


Và 1 ví dụ nữa:


Thỉnh thoảng, cây số 3 không chỉ phá biên trên BB1 mà cịn phá ln biên trên của BB2. Thời
điểm này báo hiệu trend đang rất mạnh:



Lưu ý: nếu cây số 3 quá dài, thì chúng ta không nên đặt dưới đáy cây số 3 nữa, mà chỉ đặt sao
cho phù hợp với mức chịu đựng rủi ro của chúng ta thôi.

SELL KHI NÀO?
Tương tự như quy tắc vào lệnh BUY, chúng ta phải chờ cho đến khi cây số 3 đóng cửa dưới biên
dưới BB1, cây số 2 và cây số 1 thì đóng cửa trên biên dưới BB1 thì đặt lệnh SELL tại giá đóng
cửa cây số 3.
Stoploss và takeprofit tương tự như vậy.


×