Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:CUỘC ĐẤU TRANH TRÊN BÀN ĐÀM PHÁN TẠI HỘI NGHỊ PARI (1968 - 1973)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.19 KB, 52 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




TRẦN THỊ KIM LIÊN




CUỘC ĐẤU TRANH TRÊN BÀN ĐÀM PHÁN
TẠI HỘI NGHỊ PARI (1968 - 1973)



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC









SƠN LA, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC






TRẦN THỊ KIM LIÊN




CUỘC ĐẤU TRANH TRÊN BÀN ĐÀM PHÁN
TẠI HỘI NGHỊ PARI (1968 - 1973)



CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. Bùi Mạnh Thắng




SƠN LA, NĂM 2013
LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo Bùi Mạnh Thắng đã
tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.

Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Sử - Địa, Trường ĐH Tây Bắc,
các bạn sinh viên trong tập thể Lớp K50 ĐHSP Lịch sử đã động viên giúp đỡ
trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của các thầy, cô và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh
hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 05 năm 2013
Người thực hiện
Trần Thị Kim Liên
















MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 3
5. Bố cục đề tài 4
Chương 1. CON ĐƯỜNG DẪN TỚI HỘI NGHỊ PARI 5
1.1. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ đứng trước nguy cơ phá sản 5
1.2. Chủ trương đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao của Đảng và Chính phủ Việt
Nam 10
1.3. Những cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trước Hội nghị
Pari 13
Chương 2. DIỄN BIẾN ĐẤU TRANH TRÊN BÀN HỘI NGHỊ PARI 18
2.1. Đấu tranh tại Hội nghị Pari từ tháng 5/1968 đến tháng 11/1968 18
2.2. Đấu tranh tại Hội nghị Pari từ tháng 1/1969 đến tháng 5/1972 22
2.3. Đấu tranh tại Hội nghị Pari từ tháng 6/1972 đến tháng 1/1973 27
Chương 3. HIỆP ĐỊNH PARI VÀ THẮNG LỢI CỦA NGOẠI GIAO VIỆT
NAM 32
3.1. Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam 32
3.2. Giá trị của Hiệp định Pari 33
3.3. Hiệp định Pari và cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống
nhất đất nước 37
KẾT LUẬN 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
PHỤ LỤC




1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã trải
qua nhiều cuộc đấu tranh chống ngoại xâm lâu dài và gian khổ. Một nét đặc thù
trong sự nghiệp đấu tranh ấy, mặt trận ngoại giao luôn đồng hành cùng mặt trận
quân sự. Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân ta
là một điển hình về nét đặc thù ấy.
Cuộc đàm phán Pari về vấn đề Việt Nam bắt đầu từ ngày 13/5/1968, kéo
dài đến ngày 27/1/1973, tổng cộng trải qua 4 năm, 8 tháng, 16 ngày, là cuộc đàm
phán lâu nhất để chấm dứt một cuộc chiến tranh kéo dài nhất trong thế kỷ XX.
Hiệp định Pari, là thắng lợi ngoại giao to lớn, đó là thắng lợi rực rỡ của tình
đoàn kết dân tộc thống nhất từ Bắc chí Nam, của tình đoàn kết quân dân “rắn
như thép, vững như đồng”, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng,
đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời, cũng là thắng lợi của tình đoàn
kết ba nước anh em Việt Nam - Lào - Campuchia, trong mấy chục năm kề vai
sát cánh đấu tranh chống kẻ thù chung.
Cuộc đàm phán Pari và Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình
ở Việt Nam là đỉnh cao của mặt trận ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ chống
Mĩ, cứu nước và cũng là thành công lớn nhất trong lịch sử ngoại giao của dân
tộc ta thời đại Hồ Chí Minh, để lại những bài học thực tiễn vô giá về đấu tranh
ngoại giao.
Ngày nay, nước ta hoàn toàn độc lập, thống nhất, đang đẩy mạnh sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong sự
nghiệp lớn lao đó, ngoại giao vẫn luôn đóng vai trò to lớn và những bài học của
Hội nghị Pari vẫn còn nguyên những giá trị trong hoàn cảnh mới.
Từ sau năm 1975, đã có nhiều công trình nghiên cứu về Hội nghị Pari và
Hiệp định Pari. Độ lùi thời gian càng dài, càng làm sáng tỏ những bước đi tài
tình, sáng tạo của Đảng, Chính phủ ta, trực tiếp là của 2 phái đoàn Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (sau
này là Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) trên bàn
đàm phán. Với mong muốn tìm hiểu quá trình đấu tranh gay go, căng thẳng và
quyết liệt giữa hai đoàn Việt Nam và Hoa Kỳ tại Hội nghị Pari, tôi quyết định

chọn đề tài “Cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán tại Hội nghị Pari (1968 -
1973)” làm khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời, qua quá trình thực hiện đề tài hy
vọng rèn luyện cho mình những phương pháp và kỹ năng nghiên cứu một vấn đề
lịch sử cụ thể, phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy sau này.

2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán tại Hội nghị Pari đã thu hút được sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu. Cho tới nay, ở mỗi góc độ, khía cạnh khác
nhau đã có những công trình nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có thể kể đến
một số công trình quan trọng sau:
Trong tác phẩm “Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ và Kissinger Paris”
của tác giả Lưu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ, xuất bản năm 1996, đã kể lại chi tiết các
cuộc thương lượng bí mật ở Pari giữa đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và
Hoa Kỳ, theo trình tự thời gian từ cuộc gặp đầu tiên đến cuộc gặp cuối cùng.
Không lâu sau đó, vào năm 2000, hai tác giả tiếp tục cho ra mắt bạn đọc
cuốn sách “Tiếp xúc bí mật Việt Nam - Hoa Kỳ trước Hội nghị Paris” đề cập
đến việc Mĩ thông qua những cá nhân, tổ chức, quốc gia làm đại diện trung gian
để tìm hướng giải quyết vấn đề Việt Nam trước khi Hội nghị Pari diễn ra.
Năm 2001, công trình tập thể “Mặt trận Dân tộc Giải phóng Chính phủ
cách mạng lâm thời tại Hội nghị Paris về Việt Nam” do đồng chí Nguyễn Thị
Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam
Việt Nam tại hội nghị Pari làm chủ biên cùng tập thể tác giả, đã tập hợp những
câu chuyện hồi ức của các thành viên trong đoàn Mặt trận khi ở Pari cũng như
việc ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Tác phẩm “Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập, tự do
(1945 - 1954)”, xuất bản năm 2001, của tác giả Nguyễn Phúc Luân, đã giành
một thời lượng khá lớn để giới thiệu cho bạn đọc về bối cảnh đã tới Hội nghị
Pari cũng như diễn biến của quá trình đàm phán.

Năm 2007, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia cho ra mắt bạn đọc tác phẩm
“Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm phán Paris về Việt Nam”. Đây là một trong
những công trình công phu đề cập khá đầy đủ về quá trình đàm phán, phương
pháp đàm phán cũng như vai trò và ý nghĩa của Hội nghi Pari.
Hai năm sau đó vào năm 2009, tác phẩm “Cuộc đàm phán lịch sử” của
Ban Nghiên cứu Lịch sử Ngoại giao, đã tổng kết về cuộc đấu tranh tại Hội nghị
Pari, vai trò và sự lãnh đạo tài tình của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt
những năm tháng đàm phán.
Gần đây năm 2010, cuốn sách“Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của
Việt Nam - tác động của những nhân tố quốc tế” của tác giả Nguyễn Khắc
Huỳnh, đã tập trung giới thiệu về mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ cuộc kháng

3
chiến chống Mĩ cứu nước, cũng như tác động của phong trào đối với cuộc kháng
chiến của Nhân dân Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu trên đã trình bày khá đầy đủ về Hội nghị Pari
cũng như Hiệp định Pari. Nhằm tổng hợp về bối cảnh dẫn đến bàn đàm phán,
nội dung của các giai đoạn cũng như ý nghĩa, bài học mà Hội nghị Pari đã để lại,
nên tôi lựa chọn đề tài này.
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về quá trình đàm phán tại Hội nghị Pari giữa bốn bên:
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền
Nam Việt Nam, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa, nhằm tìm kiếm giải pháp cho
vấn đề Việt Nam từ 5/1968 đến 1/1973.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát quá trình đưa Việt Nam và Hoa Kỳ đến bàn đàm phán tại Hội
nghị Pari.
Làm rõ quá trình đấu tranh lâu dài căng thẳng, phức tạp giữa các bên trên
bàn đàm phán tại Hội nghị Pari.

Từ những bài học kinh nghiệm rút ra, góp phần làm sáng tỏ hơn nữa ý
nghĩa của Hiệp định Pari với quá trình đấu tranh giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Quá trình đàm phán tại Hội nghị Pari từ 5/1968 đến 1/1973.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Cơ sở tài liệu của đề tài là nguồn tài liệu chính thống bao gồm: các sách
giáo trình, các sách chuyên khảo về Hội nghị Pari cũng như Hiệp định Pari, các
tác phẩm hồi ức, hồi ký của các nhân vật lịch sử đã tham gia vào sự kiện.
4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: đề tài được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và những quan điểm của Đảng, nhà nước trong
nghiên cứu lịch sử.

4
Phương pháp nghiên cứu: đề tài này được thực hiện bằng phương pháp lịch
sử, kết hợp với phương pháp logic, để phục dựng lại con đường dẫn tới Hội nghị
Pari và quá trình đấu tranh trên bàn ngoại giao giữa Việt Nam, Hoa Kỳ và Việt
Nam Cộng hòa từ 5/1968 đến 1/1973.
Ngoài ra, để làm sáng tỏ giá trị, ý nghĩa lịch sử của quá trình đấu tranh tại
Hội nghị Pari, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như: so sánh, phân tích,
tổng hợp, đánh giá…
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, đề tài bố cục gồm ba chương:
Chương 1. Con đường dẫn tới Hội nghị Pari
Chương 2. Diễn biến cuộc đấu tranh trên bàn Hội nghị Pari
Chương 3. Hiệp định Pari và thắng lợi lịch sử của ngoại giao Việt Nam




5
Chương 1
CON ĐƯỜNG DẪN TỚI HỘI NGHỊ PARI

1.1 . Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ đứng trước nguy cơ phá sản
Với việc tiến hành chiến tranh hạn chế dưới hình thức một cuộc chiến tranh
đặc biệt, chính quyền Mĩ tin tưởng sẽ giành được thắng lợi và nhanh chóng kết
thúc chiến tranh ở Việt Nam. Nhưng đế quốc Mĩ đã nhầm. Những thất bại liên
tiếp trên chiến trường đã làm cho nỗi thất vọng của Nhà Trắng và Lầu Năm góc
ngày càng tăng lên. Đến năm 1965, chiến lược “chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ
tiến hành đã phát triển đến đỉnh cao và đứng trước nguy cơ thất bại. Để cứu vãn
tình thế, Mĩ ồ ạt đưa quân viễn chinh cùng với vũ khí và phương tiện chiến tranh
vào miền Nam, chuyển từ chiến lược “chiến tranh đặc biệt” sang chiến lược
“chiến tranh cục bộ” và mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải
quân ra miền Bắc.
“Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới,
là một trong ba hình thức chiến tranh được đề ra phù hợp với chiến lược toàn
cầu “phản ứng linh hoạt” bao gồm “chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục
bộ” và “chiến tranh tổng lực”. Chiến lược chiến tranh cục bộ mà Mĩ áp dụng ở
miền Nam Việt Nam được bắt đầu từ năm 1965. Trong chiến lược chiến tranh
này Mĩ sử dụng quân viễn chinh Mĩ, quân của một số nước thân Mĩ ở khu vực
Châu Á như: Nam Triều Tiên, Thái Lan, Philippin, Tân Tây Lan và một lực
lượng ngụy quân Sài Gòn, trong đó quân viễn chinh Mĩ giữ vai trò quan trọng và
không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị.
Để tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Chính phủ Mĩ tăng cường
trang bị vũ khí và quân đội, đặc biệt là lính Mĩ cho miền Nam Việt Nam. Tiến
hành “chiến tranh cục bộ” ở Việt Nam, Mĩ nhằm thực hiện âm mưu:
1. Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực, cố giành lại thế chủ
động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta vào thế phòng ngự, buộc

ta phải phân tán nhỏ lực lượng hoặc rút về biên giới làm cho chiến tranh cách
mạng tàn lụi dần.
2. Mở rộng và củng cố hậu phương, lập đội quân bình định nông thôn, kết
hợp hoạt động càn quét với hoạt động chính trị và lừa bịp nhằm giành lại dân
trước hết là vùng giải phóng.
3. Đồng thời với việc gây chiến tranh ở miền Nam, Mĩ còn tiến hành tăng
cường chiến tranh phá hoại miền Bắc hòng làm kiệt quệ tiềm lực của hậu

6
phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, làm lung lay ý chí quyết tâm của Đảng,
Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Qua đó Mĩ sẽ củng cố lại địa vị ở Việt Nam
nói riêng cũng như ở Đông Dương và Đông Nam Á, giữ vai trò làm chủ thế giới
tự do, đồng thời khẳng định sức mạnh, răn đe phong trào giải phóng dân tộc
đang phát triển mạnh mẽ ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.
Ỷ vào ưu thế quân sự với số quân đông, vũ khí hiện đại nên khi vào miền
Nam, Mĩ liên tiếp mở những cuộc hành quân “tìm diệt”. Đứng trước tình hình
này, Trung ương Đảng đã kịp thời có sự chuẩn bị để đối phó với chiến lược
“chiến tranh cục bộ”. Ngay sau khi Mĩ dùng không quân và hải quân đánh phá
miền Bắc ngày 5/8/1964, Đảng ta đã đưa ra nhận định: Mĩ sẽ đưa quân đổ bộ
vào miền Nam làm cho cuộc chiến tranh ngày càng trở nên gay go và quyết liệt
hơn. Xuất phát từ nhận định đó, Đảng ta đã đề ra Nghị quyết Trung ương Đảng
lần thứ 11 vạch rõ phương hướng nhiệm vụ chiến lược chủ động chuẩn bị trước
mọi mặt, sẵn sàng đối phó với chiến tranh mở rộng. Tiếp sau Nghị quyết Trung
ương Đảng lần thứ 11, để sẵn sàng bước vào cuộc đụng đầu lịch sử với đế quốc
Mĩ, ngày 27/12/1965, Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 12 khai mạc. Hội nghị
nhận định tính chất và mục tiêu của “chiến tranh cục bộ” không có gì thay đổi
nhưng chiến tranh sẽ ác liệt hơn vì từ chỗ hoàn toàn dựa vào ngụy quân nay có
sự tham gia của quân viễn chinh Mĩ và quân các nước thân Mĩ. Hội nghị đề ra
nhiệm vụ chung cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta là kiên quyết đánh bại
cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ trong bất kỳ hoàn cảnh nào để bảo vệ miền

Bắc, giải phóng miền Nam hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Dưới ánh sáng của Nghị quyết 12 và ý chí “không có gì quý hơn độc lập tự do’’
cộng với kinh nghiệm và truyền thống của nghìn năm đánh giặc ngoại xâm,
thêm vào đó là sự chi viện rất lớn của miền Bắc, nhân dân miền Nam đã anh
dũng đứng lên chống lại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ trên cả
ba mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao.
Ngay sau khi đưa quân đến miền Nam Việt Nam, Mĩ đã gặp phải những
thất bại to lớn, mở đầu là thất bại ở Núi Thành (Quảng Nam) vào tháng 5/1965.
Trong trận này, Mĩ thiệt hại 140 quân, mất toàn bộ vũ khí và quân dụng. Từ trận
Núi Thành đã xuất hiện khẩu hiệu “Tìm Mĩ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt”, là bài
học kinh nghiệm đánh Mĩ đầu tiên của nhân dân miền Nam.
Sau thất bại ở Núi Thành, Mĩ điên cuồng mở cuộc tấn công vào Vạn Tường
(18/8/1965). Trong trận này, quân Mĩ hoàn toàn lựa chọn chiến trường tác chiến
phù hợp với sở trường của mình để xuất quân. Tuy có ưu thế về vũ khí và lực
lượng nhưng quân Mĩ đã nhanh chóng thất bại ở Vạn Tường: thiệt hại 900 quân,

7
22 xe tăng và xe bọc thép, 13 máy bay bị bắn cháy. Chiến thắng Vạn Tường
minh chứng rằng quân và dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại quân
đội Mĩ trong điều kiện chúng có ưu thế về binh lực, hỏa lực và cơ động.
Bước vào mùa khô thứ nhất 1965 - 1966, với lực lượng 72 vạn quân, trong
đó có 18 vạn quân Mĩ được trang bị vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại
như: xe tăng, xe bọc thép, máy bay các loại, tàu xuồng chiến đấu để mở cuộc
phản công vào quân Giải phóng. Ngày 8/1/1966 quân Mĩ mở cuộc phản công
chiến lược đầu tiên và kết thúc vào tháng 4/1966. Tổng cộng, Mĩ đã mở 450
cuộc hành quân lớn nhỏ trong mùa khô thứ nhất. Tuy nhiên, trong mùa khô này
Mĩ đã thiệt hại lớn: 104.000 quân, trong đó có 42.000 lính Mĩ, 3.500 chư hầu,
1.430 máy bay, 600 xe tăng và xe thiết giáp, 1.310 ô tô. Thất bại của Mĩ trong
cuộc phản công chiến lược này là thất bại có tính chiến lược vì những mục tiêu
mà Mĩ đề ra lúc đầu đã không thực hiện được.

Bị thất bại nặng nề trong cuộc phản công mùa khô thứ nhất, nhưng với bản
tính hiếu thắng và ngoan cố, Mĩ không dễ dàng từ bỏ cuộc chiến tranh ở Việt
Nam. Mĩ quyết định mở cuộc phản công chiến lược mùa khô 1966 - 1967. Bước
vào mùa khô thứ hai, lực lượng quân đội Mĩ, ngụy tăng lên nhanh chóng với 98
vạn quân, trong đó có 40 vạn quân viễn chinh Mĩ. Trong cuộc phản công này,
Mĩ mở tất cả 895 cuộc hành quân lớn nhỏ, tiêu biểu là ba cuộc hành quân then
chốt: Áttơnborơ, Xêđa Phôn, Gianxơnxity. Song kết quả hoàn toàn như mong
đợi của Mĩ, thiệt hại 151.000 quân, trong đó có 68.200 lính Mĩ, 5.540 quân chư
hầu, 1.213 máy bay, 1.627 xe tăng và xe thiết giáp, 2.107 ô tô. Thất bại này làm
cho tập đoàn cầm quyền nước Mĩ lâm vào bế tắc về chiến lược, trên chiến
trường quân đội Mĩ bị động, lúng túng. Các mục tiêu chiến lược mà Mĩ đã đề ra
cho cuộc phản công chiến lược này bị phá sản.
Bên cạnh những thất bại trên chiến trường, tình hình chính trị ở miền Nam
cũng không có gì tươi sáng đối với Mĩ - ngụy. Sự có mặt ngày càng đông của
những tên lính viễn chính Mĩ đã tạo ra sự thay đổi lớn trong đời sống xã hội và
làm đảo lộn mọi sinh hoạt của nhân dân miền Nam, nhất là ở thành thị. Đi theo
quân đội viễn chinh Mĩ, nạn đĩ điếm, du đãng, sách báo, phim ảnh, văn hóa đồ
trụy ồ ạt vào miền Nam, nhằm phục vụ cho triết lý sống “sống hôm nay không
cần biết ngày mai” [13;112]. Song song với việc tìm diệt, Mĩ - ngụy còn tiến
hành chương trình bình định ở miền Nam Việt Nam. Với chương trình này, Mĩ
hy vọng sẽ tách được nhân dân ra khỏi cách mạng bằng cách tiêu diệt và đẩy lùi
quân Giải phóng, du kích và các tổ chức cách mạng ra khỏi ấp, xã. Mĩ tổ chức
lại bộ máy ngụy quyền ở cơ sở, lập các tổ chức phản động để kìm kẹp, thực hiện

8
bắt lính, bắt phu, vơ vét của cải. Để tiến hành, Mĩ dùng biện pháp tàn bạo như
càn quét, đốt phá, đuổi dân ra khỏi thôn, ấp đưa về các trại tập trung.
Tình hình trên làm cho phong trào đấu tranh chính trị trở nên sôi nổi, thu
hút hầu hết mọi tầng lớp nhân dân tham gia, tập trung nhất ở các đô thị. Trong
hầu hết các thành thị miền Nam, giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dân lao

động, học sinh, sinh viên, Phật tử, các binh sĩ ngụy nổi dậy đấu tranh đòi lật đổ
Thiệu - Kỳ, đòi Mĩ rút quân về nước, đòi các quyền tự do, dân chủ và cải thiện
dân sinh. Tháng 3/1966, lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ chóp bu của ngụy
quyền khi Thiệu và Kỳ cách chức Nguyễn Chánh Thi - Tư lệnh Quân đoàn I ra
khỏi chính quyền ngụy, đã bùng nổ một cao trào đấu tranh chính trị rộng lớn ở
khắp các thành phố và đô thị miền Nam. Phong trào diễn ra sôi nổi và có sự phối
hợp giữa các các thành phố như: Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn. Sau khi tạm thời
dàn xếp mâu thuẫn trong nội bộ, Thiệu - Kỳ đã đưa quân đàn áp các phong trào.
Phong trào đấu tranh ở các thành phố và đô thị tuy kết thúc nhưng đã gây ra
không ít khó khăn cho Chính phủ bù nhìn Thiệu - Kỳ.
Cùng với cuộc đấu tranh ở thành thị, cuộc đấu tranh chống bình định ở các
vùng nông thôn cũng diễn ra hết sức sôi nổi. Được sự hỗ trợ của các lực lượng
vũ trang, hầu hết các vùng nông thôn miền Nam, quần chúng nhân dân đã vùng
lên đấu tranh chống lại ách kìm kẹp của địch, trừng trị bọn ác ôn, phá từng mảng
lớn ấp chiến lược, làm thất bại âm mưu giành dân của địch. Công tác chống phá
bình định đã thu được một số kết quả đáng kích lệ, những làng xã chiến đấu mọc
lên liên hoàn.
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ngày càng được nhiều
nước và nhiều tổ chức công nhận. Đến cuối năm 1967, Mặt trận đã có cơ quan
thường trú tại nhiều nước như: Liên Xô, Cu Ba, Trung Quốc, Tiệp Khắc,
Angiêri… Cương lĩnh của mặt trận được 41 Chính phủ, 12 tổ chức quốc tế, 5 tổ
chức khu vực lên tiếng ủng hộ.
Bên cạnh những thất bại về quân sự và công cuộc bình định, trên thế giới,
Mĩ ngày càng rơi vào thế cô lập. Cuộc chiến tranh mà Mĩ gây ra ở miền Nam
Việt Nam là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, vì vậy, ngay từ đầu Mĩ đã vấp phải
sự phản kháng quyết liệt không chỉ của nhân dân Việt Nam mà còn của mọi tầng
lớp nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Trong những thập niên 60, cuộc kháng
chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam đã trở thành trung tâm chú ý của dư
luận thế giới. Trong lịch sử, chưa có một cuộc chiến tranh nào lại có thể tạo
dựng nên một phong trào, một mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ mạnh mẽ, đoàn

kết đến như vậy. Phong trào ủng hộ của nhân dân thế giới như một hành động

9
xuất phát từ lương tri và trái tim của nhân loại. Các lực lượng tưởng chừng như
mâu thuẫn gay gắt với nhau nhưng lại đoàn kết và nhất trí với nhau trong việc
ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Muôn lời ca ngợi được dành
tặng cho nhân dân Việt Nam. Thủ tướng Cuba, Phiđen Caxtơrô (Fidel Castro) đã
từng nói “Việt Nam là trái tim của nhân loại, Hà Nội là thủ đô của phẩm giá
con người” [3;159]. Phong trào phản chiến diễn ra mạnh mẽ ngay trong lòng
nước Mĩ, Hồ Chủ tịch đã gọi đó là mặt trận số hai và khẳng định: “nhân dân Mĩ
đánh từ trong đánh ra, nhân dân Việt Nam đánh từ ngoài đánh vào. Hai bên
giáp công mạnh mẽ thì đế quốc Mĩ nhất định sẽ thua, nhân dân Việt - Mĩ nhất
định sẽ thắng” [3;160]. Phong trào phản chiến ở Mĩ không do một tổ chức nào
lãnh đạo chung, đó là hành động hoàn toàn tự nguyện, tự giác xuất phát từ chính
lương tri, trái tim và lẽ phải của những người dân Mĩ yêu chuộng hòa bình.
Nhiều tòa án xét xử tội ác của đế quốc Mĩ gây ra ở Việt Nam cũng được lập ra
như tòa án Quốc tế Béctơrăng Rútxen (Berterant Russell) được thành lập tại Luân
Đôn. Đây là lần đầu tiên cuộc chiến tranh xâm lược cũng như những tội ác ghê
rợn mà đế quốc Mĩ gây ra ở Việt Nam đã bị một tòa án quốc tế bao gồm một tập
thể đông đảo các luật sư, sử gia, nhà bác học, nhà báo thuộc nhiều nước trên thế
giới trong đó có cả nước Mĩ lên án một cách toàn diện có hệ thống, có sức thuyết
phục với dư luận toàn thế giới. Tuy nhiên, không phải tự nhiên mà dư luận thế
giới có những nhận thức đúng đắn và chính xác về cuộc chiến tranh của nhân dân
Việt Nam. Đó là kết quả của quá trình hoạt động lâu dài và có hiệu quả của ngoại
giao Việt Nam, là kết quả của đường lối lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn và sáng tạo
của Đảng. Những hình ảnh và con số thông qua kênh truyền hình đã hàng ngày
tác động vào từng gia đình, từng trái tim người Mĩ để họ thấy rõ những tội ác ghê
tởm mà Mĩ đã gây ra cũng như những hậu quả mà lính Mĩ phải hứng chịu khi
chiến đấu ở Việt Nam. Từ đó làm bùng nổ phong trào phản chiến mạnh mẽ.
Những thắng lợi đạt được trên các mặt quân sự, chính trị và ngoại giao,

nhất là thắng lợi trong hai mùa khô đã đẩy địch vào thế tiến thoái lưỡng nan về
chiến lược, lực lượng của chúng phải căng ra các chiến trường, tinh thần giảm
sút nghiêm trọng. Trên cơ sở tổng kết những thắng lợi đã đạt được, Đảng đưa ra
quyết định: Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam
sang một thời kỳ mới, thời kỳ giành thắng lợi quyết định. Quyết định được cụ
thể hóa thành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trong năm 1968.
Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, đúng vào Giao thừa Tết Mậu Thân
năm 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy tại hầu hết các
thành phố, thị xã, thị trấn và căn cứ quân sự của địch trên khắp miền Nam, mạnh
nhất là hai thành phố Sài Gòn và Huế. Quân Giải phóng đã tiến công và đánh

10
trúng hầu hết các cơ quan đầu não, các sở chỉ huy của Mĩ - ngụy, hàng loạt căn
cứ quân sự, các tuyến phòng thủ, các hệ thống giao thông thủy bộ, các kho tàng,
làm tê liệt mọi hoạt động vận chuyển, liên lạc của địch. Phối hợp với thành thị,
quần chúng ở các vùng nông thôn cũng vùng lên đập tan bộ máy ngụy quyền,
phá vỡ hàng loạt ấp chiến lược. Kết quả, chỉ trong vòng không đầy 1 tháng, đợt
1 của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt, Mĩ - ngụy đã thiệt hại khoảng
150.000 quân, trong đó có khoảng 45.000 lính Mĩ. 2.370 máy bay, 233 tàu
xuồng chiến đấu, 3.500 xe quân sự bị bắn cháy và phá hủy. Đây là cuộc tiến
công chiến lược quy mô lớn nhất, cường độ mãnh liệt nhất, đều nhất từ trước tới
nay của quân Giải phóng.
Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã làm rung chuyển chiến trường
miền Nam Việt Nam và cả nước Mĩ. Nhưng do lực lượng Mĩ - ngụy còn đông,
cơ sở của chúng ở thành thị còn mạnh nên nhanh chóng mở cuộc phản công lại
quân Giải phóng ở thành thị và nông thôn. Bên cạnh đó, do những yếu tố bất
ngờ đã mất đi nên trong đợt 2 và 3 của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, lực
lượng quân Giải phóng gặp không ít khó khăn và tổn thất.
Mặc dù vậy, ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vẫn hết sức to lớn,
chỉ trong một thời gian ngắn đã làm thay đổi thế trận, đưa chiến tranh vào tận

sảo huyệt cuối cùng của địch. Nó đã thực sự làm rung chuyển nước Mĩ, gây ra
cuộc khủng hoảng lòng tin, tâm lý bi quan, chán nản trong lòng giai cấp thống
trị Mĩ về thắng lợi của chiến tranh ở Việt Nam. Tướng Oétmôlen
(Westmoreland) đã nhận xét như sau: “Việt cộng đã đưa chiến tranh đến các
thành phố, các đô thị, đã gây thương vong, thiệt hại và nền kinh tế bị phá hoại…
phải công nhận đối phương đã giáng cho chính phủ miền Nam Việt Nam một cú
đấm nặng nề” [14;147].
1.2. Chủ trương đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao của Đảng và Chính phủ
Việt Nam
Để làm rõ lập trường của Việt Nam trước thế giới, đồng thời hé mở giải
pháp kết thúc chiến tranh, ngày 24/1/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư tới
70 nguyên thủ quốc gia và chính phủ đứng đầu các nước khẳng định quyết tâm
và khả năng đánh thắng Mĩ của Việt Nam, tố cáo tội ác của Mĩ ở Việt Nam.
Tuy nhiên, trước năm 1967, ngoại giao mới chỉ được coi như một hoạt
động chứ chưa thực sự trở thành một mặt trận. Xuất phát từ nhận định tình hình
thế giới đang có lợi cho cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam, đồng thời đánh
giá đúng so sánh lực lượng giữa ta và địch, cũng như khả năng và triển vọng của
cuộc kháng chiến, Trung ương Đảng họp Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành lần

11
thứ 13 (1/1967) đã đề ra chủ trương sáng suốt và kịp thời, mở thêm mặt trận đấu
tranh ngoại giao, nhằm phối hợp với đấu tranh quân sự, chính trị đang trên đà
thắng lợi ngày càng to lớn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 13 của Ban Chấp hành
Trung ương (khóa III) tháng 1/1967 đã chủ trương đẩy mạnh đấu tranh ngoại
giao, chủ động tiến công địch, phục vụ đắc lực vào sự nghiệp chống Mĩ, cứu
nước. Hội nghị khẳng định ngoại giao là một mặt trận tiến công, mặt trận này
phải thể hiện tính tích cực, chủ động. Hội nghị chỉ rõ: “Đấu tranh quân sự và
đấu tranh chính trị là nhân tố chủ yếu quyết định giành thắng lợi trên chiến
trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Chúng ta chỉ có thể
giành được trên bàn hội nghị những cái mà chúng ta đã giành được trên chiến

trường. Tuy nhiên, đấu tranh ngoại giao không đơn thuần phản ánh cuộc đấu
tranh trên chiến trường mà trong tình hình quốc tế hiện nay, với tính chất cuộc
đấu tranh giữa ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò tích cực và chủ
động” [4;217]. Để giành thắng lợi trên mặt trận ngoại giao, phương châm của
Đảng là phát huy thế mạnh đã giành được về các mặt quân sự và chính trị, đồng
thời phối hợp chặt chẽ với các nước anh em trên cơ sở kiên quyết bảo vệ độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
Bước sang năm 1967, với thắng lợi bước đầu đánh bại hai cuộc phản công
mùa khô và chiến tranh phá hoại miền Bắc, Trung ương Đảng quyết định phản
công địch trên mặt trận ngoại giao. Thực hiện chủ trương này, ngày 28/1/1967,
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh tuyên bố: Chỉ sau khi Hoa Kỳ chấm
dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh chống lại nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới có thể nói
chuyện được. Tuyên bố là một quả bom ngoại giao đối với Mĩ, đồng thời đánh
bại luận điệu lừa bịp luôn đòi “đàm phán không điều kiện” của Mĩ. Khi đưa ra
tuyên bố này, Hà Nội tỏ ý sẵn sàng nói chuyện với Oasinhtơn (Washington)
nhưng với điều kiện phải chấm dứt ném bom và mọi hành động chiến tranh
chống lại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với tuyên bố này, Việt Nam đã
giành thế chủ động về ngoại giao. Sự kiện này được các hãng thông tấn, báo chí
các nước đưa tin và bình luận một cách rộng rãi. Dư luận các nước hưởng ứng
mạnh mẽ.
Những đòn tấn công ngoại giao liên tiếp chứng tỏ Đảng và Nhà nước đã
nâng ngoại giao lên thành một mặt trận quan trọng song song với hai mặt trận
quân sự và chính trị góp phần kiềm chế địch làm cho nội bộ của chúng phân hóa
một cách rõ rệt, thúc đẩy xu thế hòa bình hình thành và phát triển. Nội bộ Mĩ
mâu thuẫn sâu sắc, chia làm hai phe: một bên là nhóm hiếu chiến tiếp tục đòi
tăng quân và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, một bên chủ trương muốn

12
nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Vấn đề Việt Nam gây ra sự

tranh cãi kéo dài trong nội bộ nước Mĩ. Trước tình hình này, Tổng thống
Giônxơn (Johnson) thông qua hai người làm trung gian với Hà Nội để trình bày
quan điểm mới của Mĩ sẽ ngừng ném bom nếu điều đó mang lại những cuộc gặp
giữa hai bên. Đến đây, dù Mĩ chưa đáp ứng hoàn toàn những yêu cầu mà phía
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra nhưng Mĩ cũng có những bước lùi rõ rệt.
Như vậy, hoạt động ngoại giao của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã góp
phần đẩy lùi xu thế hiếu chiến, thúc đẩy xu thế hòa bình, tìm tòi giải pháp chính
trị và tính toán việc xuống thang của Mĩ.
Phát huy thế chủ động, củng cố thêm sức mạnh để tăng cường sức ép đối
với Mĩ, ngày 29/12/1967, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
tiếp tục đưa ra một tuyên bố. Nội dung tuyên bố này có phần giống với tuyên bố
ngày 28/1/1967 nhưng đã thay việc “có thể nói chuyện” bằng việc “sẽ nói
chuyện”. Với hai bản tuyên bố ngày 28/1/1967 và ngày 29/12/1967 đã nâng cao
vai trò của mặt trận ngoại giao, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ mạnh mẽ
của dư luận thế giới. Trong hồi ký của mình, Giônxơn viết như sau: Tất cả
những người nào trên thế giới được Hoa Kỳ vận động hoặc chủ động, dù là
người Ba lan, người Italia, ông Tổng Thư ký Liên hiệp quốc hay các nhà báo
đều có tư tưởng cho rằng điều mà Việt Nam đề nghị là duy nhất đúng chứ không
phải điều Mĩ đề nghị.
Bước vào cuối năm 1967, quân và dân miền Nam giành được nhiều thắng
lợi trên mặt trận quân sự, đồng thời, cách mạng miền Nam cũng chuyển sang
một thời kỳ mới, thời kỳ giành thắng lợi quyết định. Để hỗ trợ cho mặt trận quân
sự và chính trị, ngoại giao cũng cần có phương pháp và hình thức thích hợp để
tiến công địch trong lúc chúng đang lúng túng, bị động. Thực hiện phương châm
đó, quân Giải phóng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã mở cuộc tổng công kích và
nổi dậy trong năm 1968 làm rung chuyển thế trận, làm đảo lộn chiến lược của
Mĩ, gây ra chấn động mạnh mẽ và sâu sắc nhất đối với nước Mĩ. Chưa bao giờ
nội bộ Mĩ lại chia rẽ mạnh như lúc này. Sự kiện này gây choáng váng, buộc
Tổng thống Giônxơn vào tối ngày 31/3/1968, phải cay đắng đưa ra thông báo:
“tối nay tôi đã hạ lệnh cho máy bay và tàu chiến của chúng ta không tiến hành

cuộc tiến công nào chống miền Bắc Việt Nam, trừ khu vực nằm ở Bắc khu phi
quân sự là nơi đối phương đang có những cuộc chuẩn bị liên tục trực tiếp đe
dọa các vị trí tiền tiêu của đồng minh và là một cuộc vận chuyển các đoàn người
tiếp tế chỉ làm tăng thêm sự đe dọa đó” [4;222]. Giônxơn còn nói thêm: “Đã
đến lúc bắt đầu nối lại về hòa bình và tôi sẵn sàng đi bước đầu tiên trên con
đường xuống thang” [4;222].

13
Như vậy, những bước đi trên mặt trận ngoại giao đã góp phần tích cực buộc
Mĩ xuống thang chiến tranh ở Việt Nam và chịu ngồi vào bàn đàm phán với Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Pari để đi đến tìm ra một giải pháp chính trị
cho vấn đề Việt Nam.
1.3. Những cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trước Hội
nghị Pari
Hội nghị Pari về chiến tranh ở Việt Nam được khai mạc vào ngày
13/5/1968. Nhưng để đi đến cuộc đàm phán lịch sử này thì Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa và Mĩ đã phải trải qua nhiều cuộc tiếp xúc, trong đó có những cuộc
tiếp xúc qua những đại diện trung gian, cũng có những cuộc tiếp xúc trực tiếp
giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mĩ.
Đầu tiên phải kể đến những cuộc tiếp xúc thông qua những người đại diện
trung gian.
Cuộc tiếp xúc đầu tiên trước bàn Hội nghị Pari diễn ra vào năm 1964 với
vai trò trung gian của đại sứ Xibonơ (Xibono), người đại diện cho Chính phủ
Canada trong Ủy ban Giám sát quốc tế về Việt Nam. Chuyến công cán của ông
đã chuyển được thông điệp của Mĩ tới những nhà lãnh đạo Việt Nam, đồng thời
giúp Mĩ biết được tinh thần của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước nguy cơ
chiến tranh mở rộng. Chuyến đi này được Mĩ đánh giá cao vì đây là người đầu
tiên của Mĩ sau hai mươi năm được trực tiếp nói chuyện với đại diện của Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa.
Không lâu sau đó, vào tháng 7/1965, một trong những phái viên của khối

Liên hiệp Anh là H.Đavít (H.David), Bộ trưởng, Nghị sĩ Công đảng Anh đã có
chuyến thăm Hà Nội. Phía Việt Nam đồng ý tiếp ông với tư cách cá nhân. Tuy
nhiên, khi có cuộc tiếp xúc với các thành viên trong Chính phủ Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, ông H.Đavít lại đưa ra những quan điểm của Thủ tướng Anh
Uynxơn (Willson) về vấn đề của Hà Nội. Cuộc tiếp xúc này không đạt kết quả
như mong đợi. Ngày 13/7/1965, H.Đavít rời Hà Nội.
Cũng trong năm 1965, đặc phái viên của Tổng thống Ghana là N.cruma đã
tới Hà Nội. Trong cuộc gặp giữa hai bên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định
quyết tâm của nhân dân Việt Nam, đồng thời thay mặt nhân dân Việt Nam cảm
ơn những tình cảm mà Tổng thống cũng như nhân dân Ghana dành cho nhân
dân Việt Nam. Người khẳng định việc Mĩ muốn có một hội nghị hòa bình là
hoàn toàn dối trá và lừa bịp. Người rất hy vọng sẽ được gặp Tổng thống Ghana
trong thời gian sớm nhất. Về sau, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống không

14
thành vì Ông bị một quân nhân đảo chính ám sát vào năm 1966 khi đang trên
đường đi thăm Hà Nội.
Sau cuộc tiếp xúc trên không lâu, một vị luật sư người Italia là ông Giócgiơ
La Pira cũng được cử làm đại diện sang Hà Nội. Ngày 11/11/1965, ông được
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tại Phủ Chủ tịch. Sau những lời chào hỏi ông
Giócgio La Pira trình bày quan điểm rằng: muốn có hòa bình thì phải gặp nhau,
có nghĩa là phải có một cuộc nói chuyện giữa hai bên Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa và Mĩ. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định:
Mĩ không hề muốn nói chuyện với Việt Nam thông qua việc Mĩ vẫn tiếp tục mở
rộng chiến tranh ở miền Nam, ném bom miền Bắc. Cuộc nói chuyện kết thúc
trong thái độ cởi mở và thẳng thắn của cả hai bên.
Sau chuyến đi nắm tình hình tại Sài Gòn trở về, Mắc Namara (Mc.Namara)
đã trình lên Giônxơn hai phương án: một là đi đến một giải pháp thỏa hiệp và
hai là tăng cường viện trợ quân sự ở miền Nam và ném bom miền Bắc. Sau
nhiều cuộc họp, cuối cùng, Giônxơn cũng tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc

vô thời hạn và tăng cường nỗ lực ngoại giao để đưa Hà Nội đến bàn đàm phán.
Ngay sau đó, hàng trăm nhà ngoại giao tài giỏi, nhiều kinh nghiệm đã được cử
đi tới 40 nước, thảo luận với hàng trăm chính phủ để tìm hướng cho việc giải
quyết vấn đề Việt Nam. Trong đó có chuyến đi của ông Hariman đến Vácxava.
Ngay sau khi cuộc gặp gỡ giữa đại diện Chính phủ Mĩ và Ba Lan kết thúc, Thứ
trưởng kiêm Tổng thư ký Bộ Ngoại giao Ba Lan Mikhalốtxki (Mikhalotxki) đã
có mặt tại Hà Nội. Tuy nhiên, cuộc gặp cũng không mang lại kết quả gì cho
triển vọng hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mĩ.
Từng là nước chịu thất bại nặng nề ở Đông Dương nói chung và Việt Nam
nói riêng, cũng đã chứng kiến liên tiếp những thất bại của Mĩ ở Việt Nam, vì
vậy, khi thấy Mĩ ngày càng lún sâu vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Chính phủ
Pháp cho rằng cần có một giải pháp chính trị có lợi cho cả Việt Nam và Mĩ.
Trong hai năm 1965 và 1966, Chính phủ Pháp đã cử hai phái viên là Giăng
Xôven (Jeans Soven) và Giăng Xanhtơni (Jeans Sainteny) đi Hà Nội để tìm
kiếm một giải pháp cho vấn đề Việt Nam. Tuy chuyến đi không đạt được kết
quả như mong đợi nhưng nó đã góp phần cải thiện quan hệ Việt - Pháp, đồng
thời cho thấy rõ thái độ cũng như điều kiện của phía Việt Nam để có cuộc
thương lượng.
Bước sang năm 1966, ngay sau khi nhận được bức thư của Chủ tịch Hồ Chí
Minh vào ngày 24/1/1966, Thủ tướng Canađa quyết định cử ông Sextơ Ronning
sang Hà Nội để thăm dò khả năng giải quyết vấn đề Việt Nam. Ông Ronning bày

15
tỏ nỗi lo lắng của người Canađa trước tình hình Việt Nam, cũng như để tìm kiếm
khả năng tiến tới một giải pháp hòa bình. Thủ tướng Phạm Văn Đồng cảm ơn
những tình cảm tốt đẹp mà ông, chính phủ cũng như nhân dân Canađa đã dành
cho nhân dân Việt Nam, Thủ tướng trả lời rằng việc thương lượng giữa Việt Nam
và Mĩ chưa diễn ra được là do Mĩ chưa chấp nhận những điều kiện mà phía Việt
Nam đưa ra. Ông Ronning đưa ra câu hỏi rằng có phải nếu Mĩ ngừng ném bom
miền Bắc thì Việt Nam sẽ thương lượng. Thủ tướng trả lời rằng Mĩ phải ngừng

ném bom và mọi hành động quân sự vĩnh viễn và không điều kiện với nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa khi đó mới có cuộc nói chuyện. Ông Ronning rời Hà Nội
mang theo thông điệp rõ ràng về điều kiện để đi đến thương lượng.
Cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam không chỉ thu hút được sự quan tâm
của chính phủ mà còn thu hút được nhiều tổ chức quốc tế trong đó có tổ chức
Pugoát. Năm 1967, tổ chức này đã cử hai nhà khoa học người Pháp làm sứ giả
giữa Oasinhtơn và Hà Nội là giáo sư Raymông Ôbrăc (R.Aubrac) và Hécbe
Mácôvích (H.Marcovich), với mục tiêu là tiến tới gặp gỡ giữa những nhà đại
diện có thẩm quyền của hai nước hoặc ít nhất cũng là ngừng ném bom miền
Bắc. Chuyến đi này hoàn toàn bí mật, tuy nhiên, không mang lại kết quả gì cho
triển vọng hòa bình giữa Việt Nam và Mĩ.
Không dừng lại ở đó, vào năm 1967, Chính phủ Mĩ thông qua đại diện là
Chính phủ Rumani để tiến hành cuộc tiếp xúc thông qua trung gian cuối cùng
giũa Mĩ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính phủ Rumani cử ông
G.Macôvenxcu sang Hà Nội để tiếp xúc với đại diện của Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Phía Rumani cho rằng Mĩ đang bị sức ép của dư luận thế giới nên
phải tìm một giải pháp kết thúc chiến tranh, phía Việt Nam nên đưa ra một cử
chỉ nào đó tỏ ý muốn thương lượng nhằm chống lại luận điệu của Mĩ là Việt
Nam không muốn thương lượng.
Đến đây các cuộc tiếp xúc bí mật thông qua trung gian giữa Hoa Kỳ với
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kết thúc. Việc tìm kiếm một giải pháp cho vấn
đề hòa bình ở Việt Nam của Mĩ đều không thành công.
Song song với các cuộc tiếp xúc thông qua đại diện trung gian là các cuộc
tiếp xúc trực tiếp giữa đại diện Chính phủ hai nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
và Mĩ.
Cuộc tiếp xúc trực tiếp đầu tiên diễn ra giữa ông Mai Văn Bộ và ông
E.Gơliơn. Sáng ngày 29/7/1965, Bộ Ngoại giao Mĩ được thông báo về khả năng
thiết lập mối quan hệ với ông Mai Văn Bộ và người được chọn đế đảm nhận
trọng trách này đó là E.Gơliơn - một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm của Mĩ.


16
Giữa Mai Văn Bộ và Gơliơn đã gặp nhau tất cả bốn lần, tuy nhiên không mang
lại kết quả gì khả quan cho cả hai bên. Đây là lần đầu tiên một quan chức có
thẩm quyền nhưng không chính thức của Mĩ gặp đại diện của Việt Nam.
Ngay sau đó không lâu, ngày 29/12/1965 đã diễn ra cuộc tiếp xúc trực tiếp
giữa Đại sứ Bairốt (Byroade) và Tổng lãnh sự Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Vũ
Hữu Bỉnh tại Rănggun. Nội dung của cuộc gặp gỡ là ông Bairốt muốn tận tay
chuyển tới Tổng lãnh sự Việt Nam Dân chủ Cộng hòa một bức thông điệp của
Chính phủ Mĩ và mong sẽ nhận được câu trả lời trong thời gian ngắn nhất. Cuộc
gặp gỡ ngắn ngủi nhưng mang đầy ý nghĩa: lần đầu tiên đại diện ngoại giao của
hai nước đã gặp nhau tuy không chính thức nhưng lại chuyển một thông điệp
của Mĩ.
Bước sang năm 1967, nhà báo Mĩ đầu tiên đến Việt Nam là ông Harixơn
Xônxbơri - Trợ lý Tổng biên tập “Thời báo Niu Yoóc”. Ông được Thủ tướng
Phạm Văn Đồng tiếp vào ngày 2/1/1967. Trong cuộc nói chuyện này, Xônxbơri
đưa ra ý kiến của mình rằng ông cũng như nhiều người Mĩ khác rất mong muốn
hòa bình giữa Việt Nam và Mĩ. Ông tha thiết mong có một cuộc thương lượng
giữa hai bên.
Cũng trong năm 1967, ngày 12/1/1967, hai người Mĩ là ông H.S.Axmôrơ
và W.C.Bách cũng có chuyến thăm Việt Nam. Tới Hà Nội, hai ông được Chủ
tịch Hồ Chí Minh tiếp tại Phủ Chủ tịch. Hồ Chủ tịch trình bày về quan điểm của
Việt Nam muốn thương lượng thì phải chấm dứt ném bom ở miền Bắc và đưa
thêm quân vào miền Nam. Hai vị khách người Mĩ nói rằng họ sẽ giữ bí mật
chuyến đi này và sẽ rất kín đáo trong việc nói chuyện với Bộ Ngoại giao Mĩ. Họ
cảm ơn sự tiếp đón thân mật của phía Việt Nam.
Không dừng lại ở đó, ngày 10/1/1967 Lê Trang - Tham tán công sứ đại diện
lâm thời sứ quán Việt Nam tại Liên Xô và Gớttơrai - đại diện của Chính phủ Mĩ đã
có cuộc gặp đầu tiên tại Đại sứ quán Việt Nam. Ông Gớttơrai đọc một thông điệp
của Chính phủ Mĩ liên quan đến việc Chính phủ Mĩ đặt ưu tiên cao nhất cho những
vấn đề có liên quan đến Việt Nam. Hai bên gặp nhau thêm ba lần nữa nhưng những

cuộc gặp gỡ này cũng không mang lại triển vọng đàm phán cho hai bên.
Như vậy, các cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa hai bên Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa và Mĩ cũng chưa thể mang lại triển vọng cho hòa bình tại Việt Nam. Sở dĩ
như vậy, là do lập trường của hai bên còn nhiều mâu thuẫn và do phía Mĩ vẫn
chưa tỏ rõ thện chí muốn hòa bình.
Trong khi những cuộc tiếp xúc gián tiếp và trực tiếp giữa hai bên Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa và Mĩ đang diễn ra, quân và dân miền Nam liên tiếp giành

17
được những thắng lợi trên tất cả các mặt trận. Sau những thắng lợi liên tiếp trên
mặt trận quân sự buộc Mĩ phải xuống thang đàm phán với ta, vấn đề được đặt ra
lúc này là ta chấp nhận hay bác bỏ đề nghị thương lượng mà phía Mĩ đưa ra.
Cuối cùng, Đảng ta chủ trương có thể tiến hành tiếp xúc nhưng trước hết cần ép
Mĩ chấm dứt hoàn toàn việc ném bom miền Bắc rồi mới đi đến bàn bạc các vấn
đề liên quan khác. Một đòn tấn công ngoại giao khác được ta đưa ra vào
3/4/1968 đó là tuyên bố: “rõ ràng chính phủ Hoa Kỳ chưa đáp ứng nghiêm
chỉnh và đầy đủ đòi hỏi của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, của dư
luận tiến bộ Mĩ và dư luận thế giới. Tuy nhiên, về phần mình Chính phủ nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố sẵn sàng cử đại diện của mình tiếp xúc
với đại diện Mĩ nhằm xác định với phía Hoa Kỳ việc chấm dứt không điều kiện
việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống lại nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa để có thể bắt đầu cuộc nói chuyện” [4;223]. Tuyên bố này nhanh
chóng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của dư luận thế giới. Sau những đòn tấn
công ngoại giao của ta, vào tối ngày 3/4/1968, Đại sứ quán Mĩ ở Viêng Chăn đã
thông báo cho Đại sứ quán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa việc Mĩ đề nghị hai tiếp
xúc tại Giơnevơ, phía ta trả lời muốn tiếp xúc tại Phnôm Pênh. Cuộc đấu tranh
ngoại giao chưa chính thức bắt đầu nhưng đã thể hiện ngay gắt ở việc chọn địa
điểm diễn ra Hội nghị. Hai bên đưa ra hàng loạt các địa điểm cho cuộc đàm
phán. Cuộc trao đổi về địa điểm kéo dài gần một tháng cuối cùng phía ta đưa ra
đề nghị lấy Pari làm địa điểm và Mĩ đã chấp nhận. Hai bên quyết định họp phiên

chính thức vào 13/5/1968.
Như vậy, trải qua nhiều cuộc tiếp xúc thông qua các nước trung gian như
Anh, Pháp, Ba Lan, Rumani, Gana… cũng như những cuộc tiếp xúc trực tiếp,
cuối cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ cũng đã chính thức ngồi vào
bàn đàm phán để tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề Việt Nam.

18
Chương 2
DIỄN BIẾN ĐẤU TRANH TRÊN BÀN HỘI NGHỊ PARI

2.1. Đấu tranh tại Hội nghị Pari từ tháng 5/1968 đến tháng 11/1968
Sau gần một tháng thỏa thuận về địa điểm, cuối cùng hai bên cũng đã nhất
trí tổ chức Hội nghị tại Trung tâm hội nghị quốc tế tại đại lộ Kléber - Pari. Ngày
13/5/1968, Hội nghị khai mạc. Để chuẩn bị cho cuộc đàm phán lịch sử này, hai
bên đã trang bị cho mình những nhà ngoại giao tài giỏi, kinh nghiệm nhất. Phía
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trưởng đoàn là đồng chí Xuân Thủy một chiến sĩ
cách mạng lão luyện, một nhà báo, nhà thơ, nguyên là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Phó đoàn là đồng chí Hà Văn Lâu, nguyên Cục
trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam, cùng
nhiều đồng chí khác. Phía Mĩ có ông Hariman (Harriman) làm Trưởng đoàn,
Vanxơ (Vance) nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Phó đoàn, cùng nhiều
thành viên khác.
Nội dung chính của giai đoạn này là phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiên
quyết đấu tranh đòi Mĩ chấm dứt hoàn toàn và vô điều kiện việc ném bom miền
Bắc. Phía Mĩ đòi có sự tham gia của Chính phủ Sài Gòn, Bắc Việt Nam không
vi phạm khu phi quân sự, không bắn pháo hay tên lửa vào các thành phố như:
Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng. Những ngày thương lượng đầu tiên diễn ra hết sức gay
gắt với lập trường của hai bên mâu thuẫn một cách gay gắt.
Bước vào phiên họp công khai đầu tiên, đồng chí Xuân Thủy nêu khái
quát nguyên nhân của cuộc chiến tranh là do chính sách xâm lược và cai trị của

Mĩ, phá hoại Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam. Vì vậy, lập trường để
giải quyết vấn đề là phía Mĩ phải tôn trọng 4 điểm của Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa và 5 điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Sau đó Hariman cũng nêu ra quan điểm của phía Mĩ cho rằng Bắc Việt Nam
xâm lược Nam Việt Nam, vi phạm quy chế khu phi quân sự và khẳng định rằng
Mĩ không có tham vọng mở rộng chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam mà chỉ
giúp miền Nam Việt Nam chống lại sự xâm lược của Việt cộng được Hà Nội
chi viện vào. Ngày 12/6/1968, đoàn đàm phán của Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa có thêm đồng chí Lê Đức Thọ, cố vấn đặc biệt của Xuân Thủy. Sự có mặt
của ông trong đoàn đại biểu chứng tỏ Việt Nam muốn đẩy các cuộc thương
lượng nhanh hơn. Song song với các cuộc nói chuyện tại hội trường Kléber
giữa hai đoàn còn diễn ra những cuộc tiếp xúc bí mật, thậm chí nhiều lúc còn
quan trọng hơn diễn đàn chính.

19
Phải thừa nhận một điều rằng các cuộc đàm phán bí mật đóng vai trò quan
trọng và có tính chất quyết định vì nó thường đi vào thương lượng và giải quyết
các vấn đề thực chất. Tại các cuộc gặp bí mật, vấn đề đưa ra thảo luận vô cùng
phức tạp, yêu cầu của hai bên trái ngược nhau. Việc thu ngắn khoảng cách về
lập trường và quan điểm giữa hai bên là hết sức khó khăn. Chính vì tầm quan
trọng như vậy nên thành phần tham gia rất hạn chế, địa điểm và thời gian họp
thường xuyên thay đổi và phải tuyệt đối giữ bí mật. Các cuộc gặp bí mật ở giai
đoạn này chủ yếu diễn ra giữa cố vấn Lê Đức Thọ, Bộ trưởng Xuân Thủy với
Hariman (Harriman), với tất cả 12 cuộc tiếp xúc bí mật, nhiều cuộc gặp mặt và
tiếp xúc riêng ở các cấp trong đó có một số cuộc gặp có giá trị.
Cuộc gặp bí mật đầu tiên diễn ra vào ngày 8/9/1968, giữa cố vấn Lê Đức
Thọ, Xuân Thủy và Hariman, Vanxơ. Sau những lời chào hỏi, hai bên đi vào nội
dung của cuộc nói chuyện. Hariman phát biểu trước, ông nghĩ rằng ý kiến của hai
bên khác nhau về hình thức hơn là về thực chất, theo ông việc nói chuyện nghiêm
chỉnh phải có đại diện của Chính phủ Sài Gòn và Mặt trận Dân tộc Giải phóng

miền Nam Việt Nam. Tiếp sau Hariman, cố vấn Lê Đức Thọ cũng trình bày
những quan điểm của đoàn Việt Nam về tình hình thực tế cuộc chiến tranh mà
Mĩ gây ra ở Việt Nam. Kết thúc phiên họp riêng đầu tiên hai bên vẫn chưa giải
quyết được vấn đề gì.
Không lâu sau cuộc gặp đầu tiên, vào ngày 15/9/1968, hai bên tiếp tục có
cuộc nói chuyện mới. Hariman cho rằng quyết định của Lê Đức Thọ về việc nội
bộ của miền Nam Việt Nam phải do nhân dân miền Nam tự giải quyết quan
điểm này phù hợp với quan điểm của Hoa Kỳ. Về vấn đề rút quân, phía Mĩ cho
rằng: cả quân Mĩ và quân miền Bắc cùng rút khỏi miền Nam, nhưng do lực
lượng của Mĩ đông hơn nên sẽ rút sau 6 tháng, sau khi rút khỏi thì hai bên không
được đưa quân trở lại. Cuối cùng Hariman nêu lên việc Chính quyền Sài Gòn và
Mặt trận phải có mặt trong bất cứ cuộc nói chuyện nào liên quan đến miền Nam
Việt Nam. Cố vấn Lê Đức Thọ trả lời rằng việc thảo luận về vấn đề rút quân sẽ
chỉ được bàn sau khi chấm dứt ném bom không điều kiện.
Cuối tháng 9, đầu tháng 10/1968, hoạt động quân sự của ta ở miền Nam
ngừng lại. Sau một thời gian dài tấn công liên tục, quân Giải phóng bị tổn thất
nặng nề chua kịp bổ sung, chi viện gặp nhiều khó khăn. Xét trên chiến trường,
Đảng và Chính phủ nhận thấy Mĩ cũng khó có thể giành thắng lợi. Mặt khác,
nước Mĩ đang trong thời kỳ bầu cử Tổng thống, mặc dù không ra ứng cử nhưng
Giônxơn vẫn tìm mọi cách ủng hộ ứng cử viên Hămphơrây (Humphrey) vì vậy
Giônxơn buộc phải xuống thang chiến tranh. Xuất phát từ nhận định đó, Đảng

20
và Chính phủ chủ trương phải từng bước kéo Mĩ xuống thang. Trở lại với cuộc
họp riêng giữa Lê Đức Thọ và Hariman ngày 11/10/1968, bắt đầu cuộc nói
chuyện, Lê Đức Thọ đưa ra hai câu hỏi: có phải phía Mĩ yêu cầu Chính quyền
Sài Gòn là một bên tham gia đàm phán và sau khi nhận được câu trả lời thì sẽ
chấm dứt ném bom Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đây có phải là điều kiện có
đi có lại cho việc chấm dứt ném bom không. Ông Hariman trả lời rằng Hoa Kỳ
coi việc Chính quyền Sài Gòn tham gia đàm phán không phải là điều kiện để

chấm dứt ném bom mà chỉ là làm cho cuộc nói chuyện trở nên nghiêm chỉnh
hơn. Cuộc gặp kéo dài gần một tiếng, cả hai bên đều ghi nhận sự cố gắng của
nhau trong việc tiến tới một giải pháp hòa bình. Triển vọng đàm phán đã được
mở ra và hứa hẹn nhiều thành công.
Không lâu sau đó, ngày 15/10/1968, hai bên có thêm một cuộc tiếp xúc bí
mật. Trong cuộc gặp này, ngoài việc bàn bạc về việc chấm dứt ném bom, hai
bên còn bàn về tên gọi của Hội nghị bốn bên. Cũng giống như địa điểm diễn ra
Hội nghị, tên gọi của Hội nghị bốn bên cũng gây ra một sự tranh cãi lớn. Phía
Việt Nam cho rằng có bốn bên tham gia nên gọi là Hội nghị bốn bên, nhưng
Hariman cho rằng nên gọi là Hội nghị hai bên một bên là Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa và một bên là Hoa Kỳ. Kết thúc cuộc gặp, tên gọi của Hội nghị không
giải quyết được, cả hai bên thống nhất sẽ xin chỉ thị từ phía Chính phủ mình.
Cũng trong tháng 10, hai bên tiếp tục gặp nhau và thỏa thuận về ngày chấm
dứt ném bom cũng như ngày họp Hội nghị bốn bên. Phía Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đồng ý rằng sau khi Mĩ chấm dứt hoàn toàn và không điều kiện việc
ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa thì sẽ có cuộc nói chuyện giữa bốn bên. Một cuộc tranh luận kéo dài suốt 4
giờ đã diễn ra xung quanh các vấn đề về việc chấm dứt ném bom, về tên gọi của
Hội nghị mở rộng và ngày bắt đầu họp Hội nghị bốn bên. Hariman muốn biết
cụ thể ngày họp và đưa ra yêu cầu hai, ba ngày sau khi chấm dứt ném bom sẽ
họp Hội nghị bốn bên không thông qua phiên họp trù bị. Khó giải quyết nhất
vẫn là vấn đề ngày chấm dứt ném bom và ngày họp phiên đầu tiên.
Trong nhiều cuộc gặp bí mật tiếp theo, vấn đề này vẫn được đưa ra để thảo
luận. Cuối cùng, trong cuộc gặp ngày 26/10/1968, hai bên đã thảo luận được
một biên bản chung với nội dung về ngày chấm dứt ném bom và ngày họp phiên
đầu tiên Hội nghị bốn bên. Tuy nhiên, giờ, ngày, tháng thì vẫn để trống. Việc ký
vào biên bản này phía Mĩ do ông Hariman, phía Việt Nam do Xuân Thủy.
Trong lúc này, giữa Chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu và Chính
quyền Giônxơn đang xảy ra những bất hòa nghiêm trọng. Trong Hồi ký của


21
mình Giônxơn viết như sau: “Khi đã đạt được sự dàn xếp với Hà Nội thì sự hòa
hợp với Tổng thống Thiệu lại tan vỡ” [10;48]. Điều này xuất phát từ nguyên
nhân là Thiệu đã ngả theo ứng cử viên của Đảng Cộng hòa là Níchxơn (Nixon)
và phá hoại sự thỏa thuận với Oasinhtơn.
Cuộc tiếp xúc bí mật bắt đầu vào lúc 1 giờ 35 phút ngày 30/10/1968, giữa
Hariman và Xuân Thủy. Mở đầu, Hariman đọc một bản thông báo có nội dung:
“Tôi được phép tuyên bố với ngài rằng Tổng thống sắp sửa ra những mệnh lệnh
vào buổi tối ngày 31 tháng 10, tức là 7 hoặc 8 giờ theo giờ Oasinhtơn
(Washington), theo giờ GMT là 24 giờ ngày 31 tháng 10, hoặc 01 giờ sáng ngày
1 tháng 11 để chấm dứt mọi cuộc oanh tạc bằng không quân, hải quân và pháo
binh và mọi hành động khác liên quan đến việc dùng vũ lực chống toàn bộ lãnh
thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Những mệnh lệnh đó sẽ hoàn toàn có
hiệu lực 12 giờ sau đó…” [10;51]. Sau khi nghe xong những thông báo của
Hariman, Xuân Thủy cũng đồng ý rằng Hội nghị bốn bên sẽ họp trước ngày
6/11/1968 và chấp nhận việc giữ kín bí mật trước khi Giônxơn đọc diễn văn. Kết
thúc buổi tiếp xúc, mọi người đều vui vẻ vì đã giải quyết được vấn đề chấm dứt
ném bom và ngày họp Hội nghị bốn bên. Vấn đề bây giờ chỉ là đợi Giônxơn đọc
diễn văn tuyên bố ngừng ném bom đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đúng
20 giờ ngày 31/10/1968, Giônxơn đọc diễn văn tuyên bố chấm dứt ném bom
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên sóng truyền hình với nội dung: Chấm dứt mọi
việc ném bom bằng không quân, hải quân và bắn phá pháo binh chống lại miền
Bắc Việt Nam bắt đầu từ ngày 1/11/1968.
Theo đúng kế hoạch, Hội nghị bốn bên sẽ bắt đầu vào ngày 6/11/1968,
nhưng do còn nhiều lý do nên Hội nghị không diễn ra đúng dự định. Lý do thứ
nhất là do đó Chính quyền Sài Gòn chần chừ không cử người tham gia Hội nghị.
Tuy vậy, dưới sức ép của dư luận thế giới cũng như dư luận trong nước đến
ngày 8/11/1968, Thiệu buộc phải cử một phái đoàn đi Pari dự Hội nghị. Tưởng
rằng sau khi Thiệu nhận lời tham gia, Hội nghị sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch
nhưng vấn đề thứ hai lại nảy sinh đó là vấn đề về hình dáng của chiếc bàn ngồi

họp. Mỗi bên đều đưa ra hàng chục mẫu bàn khác nhau. Phía Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa cho rằng đây là Hội nghị bốn bên các đoàn bình đẳng, độc lập với
nhau do đó nên ngồi bàn vuông hoặc ngồi bàn hình thoi. Phía Mĩ không chịu và
đưa ra nhiều sáng kiến về hình dáng của cái bàn để thể hiện cho khái niệm hai
phía của Mĩ, lúc đầu gợi ý ngồi bàn hình chữ nhật, sau đó là bàn hình cung đối
hay hai nửa hình tròn đối diện nhau. Những cuộc thảo luận về hình dáng của
chiếc bàn vẫn không ngừng diễn ra và ngày càng gay gắt. Trước tình hình đó,
Liên Xô và chủ nhà Pháp buộc phải đưa ra ý kiến nhằm phá vỡ thế bế tắc cho

×