Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: HƯỚNG DẪN TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI THỰC HÀNH MỘT SỐ BÀI TẬP YOGA ĐƠN GIẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.82 KB, 51 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




LƯU THỊ BÌNH



HƯỚNG DẪN TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI
THỰC HÀNH MỘT SỐ BÀI TẬP YOGA ĐƠN GIẢN




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC








SƠN LA, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC





LƯU THỊ BÌNH



HƯỚNG DẪN TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI
THỰC HÀNH MỘT SỐ BÀI TẬP YOGA ĐƠN GIẢN




CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC GIÁO DỤC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. Đặng Thị Sợi



SƠN LA, NĂM 2013
LỜI CẢM ƠN

Để đề tài hoàn thành ngoài sự cố gắng của bản thân tôi, đề tài còn nhận
được sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và những người quan tâm.
Trước hết tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo hướng
dẫn làm đề tài Ths. Đặng Thị Sợi đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt đề

tài này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các phòng ban của trường đại học Tây Bắc, đặc
biệt là trường Mầm non xã An Nội và trường Mầm non Quốc tế Trẻ Thơ tạo
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho em trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp K50 ĐHGD Mầm non đã
động viên và ủng hộ em để đề tài được hoàn thiện đúng thời gian.
Đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và bạn bè.

Người thực hiện


LƯU THỊ BÌNH


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Mục đích nghiên cứu 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5. Phạm vi nghiên cứu 4
5.1. Khách thể và địa bàn nghiên cứu 4
5.2. Đối tượng nghiên cứu 4
6. Phương pháp nghiên cứu 4
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận 4
6.2. Phương pháp điều tra viết 4
7. Giả thuyết khoa học 4
8. Những đóng góp của đề tài 4

9. Cấu trúc của đề tài 5
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ YOGA 6
1. Cơ sở lí luận 6
1.1. Lý luận chung về Yoga 6
1.1.1 Khái niệm 6
1.1.2. Cội nguồn của Yoga 6
1.1.3. Vai trò chung của Yoga 6
1.1.4. Vai trò của Yoga đối với trẻ em 8
1.1.5. Đặc điểm các bài tập Yoga 9
1.1.6. Đặc điểm những bài tập Yoga dành cho trẻ nhỏ 10
1.2. Vai trò của Yoga đối với việc giáo dục trẻ 11
1.2.1. Giáo dục đạo đức 11
1.2.2. Giáo dục trí tuệ và mở rộng nhận thức 11
1.2.3. Giáo dục thẩm mỹ 11
1.2.4. Giáo dục thể chất 11
1.3. Đặc điểm tiếp nhận yoga của trẻ 4 - 5 tuổi 12
1.3.1. Tiếp nhận gián tiếp 12
1.3.2. Tiếp nhận mang tính tập thể 12
1.3.3. Trẻ tiếp nhận yoga phụ thuộc vào sự lớn khôn, kinh nghiệm của trẻ đã học
tập được 12
1.3.4. Quá trình tiếp nhận chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố tâm lí 13
1.4. Phương pháp tổ chức hoạt động học yoga cho trẻ 4 - 5 tuổi 13
1.4.1. Phương pháp trực quan 13
1.4.2. Phương pháp dùng lời 13
1.4.3. Phương pháp thực hành 13
1.5. Đặc điểm tâm lí của trẻ 4 - 5 tuổi 13
1.5.1. Hoàn thiện hoạt động vui chơi và hình thành “Xã hội trẻ em” 13
1.5.2. Tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh 14
1.5.3 Sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ mẫu giáo nhỡ 15

1.5.4 Sự phát triển động cơ hành vi và sự hình thành hệ thống thứ bậc các động
cơ 15
2. Cơ sơ thực tiễn 16
2.1. Khảo sát tình hình thực tiễn 17
2.1.1. Mục đích khảo sát thực tiễn 17
2.1.2. Đối tượng khảo sát 17
2.1.3. Thời gian và địa bàn khảo sát 17
2.1.4. Nội dung khảo sát 18
2.1.5. Phương tiện khảo sát 18
2.1.6. Kết quả khảo sát 18
2.1.7. Phân tích kết quả điều tra 20
2.1.7.1. Thực trạng áp dụng yoga vào trường mầm non ở trường mầm non Quốc
tế Trẻ Thơ 20
2.1.7.2. Thực trạng áp dụng yoga vào trường mầm non ở trường mầm non xã An
Nội – Huyện Bình Lục – Tỉnh Hà Nam 21
CHƯƠNG 2. HƯỚNG DẪN TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI THỰC HÀNH
MỘT SỐ BÀI TẬP YOGA ĐƠN GIẢN 24
1. Bài tập bổ trợ 1: Luyện cơ mặt. 25
2. Bài tập bổ trợ 2: Luyện cơ miệng. 25
3. Bài tập bổ trợ 3: Luyện cơ cổ. 25
4. Bài tập bổ trợ 4: Luyện khớp vai, tay. 26
5. Bài tập bổ trợ 5: Xoay hông 26
6. Bài tập bổ trợ 6: Lấy sức mạnh. 26
7. Bài tập bổ trợ 7: Tổng hợp. 26
1. Bài 1: Rùa con đáng yêu. 26
2. Bài 2: Tư thế rắn hổ mang trong rừng. 27
3. Bài 3: Chữ V ngược diệu kỳ. 28
4. Bài 4: Cùng trồng cây. 29
5. Bài 5: Chú Tắc Kè đáng yêu. 30
6. Bài 6: Trái núi thẳng. 31

7. Bài 7: Chú bướm xinh đẹp. 32
8. Bài 8: Mèo con đáng yêu. 33
9. Bài 9: Tư thế cây cầu. 34
10. Bài 10: Tư thế xác chết. 35
11. Bài 11: Chú sâu non. 36
12. Bài 12: Tư thế hoa sen. 37
13. Bài 13: Chú vịt đáng yêu. 38
14. Bài 14: Cùng thả dù. 39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41
1. Kết luận 41
2. Kiến nghị 42
2.1. Đối với Nhà trường 42
2.2. Đối với giáo viên 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Yoga là một nghệ thuật cổ xưa có nền tảng là một môn khoa học cực kì
tinh tế nghiên cứu về thể xác, tâm trí và tinh thần. Việc thực hành lâu dài yoga
sẽ dần dần cho phép mỗi chúng ta cảm nhận được sự yên tĩnh và sự hợp nhất của
bản thân với môi trường xung quanh. Phần lớn chúng ta đều biết rằng thực hành
yoga sẽ làm cho cơ thể khoẻ mạnh, dẻo dai và yoga cải thiện chức năng hoạt
động của các hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá, nội tiết. Đồng thời yoga cũng mang
lại sự ổn định sáng suốt cho ý chí của bản thân mỗi chúng ta.
Nếu người lớn tập yoga hướng đến sự tĩnh lặng thì yoga cho trẻ nhỏ hướng
đến những niềm vui, gây sự chú ý, tập trung cho trẻ. Việc cho trẻ em lứa tuổi
mầm non làm quen với một số bài tập yoga là một trong những nội dung mới mẻ
trong chương trình giáo dục trẻ mầm non. Tuy nhiên đó lại là một trong những
nội dung khá quan trọng góp phần hoàn thiện toàn diện con người trẻ cả về thể

chất, tinh thần, trí tuệ và thể lực.
Yoga cho trẻ em chủ yếu là các hoạt động vui chơi, tập theo các tư thế
hình con vật, cây cối, núi sông, vạn vật. Như thế lưng chó, lưng mèo, thế cánh
bướm, con quạ, cánh cung… Những bài tập này giúp trẻ em duy trì được sự khoẻ
mạnh, dẻo dai ngay từ nhỏ. Những động tác tư thế hình con vật hoặc các bài tập
hoà mình vào thiên nhiên vui nhộn sẽ giúp trẻ thư giãn, thích thú với bài tập.
Trong tiếng nhạc du dương các bé nhắm mắt lại ngồi thiền và bắt đầu tưởng
tượng theo những câu chuyện do cô giáo kể, hay tưởng tượng đến một lát Pizza
và tất nhiên những bài tập yoga này cũng có những tác dụng vượt bậc đối với trẻ
không kém gì những kết quả kì diệu mà yoga mang lại cho người lớn.
Những cử động chậm không chỉ giúp trẻ trở nên linh hoạt hơn mà còn giúp
trẻ có được tâm trí ổn định như sự tập trung cao độ khi luyện tập. Bên cạnh đó
yoga cũng giúp trẻ tạo được thăng bằng trong cuộc sống của mình. Hầu hết mỗi
trẻ đều phải trải qua những căng thẳng trong việc học tập, áp lực cạnh tranh với
những đứa trẻ khác, cũng như các hoạt động ngoại khoá không ngừng nghỉ. Tất
cả những hoạt động này khiến trẻ em ngày càng trở nên bận rộn. Bởi thế yoga
được xem như là một giải pháp giúp các trẻ có thể cải thiện vấn đề sức khoẻ và
thư giãn tốt hơn. Đó cũng là cách giúp trẻ phát triển nhận thức về cơ thể, khả
năng kiểm soát bản thân, tính linh hoạt cũng như kĩ năng phối hợp.
Yoga cũng giúp cho trẻ trở nên hiếu động hơn, cũng như kích thích các giác
quan và các kĩ năng vận động. Đặc biệt những tư thế trong các bài tập yoga còn rèn

2
luyện cho trẻ sự bình tĩnh, làm chủ được bản thân, sự tự tin và cả sự cân bằng.
Yoga cũng mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là đối với những đứa trẻ “bận
rộn trong cuộc sống hiện đại”. Laurie Jodan là chuyên gia về yoga cho biết
“Yoga mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ em. Về cơ bản nó tạo ra nền tảng cho
một cuộc sống khoẻ mạnh và mang lại cho trẻ em nguồn năng lượng để đối phó
với áp lực và strees”. Do đó trẻ em có thể sử dụng các phương pháp mà chúng
học được từ yoga để vượt qua các tình huống căng thẳng trong cuộc sống như

xung đột với gia đình, bạn bè….
Đặc biệt trong các giai đoạn phát triển của trẻ em, yoga còn góp phần tạo ra
sự ổn định về mặt tâm lý giúp trẻ tránh được những suy nghĩ tiêu cực hoặc
những hành động bột phát đó không thích nghi kịp với những thay đổi quá
nhanh của cơ thể mình. Ngoài ra yoga còn giúp các cơ quan trong cơ thể trẻ phát
triển cân bằng và khoẻ mạnh. Hơn nữa yoga còn làm tăng khả năng tập trung
của trẻ giúp tăng cường và duy trì độ dẻo dai linh hoạt cho trẻ nhỏ, giúp trẻ nhỏ
có một cơ thể cân đối, đảm bảo sự hoàn thiện về thể chất kéo dài suốt đời. Tập
yoga giúp trẻ có một tinh thần sảng khoái, phát triển kỹ năng làm việc tập thể, tự
kiềm chế….Có thể nói rằng rèn luyện thể chất và tinh thần cho trẻ mầm non là
vô cùng quan trọng. Để có một cơ thể khoẻ mạnh, một trí tuệ minh mẫn đó là cả
một quá trình rèn luyện lâu dài và gian khổ, bao gồm những quy trình, bài học
và những phương pháp khác nhau. Giải pháp yoga là một trong những đáp án để
trả lời cho những thắc mắc đó.
Với những vai trò trên, hướng dẫn trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thực hành một số
bài tập yoga là một nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên mầm non trong
cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhưng thực tế nói chung ở trường mầm non hiện
nay giáo viên chưa áp dụng và hướng dẫn trẻ thực hành yoga. Phần lớn thì yoga
mới chỉ được áp dụng và hướng dẫn trẻ mầm non ở các nước lớn như Nhật Bản,
Mĩ,… còn ở nước ta, yoga dành cho trẻ vẫn còn hết sức mới mẻ. Trường mầm
non đầu tiên đưa môn yoga vào tập cho trẻ ở tuổi 3-5 là Trường mầm non Quốc
tế Trẻ Thơ, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên việc áp dụng
yoga vào các trường mầm non trên toàn quốc vẫn là một vấn đề xa vời. Hầu hết
giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả của các liệu pháp
yoga, mà không biết rằng điều tuyệt diệu nhất mà yoga có thể mang lại cho trẻ
em mà các môn thể thao khác không có là gì?. Đó là một đứa trẻ nào cũng có thể
tham gia tập yoga, yoga không đòi hỏi trẻ là một vận động viên khoẻ mạnh hay
khéo léo, mà chúng chỉ việc tập luyện theo đúng tình trạng và độ tuổi của mình.
Ích lợi của Yoga mang lại chắc chắn sẽ khiến giáo viên và phụ huynh hài lòng.


3
Với những lí do trên và bằng sự hiểu biết của mình, đồng thời dựa trên sự
tiếp thu, học hỏi những thành tựu của các công trình nghiên cứu khác chúng tôi
mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Hướng dẫn trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thực hành một
số bài tập yoga đơn giản”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là một liệu pháp kì diệu, yoga giữ vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện
thể chất và tinh thần cho trẻ. Gần đây vấn đề yoga cho trẻ đã được các nhà khoa
học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về yoga
cho trẻ như:
1. Lịch sử văn minh Ấn Độ của Will Durant.
2. Đường vào yoga của Annie Besant (dịch: Vũ Thị Dung).
3. Yoga sutras của Pantanjali.
4. Yoga giấc mộng và sự thực hành về ánh sáng tự nhiên của Mankhai
Norbur – Michaech Katz. Nxb Thiện tri thức 2002.
5. Yoga nguồn sống bất tận của B.K.S Lyengar.
6. Kỹ thuật và thực hành yoga toàn tập B.K.S Lyengar.
7. Yoga cho trẻ em của Nguyễn Văn Huy.
8. Nói chuyện yoga – Tác giả Bạch Liên.
9. Yoga. Hướng dẫn các bài tập đơn giản tại nhà – Tác giả Phương Trang –
Phương Liên.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm hiểu, giới thiệu một số bài tập yoga đơn giản dành cho trẻ
mẫu giáo 4 - 5 tuổi để trẻ bước đầu tiếp cận, làm quen với bộ môn yoga và các
bước tập đơn giản trong bài tập yoga, góp phần tích cực đến việc hoàn thiện toàn
diện mọi mặt của trẻ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Sưu tầm tài liệu, tìm hiểu một số cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
Điều tra khảo sát nhận thức của giáo viên ở trường mầm non về việc áp

dụng bộ môn yoga vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Nghiên cứu, tìm hiểu, giới thiệu và hướng dẫn một số bài tập yoga cho trẻ
mẫu giáo 4 - 5 tuổi làm quen.

4
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Khách thể và địa bàn nghiên cứu
10 giáo viên trường mầm non xã An Nội - Huyện Bình Lục - Tỉnh Hà
Nam.
10 giáo viên trường mầm non Quốc tế Trẻ Thơ – Quận Tân Bình – Thành phố
Hồ Chí Minh.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số bài tập yoga dành cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá sách, tài liệu có liên quan đến vấn đề yoga
cho trẻ em.
6.2. Phương pháp điều tra viết
Dùng phiếu điều tra kết hợp trò chuyện trao đổi với giáo viên các trường mầm
non về việc tiến hành đưa môn học Yoga vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ
mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
Tìm hiểu, điều tra thực trạng nhận thức của giáo viên trong việc tiến hành
đưa yoga vào trường mầm non cho trẻ làm quen.
7. Giả thuyết khoa học
Vấn đề áp dụng các bài tập yoga cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở các trường
mầm non hiện nay chưa được triển khai. Nhiều giáo viên và phụ huynh chưa
nhận thức được tầm quan trọng của môn học yoga. Nếu đề tài giới thiệu một số
bài tập yoga cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi một cách phù hợp sẽ phát huy được hiệu
quả cao nhất cho sự phát triển về mặt thể chất, tinh thần của trẻ, đóng góp tích
cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

8. Những đóng góp của đề tài
Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lí luận và thực tiễn, chúng tôi đã sưu
tầm, giới thiệu và hướng dẫn một số bài tập yoga dành cho trẻ mẫu giáo 4 - 5
tuổi làm quen. Sự thành công của đề tài sẽ được bổ sung cho lí luận dạy học ở
trường mầm non, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Đồng thời đề tài hoàn
thành sẽ là tài liệu được lưu trữ tại thư viện, là tài liệu tham khảo có giá trị cho
công tác nghiên cứu đối với sinh viên khoa Tiểu học - Mầm non nói riêng và
những độc giả quan tâm đến vấn đề này nói chung.

5
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết thúc, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài bao
gồm:
Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Trong chương này chúng tôi đề cập đến cơ sở lí luận về yoga nói chung và
yoga cho trẻ em nói riêng và cơ sở thực tiễn nhằm tìm hiểu.
Thực trạng nhận thức của giáo viên về yoga cho trẻ và việc đưa môn học
yoga vào trường mầm non.
Chương II. Hướng dẫn trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thực hành một số bài
tập Yoga đơn giản.

6
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ YOGA

1. Cơ sở lí luận
1.1. Lý luận chung về Yoga
1.1.1 Khái niệm
- Yoga là một nghệ thuật cổ xưa có nền tảng là một môn khoa học cực kỳ
tinh tế, nghiên cứu về thể xác, tâm trí và tinh thần.

- Yoga có nguồn gốc từ tiếng Phạn là Yuj có nghĩa là liên kết (liên kết giữa
hai yếu tố thể chất và tinh thần bằng một phương pháp đặc biệt.
1.1.2. Cội nguồn của Yoga
Khởi nguồn từ Ấn Độ, yoga được coi là một trong những hệ thống triết lý
tồn tại lâu đời nhất trên thế giới cách đây khoảng 7.000 năm. Đức Sadarhiva đã
hệ thống kiến thức về môn yoga và bổ sung các kiến thức về khoa học thực tiễn,
được biết đến với cái tên là Tantra Yoga. Tantra được hình thành như một khoa
học toàn diện về cuộc sống bao gồm mọi khía cạnh liên quan đến việc phát triển
cá nhân và xã hội từ “Tantra” có nghĩa là “cái để giải thoát khỏi sự ngu dốt” vì
thế các bài tập của nó được đặt căn bản trên một phương pháp có hệ thống và
khoa học, để đưa con người đạt đến giác ngộ về tinh thần. Các bài tập của nó
không chỉ giới hạn trong thiền và yoga mà còn được mở rộng sang các lĩnh vực
nghệ thuật, âm nhạc, văn chương, y học, khiêu vũ, và cả ý thức về môi trường.
Nói tóm lại Tantra là một con đường thiêng liêng để tiếp cận cuộc sống. Kể từ
đó môn yoga vẫn tiếp tục được bổ sung và ngày càng phát triển rất phong phú,
có xu hướng tách ra khỏi sự ràng buộc, chi phối của bất cứ một tôn giáo nào,
nhằm đáp ứng nhu cầu hướng thiện của con người. Vì thế trải qua hàng ngàn
năm, mặc dù lịch sử xã hội có nhiều biến chuyển to lớn nhưng yoga không hề bị
mai một, ngược lại vẫn duy trì tràn đầy sức sống và ngày càng phát triển rộng rãi
không những tại Ấn Độ mà còn lan rộng sang hầu hết các nước ở tất cả các
Châu lục. Sức mạnh lan tỏa của yoga đã khiến nó không còn xa lạ đối với nhiều
người trong thời đại hiện nay.
1.1.3. Vai trò chung của Yoga
Môn yoga trải qua quá trình phát triển, đã được lan rộng và trở thành một
học thuyết được tất cả mọi người trên thế giới quan tâm tìm hiểu. Đặc biệt học
thuyết yoga không gây ra bất cứ một trở ngại nào về sự phát triển kinh tế, xã hội

7
của bất kỳ một quốc gia nào mà chỉ chú ý phát triển trên bình diện cá nhân về
mặt cơ thể, vật chất, tinh thần và trí tuệ.

Ai là người trong chúng ta đã mỉm cười châm biếm hay thầm thán phục khi
báo chí đưa ra những tin tức về thành tích kỳ lạ của những Yogi (những người
rèn luyện và thực hành môn yoga). Chúng ta được thường xuyên thông báo,
những người có tiếng tăm trên thế giới, những ngôi sao màn bạc, những nhà thể
thao… đã, hoặc công khai hoặc bí mật miệt mài với những cách ngồi kỳ dị cũng
như cách thở, cách vươn duỗi, cách bồi dưỡng, gìn giữ và phục hồi lại dáng dấp
đã bị đời sống hiện đại làm phương hại. Nhưng người ta cũng biết là những nhà
triết học, những thầy thuốc, những nhà tâm lý học… ngày càng đặc biệt quan
tâm tới phương pháp dị thường này.
Yoga là một phương pháp có hệ thống tức là toàn bộ những nguyên tắc rèn
luyện được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Nếu chỉ nhìn vào cách uốn vặn
của yoga hay tấm ván đóng đinh mà một đạo sĩ người Ấn Độ (Fakir) nằm lên mà
đánh giá yoga thì hoàn toàn sai lệch vì đó chỉ là hình thức nông cạn bên ngoài.
Rèn luyện và thực hành yoga là tham gia vào một cuộc thí nghiệm phát
triển cá nhân rộng lớn hơn nhiều mà lại vô cùng giản dị.
Bằng phương pháp yoga, những người có công rèn luyện sẽ đạt được về
phương diện thể chất.
Một sự mềm mại nói chung về khớp xương và cột sống .
Một sự hoạt động tốt hơn về bộ máy tiêu hoá, tuần hoàn… các hạch nội tiết.
Đó là một phương pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất và phục hồi sức khoẻ
mau chóng nhất sau cơn bệnh.
Về phương diện tinh thần.
Một khả năng kiểm soát xúc cảm và thần kinh.
Một năng lực tập trung để chống tản mạn tư tưởng.
Một bí quyết để tự chủ bằng sự rèn luyện ngày một sâu.
Sự cân đối giữa hai yếu tố thể chất và tinh thần sẽ đưa đến những hiệu
quả đáng phấn khởi trong tất cả mọi hoạt động xã hội và đời sống riêng trong
gia đình.
Chúng ta có thể nói phương pháp rèn luyện yoga là cội nguồn của sức khoẻ
và sự trẻ trung mà không phải là một phương pháp trị liệu y học. Có thể đòi hỏi


8
ở yoga như một người cộng tác, trong một vài trường hợp như một người thực
hành và chỉ có thế.
1.1.4. Vai trò của Yoga đối với trẻ em
Cô Helen Garabedian tác giả cuốn sách “Một tí tẹo yoga: Các tư thế giúp
trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn, tiêu hoá tốt hơn và phát triển mạnh hơn” nói “Tôi có
“câu thần chú” nhỏ này và nó vận hành như sau: Trẻ sơ sinh khoẻ mạnh - Biến
thành trẻ em mạnh khỏe - Biến thành thanh thiếu niên khỏe mạnh - Biến thành
người lớn mạnh khoẻ”. Phải chăng yoga là một liệu pháp kỳ diệu đối với trẻ.
Chắc hẳn bạn đã nghe tới các hình thức tập luyện yoga. Nhưng đa số là
những bài tập dành cho người lớn. Vậy còn trẻ em thì sao có yoga cho trẻ em
không nhỉ?.
Tất nhiên là có! Trẻ em cũng có thể tập luyện yoga giống như người lớn và
tất nhiên nó cũng đem lại những tác dụng vượt bậc.
Những cử chỉ, động tác chậm không chỉ giúp cho trẻ trở nên linh hoạt hơn
mà còn giúp tâm trí được ổn định như sự tập trung cao độ khi luyện tập.
Bên cạnh đó yoga cũng giúp trẻ tạo được thăng bằng trong cuộc sống
của mình.
Hầu hết mỗi trẻ đều phải trải qua những căng thẳng trong việc học tập, áp
lực cạnh tranh đối với những đứa trẻ khác, cũng như những hoạt động ngoại
khóa không ngừng nghỉ. Tất cả những hoạt động này khiến trẻ em ngày nay trở
nên rất bận rộn. Bởi thế yoga được xem như là một bài tập giúp các trẻ có thể
cải thiện vấn đề sức khoẻ và thư giãn tốt hơn.
Đó cũng là cách giúp trẻ phát triển nhận thức về cơ thể, khả năng kiểm soát
bản thân, tính linh hoạt cũng như khả năng phối hợp. Yoga cũng giúp cho trẻ trở
nên hiếu động cũng như kích thích các giác quan và kỹ năng vận động. Đặc biệt
những tư thế trong các bài tập yoga còn rèn luyện cho trẻ sự bình tĩnh, làm chủ
được bản thân, sự tự tin và cả sự cân bằng.
Yoga giúp giải toả strees cho trẻ em.

Trong xã hội hiện đại, không ít trẻ em “nhồi nhét” quá nhiều bài tập về nhà
hoặc tham gia nhiều lớp học ngoại khoá nên mệt mỏi, uể oải đến nỗi khó có thể
tập trung vào việc học chính khoá ở trường. Chính vì vậy stress không còn là
điều xa lạ đối với chúng.

9
Vậy phụ huynh phải làm gì để giúp con mình phòng tránh và xua tan stress?.
Ngoài việc cắt giảm một vài buổi học ngoại khoá không cần thiết, bạn cũng có thể
giúp con bằng một phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả: Yoga.
Đặc biệt trong các giai đoạn phát triển của trẻ, yoga còn góp phần tạo ra sự
ổn định về mặt tâm lý, giúp trẻ tránh được những suy nghĩ tiêu cực hoặc những
hành động bột phát đó không thích nghi kịp với những thay đổi quá nhanh của
cơ thể mình. Ngoài ra yoga còn giúp các cơ quan trong cơ thể trẻ phát triển cân
bằng và khoẻ mạnh.
Hơn nữa yoga còn làm tăng khả năng tập trung của trẻ. Khi tham gia vào
những tư thế hay các động tác cụ thể của yoga, cơ thể con người phát ra những
tín hiệu thần kinh mang lại sự thư thái cho não bộ, đồng thời phá vỡ tất cả mọi
rào cản tinh thần do áp lực tinh thần hay strees gây ra.
Tập yoga còn giúp tăng cường và duy trì độ dẻo dai, linh hoạt cho trẻ nhỏ
giúp trẻ nhỏ có một thân hình cân đối, đảm bảo cho sự hoàn thiện về thể chất
kéo dài suốt đời.
Tập yoga giúp trẻ có một tinh thần sảng khoái, phát triển kĩ năng làm việc
tập thể, tự kiềm chế.
Có một số trẻ em không thể nhắm mắt và thư giãn trong khi tập luyện tập
yoga bởi thế những bài tập yoga nên được khắc sâu trong hình dung, tâm trí và
suy nghĩ của trẻ và theo tưởng tượng rằng mình đang ở trên một bãi biển vui
chơi những môn thể thao yêu thích để có thể thư giãn được. Yoga đưa trẻ đến
với những hình dung và những trí tưởng tượng hết sức bất ngờ, thấm nhuần
một cảm giác bình an, cảm giác kết nối con người cùng với thiên nhiên.
Yoga là một hoạt động khá thư giãn và thú vị và cũng có thể được xem là

một hình thức thay thế cho các môn thể thao nhằm tạo cân bằng trong cuộc sống
cho trẻ và thậm trí còn làm tăng hiệu xuất làm việc như có sức tập trung với tính
linh hoạt cao độ có trong yoga _ một hình thức nghệ thuật của nền văn hoá cổ
đại. Theo các chuyên gia, trẻ em từ vài tuổi đến thiếu niên hay khi đã là người
trưởng thành đều nên tập yoga để khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần. Tất nhiên
mỗi độ tuổi sẽ đòi hỏi những bài tập và cách thức tập luyện riêng phù hợp. Đối
với những đứa trẻ ở vào độ tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi hay đang gặp phải
những biến động về cuộc sống, yoga chính là một giải pháp hiệu quả.
1.1.5. Đặc điểm các bài tập Yoga
Các tư thế yoga thường được gọi là ASANAS bao gồm những bài tập khác
nhau do những vị đạo sư yoga đã dần dà xây dựng và phát triển nên từ hàng

10
ngàn năm trước. Những tư thế này giúp cho người tập đạt được sức khoẻ thực sự
cả về tinh thần lẫn thể xác. Từ ASANAS hàm nghĩa là những tư thế thoải mái
(Easy portues). Sự thoải mái không phải đợi đến một thời gian sau khi tập mà có
thể cảm nhận được ngay sau khi thực hành mỗi động tác. Đây là điều đặc biệt cơ
bản giữa các bài tập yoga với một số phương pháp thể dục thể thao khác. Nếu
các phương pháp thể dục thể thao thông thường chỉ chú tâm đến phát triển các
cơ bắp và sức mạnh bằng những động tác nhanh mạnh và liên tục thì ngược lại
các hoạt động yoga được thực hành chậm rãi mềm dẻo kết hợp với nhịp thở sâu
và thời gian nghỉ ngơi giữa mỗi tư thế. Cách tập này không những không tạo áp
lực cho tim mà còn có thể cung cấp thêm nhiều dưỡng khí cho máu và sinh lực
cho các giác quan, giúp năng lượng được tích luỹ nhiều hơn là tiêu tán.
B.R.Sluyengan, một đạo sư yoga đã nói về quá trình hình thành một động tác
yoga như sau: “Thực hành một ASANAS sẽ phát sinh năng lượng, giữ nguyên
trong tư thế là tập hợp và phân phối năng lượng trong khi việc thoát khỏi tư thế
là bảo vệ năng lượng”.
1.1.6. Đặc điểm những bài tập Yoga dành cho trẻ nhỏ
Yoga phù hợp với mọi lứa tuổi. Trẻ nhỏ có thể bắt đầu tập yoga là từ 4 - 5

tuổi. Tuy nhiên khó khăn khi cho trẻ nhỏ tập yoga là vì ở lứa tuổi của trẻ chúng
thường không yêu thích một bộ môn nào đó lâu dài và thường thiếu tập trung
khi tập luyện. Đây là đặc điểm mà yoga cho trẻ nhỏ đòi hỏi phải có những động
tác khác với những động tác yoga dành cho người lớn để phù hợp với trẻ.
Nếu như người lớn tập yoga hướng đến sự tĩnh lặng thì yoga cho trẻ nhỏ
hướng đến niềm vui gây sự chú ý, tập trung cho các em vì các bài tập yoga cho
trẻ nhỏ nhằm tác động đến các tuyến nội tiết tinh thần.
Yoga cho trẻ em chủ yếu là các hoạt động vui chơi, tập theo các tư thế mang
hình con vật, cây cối, núi sông, vạn vật …. Như thế lưng chó, lưng mèo, thế cánh
bướm, thế con quạ, con rùa…. Những bài tập này giúp trẻ duy trì sức khoẻ, sự
dẻo dai ngay từ nhỏ. Những động tác, tư thế hình con vật hoặc các bài tập hoà
mình vào thiên nhiên vui nhộn sẽ giúp trẻ thư giãn và thích thú với bài tập.
Theo Didi Amrta, chuyên viên dạy yoga cho trẻ em và Thiền định từng dạy
tại nhiều trung tâm yoga trong cả nước như tại G’n Yclub, trung tâm Hy
Vọng…. cho biết “Đối với trẻ em khi luyện tập yoga cần phải tập trung sự chú ý
của các em, làm cho các em tự nhận thức được sự cần thiết của yoga, hướng dẫn
cho các em thực hiện một số động tác khó để các em thấy thách thức và hào
hứng. Trẻ em cần sự vui nhộn nên cần tạo ra một không khí vui vẻ, sôi nổi”.


11
1.2. Vai trò của Yoga đối với việc giáo dục trẻ
1.2.1. Giáo dục đạo đức
Việc tập luyện yoga giúp trẻ kìm nén những hành động tiêu cực như: đánh
bạn, cãi nhau, tranh dành đồ chơi Đồng thời giúp trẻ thể hiện tình yêu thương,
chia sẻ, giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh, bởi đến với yoga là đến với
sự sẻ chia, sự hòa nhập giữa con người với thiên nhiên, giữa con người và xã
hội. Những câu truyện trẻ được cô giáo kể cho nghe trong lúc ngồi thiền giúp trẻ
khắc sâu vào tâm trí những bài học giáo dục đạo đức, khuyên dạy trẻ làm việc
tốt, giúp đỡ bạn bè, yêu quý thiên nhiên, bảo vệ cái đẹp.

1.2.2. Giáo dục trí tuệ và mở rộng nhận thức
Luyện tập yoga giúp trẻ có một tinh thần sảng khoái, phát triển kĩ năng làm
việc tập thể, khả năng tự kiềm chế bản thân. Yoga rất tốt cho trẻ, đặc biệt là trẻ
chậm phát triển trí tuệ, dạy yoga cho đối tượng này khó khăn hơn rất nhiều so
với trẻ phát triển bình thường nhưng hiệu quả đạt được có thể thấy rõ. Trẻ chậm
phát triển trí tuệ, tập yoga trong khoảng sáu tháng đến một năm tùy theo mức độ
sẽ cải thiện tình hình sức khỏe rõ rệt như: tăng cân, dẻo dai hơn và có ý thức tự
vệ sinh.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Anh, Phó chủ tịch hội y học thể thao Thành phố Hồ
Chí Minh cho rằng: “Lứa tuổi mầm non và học sinh là giai đoạn rất hiếu động,
khó tập trung nên yoga rất có ích cho việc giúp các em nâng cao khả năng tập
chung cho việc học tập thông qua thiền”.
1.2.3. Giáo dục thẩm mỹ
Tập các tư thế yoga như: thế sư tử, rắn hổ mang, thế cá sấu, thế cái cây, thế
con bướm, thế hoa tình bạn… giúp trẻ nhận thấy cái hay, cái đẹp trong cuộc sống
như cỏ cây, hoa lá, tình bạn,….Đồng thời thông qua các bài tập thiền trẻ tưởng
tượng tới các câu truyện cổ tích mà cô giáo kể, từ đó trí tưởng tượng của trẻ được
bay bổng theo những cô tiên, hoàng tử, những bức tranh mà trẻ vẽ ra trong trí
tưởng tượng, điều đó thật tuyệt vời nếu trẻ biến những tưởng tượng đó thành
những tác phẩm, những bức tượng, những bức tranh, những bài thơ, bài hát,….
1.2.4. Giáo dục thể chất
Trong cuộc đời mỗi người, giai đoạn đầu tiên là giai đoạn phát triển quan
trọng nhất, các chức năng tâm sinh lí chưa được hoàn thiện, các cơ quan còn non
yếu, đặc biệt là hệ thần kinh. Sau những giờ học mệt mỏi yoga là một người bạn
đem lại sự thoải mái, thư thái cho trí óc của trẻ. Tập yoga giúp trẻ có một thân
hình cân đối và khỏe mạnh, tăng cường độ dẻo dai, linh hoạt của trẻ nhỏ. Cô

12
Helen Garabedian tác giả cuốn sách “Một tí tẹo về Yoga” nói: “Tôi có một câu
thần chú và nó vận hành như sau: “Trẻ sơ sinh khỏe mạnh – Biến thành trẻ em

mạnh khỏe – Biến thành thanh thiếu niên khỏe mạnh – Biến thành người lớn
mạnh khỏe”. Các nhà khoa học đã chứng minh tập luyện yoga giúp trẻ phát triển
các hệ cơ quan như: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, đặc biệt là hệ nội tiết.
1.3. Đặc điểm tiếp nhận yoga của trẻ 4 - 5 tuổi
Yoga là một môn học đã được đưa vào giảng dạy như một môn thể thao,
đặc biệt là ở những nước phát triển như: Mĩ, Nhật Bản…. Ở Việt Nam thì chủ
yếu là các trường mầm non lớn như: Trường mầm non Quốc tế Trẻ Thơ, trẻ mới
được tiếp xúc với bộ môn này. Tuy nhiên trẻ ở các lớp này đều tỏ ra rất thích thú
đối với môn học bởi sự thú vị và một cơ thể khỏe mạnh do yoga đem lại.
1.3.1. Tiếp nhận gián tiếp
Trẻ 4 - 5 tuổi chưa thể tự đọc và hiểu các bài tập yoga do trình độ nhận
thức của trẻ chưa đạt tới trình độ có thể hiểu được nội dung bài tập được thể
hiện trên văn bản bởi vậy trẻ muốn hiểu và tập đúng thì cần phải thông qua khâu
trung gian là cô giáo - với tư cách là người đọc và hiểu nội dung bài tập sau đó
truyền đạt nôi dung, dạy lại bài tập cho trẻ để trẻ có cái nhìn đúng đắn, động tác
đúng với bài tập. Do đặc điểm tiếp nhận gián tiếp nên đã giảm đi tính độc lập,
chủ động của trẻ. Chính vì vậy phương pháp truyền đạt của giáo viên phải làm
sao để giúp cho trẻ tiếp thu được một cách tích cực, đầy đủ, toàn diện nhất về
bài tập là rất quan trọng.
1.3.2. Tiếp nhận mang tính tập thể
Ở trường mầm non trẻ học yoga chủ yếu dưới hình thức nhóm hoặc cả lớp.
Vì thế việc tiếp nhận các bài tập yoga của trẻ mang tính tập thể. Trẻ nghe cô
giáo hướng dẫn, điều khiển bài tập, vì thế trẻ thường phân tán khả năng chú ý,
khó tập trung cho các bài tập. Tuy nhiên trong môi trường tập thể sẽ tạo ra một
không khí vui nhộn, ấm cúng, làm cho trẻ có động lực để thi đua phấn đấu xem
bạn nào tập tốt được cô giáo khen, bạn nào tập chưa tốt thì cần phải cố gắng để
bằng các bạn khác.
1.3.3. Trẻ tiếp nhận yoga phụ thuộc vào sự lớn khôn, kinh nghiệm của trẻ
đã học tập được
Ở mỗi giai đoạn phát triển của cơ thể đặc điểm tiếp nhận yoga của trẻ khác

nhau. Nếu trẻ tập ở độ tuổi nhỏ thì khả năng tập trung kém, gây khó khăn cho
công việc luyện tập. Tuy nhiên đến độ tuổi lớn hơn, trẻ tập trung cao hơn và thời
gian tập trung lâu hơn nên việc giảng dạy và luyện tập cũng dễ dàng và nhanh

13
chóng đạt hiệu quả hơn. Nếu trẻ đã tập thành thạo các bài tập đơn giản thì trẻ có
thể tập các động tác có mức độ khó tăng dần. Ngoài việc phụ thuộc vào độ tuổi
khả năng tiếp nhận yoga còn phụ thuộc vào sự phát triển của cá nhân mỗi trẻ,
mỗi trẻ có một vốn kinh nghiệm sống khác nhau, khả năng tư duy khác nhau, vì
vậy giáo viên hướng dẫn cần chú ý phát hiện ra những đặc điểm cá nhân này để
có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng.
1.3.4. Quá trình tiếp nhận chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố tâm lí
Trẻ em là đối tượng rất giàu cảm xúc và tình cảm. Những cảm xúc đó được
bộc lộ trực tiếp như khóc, cười, gieo hò, … với những điều mà người lớn cho là
bình thường. Bởi vậy nếu trẻ vui vẻ thì trẻ sẽ có hứng thú học, ngược lại nếu trẻ có
những biểu hiện tâm lí tiêu cực trẻ sẽ phân tâm, không chú ý tới bài tập.
1.4. Phương pháp tổ chức hoạt động học yoga cho trẻ 4 - 5 tuổi
1.4.1. Phương pháp trực quan
Để trẻ có cái nhìn tổng thể về bài tập, trẻ cần được cô giáo tập mẫu để trẻ
quan sát. Để tập được bài tập trẻ cần quan sát giáo viên một cách tỉ mỉ, giáo viên
cần tập từng động tác để trẻ quan sát và tập theo. Phương pháp quan sát là một
phương pháp quan trọng trong quá trình học.
1.4.2. Phương pháp dùng lời
Quan sát giúp trẻ có cái nhìn bề ngoài về các bài tập tuy nhiên chỉ như thế
chưa đủ, trong quá trình dạy học giáo viên cần kết hợp các động tác với lời
hướng dẫn để trẻ hiểu bản chất bên trong của bài tập, tập đúng với tinh thần của
bài tập. Trong quá trình trẻ tập giáo viên cần dùng lời nói để động viên, khuyến
khích, đồng thời hướng dẫn trẻ sửa chữa các lỗi sai trong quá trình tập.
1.4.3. Phương pháp thực hành
“Học phải đi đôi với hành”, đặc biệt là đối với bộ môn yoga thì yếu tố thực

hành mới có ý nghĩa thực sự. Sau khi tập mẫu, hướng dẫn cho trẻ, giáo viên cần
tổ chức cho trẻ thực hành. Quá trình thực hành cần lặp đi lặp lại nhiều lần bởi trẻ
rất mau nhớ nhưng cũng quên rất nhanh. Bởi vậy khi học bài mới, giáo viên cần
cho trẻ thực hành lại bài đã học để củng cố lại. Trong quá trình cho trẻ thực hành,
giáo viên cần nhắc nhở, sửa chữa những tư thế sai để trẻ kịp thời sửa chữa.
1.5. Đặc điểm tâm lí của trẻ 4 - 5 tuổi
1.5.1. Hoàn thiện hoạt động vui chơi và hình thành “Xã hội trẻ em”
Suốt cả cuộc đời, từ bé đến già, ở độ tuổi nào con người cũng đều tham gia
vào hoạt động vui chơi, nhưng chỉ ở tuổi mẫu giáo mà ở chính giữa cái tuổi ấy

14
(tức là tuổi mẫu giáo nhỡ) thì hoạt động vui chơi mới mang đầy đủ ý nghĩa của
nó nhất, cũng tức là nó đạt tới dạng chính thức và biểu hiện đầy đủ nhất đặc
điểm của hoạt động vui chơi. Có thể nói rằng hoạt động vui chơi ở lứa tuổi mẫu
giáo nhỡ đang phát triển tới mức hoàn thiện. Trong hoạt động vui chơi, trẻ mẫu
giáo nhỡ thể hiện rõ rệt tính tự lực, tự do và chủ động. Trong quá trình vui chơi,
trẻ bộc lộ toàn bộ tâm trí của mình, nhận thức, tình cảm, ý chí, nói năng đều tỏ
ra tích cực và chủ động. Trong khi vui chơi, trẻ mẫu giáo nhỡ thể hiện tính tự
lực, tự do rất rõ, ít lệ thuộc vào người lớn và hoàn toàn tùy thuộc vào ý thích của
mình. Trẻ tự lực, tự do trong việc lựa chọn chủ đề và nội dung chơi, tự do lựa
chọn các bạn cùng chơi, tự do tham gia vào trò chơi mà mình thích và tự do rút
ra khỏi trò chơi mà mình đã chán. Trong hoạt động vui chơi, trẻ mẫu giáo nhỡ
đã biết thiết lập những quan hệ rộng rãi và phong phú với các bạn cùng chơi.
Một “xã hội trẻ em” được hình thành. Chính do đặc điểm tâm lí này của trẻ mẫu
giáo nhỡ mà giáo viên cần phối kết hợp các hoạt động trong quá trình tổ chức
hoạt động học tập cũng như vui chơi, phải gây được sự chú ý, thu hút được trẻ.
Đặc biệt với bộ môn yoga, một bộ môn mới đang dần được triển khai vào trường
mầm non, giáo viên cần tích cực tìm hiểu, trau dồi kiến thức, xây dựng hoạt
động cho phù hợp với trẻ, tránh gây nhàm chán. Mỗi một bài tập giáo viên
không chỉ hướng dẫn trẻ thực hành không mà cần phải tạo được hứng thú để trẻ

yêu thích, tự nguyện tham gia một cách tích cực, chủ động tham gia tập luyện
cùng các bạn một cách hòa đồng, đoàn kết dựa trên mong muốn đạt được kết
quả bằng sự nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó giáo viên cần cung cấp tri thức,
lồng ghép nội dung giáo dục trong khi trẻ tham gia tập luyện. Đó chính là cách
thu hút trẻ, hướng trẻ tích cực tham gia vào hoạt động, mở rộng kiến thức cho
trẻ điều đó rất phù hợp với tính tò mò ham hiểu biết thích khám phá và tự khẳng
định của trẻ.
1.5.2. Tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh
Đầu tuổi mẫu giáo, trẻ đã biết tư duy bằng những hình ảnh trong đầu,
nhưng do biểu tựơng còn nghèo nàn và tư duy mới được chuyển từ bình diện
bên ngoài vào bình diện bên trong nên trẻ mới chỉ giải được một số bài toán hết
sức đơn giản theo kiểu tư duy trực quan hình tượng. Cùng với sự hoàn thiện hoạt
động vui chơi và sự phát triển các hoạt động khác, vốn biểu tượng của trẻ mẫu
giáo nhỡ được giàu lên thêm nhiều, chức năng kí hiệu phát triển mạnh, lòng ham
hiểu biết và hứng thú nhận thức tăng lên rõ rệt. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển tư duy trực quan – hình tượng, và đây cũng là thời điểm tư duy đó
phát triển mạnh mẽ nhất – tất nhiên nó vẫn chưa thể tách rời những hoạt động
vật chất và hoạt động thực tiễn của trẻ. Phần lớn trẻ ở tuổi mẫu giáo nhỡ đã có

15
khả năng suy luận. Nếu ở tuổi mẫu giáo bé, để giải các bài toán trẻ thường dùng
định hướng bên ngoài – tức là tư duy trực quan hành động và chỉ những bài toán
thực sự đơn giản chúng mới biết giải thầm trong óc, dựa vào những biểu tượng
đã thu được, thì phần lớn trẻ mẫu giáo nhỡ đã có khả năng giải các bài toán bằng
các “phép thử ngầm trong óc” , dựa vào các biểu tượng , “kiểu tư duy trực quan
hình tượng đã bắt đầu chiếm ưu thế”. Khi hành động với các biểu tượng trong
óc, đứa trẻ hình dung được các hành động thực tiễn với các đối tượng và kết quả
của những hành động ấy. Tuy nhiên vì chưa có khả năng tư duy trừu tượng nên
trẻ chỉ mới dựa vào các biểu tượng đã có, những kinh nghiệm đã trải qua để suy
luận ra những vấn đề mới. Vì vậy trong khá nhiều trường hợp chúng chỉ dừng

lại ở các biểu hiện bên ngoài mà chưa đi được vào bản chất bên trong.
1.5.3 Sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ mẫu giáo nhỡ
Ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ đời sống tình cảm của trẻ có một bước chuyển biến
mạnh mẽ, vừa phong phú vừa sâu sắc hơn so với lứa tuổi trước đó. Tình cảm của
con người chỉ nảy sinh trong những mối quan hệ giữa người với người. Ở độ
tuổi mẫu giáo nhỡ quan hệ của trẻ với những người xung quanh được mở rộng
ra một cách đáng kể, do đó tình cảm của trẻ cũng được phát triển về nhiều phía
đối với những người trong xã hội. Có thể coi đây là nguồn xúc cảm mạnh mẽ
nhất và quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của trẻ mẫu giáo nhỡ. Trẻ mẫu
giáo nhỡ rất thèm khát sự trìu mến, yêu thương, đồng thời rất lo sợ trước những
thái độ thờ ơ lạnh nhạt của những người xung quanh đối với mình. Trẻ thích kết
bạn và cũng đã bắt đầu biết quan tâm đến bạn trong nhóm. Một biểu hiện tình
cảm đặc biệt nữa của trẻ mẫu giáo nhỡ là trẻ rất quan tâm đến những em bé, yêu
thương và thích gần gũi những em bé. Có thể nói tình thương yêu của trẻ mẫu
giáo nhỡ đối vơi những người thân xung quanh được bộc lộ khá rõ ràng và nồng
thắm. Tình cảm đó cũng dễ dàng được trẻ chuyển vào những nhân vật trong
truyện cổ tích hay trong những truyện khác. Trẻ phân biệt yêu, ghét rạch ròi.
Tình cảm của trẻ không chỉ biểu lộ với những người thân, nhân vật trong truyện
mà còn đối với cả động vật, cỏ cây, đồ chơi, đồ vật và các hiện tượng trong thiên
nhiên. Như vậy tình cảm của trẻ mẫu giáo nhỡ phát triển mãnh liệt, đặc biệt là
tính đồng cảm và tính dễ xúc cảm với con người và cảnh vật xung quanh. Sự
phát triển tình cảm của trẻ mẫu giáo nhỡ còn được biểu hiện ra ở nhiều mặt
trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ biết yêu cái đẹp, cảm nhận cái đẹp, và tích
cực tham gia cải tạo cái đẹp, xây dựng cái đẹp.
1.5.4 Sự phát triển động cơ hành vi và sự hình thành hệ thống thứ bậc các
động cơ

16
Ở tuổi mẫu giáo nhỡ, các động cơ đã xuất hiện trước đấy như muốn tự
khẳng định, muốn được sống và làm việc giống như người lớn, muốn nhận thức

sự vật và hiện tượng xung quanh,… đều được phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt
những những động cơ đạo đức, thể hiện thái độ của trẻ đối với những người
khác có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển các động cơ hành vi.
Những động cơ này gắn liền với việc lĩnh hội có ý thức những chuẩn mực về
những quy tắc đạo đức hành vi trong xã hội. Ở tuổi mẫu giáo nhỡ, những động
cơ xã hội – muốn làm một cái gì đó cho người khác, mang lại niềm vui cho
người khác bắt đầu chiếm vị trí ngày càng lớn trong số các động cơ đạo đức. Trẻ
mẫu giáo nhỡ thực hiện một cách có ý thức công việc mang nội dung đạo đức tốt
đẹp. Động cơ hành vi của trẻ mẫu giáo nhỡ nhiều màu nhiều vẻ: động cơ tự
khẳng định, động cơ nhận thức, muốn khám phá về thế giới xung quanh, động
cơ thi đua, động cơ xã hội… Trong những động cơ đó có thể có sự pha trộn mặt
tích cực lẫn tiêu cực, nhất là đối với những động cơ xã hội. Do đó cần phải quan
tâm đến nội dung động cơ của trẻ, cần phải phát huy động cơ tích cực và uốn
nắn động cơ tiêu cực. Sự biến đổi động cơ hành vi trong tuổi mẫu giáo nhỡ
không chỉ thể hiện ở mặt nội dung của động cơ và sự xuất hiện nhiều loại động
cơ mới, mà trong lứa tuổi này đã bắt đầu hình thành quan hệ phụ thuộc theo thứ
bậc của các động cơ. Đó là một cấu tạo tâm lý mới trong sự phát triển nhân cách
của trẻ mẫu giáo. Trong hệ thống thứ bậc này, các động cơ được sắp xếp theo ý
nghĩa quan trọng của mỗi động cơ đối với bản thân mỗi đứa trẻ. Hệ thống thứ
bậc các động cơ được hình thành ở tuổi này khiến cho hành vi của trẻ nhằm theo
một xu hướng nhất định, hành vi của trẻ mang tính nhân cách.
Tuổi mẫu giáo nhỡ là chặng giữa tuổi mẫu giáo. Nó đã vượt qua thời kì
chuyển tiếp từ tuổi ấu nhi lên để tiến tới một chặng đường phát triển tương đối
ổn định. Có thể coi đây là một thời kì phát triển rực rỡ của những nét tâm lí đặc
trưng cho tuổi mẫu giáo, mà bao trùm lên tất cả tính hình tượng, tính dễ xúc cảm
và tính đồng cảm trong hoạt động tâm lí. Điều này khiến cho nhân cách của trẻ ở
giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành mang tính độc đáo, rõ nét nhất.
Những thuộc tính tâm lí cũng như những phẩm chất nhân cách đang phát triển ở
độ tuổi này là điều kiện hết sức quan trọng để tạo ra một sự chuyển tiếp mạnh
mẽ ở độ tuổi sau tiến dần vào thời kì chuẩn bị cho trẻ tới trường phổ thông.

2. Cơ sơ thực tiễn
Việc dạy yoga cho trẻ em ở Việt Nam và trên thế giới ngày càng phổ biến,
đặc biệt là ở các nước phát triển như Mĩ, Nhật Bản, Ấn Độ, các nước ở Châu
Âu… Ở Việt Nam, các trung tâm yoga mở lớp học cho trẻ em ngày càng nhiều,

17
ví dụ như trung tâm Hy Vọng, trung tâm AD yoga, trường mầm non Quốc tế Trẻ
Thơ là trường mầm non đầu tiên triển khai đưa yoga vào hoạt động ngoại khóa
của nhà trường. Các bài tập yoga đã được biên soạn cho đơn giản, hấp dẫn sao
cho phù hợp với từng độ tuổi. Trong quá trình học, trẻ được vừa học vừa chơi
giúp trẻ rèn luyện trí tưởng tượng cũng như sự tập trung tinh thần tốt hơn.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng yoga không phù hợp với trẻ nhỏ, yoga sẽ
làm mất đi sự vui vẻ, hồn nhiên của trẻ. Tuy nhiên thực tiễn không phải như vậy.
Yoga cho trẻ em là những bài tập đã được biên soạn lại cho phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lí của trẻ. Những bài tập yoga cho người lớn chủ yếu mang tính
chất tĩnh. Nhưng đối với trẻ là sự cân bằng giữa tĩnh và động làm cho trẻ không
nhàm chán và cũng không quá mệt mỏi. Tuy nhiên việc dạy trẻ muốn đạt kết
quả cần có phương pháp giảng dạy phù hợp và các động tác khi giáo viên dạy trẻ
phải chuẩn xác có như vậy mới mang lại hiệu quả trong quá trình tập luyện. Nếu
tập sai phương pháp thì không những không mang lại hiệu quả mà còn gây ảnh
hưởng đến trẻ. Do vậy khi tiếp cận đưa yoga vào trường mầm non giáo viên cần
tìm hiểu rõ đặc điểm tâm lí của trẻ, cùng phương pháp giảng dạy, đặc điểm
những bài tập yoga để áp dụng cho phù hợp.
2.1. Khảo sát tình hình thực tiễn
Để thấy được thực trạng nhận thức và quan điểm của các giáo viên mầm
non hiện nay về bộ môn yoga dành cho trẻ em, chúng tôi đã tiến hành khảo sát
các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại các trường mầm non.
2.1.1. Mục đích khảo sát thực tiễn
Việc khảo sát nhằm mục đích tìm hiểu khả năng nhận thức của giáo viên mầm
non về bộ môn yoga dành cho trẻ em đang ở mức độ nào, quan điểm của các giáo

viên về bộ môn cùng phương pháp triển khai bộ môn ở trường mầm non.
2.1.2. Đối tượng khảo sát
- 10 giáo viên trường mầm non xã An Nội – Xã An Nội - Huyện Bình Lục -
Tỉnh Hà Nam.
- 10 giáo viên trường mầm non Quốc tế Trẻ Thơ – Quận Tân Bình – Thành phố.
Hồ Chí Minh.
2.1.3. Thời gian và địa bàn khảo sát
Tháng 3 năm 2013: Phát phiếu điều tra phỏng vấn 10 giáo viên trường
mầm non Quốc tế Trẻ Thơ – Quận Tân Bình – Thành phố Hồ Chí Minh.

18
Tháng 4 năm 2013: Phát phiếu điều tra, phỏng vấn 10 giáo viên trường
mầm non xã An Nội – Xã An Nội – Huyện Bình Lục – Tỉnh Hà Nam.
2.1.4. Nội dung khảo sát
Chúng tôi tiến hành điều tra mức độ hiểu biết của các giáo viên về bộ môn
yoga cho trẻ em và quan điểm của các cô về việc áp dụng bộ môn yoga trong
trường mầm non.
2.1.5. Phương tiện khảo sát
Sử dụng phiếu điều tra.
2.1.6. Kết quả khảo sát
Trường Mầm non Quốc tế Trẻ Thơ và Trường Mầm non An Nội
Câu 1.Cô có hiểu biết gì về yoga không?
Trường

Mức độ
Mầm non Quốc tế Trẻ Thơ
(Đã áp dụng yoga vào trường)
Mầm non An Nội
(Chưa áp dụng yoga vào trường)
Số lượng

Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Rất hiểu
8/10
80
2/10
20
Hiểu ít
2/10
20
5/10
50
Chưa hiểu
0
0
3/10
30

Câu 2. Theo cô yoga nên dành cho người lớn hay trẻ em?
Trường

Đối tượng
Mầm non Quốc tế Trẻ Thơ
(Đã áp dụng yoga vào trường)
Mầm non An Nội
(Chưa áp dụng yoga vào trường)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng

Tỉ lệ (%)
Người lớn
1/10
10
8/10
80
Trẻ em
1/10
10
1/10
10
Cả hai
8/10
80
1/10
10

×