Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: GIÁO DỤC TÌNH CẢM ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA QUỲNH CHIỀNG BÔM – THUẬN CHÂU – SƠN LA THÔNG QUA VIỆC GIÚP TRẺ LÀM QUEN VỚI TRUYỆN CỔ TÍCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.05 KB, 64 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




NGUYỄN NGỌC BÍCH





GIÁO DỤC TÌNH CẢM ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
TRƯỜNG MẦM NON HOA QUỲNH CHIỀNG BÔM –
THUẬN CHÂU – SƠN LA THÔNG QUA VIỆC
GIÚP TRẺ LÀM QUEN VỚI TRUYỆN CỔ TÍCH




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





SƠN LA, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




NGUYỄN NGỌC BÍCH





GIÁO DỤC TÌNH CẢM ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
TRƯỜNG MẦM NON HOA QUỲNH CHIỀNG BÔM –
THUẬN CHÂU – SƠN LA THÔNG QUA VIỆC
GIÚP TRẺ LÀM QUEN VỚI TRUYỆN CỔ TÍCH


CHUYÊN NGÀNH: PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ
LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Th.S Trịnh Thị Hồng

SƠN LA, NĂM 2013
LỜI CẢM ƠN

Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành dựa trên sự hướng dẫn khoa học
của cô giáo, Thạc Sĩ Trịnh Thị Hồng. Nhân dịp khóa luận được công bố, em
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, Thạc Sĩ Trịnh Thị Hồng – người đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình cho em trong quá trình thực hiện
đề tài này.
Em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Phòng Đào Tạo, các thầy,

cô giáo khoa Tiểu học – Mầm non, thư viện trường Đại học Tây Bắc, các ban
ngành chức năng và tập thể lớp K50 Đại học giáo dục Mầm non.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban giám hiệu trường
Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La đã tận tình giúp
đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Với nội dung khóa luận này em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của thầy cô và các bạn!
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn!

Sơn La, tháng 5 năm 2013
Người thực hiện


Nguyễn Ngọc Bích


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT


GDĐĐ : Giáo dục đạo đức
MGB : Mẫu giáo bé
MGL : Mẫu giáo lớn
MGN : Mẫu giáo nhỡ
NXB : Nhà xuất bản
STT : Số thứ tự
% : Phần trăm



MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Mục đích nghiên cứu 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 5
6. Phương pháp nghiên cứu 5
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận 6
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 6
7. Đóng góp của khóa luận 6
8. Giả thuyết khoa học 6
9. Cấu trúc của khóa luận 7
PHẦN NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 8
1.1. Đặc điểm tâm lí của trẻ mầm non 8
1.2. Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non 9
1.2.1. Khái niệm đạo đức 9
1.2.2. Khái niệm giáo dục 9
1.2.3. Khái niệm giáo dục đạo đức 10
1.2.4. Nhiệm vụ, nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 10
1.2.5. Phương pháp giáo dục đạo đức 11
1.3. Truyện cổ tích với trẻ mẫu giáo 14
1.4. Đặc điểm tâm lí trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đối với việc lựa chọn truyện cổ tích
để giáo dục đạo đức 18
TIỂU KẾT 22

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 23
2.1. Khảo sát chương trình làm quen với tác phẩm văn học của trẻ 5 – 6 tuổi 23

2.2. Khảo sát thực trạng dạy học ở trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm –
Thuận Châu – Sơn La 23
2.2.1. Mục đích và nội dung khảo sát 23
2.2.2 Vài nét về khách thể điều tra 24
2.2.3. Thời gian điều tra 24
2.2.4. Phương pháp điều tra 24
2.2.5. Thực trạng hoạt động dạy học của trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng
Bôm – Thuận Châu – Sơn La 24
2.3. Thực trạng hoạt động dạy học ở trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm
– Thuận Châu – Sơn La 29
TIỂU KẾT 31
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP DẠY HỌC 32
3.1. Biện pháp tạo hứng thú trong giờ học 32
3.2. Biện pháp lựa chọn truyện cổ tích để đạt hiệu quả cao 33
3.2.1. Truyện cổ tích được lựa chọn phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa
tuổi 33
3.2.2. Truyện cổ tích được lựa chọn phải có nội dung mang ý nghĩa giáo dục đạo
đức cho trẻ 34
3.3. Lập kế hoạch cụ thể cho từng chủ đề, chủ điểm về nội dung giáo dục đạo
đức cho trẻ 34
3.4. Biện pháp nâng cao nhận thức của giáo viên 35
3.4.1. Giáo viên cần nâng cao nhận thức của mình về nhiệm vụ, nội dung và
phương pháp giáo dục cho trẻ thông qua tài liệu, sách báo tham khảo 35
3.4.2. Giáo viên cần rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho bản thân 37
3.4.3. Giáo viên cần chú ý và tìm ra những bài học cụ thể cho từng câu chuyện
cũng như cách thức truyền tải cho trẻ nội dung giáo dục đó 38
3.5. Đa dạng hoá hoạt động học tập, tổ chức hoạt động ngoại khoá liên quan đến
truyện cổ tích đồng thời rèn luyện khả năng phát âm, củng cố vốn từ cho trẻ 39
3.6. Biện pháp kết hợp giữa gia đình và nhà trường 41
3.7. Một số giáo án 42

TIỂU KẾT 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
1. Kết luận 53
2. Kiến nghị 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC

1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Tại điều 22 luật giáo dục (2005) của nước ta xác định: “Mục tiêu giáo dục
mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một”. Trong
tương lai trẻ em tuổi mầm non của ngày hôm nay sẽ trở thành người lao động,
người công dân thực sự của đất nước nhưng việc đào tạo con người mới lại phải
bắt đầu ngay từ thuở lọt lòng. Khi bàn về bản chất con người, đứng trên quan
điểm xã hội học, Mạnh Tử nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện, tính tương cận tập
tương viễn”, nghĩa là con người sinh ra ban đầu vốn dĩ lương thiện, tính tình khá
đồng nhất, nhưng do môi trường và sự tiếp cận học hỏi khác nhau mà tính tình
đâm ra khác biệt nhau. Còn Tuân Tử nói: “Nhân chi sơ tính bản ác, lý tính hậu
lai tập đắc”, nghĩa là con người sinh ra ban đầu vốn dĩ là ác, nhưng sau này do
học tập mà có lý trí, biết cái đúng cái sai. Mạnh Tử và Tuân Tử đều là bậc thầy
của Nho giáo thời Chiến quốc, dù có những đánh giá khác nhau về tính con
người, nhưng đều thống nhất rằng môi trường và sự giáo dục sẽ làm con người
thay đổi, nghĩa là giáo dục đóng vai trò quyết định cho bản tính của con người
trong tương lai.
Mục tiêu của giáo dục thật sự rất rõ ràng là dạy làm người, nghĩa là rèn
luyện đạo đức và nhân cách con người. Giáo dục đồng thời cung cấp kiến thức,
kỹ năng để con người xây dựng cuộc sống hạnh phúc, văn minh. Giáo dục

không chỉ là việc cung cấp, bồi dưỡng tri thức, kĩ năng hay nâng cao năng lực
con người, mà hơn hết mục tiêu chính và quan trọng nhất của giáo dục không gì
khác chính là “dạy cách làm người”. Giúp con người bồi dưỡng tâm hồn và rèn
giũa nhân cách, hoàn thiện bản thân, có như vậy con người mới có thể phát triển
toàn diện được. Mục tiêu ấy của giáo dục không phải có thể hoàn thành một
cách nhanh chóng trong một sớm một chiều, mà nó là cả một quá trình dài thực
hiện theo những cấp độ khác nhau, từ khi trẻ được sinh ra cho đến hết bậc học
phổ thông hoặc cao hơn nữa. Trong đó tập trung chủ yếu ở các cấp học mầm
non, tiểu học và phổ thông cơ sở và tất nhiên là khâu quan trọng nhất, cũng là
nền tảng cho việc hình thành những kĩ năng đầu tiên với cuộc sống. Tạo dựng
những nền tảng căn sơ cho nhân cách sau này của trẻ chính là ở trường mầm
non. Bởi lẽ, đây là thời kỳ quan trọng nhất của trẻ khi các em mới chập chững
làm quen với xã hội bên ngoài sự bao bọc của gia đình. Đây cũng là thời kỳ tiên
quyết, giúp trẻ chuẩn bị những hành trang đầu tiên để bước vào đời sau này.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành, biết

2
ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Đó như một lời khẳng định cho sự ngây
thơ, hồn nhiên, trong sáng của trẻ. Khi mới sinh ra trẻ em như một tờ giấy trắng
tinh khôi không hề tì vết, không vấy bẩn và trong sáng vô cùng. Sự trong sáng
ngây thơ ấy mang lại cho trẻ sự hồn nhiên nhưng cũng khiến trẻ không đủ khả
năng để có thể vững vàng trong cuộc sống. Bởi vậy, trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi
những tác động của xã hội xung quanh.
Đặc biệt, ở lứa tuổi mầm non, trẻ chủ yếu nhận biết xã hội bằng việc quan
sát và bắt chước những gì quan sát được, chứ chưa thể có những chủ kiến của
bản thân cũng như có được sự đánh giá đúng sai để xem xét có nên học tập hay
không. Bởi vậy mà tâm hồn trong sáng ngây thơ của trẻ rất có khả năng sẽ bị
biến đổi nhanh chóng, trở thành những đứa trẻ hư, những học sinh kém…
Chúng ta cũng từng khẳng định trẻ em là mầm non tương lai của đất nước. Có lẽ
nào ta lại để những mầm non ấy chưa kịp lớn lên đã dần thui chột và lụi tàn. Vì

vậy, giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ là nhiệm vụ rất quan trọng trong các cơ
sở giáo dục mầm non và trong môi trường gia đình của trẻ. Khoa học tâm lý đã
khẳng định rằng khi hết tuổi mầm non, ở đứa trẻ đặt xong nền móng đầu tiên
của nhân cách, sự phát triển về mặt đạo đức cho trẻ sau này đều mang rõ dấu ấn
của thời ấu thơ. Vì thế, từ lứa tuổi này chúng ta phải chăm lo phát triển toàn diện
cho trẻ, trên cơ sở đó mà từng bước hình thành tình cảm đạo đức cho trẻ theo
phương hướng, yêu cầu mà xã hội mới đặt ra.
Môn “Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” có vai trò rất
quan trọng đối với sự hình thành và phát triển đạo đức cho trẻ. Từ lâu người ta
đã nhận thấy văn học là nguồn không cạn của tri thức, là kinh nghiệm sống mà
con người cần tiếp thu và phát triển. Người ta cũng thấy rõ vị trí sức mạnh riêng
của tác phẩm văn học trong sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục trẻ mầm
non nói riêng. Trong các tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi có một thể loại
văn học được trẻ em trên khắp thế giới yêu thích và được nhân dân lao động từ
ngàn xưa coi là một công cụ hữu hiệu để giáo dục đạo đức cho trẻ đó là truyện
cổ tích. Ngay từ khi ra đời truyện cổ tích đã mang trong mình sứ mệnh vẻ vang,
là một phương tiện để giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho trẻ. Truyện cổ
tích mang nội dung luân lí, đạo đức, triết học rất rõ ràng. Vì vậy những bài học
đạo đức ở đây trở nên sâu sắc. Mọi sự vật, hiện tượng đều có quan hệ nhân quả:
gieo gió gặp bão, ở hiền gặp lành. Qua những hiện tượng trong cổ tích, trẻ em
nhận thức được những khái niệm đầu tiên về sự công bằng và bất công, về nền
văn hóa của dân tộc mình… Như vậy việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn
học đặc biệt là thông qua truyện cổ tích có ý nghĩa to lớn đối với việc giáo dục
đạo đức, bồi dưỡng phẩm chất tâm hồn, phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo. Có

3
thể nói trẻ rất nhạy cảm với nội dung đạo đức trong tác phẩm văn học. Giáo dục
đạo đức là một trong những mặt quan trọng nhất của sự phát triển nhân cách.
Hiện nay, ở trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu –
Sơn La, vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua giờ kể chuyện cổ

tích còn ít được đề cập đến hoặc có được đề cập đến nhưng chưa được áp dụng
rộng rãi. Vì vậy để trẻ phát huy được tối đa những tình cảm đạo đức, tính tích
cực, sáng tạo, tư duy tưởng tượng các nhà giáo dục cần có biện pháp và phương
pháp giúp trẻ phát triển tình cảm đạo đức thông qua việc giúp trẻ làm quen với
truyện cổ tích. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, mức độ biểu hiện tình cảm đạo
đức của trẻ chưa cao, một trong những nguyên nhân đó là ở trường mầm non
còn mang nặng tính hình thức, trong quá trình tổ chức hoạt động giáo viên chưa
chú trọng phát huy vai trò của truyện cổ tích đối với sự phát triển tình cảm đạo
đức của trẻ. Một trở ngại lớn đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua
truyện cổ tích đó là việc sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Mác nói: “Ngôn ngữ là vỏ
hiện thực của lời nói và tư duy”. Không đủ vốn từ hay vốn từ không được tích
cực hóa thì không thể hiểu được ý của người khác nói, không thể diễn đạt được
điều mình muốn nói cho người khác hiểu được. Bên cạnh đó cơ sở vật chất còn
hạn hẹp, phụ huynh thiếu quan tâm đến sự phát triển đạo đức của trẻ, trẻ chủ yếu
sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình để giao tiếp. Mà đặc biệt là giáo viên chưa
biết khai thác thế mạnh của truyện cổ tích trong việc giáo dục toàn diện nhân
cách nói chung và tình cảm đạo đức nói riêng cho trẻ mẫu giáo.
Với những lý do trình bày ở trên chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài:
“Giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mầm non Hoa Quỳnh
Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La thông qua việc giúp trẻ làm quen với
truyện cổ tích”.
2. Lịch sử vấn đề
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tác động của văn học và truyện cổ
tích với sự phát triển toàn diện của trẻ. Qua quá trình tìm hiểu về sự tác động
của truyện cổ tích trong việc giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi chúng
tôi đã tiếp cận với một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.
Có lẽ đối với trẻ thơ không món quà nào hấp dẫn bằng truyện cổ tích. Vai
trò của truyện cổ tích từ lâu đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan
tâm nghiên cứu. Có thể kể đến các tác giả như:
M.K Bogoliup Xkaia và V.v septsenk với tác phẩm: “Đọc và kể truyện văn

học ở vườn trẻ” (Liên Xô cũ, 1967). Các tác giả tập trung nhấn mạnh đến các
vấn đề cơ bản của người giáo viên trong việc đọc và kể truyện văn học ở trường

4
mẫu giáo. Tuy chưa có ý thức rõ ràng về thi pháp của thể loại truyện cổ tích
nhưng các tác giả đã lưu ý giáo viên cần chú ý vào giá trị nội dung và hình thức
nghệ thuật của truyện dân gian như những biện pháp tự sự với âm điệu lạc quan,
tính duyên dáng mà giản dị của ngôn ngữ, với sự xuất hiện những câu văn vần,
ca khúc và những câu đối thoại đơn giản. Công trình cũng nhấn mạnh không khí
cổ tích, môi trường diễn xướng dân gian, thể hiện trên nét mặt, cử chỉ và sự giao
cảm trực tiếp của người đọc và sự đáp lại của người nghe.
Tập thể giáo viên mẫu giáo Hans Joachim, Horst, Cholothauer tác phẩm:
“Về văn học cho trẻ mẫu giáo” (Cộng hòa dân chủ Đức, 1976). Công trình này
đã trở thành cuốn sách giáo khoa nổi tiếng được tái bản lại nhiều lần. Cuốn sách
đã quán triệt tư tưởng giáo dục cơ bản là: đề cao vai trò to lớn của môi trường
văn hóa nghệ thuật và những ấn phẩm góp phần phát triển nhân cách trẻ mẫu
giáo. Vai trò to lớn và tác dụng lâu dài của truyện cổ tích trong việc giáo dục trẻ
thông qua chức năng xã hội, thẩm mỹ trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai
được nhấn mạnh đặc biệt trong công trình này. Trong công trình tác giả xem
trọng đặc trưng ngôn ngữ cổ tích và việc khai thác và phát triển năng lực ngôn
ngữ trẻ.
Tập thể tác giả Stanislawa Fryciego, I Zabeli – Lewanskie tác phẩm: “Văn
hóa văn học ở trường mẫu giáo” (Ba Lan). Các tác giả đã nhìn thấy rõ sự cần
thiết phải tạo không khí văn học kết hợp với các hình thức giao tiếp với trẻ, cổ
vũ trẻ tập trung nhìn nhận, đánh giá về nhân vật văn học góp phần hình thành và
hoàn thiện nhân cách trẻ.
Tác giả Nguyễn Thu Thủy tác phẩm: “Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện
và thơ” (1986). Cuốn sách chưa đi sâu vào nội dung giáo dục của truyện cổ tích.
Phạm Thị Việt – Lê Ánh Tuyết – Cao Đức Tiến, “Văn học và phương pháp
cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học”, NXB giáo dục. Cuốn sách đã đề cập đến

mục đích, nội dung và phương pháp cho trẻ làm quen với văn học. Đồng thời đã
lựa chọn và mang đến cho trẻ những truyện kể dân gian phù hợp và hấp dẫn.
Một số cuốn sách sưu tầm truyện cổ tích như:
“100 truyện cổ tích nổi tiếng thế giới”, NXB Văn hóa thông tin
“100 truyện cổ tích thế giới Ngọc Ánh sưu tầm và biên soạn”, NXB Dân trí
“100 truyện cổ tích Việt Nam hay nhất”, NXB nhà văn, do tác giả Thái
Đắc Xuân sưu tầm
Qua tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu chúng tôi nhận thấy đó đều là những
công trình nghiên cứu vĩ đại trên cả lĩnh vực lí luận và thực tiễn. Tuy nhiên chưa

5
có đề tài nào nghiên cứu về giáo dục tình cảm đạo đức thông qua truyện cổ tích
tại một trường mầm non cụ thể. Song đó là những tài liệu tham khảo giúp chúng
tôi xây dựng cơ sở lý luận của đề tài giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi
tại trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La thông qua
việc giúp trẻ làm quen với truyện cổ tích.
3. Mục đích nghiên cứu
Qua việc khảo sát thực tiễn và tìm hiểu cơ sở lý luận chúng tôi nhằm đề
xuất một số biện pháp giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mầm
non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La thông qua việc giúp trẻ
làm quen với truyện cổ tích. Thông qua tác phẩm văn học nói chung và truyện
cổ tích nói riêng giúp hoàn thiện sự phát triển toàn diện của trẻ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu một số cơ sở lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Tìm hiểu thực trạng của việc giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 –
6 tuổi trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La thông
qua các câu truyện cổ tích của giáo viên để làm rõ cơ sở thực tiễn. Từ đó, đề xuất
một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
Tổ chức thực nghiệm để khẳng định tính khả thi của biện pháp giáo dục
tình cảm đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua việc giúp trẻ làm quen với truyện

cổ tích mà đề tài đã đề xuất.
Xử lí kết quả nghiên cứu.
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi
thông qua việc làm quen với truyện cổ tích tại một trường mầm non miền núi cụ
thể đó là trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La. Từ
đó, chúng tôi đề xuất một số biện pháp dạy học cụ thể nhằm giáo dục tình cảm
đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận
Châu – Sơn La thông qua việc giúp trẻ làm quen với truyện cổ tích.
Đề tài nghiên cứu tập trung vào đối tượng trẻ dân tộc thiểu số 5 – 6 tuổi tại
trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La thông qua việc
giúp trẻ làm quen với truyện cổ tích nhằm giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng hệ thống các phương pháp sau:

6
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Đọc sách, nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài.
- Hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đạo đức, GDĐĐ cho trẻ mẫu giáo,
cơ sở giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua truyện cổ tích.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Sử dụng phương pháp dự giờ, quan sát: Quan sát các giờ kể truyện để nghiên
cứu khả năng lĩnh hội các giá trị đạo đức trong truyện cổ tích. Quan sát và ghi chép
lại những tác dụng của truyện cổ tích đến sự phát triển tình cảm đạo đức của trẻ ở
trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La.
- Khảo sát hoạt động dạy và học cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non Hoa
Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La.
- Sử dụng phương pháp điều tra bằng câu hỏi phỏng vấn: Điều tra giáo viên
trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La. Sử dụng hệ
thống câu hỏi điều tra để đánh giá thực trạng sử dụng truyện cổ tích để GDĐĐ

cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành soạn giáo án và dạy thực nghiệm các phương pháp đã được đề
xuất trong đề tài.
- Xin ý kiến nhận xét của giáo viên trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng
Bôm – Thuận Châu – Sơn La về chất lượng giáo án.
7. Đóng góp của khóa luận
Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến giáo dục
tình cảm đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua việc cho trẻ làm quen với
truyện cổ tích.
Tìm hiểu được thực trạng sử dụng truyện cổ tích để giáo dục tình cảm đạo
đức cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận
Châu – Sơn La.
Nếu đề tài này nghiên cứu thành công sẽ làm tài liệu tham khảo cho sinh
viên khoa Tiểu học – Mầm non, giáo viên mầm non, các bậc phụ huynh nói
chung và các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề này.
8. Giả thuyết khoa học
Thực tế giáo viên và phụ huynh đã nhận thức được ý nghĩa, vai trò, tầm
quan trọng của truyện cổ tích trong việc giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ mẫu

7
giáo 5 – 6 tuổi. Tuy nhiên, khi sử dụng truyện cổ tích vào việc giáo dục trẻ còn
gặp nhiều vấn đề khó khăn, mức độ phát triển đạo đức thông qua truyện cổ tích
cho trẻ mầm non từ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm –
Thuận Châu – Sơn La còn có những hạn chế do đó tình cảm đạo đức mà trẻ thể
hiện còn chưa cao. Nếu khóa luận đề xuất được những biện pháp phù hợp sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả giáo dục của truyện cổ tích trong việc hình thành tình
cảm đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm –
Thuận Châu – Sơn La nói riêng và phát triển nhân cách cho trẻ nói chung.
9. Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo nội dung khóa luận gồm
ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận. Trong chương này chúng tôi đề cập đến cơ sở lí
luận về việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nói chung và việc thông qua
truyện cổ tích nhằm phát triển tình cảm đạo đức cho trẻ nói riêng.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn vấn đề nghiên cứu. Trong chương này chúng tôi
đề cập đến cơ sở thực tiễn về việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học và
việc giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mầm non Hoa Quỳnh
Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La thông qua việc giúp trẻ làm quen với
truyện cổ tích.
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tình cảm
đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận
Châu – Sơn La thông qua việc giúp trẻ làm quen với truyện cổ tích. Thiết kế một
số giáo án mẫu.

8
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Đặc điểm tâm lí của trẻ mầm non
Sự phát triển của con người là một quá trình liên tục diễn ra trong suốt cả
cuộc đời. Quá trình đó gồm những biến đổi về số lượng và chất lượng, có liên
quan mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau. Nó diễn biến ở trong cơ thể đứa trẻ trong
từng thời kỳ nhất định, từ hài nhi trở thành một cơ thể trưởng thành. Ở mỗi giai
đoạn phát triển của mỗi cá thể, cơ thể của đứa trẻ là một chỉnh thể hài hòa, với
những đặc điểm vốn có của trẻ đối với giai đoạn tuổi. Mỗi giai đoạn tuổi đều
chứa đựng các vết tích của giai đoạn trước, những cái hiện có của giai đoạn này
sẽ là mầm mống của giai đoạn sau.
Như vậy, mỗi lứa tuổi là một hệ thống cơ động độc đáo, và chính sự phát
triển cơ động liên tục đó đặt ra cho nền giáo dục một nhiệm vụ vô cùng quan

trọng và hết sức tinh tế – xác định cái hiện có và dựa trên nền móng của cái
tương lai mà tổ chức việc dạy học và giáo dục. Cơ thể trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo
đang trên con đường phát triển, cơ thể chưa ổn định. Điều này thể hiện qua các
thông số về hình thái chức năng của cơ thể trẻ, cũng như mức độ hình thành và
phát triển các kỹ năng vận động và hình thành mức độ về tư duy. Do vậy, việc
xác định đúng và nắm vững đặc điểm phát triển của trẻ ở giai đoạn tuổi mẫu
giáo là vô cùng quan trọng đối với người làm công tác giáo dục. Nhận thức
của trẻ ở lứa tuổi này nhìn chung mang tính tổng quát, đi từ cụ thể đến trừu
tượng và tính không chủ định chiếm ưu thế. Các cảm giác phát triển mạnh, trẻ
hiểu biết theo các cảm xúc của bản thân và gắn liền với hành động: Tình bà
cháu, tình cảm giữa những người thân trong gia đình, tình cảm liên quan đến
nhu cầu giao lưu của trẻ… Trong quá trình phát triển, trẻ chưa có khả năng
kiềm chế, vui thì vui toàn diện, buồn thì buồn đến vô tận. Một trong những
đặc điểm tâm lý quan trọng là sự bắt đầu có ý thức về bản ngã (cái tôi) trẻ
dần dần nhận ra mình là một con người riêng biệt, độc lập với những ý muốn
khác với những người xung quanh.
Hoạt động vui chơi vốn giữ vị trí chủ đạo trong trong suốt thời kỳ mẫu
giáo, nhưng vào cuối tuổi này không còn giữ nguyên dạng hoàn chỉnh của nó,
những yếu tố của hoạt động học tập bắt đầu nảy sinh. Cuối giai đoạn mẫu giáo
lớn, trẻ đã có những tiền đề cần thiết của sự chín muồi đến trường về các mặt
tâm sinh lý, nhận thức, trí tuệ ngôn ngữ và tâm thế để trẻ có thể thích nghi bước
đầu với điều kiện học tập ở lớp 1. Tốc độ phát triển tâm lý ở lứa tuổi này rất

9
nhanh, đây là giai đoạn trẻ cần được sự giáo dục – xã hội hóa một cách tích cực.
Trạng thái của trẻ lúc này đã tương đối phong phú, đồng thời cũng rất dễ biểu
hiện ra ngoài, không ổn định, thiếu kiềm chế, thường có tâm lý sợ bóng tối, ma
quỷ… Lúc này trẻ đã có những biểu đạt cao hơn như: đạo đức, lý trí… Có thể
tuân thủ theo những quy phạm hành vi thông thường.
Ngoài ra, trẻ sau 5 tuổi đã bắt đầu biết phân biệt giới tính, ý thức bản thân

mình có sự phát triển. Khi trẻ luôn nhận được sự đánh giá tích cực, sự khẳng
định của người xung quanh thường sẽ rất tự tin. Ngược lại có những trẻ luôn
nhận được sự đánh giá tiêu cực, phủ định của người khác sẽ rất dễ nảy sinh cảm
giác cô độc, tự ti. Biểu hiện của tính khí, tính cách, tâm trạng, hành vi… thường
là hạt nhân của cá tính một con người. Thời điểm lúc trẻ tròn 6 tuổi là một bước
ngoặt quan trọng của trẻ em. Ở độ tuổi mẫu giáo 5 – 6 tuổi là thời kỳ trẻ đang
tiến vào bước ngoặt đó với sự biến đổi của hoạt động chủ đạo. Vì vậy, ở giai
đoạn này, việc nâng cao khả năng nhận thức cho con trẻ là vô cùng quan trọng.
Điều này bao gồm cả việc bồi dưỡng năng lực cho trẻ như khả năng quan sát, trí
nhớ, tưởng tượng, lí giải sự vật hiện tượng… Giai đoạn này cũng là giai đoạn
các kỹ năng học tập về nhận thức và ngôn ngữ của trẻ đạt hiệu quả cao nhất. Vì
vậy, mọi sự can thiệp sớm trong việc cải thiện các khả năng giao tiếp, ngôn ngữ
và ứng xử của trẻ cần phải đưa vào trong giai đoạn này. Truyện cổ tích là một
thể loại văn học dân gian có khả năng đáp ứng nhu cầu này của trẻ. Tuy nhiên,
khác với người lớn, trẻ em lứa tuổi mầm non chỉ có thể tiếp xúc với truyện cổ
tích một cách gián tiếp. Sự tiếp nhận truyện cổ tích của trẻ bị chi phối bởi các
quá trình tâm lý. Chính vì vậy, các cô giáo mầm non đều cần phải hiểu những
đặc điểm tâm lý rất cơ bản của trẻ, có như thế thì mới có thể phát huy được sức
mạnh của văn học nói chung, truyện cổ tích nói riêng trong việc giáo dục trẻ thơ.
1.2. Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non
1.2.1. Khái niệm đạo đức
Đạo đức là một hệ thống những quy tắc, chuẩn mực, một hình thái ý thức
xã hội, chế định xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con
người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với
chính bản thân mình.
1.2.2. Khái niệm giáo dục
Giáo dục theo nghĩa rộng là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức,
có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới
người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách
cho họ.


10
Giáo dục học theo nghĩa hẹp là quá trình hình thành cho người được giáo
dục: lí tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách,
những hành vi thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho
họ các hoạt động và giao lưu.
1.2.3. Khái niệm giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm
trang bị cho trẻ những hiểu biết về những nguyên tắc, qui tắc chuẩn mực đạo
đức, rèn cho trẻ những tình cảm, hành vi đạo đức phù hợp với yêu cầu xã hội mà
trẻ đang sống. Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ những phẩm chất đạo đức,
những nét tính cách của con người Việt Nam mới.
1.2.4. Nhiệm vụ, nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
* Nhiệm vụ
Trong quá trình giáo dục đạo đức, việc hình thành những tình cảm đạo đức
có vị trí quan trọng hàng đầu. Bởi lẽ ở lứa tuổi này mọi hành động của trẻ đều bị
chi phối bởi tình cảm. Khi trẻ yêu mến ai thì trẻ luôn nghe theo lời người đó và
sẵn sàng làm mọi việc để người đó vui lòng và yêu quý trẻ. Mặt khác, tình cảm
đạo đức là cơ sở, động lực thúc đẩy trẻ có những hành vi, việc làm tốt.
Việc hình thành các thói quen đạo đức cho trẻ mẫu giáo là nhiệm vụ quan
trọng thứ hai trong quá trình giáo dục đạo đức. Đặc điểm đặc trưng của trẻ mẫu
giáo là khả năng bắt chước. Khi bắt chước hành vi của người khác, nhiều trẻ
chưa hiểu được nội dung đạo đức hành vi của mình, do vậy dễ dẫn đến hành vi
sai. Bởi vậy, cần hình thành ở trẻ những thói quen hành vi khác nhau trong quan
hệ ứng xử với người lớn, bạn bè, nơi công cộng, với chính bản thân mình.
Nhiệm vụ cơ bản thứ ba là hình thành ở trẻ những biểu tượng về chuẩn
mực hành vi đạo đức và động cơ đạo đức đúng đắn. Trên cơ sở có tình cảm đạo
đức đúng đắn, đứa trẻ tích cực, tự giác thực hiện những hành vi phù hợp với các
yêu cầu của chuẩn mực hành vi đạo đức, dần dần nhận ra được các yêu cầu của
chuẩn mực hành vi (thế nào là ngoan, thế nào là hư, là xấu…).

Các nhiệm vụ giáo dục tình cảm đạo đức, hình thành thói quen đạo đức
được thực hiện thống nhất trong quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo.
* Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo bao gồm những hệ thống
thái độ và hành vi ứng xử với con người và cuộc sống xung quanh.
Đối với người lớn: trẻ biết kính trọng, vâng lời, lễ phép, yêu quý ông bà,
cha mẹ, cô giáo… thật thà, lễ phép. Biết vâng lời người lớn và làm theo những

11
lời dạy bảo của người lớn. Trẻ biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị… tự nguyện
làm những việc tốt dù là rất nhỏ cho người thân vui lòng. Không quấy rầy người
lớn. Lễ phép chào hỏi khi khách đến nhà. Trẻ biết “vâng”, “dạ”, biết cảm ơn
khi người lớn cho quà hay giúp đỡ, biết xin lỗi khi làm sai, làm phiền người
khác dù là vô tình. Biết quan tâm đến ông bà, cha mẹ, anh chị khi ốm đau hay
bận việc (thể hiện ở cử chỉ, việc làm phù hợp với khả năng). Không la hét ồn ào
khi người lớn ốm đau hay giờ nghỉ ngơi.
Đối với bạn cùng tuổi: trẻ thân ái, đoàn kết với bạn bè khi chơi hay cùng
hợp tác trong công việc, nhất là trong trò chơi. Sẵn sàng nhường đồ chơi hay quà
bánh cho bạn khi bạn cần và thiếu. Giúp đỡ, thông cảm khi bạn gặp khó khăn
hay có chuyện buồn; không trêu chọc, gây gổ với bạn; biết bênh vực bạn khi bị
người khác bắt nạt.
Đối với em bé hơn mình: biết chơi hòa thuận và bày trò cho em bé chơi
cùng, biết nhường nhịn, dỗ dành em bé…
Đối với người tàn tật hay những người gặp hoàn cảnh khó khăn: biết yêu
thương, tôn trọng, thông cảm với những người tàn tật hay những người gặp hoàn
cảnh khó khăn; không trêu chọc hay nhại tật của họ, biết giúp đỡ họ phù hợp với
khả năng của bản thân.
Quan tâm đến người lao động: biết yêu thương, tôn trọng, lễ phép với mọi
người lao động như bác sĩ, chú công nhân, cô cấp dưỡng…
Giáo dục tình cảm với trường, lớp, với thầy cô giáo: trẻ yêu ngôi trường
của mình, thích được đến trường, yêu quý và thoải mái khi tới lớp. Trẻ yêu

thương, kính trọng, lễ phép, biết ơn và nghe lời thầy cô giáo.
Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, Bác Hồ: trẻ yêu quý, kính trọng
Bác Hồ, biết lá cờ Tổ quốc. Biết quan tâm đến những ngày lễ lớn, những sự kiện
quan trọng, những truyền thuyết lịch sử trong nước hoặc ở địa phương, biết
những biến đổi tích cực trong đời sống địa phương.
Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, có ý thức bảo vệ thiên nhiên:
đối với thế giới đồ vật (có thái độ nâng niu, giữ gìn, không làm bẩn đồ dùng đồ
chơi, biết thu dọn, cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp sau khi chơi). Đối với
vật nuôi (trẻ thương yêu, chăm sóc). Đối với cây trồng (trẻ nâng niu, chăm sóc cây
cối trong vườn, không hái hoa bẻ cành, trẻ yêu thích ngắm cảnh thiên nhiên đẹp ).
1.2.5. Phương pháp giáo dục đạo đức
Phương pháp GDĐĐ là những cách thức tác động tới trẻ nhằm hình thành
ở trẻ những phẩm chất đạo đức theo mục đích giáo dục.

12
* Phương pháp dùng tình cảm
Một trong những đặc điểm nổi bật trong đời sống tâm lí của trẻ nhỏ là sự
phát triển mãnh liệt của những xúc cảm và chính những xúc cảm này lại có sức
mạnh chi phối lớn đối với các hoạt động tâm lí của chúng. Trẻ có nhu cầu được
yêu thương và cũng dễ yêu thương lại mọi người. Chính vì vậy những tác động
giáo dục đạo đức đến với trẻ trước hết bằng con đường tình cảm. Thông qua tình
cảm, người lớn có thể gợi lên ở trẻ những điều tốt lành. Đối với trẻ nhỏ, trong
việc GDĐĐ, dùng mệnh lệnh hay lí lẽ sẽ không có tác dụng tích cực.
Phương pháp dùng tình cảm trong GDĐĐ cần được hiểu theo hai chiều:
chiều thứ nhất là bằng tình yêu thương của mình, người lớn hết lòng dạy dỗ bảo
ban trẻ, chiều ngược lại là tạo ra những tình huống để trẻ có cơ hội đáp lại tình
cảm của người lớn bằng những hành vi đạo đức tốt đẹp của chúng. Trong việc
GDĐĐ cho trẻ mầm non, phương pháp dùng tình cảm là phương pháp chủ đạo
xuyên suốt quá trình hình thành hệ thống thái độ và hành vi ứng xử có đạo đức
cho trẻ. Vì ngay trong bản thân phương pháp này đã chứa đựng cả một nội dung

sâu sắc của GDĐĐ đó là lòng nhân ái.
* Phương pháp dùng nghệ thuật
Những tác phẩm nghệ thuật được sáng tạo ra chủ yếu theo quy luật của tình
cảm. Đặc điểm của các tác phẩm nghệ thuật là giàu hình tượng sinh động, dễ gợi
cảm, được con người cảm thụ một cách trực tiếp. Vì vậy mà nghệ thuật rất gần
với tuổi thơ, có thể nói nghệ thuật và tuổi thơ là hai người bạn đồng hành.
Những bài thơ, câu chuyện, điệu hát bằng sức truyền cảm mãnh liệt của mình đã
để lại những dấu ấn đẹp đẽ, sâu đậm trong tâm hồn tuổi thơ. Nghệ thuật sáng tạo
theo quy luật của tình cảm nên nghệ thuật chứa trong đó những nội dung GDĐĐ
sâu sắc. Phải kể đến những tác phẩm nghệ thuật gần gũi với trẻ thơ như tác
phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm tạo hình… Tại trường mầm non,
hàng tuần trẻ luôn được tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật. Đây là điều kiện
tốt để GDĐĐ cho trẻ. Thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học,
thông qua hoạt động tạo hình và hoạt động âm nhạc trẻ lĩnh hội được những tình
cảm, thói quen, hành vi đạo đức đúng đắn. Do vậy phương pháp dùng nghệ thuật
là phương pháp GDĐĐ cho trẻ một cách nhẹ nhàng mà đạt hiệu quả rất cao.
* Phương pháp dùng trò chơi
Chơi đối với trẻ, nhất là trẻ mẫu giáo thường gây nhiều hứng thú và say mê
nhất. Trò chơi tác động mạnh vào đời sống tình cảm của trẻ. Chơi là người bạn
đồng hành của trẻ thơ, chơi là cuộc sống của trẻ, không chơi trẻ không thể phát
triển được. Khi tham gia vào trò chơi trẻ học được cách nhường nhịn, giúp đỡ hỗ

13
trợ hợp tác với nhau một cách tích cực, trẻ được trải nghiệm những thái độ đạo
đức và tập dượt được những hành vi ứng xử đối với mọi người xung quanh.
* Phương pháp luyện tập hành vi ứng xử thường xuyên trong sinh hoạt
hàng ngày
Đây là những phương pháp chủ đạo để thực hiện các nhiệm vụ của công tác
giáo dục đạo đức, nhằm biến những khái niệm đạo đức thành những hành vi,
thói quen đạo đức. Chỉ trong hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ với mọi

người trẻ mới lĩnh hội được qui tắc hành vi trong cuộc sống, mới tập hành động
theo các tiêu chuẩn đạo đức, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo, thói quen đạo đức,
trên cơ sở đó trẻ tích lũy được những kinh nghiệm thực tế phong phú cho bản
thân, nhờ vậy mà có những thái độ, những hành vi đúng đắn trong cuộc sống
hàng ngày như lễ phép, tôn trọng người lớn, đoàn kết với bạn bè, nhường nhịn,
giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, giữ gìn đồ dùng đồ chơi…
* Phương pháp nêu gương, giải thích
Phương pháp nêu gương và giải thích rất thường xuyên được sử dụng trong
việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Trong đó, giải thích là phương pháp giáo viên
dùng lời nói giúp trẻ hiểu được ý nghĩa hoặc lý do của một hành vi đạo đức, qui
tắc đạo đức, phân biệt được điều tốt, điều xấu nhằm hướng trẻ vào thực hiện một
cách tự giác những yêu cầu đạo đức. Còn nêu gương là dùng những tấm gương
tốt, điển hình về những hành vi, phẩm chất đạo đức để giáo dục trẻ noi theo.
* Phương pháp dùng khen, chê đúng lúc, đúng mực
Trong việc giáo dục đạo đức, người lớn cần biết khen chê đúng lúc và đúng
mực. Trong đó, khen ngợi là phương pháp tác động đến trẻ nhằm xác nhận, đánh
giá biểu dương những tiến bộ mà trẻ đã đạt được đồng thời cũng là động lực
thúc đẩy và khích lệ trẻ cố gắng nhiều hơn nữa. Ngược lại, chê trách là một hình
thức đánh giá hành vi giúp trẻ tránh được những hành động xấu. Dùng phương
pháp chê trách nhằm gây cho trẻ phạm sai lầm một cảm xúc hối hận, từ đó giúp
trẻ ngăn ngừa được những hành động xấu.
* Phương pháp thống nhất tác động giáo dục
Trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ nhỏ, khi mà mọi nét tính cách đang ở
thời điểm ban đầu của sự hình thành nhân cách thì những tác động cần tập trung
về một hướng. Những tác động không chỉ thống nhất trong trường mầm non mà
phải thống nhất tư tưởng và hành động giáo dục giữa trường mầm non với gia
đình, giữa cô giáo với cha mẹ trẻ. Đây là một đảm bảo bằng vàng cho việc hun

14
đúc nên một tính cách đạo đức ở trẻ, không những ở giai đoạn đầu tiên mới

được hình thành mà ở cả những bước phát triển sau này.
1.3. Truyện cổ tích với trẻ mẫu giáo
Truyện cổ tích là một thể loại văn học dân gian do nhân dân sáng tác lưu
truyền và bổ sung, thêm bớt. Nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong mỗi nền văn
học. Nó xuất hiện trong xã hội có đấu tranh giai cấp, hướng tới phản ánh hiện
thực cuộc sống đó, phản ánh hiện thực lịch sử xã hội rất phức tạp vì nó là một
hiện thực giả định không có thật mà người ta vẫn có thể tin theo. Đó là thế giới
mơ ước mang tính chất lãng mạn trong tư duy nghệ thuật. Thế giới ấy nảy sinh
từ tình thương, lòng nhân ái, sự quên mình, khát vọng và hạnh phúc. Nên nó bao
giờ cũng có nguyên vẹn giá trị thẩm mỹ đầy sức thuyết phục và rung động lòng
người. Trong cổ tích ta tìm được những đặc trưng phi pháp như: sự hư cấu kì ảo,
sự vận dụng những mô típ có giá trị, nghệ thuật cường hóa trong xây dựng nhân
vật. Truyện cổ tích là tiếng nói thể hiện cái nhìn từ quan niệm chung của nhân
dân về môi trường xã hội lịch sử mà họ đang sống. Vì thế, yếu tố huyền ảo trong
cộng đồng chưa tan rã kết hợp với những kinh nghiệm xã hội trong những khác
biệt giữa tầng lớp người và sự phê phán có ý nghĩa đấu tranh giai cấp đã dung
hợp được trí tưởng tượng phong phú, trí tuệ thực tiễn sáng suốt những mơ ước
và dự cảm hiền minh của nhân dân. Do đó, có thể nhìn thấy tính hiện thực đậm
nét và trí tưởng tượng táo bạo kết hợp với nhau tạo nên thế giới nghệ thuật hấp
dẫn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với trẻ.
Thế giới nghệ thuật trong bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng là sản
phẩm của trí tưởng tượng và hư cấu đời sống hiện thực của người sáng tạo.
Nhưng thế giới nghệ thuật trong truyện cổ tích thiếu nhi là một thế giới chưa bao
giờ có, không thể xảy ra trong suốt đời sống. Vì vậy trên nền của trí tưởng tượng
mạch lạc nhất, nhân dân ta đã hư cấu một cách chủ tâm không ngần ngại, vượt
ra ngoài khuôn khổ thực tiễn của cuộc sống nhằm phản ánh mơ ước về một xã
hội công bằng, tươi sáng. Trong thế giới cổ tích ấy có thể là thiên đường và cả
địa ngục với: tiên, bụt, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử, kẻ mồ côi, con út hay
với những kẻ lưu manh độc ác như phù thủy, dì ghẻ… Hư cấu của truyện cổ tích
đã dẫn đến xây dựng một thế giới hoang đường, kỉ ảo, đó là hiện thực trong mơ

ước và thiên hướng của nó là sáng tạo ra những điều kì diệu khác thường. Mục
đích của sự sáng tạo này là thỏa mãn lí tưởng đạo đức đang mâu thuẫn với một
môi trường xã hội nhất định. Nếu môi trường ấy chỉ có sự độc đoán, áp bức, những
con người bé nhỏ, lương thiện lâm vào hoàn cảnh bất hạnh, bị chà đạp. Còn sự cao
thượng trung thực không có nơi nương tựa thì điều duy nhất để an ủi những con

15
người bất hạnh ấy là niềm an ủi tìm thấy trong mơ ước, những khao khát công bằng
và lẽ phải. Những mơ ước về một xã hội công bằng, không có áp bức ấy đều được
đáp ứng đầy đủ trong thế giới huyền ảo, lung linh của truyện cổ tích.
Nhân vật trong truyện cổ tích chịu tác động đơn thuần của các chức năng
đã được đề ra ngay từ đầu như đặc trưng tinh thần cố hữu làm sáng tỏ quan niệm
đức hạnh được vạch ra dứt khoát. Một bên giản dị, dịu dàng, từ tâm, ngoan
ngoãn, dũng cảm, mưu trí. Còn bên kia là độc ác, tàn nhẫn, ghen ghét và xảo
quyệt. Ánh sáng và bóng tối, thiện và ác, tốt và xấu, chính và tà… Được phân bố
có chủ tâm không thể lẫn lộn với nhau của cùng một nhân vật. Đặc điểm ấy mãi
mãi là thuần túy và cố định. Trong cổ tích nhân vật yếu đuối và bất hạnh phải
hành động đến cùng để bảo vệ hạnh phúc và lẽ phải bằng bất cứ phương tiện
nào, đặc biệt là đối thủ mạnh, nguy hiểm hơn, có thế lực hơn. Truyện cổ tích với
nhân vật chức năng định trước như vậy đã dẫn tới sự phát triển dập khuôn trong
tình yêu và căm ghét, trong chiến công và đau khổ, trong trung thành và phản
bội đã làm đậm đặc nội dung và đặc điểm giáo huấn trong truyện cổ tích.
Không gian của truyện có thể chia thành những loại: không gian cụ thể,
không gian hiện thực, không gian thần kì, không gian trừu tượng. Không gian
trong truyện cổ tích được quan niệm để diễn tả phù hợp với thế giới quan cổ
tích. Một thế giới quan phong phú, phức tạp và đầy mâu thuẫn, vừa cụ thể, vừa
mơ hồ chỉ mang tính chất tượng trưng. Không gian trừu tượng là sản phẩm của
sự sáng tạo, tác giả phản ánh một cách thẩm mỹ những dấu hiệu trìu tượng của
không gian vật lí. Mô típ mở đầu: ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ… đã đưa
người nghe vào một không gian kì ảo, không xác định, phiếm chỉ, ước lệ. Không

gian trìu tượng ấy tạo nên tính hư ảo, nó khích lệ trí tưởng tượng của người
nghe, đưa con người vào môi trường cổ tích, thế giới cổ tích, khiến cho trẻ thích
thú, tò mò…
Thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích bao giờ cũng là thời gian quá
khứ, bất biến, vĩnh viễn khép kín. Thời gian không được tính bằng ngày,
tháng, năm mà nó diễn ra theo hành động của nhân vật. Thời gian ấy lôi cuốn
trẻ, khiến trẻ say mê, hứng thú, thỏa chí bay bổng và dõi theo từng hành động
của nhân vật.
Có lẽ đối với trẻ thơ, không có món quà nào hấp dẫn bằng truyện cổ tích.
Từ em bé nhút nhát yếu đuối nhất đến những em được coi là ngỗ nghịch, bướng
bỉnh nhất, truyện cổ tích đều làm cho chúng say mê. Đối với trẻ đến với truyện
cổ tích là đến với những giấc mơ thần tiên một cách tự nhiên nhẹ nhàng và đầy
thích thú. Trên thực tế nếu tiết dạy kể chuyện được giáo viên quan tâm đúng

16
mức ta sẽ thấy được những khuôn mặt hồ hởi, say mê của các em khi đến giờ kể
chuyện mà đặc biệt là kể truyện cổ tích. Các em sống cùng với diến biến của câu
chuyện như thể mình là một nhân vật trong câu chuyện đó: lo lắng, căng thẳng,
hồi hộp vui sướng, hả hê… dường như mọi cung bậc tình cảm được các em thể
hiện không dấu diếm khi nghe truyện cổ tích. Các em được sống đúng với tuổi
thơ của mình trong thế giới của truyện cổ tích. Mỗi khi đến với truyện cổ tích
các em như lạc vào một thế giới khác thế giới mà trong đó có những con thú biết
nói, những nàng công chúa xinh đẹp, những chàng hoàng tử thông minh, dũng
cảm, những bà tiên ông bụt giàu phép biến hoá, tốt bụng và luôn luôn giúp đỡ
mọi người khi gặp khó khăn hoạn nạn, những mụ phù thuỷ độc ác cuối cùng sẽ
bị trừng trị… Các em tự do hoà mình vào nhân vật, vui buồn cùng nhân vật
trong câu chuyện và tự nhận mình là hoàng tử, công chúa… Như vậy rõ ràng
truyện cổ tích có những yếu tố đáp ứng được nhiều nhu cầu tinh thần của trẻ và
là món ăn không thể thiếu được của trẻ.
Nhân vật chính diện trong truyện cổ tích đều trung thực, biết yêu thương và

vị tha vô hạn. Đó là một thứ tình thương dành cho những người đồng cảnh ngộ.
Ta có thể hiểu vì sao cô Tấm chỉ đến ở với bà lão trong hàng nước cô đơn, vì
sao Sọ Dừa lại đầu thai vào một nhà nghèo khổ, cô gái nhỏ giấu cơm đưa cho
ông lão qua đường mà được ban thưởng sắc đẹp, chàng nông dân cứu giúp con
chó, con mèo mà được giúp đỡ trở nên giàu có, người nông dân là có thực
nhưng anh ta có thể phục sinh người chết bằng cách cho ăn lá cây đa thần là yếu
tố kì ảo… Chính những yếu tố đó làm cho truyện cổ tích có sức hấp dẫn kì lạ đối
với trẻ thơ. Như vậy, có thể nói nghe kể chuyện là một nhu cầu thực sự của trẻ
em. Dường như trong mỗi em bé có cái mà ta có thể gọi đó là nhu cầu “bản
năng” về sự huyền diệu và kì lạ. Mà điều này truyện cổ tích có thể thỏa mãn cái
nhu cầu rất tự nhiên và cũng rất khẩn thiết đó của trẻ thơ bởi những yếu tố kì ảo,
thần diệu của nó.
Lứa tuổi mẫu giáo 5 – 6 tuổi là một giai đoạn phát triển phức tạp và có vị
trí đặc biệt quan trọng trong đời sống của trẻ. Cùng với sự hoàn thiện dần về thể
chất, trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi còn có những đặc điểm tâm sinh lý riêng biệt, tư
duy hình tượng cụ thể chiếm ưu thế, giàu cảm xúc, thích tìm tòi khám phá ham
hiểu biết. Nhân cách của trẻ đang trong giai đoạn phát triển và chịu sự chi phối
tác động của nhiều yếu tố, trẻ dễ bắt chước. Việc in những dấu ấn đầu tiên về cái
đẹp vào tâm trí trẻ có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành những cảm xúc và
quan niệm thẩm mỹ, lòng nhân ái của các trẻ sau này. Chính lẽ đó mà truyện cổ
tích đã trở thành một phương tiện giáo dục rất hiệu nghiệm đối với trẻ thơ. Mỗi
câu chuyện là một bài học sống động về những phẩm chất đạo đức, về cách xử

17
trí tinh khôn cần có để giúp trẻ biết sống đẹp với đời. Biết ứng xử tốt với những
người xung quanh và nhiều khi còn giúp trẻ cảm nhận một cách nhạy bén đối
với cái thiêng liêng nhất, cao đẹp nhất trong tình cảm con người như: người mẹ
vì thương nhớ con mà ốm đến chết, vậy mà khi chết đi rồi bà vẫn hoá thành cây
vú sữa chắt những giọt sữa tinh khiết nhất của mình cho con “Sự tích cây vú
sữa”. Hay cô bé đã không quản đường xa, giá rét đi tìm bông hoa cúc trắng đem

về chữa bệnh cho mẹ, khi hái được bông hoa cô gái nghe văng vẳng lời bà cụ
nói: “Mỗi cánh hoa sẽ là một ngày mẹ cháu được sống” và cô bé đã xé những
cánh hoa ra nhiều sợi để mẹ được sống nhiều hơn. Truyện ca ngợi tình yêu mẹ,
lòng hiếu thảo của cô bé trong truyện đã làm cho trời đất cảm thông, giúp cô
chữa khỏi bệnh cho mẹ trong câu chuyện “Bông hoa Cúc Trắng”.
Có thể nói truyện cổ tích là một loại hình nghệ thuật giữ vai trò lớn trong
việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ thông qua các chức vụ xã
hội, thẩm mỹ trong quá khứ, trong hiện tại và cả trong tương lai. Các đặc trưng
về ngôn ngữ cổ tích, nghệ thuật và giá trị thẩm mỹ của truyện cổ tích, phù hợp
và tác động mạnh mẽ đến quá trình nhận thức của trẻ. Do đó, có thể nói truyện
cổ tích có vai trò to lớn không thể thay thế được trong việc hình thành và phát
triển toàn diện cho trẻ.
Truyện cổ tích là món ăn tinh thần hợp khẩu vị của trẻ, là hình thức văn
chương rất phù hợp với bản chất của trẻ, tâm lí trẻ. Với nhu cầu giải trí và khám
phá, được khuây khỏa và giải tỏa những ấm ức, được xúc động và sáng tạo,
được thấy kẻ yếu, cái tốt và cuối cùng lẽ công bằng đã chiến thắng tất cả. Tư
duy trẻ em và tư duy cổ tích có những nét tương đồng, thích hợp. Trong thế giới
cổ ấy con người được trực tiếp giao cảm. Có thể xâm nhập vào thế giới cổ tích
một cách dễ dàng và có thể tách mình ra. Chúng có thể lặp lại quá trình thơ ấu
loài người. Nhưng có quá trình phát triển biến mình ra khỏi và dần trưởng thành
hòa nhập vào thế giới cổ tích chính là trẻ tự hòa nhập vào thế giới tự nhiên, môi
trường sống đầy dưỡng khí mà ở đó trẻ được thỏa mãn, giải tỏa những ấm ức và
hình thành những khát vọng, ước mơ. Trong quá trình hòa đồng, trẻ tự đồng
nhất mình với nhân vật yêu thích. Trẻ suy diễn mình, lấy mình làm trung tâm và
chỉ hướng cho bản thân mình. Đó là cơ chế tâm lí của trẻ mẫu giáo làm cho trẻ
hòa đồng nhanh chóng và dễ dàng say mê niềm tin ấu thơ vào thế giới kì ảo và
ngôn ngữ phóng túng của cổ tích. Do đó, truyện cổ tích dễ dàng tác động đến
trẻ, hình thành ở trẻ những tri giác mới, những phẩm chất đạo đức mới trong
sáng, lành mạnh và làm tiền đề cho sự phát triển của trẻ.


18
Hơn nữa truyện cổ tích còn có chức năng cơ bản nữa đó là giải trí. Khi tiếp
xúc với truyện cổ tích trẻ hòa mình vào với thế giới của truyện. Nghĩa là trẻ tự
vận động, suy nghĩ, tưởng tượng hay tự do hiện thực hóa ước mơ, khát khao của
mình. Đó là cơ sở, là tiền đề cho những sáng tạo bất ngờ của trẻ. Những sáng tạo
ấy tuy mang đậm dấu ấn con người nhưng lại thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng,
khám phá của trẻ. Khiến trẻ say mê, thích thú khám phá thế giới từ đó tích lũy tri
thức cho mình góp phần hoàn thiện nhân cách trẻ.
Tóm lại, vai trò của truyện cổ tích có tác động mạnh mẽ trong việc bồi
dưỡng tâm hồn trẻ thơ, đem đến cho trẻ những ước mơ bay bổng, những xúc
cảm thẩm mĩ về một thế giới huyền ảo, kích thích và phát triển trí tưởng tượng
của các em, mở cánh cửa sổ cho tâm hồn các em hướng vào những ước mơ đẹp
đẽ. Kích thích những khát vọng của các em muốn hiểu biết, muốn vươn lên
những tầm cao của tư tưởng, tình cảm và trí tuệ sau này. Những kinh nghiệm
được chuyển vào thế giới mơ tưởng về một sự công bằng và tô đẹp theo những
chân lí giản dị, hồn nhiên. Với những đặc trưng về ngôn ngữ, không gian, thời
gian truyện cổ tích đã phản ánh tư duy của con người ở giai đoạn ấu thơ, muốn
biết tất cả nhưng lại bằng lòng với những giải đáp vô căn cứ chỉ dựa vào cảm
xúc. Thế giới ấy là thế giới mà con người làm ra bằng trí tưởng tượng hoang
đường để tự thỏa mãn. Thế giới ấy mãi hấp dẫn con trẻ vì nó thể hiện những tư
tưởng rõ ràng, sáng tỏ, phác họa những nhân vật ưu tú hoạt động trong môi
trường đầy kịch tính. Nó mang lại nhiều màu sắc xúc cảm đậm đặc, một môi
trường giàu ý nghĩa giáo huấn. Như vậy, có thể nói truyện cổ tích là một phương
tiện giáo dục trẻ toàn diện, hiệu quả.
1.4. Đặc điểm tâm lí trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đối với việc lựa chọn truyện cổ
tích để giáo dục đạo đức
Việc tiếp nhận truyện cổ tích của trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 là một quá trình
tâm lý, đặc biệt là sự tác động qua lại giữa nhận thức và cảm xúc. Quá trình đó
được biểu hiện cụ thể như sau:
Chú ý: sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trên nền tảng của tính chủ

định, biết hướng ý thức của mình vào các đối tượng gây hứng thú đối với trẻ.
Trẻ có khả năng chú ý có chủ định từ 37 – 51 phút, nếu đối tượng chú ý hấp dẫn,
kích thích được tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Trẻ có thể phân tán sự chú ý
của mình lên 2 – 3 nhân vật cùng lúc trong tác phẩm, khả năng di chuyển chú ý
của trẻ nhanh. Chính vì sự phân tán chú ý của trẻ mạnh nên nhiều khi trẻ không
tự làm chủ được bản thân mình. Do đó, trong giờ kể truyện lời kể diễn cảm của
cô cùng với các thủ thuật hấp dẫn sẽ kích thích được sự tập trung chú ý của trẻ.

×