Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Thanh toán điện tử của khách hàng cá nhân taaij việt nam- thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.6 KB, 8 trang )

Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII Năm 2008-2009
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Lương Thị Ngọc Thảo, Trương Diệu Quang, Võ Hoàng Tuấn
Khoa Quản trị kinh doanh
TÓM TẮT
Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận thức được lợi ích to lớn của việc tiến hành hoạt
động thương mại bằng những phương tiện điện tử. Thông qua các phương tiện điện tử, mọi
hoạt động kinh doanh đều được tiến hành nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm hơn, không
phụ thuộc vào thời gian và khoảng cách địa lí.
Theo “Báo cáo TMĐT Việt Nam 2007” của Bộ Công Thương, kết quả điều tra cho
thấy năm 2007 trên một phần ba doanh nghiệp có doanh thu nhờ các đơn đặt hàng qua
phương tiện điện tử ở mức 15% trở lên so với tổng doanh thu. Theo đánh giá của các doanh
nghiệp tham gia điều tra thì thanh toán điện tử (TTĐT) liên tục là trở ngại lớn thứ hai đối
với sự phát triển của thương mại điện tử (sau yếu tố nhận thức).
TTĐT là yêu cầu bắt buộc và cần thiết để xúc tiến TMĐT. TMĐT khó có thể phát huy
được hết ưu điểm của mình khi chưa có hệ thống TTĐT với năng lực đủ mạnh. Tốc độ phát
triển của TMĐT Việt Nam trong những năm qua đang đặt ra nhu cầu về một hệ thống TTĐT
hiện đại để hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng tận dụng tối đa lợi ích của phương thức
kinh doanh mới này.
Nhận thức được vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng đó, nhóm chúng tôi quyết định
tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Thanh toán điện tử của khách hàng cá nhân tại thành phố
Hồ Chí Minh. Thực trạng và giải pháp”, phạm vi nghiên cứu chủ yếu là các giải pháp thanh
toán trực tuyến.
QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ
1. Đặt vấn đề
TTĐT có vai trò đặc biệt quan trọng như vậy, thế thì tại sao range IP của Việt Nam
đang bị các website thương mại của nước ngoài block? Thẻ thanh toán quốc tế là một
phương thức thanh toán trực tuyến được đánh giá là rất tiện lợi và nhanh chóng, nhưng tại
sao lại chưa phát triển ở Việt Nam?
Với sự năng động và tích cực của các ngân hàng và doanh nghiệp, hàng loạt công ty


cung cấp giải pháp thương mại điện tử với nhiều giải pháp khác nhau cũng lần lượt ra đời.
Các công ty nước ngoài cũng nhảy vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều, khai thác thị
1
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII Năm 2008-2009
trường đầy tiềm năng này. Các giải pháp thanh toán hiện nay có nhiều ưu điểm nhưng cũng
không thiếu những hạn chế đối với người tiêu dùng.
Nghiên cứu một số website TMĐT có doanh thu cao hiên nay như Vinabook, Bkav,
ChợĐiệnTử ta có thể nhận ra rằng ngoài các phương tiện thanh toán truyền thống, các
phương thức thanh toán trực tuyến được sử dụng là Ví điện tử và thẻ tín dụng (Credit card).
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số giải pháp thanh toán trực tuyến mà các doanh nghiệp
cung cấp tại thị trường Việt Nam hiện nay như VnPay với dịch vụ VnTopup và ví điện tử
VnMart, PayNet với siêu thị iTick và cổng thanh toán NetCash, VeriSign với dịch vụ chứng
thực mã hóa VeriSign SSL Certificate và con dấu VeriSign Secure Seal để hiểu rõ hơn về
ưu, nhược điểm của các phương thức thanh toán này, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện
chúng.
2. Một số điểm cần khắc phục để hoàn thiện các giải pháp TTTT
2. 1 Hành lang pháp lý
Cho đến hết năm 2008, hành lang pháp lý cho TMĐT nói chung và thanh toán điện tử
nói chung đã tương đối hoàn thiện, các nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và phần
lớn các nghị định hướng dẫn Luật Công nghệ thông tin đã được ban hành. Các Bộ, ngành
hữu quan cũng đc ban hành nhiều Thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện chi tiết các nghị
định này. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh chóng của TTTT, các quy định pháp lý cụ thể về
trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên tham gia chưa kịp đáp ứng hoặc các doanh nghiệp còn
gặp khó khăn khi thực hiện những thông tư, nghị định của chính phủ nên sự thực hiện chưa
thống nhất gây ra nhiều bất lợi đối với người tiêu dùng.
2. 2 Bảo đảm an toàn giao dịch, tăng cường hệ thống bảo mật
Trước các nguy cơ này về việc mất an toàn dữ liệu, tình trạng hacker như hiện nay,
vấn đề được đặt ra là cả cơ quan nhà nước lẫn các hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp, công
ty tài chính… phải có những biện pháp tích cực, hiệu quả, nhanh chóng và phù hợp để phát
hiện sớm các lỗ hổng trong các hình thức giao dịch và TTTT.

2. 3 Nhận thức của người dân
Theo vụ Thương Mại Điện Tử (TMĐT), bộ Thương Mại, yếu tố về nhận thức của
người dân liên tục là trở ngại lớn nhất đối với việc mở rộng và phát huy hiệu quả thực sự của
ứng dụng TMĐT.
Thói quen dùng tiền mặt:
Hiện nay, nước ta tốn khá nhiều chi phí cho việc lưu giữ tiền mặt, là một cản trở lớn
đối với nền kinh tế TMĐT. Theo Báo cáo của Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam, với
sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, vào thời điểm
2
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII Năm 2008-2009
cuối năm 2008 tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong tổng các phương thức thanh toán đã
giảm xuống còn 15%, so với mức 18% của năm 2007. Cần phải tiếp tục duy trì, phát triển
các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là TTTT vì thanh toán bằng tiền
mặt lớn có nhiều bất lợi
- Thứ nhất, giữ tiền mặt không an toàn và rủi ro lưu hành tiền giả.
- Thứ hai sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí cho việc quản lý, đếm tiền, vận chuyển và in
ấn…
- Thứ ba, tiền mặt “nhàn rỗi” là thứ tài sản không thể sinh sôi nảy nở, không tận dụng
được khả năng vốn trong lưu thông.
Sự hạn chế sử dụng thẻ thanh toán quốc tế:
Trong số 20 triệu người sử dụng Internet tại Việt Nam thì chỉ có 20% có thẻ ghi nợ và
1% có thẻ tín dụng tại các ngân hàng trong và ngoài nước, chỉ có hơn 10.000 điểm chấp
nhận thanh toán qua thẻ. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa quen với
hình thức thanh toán bằng thẻ, có thể do chưa nhận thức được sự tiện ích của phương thức
thanh toán này ,có thể do còn e ngại vì thanh toán bằng thẻ tín dụng hiện còn nhiều rủi ro.
Môi trường cho việc sử dụng thẻ còn nhiều hạn chế, để phát triển phương thức TTTT qua
thẻ, cần có các chính sách thay đổi nhận thức cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp. Đưa thẻ
thanh toán quốc tế trở thành phương thức thanh toán quen thuộc của người dân
2. 4 Liên minh của các ngân hàng và công ty cung cấp giải pháp thanh toán
Việc hình thành các liên minh thẻ và là một điều tất yếu để các ngân hàng cùng tồn tại

và phát triển. Cổng thanh toán điện tử là đáp án để khắc phục những khó khăn do sự khác
biệt về cơ chế hoạt động của từng ngân hàng trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán đến
người tiêu dùng. Đối với các nhà cung cấp giải pháp thanh toán cũng không ngoại lệ, việc
hình thành một hệ thống tiền tệ chung sẽ giúp tăng tính thuận tiện cho khách hàng như giao
dịch dễ dàng hơn, tiết kiệm nhiều chi phí…
Thực tế đã cho thấy rằng, để có thể phát triển mạnh, thu hút khách hàng sử dụng các
phương thức thanh toán, doanh nghiệp cung cấp giải pháp cần phải thiết lập quan hệ đối tác
với nhiều ngân hàng và website TMĐT nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng mở tài khoản
ở bất kỳ ngân hàng. Nỗ lực của các doanh nghiêp hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
này.
3. Giải pháp đề xuất
Sau khi nghiên cứu mô hình, quy trình TTTT của một số phương thức TTTT, tôi đề
xuất một số mô hình và quy trình TTTT như sau:
3.1. Một số mô hình TTTT phù hợp thị trường Việt Nam
3
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII Năm 2008-2009
Ví điện tử: Hiện nay thẻ thanh toán quốc tế còn khá xa lạ với người tiêu dùng Việt
Nam bởi chi phí sử dụng khá cao và theo quan niệm của người dân, thẻ quốc tế chỉ dành cho
tầng lớp khá giả, thu nhập cao. Song song với việc hoàn thiện và phát triển phương thức
thanh toán này, chúng ta phải có những phương thức tiện lợi, an toàn, đơn giản, chi phí sử
dụng thấp, có thể dùng để chi trả những khoản chi nhỏ, phù hợp với nhu cầu của tiêu dùng
của đại đa số người dân Việt Nam. Phương thức phù hợp nhất hiện nay có lẽ là ví điện tử.
Không thể phủ nhận rằng ví điện tử ra đời đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao tiện
ích tiêu dùng.
Thẻ thanh toán: Sau khi gia nhập WTO, thị trường Việt Nam có điều kiện tiếp cận
với lượng khách hàng quốc tế ngày càng tăng. Khách hàng đến từ các nước phát triển có
truyền thống sử dụng internet như Mỹ, Canada, Singapore… thường có thói quen tiêu dùng,
mua sắm hiện đại là mua hàng, dịch vụ qua mạng và dĩ nhiên phương thức thanh toán họ
chọn là TTTT.
Mặt khác, nhu cầu về du lịch, làm việc, học tập tại nước ngoài của người dân ngày

càng tăng cao, tiếp cận với sự tiện ích của thẻ thanh toán quốc tế là tất yếu.
Tài khoản thuê bao di động: Với sự bùng nổ các thuê bao di động như hiện nay, phát
triển TTTT bằng phương tiện này là giải pháp đầy tiềm năng. Mặt khác, điện thoại di động
được xem là “vất bất ly thân”, người tiêu dùng có thể dễ dàng bảo quản, kiểm tra tài khoản
của mình và tham gia mua sắm trực tuyến.
Thanh toán bằng tài khoản điện thoại sẽ giúp khắc phục được trường hợp khách hàng
không có tài khoản ngân hàng vì có thể nạp tiền dễ dàng qua dịch vụ của công ty viễn thông
có mặt khắp nơi.
3.2. Các đề xuất
Để phát triển TTTT được toàn vẹn, các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và ngân hàng
đều phải tích cực phối hợp, hỗ trợ nhau trong các công tác cung cấp dịch vụ, tạo điều kiện
biến TMĐT và TTTT trở thành thói quen tiêu dùng của người Việt Nam (ngân hàng thương
mại cũng được xem là doanh nghiệp). Để đạt được mục tiêu này, tôi xin đề xuất một số giải
pháp:
3.2.1 Về phía doanh nghiệp
- Đảm bảo an toàn dữ liệu:
- Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
- Tuân thủ các quy định pháp luật:
- Xây dựng chiến lược kinh doanh riêng cho mình
3.2.2 Về phía ngân hàng nói riêng
4
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII Năm 2008-2009
- Hình thành liên minh chặt chẽ cho thị trường thẻ cũng như TTTT, tăng cường phát
triển, hoàn thiện dịch vụ.
- Nghiên cứu phát hành thẻ thanh toán đa năng tích hợp tất cả chức năng: TTTT, thanh
toán nội địa, thanh toán quốc tế, nhằm tối đa hóa lợi ích của thẻ, phù hợp với mọi
nhu cầu sử dụng của khách hàng.
3.2.3 Về phía chính phủ
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp.
- Hoàn thiện hệ thống quản lý chữ ký điện tử. Có chính sách khuyến khích các công ty

tư nhân và các cá nhân đăng ký và thực hiện giao dịch bằng chữ kỹ điện tử.
- Phối hợp với các ngân hàng, các cung ty cung cấp giải pháp thanh toán trong việc thay
đổi thói quen tiêu dùng.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến lợi ích TMĐT nói chung, và TTTT
nói riêng tại Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực TMĐT dự báo sẽ bùng nổ vài năm tới.
Xây dựng và thực hiện các chương trình học bổng, cử Giảng viên và sinh viên giỏi
có điều kiện được đào tào tại nước ngoài.
- Đầu tư thỏa đáng cho hoạt động nghiên cứu khoa học về TTTT, khuyến khích các
doanh nghiệp chuyển giao công nghệ nước ngoài.
- Đẩy mạnh giao lưu hợp tác với các tổ chức quốc tế.
3.2.4 Về mô hình giải pháp thanh toán trực tuyến
 Ví điện tử
- Đảm bảo sự thuận tiện cho khách hàng:
- Biến Ví điện tử thành phương tiện thanh toán quen thuộc với người tiêu dùng:
 Ứng dụng điện thoại di động vào TTTT:
Mô hình quy trình thanh toán trực tuyến bằng điện thoại di động
Chú thích:
5

×