Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

xây dựng chương trình quản lý nguyên vật liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.01 KB, 74 trang )

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là bước cuối cùng đánh dấu sự trưởng thành của một sinh
viên ở giảng đường đại học. Để trở thành một cử nhân hay một kỹ sư đóng góp những
gì mình học được cho sự phát triển của đất nước.
Để hoàn thành bài khóa luận “ Xây dựng chương trình quản lý Nguyên vật liệu
tại công ty TNHH Bao bì Thăng Long – Hưng Yên ”. Em xin bày tổ lòng biết ơn sâu
sắc đến TS.Nguyễn Văn Huân người đã hướng dẫn và tận tình chỉ bảo em trong suốt
quá trình thực hiện khóa luận này, ngoài ra còn các thầy cô trong khoa Hệ thống thông
tin Kinh tế của trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông.
Đồng thời em xin chân thành cám ơn anh Nguyễn Văn Huấn thủ kho công ty
TNHH Bao bì Thăng Long đã giúp đỡ em trong suốt thời gian vừa qua.
Cuối cùng em xin cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ, ủng hộ của gia đình và bạn bè.
Thái Nguyên, ngày 13 tháng 04 năm 2013
Sinh viên thực hiện
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiêm cứu thực sự
của cá nhân tôi, được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết, kiến thức chuyên ngành,
nghiêm cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của các thầy
cô giáo
Các số liệu, bảng biểu trong khóa luận là hoàn toàn trung thực, các nhận xét,
phương hướng đưa ra là xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện có.
Một lần nữa tôi xin khẳng định sự trung thực của tôi về lời cam đoan trên.
Sinh viên thực hiện
2
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty TNHH Bao bì Thăng Long 21
Hình 2.2.1 Sơ đồ phân cấp chức năng 50
Hình 2.2.2 Biểu đồ luồng dữ liệu khung cảnh 51
Hình 2.2.3 Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 52
Hình 2.2.4 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng QL Hệ thống 53


Hình 2.2.5 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng Quản lý NVL 53
Hình 2.2.6 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng Quản lý danh mục 54
Hình 2.2.7 sơ đồ luồng dữ liệu chức năng thống kê báo cáo 55
Hình 2.3.8 Sơ đồ quan hệ 59
Hình 3.2.1 Giao diện chính của chương trình 61
Hình 3.2.2 Giao diện Danh mục loại Nguyên vật liệu 62
Hình 3.2.3 Giao diện Danh mục Nguyên vật liệu 62
Hình 3.2.4 Giao diện Danh mục nhà cung cấp 62
Hình 3.2.5 Giao diện Danh mục phân xưởng 63
Hình 3.2.6 Giao diện phiếu nhập nguyên liệu 63
Hình 3.2.7 Giao diện phiếu xuất Nguyên vật liệu 64
Hình 3.2.8 Giao diện chi tiết phiếu nhập nguyên vật liệu 65
Hình 3.2.9 Giao diện chi tiết phiếu xuất Nguyên vật liệu 66
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Diễn giải
1 DM KH Danh mục khách hàng
2 QL DM Quản lý danh mục
3 TT Thông tin
4 QLNVL Quản lý nguyên vật liệu
5 NVL Nguyên vật liệu
6 MK Mật khẩu
7 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.3.1: Bảng “Nguyên liệu” 63
Bảng 2.3.2: Bảng “Nhân viên” 63
Bảng 2.3.3: Bảng “Kho” 63
Bảng 2.3.4: Bảng “Khách hàng” 64
Bảng 2.3.5: Bảng “Phân xưởng” 64

Bảng 2.3.6: Bảng “Phiếu xuất” 65
Bảng 2.3.7: Bảng “Phiếu nhập” 65
Bảng 2.3.8: Bảng “Bảng tổng hợp trong tháng” 66
5
MỤC LỤC
1.1 Khái quát về nguyên vật liệu 9
1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu 9
1.1.2 Đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất 9
1.1.3 Các phương pháp phân loại nguyên vật liệu 10
1.1.4 Các phương pháp tính giá NVL 11
6
LỜI NÓI ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Ngày nay công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển, các doanh nghiệp ngày
nay đã quá quen thuộc với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của
mình từ những công việc đơn giản hay phức tạp. Thế giới công nghệ đang thay đổi và
ngày càng đơn giản hóa mọi công việc, tìm ra giải pháp nhanh nhất cho mọi vấn đề. Để
có thể theo kịp thời đại thì bản thân chúng ta phải thay đổi chính mình, phải tạo cho
bản thân thích ứng với một thế giới mới, phải không ngừng phát triển bản thân.
Ra đời trong thời điểm ngành công nghiệp sản xuất bao bì của nước ta đang trên
đà phát triển mạnh. Để tạo được uy tín trên thị trường, doanh nghiệp phải luôn cố gắng
phấn đấu, tạo nhiều sản phẩm chất lượng tốt cùng sự phục vụ tốt nhất cho hách hàng.
Để làm được điều đó, doanh nghiệp đã làm tốt mọi quá trình trong việc sản xuất, kinh
doanh kết hợp với việc sử dụng công nghệ thông tin để đem lại hiệu quả như mong
muốn. Trong đó, quản lý nguyên vật liệu là một khâu quan trọng trong quá trình hạch
toán và quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. Nó đóng góp vai trò quan trọng trong
ghi chép, phản ánh kịp thời số lượng, chất lượng từng loại nguyên vật liệu và tình hình
thu mua, dự trữ vật liệu nhằm hạn chế mức thiệt hại thấp nhất cho công ty.
Từ thực tế đó, em chọn đề tài “Xây dựng chương trình quản lý nguyên vật liệu
tại công ty TNHH Bao bì Thăng Long – Hưng Yên ”.

Mục tiêu nghiên cứu
Với yêu cầu đặt ra là các chương trình mới này phải khắc phục được những
nhược điểm của hệ thống quản lý cũ, các bài toán khi đưa vào máy tính xử lý phải đạt
được kết quả ở mức tối ưu nhất, giảm được tối đa thời gian và chi phí, đem lại hiệu quả
cao nhất cho người dùng. Thông tin phải được tổ chức thành 1 hệ thống cơ sở dữ liệu
sao cho có thể đáp ứng mọi nhu cầu của nhiều người dùng, nhiều chương trình ứng
dụng khai thác mà dữ liệu vẫn được quản lý một cách tập trung và luôn được cập nhật
kịp thời. Mặc khác, hệ thông này cũng cần phải tiết kiệm không gian lưu trữ.
7
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiêm cứu: đề tài mang đến cái nhìn tổng quan về quản lý Nguyên
vật liệu trong doanh nghiệp và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý
Nguyên vật liệu.
Về phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về quy trình quản lý nguyên
vật liệu trong doanh nghiệp, tiến hành khảo sát và mô tả bài toán, tiến hành phân tích
và thiết kế hệ thống chương trình kế toán tài sản cố định cho Công ty TNHH Bao Bì
Thăng Long- Hưng Yên, tiến hành triển khai thử nghiệm cho một số module.
Ý nghĩa khoa học và thực tiền đề tài
Đề tài mang lại những kiến thức chung nhất về quản lý Nguyên vật liệu trong
doanh nghiệp đồng thời với các ứng dụng của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự phát
triển mạnh của các ngôn ngữ lập trình đã giúp xây dựng nên chương trình quản lý
Nguyên vật liệu cho Công ty TNHH Bao Bì Thăng Long- Hưng yên.
Chương trình thực nghiệm giúp cho công tác quản lý Nguyên vật liệu tại công ty
được dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức lao động và nâng cao hiệu
quả sản xuất
Bố cục bài khóa luận
Ngoài các mục: lời cám ơn, lời cam đoan, lời mở đầu, kết luận, danh mục chữ
viết tắt, Danh mục hình ảnh, Tài liệu tham khảo thì bài khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về quản lý nguyên vật liệu
Chương 2: Phân tích, thiết kế hệ thống

Chương 3: Cài đặt chương trình quản lý nguyên vật liệu
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Tố Loan
8
Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU
1.1 Khái quát về nguyên vật liệu
1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu
Trong các doanh nghiệp sản xuất NVL là những đối tượng lao động,thể hiện dưới
dạng vật hoá là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu
thành nên thực thể sản phẩm.
Trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh, NVL chỉ tham gia vào một
chu kỳ sản xuất nhất định, NVL bị tiêu hao toàn bộ và không giữ nguyên hình thái vật
chất ban đầu mà giá trị của NVL được chuyển toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm mới làm ra.
1.1.2 Đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất
* Đặc điểm của nguyên vật liệu:
Nguyên liệu là những tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho, tham gia vào
giai đoạn đầu của quá trình sản xuất kinh doanh để hình thành nên sản phẩm mới,
chúng rất đa dạng và phong phú về chủng loại.
Khi tham gia vào quá trình sản xuất nguyên vật liệu bị tiêu hoa toàn bộ giá trị một
lần vào giá trị sản phẩm mới tạo ra.
Khi tham gia vào quá trình sản xuất nguyên vật liệu bi tiêu hao và bị thay đổi
hình thái vật chất ban đầu.
* Vai trò của nguyên vật liệu:
Chi phí về các loại vật liệu thường chiếm một tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí
sản xuất và giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp sản xuất. Do đó vật liệu không
chỉ quyết định đến mặt số lượng của sản phẩm, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất

lượng sản phẩm tạo ra. NVL có đảm bảo đúng quy cách, chủng loại, sự đa dạng thì sản
9
phẩm sản xuất mới đạt được yêu cầu và phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao
của xã hội.
Như ta đã biết, trong quá trình sản xuất vật liệu bị tiêu hao toàn bộ không giữ
nguyên được hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó chuyển một lần toàn bộ vào giá
trị sản phẩm mới tạo ra. Do đó, tăng cường quản lý công tác kế toán NVL đảm bảo
việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nhằm hạ thấp chi phí sản xuất, hạ giá thành sản
phẩm, tăng thu nhập cho Doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Việc quản lý vật liệu
phải bao gồm các mặt như: số lượng cung cấp, chất lượng chủng loại và giá trị. Bởi
vậy, công tác kế toán NVL là điều kiện không thể thiếu được trong toàn bộ công tác
quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước nhằm cung cấp kịp thời đầy đủ và đồng bộ
những vật liệu cần thiết cho sản xuất, kiểm tra được các định mức dự trữ, tiết kiệm vật
liệu trong sản xuất, ngăn ngừa và hạn chế mất mát, hư hỏng, lãng phí trong tất cả các
khâu của quá trình sản xuất. Đặc biệt là cung cấp thông tin cho các bộ phận kế toán
nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ kế toán quản trị.
1.1.3 Các phương pháp phân loại nguyên vật liệu
Phân loại vật liệu là quá trình sắp xếp vật liệu theo từng loại, từng nhóm trên một
căn cứ nhất định nhưng tuỳ thuộc vào từng loại hình cụ thể của từng Doanh nghiệp
theo từng loại hình sản xuất, theo nội dung kinh tế và công dụng của vật liệu trong quá
trình sản xuất kinh doanh. Hiện nay các Doanh nghiệp thường căn cứ vào nội dung
kinh tế và công dụng của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh để phân chia vật
liệu thành các loại sau:
* Nguyên liệu, vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu của Công ty và là cơ
sở vật chất chủ yếu cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm như: xi
măng, sắt thép trong xây dựng cơ bản, vải trong may mặc NVL chính dùng vào sản
xuất sản phẩm hình thành nên chi phí NVL trực tiếp.
* Vật liệu phụ: cũng là đối tượng lao động, chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất
được dùng với vật liệu chính làm tăng chất lượng sản phẩm, như hình dáng màu sắc
hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sản xuất. Vật liệu phụ bao

10
gồm: thuốc nhuộm, thuốc tẩy, sơn các loại, phụ gia bêtông, dầu mỡ bôi trơn, xăng chạy
máy, và các loại khác.
* Nhiên liệu: là những vật liệu được sử dụng để phục vụ cho công nghệ sản xuất
sản phẩm, kinh doanh như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị hoạt động trong quá
trình sản xuất. Nhiên liệu bao gồm các loại như: xăng dầu chạy máy, than củi, khí ga
* Phụ tùng thay thế: là các chi tiết phụ tùng, sử dụng để thay thế sửa chữa các loại
máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải.
* Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các loại vật liệu và thiết bị,
phương tiện lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản của Doanh nghiệp xây lắp.
* Vật liệu khác: là các loại vật liệu còn được xét vào các loại kể trên như phế liệu
thu hồi từ thanh lý tài sản cố định, từ sản xuất kinh doanh như bao bì, vật đóng gói…
* Phế liệu: là những loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất, thanh lý tài
sản có thể sử dụng hay bán ra ngoài.( phôi bào, vải vụn…). Tuỳ thuộc vào yêu cầu
quản lý và hạch toán chi tiết của từng Doanh nghiệp mà trong từng loại vật liệu nêu
trên lại được chia thành từng nhóm, từng quy cách từng loại một cách chi tiết hơn.
1.1.4 Các phương pháp tính giá NVL
Tính giá nguyên vật liệu
Tính giá NVL là xác định giá trị NVL theo một nguyên tắc nhất định. Theo quy
định hiện hành, kế toán nhập xuất tồn kho NVL phải phản ánh theo giá thực tế, khi
xuất kho cũng phải xác định theo giá thực tế xuất kho theo đúng phương pháp quy
định. Tuy nhiên trong không ít Doanh nghiệp để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi
chép, và tính toán hàng ngày có thể sử dụng giá hạch toán để hạch toán tình hình nhập
xuất vật liệu…
11
Tính giá vật liệu theo giá thực tế
* Giá vật liệu thực tế nhập kho:
Trong các doanh nghiệp sản xuất - xây dựng cơ bản, nguyên vật liệu được nhập
từ nhiều nguồn nhập mà giá thực tế của chúng trong từng lần nhập được xác định cụ
thể như sau:

- Đối với vật liệu mua ngoài: Trị giá vốn thực tế nhập kho là giá trị mua ghi trên
hoá đơn cộng với các chi phí thu mua thực tế (bao gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp,
bảo quản, phân loại, bảo hiểm ) cộng thuế nhập khẩu (nếu có) trừ các khoản giảm giá
triết khấu (nếu có). Giá mua ghi trên hoá đơn nếu tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ thì bằng giá chưa thuế, nếu tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì
bằng giá có thuế.
- Đối với vật liệu Doanh nghiệp tự gia công chế biến vật liệu: Trị giá vốn thực tế
nhập kho là giá thực tế của vật liệu, công cụ dụng cụ xuất đem gia công chế biến cộng
các chi phí gia công, chế biến và chi phí vận chuyển, bốc dỡ (nếu có).
- Đối với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến giá thực tế gồm: Trị giá thực tế
của vật liệu, công cụ dụng cụ xuất thuê ngoài gia công chế biến cộng với các chi phí
vận chuyển, bốc dỡ đến nơi thuê chế biến về Doanh nghiệp cộng số tiền phải trả cho
người nhận gia công chế biến.
- Trường hợp Doanh nghiệp nhận vốn góp vốn liên doanh của các đơn vị khác
bằng vật liệu thì giá thực tế là giá do hội đồng liên doanh thống nhất định giá. Cộng
với chi phí khác (nếu có).
- Phế liệu thu hồi nhập kho: Trị giá thực tế nhập kho chính là giá ước tính thực tế
có thể bán được.
- Đối với vật liệu được tặng thưởng: thì giá thực tế tính theo giá thị trường tương
đương. Cộng chi phí liên quan đến việc tiếp nhận
12
* Giá thực tế xuất kho:
Vật liệu được thu mua nhập kho thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau, do vậy
giá thực tế của từng lần, đợt nhập kho không hoàn toàn giống nhau. Đặc biệt, đối với
các Doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế
hay theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và các Doanh nghiệp không thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT thì giá thực tế của vật liệu thực tế nhập kho lại càng có sự khác
nhau trong từng lần nhập. Vì thế mỗi khi xuất kho, kế toán phải tính toán xác định
được giá thực tế xuất kho cho các nhu cầu, đối tượng sử dụng khác nhau theo phương
pháp tính giá thực tế xuất kho đã đăng ký áp dụng và phải đảm bảo tính nhất quán

trong niên độ kế toán. Để tính giá thực tế của NVL xuất kho có thể áp dụng một trong
những phương pháp sau:
- Tính theo giá thực tế bình quân gia quyền:
Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị
trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho
được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc
vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
Trị giá thực tế xuất kho của vật tư được căn cứ vào số lượng vật tư xuất kho và
đơn giá bình quân gia quyền, theo công thức:
Đơn giá bình quân ra quyền = [(G/H)/(K/Q)]
Trong đó:
+ G: Trị giá vốn thực tế vật tư đầu kỳ.
+ H: Số lượng vật tư tồn kho đầu kỳ.
+ K: trị giá vốn thực tế vật tư nhập trong kỳ.
+ Q: Số lượng vật tư nhập trong kỳ.
+ Trị giá vốn thực tế vật tư xuất kho thì bằng số lượng vật tư xuất kho(tồn kho)
nhân với đơn gia bình quân.
13
Đơn giá bình quân thường được tính cho từng vật tư. Đơn giá bình quân có thể
xác định cho cả kỳ được gọi là đơn giá bình quân cả kỳ hay đơn giá bình quân cố định.
Theo cách này, khối lượng tính toán giảm nhưng chỉ tính được trị giá vốn thực tế của
vật tư vào thời điểm cuối kỳ nên không thể cung cấp thông tin kịp thời.
Đơn giá bình quân có thể xác định sau mỗi lần nhập được gọi là đơn giá bình
quân di động, theo cách tính này xác định được trị giá vốn thực tế vật tư hàng ngày
cung cấp thông tin được kịp thời. Tuy nhiên, khối lượng công việc sẽ nhiều lên nên
phương pháp này rất thích hợp với những doanh nghiệp làm kế toán máy.
- Tính theo giá nhập trước xuất trước –Firt in firt out(FIFO):
Theo phương pháp này ta phải xác định được đơn giá thực tế nhập kho của từng
lần nhập và giả thiết tài sản nào nhập trước thì xuất trước, hàng nào nhập sau thì xuất
sau. Sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho để tính ra giá thực tế xuất kho theo nguyên

tắc: tính theo đơn giá thực tế nhập trước đối với lượng xuất kho đối với lần nhập trước,
số còn lại được tính theo đơn giá thực tế lần nhập tiếp theo. Như vậy, giá thực tế của
vật liệu tồn cuối kỳ chính là giá thực tế của vật liệu nhập kho thuộc các lần mua vào
sau cùng.
Điều kiện áp dụng:
+ Chỉ dùng phương pháp này để theo dõi chi tiết về số lượng và đơn giá của từng
lần nhập - xuất kho.
+ Khi giá vật liệu trên thị trường có biến động chỉ dùng giá thực tế để ghi sổ.
- Tính theo giá thực tế nhập sau xuất trước - Last in firt out (LIFO):
Theo phương pháp này những vật liệu nhập kho sau thì xuất trước và khi tính
toán mua thực tế của vật liệu xuất kho theo nguyên tắc: tính theo đơn giá thực tế của
lần nhập sau cùng đối với số lượng xuất kho thuộc lần nhập sau cùng, số còn lại được
tính theo đơn giá thực tế của các lần nhập trước đó. Như vậy, giá thực tế của vật liệu
tồn kho cuối kỳ lại là giá thực tế vật liệu thuộc các lần nhập đầu kỳ. Điều kiện áp dụng:
giống như phương pháp nhập trước - xuất trước.
14
- Tính theo giá thực tế đích danh:
Phương pháp này thường được áp dụng đối với các vật liệu có giá trị cao, các loại
vật liệu đặc chủng. Giá thực tế vật liệu xuất kho được căn cứ vào số lượng xuất kho và
đơn giá nhập kho (mua) thực tế của từng hàng, từng lần nhập từng lô hàng và số lượng
xuất kho theo từng lần nhập.
Điều kiện áp dụng:
+ Theo dõi chi tiết về số lượng và đơn giá của từng lần nhập - xuất theo từng hoá
đơn mua riêng biệt.
+ Đơn vị chỉ dùng một loại giá thực tế ghi sổ
+ Trong quá trình bảo quản ở kho thì phân biệt theo từng lô hàng nhập - xuất.
- Phương pháp tính theo giá mua lần cuối:
Điều kiện áp dụng trong các doanh nghiệp có nhiều chủng loại hàng, mẫu mã
khác nhau, giá trị thấp thường xuyên xuất kho. Phương pháp này có ưu điểm là đơn
giản, dễ làm nhưng độ chính xác lại không cao:

Tổng giá thực tế NVL xuất trong kỳ = st +sn -std
Trong đó:
+ st: Tổng giá thực tế NVL tồn đầu kỳ.
+ sn: Tổng giá thực tế NVL nhập trong kỳ.
+ std: Tổng giá thực tế NVL tồn cuối kỳ.
+Tổng giá thực tế tồn kho cuối kỳ thì bằng số lượng NVL tồn kho cuối kỳ cộng
với đơn giá mua lần cuối.
15
Tính giá vật liệu theo hạch toán
Do NVL có nhiều loại, thường tăng giảm trong quá trình sản xuất, mà yêu cầu
của công tác kế toán NVL phải phản ánh kịp thời tình hình biến động và số liệu có của
NVL nên trong công tác hạch toán NVL có thể sử dụng giá hạch toán để hạch toán tình
hình nhập xuất NVL hàng ngày.
Khi áp dụng phương pháp này toàn bộ vật liệu biến động trong kỳ được tính theo
giá hạch toán (giá kế toán hay một loại giá ổn định trong kỳ). Hàng ngày kế toán sử
dụng giá hạch toán để ghi sổ chi tiết giá trị vật liệu nhập xuất. Cuối kỳ phải tính toán
để xác định giá trị vật liệu xuất dùng trong kỳ theo các đối tượng theo giá mua thực tế
bằng cách xác định hệ số giá giữa giá mua thực tế và giá mua hạch toán của vật liệu
luân chuyển trong kỳ.
- Trước hết phải xác định hệ số giữa thực tế và giá hạch toán của vật liệu:
Hệ số giá = [(G + sn)/(N+M)]
Trong đó:
+ N: Giá vật liệu tồn đầu kỳ hạch toán.
+M : Tổng giá hạch toán vật liệu nhập trong kỳ.
- Sau đó tính giá thực tế của hàng xuất kho trong kỳ, căn cứ vào giá hạch toán
xuất kho và hệ số giá.
Phương pháp này sử dụng trong điều kiện:
- Doanh nghiệp dùng hai loại giá thực tế và giá hạch toán.
Giá thực tế
Nguyên vật liệu

xuất trong kỳ
=
Giá hạch
toán Nguyên vật
liệu xuất trong kỳ
X
Hệ
số giá
16
- Doanh nghiệp không theo dõi được về số lượng vật liệu.
- Tính theo loại nhóm vật liệu.
1.1.5 Nhiệm vụ của quản lý nguyên vật liệu
* Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu
Vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất kinh doanh thuộc tài sản lưu động, thường
xuyên biến động. Để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, các Doanh
nghiệp sản xuất phải thường xuyên mua NVL và xuất dùng cho sản xuất. Mỗi loại sản
phẩm sản xuất được sử dụng từ nhiều thứ, nhiều loại vật liệu khác nhau, được nhập về
từ nhiều nguồn và giá cả của vật liệu thường xuyên biến động trên thị trường. Bởi vậy
để tăng cường công tác quản lý, vật liệu phải được theo dõi chặt chẽ tất cả các khâu từ
khâu thu mua bảo quản, sử dụng tới khâu dự trữ. Trong quá trình này nếu quản lý
không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, giá trị sản phẩm sản xuất ra. Do đó yêu cầu
quản lý công tác NVL được thể hiện ở một số điểm sau:
Trong khâu thu mua: Đòi hỏi phải quản lý về khối lượng, chất lượng, quy cách,
chủng loại, giá mua và chi phí thu mua cũng như kế hoạch mua theo đúng tiến độ, thời
gian phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
Trong khâu bảo quản: Để tránh mất mát, hư hỏng, hao hụt, đảm bảo an toàn vật
liệu, thì việc tổ chức tốt kho tàng, bến bãi, thực hiện đúng chế độ quản lý đối với từng
loại nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất và kết quả sản
xuất kinh doanh.
Trong khâu sử dụng: Đòi hỏi phải thực hiện sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cở sở

các định mức, dự toán chi phí nhằm hạ thấp mức tiêu hao vật liệu trong giá thành sản
phẩm, tăng thu nhập, tích luỹ cho Doanh nghiệp. Vì vậy, trong khâu này cần tổ chức
tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng vật liệu trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Trong khâu dự trữ: Doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tối đa, tối thiểu
cho từng loại vật liệu để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường,
17
không bị ngưng trệ, gián đoạn do việc cung ứng không kịp thời hoặc gây tình trạng ứ
đọng vốn do dự trữ quá nhiều.
Tóm lại, nguyên vật liệu là yếu tố đầu tiên trong quá trình tạo ra sản phẩm và
cũng là yếu tố chủ yếu tạo nên sản phẩm. Vì vậy muốn sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất
lượng cao và đạt được uy tín trên thị trường nhất thiết phải tổ chức việc quản lý vật
liệu. Đây là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nguyên vật liệu
ở Doanh nghiệp .
1.2 Giới thiệu ngôn ngữ lập trình C# và hệ quản trị dữ liệu SQL 2005
1.2.1 Ngôn ngữ lập trình C#
* Giới thiệu về ngôn ngữ C#:
Ngôn ngữ C# là một ngôn ngữ được dẫn xuất từ C và C++, nhưng nó được tạo từ
nền tảng phát triển hơn.Microsoft bắt đầu với công việc trong C và C++ và thêm vào
những đặc tính. mới để làm cho ngôn ngữ này dễ sử dụng hơn.
C# được thiết kế chủ yếu bởi Anders Hejlsberg kiến trúc sư phần mềm nổi tiếng
với các sản phẩm Turbo Pascal, Delphi, J++, WFC.
Những hạn chế của các ngôn ngữ lập trình C/C++:
- Khó khăn cho những người bắt đầu học lập trình.
- Không thể kiểm tra hoạt động của code cho đến tận lúc code đã được biên dịch.
- Khó khăn trong việc gỡ lỗi bởi có rất ít các công cụ gỡ lỗi và đa số là đắt.
- Thời gian phát triển ứng dụng với các ngôn ngữ này là lâu.
- Kết nối với CSDL phức tạp.
- Các khó khăn trong việc chỉnh sửa dữ liệu.
- Khó khăn trong việc thực hiện.

- Không có bất kì một Framework.
+ C# là ngôn ngữ đơn giản.
18
+ C# là ngôn ngữ hướng đối tượng.
+C# là ngôn ngữ mạnh mẽ và cũng mềm dẻo.
+ C# là ngôn ngữ ít từ khóa.
+ C# là ngôn ngữ hướng module.
Hằng:
+ Giá trị hằng: Ta có một câu lệnh gán như sau: ví dụ x = 100;
+ Biểu tượng hằng: Gán một tên cho một giá trị hằng, để tạo một biểu tượng hằng
dùng từ khóa const và cú pháp sau: <const><type><tên hằng> = <giá trị>;
+ Kiểu liệt kê : Kiểu liệt kê đơn giản là tập hợp các tên hằng có giá trị không thay
đổi (thường được gọi là danh sách liệt kê).
+ Kiểu chuỗi ký tự: Kiểu dữ liệu chuỗi khá thân thiện với người lập trình trong
bất cứ ngôn ngữ lập trình nào, kiểu dữ liệu chuỗi lưu giữ một mảng những ký tự.
Để khai báo một chuỗi chúng ta sử dụng từ khoá string tương tự như cách tạo một
thể hiện của bất cứ đối tượng nào: ví dụ string chuoi;
Toán tử if:
+ Câu lệnh:
If (biểu thức điều kiện)
<Khối lệnh thực hiện khi điều kiện đúng>
[else
<Khối lệnh thực hiện khi điều kiện sai>]
Câu lệnh switch:
+ Cú pháp:
switch(biểu thức điều kiện)
{
case<giá trị>:
19
<Các câu lệnh thực hiện>

<lệnh nhảy>
[default:
<Các câu lệnh thực hiện mặc định>]
Vòng lặp do while:
+ Cú pháp: do
<Câu lệnh thực hiện>
while( điều kiện)
* Cơ bản về .NET Framework:
NET Framework là một thành phần cơ bản của Windows cho việc xây dựng và
chạy các ứng dụng viết bởi các ngôn ngữ lập trình mới (ứng dụng thế hệ kế tiếp).
NET Framework được thiết kế để:
+ Cung cấp một môi trường nhất quán cho lập trình hướng đối tượng.
+ Tối ưu hóa việc phát triển phần mềm và sự xung đột phiên bản bằng việc cung
cấp một môi trường thực hiện code.
+ Cung cấp môi trường thực thi code an toàn hơn.
+ Cung cấp trải nghiệm (experience) nhất quán cho những người phát triển trong
việc tạo ra các kiểu ứng dụng khác nhau từ các ứng dụng trên nền tảng Windows, các
ứng dụng trên nền tảng Web cho đến các ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động, các
ứng dụng nhúng…
Dot NET Framework bao gồm 2 thành phần chính:
CLR (Common Language Runtime – Môi trường quản lý ngôn ngữ chung): đây
là thành phần cốt lỗi (xương sống – backbone) của NET Framework thực hiện các chức
năng sau:
+ Quản lý bộ nhớ.
+ Thực hiện code.
+ Xử lý lỗi.
20
+Xác nhận sự an toàn của code.
+Thu gom rác.
Framework Class Library (FCL): là một tập hợp các kiểu dữ liệu có khả năng sử

dụng lại (tập hợp các lớp) và hướng đối tượng hoàn toàn, được sử dụng để phát triển
các ứng dụng từ những ứng dụng dòng lệnh truyền thống cho đến những ứng dụng với
giao diện đồ họa.
* Các tính năng cơ bản của ngôn ngữ lập trình C#:
- C# là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng thuần túy (pure object oriented
programming).
- Kiểm tra an toàn kiểu.
- Thu gom rác tự động: giảm bớt gánh nặng cho người lập trình viên trong việc
phải viết các đoạn code thực hiện cấp phát và giải phóng bộ nhớ.
- Hỗ trợ các chuẩn hóa được ra bởi tổ chức ECMA (European Computer
Manufactures Association).
- Hỗ trợ các phương thức và các kiểu phổ quát (chung).
Các ứng dụng của C#: C# có thể sử dụng để viết các kiểu ứng dụng khác nhau:
- Các ứng game.
- Các ứng dụng cho doanh nghiệp.
- Các ứng dụng cho thiết bị di động: PC Pocket, PDA , cell phone.
- Các ứng dụng quản lý đơn giản: ứng dụng quản lý Nguyên vật liệu, quản lý
thông tin cá nhân…
- Các ứng dụng phân tán phức tạp trải rộng qua nhiều thành phố, đất nước.
Một trong những chức năng quan trọng nhất của một ngôn ngữ lập trình là việc
cung cấp cơ sở cho việc quản lý bộ nhớ và các đối tượng được chứa trong bộ nhớ.
C cung ứng 3 phương cách để cấp phát bộ nhớ cho các đối tượng:
21
+ Sự cấp phát vùng nhớ tĩnh: khoảng trống dành cho đối tượng thì được cung cấp
trong phần mã nhị phân ở thời gian dịch; những đối tượng này có một thời gian sống
lâu dài theo sự tồn tại của phần mã nhị phân chứa chúng (các đối tượng).
+ Sự cấp phát vùng nhớ tự động: Các đối tượng tạm thời có thể được chứa
trong một chồng (stack), và khoảng trống này thì được trả về một cách tự động
và có thể được dùng lại sau khi khối mã mà chúng (tức các đối tượng tạm thời)
được khai báo đã thực thi xong.

+ Sự cấp phát vùng nhớ động: Các khối của bộ nhớ với bất kì cỡ lớn mong
muốn nào đều có thể được yêu cầu (hay xin) trong thời gian thi hành bằng
cách dùng các hàm thư viện như là malloc(), realloc() và free() từ một khu
vực của bộ nhớ có tên là heap; các khối này có thể được tái dụng sau khi gọi
hàm free() để hoàn trả chúng lại cho bộ nhớ của máy.
Ba phương án này thích hợp cho các tình huống khác nhau và có những hậu quả
khác nhau. Thí dụ, kiểu cấp phát tĩnh sẽ không cần thời gian (để tính toán) cho sự cấp
phát, kiểu cấp phát tự động sẽ cần một khoảng thời gian nào đó cho dự tính, và kiểu
cấp phát động có thể đòi hỏi một lượng lớn thời gian dùng dễ tính toán cho việc cấp
phát và hoàn trả (các vùng nhớ đã được yêu cầu trước đó). Mặt khác, khoảng trống của
chồng thường giới hạn cho vùng nhớ tĩnh hay cho khoảng trống của heap, và chỉ kiểu
cấp phát vùng nhớ động là cho phép sự cấp phát cho các đối tượng mà kích thước của
nó chỉ có thể biết được trong lúc thi hành. Hầu hết các chương trình C đều dùng nhiều
cả ba phương cách này.
Khi có thể thì sự cấp phát tự động hay sự cấp phát tĩnh thường được dề nghị dùng
vì kho nhớ được quản lý bởi trình dịch, giải phóng cho người lập trình những lồi lầm
phiền hà khi phải xin cấp phát và hoàn trả các vùng nhớ bằng tay. Rất tiếc nhiều cấu
trúc dữ liệu có thể trương nở trong thời gian thực thi và vì kiểu cấp phát tĩnh và kiểu tự
động phải có một độ lớn cố định ở thời gian dịch nên trong nhiều tình huống mà buộc
phải dùng kiểu cấp phát động. Các dãy thay đổi về độ lớn là một thí dụ điển hình của
trường hợp này. (Xem thí dụ từ bài malloc về các dãy được cấp phát vùng nhớ
động.)
* Quan hệ với C++:
22
C++ nguyên là sự kết thừa từ C. Mặc dù vậy, không phải mọi chương trình trong
C đều hợp lệ trong C++. Vì là hai ngôn ngữ độc lập, số lượng không tương thích giữa
hai ngôn ngữ này đã tăng lên. [2]. Phiên bản cuối cùng C99 đã tạo ra thêm nhiều tính
năng xung đột (giữa C và C++). Các sự khác nhau này tạo ra khó khăn để viết các
chương trình và thư viện đẻ có thể được dịch và hoạt động chính xác trong cả hai loại
mã C hay C++, đồng thời gây nhầm lẫn cho những người lập trình dùng cả hai ngôn

ngữ này. Sự chênh lệch này cũng gây khó khăn cho ngôn ngữ này có thể tiếp thu các
tính năng của ngôn ngữ kia.
Bjarne Stroustrup, cha đẻ của C++ đã lập đi lập lại rằng [3]: Các tính chất không
tương thích giữa C và C++ nên được hạ thấp càng nhiều càng tốt để mở rộng tối đa khả
năng hoạt động thông suốt của hai ngôn ngữ này. Một số người tranh biện rằng vì C và
C++ là hai ngôn ngữ khác nhau, sự tương thích giữ chúng thì hữu ích nhưng không
phải có tính sống còn, theo lập trường này, nỗ lực để giảm sự không tương thích không
được phá hủy cố gắng để nâng cao mỗi ngôn ngữ đứng riêng.
Ngày nay, những khác nhau căn bản, không kể các mở rộng thêm vào của C++
như là các lớp, các tiêu bản, các không gian tên, và quá tải, giữa hai ngôn ngữ là:
inline — các hàm inline có giá trị toàn cục trong C++ và chỉ có giá trị trong phạm
vi tập tin trong C#.
Từ khóa bool trong C99 thì có riêng tập tin tiêu dề của nó là <stdbool.h>. Các
chuẩn C trước đây đã không định nghĩa kiểu boolean và nhiều phương pháp không
tương thích đã được dùng để mô phỏng kiểu boolean.
Các hằng kí tự (được đặt trong dấu ') có độ lớn của một int trong C# và có độ lớn
của một char trong C++. Mặc dù vậy, ngay cả trong C các hàng này sẽ không bao giờ
vượt quá giá trị của một char, cho nên việc chuyển đổi kiểu (char) 'a' thì hoàn toàn an
toàn. Nhừng từ khóa mới thêm vào trong C++ sẽ không thể dược dùng làm các tên
trong C như trước đây nữa. (Thí dụ: try, catch, template, new, delete, ).
23
Trong C++, trình dịch tự dộng tạo một "thẻ" cho mỗi struct, union hay enum, do
vậy, struct S {}; trong C++ tương đương với typedef struct S {} S; trong C#.
C99 tiếp thu một số tính năng mà xuất hiện đầu tiên trong C++. Trong số đó là:
Bắt cuộc khai báo nguyên mẫu của hàm.
Thêm từ khóa inline.
Hủy bỏ "hiểu ngầm" của sự trả về sẽ có kiểu int.
* Các lợi ích của C#:
- Cross Language Support: hỗ trợ khả năng chuyển đổi dễ dàng giữa các ngôn
ngữ khác nhau.

- Hỗ trợ các giao thức Internet chung.
- Triển khai đơn giản.
- Hỗ trợ tài liệu XML: các chú thích XML có thể được thêm vào các đoạn code
và sau đó có thể được chiết xuất để làm tài liệu cho các đoạn code để cho phép các lập
trình viên khi sử dụng biết được ý nghĩa của các đoạn code đã viết.
* Môi trường phát triển tích hợp Visusal Studio.Net 2005, 2008
VS là một tập hợp các công cụ phát triển cho việc xây dựng các ứng dụng
desktop với hiệu năng cao, các ứng dụng cho thiết bị di động, các dịch vụ Web, các
ứng dụng Web. Ngoài ra VS 2005 cũng được sử dụng để làm đơn giản hóa quá trình
phát triển nhóm, triển khai cài đặt các ứng dụng enterprise.
VS cung cấp các lợi ích mở rộng cho việc phát triển các ứng dụng:
+ Nâng cao tính sản phẩm.
+ Phát triển các ứng dụng cho NET Framework 2.0.
+ Phát triển các ứng dụng cho các thiết bị cầm tay với .NET Framework Compact
1.2.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL server 2005
SQL Server là gì?
24
SQL Server là chữ viết tắt của Structure Query Language, nó là một công cụ quản
lý dữ liệu được sử dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực. Hầu hết các ngôn ngữ bậc cao đều
có trình hỗ trợ SQL như Visual Basic, Oracle,Visual C
Trong Oracle tất cả các chương trình và người sử dụng phải sử dụng SQL để truy
nhập vào dữ liệu trong CSDL của Oracle. Các chương trình ứng dụng và các công cụ
Oracle cho phép người sử dụng truy nhập tới CSDL mà không cần sử dụng trực tiếp
SQL. Nhưng những ứng dụng đó khi chạy phải sử dụng SQL.
SQL Server cung cấp công nghệ và khả năng mà các tổ chức hy vọng kiểm soát
được các khó khăn thách thức đang ngày càng tăng đối với việc quản lý dữ liệu và
cung cấp thông tin có giá trị kịp thời đến người dùng. Với những cải thiện đáng kể
trong các lĩnh vực chính của nền tảng nhiệm vụ then chốt, phát triển động, dữ liệu quan
hệ mở rộng và truyền lan tin tức, các lợi ích của SQL Server thể hiện ở đây là rất có giá
trị. SQL Server là một bộ phận trong toàn cảnh về nền tảng dữ liệu của Microsoft được

thiết kế cho việc quản lý và làm việc với dữ liệu ngày nay là xa hơn nữa.
SQL Server là một phát hành quan trọng mang đến nhiều tính năng mới và những
cải thiện quan trọng làm cho nó trở thành một hệ quản trị cơ sở dữ liệu toàn diện và
mạnh mẽ nhất với những cần thiết trong việc bùng nổ dữ liệu ngày nay.
SQL Server 2005 được tối ưu để có thể chạy trên môi trường cơ sở dữ liệu rất lớn
(Very Large Database Environment) lên đến Tera-Byte và có thể phục vụ cùng lúc cho
hàng ngàn user. SQL Server 2005 có thể kết hợp "ăn ý" với các server khác như
Microsoft Internet Information Server (IIS), E -Commerce Server, Proxy Server
Các phiên bản của SQL Server 2005:
Enterprise: Hỗ trợ không giới hạn số lượng CPU và kích thước Database. Hỗ trợ
không giới hạn RAM (nhưng tùy thuộc vào kích thước RAM tối đa mà HĐH hỗ trợ) và
các hệ thống 64bit.
Standard: Tương tự như bản Enterprise nhưng chỉ hỗ trợ 4 CPU. Ngoài ra phiên
bản này cũng không được trang bị một số tính năng cao cấp khác.
25

×