Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Những bài văn mẫu lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.04 KB, 7 trang )

Những bài văn mẫu lớp 9 hay
Nhằm giúp các em có thêm thông tin tham khảo, Tour.edu.vn xin gửi đến một số bài văn
mẫu lớp 9 được chọn lọc. Chúc các em học tốt!
Bài 1: Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
Bao giờ cũng thế, một tác phảm đặc sắc phải bao gồm cái đặc sắc và thành công về cả hai
mặt nội dung và nghệ thuật. Tác phẩm ấy như một nguồn nước giếng trong, khơi mãi vẫn
không hết cái ngọt ngào, lắng sâu của tình yêu con người, vẫn không cạn nguồn sức mạnh
truyền vào trong cuộc sống. Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một tác phẩm
như thế. Được sáng tác vào năm 1976, bài thơ mang đậm chất trữ tình này đã ghi lại tình
cảm sâu lăng, thành kính cảu nhà thơ khi hoà vào dòng người viếng lăng Bác. Bài thơ
cũng là tiếng nói, là nỗi niềm tâm sự của nhận dân Nam bộ và nhân dân cả nước dành cho
Bác.
Mở đầu bài thơ là cảm xúc của tác giả khi vừa bước chân vào lăng. Nhà thơ xưng “con” và
gọi “Bác”; lời thơ giản dị, mộc mạc mà chát chức bao tình cảm gần gũi, thân thương, kính
trọng chủ tịch Hồ Chí Minh của ông. Điều đó càng cho thấy Bác là một con nguời rất hoà
đồng và gần gũi. Chính vậy nhà thơ Tố hữ có viết “Người là Cha, là Bác, là Anh”. Chi tiết
thơ “Con ở miền Nam” còn mang một sắc thái đầy xúc độgn. Khúc ruột miền Nam là miền
đất xa xôi mà Bác không nguôi ngóng chờ, cho đến những ngày trước luc lâm chung thì
trái tim ngươờ vẫn luôn huớng về mìen Nam ruột thịt. Nơi đó có biết bao đồng bào ta đang
ngày đêm chiến đấu và anh dũng hy sinh vì một nàgy mai nước nhà thống nhất. Nhưng…
Bác đã không chờ được đến ngày đó. Người đã ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng để lại
muôn vàn niềm thương tiếc cho nhân dân ta. Câu thơ đầu gọn như một lời thông báo
nhưng lại chứa chan bao tình cảm xúc độgn, bồi hồi của tác giả đối với vị cha già kính yêu
của dân tộc.
Và trong cái mênh mang sương mù của mọt ngày mùa thu Hà Nội, qua con mắt thi nhân
của Viễn Phương, ta chợt tìm thấy một “hàng tre” Việt Nam. Đến với Bác, đến với hàng
tre, ta như đến với quê hương làng mạc, đến với mái nhà tranh âm vang lời ru của bà, của
mẹ; đén với Bác là đến với dân tộc mình, thế mới đẹp làm sao! Hình ảnh nhân hoá hàng
tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” còn là biểu tượng bất diệt của con người VN kiên
cường, bất khuất biền bỉ. Màu xanh của tre chính là màu xanh của sức sốg VN, màu xanh
của hy vnọg, hạnh phúc và hoà bình. Đây quả là một tứ thơ độc đáo, giàu ý nghĩa tượng


trưng:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàg”
Và nhà thơ phải kính yêu Bác lắm mới viết được những hình ảnh ẩn dụ tài tình này:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Cũng là “mặt trời” nhưng “mặt trời” ở câu thơ thứ nhất là mặt trời của thiên nhiên vũ trụ,
ngày ngày tỏ sáng, đem sự sống cho muôn loài, vạn vật, nó cũng có lúc quạnh quẽo, u ám.
Còn “mặt trời” của nhận dân VN. “mặt trời” trong lăng thì vẫn luôn chiếu ánh sáng vĩnh
hằng, đỏ mãi. Bác chính là vầng mặt trời hồng toả tia sáng soi rọi con đừơng giúp dân tộc
ta thoát khỏi kiếp đời nô lệ, là sức mạnh giúp nhân dân ta chèo lái con thuyền cách mạng
cập bến vinh quang, đi đến bờ thắng lợi. Dù rằng đã ra đi mãi mãi nhưng Bác vẫn luôn bất
tử, tư tưởng HCM vẫn luôn trường tồn, soi đường dẫn lối cho dân tộc ta đứng lên.
Hoà nhịp với gần trăm triệu bàn chân VN, hàng triệu bàn chân lao độgn trên thế giới, Viễn
Phương bùi ngùi xúc động bước vào lăng:
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như nhưng trànghoa dâng lên
người. “Bảy mươi chín” tràng hoa, ấy là bày mươi chín màu xuân, bày mươi chín năm
cống hiến, hy sinh hết mình của Bác đối với dân tộc và nhân dân ta. Và quả thật, Bác
chính là mùa xuân, và mùa xuân ấy đã làm cho cuộc đời người dân VN nở hoa. Điệp ngữ
“ngày ngày” đứng mỗi ý thơ giữ vị trí “nhãn tự”, vừa thể hiện một qui luật trình tự của
dòng người vào lăng viếng Bác, lại vừa thể hiện một qui luật tự nhiên của tạo hoá.
Đứng trước sự vĩ đại, to lớn của Bác, ta cũng vô thức bị dòng thơ cuốn và trong lăng lúc
nào không hay:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vãn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Bác đang nằm đây, ngay trước mắt nhà thơ, hiền hậu, nhân từ như một vầng trăng “dịu
hiền”, mát mẻ mà vãn trong sáng rạng ngời.Ta có cảm giác như Bác vẫn chưa đi xa, vẫn
chưa rời khỏi thế gian này mà Người đang ngủ đấy thôi. Lí trí thì nói bác đang ngủ, nghĩa
là Bác vẫn còn sống mãi với đất nước, với dân tộc ta như trời xanh còn mãi trên đầu. Mỗi
ngày ngẩng đầu nhìn ta lại thấy trời xanh, lại thấy Bác. Bác không bao giờ mất, Bác sống
mãi cùng dân tộc ta, trong mỗi cuộc đời, trong mỗi sự việc mà chúng ta làm vì độc lập tự
do, vì chủ nghĩa xã hội. Ta biết thế, ta nghĩ thế nhưng sao tim ta vẫn “đau nhói”, mắt ta
vẫn trào dâng khi nhận ra rằng: Bác đã không còn nữa! Khổ thơ thứ hai và ba là một chuỗi
các hình ảnh vũ trụ: mặt trời, vầng trăng, trời xanh lồng vào nhau như để ca ngời tầm vóc
lớn lao của Bác; đồng thời thể hiện lòng tôn kíh vô hạn của tác giả, của nhân dân đối với
vị cha già kính yêu của dân tộc.
Bài thơ bắt đầu bằng sự kiện “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” và cũng kết thúc bằng
chi tiết “Mai về miền Nam”. Đây là giờ phút sắp chia tay với Bác, tâm trạgn nhà thơ tràn
đầy niềm cảm thương xen lẫn bùi ngùi, lưu luyến. Điều đó được thể hiện qua hình ảnh
cuờng điệu: “Thương trào nước mắt” :
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Múon làm đóa hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Tình thương xót nén giữa tam hồn đã làm nảy sinh bao ước muốn: “muốn là con chin” để
dâng lên tiếng hót vui, “muốn là đoá hoa” dâng hương thơm ngát, “muốn làm cây tre trung
hiếu” canh gác chi giấc ngủ yên lành của Bác. Nhịp điệu khổ thơ lúc này dồn dập với điệp
ngữ “muốn làm” nhắc lại đến ba lần và các hình ảnh liên tiếp xuất hiện như một dòng khát
khao mãnh liệt của nhà thơ muốn được gần Bác mãi mãi.
Bằng tất cả tình cảm chan thành, Viễn Phương đã làm “Viếng lăng Bác” trở thành một bản
tình ca bất tận để lại ấn tượgn sâu sắc cho bao người dân Việt Nam. Bài thơ hay không chỉ
vì các nghệ thuật, kĩ sảo độc đáo mà quan trọgn hơn, đó là sự kết hợp nhuẫn nhị giữa cái
“tâm” của một nguời con yêu nước và cái “tài” của người nghệ sĩ. Rất nhiều năm tháng đã
đi qua nhưng mỗi thế hệ đọclại “Viếng lăng Bác” đều đón nhận vào tâm hồn mình một ánh

sáng tư tưởng, tình cảm của nhà thơ và đồng thời cũng thấm nhuần vẻ đẹp trong suốt, lấp
lánh toả ra từ chính cuộc đời, trí tuệ và trái tim Bác Hồ.
Bài 2: Bếp lửa (Bằng Việt)

Bằng Việt thuộc thế hệ trưởng thành trong thòi kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Bằng Việt
mượt mà, trong trẻo, khai thác những kỉ niệm và mơ ước của tuổi trẻ. Bài thơ “Bếp lửa”
được bằng Việt sáng tác năm 1963, khi ấy tcá giả là ính viên đang du học tại Liên Xô.
Bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, giữu tự sự và bình luận, bài thơ
gợi lại những kỉ niệm về người bà và tình bà cháu vừa sâu sắc thấm thía, vừa rất quen
thuộc với mọi người; đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọgn và biết ơn của ngừoi
cháu đối với bà và cũng là đối với gia đinh, quê hương, đất nước.
Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. Bài thơ
mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà làm hiện lên
hình ảnh bà và tình yêu thương bà dành cho cháu, từ kỉ niệm tuổi thơ, người cháu suy
ngẫm về cuộc đời bà và cuối cùng người cháu dửi niềm mong nhớ về bà.
Mở đầu bài thơ là sự hồi tưởng của tác giả về bà và tình bà cháu được khơi gợi qua hình
ảnh bếp lửa:
“Một bếp lửa…….
………………biết mấy nắng mưa”
“Bếp lửa chờn vờn sương sớm” mà một hình ảnh rất quen thuộc trong mỗi gia đình từ
muôn đời nay. Bếp lửa nồng đượcm ấy mang tình thương che chờ, “ấp iu” của bà. Từ láy
“ấp iu” gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa, lại rất
chính xác với công việc nhóm bép cụ thể. Bếp lửa của bà là bếp lửa của một cuộc đời đã
trải qua “biết mấy nắng mưa”, nghèo khổ, vất vả. Nghĩ về bếp lửa, nghĩ về bà mà người
cháu thương bà khôn xiết.
Từ đó, bài thơ gợi lại cả một thời thơ ấu bên người bà. Tuổi thơ ấy có nhiều gian khổ,
thiếu thống nhọc nhằn:
“Lên bốn tuổi…………………
…………sống mũi còn cay”
Đó là những năm tháng tuổi thơ có bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945, có mối lo

giặc đốt phá xóm làng: “giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”, có những hoàn cảnh chung của
các gia đình VN:
“Mẹ cùng cha công tác bận ko vè
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”
Trong chiến tranh, mẹ và cha bận công tác xa nhà, cháu sống trong sự cưu mang, dạy dỗ
của bà. Các từ ngữ “bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm” đã diễn tả một cách sâu sắc tấm lòng
đôn hậu, tình thương bao la, sự chăm chút của bà đối với đứa cháu nhỏ. “Bà” và “cháu”
được điẹp lại bốn lần gợi tả tình bà cháu quán quýt yêu thương.
Được sống trong tình thương là hạnh phúc. Người cháu trong bài thơ tuy phải sóng xa cha
mẹ nhưng em thật hạnh phúc khi được sống trong vòng tay yêu thương, che chở của bà. Vì
thế, cháu mới cảm nhận một cách nồng hậu:
“Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”
Đoạn thơ tiếp thao, 10 câu đã tô đậm thêm phẩm chất cao quí của ngưòi bà kính yêu:
“Năm giặc đốt làng ………
………….dai dẳng”
Bà là chỗ dựa vững chắc cho cháu. Sống trong những năm dài chiến tranh, khi “giặc đốt
làng cháy tàn cháy rụi”, được sự “đỡ đàn” của bà con làng xóm, hai bà cháu “dựng lại túp
lều tranh”; thế nhưng bà vẫn luôn vững lòng trước thử thách.
Từ “bếp lửa”, người cháu nghĩ về “ngọn lửa”. “Bếp lửa” bà nhen sớm sớm chiều chiều đã
sứng bừng lên ngọn lửa bát diệt, ngọn lửa của tình yêu thương “luôn ủ sẵn”, ngọn lửa của
niềm tin “dai dẵn”. Kỉ niệm về bà và những năm tháng tuôie thơ luôn gắn liền với hình
ảnh bếo lửa. Bếplửa hiện diện như tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang
đầy chi chút của bà dành cho cháu.
Bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu gợi một liên tưởng khác- tiếng chim tu hú:
“Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”
Tiếng chim quen thuọoc của đồng quê mỗi độ hè về, tiếng chim như giục giã, như khắc
khoải một điều gì đó da diết lắm, khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong.
Từ những kỉ niệm hồi tưởng về tuổi thơ và bà, người cháu suy ngẫm về cuộc đời bà:

“Lận đận đời bà…….
………………… thói quen dậy sớm”
Cuộc đời của bà nhiều “lận đận”, trải qua nhiều “nắng mưa”, vất vả. Bà cần mẫn lo toan,
chịu thương, chịu khó, thức khuya dậy sớm vì bát cơm manh áo của con cháu trong gia
đình. Vần thơ chứa đựng bao nghĩa nặng tình sâu với lòng biết hơn, kính trọgn bà sâu sắc.
Bà đã nhóm bếp lửa suốt cuộc đời, đã trải qua mấy nắng mưa “mấy chục năm rồi”. Bà
không chỉ nhóm bép lửa bằng đôi tay già nua, gầy gụôc mà bằng cả tấm lòng đôn hậu “ấp
iu nòng đượm” của bà:
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
….
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
Điệp ngữ “nhóm đan kết với những chi tiết chân thực, biểu hiện một tấm lòng. Vị ngọt bùi
của khoai sắn, hương vị ngọt ngào của nồi xôi gạo mới đều do bàn tay tần tảo của bà
“nhóm” nên. Bà đã nhen nhóm, nuôi dưỡng trong lòng con cháu bao “niềm yêu thương”,
bao ước mơ hoài bão. Tâm hồn và khát vọng của tuôit thơ đã sáng bừng lên từ ngọn lửa
của bà. Cảm xúc dồn nén bỗng ùa ra, tuôn trào:
“Ôi kì lạ và thiên liên bếp lửa”
Bốn câu cuối kết thúc bài thơ thể hiện một cảnh đằm thắm. Đó chính là tình cảm thương
nhớ, lòng kính yêu và biết ơn của người cháu nay đã trưởng thành và đã đi xa:
“Giờ cháu đã đi xa…
………………nhóm bếp lên chưa?”
Ngươờ cháu năm xưa giờ đã lớn khôn, đã được chắp cánh bay xa, đã được làm quen với
những khung trời rộng lớn, những niềm vui được mở rộng ở chân trời xa. “Có khói………
trăm ngả” nhưng vẫn ko thể nguôi quên ngọn lửa của bà, tấm lòng đùm bọc, ấp iu của bà.
Ngọn lửa ấy trở thành kỷ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước
cháu trên suốt đoạn đường dài.
“Bếp lửa” là bài thơ hay và độc đáo. Lời thơ đẹp, chất thơ trong trẻo, trẻ trung; sáng tạo
hình ảnh bếp lửa vừa mang ý nghĩa biểu tượgn, kết hợp miêu tả-biểu cảm, tự sự- nghị
luận; giọng điệu và thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. Bài thơ
chứa đựng một triết lí sâu sắc: Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức

toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài của cuộc đời. Tình yêu thương và lòng
biết ơn bà chính là một bình hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê
hương và đó cũng là sự khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước.
3/ Về bài thơ "Đòan thuyền đánh cá" của Huy Cận
Trước đây nữa thế kỉ, khi mới cầm bút, nhà thơ Huy Cận trình làng bài "Tràng giang với
khổ thơ đầu rất đặc sắc:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả,
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Giữa cái mênh mông, rộng dài của sông nước, con thuyền và cành củi khô - biểu tượng
cho kiếp sống con người - trôi xuôi, bơ vơ, vô định. Trước cái bơ vơ, vô định ấy, thi sĩ đã
bâng khuâng thương mình, thương người, muốn chia sẻ tấm lòng "sầu trăm ngả" tới chúng
ta. Và, từ đó trở đi, hình tượng thơ: "vũ trụ" và "con người" trở thành một nét rất riêng, rất
riêng trong thi pháp Huy Cận.
Và sau đó, từ cái "riêng" ấy, Huy Cận làm cho nó ngày một rõ rệt hơn qua "Đòan thuyền
đánh cá". Cảm hứng của nhà thơ vè thiên nhiên, vũ trụ, về người lao động luôn luôn hài
hòa theo 3 nhịp.
Khúc ca khởi hành đc cất lên ở 2 câu thơ đầu:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Biển hòang hôn - Mặt Trời lặn, như "hòn lửa" bị nhúng nước. Sóng cồn lên, cài chặt then,
nhốt ánh sáng vào một vùng tối bí mật. Đêm bao trùm. Khuya. Vũ trụ đẹp huyền bí, mênh
mang đầy thử thách. Vậy mà con người - những ngư dân - không ngại ngần, e sợ. Xưa kia,
khi đất nước chìm đắm trong bóng đem xâm lược, con người thường rợn người, hãi hùng
trước cái bao la rộng lớn của vũ trụ. Ngày nay, đất nước đc giải phóng, con người đc làm
chủ, thì vũ trụ, thiên nhiên trở thành nơi vươn tới những ước mơ:
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Hát rằng cá bạc biển Đông lặng

Cá thu biển Đông như đòan thoi
Đêm ngày dệt biểng muôn luồn sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi
Nhịp thơ nhanh. mạnh như 1 quyết định dứt khóat. Đòan ngư dân ào xuống, đẩy thuyền ra
khơi va cất cao khúc ca khởi hành. Niềm vui và quyết tâm của họ tràn ngập cà không gian,
vũ trụ, đánh thức tất cả. Họ gọi cá như bạn bè gọi nhau, họ gọi biển, tiếng gọi vô vàn trìu
mến Những cánh tay săn chắc cuồn cuộn sức người, sôi nổi hào hứng như trong một trận
đấu vậy. Gió khơi, biển cả, nhất là trăng sao - những vùng sáng thay thế Mặt Trời - tất cả
đã hiệp đồng để động viên, giúp đỡ con người. Vũ trụ không đối lập mà trở thành bố mẹ,
bạ bè thân thương của con người:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ta đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhip trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự thuở nào.
Dường như công việc lao động giữa biển khơi đầy sóng gió vốn vất vả, đầy thử táhch đã
trở thành môt niềm vui, niềm say mê hào hứng. Nhip sống của con người hài hòa với nhau
đã tạo cho ngôn ngữ thơ những vẻ đẹp kì diệu, âm hưởng của thơ ngân vang, xáo động,
h`ả trog thơ mỗi lúc một lớn lao, bay bổng, ngòi bút tả thực hài hòa với ngòi bút lảng mạn,
bút pháp tượng trưng. Tình yêu cuộc sống, yêu biển trời quê hương xứ sở của những người
lao động đã đc vũ trụ, thiên nhiên đền đáp xứng đáng:
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm căng đón nắng hồng.
Vẩy cá, đuôi cá lóe sắc vàng sắc bạc, hay chính là bạc vàng trong kho trời vô tận thưởng

công cho nguồn tài sử dụng ngôn từ, phép liên tưởng, ví von cùg với tình cảm mê say, hào
hứng của nhà thơ đã hòa nhập với cuộc sống, đem lại cho nhà thơ cảm thú vị. Nhạc thơ lên
đến cao trào.
Và bài ca của đòan ngư dân chuyển dần vào đọan cuối, đọan khải hòan tràn ngập niềm vui
chiến thắng:
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đàon thuyền chạy đua cùng Mặt Trời
Mặt Trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hòang muôn dặm phơi.
Thi sĩ như người trọng tài đang nhìn đòan thuyền, chuyển sang phía Mặt Trời, rồi từ Mặt
Trời nhìn lại. Đội biển nhô cao, Mặt trời tới đích thì đòan thuyền đã tới lâu rồi! Trang trải
mênh mang muôn dặm chỉ thấy cá và cá. Cá nhiều, chen chít nhau, xếp dày, không tách ra
đc, chỉ thấy "mắt cá huy hòang" nhấp nháy theo trời, hóa thành triệu bụi màu nhỏ, huy
hoàng, ấm áp cả 0 gian. Nghệ thuệt nhân hóa và điểm nhìn linh họat của nhà thơ khiến cho
Mặt Trời nơi xa xôi trở nên gần gũi, hiền hòa, và cái chân dung con người bỗng dưng trở
nên lớn lao, kì vĩ

TAG: Nhung bai van hay lop 9, van mau lop 9

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×