Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phân tích những nguyên nhân của việc tồn tại tôn giáo trong diễn trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và cho biết nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa MácLênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo? Đảng và nhà nước ta đã vận dụng những nguyên tắc này trong việc xâ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.06 KB, 17 trang )

KHOA CHÍNH TRỊ - QPAN - GDTC

*********

TIỂU LUẬN
Chủ đề : Phân tích những ngun nhân của việc tồn tại tơn giáo trong
diễn trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và cho biết nguyên tắc cơ bản của
chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo? Đảng và
nhà nước ta đã vận dụng những nguyên tắc này trong việc xây dựng
chính sách tơn giáo như thế nào?

SINH VIÊN TH :
MÃ SV

:

LỚP

:

GV CHẤM 1

ĐIỂM

1

GV CHẤM 2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................3


NỘI DUNG……………………………………………………………………….4
I. Tôn giáo và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc
giải quyết vấn đề tôn giáo.......................................................................................4
1. Khái niệm tôn giáo..............................................................................................4
2. Chức năng của tôn giáo…………………………………………………………………………………………………………5
3. Nguyên nhân tôn giáo tồn tại trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội..........7
4. Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết
vấn đề tôn giáo........................................................................................................8
II. Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay và việc Đảng, Nhà nước vận dụng các
nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn
giáo........................................................................................................................10
1. Tình hình tơn giáo ở Việt Nam hiện nay..........................................................10
2. Đảng và Nhà nước vận dụng các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin trong giải quyết vấn đề tôn giáo.................................................................12
3. Trách nhiệm sinh viên trong thực hiện quan điểm, chính sách tơn giáo của
Đảng và Nhà Nước................................................................................................14
KẾT LUẬN...........................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................17

2


MỞ ĐẦU
Như đã biết Việt Nam là quốc gia đa tơn giáo, chính vì đặc điểm này, vấn đề tơn
giáo cũng trở nên phức tạp và nhạy cảm hơn. Tôn giáo luôn là một trong những
vấn đề quan trọng mà từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn dành một
sự quan tâm đặc biệt. Hơn nữa, vấn đề tơn giáo lại mang tính quốc tế. Bởi vậy mà
đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải thực hiện vấn đề một cách khéo léo. Sinh thời, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã rất coi trọng vấn đề tôn giáo. Người đã coi đồn kết tơn giáo
là một trong những vấn đề quan trọng nằm trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc.

Người đã từng nói: "Tồn thể đồng bào ta, khơng chia Lương giáo, đồn kết chặt
chẽ, quyết lịng kháng chiến để giữ gìn non sơng, Tổ quốc, và cũng để giữ gìn tín
ngưỡng tự do". Ngày nay, xung đột sắc tộc và xung đột tôn giáo đang là những
điểm nóng của thế giới hiện đại. Nhiều quốc gia đã lâm vào khủng hoảng chính trịxã hội triền miên dẫn đến không thể phát triển được đất nước mà vẫn chưa thể
thốt khỏi tình trạng đó vì đã khơng làm tốt cơng tác tơn giáo. Đó là bài học để
Đảng và Nhà nước ta quan tâm và làm thật tốt công tác tôn giáo.
Từ những lý do trên, em chọn đề tài: “Phân tích những nguyên nhân của việc tồn
tại tơn giáo trong diễn trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và cho biết nguyên tắc cơ
bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo? Đảng và nhà
nước ta đã vận dụng những nguyên tắc này trong việc xây dựng chính sách tơn
giáo như thế nào?” để hồn thành bài tiểu luận này. Do cịn nhiều thiếu xót trong
việc tìm hiểu và thu thập kiến thức, bài tiểu luận của em chưa được đầy đủ, em
mong nhận được sự góp ý vfa nhận xét của quý thầy, cơ để những bài luận sau của
em được hồn thiện hơn.

3


NỘI DUNG
I. Tôn giáo và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc
giải quyết vấn đề tôn giáo.
1. Khái niệm tôn giáo
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thực khách quan, phù hợp
với huyền thoại và ảo tưởng, phù hợp với tâm lý và hành vi của con người.
Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phảnánh
một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo,
những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí.
Về bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của
con người trước tự nhiên và xã hội. Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn liền
với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác định. Theo C.Mác: “Tôn

giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới khơng có trái
tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự khơng có tinh thần. Tơn giáo
là thuốc phiện của nhân dân”. Với C.Mác, tôn giáo như là “vầng hào quang” ảo
tưởng, là những vòng hoa giả đầy màu sắc và đẹp một cách hoàn mỹ, là ước mơ, là
niềm hy vọng và điểm tựa tinh thần vô cùng to lớn cho những số phận bé nhỏ,
bấtlực trước cuộc sống hiện thực. Vì, trong cuộc sống hiện thực, khi con người bất
lực trước tự nhiên, bất lực trước các hiện tượng áp bức, bất cơng của xã hội thì họ
chỉ cịn biết “thở dài” và âm thầm, nhẫn nhục chịu đựng. Cũng trong cuộc sống
hiện thực ấy, họ khơng thể tìm thấy “một trái tim” để yêu thương, che chở nên phải
tìm đến một “trái tim” trong tưởng tượng nơi tơn giáo. Trái tim đó sẽ sẵn sàng bao
dung, tha thứ, chở che và tiếp thêm sức mạnh cho họ để họ có thể vượt qua mọi
khó khăn trong cuộc sống. Với luận điểm “tôn giáo là thuốc phiện của nhân
dân”,C.Mác khơng chỉ muốn khẳng định tính chất “ru ngủ” hay độc hại của tôn
4


giáo, mà còn nhấn mạnh đến sự tồn tại tất yếu của tôn giáo với tư cách một thứ
thuốc giảm đau được dùng để xoa dịu những nỗi đau trần thế. Thực vậy, người ta
dùng thuốc giảm đau khi người ta bị đau đớn và chừng nào còn đau đớn, thì chừng
đó cịn có nhu cầu dùng nó. Đó chính là lý do để lý giải tại sao người ta hướng tới,
hy vọng và coi tôn giáo như chiếc “phao cứu sinh” cho cuộc sống của mình, cho dù
đó chỉ là những hạnh phúc ảo tưởng, chỉ là “sự đền bù hư ảo. Tôn giáo chứa đựng
nhiều nhân tố giá trị văn hóa phù hợp với đạo đức, đạo lý của xã hội. còn hiện thực
khốn cùng là còn cơ sở để tôn giáo nảy sinh và tồn tại. Xã hội nào sinh ra tôn giáo
ấy, tôn giáo luôn mang dấu ấn lịch sử của thời đại, của dân tộc mà nó ra đời và
cũng biến đổi, thích ứng với sự biến đổi của thời đại, của dân tộc đó. Thông
thường, khi mới ra đời các tôn giáo đều phản ánh khát vọng được giải phóng của
quần chúng, nhưng trong q trình tồn tại, nó thường bị các giai cấp thống trị lợi
dụng để ru ngủ nhằm áp bức, bóc lột quần chúng.
2. Chức năng của tôn giáo

- Chức năng đền bù hư ảo:
Luận điểm nổi tiếng của C. Mác: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” đã làm
nổi bật chức năng đền bù hư ảo của tôn giáo. Giống như thuốc phiện, tôn giáo đã
tạo ra cái vẻ bề ngoài của “sự giảm nhẹ” tạm thời những nỗi đau khổ của con
người, an ủi cho những sự mất mát, thiếu hụt của con người trong cuộc sống. Chức
năng đền bù hư ảo không chỉ là chức năng chủ yếu, đặc thù mà còn là chức năng
phổ biến của tơn giáo. Ở đâu có tơn giáo ở đó có chức năng đền bù hư ảo.
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phức tạp, nó khơng chỉ thực hiện một chức
năng mà gồm một hệ thống chức năng xã hội. Mặc dù là chức năng chủ yếu nhưng
chức năng đền bù hư ảo không thể tách rời các chức năng khác của tôn giáo.
- Chức năng thế giới quan:
5


Khi phản ánh một cách hư ảo hiện thực, tôn giáo có tham vọng tạo ra một bức
tranh của mình về thế giới nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức của con người dưới
một hình thức phi hiện thực. Bức tranh tôn giáo ấy bao gồm hai bộ phận: thế giới
thần thánh và thế giới trần tục và trên cơ sở đó mà tơn giáo giải thích các vấn đề
của tự nhiên cũng như xã hội. Sự lý giải của tôn giáo về thế giới nhằm hướng con
người tới cái siêu nhiên , thần thánh, do đó nó đã xem nhẹ đời sống hiện thực.
Quan niệm này có thể tác động tiêu cực đến ý thức giáo dân, đến thái độ của họ đối
với xung quanh.
- Chức năng điều chỉnh:
Tôn giáo đã tạo ra một hệ thống các chuẩn mực, những giá trị nhằm điều chỉnh
hành của những con người có đạo. Những hành vi được điều chỉnh ở đây không
chỉ là những hành vi trong thờ cúng mà ngay cả trong cuộc sống hàng ngày trong
gia đình cũng như ngồi xã hội của giáo dân. Vì vậy, hệ thống chuẩn mực, giá trị
trong lý thuyết đạo đức và xã hội mà tôn giáo tạo ra đã ảnh hưởng quan trọng đến
mọi hoạt động của con người. Tất nhiên ở đây chúng ta cần phải chú ý rằng những
chuẩn mực, giá trị tôn giáo đã bị tước bỏ khá nhiều những đặc trưng khách quan và

phụ thuộc vào những giá trị siêu nhiên, hư ảo.
-Chức năng giao tiếp:
Chức năng giao tiếp của tôn giáo thể hiện khả năng liên hệ giữa những người có
chung một tín ngưỡng. Sự liên hệ (giao tiếp) được thực hiện chủ yếu trong hoạt
động thờ cúng, sự giao tiếp với thánh thần được coi là sự giao tiếp tối cao. Ngoài
mối liên hệ giao tiếp trong q trình thờ cúng, giữa các giáo dân cịn có sự giao
tiếp ngồi tơn giáo như liên hệ kinh tế, liên hệ cuộc sống hàng ngày, liên hệ trong
gia đình... Những mối liên hệ ngồi tơn giáo có thể lại củng cố, tăng cường các mối
liên hệ tôn giáo của họ.
6


- Chức năng liên kết:
Trong các xã hội trước đây, tôn giáo với tư cách là bộ phận tất yếu trong cấu trúc
thượng tầng đã đóng vai trị quan trọng của nhân tố liên kết xã hội, nghĩa là nhân tố
làm ổn định những trật tự xã hội đang tồn tại, dựa trên những hệ thống giá trị và
chuẩn mực chung của xã hội. Tuy nhiên không nên quan niệm một cách sai lầm
rằng tôn giáo bao giờ cũng là nhân tố liên kết xã hội chủ yếu, bảo đảm sự thống
nhất của xã hội. Sự thống nhất của xã hội trước hết được bảo đảm bởi hệ thống sản
xuất vật chất xã hội chú không phải bằng cộng đồng tín ngưỡng. Hơn nữa trong
những điều kiện xã hội nhất định, tơn giáo có thể biểu hiện như là ngọn cờ tư
tưởng của sự chống đối lại xã hội, chống lại chế độ phản tiến bộ đương thời.
3. Nguyên nhân tơn giáo tồn tại trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
Nguyên nhân nhận thức: Trong chủ nghĩa xã hội lực lượng sản xuất chưa thật
cao, con người trong chừng mực nhất định vẫn còn bị tự nhiên chi phối. Mặc dù
nhân loại đã đạt được những thành tựu to lớn về khoa học và công nghệ đã giúp
cho con người có thêm những khả năng nhận thức xã hội và làm chủ tự nhiên, song
thế giới khách quan là vơ cùng, nhận thức con người có hạn, thế giới còn nhiều vấn
đề khoa học chưa thể làm rõ. Những sức mạnh tự phát của tự nhiên xã hội đôi khi
rất là nghiêm trọng tác động đến đời sống con người.

Nguyên nhân tâm lý: Tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử loài người, ăn sâu
vào trong tiềm thức của nhiều người dân, đến mức trở thành một kiểu sinh hoạt
văn hố tinh thần khơng thể thiểu của cược sống. Cho nên dù có thể có những biến
đổi lớn lao về kinh tế, chính trị, xã hội,… thì tín ngưỡng tơn giao khơng thay đổi
ngay theo tiến độ của những biến đổi kinh tế, xã hội mà nó phản ánh.
Ngun nhân chính trị - xã hội: Trong những ngun tắc tơn giáo có những điểm
cịn phù hợp với chủ nghĩa xã hội, với đường lối chính sách của nhà nước xã hội
7


chủ nghĩa. Đó là mặt giá trị đạo đức văn hố của tơn giáo, đáp ứng được tinh thần
của một bộ phận nhân dân. Đồng thời cuộc đấu trahnh giai cấp vẫn đang diễn ra
dưới nhiều hình thức phức tạp, các thể lực thù địch vẫn lợi dụng tôn giáo để phục
vụ cho mưu đồ chính trị của mình. Các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc,
sắc tộc, khủng bố, bạo loạn,…còn xảy ra nhiều nơi. Nỗi lo sợ về chiến tranh bạo
loạn, bệnh tật đói nghèo…cùng với những mối đe doạ khác là điều kiện thuận lợi
cho tôn giáo tồn tại.
Nguyên nhân kinh tế: Trong chủ nghĩa xã hội nhất là trong thời kì quá dộ con
người vẫn chịu sự tác động mạnh mẽ của những yếu tố ngẫu nhiên làm cho một bộ
phận nhân dân có tâm lí cầu mong sự che chở, cứu vớt của những đấng siêu nhiên.
Ngun nhân văn hố: Tơn giáo có những giá trị văn hố nhất định do đó sinh
hoạt tôn giáo đáp ứng một phần nhu cầu đời sống tinh thần của một bộ phận nhân
dân. Mặt khác tín ngưỡng, tơn giáo có liên quan đến tình cảm tư tưởng của một bộ
phậndân cư nên nó tồn tại như một hiện tượng xã hội khách quan.
4. Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết
vấn đề tôn giáo
Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, tơn giáo đã và sẽ vẫn cịn tồn tại lâu dài, có
chiều hướng phát triển, đa dạng, phức tạp khơng chỉ thể hiện tính tự phát trong
nhân dân, mỗi địa phương, mỗi quốc gia,… mà cịn có tổ chức ngày càng chặt
chẽ,rộng lớn. Để giải quyết tốt nhất vấn đề tơn giáo trong q trình xây dựng chủ

nghĩa xã hội, Mác – Lênin đã đưa ra 5 nguyên tắc cơ bản sau đây:
Thứ nhất, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo gắn với sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội. muốn khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn
giáo, trước hết cần phải tạo lập được một thế giới hiện thực khơng có áp bức, bất
cơng, nghèo đói, thất học…, một thế giới hiện thực khơng cịn cần đến “sự đền bù
8


hư ảo” của tơn giáo mà người ta có thể tìm thấy những hạnh phúc thật sự ngay
trong cuộc sống, một xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh. Đó là một quá trình
cách mạng lâu dài, gian khổ gắn liền với cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Thứ hai, tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do khơng tín
ngưỡng của nhân dân. Mọi người có hay hay khơng có tín ngưỡng, tơn giáo đều
bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi. Mọi tơn giáo đều bình đẳng trước pháp luật,
nghiêm cấm việc lợi dụng tôn giáo để hoạt động đi ngược lại lợi ích nhân dân.
Xuất phát từ nhận thức tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và
đó là nhu cầu hồn tồn chính đáng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa cần phải tôn trọng
và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, khơng được chống tôn giáo mà chỉ
chống những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để chống phá cách mạng, đi
ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Tuyệt đối khơng được nóng vội, chủ quan trong
việc giải quyết vấn đề tôn giáo. Về vấn đề này, V.I.Lênin đã nhấn mạnh: “Những
lời tuyên chiến ầm ĩ với chủ nghĩa duy tâm, những mệnh lệnh ngăn cấm tín
ngưỡng, tơn giáo là những hành vi dại dột, vơ chính phủ, làm cho kẻ thù lợi dụng
để kích động tình cảm tơn giáo của tín đồ, làm cho họ ngày càng gắn bó với tơn
giáo, xa lánh thậm chí đi đến chống lại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đương nhiên, như vậy khơng có nghĩa là coi nhẹ việc giáo dục chủ nghĩa vô thần
khoa học, thế giới quan duy vật cho tồn dân, trong đó có những tín đồ tơn giáo,
việc làm đó góp phần nâng cao trình độ kiến thức cho toàn dân”
Thứ ba, thực hiện đoàn kết giữa những người có tơn giáo với những người
khơng có tơn giáo đồn kết giữa những người theo các tơn giáo khác nhau. Nghiêm

cấm hành vi chia rẽ cộng đồng vì lí do tín ngưỡng tơn giáo.
Thứ tư, phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng của tơn giáo. Mặt chính trị phải
trấn áp, mặt tư tưởng của tơn giáo phải được tôn trọng, tạo điều kiện cho nhân dân
sinh hoạt tơn giáo. Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng trong tơn giáo, mặt chính
9


trị thể hiện sự lợi dụng tôn giáo để chống lại sự nghiệp đấu tranh cách mạng, xây
dựng chủ nghĩa xã hội của những phần tử phản động đội lốt tơn giáo.
Thứ năm, phải có quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết các vấn đề tơn giáo,
vì ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đến đời
sống xã hội là khác nhau.
II. Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay và việc Đảng, Nhà nước vận dụng các
nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề tơn
giáo
1. Tình hình tơn giáo ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tín ngưỡng, tơn giáo cùng tồn tại lâu đời
trong lịch sử của dân tộc. Đến nay, theo số liệu thống kê, cả nước đã có 12 tơn giáo
với 37 tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận hoạt động trong khuôn khổ pháp
luật (tăng gấp 2 lần so với năm 2006), với hơn 100.000 chức sắc và nhà tu hành,
gần 26.000 cơ sở thờ tự và trên 30 triệu tín đồ, chiếm 1/3 dân số cả nước. Trong
đó, tín đồ Phật giáo 14 triệu, Thiên Chúa giáo 6 triệu, Tin lành 1,5 triệu, Cao Đài
gần 3,5 triệu, Phật giáo Hòa Hảo 1,5 triệu, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội 1,5 triệu, Tứ Ân
Hữu Nghĩa 78.000 và 4 Hồi giáo 67.000,…. Bên cạnh đó, việc học tập, đào tạo của
các tôn giáo cũng được phát triển nhanh. Từ chỗ chỉ có 22 trường cao đẳng, trung
cấp Phật học (năm 1993), đến nay, cả nước đã có 4 học viện Phật giáo và 49
trường cao đẳng, trung cấp, sơ cấp Phật học; Giáo hội Cơng giáo có 6 Đại Chủng
viện với hàng nghìn chúng sinh,....Nhà nước quan tâm tới các hoạt động tôn giáo,
ủng hộ việc sinh hoạt tôn giáo theo quy định của nhà nước. Trong 2 năm từ 20112012, 600 cơ sở thờ tự được sửa, 500 cơ sở thờ tự được xây dựng mới. Công tác
xuất bản in ấn báo chí băng đĩa với nhiệm vụ là tun truyền đạo lí của tơn giáo

được phát triển hơn trước.
10


Nhà nước tạo điều kiện giúp đỡ một số tôn giáo tổ chức những đại hội tôn giáo
với quy mô lớn như: Lễ Noel, Đại hội hành hương La Vang lần thứ 29 năm 2010,
Phật giáo với 1000 năm Thăng Long, Lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2014,…
nhưng phải trong khuân khổ pháp luật quy định.
Trong những năm gần đây hoạt động tôn giáo ở nước ta đã đạt được nhiều mặt
tích cực. Phần lớn các tín đồ tơn giáo hiẻu được chính sách tơn giáo của Đảng và
nhà nước cũng đã phát huy được những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp, đây là
nguồn lực của tơn giáo cho quá trình phát triển đất nước. Những năm qua, các tổ
chức tơn giáo tích cực tham gia các hoạt động xã hội hóa về y tế, giáo dục và từ
thiện nhân đạo, góp phần đáng kể vào cơng tác an sinh xã hội, giảm gánh nặng cho
Nhà nước, cụ thể: Thành lập trên 450 cơ sở y tế; gần 1.300 trường, lớp mầm non,
trên 50 cơ sở dạy nghề; 800 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em mồ côi, trẻ tàn
tật, người già cô đơn, bệnh nhân tâm thần, HIV/AIDS. Bên cạnh đó, các tổ chức
tơn giáo đã đồng hành cùng với Chính phủ trong cơng tác phịng chống COVID-19
thơng qua việc ủng hộ vật chất (tiền và hiện vật) với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng.
Điển hình: Giáo hội Phật giáo Việt Nam ủng hộ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam 5 phòng áp lực âm phục vụ điều trị COVID-19, trị giá 3,5 tỷ đồng;
Ủy ban bác ái xã hội, Hội đồng giám mục Việt Nam hỗ trợ vùng dịch của tỉnh
Vĩnh Phúc khẩu trang, nước rửa tay, vitamin C; Giáo hội Các ngày sau của Chúa
Giê su Ki tô đã ủng hộ 50.000 khẩu trang trị giá 300 triệu đồng…Điều này cũng
cho thấy được sự đoàn kết dân tộc, đồn kết giữa các tơn giáo, sẵn sàng tương trợ,
đùm bọc lẫn nhau khác hẳn với sự phân biệt chia rẽ tơn giáo trước đây.
Nói thêm về những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong việc tự do tôn giáo,
từ năm 2017, mục sư F.Graham - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Hiệp hội truyền
bá phúc âm Billy Graham và là một trong các mục sư nổi tiếng nhất ở Mỹ, người
trực tiếp chủ trì hai buổi truyền giảng với sự tham dự của hơn mười nghìn người tại

11


Hà Nội từng trả lời phỏng vấn hãng AP rằng: “Chính quyền Việt Nam đã khơng
đặt ra bất kỳ điều kiện nào cho việc tổ chức hai buổi truyền giảng. Chúng tơi chỉ là
khách, chính quyền chưa nói với tơi là được nói gì hoặc khơng được nói gì” rằng
“tự do tôn giáo tại Việt Nam đang được cải thiện”.
Tuy vậy, hoạt động tơn giáo vẫn cịn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn, như việc
truyền đạo trái phép, tình trạng lợi dụng tín ngưỡng tơn giáo để hành nghề mê tín
dị đoan, một số chức sức tơn giáo cịn có lối sống tha hố, các thế lực thù địch lợi
dụng vấn đề tơn giáo để kích động gây chia rẽ khối đại đồn kết dân tộc, chia rẽ
tơn giáo…
2. Đảng và Nhà nước vận dụng các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin trong giải quyết vấn đề tơn giáo.
Ngày 3/9/1945, tại phiên họp Chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến
vến dề tơn giáo: “ Tơi đề nghị chính phủ tun bố tín ngưỡng tự do và lương giáo
đoàn kết”. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam (bổ sung, phát triển 2011) - một văn kiện có giá trị pháp lý cao
nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng ghi rõ: “Tơn trọng và bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng, tơn giáo và khơng tín ngưỡng, tơn giáo của Nhân dân theo quy định
của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín
ngưỡng, tơn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tơn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ
quốc và Nhân dân”. Điều này cho thấy Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm vấn
đề tôn giáo ngay từ những ngày đầu xây dựng Tổ quốc theo con đường chủ nghĩa
xã hội. Chính sách trong Cương lĩnh có nội dung như sau:
1. Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo và khơng tín ngưỡng,
tơn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật.

12



2. Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín
ngưỡng, tơn giáo để mê hoặc, chi rẽ, phá hoại khối đại đại kết dân tộc.
3. Tôn trọng và phát huy những giá trị đạo đức, văn hố tốt đẹp của các tơn giáo.
4. Động viên chức sắc, tín đồ, các tổ chức tơn giáo sống tốt đời, đẹp đạo, tham
gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
5. Quan tâm và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến
chương điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đứng quy
định của pháp luật.
6. Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo phù hợp với
quan điểm của Đảng trong giai đoạn mới của đất nước.
Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do khơng tín ngưỡng của cơng
dân trên cơ sở luật pháp. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã khẳng định: “Tơn
trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo và khơng tín ngưỡng tơn giáo
của nhân dân theo quy định của pháp luật” Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam năm 2013, Điều 24 quy định:
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo.
3. Khơng ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tơn giáo hoặc lợi dụng tín
ngưỡng, tơn giáo để vi phạm pháp luật”.
Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để nhân dân ta thực hiện quyền bình đẳng
trong chính sách tự do tơn giáo theo ngun tắc: bình đẳng về tín ngưỡng, bình
đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ (nghĩa vụ tơn giáo, nghĩa vụ cơng dân) và bình đẳng
13


về pháp luật. Hướng dẫn các tôn giáo các chức sắc giáo hội hoạt động theo đúng
hiến pháp và pháp luật.
Những chuyển biến tích cực trong hoạt động của các tơn giáo khẳng định: chính

sách tơn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của Đảng và Nhà nước
ta đã đi vào đời sống xã hội, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào các tôn giáo
trong cả nước... Song song đó, cần đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền về dân tộc, tôn
giáo, giúp cho cộng đồng hiểu rõ chính sách dân tộc, chính sách tơn trọng tự do tín
ngưỡng, tơn giáo của Đảng, Nhà nước ta và thực tế tình hình cuộc sống lao động,
sản xuất, sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập và
phát triển.
3. Trách nhiệm sinh viên trong thực hiện quan điểm, chính sách tơn giáo của
Đảng và Nhà Nước
Là sinh viên, chúng ta cần phải có trách nhiệm trong việc thực hiện những quan
điểm, chính sách về vấn đề tôn giáo của Đảng và Nhà nước, cụ thể như sau:
- Tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân.
- Tôn trọng và thực hiện tốt các quan điểm, chính sách về vấn đề tôn giáo của
Đảng và Nhà nước đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật của Nhà Nước.
- Tôn trọng các tơn giáo, khơng kì thị, phân biệt đối xử với những người theo
đạo. Tìm cách xóa bỏ mặc cảm, định kiến, thường xun củng cố tình đồn kết
giữa cá nhân có đạo và khơng có đạo.
- Vận động, tuyên truyền trong nhân dân để mọi người cùng thực hiện.
- Khơng ủng hộ, xun tạc, gây kích động các tổ chức tôn giáo chống lại Nhà
nước.
- Không tham gia truyền đạo không được sự công nhận của Nhà Nước.

14


- Nếu phát hiện đối tượng gây kích động các tổ chức tơn giáo chống lại Nhà
nước thì phải nhanh chóng báo cáo với tổ chức có thẩm quyền giải quyết.
- Tơn trọng các tơn giáo có tư cách pháp nhân, bày trừ những tôn giáo tự phát.
- Không ngừng tư duy, học tập, tích luỹ kiến thức, khơng chỉ trên nhà trường mà
cịn ngồi đời thực, trang bị cho mình một hành trang hồn thiện nhất để có thể trở

thành một cơng dân có ích cho xã hội.

15


KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu về tơn giáo nói chung sẽ giúp chúng ta hiểu được tại sao tơn
giáo lại có những ảnh hưởng mạnh mẽ như thế đến đời sống tinh thần của các tín
đồ, con người từ xưa tới nay nói chung. Cũng từ đó, chúng ta sẽ chắt lọc được
những giá trị ưu việt để áp dụng vào cơng tác giáo dục đạo đức, nhân cách con
người, góp phần làm lành mạnh hóa xã hội, hạn chế mặt tiêu cực của nền kinh tế
thị trường ở Việt Nam hiện nay chẳng hạn. Trong suốt chiều dài lịch sử, tôn giáo
đã, đang và sẽ đồng hành cùng con người. Góp phần hình thành, củng cố, điều
chỉnh và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và nhân cách con
người ở mỗi quốc gia. Những quan niệm tơn giáo đã ảnh hưởng tích cực cũng như
tiêu cực đến đời sống xã hội chúng ta, tôn giáo chịu sự quy định và biến đối cùng
với tồn tại xã hội, mà trước hết là sự biến đổi của kinh tế - xã hội, của đất nước và
của thời đại. Hiện nay, trong bối cảnh mới tôn giáo đã có sự cải biến, đổi mới để
thích nghi với hồn cảnh mới, điều kiện mới. Sự biến đổi đó dẫn tới nhiều hệ quả
khác nhau, trong đó có sự biến đổi rõ nét của sự ảnh hưởng của nhân sinh quan đối
với các tín đồ tơn giáo. Hiện nay, sự biến đổi của ảnh hưởng tôn giáo diễn ra ở cả
hai chiều trái ngược nhau. Chính vì những lý do đó, mà chúng ta là phải tìm ra các
giải pháp để phát huy những ảnh hưởng tích cực một cách tốt nhất, đồng thời hạn
chế, đẩy lùi ảnh hưởng tiêu cực mà sự biến đổi nhân sinh quan tôn giáo gây ra. Bên
cạnh những tiêu cực cũng không thể phủ nhận những mặt tích cực, những thành
tựu đáng kể của tơn giáo dưới những chính sách khoa học và đúng đắn của Đảng
và Nhà nước, góp phần thúc đẩy một Việt Nam giàu đẹp, văn minh.

16



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Dùng trongcác
trường đại học và cao đẳng), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2005.
2. Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2014
3. TS. Phạm Văn Sinh (Chủ biên), Ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra môn
Nhữngnguyên lý cơ bản của chủ nghãi Mác – Lênin, Nhà xuất bản chính trị
quốcgia, 2013
4. Đỗ Thị Thạch (Chủ biên), Hỏi đáp môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nhà xuất
bản đại học quốc gia,2005
5. Học viện chính trị, Thiếu tướng PGS.TS Nguyễn Minh Khải (Chủ biên), Tín
ngưỡng tơn giá và thực hiện chính sách tín ngưỡng tơn giáo ở Việt Nam hiện nay,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2013.
6. Báo Công An Nhân Dân />
17



×