Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhiễm vi rút hô hấp bệnh nhi hen phế quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.63 KB, 26 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hen phế quản (HQP) là bệnh mạn tính đường hô hấp phổ biến
trên thế giới là bệnh mang tính chất xã hội mà hậu quả của nó ảnh
hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhi, gia đình và xã hội.
Trong những thập niên gần đây số người mắc bệnh hen phế quản ngày
càng có xu hướng tăng lên. Ở Việt Nam theo báo cáo của Chương
trình khảo sát quốc tế về hen và dị ứng ở trẻ em Hà Nội, tỷ lệ mắc hen
phế quản chiếm 13,9%.
Hen phế quản thường chẩn đoán muộn, việc điều trị chưa kịp
thời, chưa thống nhất, do vậy nhiều trường hợp hen phế quản nặng,
hen ác tính khi đến viện đã trong tình trạng rất nặng. Trong nhiều yếu
tố gây đợt bùng phát của hen phế quản thì nhiễm vi rút hô hấp là một
trong những tác nhân quan trọng nhất là ở trẻ em, qua các nghiên cứu
cho thấy những đợt bùng phát do vi rút gây nên thì thường rất nặng,
điều trị bằng phác đồ thông thường hiệu quả thấp.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về hen phế quản trên các
lĩnh vực khác nhau. Ở Việt Nam, gần đây có nhiều nghiên cứu về hen
phế quản, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về vai trò của nhiễm vi
rút hô hấp lên đợt bùng phát của hen phế quản để có phác đồ điều trị
phù hợp cho bệnh nhi. Do vậy đề tài nghiên cứu này nhằm những mục
tiêu sau:
- Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng đợt bùng
phát hen phế quản ở trẻ em.
- Xác định tỷ lệ nhiễm một số vi rút hô hấp trong đợt
bùng phát và mối liên quan giữa nhiễm vi rút hô hấp với
các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hen phế quản ở
trẻ em.
1
Tính cấp thiết của đề tài:
Các dấu hiệu lâm sàng của hen phế quản ở trẻ em có nhiều điểm
khác biệt so với người lớn, triệu chứng lâm sàng không rõ ràng và


không điển hình, xét nghiệm thăm dò chức năng hô hấp kể cả đo lưu
lượng đỉnh cũng khó thực hiện ở trẻ em, do đó việc chẩn đoán thường
khó khăn, dễ nhầm với viêm tiểu phế quản, viêm phế quản phổi, nhiều
bệnh nhân được chẩn đoán muộn, không được điều trị kịp thời, nhiễm
vi rút hô hấp gây đợt bùng phát hen phế quản chưa được lưu ý, kháng
sinh còn được dùng tràn lan trong đợt bùng phát hen phế quản do vậy
cần thiết phải nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhiễm vi
rút hô hấp trong đợt bùng phát hen phế quản, góp phần trong chẩn
đoán, điều trị và tiên lượng bệnh. Đây là đề tài thời sự, cập nhật và cần
thiết.
Đóng góp mới của luận án:
- Xác định được triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, mối liên
quan giữa triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của được bùng phát
hen phế quản ở trẻ em, góp phần cho chẩn đoán hen phế quản, nhất là
ở trẻ nhỏ hơn 5 tuổi, tiên lượng được mức độ nặng của đợt bùng phát
hen phế quản, từ đó có phác đồ điều trị có hiệu quả nhất cho bệnh nhi.
- Xác định được tỷ lệ nhiễm vi rút hô hấp, định danh được 4 loại vi
rút trong đợt bùng phát hen phế quản ở trẻ em: Vi rút hợp bào hô hấp, Vi
rút Adeno, Vi rút cúm A, Vi rút cúm B. Đồng thời cho thấy, mối liên
quan giữa nhiễm vi rút hô hấp với riệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng,
giúp các thầy thuốc có chẩn đoán chính xác, tiên lượng kịp thời và điều trị
phù hợp cho bệnh nhi hen phế quản đang có đợt bùng phát.
Bố cục luận án: luận án gồm 145 trang, mở đầu (2 trang),
chương 1 tổng quan (42 trang), chương 2 đối tượng và phương pháp
nghiên cứu (20 trang), chương 3 kết quả nghiên cứu (41 trang),
chương 4 bàn luận (37 trang), kết luận (2 trang), kiến nghị (1 trang).
Luận án có 58 bảng, 18 biểu đồ, 6 hình.
2
Luận án có 157 tài liệu tham khảo trong đó 47 tài liệu tiếng việt,
110 tài liệu tiếng anh.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.Định nghĩa hen phế quản
Định nghĩa hen phế quản: theo GINA (2006) HPQ là bệnh lý
viêm đường thở trong đó có nhiều tế bào và thành phần tế bào tham
gia, viêm mạn đường thở kết hợp với tăng phản ứng của đường dẫn
khí làm xuất hiện khò khè, khó thở, nặng ngực và ho đặc biệt là về ban
đêm hay sáng sớm, tái đi tái lại. Các giai đoạn này thường kết hợp với
giới hạn luồng khí lan tỏa, nhưng hay thay đổi theo thời gian, thường
có khả năng phục hồi tự nhiên hay sau điều trị
Định nghĩa đợt bùng phát hen phế quản: theo GINA 2006 [86]
đợt bùng phát hen phế quản là các đợt tiến triển nặng lên của khó thở,
ho, khò khè, nặng ngực hay kết hợp của các triệu chứng này, đợt bùng
phát của hen phế quản đặc trưng bởi sự sút giảm của chức năng hô
hấp, xuất hiện triệu chứng về đêm làm bệnh nhi phải thức giấc và tăng
nhu cầu dùng thuốc cắt cơn đồng vận bêta tác dụng ngắn.
1.2. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng đợt bùng phát hen phế quản
1.2.1. Triệu chứng lâm sàng
- Ho: lúc đầu có thể ho khan sau xuất tiết nhiều đờm, ho dai
dẳng không có giờ nhất định, thường ho nhiều về đêm và sáng nhất là
khi thay đổi thời tiết .
- Khò khè: có tính chất tái diễn.
- Khó thở: chủ yếu khó thở thì thở ra, thì thở ra kéo dài, trường
hợp nhẹ khó thở xuất hiện khi gắng sức, trường hợp nặng trẻ kích
thích vật vã, ho liên tục, khó thở ậm ạch, rút lõm lồng ngực, co kéo cơ
hô hấp và có thể tím tái.
- Tức ngực: bệnh nhân có cảm giác tức nghẹt lồng ngực hoặc
thắt chặt ngực, triệu chứng này chủ yếu gặp ở trẻ lớn.
- Khạc đờm: khi trẻ ho thường khạc nhiều đờm trắng dính, triệu
chứng khạc đờm thường gặp ở trẻ lớn.
3

- Nghe: có tiếng ran rít, ran ngáy, tiếng thở khò khè, trường hợp
nặng rì rào phế nang giảm, có thể mất (phổi câm) trong trường hợp tắc
nghẽn đường thở rất nặng.
1.2.2. Cận lâm sàng
- Thăm dò thông khí phổi có vai trò quan trọng trong chẩn đoán
cũng như theo dõi và đánh giá hiệu quả của điều trị, dự phòng hen phế
quản.
- Test lẩy da: giúp ta nhận biết các yếu tố nguy cơ và có biện
pháp kiểm soát môi trường sống thích hợp.
- Xét nghiệm máu: xét nghiệm số lượng bạch cầu, bạch cầu
trung tính, bạch cầu ái toan, bạch cầu lympho.
- Xét nghiệm IgE trong máu: trong hen phế quản IgE có vai trò quan
trọng như một trung gian hóa học viêm của pha đáp ứng hen sớm. IgE toàn
phần trong máu có giá trị trong chẩn đoán hen phế quản.
- Khí máu: trong đợt bùng phát hen phế quản nặng có giảm
SpO
2
và PaO
2
. Trường hợp khó thở nặng, kéo dài có biểu hiện tăng
PaCO
2
, tình trạng rối loạn cân bằng toan kiềm. Ngoài đợt bùng phát
khí máu bình thường.
- Xét nghiệm đờm: đây là phương pháp không xâm nhập thường
dễ thực hiện ở người lớn và trẻ lớn, ở trẻ nhỏ đôi khi lấy đờm rất khó
khăn thường phải sử dụng phương pháp kích thích tạo đờm bằng nước
muối ưu trương 4,5%.
- X quang tim phổi: trong đợt bùng phát, giai đoạn đầu phim
chụp phổi bình thường, sau đó xuất hiện hiện tượng khí phế thũng,

lồng ngực giãn rộng, có hiện tượng ứ khí, nếu bệnh nhân ho khạc
nhiều đờm có thể thấy các biến chứng tắc nghẽn trên phim X quang
như xẹp phổi hoặc có biến chứng tràn khí màng phổi.
1.3. Vi rút hô hấp và đợt bùng phát hen phế quản
Nhiễm vi rút hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây đợt bùng phát
hen phế quản nhất là ở trẻ em. Các vi rút được xác định là RSV, Cúm A,
Cúm B, Adeno vi rút, tỷ lệ nhiễm từng loại vi rút phụ thuộc vào tuổi của
bệnh nhân, Vi rút RSV thường gặp ở trẻ nhỏ nhất là dưới 2 tuổi, Vi rút
cúm và Vi rút Adeno gặp ở trẻ lớn hơn, tỷ lệ nhiễm mỗi loại vi rút theo
4
mùa trong năm, RSV hay gặp vào mùa Đông, vi rút cúm gặp vào cuối
mùa Đông và mùa Xuân.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm 260 bệnh nhi từ 6 tháng đến 15 tuổi, được chẩn đoán
xác định là hen phế quản, đang có đợt bùng phát, vào điều trị tại Khoa
Hô hấp và Phòng tư vấn hen, Bệnh viện Nhi Trung ương, thời gian từ
tháng 10/2007 đến 30/12/2009.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: cỡ mẫu cho nhóm đối tượng nghiên cứu là
260 bệnh nhi hen phế quản.
2.2.3. Nội dung nghiên cứu
2.2.3.1. Nghiên cứu lâm sàng
- Yếu tố dịch tễ : tuổi, giới, địa chỉ.
- Bệnh sử: khai thác và phát hiện các triệu chứng sốt, ho, khò
khè, khó thở, nặng ngực.
- Tiền sử: hỏi kỹ về tiền sử bản thân và gia đình.
- Điều kiện sống: môi trường sống.

- Tình trạng toàn thân: đánh giá tình trạng ý thức, cân nặng, chiều
cao, mạch, nhiệt độ.
- Khám hô hấp: xác định triệu chứng cơ năng, thực thể.
- Khám các bộ phận khác: phát hiện các bệnh lý kèm theo.
2.2.3.2. Nghiên cứu cận lâm sàng
- Thăm dò chức năng thông khí phổi: bằng máy Microsipro
HI 601 của Mỹ tại Phòng tư vấn hen - Bệnh viện Nhi Trung ương.
- Chụp X quang tim phổi: chụp trong đợt bùng phát cùng thời
điểm với làm các xét nghiệm cận lâm sàng khác.
- Công thức máu: định lượng huyết sắc tố bằng máy đếm tế
bào K4500 hãng Sysmex; đếm số lượng bạch cầu bằng máy đếm tế
bào tự động Sysmex của Nhật Bản; đếm số lượng bạch cầu trung tính,
bạch cầu ái toan, lympho bằng kính hiển vi quang học.
- Xét nghiệm CRP: theo phương pháp miễn dịch đo độ đục
bằng máy Olympus AU 2700 tại Khoa Sinh hóa trong đợt bùng phát,
cùng thời điểm với xét nghiệm cận lâm sàng khác.
5
- Xét nghiệm IgE toàn phần: theo phương pháp kỹ thuật hoá
phát quang bằng máy Advia Centaiux của hãng Siemens, tại Khoa
Sinh hoá - Bệnh viện Nhi Trung ương.
- Test lẩy da: sử dụng chế phẩm dị nguyên do hãng
Stallergenes – Pháp cung cấp, gồm các dị nguyên đường hô hấp đã
được chuẩn hoá ở nồng độ 166 IR/ml.
- Xét nghiệm đờm: đếm bạch cầu ái toan, bạch cầu trung tính
theo phương pháp đếm tế bào nước dịch trên máy Cytotek.
2.2.3.3. Nghiên cứu nhiễm một số vi rút hô hấp trong đợt bùng phát
hen phế quản: xét nghiệm xác định vi rút đường hô hấp được tiến
hành 2 lần trong đợt bùng phát và ngoài đợt bùng phát. Xác định RSV,
Vi rút cúm bằng kỹ thuật RT-PCR, Adeno bằng kỹ thuật PCR, thực
hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

2.3. Xử lý số liệu
- Số liệu được quản lý và phân tích bằng phần mềm Epidata
3.1 và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS tại Bộ môn Thống kê,
Trường Đại học Y tế cộng cộng.
- So sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ bằng test X
2
và giá trị p,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
- Xác định tỷ suất chênh (OR).
- Tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Trong nghiên cứu có 260 bệnh nhi nhóm trẻ < 2 tuổi chiếm
17,70%, nhóm 2 - <5 tuổi chiếm 30,77%, nhóm 5 - <10 tuổi chiếm
36,15%, nhóm ≥ 10 tuổi chiếm 15,38%, trẻ trai chiếm 60,77%, trẻ có
tình trạng dinh dưỡng thừa cân là 10,77%.
Tỷ lệ bệnh nhi có tiền sử gia đình hen, dị ứng chiếm 51%,
trong đó bố, mẹ có tiền sử dị ứng là 36%, bệnh nhi có tiền sử dị ứng là
82%, các bệnh dị ứng hay gặp là viêm mũi dị ứng, mề đay, chàm.
Bệnh nhi có tuổi xuất hiện khò khè lần đầu tiên trước 2 tuổi
chiếm 97,80%, trong đó khò khè trước 1 tuổi chiếm 52,86%, bệnh nhi
xuất hiện khò khè lần đầu sau 2 tuổi chiếm 2,20%.
6
Đa số bệnh nhi khởi phát hen phế quản trước 5 tuổi chiếm
59%; số bệnh nhi khởi phát hen phế quản ở độ tuổi 5 – 10 tuổi chiếm
32%, chỉ có 9% số bệnh nhi khởi phát hen sau 10 tuổi.
3.2. Triệu chứng lâm sàng
3.2.1.Triệu chứng cơ năng
Bảng 3.7: Triệu chứng cơ năng đợt bùng phát hen phế quản
Triệu chứng

cơ năng
Tuổi bệnh nhi
Cộng
OR
95%CI
χ², p< 5 tuổi ≥ 5 tuổi
n (%) n (%) n (%)
Sốt

54
(42,86)
29
(21,64)
83
(31,92)
2,71
1,53-4,86
χ²=13,45
p<0,001 Không
72
(57,14)
105
(78,36)
177
(68,08)
Cộng:
126
(100)
134
(100)

260
(100)
Ho

118
(93,65)
130
(97,01)
248
(95,38)
0,45
0,09-1,17
χ² = 1,67
p > 0,05
Không
8
(6,35)
4
(2,99)
12
(4,62)
Cộng:
126
(100)
134
(100)
260
(100)
Khò
khè


122
(96,82)
68
(50,75)
190
(73,08)
29,60
10,24-
15,20
χ²=70,08
p<0,001 Không 4 (3,18)
66
(49,25)
70
(26,92)
Cộng:
126
(100)
134
(100)
260
(100)
Tức
ngực

47
(37,30)
74
(55,22)

121
(46,54)
2,07
1,23-3,51
χ² =8,38
p < 0,01 Không
79
(62,70)
60
(44,78)
139
(53,46)
Cộng:
126
(100)
134
(100)
260
(100)
Triệu
chứng
Có 18
(14,29)
42
(31,34)
60
(23,08)
2,74
1,42-5,40
χ²=10,64

p<0,001
7
Triệu chứng
cơ năng
Tuổi bệnh nhi
Cộng
OR
95%CI
χ², p< 5 tuổi ≥ 5 tuổi
n (%) n (%) n (%)
về
đêm
Không
108
(85,71)
92
(68,66)
200
(76,92)
Cộng: 126
(100)
134
(100)
260
(100)
Nhận xét:
- Triệu chứng sốt: nhóm bệnh nhi dưới 5 tuổi có sốt chiếm tỷ
lệ 42,86%, nhóm bệnh nhi trên 5 tuổi có sốt chiếm 21,64%, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001).
- Triệu chứng ho: gặp phổ biến ở cả hai nhóm bệnh nhi là như

nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Triệu chứng khò khè: gặp chủ yếu ở nhóm dưới 5 tuổi chiếm
tỷ lệ 96,82%, nhóm bệnh nhi trên 5 tuổi chiếm tỷ lệ 50,75%, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
- Triệu chứng tức ngực: nhóm bệnh nhi trên 5 tuổi bị tức ngực
chiếm 55,22%, nhóm bệnh nhi dưới 5 tuổi bị tức ngực chiếm 37,30%,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
- Triệu chứng về đêm: nhóm bệnh nhi trên 5 tuổi có triệu
chứng về đêm chiếm 31,34%, nhóm bệnh nhi dưới 5 tuổi có triệu
chứng về đêm chiếm 14,29%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,001).
3.2.2. Triệu chứng thực thể đợt bùng phát hen phế quản
Bảng 3.8: Triệu chứng thực thể đợt bùng phát hen phế quản
Triệu chứng
thực thể
Tuổi bệnh nhi Cộng
OR
95%CI
χ², p
< 5 tuổi ≥ 5 tuổi
n % n % n %
Thở
nhanh

90
(71,43)
57
(42,54)
147
(56,54)

3,37
1,95-5,85
χ² = 22,06
p < 0,001 Không
36
(28,57)
77
(57,46)
113
(43,46)
Cộng:
126
(100)
134
(100)
260
(100)
Co
kéo cơ

hấp

62
(49,21)
37
(27,61)
99
(38,08)
2,53
1,47-4,39

χ² =12,84
p<0,01Không
64
(50,79)
97
(72,39)
161
(61,92)
Cộng:
126
(100)
134
(100)
260
(100)
8
Ran
rít,
ran
ngáy

126
(100)
132
(99)
258
(99)
χ² = 1,90
p> 0,05
Không 0 2 (1) 2 (1)

Cộng:
126
(100)
134
(100)
260
(100)
Ran
ẩm
Có 4 (3) 3 (2) 7 (5)
1,43
0,23-9,95
χ² = 0,22
p> 0,05
Không
122 (97) 131
(98)
253
(95)
Cộng:
126
(100)
134
(100)
260
(100)
Nhận xét:
- Triệu chứng thở nhanh: nhóm bệnh nhi dưới 5 tuổi có thở
nhanh chiếm 71,43%, nhóm bệnh nhi trên 5 tuổi chiếm 42,54% (p <
0,001).

- Triệu chứng co kéo cơ hô hấp: nhóm bệnh nhi dưới 5 tuổi có
co kéo cơ hô hấp chiếm 49,21%, nhóm bệnh nhi trên 5 tuổi chiếm
27,61% (p < 0,01).
- Triệu chứng nghe phổi có ran rít, ran ngáy: là phổ biến ở cả
hai nhóm bệnh nhi, chiếm tỷ lệ 99%, sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05).
- Triệu chứng nghe phổi có ran ẩm chiếm tỷ lệ thấp 2 - 3%,
giữa 2 nhóm bệnh nhi sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05).
3.2.3 Mức độ nặng đợt bùng phát hen phế quản :
9
Biểu đồ 3.6: Phân bố mức độ nặng của đợt bùng phát hen phế quản
Nhận xét: chủ yếu gặp đợt bùng phát ở mức độ nhẹ chiếm
51,54%, trung bình chiếm 31,54%; đợt bùng phát mức độ nặng chiếm
16,92%.
3.2.4. Mức độ nặng của bệnh hen phế quản: nhóm bệnh nhi
dưới 5 tuổi bị hen phế quản ngắt quãng không thường xuyên và ngắt
quãng thường xuyên chiếm tỷ lệ 90,48%, hen phế quản dai dẳng chỉ
chiếm 9,52%. Nhóm bệnh nhi trên 5 tuổi bị hen phế quản bậc II và III
là chủ yếu, chiếm tỷ lệ 88,60%, hen bậc I chỉ chiếm 11,40%.
3.3. Cận lâm sàng
- Bạch cầu: nhóm bệnh nhi tăng bạch cầu chiếm 46,15%, trong
đó nhóm bệnh nhi dưới 5 tuổi có bạch cầu tăng chiếm 19,05%, nhóm
bệnh nhi trên 5 tuổi có bạch cầu tăng là 71,64%, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,001).
- Bạch cầu ái toan: nhóm bệnh nhi có tăng bạch cầu ái toan
chiếm 46,92%, bệnh nhi có bạch cầu ái toan ở mức độ bình thường
chiếm 53,08%.
10
- CRP trong máu: nhóm bệnh nhi có CRP trong máu ở mức

bình thường chiếm 81,54%, chỉ có 18,46% bệnh nhi có CRP tăng.
- IgE trong máu: nhóm bệnh nhi hen phế quản có IgE tăng
chiếm 70,52%, IgE bình thường chiếm 29,48%.
- Hình ảnh X quang: trong đợt bùng phát của hen phế quản ở
bệnh nhi có hình ảnh X quang phổi bình thường chiếm 80%, hình ảnh
ứ khí chiếm 20%.
- Thay đổi chức năng thông khí phổi : rối loạn thông khí tắc
nghẽn chiếm tỷ lệ 52,63%, rối loạn thông khí hỗn hợp chiếm 10,53%,
bệnh nhi không có rối loạn thông khí chiếm 36,84%.
- Bạch cầu trong đờm: nhóm bệnh nhi có tăng bạch cầu ái
toan trong đờm chiếm 27,4%, nhóm bệnh nhi có tăng bạch cầu trung
tính chiếm 15,1%.
- Test lẩy da: trong đợt bùng phát hen phế quản test lẩy da dương
tính chiếm 62,25%, test lẩy da âm tính chiếm 37,75%, trong đó bọ nhà
chiếm 67%, lông súc vật chiếm 14%, phấn hoa 12%, nấm 7%.
3.4. XÉT NGHIỆM VI RÚT HÔ HẤP
3.4.1. Tỷ lệ nhiễm vi rút hô hấp trong đợt bùng phát và ngoài đợt
bùng phát hen phế quản
Tỷ lệ nhiễm vi rút hô hấp trong đợt bùng phát là 49,66%, tỷ lệ
nhiễm vi rút hô hấp ngoài đợt bùng phát là 0,66% (p < 0,001).
3.4.2. Mối liên quan giữa nhiễm vi rút hô hấp với các đặc tính của
bệnh nhi
- Có mối liên quan giữa nhiễm vi rút hô hấp với tuổi của bệnh
nhi (p<0,05), nhóm bệnh nhi dưới 5 tuổi có nhiễm vi rút hô hấp chiếm
56,38%; nhóm bệnh nhi trên 5 tuổi có nhiễm vi rút hô hấp chiếm
37,74%.
11
- Nhóm bệnh nhi nam có tỷ lệ nhiễm vi rút hô hấp chiếm
47,37%, nhóm bệnh nhi nữ có tỷ lệ nhiễm vi rút hô hấp chiếm 53,85%,
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

- Nhóm bệnh nhi sinh thiếu tháng có tỷ lệ nhiễm vi rút hô hấp
chiếm 65%, nhóm bệnh nhi sinh đủ tháng có tỷ lệ nhiễm vi rút hô hấp
chiếm 47,24%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Nhóm bệnh nhi sinh nhẹ cân có tỷ lệ nhiễm vi rút hô hấp
chiếm 58,33%, nhóm bệnh nhi sinh đủ cân có tỷ lệ nhiễm vi rút hô hấp
chiếm 48,89%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Nhóm bệnh nhi xuất hiện khò khè lần đầu tiên trước 1 tuổi
có tỷ lệ nhiễm vi rút hô hấp chiếm 51,06%, nhóm bệnh nhi xuất hiện
khò khè lần đầu tiên sau 1 tuổi có tỷ lệ nhiễm vi rút hô hấp chiếm
47,17%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Có mối liên quan giữa nhiễm vi rút hô hấp với tuổi khởi phát
hen phế quản (p<0,05), nhóm bệnh nhi khởi phát hen phế quản trước 5
tuổi có nhiễm vi rút hô hấp chiếm 56,89%; nhóm bệnh nhi khởi phát
hen phế quản sau 5 tuổi có nhiễm vi rút hô hấp chiếm 28,95%.
3.4.3. Mối liên quan giữa nhiễm vi rút hô hấp với triệu chứng cơ
năng đợt bùng phát hen phế quản
Bảng 3.46: Mối liên quan giữa nhiễm vi rút hô hấp
với triệu chứng cơ năng đợt bùng phát hen phế quản
Triệu
chứng
cơ năng
Nhiễm vi rút hô hấp
Cộng
OR 95% CI
χ
2
, p
Có Không
n (%) n (%) n (%)
Sốt

Có 56
(76,71)
1 (1,35)
57
(34,13)
240,47
34,49-97,88
χ
2
= 87,91
p < 0,001
Không 17
(23,29)
73
(98,65)
90
(65,87)
Cộng: 73 (100) 74 (100) 147 (100)
Ho
χ
2
= 8,35
p < 0,01
Có 73 (100) 66 139
12
(89,19) (94,56)
Không
0
8
(10,81)

8 (5,44)
Cộng: 73 (100) 74 (100) 147 (100)
Khò khè
3,9
1,52-10,82
χ
2
= 9,95
p < 0,001
Có 65
(89,04)
50
(67,57)
115
(78,23)
Không
8 (10,96)
24
(32,43)
32
(21,77)
Cộng: 73 (100) 74 (100) 147 (100)
Tức ngực
Có 47
(64,38)
30
(40,54)
77
(52,38)
2,65

1,30-5,50
χ
2
= 8,38
p < 0,01
Không 26
(35,62)
44
(59,46)
70
(47,62)
Cộng: 73 (100) 74 (100) 147 00)
Nhận xét: sốt, ho, khò khè là các triệu chứng thường gặp ở
nhóm bệnh nhi có nhiễm vi rút hô hấp.
3.4.4. Mối liên quan giữa nhiễm vi rút hô hấp với triệu chứng thực
thể đợt bùng phát hen phế quản
Bảng 3.47: Mối liên quan giữa nhiễm vi rút hô hấp
với triệu chứng thực thể đợt bùng phát hen phế quản
Triệu
chứng
thực
thể
Nhiễm vi rút hô hấp
Cộng
OR
95%CI
χ², p
Có Không
n (%) n (%) n (%)
Thở nhanh

Có 59 (80,82) 42 (56,76) 101 (68,71) 3,2
1,4 – 7,3
χ
2
= 9,9
p< 0,001
Không 14 (19,18) 32 (43,24) 46 (31,29)
Cộng: 73 (100) 74 (100) 147 (100)
Co kéo cơ hô hấp
13
Có 57 (78,08) 20 (27,03) 77 (52,38) 9,6
4,3–22,0
χ
2
= 39,8
p<0,001
Không 16 (21,92) 54 (72,97) 70 (47,62)
Cộng: 73 (100) 74 (100) 147 (100)
Ran rít, ran ngáy
Có 73 (100) 74 (100) 147 (100)
χ
2
= 1,72
p> 0,05
Không 0 0 0
Cộng: 73 (100) 74 (100) 147 (100)
Ran ẩm
Có 2 (2,74) 0 2 (1,36) χ
2
= 2,55

p > 0,05
Không 71 (97,26) 74 (100) 145 (98,64)
Cộng: 73 (100) 74 (100) 147 (100)
Nhận xét: thở nhanh, co kéo cơ hô hấp là các triệu chứng
thường gặp ở nhóm bệnh nhi có nhiễm vi rút hô hấp.
3.4.5. Mối liên quan giữa nhiễm vi rút hô hấp với mức độ nặng đợt
bùng phát hen phế quản
Bảng 3.48: Mối liên quan giữa nhiễm vi rút hô hấp
với mức độ nặng đợt bùng phát hen phế quản
Mức độ nặng
đợt bùng phát
Nhiễm vi rút
Cộng χ², p
Có Không
n (%) n (%) n (%)
χ²=47,3
p < 0,001
Nhẹ 7 (14,00) 43 (86,00) 50 (100)
Trung bình 31 (55,36) 25 (44,64) 56 (100)
Nặng 35 (85,37) 6 (14,63) 41 (100)
Cộng: 73 (49,66) 74 (50,34) 147(100)
Nhận xét: nhóm bệnh nhi nhiễm vi rút hô hấp gặp chủ yếu đợt
bùng phát nặng (85,37%), nhóm bệnh nhi không nhiễm vi rút hô hấp
gặp chủ yếu đợt bùng phát nhẹ (86,0%).
3.4.6. Tỷ lệ nhiễm các loại vi rút hô hấp trong đợt bùng phát
14
Biểu đồ 3.17: Tỷ lệ nhiễm các loại vi rút hô hấp trong đợt bùng phát
Nhận xét: trong 73 bệnh nhi xét nghiệm xác định được vi rút
hô hấp, Vi rút hợp bào hô hấp chiếm 38,36%, Adeno vi rút chiếm
30,14%, Cúm B chiếm 21,92%, Cúm A chiếm 9,58%.

3.4.7. Mối liên quan giữa nhiễm vi rút hô hấp với mức độ nặng của
đợt bùng phát
Nhóm bệnh nhi nhiễm Vi rút hợp bào hô hấp có tỷ lệ đợt bùng
phát nặng chiếm 60,70%, nhóm bệnh nhi nhiễm vi rút Cúm B có tỷ lệ
đợt bùng phát nặng chiếm 37,50%.
3.4.8. Mối liên liên quan giữa nhiễm vi rút hô hấp với triệu chứng
cận lâm sàng đợt bùng phát.
- Có mối liên quan giữa nhiễm vi rút hô hấp với số lượng bạch cầu
trong máu (p<0,001), nhóm bệnh nhi có nhiễm vi rút hô hấp có số lượng
bạch cầu ở mức bình thường chiếm 97,20%; nhóm bệnh nhi không nhiễm
vi rút hô hấp có số lượng bạch cầu ở mức bình thường chiếm 64,86%.
- Nhóm bệnh nhi có nhiễm vi rút hô hấp có CRP ở mức bình thường
theo tuổi chiếm 82%, nhóm bệnh nhi không nhiễm vi rút hô hấp có CRP
mức bình thường chiếm 72,97%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05).
- Có mối liên quan giữa nhiễm vi rút hô hấp với tăng bạch cầu
lympho trong máu (p<0,001), nhóm bệnh nhi có nhiễm vi rút hô hấp có
15
tăng bạch cầu lympho trong máu chiếm 49,32%; nhóm bệnh nhi không
nhiễm vi rút hô hấp có tăng bạch cầu lympho trong máu chiếm 21,62%.
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Phân bố tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu
Kết quả (bảng 3.1) cho thấy nhóm bệnh nhi từ 5 đến 10 tuổi
chiếm tỷ lệ 36,15%, nhóm bệnh nhi dưới 2 tuổi chiếm tỷ lệ
17,70%. Tuổi trung là 5,30 ± 3,40. Bệnh nhi nhỏ nhất là 6 tháng
tuổi, tuổi lớn nhất là 15 tuổi. Bệnh nhi nam chiếm tỷ lệ 60,77%,
bệnh nhi nữ chiếm tỷ lệ 39,23%, tỷ lệ nam/nữ là 1,5/1.
Theo Lê Thị Minh Hương nghiên cứu ở 843 bệnh nhi hen phế
quản và bị bệnh dị ứng vào điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương năm

2008 cho thấy bệnh nhi dưới 5 tuổi chiếm đa số, đặc biệt là lứa tuổi 1-
3 tuổi chiếm 44%, tuổi trung bình là 3,4 ± 2,9 [20], tỷ lệ nam/ nữ là
1,8/1. Tương tự như kết quả của Đào Minh Tuấn [42] thấy lứa tuổi 5-
10 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 41,5%, tỷ lệ nam/nữ là 1,3/1,
nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng thấy tỷ lệ nam gặp nhiều hơn nữ,
tỷ lệ nam/ nữ là 1,3/1.
Theo kết quả nghiên cứu của Mavale Manuel S. [111] nghiên
cứu 199 trẻ trong đó có 100 trẻ hen phế quản lứa tuổi trung bình là
40,90 ± 18,70 tháng, nam chiếm 60%, nữ chiếm 40% trong nhóm
nghiên cứu.
4.2. Triệu chứng lâm sàng đợt bùng phát hen phế quản
Kết quả (bảng 3.7): triệu chứng sốt, hò khè thường gặp ở nhóm
bệnh nhi <5 tuổi, triệu chứng tức ngực, triệu chứng về đêm thường gặp
ở nhóm bệnh nhi ≥ 5 tuổi (p < 0,001).
Kết quả nghiên cứu về triệu chứng lâm sàng trong nghiên cứu
này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự [11]
nhận thấy biểu hiện lâm sàng có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai
nhóm, triệu chứng sốt, khò khè, thường gặp ở nhóm bệnh nhi dưới 5
tuổi, nặng ngực, triệu chứng hen về đêm thường gặp ở nhóm bệnh nhi
trên 5 tuổi. Theo Lương Thị Thuận [37] có 16,70% bệnh nhân hen phế
quản đến khám có triệu chứng tức ngực. Theo Nguyễn Diệu Thúy
16
[148] khò khè, khò khè khi gắng sức, khó thở về đêm, nặng ngực, thức
giấc vì khó thở là các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhi hen phế quản
trong vòng 12 tháng trước khi tham gia nghiên cứu.
Theo nghiên cứu của Ting Fen Leung và cộng sự [145]
nghiên cứu ở 209 bệnh nhi 3 – 18 tuổi đang có đợt bùng phát hen
phế quản và 77 bệnh nhi hen phế quản ổn định thấy rằng nhóm
đang có đợt bùng phát sốt chiếm 33%.
Triệu chứng thực thể đợt bùng phát hen phế quản (bảng 3.8):

bệnh nhi có thở nhanh, co kép cơ hô hấp thường gặp ở nhóm bệnh
nhi < 5 tuổi (p < 0,001). Nghe phổi có ran rít, ran ngáy gặp ở 2
nhóm bệnh nhi là như nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05).
Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự [11] thấy thở
nhanh, co kéo cơ hô hấp thường gặp ở nhóm bệnh nhi dưới 5 tuổi;
nặng ngực, các triệu chứng hen về đêm thường gặp ở nhóm bệnh nhi
trên 5 tuổi. Theo Nguyễn Đức Long [24] co kéo cơ hô hấp chiếm
87,67%, ran rít, ran ngáy chiếm 91,10% trong nhóm bệnh nhân hen
phế quản có đợt bùng phát nặng. Tương tự như nhận xét của Lương
Thị Thuận và Lê Thị Tuyết Lan [37] thấy 91,7% bệnh nhân hen phế
quản đến khám vì khó thở. Phạm Thị Cứu [7] nhận thấy 100% bệnh
nhân hen phế quản nghe phổi có ran rít, ran ngáy.
Mức độ nặng của bệnh hen phế quản (biểu đồ 3.6): trong nhóm
bệnh nhi nghiên cứu chủ yếu gặp đợt bùng phát ở mức độ nhẹ chiếm
51,54%, trung bình chiếm 31,54%; đợt bùng phát mức độ nặng chiếm
16,92%, không gặp trường hợp nào có đợt bùng phát rất nặng đe dọa
ngừng thở, phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự
[11] cho thấy nhóm bệnh nhi vào viện chủ yếu gặp mức độ đợt bùng
phát nhẹ và trung bình chiếm 68%, nghiên cứu của Đào Minh Tuấn
[42] ở nhóm bệnh nhi hen phế quản vào điều trị tại Khoa hô hấp –
Bệnh viện Nhi Trung ương nhận thấy hen phế quản độ 1 và 2 chiếm
90,8%, hen độ 3 chỉ chiếm 9,2%, không gặp bệnh nhi nào hen phế
quản độ 4 trong nhóm nghiên cứu.
Theo Jao M. và cộng sự [91] cho thấy đợt bùng phát mức độ
nhẹ và trung bình chiếm 54,10% và 37,80%, đợt bùng phát nặng
chiếm 8,10% phù hợp với nghiên cứu trên, Ting Fen Leung và cộng sự
17
[145] nghiên cứu ở 209 bệnh nhi 3-18 tuổi, đợt bùng phát nhẹ chiếm
2,40%, đợt bùng phát trung bình là 48,30%, riêng tỷ lệ đợt bùng phát

nặng chiếm 49,30% cao hơn so với kết quả nghiên cứu trên, điều này
có thể giải thích nhóm bệnh nhi trong nghiên cứu chủ yếu sống ở khu
vực nội thành và lân cận nên gia đình đưa bệnh nhi đi khám sớm ngay
khi bệnh nhi bắt đầu có triệu chứng của hen phế quản, nên chủ yếu gặp
đợt bùng phát nhẹ và trung bình.
4.3. Kết quả cận lâm sàng
Thay đổi số lượng bạch cầu (bảng 3.16): nhóm bệnh nhi hen phế
quản có bạch cầu tăng chiếm 46,15%, trong đó nhóm bệnh nhi dưới 5
tuổi có bạch cầu tăng chiếm 19,05%, nhóm bệnh nhi trên 5 tuổi có
bạch cầu tăng chiếm 71,64%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,001), phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng [11] cho
thấy bạch cầu tăng chiếm 42%, theo Nguyễn Đức Long [24] nhận thấy
nhóm bệnh nhân có số lượng bạch cầu ở mức lớn hơn 10000/mm
3
chiếm 79,79% trong số bệnh nhân hen phế quản có đợt bùng phát nặng
điều trị tại bệnh viện, điều này có thể giải thích do đối tượng nghiên
cứu của tác giả ở bệnh nhân hen phế quản nặng ở người lớn, do tình
trạng viêm đường thở nặng và kéo dài, nên số lượng bạch cầu tăng cao
hơn ở trẻ nhỏ. Cũng tương tự nghiên cứu của Phạm Thị Cứu [7]
nghiên cứu ở bệnh nhân hen phế quản ở người lớn cho thấy tỷ lệ có số
lượng bạch cầu tăng chiếm 77,8%.
Bạch cầu ái toan trong máu (biểu đồ 3.8): bệnh nhi có tăng bạch
cầu ái toan chiếm 46,92%, bệnh nhi có bạch cầu ái toan ở mức độ bình
thường chiếm 53,08%. Theo Tạ Bá Thắng [33] tăng bạch cầu ái toan
được xem là đặc điểm chính của hen phế quản, tuy nhiên tăng bạch
cầu ái toan không phải gặp ở tất cả bệnh nhân còn phụ thuộc vào thời
điểm làm xét nghiệm. Do bạch cầu ái toan tăng chủ yếu trong 24 giờ
đầu của đợt bùng phát sau đó di chuyển vào đường thở [62], [82],
[137]. Theo Nguyễn Tiến Dũng [11] bạch cầu ái toan tăng chiếm 64%,
Nguyễn Đức Long thấy bạch cầu ái toan tăng trong máu chỉ chiếm

20,20% thấp hơn trong nghiên cứu này, do trong điều trị đợt bùng phát
hen phế quản nặng bằng glucocorticoid đường tĩnh mạch được sử dụng để
cấp cứu bệnh nhân ngay từ đầu với liều cao nên bạch cầu ái toan giảm.
18
IgE toàn phần trong máu (biểu đồ 3.12): bệnh nhi hen phế quản
có IgE tăng chiếm 70,52%, IgE bình thường chiếm 29,48%, phù hợp
với nghiên cứu của Tạ Bá Thắng [33] thấy IgE toàn phần tăng rất cao
trong máu ở bệnh nhân có đợt bùng phát hen phế quản, tăng rất cao so
với người bình thường, nhóm bệnh nhân tăng IgE chiếm 86%, nhóm
bệnh nhân có IgE bình thường chiếm 14%.
Hình ảnh X quan phổi (biểu đồ 3.13): trong đợt bùng phát hen
phế quản hình ảnh X quang phổi bình thường chiếm 80%, hình ảnh ứ
khí chỉ chiếm 20%. Theo Bùi Xuân Tám [31] nhiều bệnh nhân hen phế
quản có hình ảnh X quang phổi bình thường, khi có đợt bùng phát cấp
nặng hoặc hen phế quản kéo dài thì dấu hiện X quang đặc trưng nhất là
giãn phổi, ứ khí, xẹp phổi chiếm 10% số bệnh nhân vào viện, đa số
xẹp phổi sẽ khỏi khi hen ổn định, tràn khí màng phổi chiếm 5% gặp
ở nhóm bệnh nhân hen ác tính, một số ít trường hợp có biểu hiện
viêm phế quản hoặc viêm phổi. Trong nghiên cứu này đa số bệnh nhi
có hình ảnh X quang phổi bình thường phù hợp với nghiên cứu của
Lương Thị Thuận và Lê Thị Tuyết Lan [37] thấy hình ảnh X quang
phổi ở bệnh nhân hen phế quản thể khó thở bình thường chiếm
100%. Theo Nguyễn Đức Long [24] hình ảnh X quang phổi bình
thường và rốn phổi đậm chiếm 60,7%, viêm phế quản chiếm 18,18%,
chỉ có 13,64% có hình ảnh giãn phế nang, tràn khí màng phổi gặp ở
1,52%.
Thay đổi chức năng thông khí phổi (biểu đồ 3.14): trong đợt
bùng phát của hen phế quản nhóm bệnh nhi có rối loạn thông khí tắc
nghẽn chiếm tỷ lệ 52,63%, rối lọan thông khí hỗn hợp chiếm 10,53%,
bệnh nhi không có rối loạn thông khí chiếm 36,84%, phù hợp với

nghiên cứu của Phạm Thị Cứu [7] thấy rối loạn thông khí tắc nghẽn
chiếm 58,8%, rối loạn thông khí hỗn hợp chiếm 41,2%, không gặp
bệnh nhân nào rối loạn thông khí hạn chế. Theo Nguyễn Huy Lực
nghiên cứu về rối loạn thông khí phổi và các thành phần khí máu cho
thấy hen phế quản có rối lọan thông khí tắc nghẽn chiếm 65% trong
nhóm nghiên cứu, rối loạn thông khí hỗn hợp chiếm 34% [31].
Xét nghiệm bạch cầu trong đờm (bảng 3.33): nhóm bệnh nhi có
tăng bạch cầu ái toan trong đờm chiếm 27,4%, nhóm bệnh nhi có tăng
19
bạch cầu trung tính chiếm 15,1%,. Theo Ciokowski J. và cộng sự [65]
nghiên cứu trên 154 bệnh nhi hen phế quản 8 - 21 tuổi có 121 bệnh nhi
lấy được mẫu đờm đúng tiêu chuẩn trong đó có 82 bệnh nhi hen phế
quản ổn định và 39 bệnh nhi đang có đợt bùng phát hen phế quản cho
thấy bệnh nhi trong nhóm hen phế quản ổn định có số bạch cầu ái toan
trong đờm thấp hơn nhóm đang có đợt bùng phát (p<0,05). Theo Tạ
Bá Thắng bạch cầu ái toan và trung tính tăng trong dịch rửa phế quản
ở hầu hết các bệnh nhân hen phế quản có đợt bùng phát chiếm 64,80 -
100%, nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Thúy [148] thấy nhóm tăng
bạch cầu ái toan chiếm 37%, nhóm tăng bạch cầu trung tính chiếm 3%.
Kết quả test lẩy da (biểu đồ 3.15): test lẩy da dương tính là
62,25%, test lẩy da âm tính chiếm 37,75%. Tỷ lệ test lẩy da dương tính
trong nghiên cứu này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Thị Diệu Thúy [148] nghiên cứu ở 20 trẻ bình thường và 66 bệnh nhi
hen phế quản ở Úc nhận thấy tỷ lệ quá mẫn ở nhóm bệnh nhi hen phế
quản chiếm 75,40%. Nghiên cứu của Hendrick D. J và cộng sự [90]
nghiên cứu ở 656 bệnh nhi hen phế quản, tỷ lệ test lẩy da dương tính
chiếm 84%, nghiên cứu của Wang Y. cho thấy 76,90% test lẩy da
dương tính ở bệnh nhi hen phế quản [150].
4.4. Xét nghiệm vi rút hô hấp
Tỷ lệ nhiễm vi rút hô hấp trong và ngoài đợt bùng phát (bảng

3.39): Trong đợt bùng phát tỷ lệ xác định được vi rút hô hấp chiếm
49,66%, ngoài đợt bùng phát tỷ lệ xác định vi rút hô hấp chiếm 0,66%,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001), nghiên cứu của Simon D.
Massage và cộng sự [113] cho thấy tỷ lệ xác định được vi rút hô hấp
trong đợt bùng phát chiếm 50 - 70%, Khetsuriani và cộng sự [104]
nghiên cứu trên 65 bệnh nhân hen phế quản và 77 trường hợp hen phế
quản ổn định, tỷ lệ nhiễm vi rút được xác định là 63,10% ở nhóm bệnh
nhi hen phế quản và 23,40 % ở nhóm bệnh nhân hen phế quản ổn định.
Kết quả xác định được vi rút trong nghiên cứu này thấp hơn Sebastian
L. Jonhston [138] và Nelandra Chetty [122] cho thấy tỷ lệ xét nghiệm vi
rút chiếm 80 - 85%, điều khác biệt này có thể giải thích do điều kiện xét
nghiệm trong nghiên cứu chỉ xét nghiệm được 4 loại vi rút thường gặp
20
còn một số vi rút khác chưa có điều kiện xét nghiệm như Rhino vi rút
nên tỷ lệ xác định được vi rút trong đợt bùng phát thấp hơn của tác giả.
Kết quả bảng 3.40 cho thấy nhóm bệnh nhi dưới 5 tuổi có nhiễm
vi rút hô hấp chiếm 56,38%, trên 5 tuổi có nhiễm vi rút hô hấp chiếm
37,74%, có mối liên quan giữa nhiễm vi rút hô hấp với tuổi của bệnh
nhi (p<0,05). Kết quả trong nghiên cứu này phù hợp với kết quả
nghiên cứu của Đoàn Mai Thanh thấy lứa tuổi hay gặp nhiễm vi rút hô
hấp cấp là trẻ dưới 12 tháng tuổi chiếm 53,09%, tuổi trung bình là
6,81±0,67 tháng [34]. Nghiên cứu của J. Corne và cộng sự [67] cho
thấy tỷ lệ nhiễm vi rút ở trẻ nhỏ gấp 2,4 lần so với nhóm trẻ lớn và
người lớn.
Kết quả bảng 3.49 cho thấy nhóm bệnh nhi dưới 5 tuổi tỷ lệ xác
định được Vi rút hợp bào hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất 43,30%, nhóm
bệnh nhi trên 5 tuổi tỷ lệ xác định được vi rút Cúm B chiếm tỷ lệ cao
nhất 35,0%, Kết quả của chúng tôi phù hợp với Zhao J. và cộng sự
[157] cho thấy lứa tuổi nhiễm vi rút hô hấp có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê, RSV được xác định ở nhóm trẻ nhỏ tuổi trung bình 3,85 ±

0,83, vi rút cúm được xác định ở nhóm trẻ lớn hơn tuổi trung bình 5,23 ±
1,34 tuổi.
Triệu chứng hen phế quản ở bệnh nhi nhiễm vi rút hô hấp
thường biểu hiện cấp tính và rầm rộ [69], [97], kết quả bảng 3.46 cho
thấy nhóm bệnh nhi hen phế quản có nhiễm vi rút hô hấp có triệu chứng
sốt chiếm 76,71%, nhóm không nhiễm vi rút hô hấp sốt chiếm 1,35%,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Theo Đoàn Mai Thanh bệnh
nhi nhiễm RSV nhập viện với triệu chứng sốt chiếm 65,43%, trong đó
sốt cao chiếm 7,41%, không sốt hoặc sốt nhẹ chiếm 92,59%, nhiệt độ
trung bình 37,60C. Trong nghiên cứu này nhóm bệnh nhi có nhiễm vi
rút hô hấp nhưng không sốt chiếm 23,29%, điều này có thể giải thích do
bệnh nhi đến viện muộn đã qua thời kỳ có sốt ở nhà.
Nhóm bệnh nhi hen phế quản có nhiễm vi rút hô hấp có triệu
chứng khò khè chiếm 89,04%, nhóm không nhiễm vi rút hô hấp khò
khè chiếm 67,57%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001), phù
hợp kết quả nghiên cứu của Đoàn Mai Thanh [34] cho thấy triệu
chứng khò khè chiếm 100% trong nhóm bệnh nhi nhiễm vi rút hợp bào
hô hấp.
21
Nhóm bệnh nhi hen phế quản có nhiễm vi rút hô hấp có triệu chứng
tức ngực chiếm 64,38%, nhóm bệnh nhi không nhiễm vi rút hô hấp tức
ngực chiếm 40,54%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
Theo nghiên cứu của Ting Fan Leung [145] có sốt, thở nhanh là
triệu chứng thường gặp ở nhóm bệnh nhi hen phế quản có nhiễm vi rút
hô hấp. Theo Jonathan M. Mansbach và cộng sự [97] cho rằng ho, khò
khè tái phát là những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhi nhiễm vi rút
hô hấp đặc biệt là RSV.
Kết quả bảng 3.47 cho thấy nhóm bệnh nhi hen phế quản nhiễm
vi rút hô hấp có thở nhanh chiếm 80,82%, nhóm bệnh nhi không
nhiễm vi rút hô hấp có thở nhanh chiếm 56,76%, có mối liên quan

giữa nhiễm vi rút hô hấp với triệu chứng thở nhanh (p<0,001), nhóm
bệnh nhi có nhiễm vi rút hô hấp có co kéo cơ hô hấp là 78,08%, nhóm
bệnh nhi không nhiễm vi rút hô hấp co kéo cơ hô hấp chỉ là 27,03%
(p<0,001).
Tỷ lệ nhiễm các loại vi rút hô hấp trong đợt bùng phát (biểu đồ
3.17). Cho thấy trong 73 bệnh nhi xét nghiệm xác định được vi rút hô
hấp, Vi rút hợp bào hô hấp chiếm 38,36%, Adeno vi rút chiếm
30,14%, Cúm B chiếm 21,92%, Cúm A chiếm 9,58%, phù hợp với
nghiên cứu Zhao J. và cộng sự [157] nghiên cứu trên 64 bệnh nhi hen
phế quản cho thấy tỷ lệ xác định được RSV là 27%, Cúm A là 17%,
không gặp trường hợp nào nhiễm RSV kết hợp với Cúm A.
Kết quả (biểu đồ 3.18) cho thấy nhóm bệnh nhi nhiễm Vi rút
hợp bào hô hấp có tỷ lệ đợt bùng phát nặng chiếm 60,70%, nhóm bệnh
nhi nhiễm vi rút cúm B có tỷ lệ đợt bùng phát nặng chiếm 37,50%. Theo
Anne Marie Singh [53] cho thấy RSV có liên quan đến những bệnh nhi
hen phế quản nặng sau viêm tiểu phế quản, theo các nghiên cứu trên thế
giới thấy nhiễm vi rút hợp bào hô hấp là yếu tố nặng, nhất là ở những
bệnh nhân có cơ địa dị ứng, đặc biệt nhiễm vi rút hợp bào hô hấp có liên
quan đến các trường hợp nặng phải nhập viện [53], [88], [133].
KẾT LUẬN
22
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhiễm vi rút hô
hấp ở 260 bệnh nhi hen phế quản từ tháng 10/2007 đến tháng12/2009,
chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng đợt bùng phát hen phế quản ở
trẻ em
1.1. Trong đợt bùng phát hen phế quản ở trẻ em triệu chứng lâm
sàng nổi bật là:
- Ho, khò khè, tức ngực, triệu chứng hen về đêm, thở nhanh,
nghe phổi có ran rít, ran ngáy. Triệu chứng khò khè, thở nhanh thường

gặp ở nhóm bệnh nhi dưới 5 tuổi; Triệu chứng tức ngực và triệu chứng
hen về đêm thường gặp ở nhóm bệnh nhi trên 5 tuổi.
- Mức độ nặng của đợt bùng phát hen phế quản trẻ em chủ yếu ở
mức độ nhẹ (51,54%); mức độ trung bình và nặng chiếm tỷ lệ thấp.
Nhóm bệnh nhi dưới 5 tuổi có đợt bùng phát nặng chiếm tỷ lệ 28,57%;
nhóm bệnh nhi trên 5 tuổi có đợt bùng phát nặng ít gặp hơn.
- Mức độ nặng bệnh hen phế quản: nhóm bệnh nhi dưới 5 tuổi
hen phế quản ngắt quãng không thường xuyên và ngắt quãng thường
xuyên chiếm đa số (90,48%), hen dai dẳng chiếm tỷ lệ thấp hơn.
Nhóm bệnh nhi trên 5 tuổi hen phế quản bậc II và III là chủ yếu
(88,60%), hen phế quản bậc I chiếm tỷ lệ thấp.
1.2. Đặc điểm cận lâm sàng đợt bùng phát hen phế quản ở trẻ em
- Số lượng bạch cầu tăng (46,15%), đặc biệt là bạch cầu ái toan
tăng (46,92%), bạch cầu lympho và đa nhân trung tính đa số ở mức
bình thường.
- CRP thường trong giới hạn bình thường (81,54%).
- IgE toàn phần trong máu ngoại vi tăng (70,52%). Bạch cầu ái
toan trong đờm tăng (27,4%) thể hiện tình trạng dị ứng ở bệnh nhi hen
phế quản.
- Hình ảnh X quang phổi ứ khí chiếm 20%.
- Trong số bệnh nhân làm được chức năng thông khí phổi, tỷ lệ
rối loạn thông khí tắc nghẽn là 52,63%, rối loạn thông khí hỗn hợp là
10,53%.
- Test lẩy da dương tính với các dị nguyên đường hô hấp chiếm
62,25%; trong đó bọ nhà là dị nguyên hay gặp nhất chiếm 67%.
23
2. Tỷ lệ nhiễm vi rút hô hấp trong đợt bùng phát hen phế quản ở trẻ
em và mối liên quan với các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
2.1. Tỷ lệ nhiễm vi rút hô hấp trong đợt bùng phát hen phế quản ở
trẻ em

- Tỷ lệ xác định được vi rút hô hấp trong đợt bùng phát là
49,66%, ngoài được bùng phát là 0,66%.
`- Các vi rút hô hấp được xác định là: Vi rút hợp bào hô hấp
(38,36%); Vi rút Adeno (30,14%); Vi rút cúm A chiếm (9,58%); Vi rút
cúm B (21,92%).
2.2. Mối liên quan giữa nhiễm vi rút hô hấp với các biểu hiện lâm
sàng, cận lâm sàng của đợt bùng phát hen phế quản
- Nhóm bệnh nhi nhiễm vi rút hô hấp có biểu hiện lâm sàng cấp
tính và rầm rộ với các triệu chứng là sốt, ho, khò khè, thở nhanh, co
kéo cơ hô hấp, tức ngực, nghe phổi có ran rít, ran ngáy.
- Nhóm bệnh nhi hen phế quản có nhiễm vi rút hô hấp bị đợt
bùng phát nặng là chủ yếu chiếm 85,37%. Nhóm bệnh nhi hen phế
quản nhiễm RSV có đợt bùng phát hen phế quản nặng chiếm 60,70%.
- Bệnh nhi nhiễm vi rút hô hấp có số lượng bạch cầu đa số ở
mức bình thường là 97,20%; bạch cầu lympho tăng là 49,32%; tỷ lệ
CRP trong máu bình thường (<6mg/lít) là 82%.
KIẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, tôi có một số kiến nghị sau:
1. Chẩn đoán đợt bùng phát hen phế quản ở trẻ em, nhất là trẻ
dưới 5 tuổi, cần chú ý: hỏi kỹ tiền sử bệnh nhi, triệu chứng lâm sàng
chú ý những triệu chứng: ho, khò khè, khó thở, nghe phổi có ran rít
ran, ngáy.
2. Bệnh nhi bị đợt bùng phát hen phế quản có biểu hiện sốt, ho,
khó thở, nghe phổi có ran rít, ran ngáy cần xét nghiệm vi rút hô hấp
tránh lạm dụng kháng sinh.
3. Trẻ em cần tiêm phòng vắc xin phòng cúm, RSV gây miễn
dịch chủ động, để giảm tỷ lệ mắc hen phế quản, nhất là ở những trẻ có
cơ địa dị ứng.
24
25

×