Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tìm hiểu về những khó khăn và bất cập trong công tác thi hành án qua các vụ việc điển hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.14 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
I. Khái niệm, Tổ chức thi hành án, các đối tượng liên quan đến việc thi hành án 2
1 Khái niệm....................................................................................................2
2 Tổ chức thi hành án dân sự.........................................................................2
3 Các đối tượng liên quan đến việc thi hành án :...........................................3
II. Đặc trưng......................................................................................................3
III. Một số bất cập trong công tác thi hành án dân sự.......................................4
Số việc thụ lý nhiều dẫn đến những vụ việc của năm trước chưa được thi hành án
xong bị tồn đọng đã có thêm những vụ việc mới...............................................4
Bất cập trong công tác xác minh điều kiện thi hành án.................................4
Bất cập vì thời gian thi hành án kéo dài vì tài sản để THA vướng phải tranh chấp
đất đai.................................................................................................................5
Đối với biện pháp kê biên một phần quyền sử dụng đất có diện tích nhỏ trong tổng
diện tích đất của người phải thi hành án............................................................6
Tình trạng thống kê “ảo” Thi hành án............................................................7
Thiếu sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức liên quan và chính quyền địa
phương trong việc tổ chức cưỡng chế thi hành án.............................................8
Bản án tuyên không đầy đủ hoặc tuyên không rõ ràng về phần tài sản phải thi hành:
..........................................................................................................................10
Đối với biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án 11
IV. Ý nghĩa của hoạt động thi hành án............................................................12
V. Một số kiến nghị hồn thiện cơng tác thi hành án dân sự..........................12


TÌM HIỂU VỀ NHỮNG KHĨ KHĂN VÀ BẤT CẬP TRONG CƠNG TÁC
THI HÀNH ÁN QUA CÁC VỤ VIỆC ĐIỂN HÌNH
I. Khái niệm, tổ chức thi hành án, các đối tượng liên quan đến việc thi hành án
1. Khái niệm
Thi hành án là việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án sau khi các cá
nhân hay tổ chức có phát sinh tranh chấp, u cầu Tịa án giải quyết và Tòa án đã ra bản
án, quyết định về vấn đề đó. Phán quyết, quyết định của Tịa án cũng chỉ là kết quả về


mặt pháp lý do vậy, việc thi hành án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trên thực
tế.
Có thể hiểu thi hành án dân sự là trình tự, thủ tục thi hành các:


Bản án, quyết định dân sự;



Hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý

vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự;


Phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án;



Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản;



Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh

có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành;


Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại.

2. Tổ chức thi hành án dân sự

Thi hành án dân sự do cơ quan thi hành án dân sự - cơ quan tư pháp tổ chức thực hiện
ngồi ra các Văn phịng thừa phát lại cũng được tổ chức thi hành án đối với một số bản


án, quyết định có hiệu lực thi hành, tuy vậy việc tổ chức thi hành án dân sự của Văn
phòng thừa phát lại trong một số trường hợp chịu sự kiểm soát của cơ quan thi hành án
dân sự hoặc bị hạn chế như trường hợp ra quyết định thi hành án dân sự, cưỡng chế thi
hành án dân sự (Căn cứ Điều 52 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của
thừa phát lại).
3. Các đối tượng liên quan đến việc thi hành án
1. Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích
trong bản án, quyết định được thi hành.
2. Người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong
bản án, quyết định được thi hành.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của đương
sự.
II. Đặc trưng
- Là hoạt động do cơ quan thi hành án dân sự, người được thi hành án, người phải thi
hành án và các chủ thể khác trong việc thực hiện các bản án, quyết định đã có hiệu lực
của tịa án.
- Thi hành án dân sự là loại hình thi hành án tác động tới tài sản, buộc người thi hành
án phải thực hiện các nghĩa vụ gắn với nhân thân người được thi hành án hoặc cấm thực
hiện hành vi nhất định. Các cá nhân, tổ chức, cơ quan là người phải thi hành án phải
thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự thông thường và cả những người phạm tội hình
sự, phải thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự của Tịa án.
- Là hoạt động thi hành các bản án, quyết định về dân sự, hơn nhân và gia đình, lao
động, kinh tế; quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp; quyết định về tài sản trong
bản án, quyết định hành chính; quyết định về dân sự trong bản án; quyết định hình sự;
các bản án khác do pháp luật quy định… của Tòa án.

- Thi hành án dân sự đề cao yếu tố tự định đoạt (tức là cho phép người phải thi hành
án tự nguyện thi hành) tuy nhiên vẫn thực hiện cưỡng chế khi người phải thi hành án
không tự nguyện thi hành nhằm bảo đảm quyền, lợi ích của người được thi hành án.


Hiện nay mặc dù đã có những quy định cụ thể nhưng công tác thi hành vẫn bộc lộ
một số hạn chế, bất cập ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc thi hành án dân sự.
Khơng ít trường hợp người phải chấp hành án không tự nguyện chấp hành án, cơ quan
thi hành án phải áp dụng đến các biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án. Vì vậy,
đây là vấn đề cần được nghiên cứu để từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm khắc phục
những hạn chế, bất cập đó.
III. Một số bất cập trong công tác thi hành án dân sự
Số việc thụ lý nhiều dẫn đến những vụ việc của năm trước chưa được thi hành án
xong bị tồn đọng đã có thêm những vụ việc mới.
Trong năm 2015, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) thành phố Bảo Lộc đã thụ lý
2.074 việc. Trong đó, số việc thụ lý mới trong năm chiếm trên 50% và án cũ tồn đọng từ
những năm trước chuyển sang gần 50%. Tổng giá trị tài sản phải thi hành đã lên tới 310
tỷ đồng. Khó khăn trong việc THADS là án chưa có điều kiện thi hành ngày càng tăng
do tồn đọng từ những năm trước chuyển sang (hiện có tới 1.021 việc); án có điều kiện
thi hành chỉ chiếm trên 50% (1.053 việc).
Tại thành phố Bảo Lộc, án dân sự tồn đọng cuối năm 2013 phải chuyển sang năm
2014 là 852 việc; án dân sự tồn đọng cuối năm 2014 phải chuyển sang năm 2015 là
1.033 việc; án dân sự tồn đọng cuối năm 2015 còn phải tiếp tục chuyển sang năm 2016
lên tới 1.096 việc và số tiền phải thi hành còn tồn đọng chuyển sang năm 2016 là trên
221 tỷ đồng. Con số này cứ tăng dần hàng năm theo cấp số cộng, nên khó có thể xác
định được thời điểm thi hành xong án dân sự tồn đọng.
Bất cập trong công tác xác minh điều kiện thi hành án.
Thường rơi vào các trường hợp như: không thực hiện việc xác minh điều kiện thi
hành án hoặc xác minh không đầy đủ; xác minh không đúng đối tượng và không đúng
địa điểm; vi phạm thời hạn xác minh điều kiện thi hành án; việc xác minh không đúng

quy định… Thực tiễn cho thấy, khi chấp hành viên thực hiện việc xác minh điều kiện
thi hành án, nhưng sau đó xác minh lại thì tài sản thi hành khơng cịn. Trong khi đó, hệ
thống đăng ký tài sản cịn chưa đảm bảo tính liên thơng, đồng bộ, tình trạng cập nhập
chậm trễ, vẫn cịn quản lý trên giấy tờ, sổ sách thơng thường, nên việc tra cứu thủ công
dễ nhầm lẫn hoặc bỏ sót thơng tin. Một số cơ quan, tổ chức, cá nhân nắm thông tin từ


chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sơ sài, khơng đầy đủ, nhưng rất khó
xem xét trách nhiệm đối với các trường hợp này.
Cụ thể, như việc xác minh để thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời ngày 22/1/2018 của TAND quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh đối với nhà đất
của bà Mai Thị Hưng Yên được UBND TP Tuy Hòa. Kết quả xác minh ban đầu tại Chi
nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Thành phố Tuy Hòa xác định: nhà đất nói trên hiện
vẫn đang đứng tên bà Mai Thị Hưng Yên và đang thế chấp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên từ ngày 28/7/2016 đến nay chưa xóa thế
chấp. Sau khi xác minh lại ngày 7/7/2020, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Thành
phố Tuy Hòa cho rằng năm 2017, bà Yên đã chuyển nhượng thửa đất nói trên cho ông
Đặng Văn Sơn và được Sở TN&MT tỉnh Phú Yên cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất ngày 20/5/2018. Nội dung cung cấp trước đây sai sót do số lượng hồ sơ tại chi
nhánh nhiều, chưa cập nhật chỉnh lý nên việc cung cấp thơng tin thiếu chính xác.
Một vấn đề nữa là khi xác minh không xác định rõ ràng tài sản đó của cá nhân hay là
tài sản chung: Theo nội dung bản án số 158 của TAND cấp cao tại Hà Nội ông Phan
Văn Anh Vũ có trách nhiệm bồi thường hơn 3.100 tỷ đồng và duy trì lệnh kê biên đối
với 28 tài sản tại Thành phố Đà Nẵng để bảo đảm thi hành án. Nhưng bà Nguyễn Thu
Hiền (vợ cũ) cho rằng 28 tài sản khơng chỉ một mình ơng Vũ đứng tên mà còn một số
tài sản đồng sở hữu với bà, một tài sản đứng tên Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79
và một tài sản đứng tên Công ty TNHH I V.C trong quá trình thi hành án đã gặp phải
một số phản đối từ Công ty Phú Gia vì khơng phải là đối tượng phải thi hành án, nên
khơng có trách nhiệm dùng tài sản chung với ơng Vũ để thi hành yêu cầu đặt ra cơ quan
thi hành án xác định lấy tài sản của ông Vũ bao nhiêu phần trăm trong đó để thi hành,

tài sản của các cơng ty là hồn tồn độc lập khơng có trách nhiệm phải chịu nghĩa vụ
chung với ơng Vũ vì nó cịn ảnh hưởng tới các cổ đơng khác của công ty, ông Vũ chỉ là
một cổ đông nên không thể lấy sai phạm của một người mà ảnh hưởng đến những người
khác (bản thân các cổ đơng đó không sai phạm và doanh nghiệp cũng không hề sai
phạm).


Bất cập vì thời gian thi hành án kéo dài vì tài sản để thi hành án vướng phải tranh
chấp đất đai.
Quyền sử dụng đất nông nghiệp đã hết thời hạn sử dụng trên giấy chứng nhận.
Cụ thể tại khoản 3 Điều 210 Luật Đất đai 2013 quy định hộ gia đình, cá nhân trực
tiếp sản xuất nơng nghiệp đã được giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển
quyền sử dụng đất nông nghiệp trước ngày 01/07/2014, khi hết thời hạn sử dụng đất nếu
có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất thêm thời hạn là 50 năm. Tức là, dù có hết thời
hạn sử dụng đất được ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì họ vẫn được tiếp
tục sử dụng đất mà không cần phải thực hiện thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất.
Nhưng chính điều này đã dẫn đến cịn thời hạn sử dụng đất nhưng khơng thể sang tên
trên giấy chứng nhận để thi hành án.
Dựa trên các quy định nêu trên, thì đây là trường hợp người phải thi hành án vẫn còn
quyền sử dụng đất trên thực tế, nếu đáp ứng các điều kiện khác liên quan đến quyền
chuyển nhượng quyền sử dụng đất và điều kiện thi hành án, thì quyền sử dụng đất trong
trường hợp này hồn tồn có thể được kê biên, bán đấu giá, để thực hiện nghĩa vụ của
người phải thi hành án. Thực tiễn tổ chức thi hành án đối với quyền sử dụng đất này lại
thường gặp vướng mắc bởi hầu hết các Cơng chứng viên, Văn phịng đăng ký đất đai
đều từ chối công chứng hợp đồng chuyển nhượng và sang tên cho người trúng đấu giá
quyền sử dụng đất nơng nghiệp trong trường hợp này. Vì thế có thể kể đến trường hợp
người phải thi hành án lợi dụng điều này, cố tình khơng thực hiện thủ tục đăng ký biến
động, nhằm trì hỗn, kéo dài thời gian thi hành án nhằm loại trừ quyền sử dụng đất
nông nghiệp của người phải thi hành án ra khỏi phạm vi tài sản có thể bị kê biên, xử lý
thi hành án. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người được thi hành

án.
Đối với biện pháp kê biên một phần quyền sử dụng đất có diện tích nhỏ trong
tổng diện tích đất của người phải thi hành án.
Luật Thi hành án dân sự quy định biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản là quyền sử
dụng đất để thi hành nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định của Tòa án. Nếu giá trị
của quyền sử dụng đất tương ứng hoặc nhỏ hơn nghĩa vụ thi hành án thì việc kê biên


tương đối dễ dàng. Vấn đề đặt ra ở đây là nếu quyền sử dụng đất có giá trị lớn hơn
nghĩa vụ phải thi hành án thì người có thẩm quyền thi hành án thì xử lý thế nào?
Theo quy định, nếu quyền sử dụng đất lớn hơn giá trị nghĩa vụ phải thi hành thì cơ
quan thi hành án dân sự vẫn tiến hành cưỡng chế kê biên một phần diện tích đủ thực
hiện nghĩa vụ và chi phí cưỡng chế. Tại khoản 1 Điều 111 Luật Thi hành án dân sự thì
“khi kê biên quyền sử dụng đất, chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người
đang quản lý giấy tờ về quyền sử dụng đất phải nộp các giấy tờ đó cho cơ quan thi
hành án dân sự”. Sau khi có được giấy tờ về quyền sử dụng đất, chấp hành viên đến Ủy
ban nhân dân có thẩm quyền tiến hành tách thửa đất để thi hành án nhưng cơ quan này
từ chối với lý do diện tích đất nhỏ, khơng đủ diện tích tối thiểu mà pháp luật đất đai yêu
cầu để cấp giấy tờ, do đó, việc thi hành án chỉ nằm trên giấy tờ mà không đem lại hiệu
quả trên thực tế. Khi diện tích đất đủ để tách thửa, vấn đề xác định vị trí của thửa đất bị
kê biên sẽ xác định như thế nào, nếu hai bên không thống nhất được thì sẽ giải quyết
như thế nào, hiện pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể, dẫn đến việc kê biên trong thực
tế bị kéo dài.
Hộ gia đình ơng Đào Việt H, do ông là chủ hộ, đại diện theo ủy quyền, thế chấp
quyền sử dụng 272m2, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Ủy ban nhân dân huyện
Y cấp ngày 22/4/2004 mang tên chủ sử dụng đất là ông Đào Việt H, để vay tiền của
Ngân hàng N. Tính đến ngày 26/8/2016, hộ gia đình ơng H còn nợ ngân hàng
580.105.517 đồng. Thực hiện Quyết định thi hành án số 01, Chấp hành viên tiến hành
xác minh điều kiện thi hành án đối với gia đình ơng H thấy diện tích đất của hộ gia đình
ơng H thực tế chỉ có 243,2m2, thấp hơn diện tích ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất là 28,8m2. Do vậy, đến nay Chấp hành viên chưa tổ chức được việc cưỡng chế,
kê biên quyền sử dụng đất mà gia đình ơng H đã thế chấp cho Ngân hàng N.
Tình trạng thống kê “ảo” Thi hành án.
Ví dụ: Cục thi hành án dân sự tỉnh Hà Tĩnh đang thi hành việc thi hành án giữa Công
ty Cổ phần Công nghiệp hóa Hà Tĩnh phải trả nợ vay cho Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Tĩnh 180 tỷ đồng. Mặc dù qua xác minh,
thẩm định giá, Cơng ty cổ phần cơng nghiệp hóa Hà Tĩnh chỉ có tài sản duy nhất là nhà
xưởng và máy móc trị giá 30 tỷ đồng nhưng do tài sản bán đấu giá khơng có người mua,


cho nên hơn 1 năm nay Cục thi hành án dân sự vẫn đang phải thống kê vụ việc này là án
có điều kiện với số tiền là 180 tỷ đồng. Như vậy, đối với cách tính thống kê như hiện
nay thì số án có điều kiện đang được thống kê “ảo” là rất lớn. Điều này vừa không phù
hợp với tình hình tài sản, thu nhập thực tế của đương sự, vừa làm cho việc hoàn thành
chỉ tiêu của các cơ quan thi hành án dân sự trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Cũng với cách tính thống kê như hiện nay, cơ quan thi hành án dân sự đang phải
“ôm” vào cả phần việc của các cơ quan khác. Điển hình là hoạt động bán đấu giá tài
sản. Theo quy định hiện hành, sau khi cưỡng chế kê biên, định giá tài sản, cơ quan cơ
quan thi hành án dân sự ký hợp đồng ủy quyền cho tổ chức bán đấu giá tiến hành bán
đấu giá tài sản. Trong thời gian chờ tổ chức đấu giá bán tài sản thì cơ quan cơ quan thi
hành án dân sự vẫn phải thống kê vụ việc là đang thi hành dở dang. Điều này là khơng
phù hợp vì tồn bộ quá trình bán đấu giá tài sản là do tổ chức bán đấu giá tiến hành,
không phải do cơ quan cơ quan thi hành án dân sự thực hiện. Việc bán đấu giá thành
trong thời gian bao lâu, nhanh hay chậm phụ thuộc vào tổ chức bán đấu giá, không phụ
thuộc vào cơ quan cơ quan thi hành án dân sự. Do đó, trong nhiều trường hợp, tổ chức
đấu giá tài sản chậm bán tài sản đấu giá, thậm chí vi phạm trình tự bán đấu giá làm kéo
dài thời gian bán đấu giá tài sản cơ quan cơ quan thi hành án dân sự vẫn phải gánh chịu
hậu quả về mặt thống kê là chậm thi hành án.
Thiếu sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức liên quan và chính quyền địa
phương trong việc tổ chức cưỡng chế thi hành án.

Trong trường hợp người phải thi hành án khơng tự nguyện thi hành bản án thì buộc
cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định cưỡng chế thi hành. Khi tổ chức cưỡng
chế thi hành án, cơ quan thi hành án phải phối hợp với chính quyền địa phương nơi có
tài sản, người phải thi hành án. Vì nhiều lý do khác nhau, chính quyền địa phương
thường khơng nhiệt tình phối hợp, hỗ trợ cơ quan thi hành án trong việc tổ chức cưỡng
chế thi hành bản án tại địa phương. Đối với việc cưỡng chế tài sản đang thế chấp tại
ngân hàng để thực hiện nghĩa vụ với thứ ba lại càng phức tạp hơn vì nó liên quan đến cả
lợi ích của ngân hàng. Trong những trường hợp này, kết quả tổ chức cưỡng chế thi hành
án phụ thuộc phần lớn vào thiện chí của ngân hàng đang nắm giữ tài sản. Nếu ngân
hàng cố tình khơng hợp tác hoặc “bắt tay” với chủ sở hữu tài sản để cản trở việc thi


hành án thì vấn đề tổ chức cưỡng chế thi hành án sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Các tổ chức
tín dụng thường sẽ viện dẫn Điều 14 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 để từ chối cung
cấp thơng tin về tài khoản của người phải thi hành án. Nếu cơ quan thi hành án dân sự,
chấp hành viên kiên quyết xác minh thì các đơn vị này cung cấp một cách hạn chế. Sau
khi đã thu thập thông tin về tài khoản của người phải thi hành án thì các ngân hàng lại
viện lý do số tiền lớn, phải xin ý kiến của hội sở hoặc viện lý do bảo vệ khách hàng nên
trì hỗn việc thực hiện quyết định cưỡng chế của cơ quan thi hành án dân sự, khiến vụ
việc kéo dài, dẫn đến người được thi hành án bức xúc, khiếu nại cơ quan thi hành nhiều
lần. Trường hợp số tiền phải thi hành án lớn nhưng lại bị trì hỗn nằm trong ngân hàng
trong khi nhu cầu tái đầu tư của người được thi hành án cấp thiết sẽ là thiệt hại không
nhỏ cho người được thi hành án. Trái lại, đối với ngân hàng khoản tiền đó lại là khoản
lợi nhuận đáng kể.
Bản án tuyên không đầy đủ hoặc tuyên không rõ ràng về phần tài sản phải thi
hành.
Trong thực tế có trường hợp bản án tuyên không đầy đủ hoặc tuyên không rõ ràng về
phần tài sản phải thi hành án như bỏ sót người có quyền lợi liên quan đến tài sản hoặc
tuyên thiếu một bộ phận tài sản, tuyên không rõ về phạm vi, giới hạn quyền của người
được thi hành đối với tài sản hoặc tuyên thiếu nghĩa vụ của người được thi hành án khi

được nhận tài sản thi hành án, dẫn đến nhiều khó khăn trong tổ chức thi hành của cơ
quan thi hành án dân sự.
Dẫn chứng thực tế một vụ án dân sự có hiệu lực đã 20 năm qua nhưng khơng thi
hành được vì một chuyện khá hy hữu: bản sao bản án (tức bản đánh máy) bị rớt chữ,
mất nội dung chính. Tháng 11/1995, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xét xử vụ kiện địi
diện tích đất 137m2 và chái nhà rộng 23m2 giữa ông Hỷ Cán Pẩu (nguyên đơn) và nhiều
bị đơn
Tháng 10/1997, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã cấp "sổ đỏ" cho gia đình ơng
Đặng Hào. Người được nguyên đơn ủy quyền trong vụ kiện là ông Nguyễn Hồng
Nhật đã giao chái nhà rộng 23m 2 nhưng lại ra dựng căn nhà rộng hơn 26m 2 trong
mảnh đất 137m2. Sau đó, chính quyền và ngành chức năng cũng chuẩn bị cưỡng chế
thi hành án đối với mảnh đất hơn 26m 2 nhưng khơng thể cưỡng chế được vì lúc này


ông Nhật đem ra bản án sao (tức bản án đánh máy) của TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu. Tại bản án này chỉ ghi câu "phải giao chái nhà với diện tích 23m 2 để giao lại cho
ơng Đặng Hào vì ơng đã mua của chủ cũ là ơng Hỷ Cán Pẩu từ 1975". Như vậy, giữa
bản án viết tay, biên bản phiên tòa so với bản án đánh máy thì phần nội dung "phải
giao 137m2 đất cho ơng Đặng Hào" đã bị sót mất. Bản án phúc thẩm cũng tuyên y án
sơ thẩm và cũng thiếu đi phần "giao 137m 2".
Đối với biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
Khó khăn lớn nhất của biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án là ý
thức chấp hành pháp luật của người phải thi hành án và nhận thức, trách nhiệm của cơ
quan liên quan. Nhiều trường hợp, người đang thi hành án chuyển chỗ ở, chuyển nơi
công tác khiến cơ quan thi hành án dân sự mất thời gian thông báo đến nơi ở, nơi công
tác mới và các thủ tục phải bắt đầu lại từ đầu; chưa kể trường hợp người phải thi hành
án cố tình trốn tránh nghĩa vụ, công tác thi hành án dân sự gặp nhiều khó khăn. Các cơ
quan như Ủy ban nhân dân các cấp và người sử dụng lao động chưa có sự phối hợp với
cơ quan thi hành án dân sự. Cơ quan bảo hiểm xã hội không thực hiện việc chuyển tiền
lương hưu, trợ cấp của người phải thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự theo

quyết định cưỡng chế của người có thẩm quyền thi hành án. Người sử dụng lao động
kiên quyết từ chối cơ quan thi hành án dân sự vì lý do bảo vệ cho người lao động của
mình hoặc đơn giản chỉ vì chưa có tiền lệ. Tại Điều 78 Luật Thi hành án dân sự khi áp
dụng biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập không quá 30% đối với tiền lương, không
quá 50% với các thu nhập khác nhưng phải đảm bảo thu nhập tối thiểu cho người phải
thi hành án. Những bất cập này làm cho khơng ít hồ sơ thi hành án tồn đọng, không thi
hành được mặc dù người phải thi hành án có tiền lương hưu, tiền trợ cấp hàng tháng tại
bảo hiểm xã hội, dẫn đến khó khăn trong cơng tác thi hành án dân sự.
Vấn đề định giá tài sản kê biên phức tạp.
Điều 98 Luật Thi hành án dân sự đã mở rộng thẩm quyền tự định đoạt giá trị tài sản
của đương sự, theo đó, “ngay khi kê biên tài sản mà đương sự thoả thuận được về giá
tài sản hoặc về tổ chức thẩm định giá thì chấp hành viên lập biên bản về thỏa thuận đó.
Giá tài sản do đương sự thỏa thuận là giá khởi điểm để bán đấu giá”. Khi thỏa thuận
giá, đương sự lại thỏa thuận quá cao so với thực tế nên không bán được tài sản. Đồng


nghĩa với việc người có thẩm quyền thi hành án ra quyết định giảm giá để tiếp tục bán
đấu giá, mỗi lần giảm giá không quá 10% giá trị tài sản lúc khởi điểm cho đến khi giá
khởi điểm thấp hơn nghĩa vụ thi hành án. Việc xác định tài sản kê biên theo giá cả thị
trường là vấn đề khó khăn và ln gây nhiều tranh cãi, cơ quan nhà nước cần có khung
giá phù hợp với giá cả thị trường thì việc định giá phải thấp hơn giá cả thị trường để làm
cơ sở đưa ra giá khởi điểm thì cơ quan thi hành án dân sự mới có thể thi hành được.
Trong vụ án xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), theo quyết định
của Bản án thì Dương Chí Dũng và đồng bọn phải liên đới bồi thường cho Vinalines
trên 358 tỷ đồng (trong đó riêng phần thì Dương Chí Dũng phải nộp 110 tỷ đồng) nhưng
quá trình thi hành án, dù Cơ quan thi hành án đã xử lý sạch sẽ tài sản kê biên cũng chỉ
thu hồi được trên 14 tỷ đồng. Cơ quan thi hành án dân sự chỉ có thể căn cứ vào tình
trạng pháp lý hiện hành của tài sản để xử lý mà khơng có thẩm quyền điều tra, chứng
minh nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có.
IV. Ý nghĩa của hoạt động thi hành án

Nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự làm cho các bản án, quyết định của
Tòa án thực sự có giá trị khi được thi hành trên thực tế nhằm bảo đảm tính nghiêm minh
của pháp luật, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và nhà nước, góp
phần giữ vững ổn định chính trị- xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà
nước, giúp triển khai những quy định của pháp luật vào thực tiễn. Từ đó kiến nghị sửa
đổi, bổ sung các quy định pháp luật, đồng thời kiểm tra lại q trình xét xử trước đó để
rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xét xử.
Thi hành án dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật,
năng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân, nâng cao vai trò, trách nhiệm của
các cơ quan, tổ chức, tạo niềm tin của của người dân vào tính nghiêm minh của pháp
luật, củng cố quyền lực nhà nước.
V. Một số kiến nghị hồn thiện cơng tác thi hành án dân sự
Theo dõi, kiểm tra quá trình thi hành bản án, quyết định, thành lập Đoàn để kiểm tra,
làm việc trực tiếp với UBND, để rà soát, xác định rõ nguyên nhân chậm thi hành trong
từng bản án, từ đó đề xuất giải pháp hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xem xét, xử lý
trách nhiệm đối với người phải thi hành án chậm hoặc không thi hành án.


Cần chủ động đề xuất xử lý người chậm thi hành án, để kịp thời đôn đốc và ngăn
chặn người phải thi hành án tẩu tán tài sản hoặc kéo dài thời gian thi hành gây khó khăn
cho cơng tác quản lý.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới; tiếp
tục cải tiến công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ theo hướng sát sao, đối với những
vấn đề được xin ý kiến; kịp thời nghiên cứu, tổng hợp để hướng dẫn chung những
vướng mắc về nghiệp vụ thường gặp ở từng khâu tổ chức thi hành án.
Cần có sự quán triệt đối với chấp hành viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm, kỹ năng
nghiệp vụ để hồn thành tốt cơng tác thi hành án, khi có khiếu nại, tố cáo, nếu có sai
phạm cần có sự sửa chữa khắc phục ngay để khơng ảnh hưởng đến lợi ích của đương sự.




×