Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

(Skkn 2023) đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động học trong giảng dạy bộ môn toán theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 32 trang )

1
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn Tốn là mơn học mà mỗi chúng ta đều cần phải học và vận dụng vào
cuộc sống, cho dù làm bất cứ cơng việc gì cũng cần có sự tính tốn để đạt được
mục đích và u cầu mình mong muốn. Học toán giúp các em từng bước phát
triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kĩ năng suy luận, khơi gợi khả
năng quan sát, phỏng đốn, tìm tòi, rèn phong cách làm việc cẩn thận, chu đáo,
vượt khó. Tốn học là một mơn khoa học nghiên cứu có hệ thống phù hợp với
nhận thức tự nhiên của con người. Chính vì vậy nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo
dục và mỗi giáo viên đứng lớp là làm thế nào để trang bị cho các em một hệ
thống kiến thức cơ bản, từ đó nâng cao chất lượng để các em có thể tự tin bước
vào thời đại mới, thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Như chúng ta đã biết chương trình Giáo dục phổ thơng tổng thể 2018 đặc
biệt đề cao đến tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Trong quá trình
dạy học, học sinh được đặt vào trung tâm của hoạt động học. Bài toán đặt ra cho
người dạy là cần thay đổi phương pháp dạy học. Trong đó phương pháp dạy
học tích cực là lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học, giáo viên là
người nêu và gợi mở lên vấn đề bằng nhiều cách khác nhau nhằm mang lại sự
hào hứng, sự tự giác cho học sinh. Như vậy, học sinh sẽ tự học, tự nhiên cứu, tự
trình bày và giải quyết các vấn đề để đưa ra kết luận cụ thể. Phương pháp này
tăng cường sự kết nối, thực hành giữa các học sinh trong môn học, tiết học. Học
sinh sẽ dễ dàng ghi nhớ kiến thức, thơng qua việc tự mình tư duy và tìm tịi
khám phá… Xuất phát từ những lý do mang tính thực tiễn đó, tơi đã lựa chọn đề
tài: “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
TRONG GIẢNG DẠY BỘ MƠN TỐN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC PHẨM CHẤT CỦA HỌC SINH” để chia sẻ với đồng
nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới trong dạy học mơn Tốn theo hướng
phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.
II. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Thời gian nghiên cứu: Đề tài được bắt đầu tìm hiểu và tiến hành từ


tháng 8 năm 2021 sau khi tôi được tập huấn về chương trình giáo dục phổ thơng
mới và đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực phẩm
chất của học sinh; được bổ sung, rút kinh nghiệm qua quá trình giảng dạy. Báo
cáo kết quả tháng 4 năm 2022.
2. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 7, 9 cấp Trung học cơ sở.


2
3. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này được giới hạn trong phạm vi nghiên
cứu là các hoạt động học trong dạy học mơn Tốn cấp Trung học cơ sở theo
định hướng phát triển năng lực phẩm chất của học sinh.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, thiết kế tiến
trình dạy học các bài học hoặc chủ đề dạy học đảm bảo các yêu cầu về phương
pháp dạy học, cách xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá chuỗi các
hoạt động học theo sự định hướng phát triển năng lực người học là rất cần thiết
đối với giáo viên. Tổ chức các hoạt động học với mức độ từ dễ đến khó, phù hợp
với trình độ chung của học sinh Trung học cơ sở, được lồng ghép trong các hoạt
động: khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng hay tìm tịi mở rộng,
mục đích tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học mơn Tốn, tạo cho tiết học
bớt khô khan, nặng nề mà trở lên nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn và hiệu quả. Từ
đó giúp học sinh hiểu và nhớ được kiến thức bài học; học sinh phát huy được
các kĩ năng tính tốn, lập luận chặt chẽ; học sinh thấy được mối liên hệ giữa
tốn học và thực tiễn; học sinh có cơ hội phát huy năng lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo, tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, …
IV. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu ở trên, tôi đề ra các kế hoạch nghiên cứu
cụ thể như sau:
1. Nghiên cứu lí luận: Để thực hiện đề tài này, xuyên suốt năm học qua,
tôi đã tích cực nghiên cứu các tài liệu liên quan đến chủ đề của sáng kiến kinh

nghiệm, chắt góp những nội dung, ý kiến hay để bổ sung vào ý tưởng của mình,
xâu chuỗi lại để lập nên dàn ý của sáng kiến kinh nghiệm này.
2. Nghiên cứu thực tế:
- Với những tiết dạy của mình, tơi mạnh dạn đưa các hoạt động học thích
hợp vào thực hiện. Ghi chép lại những thành công và thất bại, những ưu điểm và
hạn chế để tiết sau thực hiện hoàn chỉnh hơn, hiệu quả hơn.
- Nhờ đồng nghiệp dự giờ các tiết dạy để tranh thủ những ý kiến hay cho đề
tài.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: Nghiên
cứu lí luận, thu thập tài liệu; Điều tra, phỏng vấn; Quan sát; Thực nghiệm sư
phạm, tổng kết kinh nghiệm.
VI. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


3
- Giúp cho học sinh thay đổi hình thức, phương pháp học truyền thống
trước đây, làm cho giờ học bớt căng thẳng, nặng nề, tạo cảm giác thoải mái, dễ
chịu, để học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tích cực.
- Tạo cho học sinh sự tìm tịi, sáng tạo, rèn luyện cho học sinh có cơ hội để
hoàn thiện bản thân.
- Qua các hoạt động học phù hợp với nội dung bài giúp học sinh vận dụng
kiến thức một cách năng động, rèn luyện trí nhớ, phát triển khả năng phán đốn,
suy luận. Từ đó phát triển tư duy nhanh nhạy, học tập cách xử lý thông minh các
tình huống phức tạp, tăng cường khả năng vận dụng để thích nghi với điều kiện
mới của xã hội. Và phát triển được nhiều phẩm chất như: sự nhanh nhẹn, sự
đồn kết, lịng trung thực và tinh thần trách nhiệm.
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề được đề cập, bàn luận và thực hiện

trong nhiều năm qua. Đặc biệt trong những năm gần đây, với việc chuẩn bị thực
hiện giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa mới thì đổi mới phương pháp
dạy học càng được các nhà trường chú trọng thúc đẩy và phát huy một cách có
hiệu quả. Phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập đồng nghĩa với việc
chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy người học làm
trung tâm.
Trong bối cảnh đổi mới hiện nay, dạy học theo hướng phát triển năng lực
học sinh được xem là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy.
Trong đó, tổ chức một cách hiệu quả những hoạt động học tập để “kích hoạt”
tinh thần học tập là việc làm đặc biệt quan trọng. Từ thời xa xưa, Khổng Tử đã
khẳng định: “Tôi nghe - tơi qn; tơi nhìn - tơi nhớ; tơi làm - tôi hiểu”. Quan
điểm này nhấn mạnh việc “học bằng cách làm” của học sinh bởi “trăm hay
không bằng tay quen”.
Theo phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên chủ yếu thuyết giảng,
học sinh chăm chú lắng nghe, ghi chép, như vậy giờ học sẽ tẻ nhạt, nhàm chán,
học sinh ít hứng thú. Cịn dạy học theo phương pháp mới – dạy học theo hướng
tiếp cận năng lực học sinh đòi hỏi người giáo viên phải là người biết thiết kế, tổ
chức các hoạt động để học sinh có thể tự chiếm lĩnh được kiến thức. Qua đó hình
thành cho học sinh những năng lực cần thiết: năng lực học tập chung, cơ bản;
năng lực tư duy; năng lực thu thập (tìm kiếm, tổ chức, xử lý thơng tin); năng lực
phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực tự
quản lý và phát triển bản thân, ...


4
Trong quan niệm dạy học mới, một giờ học tốt là một giờ học phát huy
được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học
nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức
vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng,
tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học.

Ngồi những u cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo
dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa
tuổi học sinh; giờ học đổi mới phương pháp dạy học cịn có những u cầu mới
như: được thực hiện thông qua việc giáo viên tổ chức các hoạt động học tập cho
học sinh theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự
học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương
tác nhiều chiều: giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau (chú trọng
cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học). Về bản chất,
đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học
tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); chú trọng kết hợp học với hành,
nâng cao tri thức với rèn luyện các kĩ năng, gắn với thực tiễn cuộc sống; phát
huy thế mạnh của các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại; các phương tiện,
thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin; chú trọng cả hoạt
động đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh. Ngoài việc nắm vững
những định hướng đổi mới phương pháp dạy học như trên, để có được những giờ
dạy học tốt, cần phải nắm vững các kĩ thuật dạy học. Chuẩn bị và thiết kế một
giờ học cũng là một hoạt động cần có những kĩ thuật riêng.
Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được
nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập với sự tổ chức,
hướng dẫn của giáo viên”.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
- Qua nhiều năm giảng dạy bộ mơn Tốn và dự giờ thăm lớp các đồng
nghiệp tôi nhận thấy: Để giờ học đạt được kết quả tốt hơn thì người giáo viên
phải gây được hứng thú học tập, phát huy được tính tích cực và năng lực phẩm
chất của học sinh bằng việc tổ chức các hoạt động học phù hợp với nội dung bài
học.
- Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành quan sát, theo dõi; kết hợp với
điều tra mức độ hứng thú của học sinh đối với mơn Tốn và sự tích cực, tự giác
trong học tập bộ mơn Tốn bằng hình thức phát phiếu thăm dị cho 86 học sinh
các lớp đại trà về nội dung sau:



5
Đánh giá về mức độ hứng thú học tập bộ mơn Tốn (trước khi tiến hành
giải pháp), được thể hiện qua bảng điều tra dưới đây:
STT

Mức độ hứng thú

Số lượng

Tỉ lệ %

1

Rất hứng thú

13/86

15,1%

2

Hứng thú

35/86

40,7%

3


Trung bình

31/86

36,1%

4

Chán nản và mệt mỏi

7/86

8,1%

Đánh giá về sự tích cực trong học tập bợ mơn Toán (trước khi tiến hành
giải pháp), được thể hiện qua bảng điều tra dưới đây:
ST
T
1

2

Những biểu hiện về sự tích cực của học sinh
Số lượng
trong việc học tập bộ môn Toán
Thường xuyên chú ý nghe giảng, hăng hái phát
biểu các ý kiến xây dựng bài, ghi chép bài đầy
21/86
đủ.

Thường xuyên học bài cũ, làm bài tập về nhà,
đọc bài mới trước ở nhà, chuẩn bị đồ dùng học
40/86
tập đầy đủ cho tiết sau.

Tỉ lệ
/100%
24,4%

46,5%

3

Thường xuyên tranh thủ học bài cũ, làm các bài
tập trong sách giáo khoa lúc nhàn rỗi.

25/86

29,1%

4

Thường xuyên đọc thêm sách tham khảo, hay
làm thêm các bài tập trong sách bài tập Toán.

18/86

20,9%

Thường xuyên trăn trở đi hỏi thầy cô giáo, trao

5
đổi với bạn bè về một bài tập mình chưa giải
4/86
4,6%
được, một kiến thức mới chưa hiểu rõ.
Qua số liệu khảo sát ta thấy độ hứng thú của học sinh đối với môn học là
chưa cao, dẫn đến khó hiểu bài, từ đó lơ là, chểnh mảng trong học tập, thậm chí
có em cịn ngủ trong giờ, bỏ tiết học, ảnh hưởng tới sự tiếp thu kiến thức.
Trước thực trạng trên, tôi luôn băn khoăn: Vậy làm thế nào để học sinh
phát huy được hết khả năng của bản thân trong mỗi giờ học mơn Tốn? Và tơi
nhận ra bản thân trong q trình dạy học phải có sự thay đổi để kích thích hứng
thú học tập của học sinh, thay vì những tiết giảng chỉ sử dụng phương pháp
truyền thụ theo lối thuyết trình, tơi sẽ sử dụng các phương pháp dạy học tích
cực, sáng tạo. Ý định này nung nấu trong tôi. Tôi bắt đầu đi tìm hiểu và xây
dựng các phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và


6
học mơn Tốn, cụ thể đó là “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CÁC
HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG GIẢNG DẠY BỘ MƠN TỐN THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC PHẨM CHẤT CỦA HỌC SINH”.
III. CÁCH THỨC TỔ CHỨC VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Đổi mới hình thức tổ chức và phát huy hiệu quả của hoạt động khởi
động
Hoạt động khởi động được tổ chức khi bắt đầu một bài học nhằm giúp học
sinh huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và
kĩ năng mới. Tại sao cần có hoạt động này? Việc tiếp thu kiến thức mới bao giờ
cũng dựa trên những kinh nghiệm đã có trước đó của người học, giúp giáo viên
tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống
có liên quan đến nội dung của bài học; tạo hứng thú và một tâm thế tích cực để

học sinh bước vào bài học mới. Có thể nói hoạt động khởi động có nhiệm vụ
khơi gợi, kích thích người học mong muốn được tìm hiểu, khám phá bằng những
hoạt động tiếp theo trong giờ học, thậm chí là sau giờ học. Hơn nữa, nếu hoạt
động khởi động càng đa dạng thì sẽ luôn tạo nên những bất ngờ, thú vị cho học
sinh. Vì thế người học sẽ khơng cịn cảm giác lo lắng, căng thẳng như khi giáo
viên kiểm tra bài cũ. Muốn như vậy, hoạt động khởi động cần tạo ra mâu thuẫn
trong nhận thức cho người học. Đây là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt
động hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng hay tìm tịi mở rộng. Và tất nhiên
giáo viên phải là người có ý tưởng, phải thật khéo léo gợi mở vấn đề của bài học,
kích thích trí tị mị và tạo hứng thú cho các em học sinh.
Để tổ chức hiệu quả hoạt động này, giáo viên cần: Nêu vấn đề tìm hiểu của
bài học khi khởi động gắn liền với hoạt động tiếp nối là hình thành kiến thức mà
đã có trong tài liệu, sách giáo khoa của bài học; coi hoạt động này là một hoạt
động học tập, có mục đích, có thời gian hoạt động và sản phẩm hoạt động; bố trí
thời gian thích hợp cho các em học tập, bày tỏ quan điểm cũng như sản phẩm
của hoạt động.
a) Hoạt động khởi động bằng các câu hỏi/ bài tập
Tạo tình huống nghĩa là giúp các em tưởng tượng ra một tình huống cụ thể
nào đó gần với nội dung bài học để các em trải nghiệm. Từ đó giáo viên dẫn dắt
vào bài. Các câu hỏi trong phần khởi động có thể chỉ là một tình huống để cho
học sinh phát hiện hay huy động vốn hiểu biết của mình nhằm giải quyết tình
huống ấy. Các vấn đề hay câu hỏi được đưa ra sẽ giúp học sinh phát triển tư duy,


7
xâu chuỗi vấn đề một cách mạch lạc đồng thời tạo hứng thú cho học sinh vào
tiết học mới để khám phá vấn đề cịn đang bỏ ngỏ.
Ví dụ 1: Bài Đại lượng tỉ lệ thuận (Sách giáo khoa Toán 7 tập 1). Mục
tiêu đầu tiên của bài học là giúp học sinh nhận biết được hai đại lượng có tỉ lệ
thuận hay không? Do ở Tiểu học, học sinh đã được làm quen với hai đại lượng tỉ

lệ thuận nên giáo viên có thể khởi động bài học thơng qua tổ chức cho học sinh
chia nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi sau: Thế nào là hai đại lượng tỉ lệ thuận
ở Tiểu học? Cho ví dụ?
Lời giải: Hai đại lượng gọi là tỉ lệ thuận nếu đại lượng này tăng (hoặc
giảm) bao nhiêu lần thì đại lượng kia cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần. Ví
dụ: May 3 bộ quần áo hết 15 mét vải, vậy nếu may 9 bộ quần áo như thế sẽ hết
tổng cộng là 45 mét vải.
Sau khi học sinh làm bài tập trên, tôi sẽ đặt vấn đề để dẫn dắt học sinh tìm
hiểu nội dung tiết học: Vậy có cách nào để mô tả ngắn gọn hai đại lượng tỉ lệ
thuận, hai đại lượng tỉ lệ thuận có tính chất gì?
Như vậy bằng những câu hỏi/bài tập nhỏ giáo viên đã giúp học sinh củng
cố kiến thức đã học và khơi gợi, kích thích học sinh tìm hiểu các kiến thức mới.
Từ đó mục tiêu bài học sẽ dễ dàng được học sinh tiếp thu và vận dụng.
Ví dụ 2: Bài Hệ thức Vi-Ét và ứng dụng (Sách giáo khoa Toán 9 tập 2).
Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng của bài học là giúp học sinh phát biểu được hệ
thức Vi-Ét để tính nhẩm nghiệm của phương trình bậc hai một ẩn, tìm hai số biết
tổng và tích của chúng. Học sinh vận dụng được các hệ thức Vi-Ét vào giải bài
tập. Học sinh tính được hệ thức Vi-Ét, biết tính nhẩm nghiệm của phương trình
bậc hai trong các trường hợp a+b+c=0; a-b+c=0 hoặc trường hợp tổng và tích
của hai nghiệm là những số nguyên với giá trị tuyệt đối không quá lớn.
Để chuẩn bị cho bài học này, giáo viên có thể giao bài tập về nhà (phiếu
học tập) cho các nhóm học tập (4 học sinh/nhóm). Các nhóm làm ra phiếu học
tập giáo viên đã phát. Một nhóm điền trên giấy A0 được giáo viên chuẩn bị, in
sẵn và phát từ tiết học trước. Một học sinh đại diện nhóm lên trình bày và giải
đáp các thắc mắc của nhóm khác nếu có. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung nếu
có.
PHIẾU HỌC TẬP
Cho phương trình: ax + bx + c = 0 với a ≠ 0. Hãy điền vào chỗ … để
được các khẳng định đúng.
2


D = ................


8
 Khi D < 0 thì ………….
 Khi D = 0 thì phương trình có nghiệm ……….
x1 + x2 = ....

Khi đó

x1.x2 = ....

 Khi D > 0 thì phương trình có ……….
x1 = ...
x2 = ...

Khi đó

x1 + x2 = .... x1.x2 = ....

;

ĐÁP ÁN
2

D = b - 4ac

 Khi D < 0 thì phương trình vơ nghiệm
 Khi D = 0 thì phương trình có nghiệm kép

Khi đó

x1 + x2 =
x1.x2 =

x1 = x2 =

-b
2a

- b - b - 2b - b
+
=
=
2a
2a
2a
a

-b -b
b2
4ac c
.
= 2= 2=
2a 2a
a
4a
4a

2


2

( do D = 0 Þ b - 4ac = 0 Û b = 4ac )
 Khi D = 0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt
x1 =

- b+ D
- b- D
x2 =
2a
2a
;

Khi đó
x1.x2 =

x1 + x2 =

- b + D - b- D
-b
+
=
2a
2a
a

(

) (


- b- D - b+ D
- b + D - b- D
.
=
.
2a
2a
2a
2a

(

)

)

b2 - b2 - 4ac
b2 - D
4ac c
=
=
= 2=
2
2
a
4a
4a
4a


Sau khi nhận xét, chữa, chốt đáp án đúng và cho điểm các nhóm học tập,
tơi sẽ đặt vấn đề để dẫn dắt học sinh tìm hiểu nội dung tiết học: Chúng ta đã có
cơng thức nghiệm của phương trình bậc hai. Khi phương trình bậc hai có hai
nghiệm, thì giữa hai nghiệm với các hệ số của phương trình có mối quan hệ
như thế nào?


9
Việc sử dụng bài tập giao về nhà được nhiều giáo viên khéo léo sử dụng từ
đó hình thành nên ý tưởng vào bài mới hay. Ở bài Hệ thức Vi-Ét và ứng dụng,
tiết học trước giáo viên đã phát phiếu học tập cho các nhóm và một nhóm được
yêu cầu viết vào giấy A0 để tiết sau báo cáo. Bài học này tại sao lại áp dụng
phương pháp trên? Vì các tiết trước thực sự mà nói là học sinh đã quá thành thạo
trong việc giải phương trình, kể cả giải phương trình bằng cơng thức nghiệm thu
gọn bởi đã có tiết luyện tập. Chính vì vậy nếu giáo viên chọn khởi động bằng
hình thức kết hợp kiểm tra bài cũ, yêu cầu học sinh giải phương trình thì gần
như tiết học sẽ bị chìm lắng ngay từ đầu. Nhưng khi nhận được bài tập về nhà
như trên, học sinh thấy dạng tốn có vấn đề và tự tìm được mối liên hệ giữa kiến
thức đã học và kiến thức mới, từ đó kích thích sự tị mị, hứng thú cho học sinh.
Ngoài ra, trong tiết học, nếu học sinh trình bày chưa tốt, hoặc giáo viên muốn
chứng minh Định lí Vi-Ét thì có thể chỉ lại đáp án đã chốt trên giấy A0 để học
sinh quan sát lại và ghi nhớ cách làm.
Qua hoạt động học trên, học sinh đã tự tìm hiểu trước kiến thức bài học ở
nhà nên khi nghe giảng, học sinh sẽ tiếp thu kiến thức chắc và kỹ hơn, tiết dạy
được đẩy nhanh hơn về thời gian. Từ đó hình thành cho học sinh năng lực thuyết
trình, giao tiếp và hợp tác. Hợp tác khi nào? Khi học sinh đến trường sớm, trong
giờ truy bài, trong giờ ra chơi hoặc học nhóm tại nhà (giáo viên có thể phân các
học sinh gần nhà nhau thành một nhóm học tập)
b) Hoạt đợng khởi đợng thơng qua tổ chức các trị chơi
Giáo viên có thể sử dụng các ứng dụng phần mềm trò chơi. Nhiều phần

mềm trị chơi có kết hợp âm thanh và hình ảnh sinh động sẽ góp phần thu hút và
tạo hứng thú cho học sinh. Rất nhiều trị chơi ngồi mục đích giải trí cịn có thể
giúp học sinh ơn tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào hoạt động tìm kiếm
tri thức mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Hoặc có những trị chơi giúp các em
vận động tay chân khiến cho cơ thể tỉnh táo, giảm bớt những áp lực tâm lý do
tiết học trước gây ra.
Trước khi chơi, giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng, phương tiện cần thiết, tạo
hiệu ứng, hệ thống câu hỏi liên quan đến bài mới, dự kiến tình huống xảy ra và
cách xử lí tình huống, kết quả đạt được qua trị chơi. Để có những trị chơi hấp
dẫn, giáo viên phải sáng tạo khơng ngừng đồng thời khuyến khích các em tham
gia nhiệt tình, chơi hết mình. Giáo viên có thể sử dụng linh hoạt, hiệu quả các bộ
game (bộ trò chơi) đã được thiết kế sẵn. Điều thú vị là những phần mềm game
này được thiết kế hình ảnh và âm thanh rất sinh động do vậy hấp dẫn hầu hết


10
học sinh trong lớp tham gia. Nội dung câu hỏi được giáo viên biên soạn và chọn
lựa sao cho phù hợp với mục tiêu bài học và đối tượng học sinh.
Giáo viên có thể tổ chức các trị chơi nhanh như sau:
 Trị chơi “ Đuổi hình bắt chữ”
Mục đích: Mục đích chính của trị chơi là giải đố các câu chữ ẩn đằng sau
những hình ảnh quen thuộc. Chúng ta có thể sẽ khơng nhịn được cười khi mở ra
các đáp án, những hình ảnh tưởng như khơng hề liên quan nhưng khi có câu trả
lời lại thấy rất hợp lí. Trị chơi này phù hợp để khởi động tiết học, giúp học sinh
thư giãn, tạo cảm giác vui vẻ, quên đi áp lực để sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới.
Ngồi ra trị chơi này cịn giúp học sinh phát huy năng lực ngôn ngữ, năng lực
xử lý tình huống.
Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị các hình ảnh và đáp án tương ứng.
- Chia lớp thành nhiều đội chơi.

Cách chơi: Giáo viên lần lượt cho học sinh quan sát các hình ảnh, cho các
đội hội ý khoảng 1 phút rồi gọi đội xung phong nhanh nhất trả lời, các đội khác
nhận xét. Giáo viên chốt đáp án đúng.
Ví dụ: Khi bắt đầu vào tiết “Ôn tập cuối năm - Đại số 7” tơi đã sử dụng
trị chơi “Đuổi hình bắt chữ” nhằm tạo hứng thú cho các em học sinh trước khi
bước vào tiết học.
HÌNH ẢNH
ĐÁP ÁN

Đa thức

Đại số


11

Đồ thị

Hàm số

 Trị chơi mang tính thời sự
Mục đích: Khi bắt đầu một tiết luyện tập hoặc ôn tập chương, giáo viên
thường đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm để củng cố, khắc sâu kiến thức cần nhớ
cho học sinh. Ta có thể lồng ghép các câu hỏi trắc nghiệm đó trong một trị chơi
có tên gọi mang tính thời sự, cập nhật những vấn đề nóng hổi trong cuộc sống.
Trị chơi này sẽ thu hút học sinh chính bởi tính thời sự của tên gọi, từ đó tạo
hứng thú cho học sinh, giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
trong học tập.
Chuẩn bị:
- Giáo viên lựa chọn tên gọi cho trò chơi: ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, gắn

với thực tế cuộc sống, mang tính thời sự cao. Thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm
với nội dung kiến thức của bài học.
- Học sinh chuẩn bị nháp, máy tính để suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
Ví dụ: Khi dạy bài “Ơn tập chương II – Hình học 7” (Sách giáo khoa
Tốn 7 tập 1) tơi thiết kế trị chơi “Tiêu diệt virus Corona” gồm với 6 câu hỏi
trắc nghiệm để các em hệ thống lại kiến thức trọng tâm của chương.
Luật chơi: Giả sử với mỗi câu trả lời đúng, em sẽ tiêu diệt được một khuẩn
virus Corona. Hãy tiêu diệt hết tất cả các khuẩn virus này và giúp thế giới của
chúng ta trở nên an toàn hơn. Thời gian suy nghĩ cho câu mỗi là 20 giây.
Hệ thống câu hỏi:
Câu 1. Trong một tam giác vuông, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Tổng hai góc nhọn bằng 1800
B. Hai góc nhọn bằng nhau
C. Hai góc nhọn phụ nhau
D. Hai góc nhọn kề nhau
Đáp án: C


12
Câu 2. Tam giác nào là tam giác vuông trong các tam giác có độ dài ba cạnh
như sau:
A. 1cm ; 2cm ; 3cm
B. 2cm ; 3cm ; 4cm
C. 3cm ; 4cm ; 5cm
D. 4cm ; 5cm ; 6cm
Đáp án: C
Câu 3. Góc ngồi của tam giác bằng:
A. Một góc trong khơng kề với nó
B. Góc trong kề với nó
C. Tổng của hai góc trong khơng kề với nó

D. Tổng ba góc của tam giác
Đáp án: C
Câu 4. Chọn câu sai
A. Tam giác có hai cạnh bằng nhau là tam giác cân.
B. Tam giác có ba cạnh bằng nhau là tam giác đều.
C. Tam giác cân là tam giác đều.
D. Tam giác đều là tam giác cân.
Đáp án: C
Câu 5. Tam giác ABC vuông tại B. Theo định lý Pytago ta có:
A. AB2 = BC2 + AC2
B. BC2 = AB2 + AC2
C. AC2 = AB2 + BC2
D. BC2 = AC2 – AB2
Đáp án: C
Câu 6. Cho ΔABC vuông tại A có AB = 8 cm; AC = 6 cm thì BC bằng:ABC vng tại A có AB = 8 cm; AC = 6 cm thì BC bằng:
A. 25 cm
B. 14 cm
C. 100 cm
D. 10 cm
Đáp án: D
Sau khi học sinh chơi xong, tôi sẽ liên hệ thực tế, nhắc nhở học sinh về sự
nguy hiểm của đại dịch Covid đang diễn ra trên khắp thế giới và tầm quan trọng
của việc bảo vệ sức khỏe bản thân trước dịch bệnh. Tôi nhấn mạnh học sinh phải
tuân thủ các biện pháp 5K: “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không
tập trung – Khai báo y tế” mà Bộ Y tế đã khuyến cáo tồn dân để phịng chống
dịch Covid.
2. Nâng cao hiệu quả của hoạt đợng nhóm trong dạy Toán
Nhóm học tập rất cần thiết trong dạy học theo định hướng phát triển năng
lực người học. Khi học theo nhóm các em được chia sẻ ý kiến cho nhau, được hỗ
trợ giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hoàn

thiện bản thân trong quá trình học tập.


13
Bản chất dạy học nhóm cịn được gọi bằng những tên khác nhau như: dạy
học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ. Trong đó học sinh của một lớp học được
chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hồn
thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả
làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước tồn lớp. Dạy học
nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm, phát
triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp, thuyết trình của học sinh.
Trong hoạt động hợp tác nhóm, học sinh phải nhận thấy được trách nhiệm
giải quyết nhiệm vụ chung của mình. Vì vậy các thành viên của nhóm phải gắn
kết với nhau theo cách nghĩ mỗi cá nhân cũng như toàn nhóm chỉ có thể thành
cơng nếu cố gắng hết sức mình. Nếu một bạn nào trong nhóm khơng hồn thành
thì chắc chắn nhiệm vụ của cả nhóm sẽ khơng hồn thành. Vì vậy, ngay từ đầu
tơi xác định rõ cho các em hiểu được trách nhiệm của mình trong nhóm học tập
là: thực hiện nhiệm vụ được giao - đảm bảo các thành viên trong nhóm mình đều
hồn thành nhiệm vụ được giao (bạn nào xong trước thì cùng hỗ trợ cho bạn
mình để nhiệm vụ của nhóm được hồn thành, nhắc các bạn cùng tham gia thảo
luận)
Nhóm học tập được tổ chức sao cho từng thành viên trong nhóm không thể
trốn tránh công việc, hoặc trách nhiệm học tập. Mọi thành viên đều phải học,
đóng góp phần mình vào cơng việc chung và thành cơng của nhóm. Mỗi thành
viên thực hiện một vai trò nhất định. Các vai trò ấy được luân phiên trong các
nội dung hoạt động khác nhau (nhóm trưởng, thư kí, báo cáo viên…) Mỗi thành
viên đều hiểu rằng không thể dựa vào công việc của người khác. Dưới sự điều
khiển của nhóm trưởng, tất cả các thành viên trong nhóm đều phải làm việc. Có
thể mỗi cá nhân có tiến độ thực hiện cơng việc khác nhau. Nếu gặp khó khăn hay
tốc độ chưa đảm bảo, tơi khuyến khích các em có năng lực tốt hơn theo dõi giúp

đỡ bạn. Khi cần thảo luận hoặc thống nhất nội dung gì, nhóm trưởng nêu u
cầu, mọi thành viên trong nhóm đều có trách nhiệm đóng góp ý kiến. Nhóm sẽ
kịp thời biểu dương những bạn có nhiều ý kiến hay hoặc những thành viên vốn
rụt rè nhút nhát mà có tiến bộ. Từ đó nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân
trong nhóm.
Dù hình thức tổ chức nhóm cặp hay nhóm bàn, nhóm lớn, giáo viên cũng
phải tuân thủ cách thức tổ chức hoạt động nhóm theo quy trình 5 bước cơ bản
sau:
+ Bước 1: Giáo viên nêu nhiệm vụ, có thể chiếu câu hỏi lên máy chiếu (nếu
khơng có máy chiếu có thể dùng bảng phụ).
+ Bước 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận.


14
+ Bước 3: Bao quát, kiểm tra quá trình hoạt động của học sinh.
+ Bước 4: Các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
+ Bước 5: Giáo viên nhận xét, đánh giá, kết luận.
Ví dụ: Bài Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình (Sách giáo khoa
Tốn 9 tập 2). Mục tiêu bài học là giúp học sinh củng cố các bước giải bài toán
bằng cách lập hệ phương trình. Học sinh giải được các bài tốn thực tế bằng
cách lập hệ phương trình. Học sinh thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực
tiễn.
Để giúp học sinh đạt mục tiêu trên, tôi đã sử dụng phương pháp hoạt động
nhóm (6-8 học sinh/nhóm) để tổ chức các hoạt động học, cụ thể như sau:
Bài tập gốc: Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc và thời gian dự
định. Nếu người đó tăng vận tốc 3 km/h thì đến B sớm 1 giờ. Nếu người đó
giảm vận tốc 2 km/h sẽ đến B muộn 1 giờ. Tính vận tốc và thời gian dự định của
người đó.
Hoạt đợng 1: Học sinh hoạt động nhóm giải quyết bài toán thực tế giáo
viên đưa ra:

+ Lập bảng phân tích
Quãng đường (km)
Dự định
xy
Trường hợp 1
(x+3)(y-1)
Trường hợp 2
(x-2)(y+1)
Theo đề bài có hệ phương trình:

Vận tốc (km/h)
x
x+3
x-2

Thời gian (h)
y
y-1
y+1

 (x  3)(y  1) xy

 (x  2)(y  1) xy
+ Giải hệ phương trình và trả lời câu hỏi bài tốn đặt ra.
Hoạt đợng 2: Từ bài tốn thực tế gốc, giáo viên có thể mở rộng bằng cách
hướng dẫn học sinh khai thác theo một số hướng:
- Đặt câu hỏi khác cho bài tốn:
Thay vì u cầu tính vận tốc và thời gian dự định của người đó thì có thể hỏi:
• Tính độ dài qng đường AB?
• Để đến B sớm hơn 2 giờ thì người đó phải đi với vận tốc bao nhiêu km/h?



15
• Nếu tăng vận tốc 2 km/h so với dự định thì người đó đến B sớm hơn bao nhiêu
giờ?
• Nếu giảm vận tốc 1 km/h so với dự định thì người đó đến B muộn hơn bao
nhiêu giờ?
• Nếu đi với vận tốc 16 km/h thì người đó đến B sớm hơn hay muộn hơn bao
nhiêu giờ?
- Xây dựng một bài tốn mới từ kết quả tìm được:
Bài 1: Một người đi xe đạp từ A đến B dài 60km với vận tốc và thời gian dự
định. Nếu người đó tăng vận tốc 3 km/h thì đến B sớm 1 giờ. Tính vận tốc và
thời gian dự định của người đó.
Bài 2: Một người đi xe đạp từ A đến B với thời gian dự định là 5 giờ. Nếu người
đó tăng vận tốc 3 km/h thì đến B sớm 1 giờ. Tính quãng đường AB và vận tốc
dự định của người đó.
Bài 3: Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 12 km/h. Nếu người đó tăng
vận tốc 3 km/h thì đến B sớm 1 giờ. Tính quãng đường AB và thời gian dự định
đi hết qng đường đó.
Hoạt đợng 3: Học sinh hoạt động nhóm, thảo luận xây dựng đề bài mới
cho hệ phương trình ở bài tập trên. Kết quả của 4 nhóm như sau:
Bài 1 (Nhóm 1): Bác Hùng muốn dùng một khu đất hình chữ nhật trong vườn
nhà để trồng rau. Nếu tăng chiều dài 3m và giảm chiều rộng đi 1m hoặc giảm
chiều dài đi 2m và tăng chiều rộng thêm 1m thì diện tích khu đất sử dụng trồng
rau đều khơng thay đổi. Hãy tính chiều dài và chiều rộng khu đất mà bác Hùng
đã sử dụng để trồng rau.
Bài 2 (Nhóm 2): Hai cơng nhân được giao một số dụng cụ bằng nhau trong
cùng một thời gian quy định. Nhưng người thứ nhất mỗi giờ làm tăng ba dụng
cụ nên hồn thành cơng việc trước 1 giờ. Người thứ hai mỗi giờ làm giảm 2
dụng cụ nên hồn thành cơng việc muộn hơn 1 giờ. Tính số dụng cụ mỗi người

được giao.
Bài 3 (Nhóm 3): Trường THCS A tổ chức họp phụ huynh khối 9. Trong phòng
họp kê một số dãy ghế với số ghế trên mỗi dãy là như nhau vừa đủ chỗ cho phụ
huynh ngồi. Nếu kê tăng thêm 3 dãy ghế thì mỗi dãy bớt đi 1 ghế, còn nếu kê
mỗi dãy thêm một ghế thì bớt đi 2 dãy. Tính số phụ huynh học sinh khối 9.


16
Bài 4 (Nhóm 4): Để cải tạo đường làng ngõ xóm nhân dịp Tết đến xn về,
người dân thơn A có họp bàn và th một đội cơng nhân để sửa chữa, tôn tạo
những đoạn đường xuống cấp trong một thời gian quy định. Biết rằng nếu có
thêm 3 người thì thì đội hồn thành trước kế hoạch 1 ngày, nếu bớt đi 2 người
thì đội phải kéo dài thêm 1 ngày. Hỏi đội có bao nhiêu cơng nhân và thời gian
quy định là bao nhiêu ngày (năng suất của mỗi người như nhau).
Hoạt đợng 4: Các nhóm đổi chéo đề bài nhóm mình đã xây dựng để thảo
luận và khao thác thêm: đặt câu hỏi khác cho bài toán hay xây dựng bài toán
thực tế mới. Kết quả của 4 nhóm như sau:
Nhóm khai thác bài 1:
- Đặt câu hỏi khác cho bài tốn:
+ Bác Hùng tính trồng cây bắp cải trong khu đất đó, biết rằng cứ 1m 2 trồng được
4 cây bắp cải. Hỏi khu đất đó bác Hùng trồng được tối đa bao nhiêu cây bắp cải?
+ Để chống chuột ban đêm vào phá rau, bác Hùng muốn làm hàng rào lưới thép
xung quanh khu đất. Hãy tính chiều dài lưới thép bác Hùng cần sử dụng?
- Xây dựng bài tốn mới từ kết quả tìm được: Bác Hùng muốn sử dụng một khu
đất hình chữ nhật diện tích 60m2 trong vườn để trồng rau. Để điều chỉnh khu đất
hợp lí hơn nhưng vẫn đảm bảo diện tích khu đất sử dụng khơng thay đổi, bác
Hùng đã giảm chiều dài đi 2m và tăng chiều rộng thêm 1m. Tính chiều dài và
chiều rộng ban đầu của khu đất mà bác Hùng muốn sử dụng.
Nhóm khai thác bài 2:
- Đặt câu hỏi khác cho bài toán:

+ Nếu làm đúng thời gian quy định thì mỗi người làm được bao nhiêu dụng cụ?
+ Nếu làm đúng thời gian quy định thì người nào làm được nhiều hơn? Nhiều
hơn bao nhiêu dụng cụ?
+ Để hồn thành cơng việc trong 3 giờ 45 phút thì mỗi giờ mỗi người phải làm
bao nhiêu dụng cụ?
- Xây dựng bài toán mới từ kết quả tìm được: Hai cơng nhân mỗi người được
giao làm 60 dụng cụ trong cùng một thời gian quy định. Nhưng người thứ nhất
mỗi giờ làm tăng 3 dụng cụ nên hồn thành cơng việc trước thời hạn 1 giờ. Nếu


17
người thứ hai mỗi giờ làm giảm 2 dụng cụ thì hồn thành cơng việc muộn hơn
mấy giờ?
Nhóm khai thác bài 3:
- Đặt câu hỏi khác cho bài toán: Ban giám hiệu thay đổi kế hoạch có mời thêm
giáo viên bộ mơn Tốn, Văn, Anh giảng dạy khối 9 cùng dự họp nên phải kê
thêm 1 dãy ghế nữa. Hỏi trong phịng họp có bao nhiêu ghế?
- Xây dựng bài tốn mới từ kết quả tìm được: Trường THCS A tổ chức họp phụ
huynh khối 9 với 65 phụ huynh. Trong phịng họp có một số dãy ghế với số ghế
trên mỗi dãy là như nhau. Nếu kê tăng thêm 3 dãy ghế thì mỗi dãy bớt đi 1 ghế,
cịn nếu kê mỗi dãy thêm một ghế thì bớt đi 2 dãy. Hỏi số ghế trong phịng họp
có đủ để phụ huynh ngồi khơng?
Nhóm khai thác bài 4:
- Đặt câu hỏi khác cho bài toán:
+ Nếu huy động thêm 8 cơng nhân thì đội sẽ hồn thành cơng việc trong bao
nhiêu ngày?
+ Để hồn thành cơng việc trong 4 ngày thì đội cần bao nhiêu cơng nhân?
+ Để hồn thành cơng việc trước 2 ngày thì đội cần thêm bao nhiêu cơng nhân?
- Xây dựng bài tốn mới từ kết quả tìm được: Để cải tạo đường làng ngõ xóm
nhân dịp Tết đến xn về, người dân thơn A có họp bàn và thuê một đội công

nhân để sửa chữa, tôn tạo những đoạn đường xuống cấp trong thời hạn 5 ngày.
Biết rằng nếu có thêm 3 người thì thì đội hồn thành trước kế hoạch 1 ngày. Hỏi
đội có bao nhiêu công nhân, nếu năng suất của mỗi người như nhau.
Từ kết quả trên có thể thấy nhóm học sinh đã tự mình xây dựng được bài
tốn trong thực tế một cách đầy sáng tạo, việc khai thác bài toán khiến học sinh
hứng thú, thúc đẩy niềm đam mê học toán, giúp học sinh thấy được những cái
hay, cái đẹp và cả sự thiết thực của toán học. Từ đó học sinh được phát huy năng
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác.
3. Hệ thống hóa kiến thức bài học
Khâu quan trọng trong bài học là hệ thống hóa kiến thức được hình thành
trong bài học hoặc kiến thức của tồn chương học. Khi hệ thống hóa kiến thức,
giáo viên cần soạn (có thể làm phiếu học tập hoặc trò chơi hoặc sơ đồ cây) các


18
câu hỏi lý thuyết, các bài tập từ cơ bản đến nâng cao (trắc nghiệm hoặc tự luận)
đảm bảo đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng và mục tiêu bài học đã đặt ra. Có thể tổ
chức cho các em trải nghiệm trước khi “chốt” lại các kiến thức của toàn bài học.
Ví dụ 1: Bài Ơn tập chương I - Hình học lớp 7 (Sách giáo khoa Tốn 7
tập 1). Mục tiêu về kiến thức của bài học là củng cố hai góc đối đỉnh, đường
thẳng vng góc, đường thẳng song song và các tính chất liên quan.
Để đạt được mục tiêu bài học, tôi đã thực hiện hệ thống hóa các kiến thức
trọng tâm của chương I trong hoạt động khởi động bằng phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 1: Mỗi hình vẽ sau cho biết nợi dung tính chất/định lí gì? Hãy phát
biểu tính chất/định lí đó.

Hình 1

Hình 4


Hình 7

Hình 2

Hình 3

Hình 5

Hình 6

Hình 8


19
Bài 2: Điền vào chỗ trống để được một khẳng định đúng.
a) Hai góc đối đỉnh là hai góc có …………………………………
b) Hai đường thẳng vng góc với nhau là hai đường thẳng
……………………
c) Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng
………………………
d) Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng ……………………………
e) Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có
một cặp góc so le trong bằng nhau thì ........................................
f) Nếu một đường thẳng cắt 2 đường thẳng song song thì ................................
g) Nếu a ^ c và b ^ c thì ………………
Nếu a//c và ............. thì a//b.
Ví dụ 2: Bài Đồ thị hàm số y = ax (a≠0) (Sách giáo khoa Toán 7 tập 2).
Mục tiêu bài học là hiểu được khái niệm đồ thị hàm số, đồ thị hàm số y = ax
(a≠0), biết được ý nghĩa thực tiễn của đồ thị trong nghiên cứu hàm số, vẽ được

đồ thị y = ax (a≠0).
Để đạt được mục tiêu bài học, tôi đã thực hiện hệ thống hóa các kiến thức
trọng tâm của bài học trong hoạt động luyện tập – vận dụng thơng qua trị chơi
“Pikachu rau củ quả” như sau:


20

GIỚI THIỆU

Tìm cặp hình rau củ quả giống nhau và ở gần nhau trên hình. Với mỗi
cặp hình tìm được các em sẽ phải vượt qua một câu hỏi tương ứng. Trả
lời đúng câu hỏi các em sẽ có mợt phần quà.
&i FK ÿӑFӑFF Yӏ W
Ut Fӫ TXҧҧ JLӕQJQJ QKDXҧ
7 ӑFD ÿӑFӝ Kj QJ QJDQJ ÿӑFӑFF W
UѭӟF F W
ӑFD ÿӑFӝ
FӝWGӑFFÿӑFӑFFVDXҧ
9 t Gө
‡ &һSS KuQK TXҧҧJLӕQJQJ QKDXҧ Yj ӣ JҫQQ
QKDXҧ Oj KuQKTXҧҧFKDQKW
DÿӑFӑFFYӏ W
Ut
% Yj &
‡ &һSS KuQK TXҧҧ JLӕQJQJ QKDXҧ Yj JҫQQ
QKDXҧ Oj KuQKTXҧҧQKRW
DÿӑFӑFFYӏ W
Ut
'

Yj '

3

Ϯ

1

A

B

C

D

Hết thời gian

7
6

PI
KA
CHU
RAU
CỦ
QUẢ

5
4

3
2
1
A

B

C

D

E

F

G

H

I



×