Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

(Skkn 2023) một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng giao tiếp hiệu quả cho học sinh lớp 2 thông qua các môn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.17 KB, 18 trang )

1/14

MỤC LỤC
Trang
PHẦN A- ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
2. Thời gian nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
3. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận
II. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của học sinh lớp 2
1. Đặc điểm tình hình
2. Thuận lợi và khó khăn trong việc rèn kĩ năng giao tiếp cho học
sinh lớp 2
2.1. Thuận lợi
2.2. Khó khăn
III. Biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp
1. Biện pháp 1: Giáo viên tự bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kĩ năng
giao tiếp của bản thân
2. Biện pháp 2: Tạo cơ hội cho học sinh giao tiếp trong các mơn học
chính khóa
2.1.Tích cực cho học sinh thảo luận nhóm
2.2.Tổ chức các trò chơi học tập phù hợp với hoạt động của môn học
3. Biện pháp 3: Tổ chức cho học sinh giao tiếp qua các hoạt động
ngoài giờ lên lớp
4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh giúp học sinh giao tiếp tốt
trong gia đình và thực tế cuộc sống
IV. Kết quả đạt được
PHẦN C - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ



1
1
2
2
2
2
3
3
3
3
4
4
4
4
4
6
6
7
9
11
12
14

PHẦN A: ĐẶT VẦN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Chương trình Giáo dục phổ thơng tổng thể 2018 nêu rõ: “Những năng lực
chung được hình thành, phát triển thơng qua tất cả các môn học và hoạt động
giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo”. Chính vì vậy, năng lực giao tiếp là một trong các

năng lực quan trọng cần được hình thành và phát triển cho học sinh.


2/14
Để đảm bảo các mục tiêu giáo dục, người giáo viên không những chỉ
truyền thụ kiến thức cho học sinh mà phải rèn luyện cho các em kĩ năng giao
tiếp. Bởi kĩ năng này giúp các em biết cách giải quyết những tình huống trong
cuộc sống hàng ngày, thể hiện những điều muốn nói thơng qua ngơn ngữ “nói”.
Ở lứa tuổi học sinh lớp 2 các em tuy đã có chút vốn ngơn ngữ để giao tiếp
nhưng cịn rất hạn chế, không phải em nào cũng mạnh dạn, tự tin. Vì thế, giáo
viên cần phải có phương pháp tổ chức trong dạy học để khơi gợi, kích thích học
sinh có hứng thú bộc lộ cảm xúc, biết ứng xử và nhận xét sự việc nhằm giúp các
em cởi mở và tự tin hơn trong quá trình giao tiếp.
Thực tế ở trường tiểu học việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh
được giáo viên dạy tích hợp qua các mơn học. Mỗi mơn học đều có vị trí, vai trị
quan trọng góp phần hồn thiện trong việc giáo dục tồn diện cho học sinh.
Thơng qua các mơn học dưới sự hướng dẫn của giáo viên giúp người học
chuyển hóa một cách tự giác, tích cực tri thức thành niềm tin, kiến thức thành
hành động tạo cho học sinh có cơ hội trải nghiệm tri thức, thái độ, quan điểm và
hành vi ứng xử của mình trong mơi trường an toàn, thân thiện. Việc rèn kĩ năng
giao tiếp cho học sinh chỉ có thể đem lại thành cơng qua các hoạt động thực
hành giúp các em rèn kĩ năng giao tiếp của mình đạt hiệu quả. Thế nên, cần phát
huy tối đa vai trị, tác dụng của các mơn học trong việc rèn kĩ năng giao tiếp cho
học sinh.
Sau khi dự giờ thăm lớp cùng với việc khảo sát học sinh qua hoạt động
giao lưu trong giờ sinh hoạt tập thể với học sinh khối lớp 2, tôi thấy kĩ năng giao
tiếp của các em cịn hạn chế. Khi tơi gọi trả lời câu hỏi hay tham gia trò chơi đa
số các em e dè, nhút nhát, sợ sệt không dám nói, có em mạnh dạn hơn xung
phong trả lời thì lại trả lời cộc lốc, khơng rõ ý, khơng thành câu. Điều này được
thể hiện qua bảng ở bảng tổng hợp sau:

Tổng
số
Thời điểm
học
sinh
80

Đầu năm học

Kỹ năng giao
Kỹ năng giao
tiếp hạn chế (rụt
tiếp bình thường rè, sử dụng từ
chưa phù hợp)
Số
Số
Tỉ lệ %
Tỉ lệ %
Tỉ lệ %
lượng
lượng

Kỹ năng giao
tiếp tốt (tự tin,
mạnh dạn)
Số
lượng
30

37,5


20

25%

30

37,5


3/14
Đây chính là điều mà tơi băn khoăn, trăn trở và suy nghĩ xem làm cách
nào để “cải thiện” kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Thế nên, tôi đã tìm hiểu
nghiên cứu sâu đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng giao
tiếp hiệu quả cho học sinh lớp 2 thông qua các môn học”.
2. Thời gian nghiên cứu
- Năm học 2022 - 2023
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng giao tiếp hiệu quả cho học
sinh lớp 2 thông qua các môn học.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu về một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng
giao tiếp hiệu quả cho học sinh lớp 2 thông qua các môn học.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tư liệu để thu thập thông tin, nhằm tạo cơ sở
cho việc thực hiện đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.

PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. Cơ sở lí luận
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của con người ngày càng
được nâng cao. Tuy nhiên, vấn đề mà giáo dục và xã hội quan tâm hiện nay vẫn
là văn hóa giao tiếp ứng xử của các em học sinh. Bởi giao tiếp của các em cịn
nhiều hạn chế. Vì vậy, rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh là một việc làm hết sức
cần thiết trong công tác dạy và học. Giáo viên không chỉ dạy cho các em “giỏi
về kiến thức” mà cịn phải “giỏi về kĩ năng giao tiếp”. Tơi thiết nghĩ để có được


4/14
điều ấy, nhà trường sẽ là nơi tổ chức giáo dục và định hướng đúng đắn cho học
sinh; là nền tảng vững chắc để trang bị cho các em kiến thức, kĩ năng đặc biệt là
kĩ năng giao tiếp. Mỗi học sinh biết giao tiếp tốt khéo léo khiến các em sẽ thành
công trong nhiều lĩnh vực đúng như câu nói của ơng cha ta truyền lại: “Khéo
bán khéo mua cũng thua người khéo nói”. Chính vì vậy, kĩ năng giao tiếp có tầm
quan trọng đặc biệt và xuyên suốt trong q trình học tập các mơn học.
Mặt khác, học sinh tiểu học là lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng,
sống bằng tình cảm, hay bắt chước người lớn. Nên trong các hoạt động giáo dục
kỹ năng giao tiếp cho trẻ, bao giờ gia đình và nhà trường cũng là nơi mà trẻ học
tập được những kiến thức cơ bản đầu tiên trong đời. Vì thế việc giáo dục kỹ
năng giao tiếp cho trẻ từ trong nhà trường đã trở thành một nhu cầu thiết yếu
trong giáo dục trẻ nhỏ, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học. Vậy làm thế nào để
mang lại hiệu quả giao tiếp tốt nhất cho học sinh. Chắc hẳn đây cũng là điều mà
tôi và các bạn đồng nghiệp luôn băn khoăn, suy nghĩ trong công tác giảng dạy.
II. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của học sinh lớp 2
1. Đặc điểm tình hình
Việc rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các môn học được
ngành giáo dục cũng như các giáo viên đề cập rất nhiều. Nó khơng cịn là vấn đề
mới mẻ nhưng thực tế khi giảng dạy cho các em giáo viên thường chỉ quan tâm
đến kiến thức là chính cịn mọi hoạt động kĩ năng giao tiếp của các em chưa

được chú trọng. Vì thế, có những học sinh học rất giỏi nhưng không dám mạnh
dạn phát biểu, không dám thể hiện trước đông người, không thích giao tiếp với
các bạn. Những bạn học trung bình thì càng nhút nhát hơn.
Thực tế nơi tơi đang cơng tác là một ngôi trường nhỏ nằm cạnh ven sông
Hồng- là một vùng q bình n khơng náo nhiệt ồn ào như thành phố nên bản chất
học sinh ngoan, hiền, chăm chỉ nhưng lại trầm, nhút nhát, ngại nói, ngại giao tiếp
trước đám đông. Vốn dĩ đã vậy lại thêm năm học trước do ảnh hưởng của dịch
covid -19, học sinh học trực tuyến tại nhà nên việc giao tiếp của học sinh càng hạn
chế. Các em tham gia các hoạt động học qua zoom nên ít được giao tiếp tập thể mà
chủ yếu là giao tiếp với những thành viên trong gia đình. Điều đó càng làm cho các
em thiếu mạnh dạn tự tin khi giao tiếp.
2. Thuận lợi và khó khăn trong việc rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp
2
2.1. Thuận lợi


5/14
Nhà trường đã tổ chức tập huấn bồi dưỡng việc dạy lồng ghép chương
trình giáo dục kĩ năng sống trong đó có kĩ năng giao tiếp vào các tiết học, các
tiết thao giảng, chuyên đề.
- Bản thân các em học sinh đã có những kĩ năng giao tiếp nhất định.
2.2. Khó khăn
- Giáo viên đã đảm bảo mục tiêu dạy học tuy nhiên vì dạy nhiều mơn học
nên đơi khi việc rèn kĩ năng giao tiếp cho các em chưa được chú trọng.
- Các em là học sinh nông thôn ít có điều kiện tham gia giao lưu nên rụt
rè, nhút nhát, ngại giao tiếp trước đám đông.
III. Biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2
Từ những thực trạng của nhà trường và tâm sinh lí của học sinh tiểu học,
để nâng cao hiệu quả kĩ năng giao tiếp cho học sinh thì giáo viên cần tạo mọi cơ
hội để các em được trao đổi tri thức, thông tin trong học tập, rèn luyện, chia sẻ

các vấn đề trong cuộc sống và vui chơi. Các em biết bày tỏ thái độ và quan điểm
của mình trong quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội. Để đạt được mục tiêu đó,
năm học vừa qua tôi đã chỉ đạo giáo viên áp dụng một số biện pháp rèn kĩ năng
giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua các môn học.
1. Biện pháp 1: Giáo viên tự bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kĩ năng giao
tiếp của bản thân
Trong công tác dạy và học việc tự bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng giao tiếp
của mỗi giáo viên là rất cần thiết. Thông qua việc tự bồi dưỡng giáo viên sẽ
nâng cao được kiến thức cũng như kĩ năng giao tiếp để giảng dạy cho học sinh.
Bởi trong các tiết học bao giờ người giáo viên cũng là “linh hồn” của hoạt động
giao tiếp. Để “hâm nóng” bầu khơng khí giao tiếp ấy người giáo viên phải tự tin,
có bản lĩnh kĩ năng giao tiếp tốt thì hoạt động giao tiếp mới lơi cuốn. Tuy nhiên,
muốn có kĩ năng đó khơng thể khác địi hỏi người giáo viên phải có kiến thức
chuyên sâu về các nội dung mà mình định giao tiếp. Nhưng giáo viên chỉ có kĩ
năng tốt thì chưa đủ mà nhất thiết phải có kiến thức, phải “biết mười dạy một”.
Chính vì thế, giáo viên phải biết tự học hỏi, trau dồi về kiến thức, kĩ năng giao
tiếp qua nhiều kênh thông tin như đọc sách báo, tài liệu tham khảo, vào trang
website trên mạng Internet cũng như không ngừng học hỏi đồng nghiệp nâng
cao chuyên môn để giúp các em có kiến thức, có kĩ năng giao tiếp.
*Ví dụ 1: Bài tập đọc “Giọt nước và biển lớn” - sách Tiếng Việt lớp 2 tập 2 (trg 23 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống)


6/14
Trong phần luyện tập theo văn bản đọc bài tập 2 với câu hỏi: Đóng vai biển,
em hãy nói lời cảm ơn của giọt nước.
Để giúp học sinh rèn kĩ năng giao tiếp tơi đã đưa một số hình ảnh về hành
trình của giọt nước đi ra biển. Dựa vào bức ảnh đó học sinh sẽ nêu được những
câu nói về lời cảm ơn của biển với giọt nước như: “Mình cảm ơn bạn./ Tớ cảm
ơn các bạn. Nhờ có các bạn suối, sơng góp thành nên tớ tớ mỗi ngày một mênh
mông, bao la, rộng lớn./ Tớ xin cảm ơn giọt nước. Nhờ có những giọt nước

trong veo của bạn chảy lượn từ bãi cỏ, qua chân đồi, góp thành sông lớn, sông
lớn chảy ra với tớ nên tớ mới trở nên thật bao la hùng vĩ.
Mặt khác, trong kĩ năng giao tiếp, lời nói của giáo viên vơ cùng quan
trọng - “Thầy nào, trị nấy” - đã góp phần không nhỏ vào việc rèn kĩ năng giao
tiếp cho học sinh. Vì thế, địi hỏi người giáo viên khơng những chỉ gần gũi, thân
thiện với các em mà hơn thế giáo viên cần gương mẫu về mọi mặt bắt đầu từ lời
nói cho đến cử chỉ và việc làm, trong từng lời giảng, từng lời nhận xét, lời đánh
giá, cách ứng xử trong mỗi tiết dạy để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh
noi theo. Người thầy khơng chỉ “sáng” ở kiến thức mà cịn “sáng” ở kĩ năng
giao tiếp. Mỗi khi học sinh trả lời dù đúng hay sai giáo viên cần đưa ra lời nhận
xét với thái độ gần gũi, thân thiện với các em như: Con giỏi lắm! Cô khen con./
Cô mong lần sau con sẽ có câu trả lời tốt hơn,... Lời động viên của gioa viên
khiến các em dễ dàng bắt chước để nhận xét với các bạn của mình.
Biện pháp này đã góp phần khơng nhỏ tạo nên thành cơng của việc rèn kĩ năng
giao tiếp cho học sinh thông qua các mơn học. Khơng chỉ có vậy mà giáo viên
cịn được nâng cao tầm hiểu biết về kiến thức cũng như kĩ năng giao tiếp để giúp
học sinh có kiến thức, có kĩ năng đặc biệt là kĩ năng giao tiếp ở các môn học.
Làm tốt điều này đồng nghĩa với người giáo viên đã “truyền lửa” đến cho các em
có kĩ năng giao tiếp tốt hơn trong mọi lĩnh vực.
2. Biện pháp 2: Tạo cơ hội cho học sinh giao tiếp trong các mơn học
chính khóa
Do đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học là rất mau chán, thích cái mới
lạ nên để rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh có hiệu quả thơng qua các mơn học thì
giáo viên phải tổ chức cho học sinh giao tiếp dưới nhiều hình thức phù hợp, sinh
động, hấp dẫn có sức lơi cuốn để tạo cơ hội cho học sinh được giao tiếp.
2.1. Tích cực cho học sinh thảo luận nhóm


7/14
Thảo luận nhóm là hình thức dạy học rất có ích trong việc hình thành kĩ

năng sống cho học sinh thông qua các môn học đặc biệt là kĩ năng giao tiếp. Học
sinh sẽ tự nói cho nhau nghe, cùng trao đổi nội dung của chủ đề. Có như thế, cả
lớp mới cùng được luyện nói và giao tiếp với nhau. Vì vậy, tơi đã chỉ đạo giáo
viên vận dụng hình thức này vào các tiết học nhằm mục đích rèn kĩ năng giao
tiếp cho các em. Để áp dụng phương pháp này đạt hiệu quả tôi đã yêu cầu giáo
viên chia lớp thành các nhóm nhỏ. Bởi vì học sinh trong lớp mỗi em có những
tính cách khác nhau, có em thì chủ động tự tin nhưng bên cạnh đó có em lại nhút
nhát, e ngại khi phải đứng nói trước lớp. Chính vì thế, việc chia nhóm nhỏ đã tạo
cơ hội cho các em thiếu tự tin được thể hiện mình trước số lượng người nghe
vừa phải. Khi các nhóm trình diễn, các thành viên trong nhóm đứng cùng với
nhau, điều này khiến các em hay xấu hổ sẽ tự tin hơn, mạnh dạn hơn.
* Ví dụ 1: Bài 4 “Giữ vệ sinh nhà ở” - Môn tự nhiên xã hội - lớp 2
Ở hoạt động 1: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 6 kể về việc
làm của những thành viên trong gia đình bạn Hà trong các bức tranh và cho biết
những việc làm đó có tác dụng gì?
Cách tiến hành:
* Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ (Nhóm 6)
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 1 đến hình 8 trong sách giáo
khoa trang 20,21 và nói trong nhóm.
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, khen ngợi các nhóm thực hiện tốt.
Trong q trình học sinh thảo luận nhóm, các em nhất thiết phải trao đổi
cho nhau nghe về nội dung của các bức tranh trong sách giáo khoa Tuy nhiên
khi học sinh thảo luận để tránh các em “đứng bên lề” khơng hoạt động nhóm thì
giáo viên phải quan sát lắng nghe quá trình thảo luận của học sinh trong nhóm
để có thể gợi ý nhằm lơi cuốn các em vào khơng khí chung của nhóm. Thơng
qua hoạt động nhóm các em sẽ tự tin và dần dần có bản lĩnh hơn trong giao tiếp.
*Ví dụ 2: Bài “Tết đến rồi” tiết Luyện tập 1 – sách TV2 trang 21

Bài tập 1: Tìm những từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động có trong bức tranh
Khi dạy bài này, giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm lớn (nhóm
tổ). Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A2 đã kẻ cột với yêu cầu sau:


8/14
Quan sát tranh và thảo luận nhóm tổ tìm những từ ngữ chỉ sự vật và từ
ngữ chỉ hoạt động có trong bức tranh.
Từ ngữ chỉ sự vật
Từ ngữ chỉ hoạt động
lá dong, gạo, bát, nồi, củi, bánh rửa lá dong, lau lá dong, gói bánh,
chưng, ghế, bát, đũa, mẹt, chậu, lạt,... đun bếp, vớt bánh,...
Nếu nhóm nào làm xong thì gắn lên bảng lớp. Mỗi câu trả lời đúng thì
nhóm đó sẽ được thưởng 1 ngơi sao, nếu sai thì khơng được thưởng ngơi sao.
Với cách làm này, học sinh thảo luận rất sôi nổi, hào hứng. Mỗi bạn đều động
não suy nghĩ để phát biểu trong nhóm. Các em đua nhau đưa ra đáp án với
những lời nói, cử chỉ hồn nhiên, dí dỏm mà khơng cảm thấy có sự ngại ngùng, e
thẹn. Thơng qua hoạt động này, từng em đã dám thể hiện kĩ năng giao tiếp của
bản thân trước các bạn, trước thầy cô giáo một cách tự nhiên.
Biện pháp này giúp các em tương trợ lẫn nhau trong quá trình học tập để
rèn kĩ năng giao tiếp cho bản thân thông qua các môn học. Các em sẽ “đua thầy,
đua bạn”, mạnh dạn, năng động hơn rất nhiều trong quá trình rèn luyện kĩ năng
giao tiếp. Sự giúp đỡ động viên của các bạn trong nhóm, trong tổ sẽ giúp các em
tự tin hơn trước lời phát biểu của mình đúng như câu tục ngữ “Học thầy khơng
tày học bạn”.
2.2. Tổ chức các trị chơi học tập phù hợp với hoạt động của môn học
Với đặc điểm của học sinh tiểu học “Học mà chơi - Chơi mà học”. Các
em thích vui chơi, thích cái mới nên trong các tiết học để rèn kĩ năng giao tiếp
cho học sinh lớp 2 không thể thiếu việc tổ chức trò chơi học tập cho các em. Bởi
trò chơi học tập là hình thức học tập có hiệu quả đối với học sinh, đặc biệt là

những em ngại nói, ngại giao tiếp. Trị chơi học tập sẽ làm cho các em hứng thú
hơn trong các hoạt động giao tiếp. Qua các trò chơi, kĩ năng giao tiếp của các
em sẽ được hình thành, phát triển một cách tự nhiên, khơng gị ép mà lại rất hiệu
quả. Hiểu được điều đó nên tơi đã u cầu giáo viên thường xun tổ chức trị
chơi dưới nhiều loại hình khác nhau như trị chơi phóng viên nhỏ, trị chơi sắm
vai,...
2.2.1. Trị chơi phóng viên nhỏ
Trị chơi này, học sinh được luyện tập, làm việc cá nhân, làm việc trong
đơn vị nhóm, đơn vị lớp theo sự phân công và tinh thần hợp tác. Trò chơi tạo cơ
hội cho học sinh tự hoạt động, tự củng cố kiến thức, tự hoàn thiện kĩ năng giao
tiếp của chính mình.


9/14
Ví dụ: Bài “Em u q hương” (tiết 2) mơn Đạo đức lớp 2
*Phần luyện tập: Bài tập 2 “Em sẽ làm gì trong các tình huống sau?”
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 4 đưa ra cách xử lí tình
huống.
- GV tổ chức cho các nhóm trình bày cách xử lí tình huống qua trị chơi
Phóng viên nhí
+ GV cử 1 HS làm Phóng viên. Phóng viên mời các bạn trình bày cách xử
lý tình huống và yêu cầu giải thích hoặc nêu cách xử lý khác. Phóng viên có thể
đưa ra một số câu hỏi:
+ Nếu quê bạn tổ chức quyên góp giúp đỡ những người khó khăn, bạn sẽ
làm gì?
+ Vì sao bạn làm như vậy?
+ Có bạn nào có cách làm khác khơng?
- GV tổng kết trị chơi, nhận xét, tun dương HS
Ví dụ: Bài “Mở rộng vốn từ về ngày Tết” - Tiết Luyện tập 1 môn Tiếng
Việt

* Bài tập 2 yêu cầu học sinh “Hỏi - đáp về việc thường làm trong dịp
Tết.”
- Với bài tập này giáo viên cho học sinh hỏi đáp trong nhóm đơi.
- Tổ chức chữa bài cho học sinh bằng trị chơi “Phóng viên nhỏ”
+ Bạn phóng viên sẽ đi phỏng vấn các bạn làm những việc gì vào ngày
Tết.
+ Các bạn cảm thấy như thế nào khi làm những việc đó?
- Giáo viên chốt kiến thức, khen ngợi tổng kết
* Ví dụ: Bài 6 “Nhận lỗi và sửa lỗi” - môn Đạo đức - lớp 2
- Phần vận dụng: Chia sẻ với bạn về những lần em đã mắc lỗi và sửa lỗi.
+ Tổ chức cho HS chia sẻ thơng qua trị chơi “Phóng viên nhí”
+ Phóng viên nhí đưa ra câu hỏi và mời các bạn chia sẻ trước lớp
Câu hỏi: Chào bạn! Bạn đã lần nào mắc lỗi chưa/Bạn có thể kể cho cả
lớp cùng nghe nào/Bạn đã sửa lỗi đó như thế nào?
Trị chơi “Phóng viên nhỏ” khơng những làm cho giờ học bớt căng thẳng
mà còn rèn cho các em có kĩ năng giao tiếp tốt. Các em sẽ tự tin, mạnh dạn và
ln có cách ứng xử nhanh nhạy với mọi hồn cảnh giao tiếp. Chính vì thế mà
các em rất u thích trị chơi này. Mỗi lần tham gia chơi, các em như đang hòa


10/14
mình vào tập thể để làm việc như một phóng viên thực sự. Các em tự đặt câu hỏi
để bạn trả lời. Thế nên kĩ năng giao tiếp của các em được nâng lên rõ rệt.
2.2.2. Trò chơi sắm vai
Trò chơi sắm vai giúp trẻ học hỏi được cách ứng xử giao tiếp, thấu hiểu
được tình cảm giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, con người
với thế giới đồ vật,...góp phần hình thành kĩ năng giao tiếp thơng qua lời nói, xúc
cảm.
*Ví dụ 2: Bài 6 “Nhận lỗi và sửa lỗi” - môn Đạo đức - lớp 2
Tiết 2: Bài tập 3 (trang 32) – Xử lí tình huống “Sau khi ăn tối, Minh chạy

ra bàn lấy điều khiển ti vi, vơ tình va vào anh làm bát đũa rơi xuống nền”.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận và đóng vai theo cặp đơi cùng bàn.
- Giáo viên mời một số cặp lên đóng vai.
- Em xin lỗi anh. Anh có sao khơng ạ?
- Anh không sao. Lần sau em nhớ cẩn thận hơn nhé! Bây giờ hai anh em
mình cùng dọn dẹp nào.
- Vâng ạ! em hứa lần sau sẽ cẩn thận hơn ạ!
Các nhóm sẽ có thể có nhiều cách xử lí tình huống với những câu nói
khác nhau. Thơng qua cách sắm vai học sinh sẽ biết xử lí tình huống, biết cách
nói năng nhã nhặn, lịch sự phù hợp với từng tình huống giao tiếp.
Có thể khẳng định, việc lựa chọn tổ chức các trị chơi trong các mơn học
ln tạo hứng thú cho học sinh. Thơng qua trị chơi đã giúp các em hình thành
những kiến thức, kĩ năng mới đặc biệt là kĩ năng giao tiếp. Kĩ năng đó đến với
các em thật nhẹ nhàng, tự nhiên, thoải mái khơng gị ép mà lại hiệu quả.
3. Biện pháp 3: Tổ chức cho học sinh giao tiếp qua các hoạt động ngoài
giờ lên lớp
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là các buổi giao lưu học tập; là các tiết sinh
hoạt dưới cờ; là các buổi sinh hoạt múa hát tập thể; các hoạt động ngoại khóa
như tham quan dã ngoại, thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ xã, thăm mẹ Việt nam
anh hùng, trồng và chăm sóc cơng trình măng non, lao động dọn vệ sinh trường
lớp. Thông qua các buổi sinh hoạt, học sinh được chủ động tham gia các hoạt
động mình u thích, được giao lưu với bạn bè, với nhiều thành viên khác. Các
hoạt động này, giúp các em được trải nghiệm, trao đổi, trau dồi kiến thức, kĩ
năng về thực tế cuộc sống với bạn bè, thầy cô và mọi người xung quanh. Thông
qua hoạt động, các em có nhiều cơ hội để rèn kĩ năng giao tiếp cho bản thân.


11/14
Thế nên trong các buổi sinh hoạt dưới cờ tôi yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phối
hợp với giáo viên tổng phụ trách để tạo điều kiện cho các em thể hiện kĩ năng

giao tiếp với bạn bè với tập thể. Để làm tốt được điều này, trong các tiết học trên
lớp giáo viên phải dành thời gian hướng dẫn cho các em một số trò chơi, một số
bài hát, bài thơ theo chủ đề, chủ điểm của tuần, của tháng cùng với màn chào
hỏi, giới thiệu khi ra sân khấu để các em có thể tự tin xung phong biểu diễn
trước lớp, trước tồn trường.
*Ví dụ 1: Tháng 12 trong hoạt động công tác Đội với chủ đề “Uống nước
nhớ nguồn” giáo viên sẽ dành thời gian vào tiết cuối chiều thứ sáu của tuần đầu
tiên của tháng 12 cho học sinh thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ nhằm rèn học sinh có
kĩ năng giao tiếp biểu cảm. Các em có ý thức khi đến một nơi linh thiêng, tôn
nghiêm các em sẽ thể hiện kĩ năng giao tiếp qua thái độ, cử chỉ, ánh mắt bằng việc
làm cụ thể như quét dọn vệ sinh, chăm sóc cây cối, thắp hương tưởng niệm các anh
hùng liệt sĩ.
*Ví dụ 2: Để chuẩn bị cho tiết “Sinh hoạt dưới cờ” với chủ điểm “Yêu quý mẹ
và cô giáo”. Giáo viên hướng dẫn cho sắm vai kể lại câu chuyện “Bông hoa cúc
trắng”. Giáo viên gợi mở để học sinh hiểu được thái độ biểu cảm của từng nhân vật
như giọng nói, nét mặt, ánh mắt cử chỉ,...của bạn nhỏ, của mẹ để thể hiện từng nhân
vật.
Như vậy, cuối mỗi tiểu phẩm các em không chỉ rút ra bài học đạo đức mà
cịn giúp các em có thể hiểu nội dung câu chuyện thơng qua vai diễn. Nhờ trị
chơi sắm vai học sinh được giao lưu nhiều với các bạn, được trải nghiệm thực tế
cuộc sống. Chính lúc này, các em được rèn nhiều kĩ năng giao tiếp thông qua
yếu tố “ngôn ngữ” như đặt câu hỏi, cách thức trả lời, cách giới thiệu về bản thân,
cách xưng hô và mạnh dạn phát biểu trước đám đông và đặc biệt yếu tố “phi
ngôn ngữ” như nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,...
Cùng với hoạt động nội khóa, hoạt động ngoại khóa tham quan dã ngoại
là hoạt động không thể thiếu trong trường tiểu học. Đây là hoạt động luôn gây
hứng thú và hào hứng cho học sinh tham gia. Thông qua hoạt động này, học sinh
được trải nghiệm cuộc sống, vận dụng khả năng giao tiếp của mình trong một số
tình huống như biết cách hỏi đường khi bị lạc đoàn, lạc nhóm; biết cách nhờ sự
giúp đỡ, hỗ trợ khi xảy ra tai nạn; biết cách cầu cứu khi gặp nguy hiểm; tìm hiểu

trao đổi thơng tin có liên quan đến nội dung buổi dã ngoại với thầy cô, bạn bè,
hướng dẫn viên. Chính vì thế, trong những buổi tham quan dã ngoại tôi chỉ đạo


12/14
giáo viên chủ nhiệm phối hợp với hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn học sinh
lắng nghe lời thuyết minh, giới thiệu của các anh với những trò chơi hướng
nghiệp như làm bác nông dân, làm bác sĩ, chăm sóc vật ni,...Từ đó, học sinh
có thể bắt chước làm theo, hiểu được lợi ích của từng cơng việc khiến các em sẽ
yêu nghề nghiệp hơn. Hoạt động này tạo cho trẻ tự rèn luyện kĩ năng giao tiếp
chào hỏi, làm quen, đặt câu hỏi về những điều muốn biết. Bên cạnh đó, các em
cịn biết chia sẻ, biểu cảm ở thái độ trân trọng đối với những công việc vất vả
của mọi người.
Có thể nói, hoạt động ngoại khóa đã góp phần khơng nhỏ trong việc rèn kĩ
năng giao tiếp hiệu quả cho học sinh. Bởi thế, giáo viên phải biết tận dụng cơ
hội cho các em được tham gia nhiều hơn trong hoạt động ngoại khóa để các em
có kiến thức, kĩ năng sống và đặc biệt là kĩ năng giao tiếp của các em được phát
triển và áp dụng trong cuộc sống đời thường.
4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh giúp học sinh giao tiếp tốt
trong gia đình và thực tế cuộc sống
Gia đình là “cái nôi” nơi các em sinh ra và lớn lên. Do vậy, kĩ năng giao
tiếp của mọi người thân trong gia đình chắc chắn sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến
sự hình thành kĩ năng giao tiếp của các em. Gia đình nào có nề nếp, có cách ứng
xử thân thiện, cởi mở với mọi người thì bản thân các em ấy cũng sẽ có sự giao
tiếp một cách hồn hảo. Ngược lại, gia đình có sự bất đồng của cha mẹ hay do
hồn cảnh éo le nào đó thì kĩ năng giao tiếp của các em sẽ bị hạn chế. Các em đó
chắc hẳn sẽ nhút nhát, tự ti, ngại giao tiếp. Thế nên, giáo viên chủ nhiệm phải
tìm hiểu, nắm bắt hồn cảnh của từng em để có biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp
sao cho phù hợp. Năm học này, tôi đã chỉ đạo giáo viên làm công tác tuyên
truyền để phụ huynh hiểu được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giáo dục

kĩ năng giao tiếp để phụ huynh giúp đỡ giáo viên khi học sinh ở nhà. Ngoài ra,
các bậc phụ huynh cần gương mẫu trong từng lời nói, việc làm sẽ góp phần giáo
dục và rèn kĩ năng giao tiếp cho con em mình. Bởi khi ở nhà có em thực hiện tốt
giao tiếp nhưng cũng có em khơng thực hiện được hoặc qn giao tiếp lịch sự,
đúng u cầu. Chính vì thế mà gia đình cần phải theo dõi, nhắc nhở học sinh
hàng ngày để quá trình rèn kĩ năng giao tiếp cho các em được thường xuyên liên
tục. Có như vậy giáo viên mới thực hiện thành công nhiệm vụ mà mình đã đặt
ra. Đây là biện pháp cần thiết để nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh.


13/14
* Ví dụ 1: Bài 19 “Tết nguyên Đán” (trang 52) - Môn Hoạt động trải
nghiệm - lớp 2.
Bài yêu cầu Học sinh gấp, cắt, dán bao lì xì, thiếp chúc mừng sau đó trang
trí và viết lời chúc mừng tới người thân.
Giáo viên hướng dẫn cho các em gấp, cắt, dán bao lì xì, bưu thiếp rồi trang
trí trên tấm bìa màu và viết lời chúc mừng, sau đó cho học sinh mang về tặng người
thân. Khi tặng học sinh sẽ phải sử dụng ngôn ngữ để chuyển tải thành những lời
chúc mừng người thân. Việc làm này đã giúp học sinh được nói, được thể hiện kĩ
năng giao tiếp một cách linh hoạt. Qua hoạt động giao tiếp này, phụ huynh học sinh
sẽ thấy được kĩ năng giao tiếp của các em tốt hay chưa tốt. Từ đó, tiếp tục bổ sung
giúp đỡ các em hoàn chỉnh hơn những câu, từ còn thiếu hụt, chưa rõ nghĩa, những
thái độ cảm xúc chưa phù hợp. Ở đó, chính bản thân phụ huynh đã tham gia vào
quá trình học tập của con em mình đúng theo tinh thần chỉ đạo của thông tư 27 ban
hành ngày 4/9/2020 của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Qua ví dụ trên, ta thấy giao tiếp ứng xử trong gia đình có vai trị vơ cùng
quan trọng trong việc rèn kĩ năng giao tiếp cho các em học sinh. Gia đình đã trở
thành “cầu nối” hữu hiệu giúp giáo viên thực hiện thành công việc rèn kĩ năng
giao tiếp cho các em học sinh trong các môn học.
IV. Kết quả thực hiện

Trong năm học vừa qua, với việc chỉ đạo giáo viên áp dụng các biện pháp
trên, tôi thấy các em học sinh lớp 2 có tiến bộ rõ rệt về kĩ năng giao tiếp, các em
đã thể hiện sự tự tin, mạnh dạn, nói năng lưu lốt, biết chia sẻ trước đám đơng
khi tham gia hoạt động trên lớp cũng như hoạt động tập thể. Điều đó được thể
hiện rõ trong bảng kết quả sau:
Tổng
số
Thời điểm
học
sinh

80

Cuối năm
học

Kỹ năng giao
Kỹ năng giao
tiếp hạn chế (rụt
tiếp bình thường rè, sử dụng từ
chưa phù hợp)
Số
Số
Tỉ lệ %
Tỉ lệ %
Tỉ lệ %
lượng
lượng

Kỹ năng giao

tiếp tốt (tự tin,
mạnh dạn)
Số
lượng
65

81,3

10

12,5

5

6,2

Tóm lại, trong năm học 2022 - 2023 việc chỉ đạo giáo viên áp dụng một
số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp hiệu quả cho học sinh lớp 2 thông qua các


14/14
môn học cùng với kết quả đạt được tôi thấy mình đã góp phần giúp cho giáo
viên và học sinh nhà trường có kĩ năng giao tiếp tốt ở lớp cũng như ở nhà. Trong
quá trình giao tiếp các em đã biết vận dụng những lời nói thân thiện - yếu tố
“ngôn ngữ” cùng với những yếu tố “phi ngôn ngữ” một cách linh hoạt “đặt”
đúng lúc, đúng chỗ vào thực tế. Những lời chào, cảm ơn, xin lỗi hay những cử
chỉ, thái độ, ánh mắt... đã trở thành thói quen, được các em vận dụng hằng ngày.


15/14


PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Với cơ sở lí luận và thực trạng của đề tài, để rèn kĩ năng giao tiếp hiệu
quả cho học sinh lớp 2 thông qua các môn học, tôi đã chỉ đạo giáo viên áp dụng
các biện pháp sau:
1. Giáo viên tự bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kĩ năng giao tiếp của bản
thân
2. Tạo cơ hội cho học sinh giao tiếp trong các mơn học chính khóa
3. Tổ chức cho học sinh giao tiếp qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp
4. Phối hợp với phụ huynh giúp học sinh giao tiếp tốt trong gia đình và
thực tế cuộc sống
Với sự chỉ đạo giáo viên áp dụng các biện pháp trên nên kĩ năng giao tiếp
của học sinh lớp 2 đạt kết quả đáng khích lệ. Các em tự tin, mạnh dạn khi giao
tiếp khơng cịn e dè nhút nhát, lúng túng như trước nữa.
Có thể khẳng định, rèn kĩ năng giao tiếp hiệu quả cho học sinh lớp 2
thông qua các môn học là việc không dễ nhưng cũng không quá khó. Để đáp
ứng được nội dung, mục tiêu của mơn học người thầy phải chủ động, tích cực
đưa ra những hình thức tổ chức dạy học phong phú, phù hợp nhằm nâng cao kĩ
năng giao tiếp cho các em. Ngoài ra giáo viên phải thực sự là tấm gương sáng
cho học sinh noi theo, khơng ngừng tìm hiểu nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý của
học sinh; phải có sự tự tin, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, vốn sống, kiến thức sâu
rộng, thường xuyên trau dồi năng lực chuyên môn. Việc dạy “chữ” phải luôn
song hành với việc dạy “làm người” và phải được xuất phát ngay từ những tình
huống, những việc làm dù là nhỏ nhặt trong cuộc sống của các em.
2. Khuyến nghị
- Các cấp lãnh đạo cần tổ chức các chuyên đề dạy tích hợp trong các bộ môn,
cách áp dụng vận dụng rèn kĩ năng giao tiếp trong các tiết học để bồi dưỡng cho giáo
viên.
- Đối với lãnh đạo quản lý nhà trường và các thầy, cô giáo cần quan tâm

chú ý giúp đỡ, rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong cuộc sống hàng ngày.
Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng giao tiếp hiệu
quả cho học sinh lớp 2 thông qua các môn học nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học. Tôi rất mong được các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp góp ý để sáng
kiến của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2023


16/14
Người viết
Đặng Thị Phương
PHẦN D
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học - Nhiều tác giả - NXB
giáo dục Việt Nam - xuất bản năm 2010
2. SáchTích hợp dạy kĩ năng sống - Lục Thị Nga - NXB giáo dục Việt Nam
- xuất bản năm 2009.
3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn khiến thức kĩ năng các môn học ở tiểu học –
Bộ giáo dục và đào tạo – NXB giáo dục năm 2009
4. Tạp chí thế giới trong ta.
5. Tạp chí giáo dục


17/14

PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG HỌC SINH TRƯỚC KHI
THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Em hãy đánh dấu X vào ô trống trước lựa chọn của em.

Câu 1: Em có thích tham gia các hoạt động tập thể khơng?
Rất thích
Bình thường
Khơng thích
Câu 2: Em có tự tin khi nói trước tập thể lớp khơng?
Rất tự tin
Bình thường
Chưa tự tin
Câu 3: Em hãy tự đánh giá khả năng giao tiếp của em hàng ngày với bạn bè
thầy cô giáo theo các mức độ sau.
Nói lưu lốt
Bình thường
Nói chưa lưu loát, sử dụng câu chưa phù hợp


18/14
Xin chân thành cảm ơn. Chúc em chăm ngoan, học giỏi.



×