Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

(Skkn 2023) một số biện pháp phối hợp với phụ huynh rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi tại nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 36 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ
TRƯỜNG MẦM NON QUỲNH ĐÔ XÃ VĨNH QUỲNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỐI HỢP VỚI
PHỤ HUYNH RÈN KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ
CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI TẠI NHÀ

Lĩnh vực:
Cấp học:
Tên tác giả:
Đơn vị cơng tác:
Chức vụ:
Tài liệu đính kèm:

Giáo dục mẫu giáo
Mầm non
Phan Thị Xuân Hương
Trường mầm non Quỳnh Đô xã Vĩnh Quỳnh
Giáo viên
01 đĩa DVD

NĂM HỌC 2021 - 2022


MỤC LỤC
A.
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................
1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ............................................................................
3


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................
3
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................
4
1. Đặc điểm tình hình chung............................................................................
4
2. Thuận lợi.....................................................................................................
4
3. Khó khăn.....................................................................................................
5
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ..............................................................
5
1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng kỹ năng sử dụng công nghệ trong việc kết nối
phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà........................................................ 5
2. Biện pháp 2: Khảo sát đánh giá trẻ kỹ năng tự phục vụ.............................. 7
3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ.....................
9
4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4 -5
tuổi tại nhà....................................................................................................... 10
4.1 Hướng dẫn phụ huynh phân công công việc cho trẻ................................. 11
4.2 Tận dụng cơ hội, tình huống rèn trẻ kỹ năng tự phục vụ.......................... 12
4.3 Hướng dẫn phụ huynh rèn luyện mọi lúc, mọi nơi và duy trì tính tự phục vụ
của trẻ hàng ngày.............................................................................................16
4.4 Phụ huynh thực hiện làm gương cho trẻ.................................................... 18
5. Biện pháp 5: Xây dựng video bài giảng, khai thác tận dụng các nguồn tư liệu
để phối hợp với phụ huynh rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tại nhà................ 19
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ...........................................................................26
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 29
I. KẾT LUẬN:................................................................................................. 29
II. KHUYẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT:................................................................... 30

PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại dịch COVID-19 xuất hiện và làm ảnh hưởng mọi mặt đến cuộc sống
của thế giới trong hơn hai năm qua. Để đảm bảo an toàn về sức khỏe trong bối
cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam, học sinh
phải tạm ngừng đến trường học trực tiếp và chuyển sang học trực tuyến vì đại
dịch COVID - 19. Đại dịch COVID-19 cũng gây ra những khó khăn cho cho
cuộc sống của cả cha mẹ và trẻ em. Khi trường học đóng cửa, trẻ em ở nhà có
nguy cơ mất khả năng học tập, xa bạn bè, xa trường lớp, trẻ không hoạt động tập
thể, không giao tiếp trực tiếp và mất kết nối với bạn bè, thầy cô và xã hội.
Trẻ ở độ tuổi 4 - 5 tuổi, hoạt động vui chơi là bản chất và đặc thù của trẻ
mầm non. Giao tiếp là phương thức phát triển ngôn ngữ, các kỹ năng tự phục vụ
có vai trị quan trọng trong cuộc sống của trẻ, nếu trẻ không được giao tiếp, có
các kỹ năng, tính tự lập thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới tinh thần, thái độ, hứng thú
học tập của trẻ. Thiếu hụt kết nối với xã hội sẽ ảnh hưởng lớn tới các yếu tố cơ
bản hình thành nhân cách của trẻ ở hiện tại và trong tương lai.
Trong buổi tập huấn đầu năm học 2021 - 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
PGS.TS Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ GDMN cho biết: Bộ Giáo dục và Đào
tạo yêu cầu các địa phương, nhà trường thực hiện kế hoạch ni dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ theo hướng đảm bảo mục tiêu, kết quả mong đợi quy định tại
chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với điều kiện và bối cảnh phòng,
chống dịch COVID - 19, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh thực hiện nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà trong thời gian chưa đến trường để
tránh dịch và khi đến trường trở lại. Trong thời gian trẻ em chưa đến trường, để
phòng chống dịch COVID - 19, các cơ sở giáo dục mầm non tăng cường công
tác tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học,

hợp lý và tổ chức cho trẻ em hoạt động vui chơi tại nhà.
Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2021- 2022 trong bối cảnh dịch
bệnh covid. Khi trẻ chưa được tới trường thì giáo viên phải thực hiện phối hợp
chăm sóc giáo dục trẻ tai nhà bằng cách, xây dựng kế hoạch phù hợp với lứa
tuổi. Lựa chọn các nội dung, thiết kế video bài giảng kết nối với phụ huynh giáo
dục, chăm sóc trẻ tại nhà.
Thực tế, qua khảo sát trao đổi với phụ huynh học sinh lớp tôi phụ trách tôi
thấy, học sinh lớp tôi các con cịn ỷ lại, chưa có kỹ năng tự phục vụ bản thân
như: không tự xúc cơm ăn, không tự lấy cất đồ dùng cá nhân khi cần, không biết
tự mặc quần áo, rửa mặt, đánh răng…Nguyên nhân là do bố mẹ cịn nng chiều
con q mức, khơng tin vào khả năng của con mình. Trẻ muốn làm nhưng thấy
trẻ làm lóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó chịu, người lớn thường “Sốt ruột”


2
và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có thái độ bướng bỉnh dần dần tạo ra sự ỷ lại, lười
biếng mất tự tin ở trẻ. Với muôn vàn lý do, một số gia đình đã vơ hình tạo cho
trẻ thói quen dựa dẫm vào cha mẹ và khơng có khả năng tự lập trong cuốc sống,
làm cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể không được như những bạn được rèn
luyện đúng cách. Bên cạnh cha mẹ thì giáo viên cũng có vai trị vơ cùng quan
trọng trong việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ và đặc biệt trong bối cảnh trẻ ở
nhà để phòng chống dịch bệnh.
Vì vậy để hình thành tính tự lập cho trẻ, giáo viên và phụ huynh cần dạy trẻ
các kỹ năng tự phục vụ phù hợp với lứa tuổi. Tập cho trẻ có những kỹ năng
sống, kỹ năng tự phục vụ bản thân, từng bước hình thành nhân cách sống cho trẻ
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà tập thể giáo viên nhà trường đặc biệt
chú trọng. Giáo viên và phụ huynh không chỉ cho trẻ học trên lý thuyết mà còn
cho trẻ được thực hành và rèn luyện thường xuyên những kỹ năng tự chăm sóc
bản thân phù hợp với lứa tuổi để giúp cho trẻ lớp tôi cũng có được có được kiến
thức, kỹ năng tính tự lập tốt, tôi đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “ Một số biện

pháp phối hợp với phụ huynh rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5
tuổi tại nhà”.
* Mục đích của đề tài:
- Bản thân đã tích lũy được kinh nghiệm trong việc thiết kế video bài giảng
các nội dung rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 -5 tuổi.
- Chỉ ra các biện pháp để phối hợp với phụ huynh rèn kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ tại nhà.
- Giáo viên có những thay đổi theo hướng tích cực phù hợp với những đổi
mới của ngành trong bối cảnh hiện nay.
- Trẻ có các kỹ năng tự phục vụ, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.
- Trẻ được học tập, tương tác với các bài tập thông qua các video của giáo
viên.
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Các biện pháp phối hợp với phụ huynh rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu
giáo nhỡ 4 - 5 tuổi tại nhà.
* Phạm vi áp dụng:
Trẻ mẫu giáo nhỡ 4 -5 tuổi, trong năm học 2021 - 2022.


3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tự phục vụ là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội
nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin vững vàng trước mọi thử thách.Tự
phục vụ chính là chiếc chìa khóa sự sống cịn, sự phát triển và sự thành công của
mỗi con người.
Tự phục vụ nghĩa là sống dựa vào chính khả năng, sức lực của bản thân
mình, mà khơng cần phải trơng đợi, dựa dẫm vào người khác. Để hình thành
tính tự phục vụ, người lớn cần tin tưởng trẻ, động viên và khuyến khích trẻ làm
những công việc trong khả năng. Xuất phát từ tư duy này cô giáo và cha mẹ nên

dạy con tính tự lập, sống bằng đơi tay của mình ngay từ nhỏ. Với mỗi độ tuổi
khác nhau để đặt ra mục tiêu và cách thực hiện các bước khác nhau để dạy trẻ về
tính tự lập theo lời Bác dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”
Đối với trẻ mầm non 4 -5 tuổi, rất nhiều trẻ x́t hiện tình trạng dựa dẫm, ỷ
lại, được nng chiều một cách thái quá; dẫn đến trẻ không biết làm một số việc
đơn giản như không biết mặc quần áo, khơng biết tự đi giày, dép, khơng thích tự
đi mà thích được người lớn bế ẵm….Trẻ khơng biết cách chăm sóc bản thân để
đảm bảo sức khỏe cho trẻ, khơng biết giữ gìn vệ sinh, lười nhác khơng biết hỗ trợ
người khác. Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó thiếu tính
tự lập là một ngun nhân trọng tâm nhất. Vì vậy việc giáo dục tính tự phục vụ
cho trẻ cần được áp dụng càng sớm càng tốt, và là phương pháp rất quan trọng và
cần thiết. Giáo viên và phụ huynh cần rèn luyện cho trẻ tính tự phục vụ trong mọi
hoạt động; ăn, ngủ, học chơi…. Tạo tính tự phục vụ cho trẻ khơng phải chỉ có
hướng dẫn cho trẻ tự lo cho bản thân mà còn giúp trẻ tự quyết định các vấn đề của
mình. Đó cũng là cách giúp trẻ vận động suy nghĩ, sáng tạo và tự tin.
Khi đại dịch Covid-19 lan rộng và nguy hiểm, nhiều tỉnh thành ở Việt
Nam, đặc biệt là thành phố Hà Nội đã cho học sinh nghỉ học, chuyển sang học
trực tuyến ở nhà, trong hướng dẫn của ngành giáo dục mầm non yêu cầu không
tổ chức dạy học trực tuyến đối với trẻ mầm non, cần duy trì hoạt động kết nối
với gia đình, trẻ em bằng kênh liên lạc phù hợp. Việc tổ chức các hoạch động
phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học,
hợp lý và tổ chức cho trẻ em hoạt động vui chơi tại nhà là việc làm rất cần thiết
để giáo dục trẻ. Vì vậy, giáo viên và các phụ huynh cần có sự kết nối qua trang
mạng để chia sẻ, tư vấn việc ni dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ em. Các nhóm
zalo, youtube...giữa giáo viên và các phụ huynh sẽ cùng nhau chia sẻ, tư vấn
việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhà.


4
Khi học ở nhà, giáo viên lựa chọn các nội dung giáo dục hướng dẫn phụ

huynh tổ chức những hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện chăm sóc, giáo
dục thơng qua các video giáo dục trẻ tính tự lập như: Các kỹ năng tự phục vụ,
chăm sóc bản thân, từ đó hình thành tính tự lập, các bài thơ, câu chuyện, thể
chất…cho trẻ tập luyện tại nhà để hướng tới đạt được mục tiêu, kết quả mong
đợi cuối độ tuổi theo Chương trình giáo dục mầm non.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Đặc điểm tình hình chung:
Trường Mầm non nơi tơi cơng tác có 02 cơ sở nằm ở trung tâm thôn thuận
đường đi lại. 2/2 điểm trường đều được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất theo quy
mô trường chuẩn Quốc gia. Tổng số cán CBGVNV là 50 đồng chí trong đó ban
giám hiệu 03 đồng chí, giáo viên 32 đồng chí, nhân viên ni dưỡng 09 đồng
chí, nhân viên khác 6 đồng chí. Trường đã đạt kiểm định chất lượng mức độ 2
và được công nhận lại trường chuẩn quốc gia mức độ I vào tháng 1 năm 2020,
nhiều năm liền đạt tập thể lao động tiên tiến cấp Huyện.
Năm học 2021 - 2022, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ
trách lớp mẫu giáo nhỡ B1 (4-5 tuổi) với tổng số 30 trẻ .
Trong q trình nghiên cứu và thực hiện tơi gặp đề tài tơi nhận thấy một số
thuận lợi và khó khăn như sau:
2. Thuận lợi:
- Bản thân là giáo viên lâu năm, nhiệt tình, u nghề, có nhiều kinh nghiệm
dạy lớp mẫu giáo nhỡ, có trách nhiệm, có tinh thần học hỏi ở bạn bè đồng
nghiệp, có năng lực sư phạm. Có kiến thức, kỹ năng ứng dụng cơng nghệ thơng
tin trong việc kết nối phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà.
- Được sự quan tâm, tạo điều kiện của Sở GD& ĐT Hà Nội, Phòng GD &
ĐT huyện Thanh Trì và nhà trường, đã tổ chức các buổi tập huấn về chuyên
môn, để tôi được học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.
- Đối với nhận thức của trẻ: Trẻ thông minh, đáng yêu. Tuy chỉ gặp cô giáo
qua Zoom nhưng trẻ rất hào hứng với các video, bài giảng của cơ theo tuần và
hồn thành bài tập kết nối.
- Đối với phụ huynh: 80% các bậc phụ huynh tham gia Zoom của lớp, một

số phụ huynh đã quan tâm đến chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non,
nhiệt tình tương tác với giáo viên trong q trình trao đổi, chia sẻ.
3. Khó khăn:
- Bản thân sử dụng các phần mềm để thiết kế video bài giảng cịn gặp khó
khăn.


5
- Do trẻ nghỉ học một thời gian dài, nên giáo viên không trực tiếp giáo dục
trẻ, tương tác với trẻ qua Zoom và các video. Chưa nhận thấy hết được khả năng
của trẻ, vì đặc thù trẻ lứa tuổi mầm non là phải trực quan, thực tiễn.
- Trang thiết bị phục vụ quay video còn hạn chế.
- Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên học sinh các cấp nghỉ ở nhà học trực
tuyến, phụ huynh sẽ ưu tiên cho các cấp học lớn hơn là mầm non. Các bình chọn
thông tin, giáo viên đưa đến, nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm.
Từ những đặc điểm chung của trường cùng với những thuận lợi và khó
khăn trên, tơi đã nghiên cứu đưa ra một số biện pháp trong việc rèn kỹ năng tự
phục vụ cho trẻ để phối hợp với phụ huynh dạy trẻ tại nhà như sau:
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
trong việc kết nối với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà.
Phải nói rằng việc tự bồi dưỡng kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong
bối cảnh dịch bênh hiện nay, là việc làm rất cần thiết đối với mỗi giáo viên.
Ngành giáo dục rất nêu cao vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác giáo dục. Điều này đã được thể hiện rõ ở công văn số 759/HD-PGDĐT
hướng dẫn năm học 2021-2022 và công văn số 765/HD-PGDĐT hướng dẫn
nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2021- 2022.
Hiểu rõ vai trò đặc biệt quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay của
bản thân và sự tiện ích, hữu dụng của cơng nghệ thơng tin trong thời đại 4.0 nên
tơi đã rất tích cực học hỏi để trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như khả năng

ứng dụng công nghệ thông tin của bản thân để kết nối với phụ huynh, chăm sóc
giáo dục trẻ tại nhà đạt hiệu quả.
* Cách thực hiện
- Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do Sở, Phòng GD&ĐT, nhà trường tổ
chức ngay từ đầu năm học 2021 - 2022:
Phịng Giáo dục và đào tạo huyện Thanh Trì đã tổ chức tập huấn cho cán
bộ, giáo viên, nhân viên về ứng dụng CNTT trong giảng dạy, kĩ năng sử dụng
các phần mềm: Word, Excel, phần mềm Camtasia, Canva, Padlet. Thiết kế bài
giảng trên Powerpoint, thiết kế bài Elearning thông qua phần mềm Ispring. Bên
cạnh đó ban giám hiệu nhà trường cũng đã kịp thời tổ chức cho giáo viên nhà
trường tập huấn sử dụng học tập phần mềm Capcut trên điện thoại để thiết kế bài
giảng, biên tập, cắt ghép, chỉnh sửa video.
Để không bỏ lỡ buổi tập huấn nào thì sau khi được BGH nhà trường thơng
báo về thời gian, nội dung buổi tập huấn online, tôi đặt lịch nhắc để sắp xếp
cơng việc và vào phịng sớm trước thời gian tập huấn khoảng 15 phút. Chuẩn bị


6
đầy đủ các công cụ hỗ trợ học tập như điện thoại & máy tính bởi đặc thù của
CNTT khơng như những môn học khác việc ghi chép thôi là chưa đủ mà lý
thuyết thường đi đôi với thực hành. Vì vậy giáo viên cần máy tính để hỗ trợ thực
hiện thao tác đang học. Cá nhân tôi khi tham gia buổi tập huấn nào tôi cũng sẽ
dùng phần mềm Camtasia9 để quay video ghi lại nội dung của buổi tập huấn.
Sau mỗi buổi học hay thời gian rảnh tôi sẽ mở tư liệu xem nghiên cứu và thực
hành lại.
Bên cạnh đó, tơi cịn tích cực tham gia tốt các đợt tập huấn của tổ chuyên
môn nhà trường. Hăng hái tham gia chia sẻ, góp ý kiến để cùng nhau học hỏi
nâng cao kinh nghiệm CNTT cho bản thân

Hình ảnh: Tham gia buổi tập huấn do PGD Huyện Thanh Trì tổ chức

- Học hỏi kinh nghiệm sử dụng CNTT từ nhiều nguồn khác nhau
Tơi đã tích cực học hỏi kĩ năng sử dụng CNTT, kĩ năng thiết kế biên tập
chỉnh sửa video từ nhiều nguồn khác nhau:
*Đăng kí theo dõi các các kênh về CNTT trên youtube
Tôi đã lập một tài khoản youtube để đăng kí một số kênh chuyên hướng
dẫn chia sẻ về CNTT cho giáo viên như: kênh của Ths Lê Văn Hùng 131 (thầy
cũng là giảng viên tập huấn online cho các lớp bồ dưỡng về CNTT cho giáo viên
huyện Thanh Trì năm học 2021-2022 này), kênh E-learning TechVN, Đức


7
AnhIT, Bùi Duy Phương, Thầy Điệp Vlog, NGHỀ MẦM NON TIVI, mầm non
online, Phạm Thị Bích Hảo, Giáo dục Quỳ Hợp…
*Học tập qua tư liệu sách báo
Bên cạnh đó, tơi cịn tích cực học tập các tư liệu, nội dung bồi dưỡng
thường xun có liên quan trong thơng tư 12/2019/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8
năm 2019 của Bộ GDĐT. Cụ thể một số tài liệu và nội dung BDTX mà tôi quan
tâm: Module 33: Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng chăm,
giáo dục trẻ em trong cơ sở GDMN.
* Tự bồi dưỡng kiến thức qua các trang web uy tín
Ngồi ra, bản thân tơi cũng tự học trên mạng, tự tìm tịi, nghiên cứu các
phần mềm mới, việc ứng dụng các phần mềm đó như thế nào và cách sử dụng ra
sao luôn được tôi quan tâm đến. Một số những địa chỉ uy tín mà tơi đã truy cập
để tìm kiếm các phần mềm và các tư liệu tự học tại nhà:
-
-
-
-
-
* Kết quả đạt được:

- Qua việc tích cực học hỏi kinh nghiệm kỹ năng sử dụng CNTT, tham gia
nhóm giáo viên mầm non trên zalo facebook tôi học hỏi được nhiều kĩ năng về
thiết kế chỉnh sửa video.
- Tôi đã tham gia tập huấn 40 chuyên đề do Phòng GD&ĐT tổ chức. Với
những buổi tập huấn trên, bản thân tôi đã tiếp thu, lĩnh hội được các kiến thức về
công tác chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới phù hợp với bối cảnh dịch
bệnh.
- Tôi sưu tầm và lưu trữ cho mình một kho tư liệu về hình ảnh, video gồm:
20 video bài giảng, hình nền, hình ảnh động nhằm mục đích tạo sự thuận tiện
cho việc lồng ghép vào các video giảng dạy của mình. Nhưng chủ yếu tôi tham
khảo khai thác trực tiếp nội dung cần cho bài quay video qua hình thức online.
2. Biện pháp 2: Khảo sát đánh giá trẻ kỹ năng tự phục vụ.
Khảo sát đánh giá trẻ là biện pháp quan trọng để giúp giáo viên nắm rõ
được đặc điểm của từng cá nhân trẻ, xem trẻ có những, kỹ năng nào trẻ đã làm
được và kỹ năng nào trẻ chưa làm được. Qua đó giáo viên có kế hoạch cụ thể để
rèn kỹ năng tự phục vụ phù hợp cho từng trẻ.


8
* Cách thực hiện
Ngay từ đầu năm học, tôi tổ chức họp phụ huynh qua phòng họp zoom. Để
trao đổi với phụ huynh về việc hàng ngày, phụ huynh chăm sóc con, theo dõi,
quan sát trẻ, phụ huynh đưa ra ý kiến xem trẻ đã có những kỹ năng gì khi tham
gia các hoạt động trong ngày và đặc biệt con chưa có kiến thức, kỹ năng tính tự
lập nào để tự phục vụ bản thân.
Tôi xây dựng phiếu khảo sát trẻ thơng qua câu hỏi trắc nghiệm, qua zalo
nhóm lớp để phụ huynh cho ý kiến, nhận xét về kiến thức, kỹ năng của con
mình.
(Phiếu khảo sát đánh giá trẻ phần phụ lục)
Trước khi gửi phiếu khảo sát đánh giá trẻ tới phụ huynh, tôi nêu rõ việc rèn

kỹ năng tự phục vụ ở lứa tuổi 4 -5 tuổi là rất cần thiết giúp trẻ mạnh dạn, tự tin
trong giao tiếp, hình thành cho trẻ các thói quen tốt tự phục vụ bản thân.
Phụ huynh đánh giá trẻ theo thực tế để có kế hoạch phối hợp với giáo viên
dạy trẻ phù hợp với lứa tuổi.
Tôi xây dựng bảng khảo sát đánh giá trẻ đầu năm, dựa vào các tiêu chí để
đánh giá trẻ đạt hay chưa đạt, cụ thể như sau:
Kết quả khảo sát đánh giá trẻ đầu năm học 2021 - 2022
Đạt
Các tiêu chí đánh giá
Kỹ năng chăm sóc bản thân như: Tự
mặc, cởi quần áo; tự xúc cơm, lấy nước
uống; chuẩn bị mũ áo, khẩu trang khi đi
ra ngoài; thực hiện yêu cầu 5K của Bộ
y tế; tự lấy và cất đồ chơi…
Kỹ năng giữ gìn vệ sinh như: Tự rửa
tay, sát khuẩn, đeo khẩu trang, rửa mặt,
đánh răng, đi vệ sinh…
Kỹ năng hỗ trợ (giúp đỡ) người khác:
Xếp bát, đũa, thìa, xếp ghế, lau nhà,
bàn hoặc các đồ dùng khác trong gia
đình, giúp cha mẹ các công việc vừa
sức

Chưa đạt
Số
lượng Tỷ lệ %
trẻ

Số
lượng

trẻ

Tỷ lệ
%

13/30

43%

17/30

57%

12/30

40%

18/30

60%

10/30

33%

20/3

67%



9
* Kết quả đạt được:
Qua khảo sát, tôi thấy trẻ lớp tơi thấy hơn 60% trẻ lớp tơi cịn chưa biết
cách tự phục vụ bản thân, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt kỹ
năng hỗ trợ người khác cịn rất ít trẻ đạt u cầu. Nhiều trẻ còn ỷ lại, dựa dẫm
vào bố mẹ, nếu khơng có bố mẹ giúp hoặc nhắc nhở thì trẻ khơng biết phải làm
gì. Từ đó tơi xây dựng kế hoạch phù hợp để phối hợp với phụ huynh rèn kỹ năng
tự phục vụ cho trẻ tại nhà.
3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ.
Kế hoạch được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có
tầm quan trọng đặc biệt, có tác dụng chỉ đường cho việc thực hiện hoạt động
theo một con đường đã định sẵn. Vì vậy nếu xây dựng được kế hoạch coi như đã
thành công được một nửa công việc. Tôi đã thực hiện xây dựng kế hoạch dạy trẻ
các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ như sau:
* Cách thực hiện
Ngay từ đầu năm học tơi đã nghiên cứu chương trình giáo dục mầm non để
xây dựng kế hoạch dạy các kỹ năng tự phục vụ phù hợp với lứa tuổi, tôi thực
hiện xây dựng video bài giảng, dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ, để phối hợp với
phụ huynh giáo dục trẻ tại nhà theo các tháng trong cả năm học, nhằm cung cấp
kiến thức, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tại nhà như sau:
KẾ HOẠCH DẠY TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI CÁC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ

Thời
gian

Kỹ năng
Đeo khẩu trang đúng cách

Tháng 9 Rửa tay bằng xà phòng


Tháng
11

Phụ huynh hướng dẫn qua
video hoặc trực tiếp
Các hoạt động trong ngày

Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân

Phụ huynh hướng dẫn
video hoặc trực tiếp
Phụ huynh hướng dẫn
video hoặc trực tiếp
Hoạt động ăn
Hoạt động ăn
Phụ huynh hướng dẫn
video hoặc trực tiếp
Phụ huynh hướng dẫn
video hoặc trực tiếp
Hoạt động vệ sinh

Cách xử lý khi ho, khi hỉ mũi

Phụ huynh hướng dẫn qua

Rửa mặt đúng cách
Tháng
10

Cách thực hiện


Kỹ năng gấp quần áo
Kỹ năng xếp bàn ăn
Kỹ năng lau bàn
Cách cài, cởi cúc áo, khóa áo
Kỹ năng tự mặc quần áo

qua
qua

qua
qua


10
Thời
gian
Tháng
12

Kỹ năng

video hoặc trực tiếp
Cách lấy cất đồ dùng, đồ chơi đúng Phụ huynh hướng dẫn qua
nơi quy định
video hoặc trực tiếp
Bỏ rác vào đúng nơi quy định
Cách đóng, mở cửa

Tháng 1


Tháng 2

Cách thực hiện

Kỹ năng luồn dây và buộc dây giầy
Kỹ năng cắt móng tay
Phịng tránh những đồ vật sắc nhọn

Kỹ năng sử dụng đũa
Tháng 3 Cách cầm dao, kéo, dĩa
Tự lau nước trên sàn
Chuẩn bị bàn ăn giúp bố mẹ
Tháng 4
Tưới cây, tưới rau

Các hoạt động trong ngày
Phụ huynh hướng dẫn
video hoặc trực tiếp
Phụ huynh hướng dẫn
video hoặc trực tiếp
Phụ huynh hướng dẫn
video hoặc trực tiếp
Phụ huynh hướng dẫn
video hoặc trực tiếp
Hoạt động ăn
Hoạt động trong ngày
Hoạt động trong ngày
Hoạt động ăn


qua
qua
qua
qua

Hoạt động trong ngày

* Kết quả đạt được:
Tôi đã nghiên cứu và xây dựng được một bản kế hoạch về những kỹ năng
cần thiết để giáo dục trẻ tính tự lập cho trẻ. Bản kế hoạch có nội dung cụ thể, rõ
ràng theo từng tháng diễn ra trong suốt cả năm học.
Các nội dung giáo dục và cách tổ chức các hoạt động giáo dục đều phù hợp
với lứa tuổi, với cá nhân trẻ. Qua đó giúp tơi thực hiện việc phối hợp với phụ
huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà đạt hiệu quả, theo mục tiêu kế hoạch đề ra.
4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh rèn kỹ năng tự phục vụ cho
trẻ 4 -5 tuổi tại nhà.
Như chúng ta đã biết, do dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, nên trẻ phải nghỉ
học một thời gian dài ở nhà không được đến trường. Giáo viên dạy trẻ thông qua
video clip gửi phụ huynh hướng dẫn trẻ tại nhà. Những video giáo viên gửi cho
phụ huynh giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, phát triển đúng yêu cầu của độ
tuổi một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần và nhận thức, giúp trẻ tự tin,
mạnh dạn, tích cực và chủ động khi tham gia các hoạt động.
Trong thời gian nghỉ dịch, trẻ ở nhà với ông bà, cha mẹ, anh chị trong gia
đình là chính, nên thường được những thành viên lớn hơn trong gia đình giúp
đỡ, làm hộ rất nhiều cơng việc, dần dần trẻ sẽ hình thành tính ỷ lại, lười vận


11
động, lười suy nghĩ…mất dần tính tự lập của bản thân. Bên cạnh đó, khi ở nhà
trẻ khơng được tiếp xúc với thế giới bên ngồi, khơng được chơi cùng các bạn

khiến trẻ cảm thấy buồn chán. Bởi vậy luôn cần giữ cho tinh thần, bản thân trẻ
luôn cảm thấy vui tươi, hạnh phúc, mạnh khỏe chính là một trong những điều
kiện cần thiết giúp trẻ phát huy kỹ năng tự phục vụ của mình.
4.1 Hướng dẫn phụ huynh phân cơng cơng việc cho trẻ
Trong gia đình ai cũng có một công việc riêng cần thực hiện, đối với trẻ
cũng như vậy. Khi được phân công, giao nhiệm vụ cho trẻ, trẻ sẽ có trách nhiệm,
ý thức hơn đối với cơng việc mà mình phải làm. Trẻ khơng dựa dẫm vào người
lớn, phải tự làm những công việc vừa sức, dần dần trẻ tự tin hơn khi thực hiện các
công việc, đạt được kết quả tốt nhất mà không cần sự giúp đỡ của mọi người.
* Cách thực hiện
- Giáo dục trẻ mẫu giáo trong lao động tự phục vụ đối với trẻ nhỏ như: Vệ
sinh cá nhân, ăn mặc, giúp người lớn làm những cơng việc vừa sức đó là những
biện pháp tốt nhất để hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
- Vì vậy, phụ huynh cần hình thành những kỹ năng, kỹ xảo và thói quen tự
phục vụ là điều ý nghĩa to lớn và đối với cuộc sống cũng như tính tự lập của trẻ.
Phụ huynh có thể tạo cơng việc vừa sức để phân công cho trẻ làm. Tự lập luôn
đi kèm với tư duy của trẻ. Phụ huynh cần luôn luôn tạo ra cho trẻ những kiến
thức, kỹ năng mới để trẻ có thể thực hành, trải nghiệm những kỹ năng, kỹ xảo để
phát triển và rèn luyện tính tự lập cũng như tư duy hàng ngày cho trẻ. Hãy để trẻ
hiểu được trách nhiệm của mỗi người trong gia đình, từ đó trẻ cũng có ý thức
được trách nhiệm của mình.
- Cần tạo thói quen cho trẻ: Các thói quen, nề nếp giúp sinh hoạt hàng ngày
của trẻ có tổ chức hơn. Phụ huynh có thể gọi trẻ hay để trẻ tự đặt báo thức và
dậy vào một giờ cố định sáng, trưa, tối để giúp trẻ tránh mệt mỏi khi nằm hay
ngủ quá nhiều sau đó phụ huynh sẽ rèn những kỹ năng vệ sinh, chăm sóc bản
thân và để trẻ tự làm như: Đánh răng, rửa mặt, tự xúc ăn, tự mặc và cởi quần
áo…sau đó phụ huynh có thể cho con học bài qua những video giáo viên đã gửi
để hướng dẫn phụ huynh. Thời gian còn lại phụ huynh có thể cho trẻ đi lấy đồ
chơi và khi chơi xong trẻ cắt đồ chơi đúng nơi quy định hay có thể cùng trẻ tập
thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh hơn để một ngày của trẻ trôi qua thật hiệu quả

không bị nhàn chán.
- Khi trẻ phải nghỉ ở nhà quá lâu để phòng tránh dịch bệnh những thói
quen, nề nếp hàng ngày của trẻ sẽ bị xáo trộn. Điều này có thể gây tác động tiêu
cực đối với trẻ về mặt thể chất và tinh thần. Do đó phụ huynh cần có thời gian
biểu để giúp trẻ khơng bị xáo trộn những thói quen nề nếp đó chẳng hạn như:


12
Chế độ ăn cân đối, tập thể dục thường xuyên và ngủ đúng giờ, một giấc ngủ
ngon cũng giúp trẻ thoải mái, khỏe mạnh khi ở nhà.
- Cha mẹ cần cân bằng giữa công việc và trẻ: Hãy đảm bảo rằng cha mẹ sẽ
cân bằng được giữa công việc và nhu cầu của trẻ giúp trẻ được trò chuyện, giao
tiếp nhiều hơn tránh xa được các thiết bị thông minh, tạo được mối liên kết, thấu
hiểu trẻ từ đó trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ hạnh phúc hơn khi trẻ được chia sẻ những
mong muốn của mình với cha mẹ và ngược lại với cha mẹ và trẻ.
- Lập bảng phân công công việc không chỉ là phụ huynh yêu cầu con cái
làm cơng việc gì đó.
- Bảng phân chia cơng việc phù hợp giúp trẻ làm việc có trình tự hơn. Qua
đó, bé sẽ biết phân chia cơng việc và sắp xếp thứ tự phù hợp với thời gian yêu
cầu. Giúp trẻ rèn luyện tác phong, thói quen làm việc có kế hoạch cho trẻ ngay
từ nhỏ.
BẢNG CƠNG VIỆC CỦA TRẺ
TT
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
1
Dọn dẹp đồ chơi
7 Dọn bát đũa lên bàn ăn
2
Lau chùi giá sách
8 Làm đồ ăn nhẹ

3
Trải ga giường
9 Lau bàn ăn
4
Gấp chăn màn
10 Lau khô bát đĩa và cất đi
5
Tưới cây
11 Lau tay nắm cửa
6
Gấp quần áo
12 Quét nhà
* Kết quả đạt được:
- Khi được phân công công việc trẻ rất linh hoạt trong công việc, trẻ luôn
hứng thú khi tham gia các hoạt động mà khơng cần người lớn nhắc nhở.
- Đã hình thành cho trẻ có thói quen, nề nếp, kế hoạch cụ thể sinh hoạt
hàng ngày.
- Phát triển cho trẻ năng lực thực hiện những nhiệm vụ nhận thức một cách
có kế hoạch.
4.2 Tận dụng cơ hội, tình huống rèn trẻ kỹ năng tự phục vụ.
Khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp cha mẹ trẻ cũng có lúc làm việc tại
nhà do đó lại có thêm thời gian rảnh rỗi, phụ huynh đừng bỏ lỡ cơ hội này: Hãy
dành thời gian đó cho trẻ như cùng trẻ tìm hiểu về dịch COVID-19 và các biện
pháp phòng tránh dịch, kể cho trẻ nghe các câu chuyện hoặc cùng trẻ sáng tác
một câu chuyện bắt đầu bằng "Ngày xửa ngày xưa..." sau đó mỗi ngày sáng tác
thêm một câu chuyện mới hoặc diễn lại một câu chuyện hoặc bộ phim mà trẻ
yêu thích.
* Cách thực hiện
Phụ huynh có thể cùng con viết nhật ký hàng ngày thông qua tranh vẽ cũng
là một hoạt động hữu ích. Trẻ vẽ ra cảm nhận và những gì diễn ra xung quanh



13
trẻ cũng khiến trẻ quan tâm hơn tới cảm xúc và mọi người xung quanh rồi biết
đâu một ngày nào đó những gì trẻ vẽ lại trở thành những câu chuyện thú vị khi
trẻ nghỉ ở nhà vì dịch bệnh. Các hành vi ở thời điểm này diễn ra một cách
thường xuyên tạo nên những kỹ năng tự phục vụ hồn thiện như: Tự rửa tay
bằng xà phịng, đánh răng, rửa mặt…

Hình ảnh: Trẻ tự đánh răng (Ảnh do phụ huynh cung cấp)
Hướng dẫn phụ huynh tạo tình huống là những sự việc xảy ra tại một nơi,
trong một thời gian nhất định buộc mình phải suy nghĩ hành động để đưa ra
những biện pháp phù hợp nhằm giải quyết tình huống đó một cách tốt nhất. Vì
vậy tơi đã hướng dẫn phụ huynh đưa ra một số tình huống cụ thể rất dễ xảy ra
đối với trẻ, bằng cách cho trẻ thảo luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu
biết của mình đã có để tìm cách giải quyết vấn đề. Thơng qua đó phụ huynh giúp
trẻ tìm ra phương án tối ưu nhất, đó cũng chính là cách để rèn kỹ năng tự phục
vụ cho trẻ.
VD1: Khi có bạn sang chơi đồ chơi tại nhà mình. Trẻ vứt đồ chơi bừa bãi
phụ huynh hướng trẻ quan sát và đưa ra tình huống “Khi con nhìn thấy bạn vứt
bừa đồ chơi ra nhà mà không nhặt, con sẽ làm gì?
Phụ huynh cho trẻ tự suy nghĩ và cùng bàn luận đưa ra các phương án:
+ Gọi bạn đó quay lại cất đồ chơi.
+ Con sẽ ra cất hộ bạn.
Trẻ ở lứa tuổi này còn rất ham chơi, chưa có ý thức gọn gàng ngăn nắp nên
tơi đưa tình huống này nhằm giáo dục trẻ tự ý thức, khi chơi xong phải cất gọn
đồ chơi đúng nơi quy định để không làm ảnh hưởng đến các bạn khác.


14

VD2: Khi đang chơi công viên với bố mẹ “ Nhìn thấy em nhỏ vứt rác bừa
bãi?”
Với tình huống này phụ huynh hỏi trẻ nếu là con, con sẽ làm gì?:
+ Chạy lại bảo em khơng được vứt rác bừa bãi.
+ Tự nhặt rác vứt vào đúng nơi quy định.
Qua đây phụ huynh giáo dục trẻ biết tự vứt rác vào đúng nơi quy định.
Không xả rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường.
VD3: “ Mẹ đang mệt nhưng vẫn phải làm việc nhà con sẽ làm gì để giúp
đỡ mẹ”.
Ở tình huống này phụ huynh cho trẻ tự đưa ra các ý kiến:
+ Con sẽ giúp mẹ quét nhà.
+ Con sẽ cất quần áo cho mẹ.
+ Con sẽ rửa rau cho mẹ.
Phụ thuộc vào câu trả lời của trẻ, phụ huynh sẽ đánh giá trẻ về ý thức giúp
đỡ người khác mà khơng cần phải có sự gợi ý hay nhắc nhở của người lớn.
Việc hướng dẫn phụ huynh tạo tình huống thực tế để giáo dục trẻ tính tự lập
và hỗ trợ người khác, trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia, sau đây là một số hình
ảnh trẻ đang làm việc nhà giúp bố mẹ phụ huynh chụp ảnh lại gửi cho cơ giáo.

Hình ảnh: Trẻ lau bàn giúp đỡ bố mẹ (Ảnh do phụ huynh cung cấp)


15

Hình ảnh: Bé Tuệ Nhi quét sân (Ảnh do phụ huynh cung cấp)

Hình ảnh: Bé Khánh Linh gấp quần áo (Ảnh do phụ huynh cung cấp)


16


Hình ảnh: Bé Vy Dương rửa rau giúp mẹ (Ảnh do phụ huynh cung cấp)
* Kết quả đạt được:
Qua việc hướng dẫn phụ huynh tận dụng cơ hội, tình huống rèn trẻ tính tự
lập. Tơi thấy khi được tự giải quyết tình huống trẻ mạnh dạn, tự tin hơn rất
nhiều. Thơng qua các tình huống trẻ nhận biết mình phải làm gì và làm như thế
nào từ đó giúp trẻ có tư duy lơzích, tự biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, biết
quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh. Phụ huynh đã nhận thấy được việc tận
dụng các tình huống thực tế, giúp cho việc rèn trẻ tính tự lập là cần thiết, cần
phải thực hiện và áp dụng thường xuyên.
4.3 Hướng dẫn phụ huynh rèn luyện mọi lúc, mọi nơi và duy trì tính tự
phục vụ của trẻ hàng ngày.
Trẻ thường thích làm mọi việc theo ý muốn của mình. Nhưng các thao tác,
hành động của trẻ vẫn còn nhiều vụng về, lúng túng, chưa thành thạo như các
anh chị hay giống như bố mẹ mong muốn. Do vậy phụ huynh cần tạo điều kiện,
thời gian cho trẻ hoạt động mọi lúc, mọi nơi, đồng thời khuyến khích, động viên
để trẻ thêm hứng khởi, tự tin. Việc được thực hiện lặp đi lặp lại hằng ngày giúp
trẻ nhuần nhuyễn hơn trong mọi việc, dần dần trẻ sẽ trở nên tự tin, phát huy hết
tính tự phục vụ ở trẻ.
* Cách thực hiện
Muốn hình thành một hành động cho trẻ thì dễ nhưng việc hình thành thói
quen cho trẻ thì rất khó, người ta nói: Muốn có thói quen thì phải gieo hành


17
động chính thói quen sẽ gieo nên tính cách và số phận con người. Đó là điều
mỗi giáo viên và cha mẹ cần thuộc lịng, và muốn thói quen hình thành ở trẻ thì
cha mẹ và giáo viên cần: Rèn luyện cho trẻ nhiều lần, có những biện pháp khen
thưởng khích lệ, động viên, khơng ép buộc trẻ. Mỗi bài học phụ huynh nên cho
trẻ tập làm những kỹ năng tự phục vụ thơng qua giáo dục hay các trị chơi, bài

hát, câu chuyện.
+ Ví dụ: khi phụ huynh dạy trẻ hát: “Rửa mặt như mèo” giảng giải cho trẻ
hiểu nội dung bài hát và đặt câu hỏi trẻ trả lời: bài hát kể về bạn nào? Vì sao bạn
bị đau mắt? Để không bị đau mắt con phải làm gì? Phụ huynh giáo dục trẻ thơng
qua bài hát và hướng dẫn trẻ cách rửa mặt.
+ Ví dụ: Khi kể chuyện “Gấu con bị đau răng”, phụ huynh có thể gợi mở
hỏi trẻ như: Vì sao gấu con bị đau răng? Gấu đã làm gì?. Thơng qua truyện, giáo
dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh, đánh răng hàng ngày.
+ Giờ ăn trưa: Dạy trẻ rửa tay, mời ông bà, bố mẹ, cầm thìa đúng tay. Ăn
nhai từ tốn, khơng nhai nhồm nhoằm và nuốt vội. Không ngậm thức ăn lâu trong
miệng, khơng vừa ăn vừa chơi, vừa nói chuyện, đi lại lung tung ,tự xúc ăn.
+ Khi trẻ uống nước: phụ huynh dạy và nhắc trẻ uống nước từ từ, khơng
làm đổ, khơng làm rơi cốc, khơng rót nước q đầy, khơng thị tay vào thùng
chứa nước thừa, khơng uống nước sống...
+ Dạy trẻ biết tự mặc quần áo: Trang phục quần áo gọn gàng sạch sẽ,
không mặc quần áo bẩn, rách, đứt cúc, không ngồi lê trên sàn đất hoặc bôi bẩn
vào quần áo, thường xuyên tắm rửa thay quần áo.
+ Hướng dẫn phụ huynh cho con tự cất đồ dùng cá nhân của mình vào
đúng tủ, đúng nơi quy định. Bố mẹ cùng hướng dẫn con cất các đồ dùng đó ngay
ngắn. Tuyệt đối bố mẹ khơng nên làm hộ con.
Hàng ngày thời gian trẻ ở với phụ huynh rất nhiều nên phụ huynh cần tạo
cho trẻ một môi trường thân thiện, phụ huynh vừa là cha mẹ, vừa là bạn của con.
Gia đình phải tạo cơ hội cho trẻ để trẻ thấy được những việc làm tốt của mình
sau đó giải thích cho trẻ hiểu và động viên trẻ cố gắng lần sau làm tốt hơn. Nếu
trẻ cảm thấy chán khi làm thì hãy cố cố gắng giải thích và kết hợp cho trẻ thực
hiện nhiều lần thì trẻ sẽ có kỹ năng và làm tốt hơn. Phụ huynh hãy đưa ra những
nhận xét tích cực sau mỗi việc trẻ làm, để trẻ có cảm giác mình sẽ làm nhiều
việc tốt hơn nữa để mọi người khen ngợi mình. Nhưng chú ý hạn chế việc dùng
những từ khen ngợi quá nhiều cho một hành động đơn giản thay vào đó là
những lời động viên tích cực sẽ giúp trẻ không bị tự tin quá mức.



18
* Kết quả đạt được:
- Qua việc hướng dẫn phụ huynh rèn cho trẻ tính tự lập ở mọi lúc, mọi nơi
trong sinh hoạt hàng ngày. Trẻ đã có ý thức tự mình làm những cơng việc khi trẻ
cảm thấy cần làm, không đợi người lớn nhắc nhở.
- Nhờ sự giáo dục đúng đắn của người lớn, tạo cơ hội để trẻ trải nghiệm và
hoàn thành nhiệm vụ được giao.
-Trẻ ý thức được cơng việc của mình, giải quyết cơng việc đó một cách chủ
động, sáng tạo.
4.4 Phụ huynh thực hiện làm gương cho trẻ
Mỗi thành viên trong gia đình đều là một tấm gương cho trẻ học tập và noi
theo. Ơng bà ta thường nói: “Trẻ lên 3 cả nhà học nói”, ý nói trẻ sẽ học tất cả
những câu nói, hành vi của người lớn dù tốt hay xấu, sai hay đúng trẻ đều chú ý
đến, kể cả những hành vi nhỏ nhất đều được trẻ thu vào trong tiềm thức của
mình. Vì vậy người lớn trong nhà sẽ là tấm gương sáng nhất và gần nhất để trẻ
noi theo.
* Cách thực hiện
Gia đình, phụ huynh cũng cần làm gương cho trẻ trong mọi hoạt động của
gia đình cần cẩn thận, ngăn nắp, gọn gàng, luôn ý thức được việc trẻ đang noi
gương người lớn. Khi phần lớn trẻ ở trong nhà vì dịch bệnh và thời gian trong
ngày trẻ tiếp xúc với cha mẹ hoặc ông bà vì vậy vai trị của người lớn rất quan
trọng trong việc hình thành thói quen, nề nếp cho trẻ, người lớn là tấm gương
cho trẻ noi theo.
Ví dụ: Khi thay hay cất quần áo, giày dép, túi xách, mũ phụ huynh nên cất,
gấp gọn gàng để trẻ noi theo, không vứt bừa bộn tránh tình trạng trẻ học theo
hoặc phụ huynh không nên xem điện thoại quá lâu như vậy trẻ cũng bắt chước
theo. Không vứt rác bừa bãi, bỏ rác vào đúng nơi quy định, thấy rác thì bỏ vào
thùng…

Trong mọi hoạt động sinh hoạt, người lớn luôn là tấm gương để trẻ làm
theo vì vậy cha mẹ, người lớn thường xuyên cùng trẻ làm những công việc như:
Lau nhà, lau bàn, xếp đũa, thìa…hoặc các hoạt động khác trong gia đình. Khi trẻ
làm được một cơng việc gì đó phụ huynh nên khen trẻ như: “Bố/mẹ thấy con
làm rất giỏi đấy!”, “Con đã lớn thật rồi!”…như vậy trẻ sẽ cảm thấy mình đã lớn
đã làm được việc có ích, thích được làm việc từ đó hình thành cho trẻ một thói
quen, nề nếp và khi thấy những việc cần làm thì trẻ sẽ tự làm khơng cần nhắc
nhở. Phụ huynh có thể tham khảo, tham gia các buổi tập huấn do nhà trường hay
các video giáo viên gửi cho phụ huynh tham khảo để dạy con các kỹ năng một
cách đúng nhất có thể.



×