Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong phép biện chứng duy vật và vận dụng quy luật này trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.22 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN – Y HỌC CƠ SỞ
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MƠN HỌC
TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Đề tài:
QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP
TRONG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀ VẬN DỤNG QUY LUẬT NÀY
TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

Tên nhóm: Nhóm 4
Lớp: RHM2022
Niên khóa: 2022 – 2028

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2022


BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL
Mơn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Nhóm/Lớp: nhóm 4/ Lớp RHM2022

Năm học: 2022 – 2023

Đề tài: “Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong phép
biện chứng duy vật và vận dụng quy luật này trong việc giải quyết mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở nước ta hiện
nay”.
STT


1.
2.
3.
4.
5.

Họ và tên
Đỗ Thị Thùy
Dương
Dương Ngọc
Kiều My
Phạm Trần
Khang
INTHILARD
SOMCHAY
SIBOLIBAN
FONGMANY

MSSV

Nhiệm vụ

KTt qua
(%)

Phần mở đầu, phần
2255010013
II.1, II.2, kết luận

100%


2255010040

Phần I.2

100%

2255010030

Phần II.3

100%

2255010090

Phần I.3

100%

2255010086

Phần I.3

70%

Họ và tên nhóm trưởng: ĐỖ THỊ THÙY DƯƠNG
Số ĐT: 0346695615


Email:


NHĨM TRƯỞNG

Bài làm gồm: 20 trang
Điểm
Bằng số

Cán bộ chấm thi
Bằng chữ

(Ký và ghi rõ họ tên)


MỤC LỤC
Đề mụ
trang
Mở đầu..............................................................................................................1
Nội dung............................................................................................................2
I. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI
LẬP TRONG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT............................................2
1. Các khái niệm liên quan.............................................................................2
2. Nội dung và vai trò của quy luật................................................................3
3. Ý nghĩa phương pháp luận.......................................................................10
II. VẬN DỤNG QUY LUẬT MÂU THUẪN TRONG VIỆC GIẢI
QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY..............................................10
1. Tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường..............................................10
2. Thực trạng của mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi
trường...........................................................................................................13
3. Giải pháp khắc phục.................................................................................15

KTt luận...........................................................................................................19
Tài liệu tham khao.........................................................................................20


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Quy luật thống nhất của các mặt đối lập (còn gọi là quy luật mâu thuẫn)
là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và phép biện
chứng duy vật lịch sử, khẳng định mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên đều
tồn tại và mâu thuẫn với nhau. Mâu thuẫn tồn tại khách quan ở mọi sự vật
trong tự nhiên, đời sống xã hội và tư tưởng con người. Mâu thuẫn tồn tại từ
khi sự vật xuất hiện cho đến khi sự vật kết thúc, sự vật nào cũng có nhiều
mâu thuẫn, đồng thời sự vật cũng có nhiều mặt đối lập. Khi một nghịch lý
biến mất, một nghịch lý khác xuất hiện...
Tuy nhiên, bên cạnh thành công, kinh tế cũng bộc lộ nhiều mâu thuẫn,
bởi phát triển kinh tế, bên cạnh mặt thuận lợi, luôn tồn tại mặt tiêu cực, đó
là tác động đến mơi trường. Giải quyết những mâu thuẫn này là tạo động
lực vững chắc và ổn định cho phát triển kinh tế theo định hướng đã định.
Vì vậy, trong phạm vi của một bài tiểu luận, em chọn đề tài: “Quy luật
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong phép biện chứng duy
vật và vận dụng quy luật này trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay”.
2. Phương pháp nghiên cứu
Lí luận dựa trên nghiên cứu của Chủ nghĩa C.Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: tổng hợp và
phân tích tài liệu, hệ thống dữ liệu, kế thừa và phát triển, đánh giá và tổng
kết kinh nghiệm, logic và lịch sử, thống kê mô tả, quy nạp và diễn dịch, …
3. Mục tiêu của vấn đề
Nắm vững quy luật này là cơ sở để hiểu tất cả các phạm trù và quy luật
khác của phép biện chứng duy vật. Nghiên cứu quy luật này sẽ giúp con

người hình thành phương pháp, hình thành tư duy khoa học, phát hiện ra
bản chất của sự vật, giải quyết mâu thuẫn, thúc đẩy sự phát triển.
1


NỘI DUNG
I. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI
LẬP TRONG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập thể hiện bản chất, là
hạt nhân của phép biện chứng duy vật, bởi quy luật đề cập tới vấn đề cơ
bản và quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật - vấn đề nguyên nhân,
động lực của sự vận động, phát triển. Theo V.I. Lênin, “có thể định nghĩa
vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập.
Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng,...” 1. Nội dung của quy
luật này cũng được làm sáng tỏ thông qua việc làm rõ các khái niệm, phạm
trù liên quan.
1. Các khái niệm liên quan
Trong phép biện chứng duy vật, mâu thuẫn biện chứng (gọi tắt là mâu
thuẫn) là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống
nhất, vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau
giữa các mặt đối lập. Yếu tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng là các mặt đối
lập, các bộ phận, các thuộc tính... có khuynh hướng biến đổi trái ngược
nhau, nhưng cùng tồn tại khách quan trong mỗi sự vật, hiện tượng của tự
nhiên, xã hội và tư duy.
Ví dụ: Nhân vật phản diện và chính diện tồn tại thống nhất và đấu tranh
lẫn nhau trong tác phẩm nghệ thuật, mối quan hệ qua lại giữa sản xuất và
tiêu dùng trong hoạt động kinh tế xã hội,...
Mặt đối lập là những mặt, những thuộc tính có xu hướng phát triển
ngược chiều nhau, tồn tại trong cùng một sự vật hiện tượng tác động biện

chứng với nhau làm cho sự vật phát triển.
Ví dụ: Trong cơ thể người có hoạt động tự nhiên ăn và bài tiết cùng tồn
tại khách quan, trong thực vật có hai quá trình quang hợp và hơ hấp,...
1. V.I. Lênin: Tồn tập, Sđd, t.29, tr.240.

2


Thống nhất giữa các mặt đối lập là hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với
nhau, là tiền đề tồn tại cho nhau.
Ví dụ: Trong hoạt động kinh tế, mặt sản xuất và tiêu dùng phát triển theo
những chiều hướng trái ngược nhau nhưng nếu khơng có sản xuất thì khơng
có sản phẩm để tiêu dùng, ngược lại nếu khơng có tiêu dùng thì sản xuất
mất lí do để tồn tại.
Đấu tranh của các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua
lại giữa chúng theo hướng loại trừ và phủ định lẫn nhau, sự ảnh hưởng này
không tách rời sự khác biệt, thống nhất và đồng nhất của chúng, đó là một
loại mâu thuẫn. So với sự đấu tranh của các mặt đối lập thì sự thống nhất
giữa chúng là tạm thời, tương đối và có điều kiện, tức là sự thống nhất chỉ
tồn tại trong sự đứng yên tương đối của các sự vật, hiện tượng; còn sự đấu
tranh là tuyệt đối, tức là sự đấu tranh nhằm phá vỡ tính ổn định tương đối
của chúng dẫn đến sự thay đổi về chất của chúng.
Ví dụ: Trong xã hội có đối kháng giai cấp ln có giai cấp thống trị và
giai cấp bị trị. Hai giai cấp này là hai mặt đối lập và luôn đấu tranh với
nhau để dành quyền lợi về mình.
2. Nội dung và vai trị của quy luật
Trong mọi sự vật, hiện tượng đều luôn chứa đựng những mặt, những
khuynh hướng đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn bên trong bản thân
nó, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận
động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi cái mới ra đời.

a) Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến
Mâu thuẫn là khách quan có nghĩa là mâu thuẫn là cái vốn có ở mọi sự
vật hiện tượng. Mâu thuẫn hình thành phát triển là do cấu trúc tự thân bên
trong của sự vật quy định nó khơng phụ thuộc vào bất kỳ một lực lượng
siêu tự nhiên nào và không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.

3


Recommandé pour toi

11

2. Impact OF Sales Promotion ON Consumer Buying
Behavior A CASE OF Garments Industry OF Pakistan (…
Kinh tế

23

Suite du document ci-dessous

100% (1)

Ke toan quoc te 2 abc123
economic

100% (1)


Mâu thuẫn là hiện tượng phổ biến có nghĩa là mâu thuẫn tồn tại trong tất

cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và kể cả tư duy. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự
vật xuất hiện cho đến khi kết thúc. Mâu thuẫn tồn tại ở mọi không gian,
thời gian, mọi giai đoạn phát triển. Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn
khác lại hình thành. Trong mỗi sự vật khơng phải chỉ có một mâu thuẫn mà
có thể có nhiều mâu thuẫn vì trong nó có thể có nhiều mặt đối lập.
b) Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất vừa
đấu tranh với nhau
 Thống nhất của các mặt đối lập
Giữa các mặt đối lập luôn tồn tại một mối liên hệ, gắn kết chặt chẽ và
ràng buộc lẫn nhau, người ta gọi đó là sự thống nhất của các mặt đối lập.
Sự thống nhất phụ thuộc nhau, nương tựa lẫn nhau . Sự thống nhất của các
mặt đối lập là một phạm trù triết học dùng để chỉ mối liên hệ, sự thống
nhất, không thể tách rời và quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, chúng
liên hệ gắn bó với nhau và làm tiền đề cho nhau. Đây là sự đồng nhất, là sự
tác động ngang nhau của các mặt đối lập. Để một sự vật có thể tồn tại thì
khơng thể thiếu một trong hai mặt đối lập chính tạo nên sự vật đó. Tức là
sự tồn tại của mọi sự vật, hiện tượng không thể tách rời sự thống nhất của
các mặt đối lập trong bản thân sự tồn tại của sự vật, hiện tượng đó. Nhưng
không phải hai mặt đối lập bất kỳ của một cặp đối lập nào cũng tạo thành
mâu thuẫn mà chỉ những mặt đối lập nào nằm trong một chỉnh thể có quan
hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau mới tạo thành mâu
thuẫn. Trong một mâu thuẫn, hai mặt đối lập sẽ có sự thống nhất với nhau,
mặt này lấy mặt kia làm tiền đề và ngược lại. Nếu thiếu một trong hai mặt
đối lập thì sự vật sẽ khơng thể nào tồn tại được. Bởi vậy sự thống nhất của
các mặt đối lập là điều kiện không thể thiếu được cho sự tồn tại của bất kì
sự vật hiện tượng nào. Khơng có sự thống nhất thì sẽ khơng có đấu tranh,
có thể nói sự thống nhất giữa các mặt đối lập là tiền đề của đấu tranh.
4



Ví dụ: quan hệ cung – cầu trong sản xuất hàng hóa. Muốn sản xuất một
sản phẩm nào đó thì phải tìm hiểu nhu cầu của thị trường như thế nào, cung
lấy cầu làm tiền đề.
Các mặt đối lập luôn tồn tại cùng nhau trong mâu thuẫn nên giữa chúng
bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau. Các nhân tố giống nhau đó gọi
là sự “đồng nhất” của các mặt đối lập. Với ý nghĩa đó, “sự thống nhất của
các mặt đối lập” còn bao hàm cả sự “đồng nhất” của các mặt đó.
Ph.Ăngghen đã đưa ra ví dụ: “Giai cấp vơ sản và sự giàu có là hai mặt đối
lập, với tính cách như vậy chúng hợp thành một chỉnh thể hoàn chỉnh,
thống nhất, chế độ tư hữu với tư cách là sự giàu có buộc phải duy trì vĩnh
viễn ngay cả sự tồn tại của mặt đối lập của nó là giai cấp vơ sản”. Bản thân
nội dung khái niệm cũng đã nói lên tính chất tương đối của sự thống nhất,
đó là: thống nhất của cái đối lập, trong thống nhất đã bao hàm và chứa
đựng trong nó sự đối lập. Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, không
dịch chuyển, sự ổn định tạm thời của sự vật.
 Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
Lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là hai mặt khác nhau, nhưng theo
khuynh hướng trái ngược nhau. Nhưng sau đó sự mâu thuẫn ngày càng lớn
lên, rộng ra và đi đến trở thành đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay
gắt và tới một lúc nào đó, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, từ đó mâu thuẫn
được giải quyết bằng con đường đấu tranh. Nhờ sự giải quyết này mà thể
thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới, sự vật cũ được thay
thế bằng sự vật mới. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại,
bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó. Sự đấu tranh giữa các mặt đối
lập có thể ảnh hưởng với nhau hoặc dùng bạo lực để thủ tiêu nhau giữa các
mặt đối lập. Các mặt đối lập cùng tồn tại trong một sự vật thống nhất như
một chỉnh thể trọn vẹn nhưng chúng không nằm yên bất động một chỗ mà
điều chỉnh chuyển hoá lẫn nhau tạo thành động lực phát triển của sự vật. Sự
5



đấu tranh chuyển hoá, bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt trong thế
giới khách quan thể hiện ở nhiều mặt khác nhau. Sau khi mâu thuẫn được
giải quyết thì sự thống nhất của hai mặt đối lập cũ được thay thế bởi sự
thống nhất của hai mặt đối lập mới, hai mặt đối lập mới tiếp tục đấu tranh
chuyển hoá tạo thành mâu thuẫn. Và khi mâu thuẫn được giải quyết, sự vật
mới được hình thành. Kết quả của đấu tranh là sự chuyển hóa của các mặt
đối lập, biến đổi từ trạng thái cũ sang trạng thái mới, ln là tuyệt đối vĩnh
viễn.
Việc hình thành, phát triển và giải quyết là một quá trình diễn ra từ đơn
giản đến phức tạp, gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những đặc
điểm riêng.
- Giai đoạn hình thành mâu thuẫn: Mâu thuẫn biểu hiện ra ở sự khác nhau
của hai mặt đối lập song không phải sự khác nhau nào cũng là mâu thuẫn.
Mâu thuẫn là do sự khác nhau bề ngoài, khác nhau bản chất mà chỉ hai
mặt khác nhau nào liên hệ hữu cơ với nhau trong một chỉnh thể có khuynh
hướng phát triển trái ngược nhau mới tạo thành giai đoạn đầu của mâu
thuẫn, trong giai đoạn này sự đấu tranh chia rõ và gay gắt.
- Giai đoạn phát triển mâu thuẫn: Trong quá trình phát triển của mâu thuẫn,
sự khác nhau biến thành đối lập, khi đó hai mặt đối lập càng rõ, càng sâu
sắc thì sự đấu tranh xung đột càng gay gắt và quyết liệt.
- Giai đoạn giải quyết mâu thuẫn: Khi điều kiện chín muồi thì hai mặt
chuyển hóa lẫn nhau và mâu thuẫn được giải quyết.
Ví dụ: Trong hồn cảnh sống của bạn A xuất hiện một mâu thuẫn. Đó là
mâu thuẫn giữa việc có tiền ít và nhu cầu muốn đi du lịch nhiều. Khi mâu
thuẫn này phát triển đến mức bạn A không đi du lịch nhiều thì khơng thể
thấy vui vẻ, nên bạn A đã quyết tâm học tiếng Anh để đi kiếm tiền nhiều
hơn. Kiếm được tiền nhiều nghĩa là mâu thuẫn đã được giải quyết. Cuộc
sống cũ của A được thay bằng cuộc sống mới vui vẻ hơn.
6



Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội có giai cấp
đối kháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên tiến với quan hệ sản xuất
lạc hậu, kìm hãm nó diễn ra gay gắt và quyết liệt. Chỉ có thơng qua các
cuộc cách mạng xã hội bằng nhiều hình thức kể cả bạo lực mới có thể giải
quyết được mâu thuẫn một cách căn bản.
Sự vật, hiện tượng nào cũng có mâu thuẫn, đối lập tồn tại trong tự nhiên,
xã hội hay ngay cả trong tư duy, nhận thức ở mỗi người. Chẳng hạn khi
quan điểm phương Tây du nhập vào thì chúng ta suy nghĩ và sống rất
thoáng, nhưng ngược lại ở chỗ khác thì vẫn giữ quan niệm truyền thống,
bảo thủ và lạc hậu. Từ đó dẫn đến sự đối lập giữa cái hiện đại - truyền
thống, giữa cái bảo thủ lạc hậu - tích cực tiến bộ. Khi hai mặt đối lập xung
đột với nhau gay gắt thì sẽ xảy ra mâu thuẫn, đến một lúc nào đó thì mâu
thuẫn sẽ được giải quyết bằng con đường đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Khi mâu thuẫn tác động qua lại thì sự đấu tranh giữa các mặt đối lập quy
định sự thay đổi tất yếu của các mặt tác động và làm cho mâu thuẫn phát
triển. Vì vậy Lênin đã khẳng định rằng: “Sự phát triển là một cuộc đấu
tranh giữa các mặt đối lập”. Cứ như thế, đấu tranh giữa các mặt đối lập làm
cho sự vật biến đổi không ngừng từ thấp lên cao, chính vì vậy Mác viết:
“Cái cấu thành bản chất của sự vận động biện chứng chính là sự cùng nhau
tồn tại của hai mặt đối lập, sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập ấy và sự dung
hợp của hai mặt ấy thành một phạm trù mới”. Sự đấu tranh sẽ gắn liền với
tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển.
 Sự chuyển hóa của các mặt đối lập
Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt và đến một lúc nào đó khi đã đủ
điều kiện chín muồi thì sự thống nhất cũ bị tiêu diệt, các mặt đối lập cũng
bị tiêu diệt, chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết, hình thành sự
thống nhất mới. Khơng phải cuộc đấu tranh nào cũng đều dẫn đến sự
chuyển hóa giữa chúng. Chỉ khi cuộc đấu tranh của các mặt đối lập phát

7


triển đến một mức độ nhất định và tổng hợp đủ những điều kiện cần thiết
thì sự chuyển hố mới diễn ra. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập là sự giải
quyết các mâu thuẫn, loại trừ và phủ định lẫn nhau dẫn đến sự biến mất của
cái cũ và sự ra đời của cái mới, sự vật cũ mất đi và sự vật mới ra đời. Trong
tự nhiên, sự chuyển hoá của các mặt đối lập thường diễn ra một cách tự
phát, còn trong xã hội, sự chuyển hố của các mặt đối lập phải thơng qua
hoạt động có ý thức của con người.
Các mặt đối lập có thể chuyển hóa với nhau qua ba hình thức:
- Các mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau, mặt đối lập này thành mặt đối lập
kia và ngược lại nhưng ở trình độ cao hơn về phương diện vật chất của
sự vật. Ví dụ: Mâu thuẫn giữa tư sản và vơ sản biểu hiện thành cuộc
cách mạng vô sản lật đổ giai cấp tư sản.
- Cả hai mặt đối lập đều mất đi và chuyển hóa thành mặt đối lập mới.
Ví dụ: Giải quyết mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ (chế độ phong
kiến), thì xã hội lại xuất hiện mâu thuẫn mới là mâu thuẫn giữa tư sản và
vô sản (chế độ TBCN)
- Các mặt đối lập thâm nhập vào nhau, cải biến lẫn nhau.
Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là hai xu hướng tác động
khác nhau của các mặt đối lập để tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn
bao gồm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập, khơng có
sự thống nhất thì cũng khơng có sự đấu tranh. Thống nhất và đấu tranh
trong mâu thuẫn biện chứng không thể tách rời nhau, luôn tồn tại cùng
nhau và làm tiền đề phát triển cho nhau. Sự vận động và phát triển bao giờ
cũng có tính ổn định và tính thay đổi. Sự phát triển của sự vật, hiện tượng
và quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn là hai q trình
gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì
đấu tranh giữa các mặt đối lập quy định sự thay đổi của các mặt đang tác

động và làm cho mâu thuẫn phát triển. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt
8


đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau và sau đó mâu thuẫn được
giải quyết. Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất
mới, sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế bao hàm mâu thuẫn mới,
mâu thuẫn mới lại tiếp tục phát triển và giải quyết. Do đó sự vật, hiện
tượng cũ ln chuyển hóa thành sự vật mới tiến bộ hơn, cứ như vậy mà các
sự vật hiện tượng thường xuyên biến đổi và phát triển không ngừng.
- Các loại mâu thuẫn:
 Dựa vào quan hệ đối với sự vật được xem xét: ta có mâu thuẫn bên
trong và mâu thuẫn bên ngoài.
 Dựa vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật: ta
có mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn khơng cơ bản
 Dựa vào vai trị của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự
vật trong một giai đoạn nhất định: mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ
yếu.
 Dựa vào tính chất của các quan hệ lợi ích trong xã hội: phân chia thành
mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn khơng đối kháng.
Tóm lại: Từ những lý luận về mâu thuẫn ta có thể thấy trong thế giới
khách quan thì sự vật, hiện tượng nào cũng chứa đựng bên trong bản thân
nó những mặt, những thuộc tính có khuynh hướng phát triển trái ngược
nhau. Sự đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập trong những điều
kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan,
phổ biến của thế giới. Nó có tính khách quan vì là cái vốn có và là bản chất
chung của sự vật hiện tượng. Mâu thuẫn xuất hiện được giải quyết, sự vật
cũ mất đi, sự vật mới hình thành, sự vật mới lại nảy sinh các mặt đối lập,
mâu thuẫn mới và được giải quyết. Các mặt đối lập này lại đấu tranh
chuyển hoá và phủ định lẫn nhau để tạo thành một sự vật mới. Vịng lặp

diễn ra tuần hồn và như vậy mà các sự vật, hiện tượng trong thế giới

9


khách quan thường xuyên phát triển và biến đổi không ngừng. Vì vậy, mâu
thuẫn là nguồn gốc và động lực của mọi sự phát triển, vận động.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Mâu thuẫn của các sự vật, hiện tượng là phổ biến khách quan nên phải
tôn trọng, thừa nhận những cái mặt đối lập và đấu tranh thì mới có sự phát
triển.
Phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn để tìm ra giải pháp phù hợp; xem
xét vai trị, trạng thái, mối quan hệ giữa các mâu thuẫn và điều kiện chuyển
hóa của chúng, tránh cứng nhắc, máy móc...
Nắm vững nguyên tắc và tìm ra giải pháp để giải quyết mâu thuẫn dựa
trên sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, khơng thỏa hiệp hay điều hịa mâu
thuẫn, khơng nóng vội, không bảo thủ.
II. VẬN DỤNG QUY LUẬT MÂU THUẪN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT
MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Tăng trưởng kinh tế và bảo vệ mơi trường chính là hai yếu tố quan trọng
của công cuộc phát triển bền vững, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng
với nhau. Bảo vệ môi trường là cơ sở, nền tảng để tăng trưởng kinh tế bền
vững và tăng trưởng kinh tế hợp lý lại là mục tiêu, động lực để bảo vệ môi
trường. Hiện nay, giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo
vệ môi trường là yêu cầu cấp thiết đối với các quốc gia đang trên con
đường phát triển và hội nhập quốc tế. Một trong những vấn đề để giải quyết
mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường là
nghiên cứu, vận dụng quy luật mâu thuẫn một cách sáng tạo, phù hợp.

1. Tăng trưởng kinh tT và bao vệ môi trường
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về số lượng, chất lượng, tốc độ, quy
mô và sản lượng của một nền kinh tế trong một thời gian nhất định. So với
tăng trưởng kinh tế thì phát triển kinh tế có nội dung, ý nghĩa rộng hơn, đó
10


chính là sự hồn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc
sống và đảm bảo công bằng xã hội.
Tăng trưởng kinh tế có vai trị quan trọng để thực hiện hàng loạt các vấn
đề kinh tế, chính trị, xã hội như xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm,
tăng thu nhập và phúc lợi xã hội, tăng cường quốc phịng an ninh, củng cố
chế độ chính trị. Tăng trưởng kinh tế nhanh và liên tục là khát vọng thường
xuyên của các quốc gia trên thế giới nhưng sẽ là khơng đúng và nguy hiểm
nếu tìm cách đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá. Thực tế cho thấy,
tăng trưởng kinh tế bền vững là mục tiêu tăng trưởng có hiệu quả nhất và
đang được các quốc gia trên thế giới hướng đến.
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên
ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể hay một sự vật nào đó. Mơi trường
chính là khơng gian sống của lồi người và mọi sinh vật. Môi trường là nơi
cung cấp những tài nguyên thiên nhiên như rừng, khoáng sản, động thực
vật quý hiếm,… phục vụ cho cuộc sống của con người. Nguồn nước, khơng
khí, đất là những thứ tác động trực tiếp tới sức khỏe của con người. Chắc
hẳn ai cũng đều biết rằng môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm
trọng. Đặc biệt là ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm nguồn nước, đất,… điều đó
đã và đang đe dọa tới cuộc sống của con người. Những ảnh hưởng khác
như khí hậu, sóng thần, động đất xảy ra thường xuyên với tần suất và mức
độ ngày càng nghiêm trọng. Với tình trạng ơ nhiễm mơi trường đến mức
trầm trọng như hiện nay thì muốn bảo vệ mơi trường cần có sự chung tay
giúp sức của tất cả mọi người.

Bảo vệ môi trường là bao gồm những hoạt động giữ cho môi trường
trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái.
Ngăn chặn và khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây
ra cho môi trường; khai thác, sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên. Để bảo vệ môi trường, cần kiểm soát các tác nhân gây
11


tác động lên môi trường; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ
môi trường; đồng thời, xây dựng tư duy nhận thức về đạo đức môi trường
sinh thái.
Mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ mơi trường
chính là mối quan hệ biện chứng giữa con người với tự nhiên. Mối quan hệ
này được hình thành thông qua lao động sản xuất và các hoạt động cải biến,
chinh phục tự nhiên của con người. Bảo vệ môi trường là cơ sở để thực
hiện tăng trưởng kinh tế bền vững. Môi trường tự nhiên cung cấp nguyên
liệu đầu vào cho các hoạt động kinh tế; cung cấp điều kiện cần thiết cho
phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; cung cấp không gian cho các khu vực
kinh tế, các hoạt động du lịch, vui chơi và giải trí. Đồng thời, mơi trường
cịn là nơi tiếp nhận và chứa đựng các phế thải từ các quá trình sản xuất và
sinh hoạt của con người. Tăng trưởng kinh tế hợp lý là điều kiện thiết yếu
để bảo vệ môi trường. Tăng trưởng kinh tế tạo ra của cải vật chất, thành tựu
khoa học - công nghệ hiện đại để xử lý ơ nhiễm, suy thối và sự cố môi
trường, cải tạo môi trường tự nhiên. Điều rất dễ nhận thấy và không thể bác
bỏ là: hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường sinh thái không dung hoà
được với nhau mà bộc lộ những mâu thuẫn mang tính sinh tồn ngày càng
trở nên rất rõ nét trong sự phát triển của xã hội hiện đại ngày nay. Đối với
các nước đang phát triển, nguồn tài nguyên thiên nhiên giữ một vai trị rất
to lớn, đóng góp đáng kể vào tỉ lệ tăng trưởng kinh tế. Song, nếu như chúng
ta khai thác nguồn tài nguyên này một cách quá mức sẽ dẫn đến hệ sinh

thái bị mất cân bằng nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường gia tăng. Đó chính
là hậu quả lớn nhất do tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm tới việc bảo
vệ môi trường. Dẫn đến là: Ngày càng nhìn thấy rõ được giới hạn của sự
tăng trưởng là việc chuyển đổi từ trạng thái con người bị thiên nhiên đe doạ
và phải chống lại nó trước đây, sang trạng thái con người đang đe doạ tới

12


thiên nhiên, xâm hại đến mơi trường, trong khi đó thì mơi trường là yếu tố
quan trọng khơng thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của chính con người.
2. Thực trạng của mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tT và bao vệ môi
trường
a) Những thành tựu
Thứ nhất, các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất công
nghiệp ngày càng tăng, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện,
cơ sở công nghiệp tăng, quy mô sản suất ngày càng được mở rộng. Sự biến
chuyển tích cực của 2.500 doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia khảo sát với
kết quả tổng số việc làm do các doanh nghiệp này tạo ra tăng 5,2%, trong
khi tỉ lệ doanh nghiệp rút khỏi thị trường hằng năm giảm còn 8,2%. Năm
nay, tăng trưởng GDP sẽ đạt 6,7%, thậm chí cao hơn, tạo nền tảng cho tăng
trưởng năm 2019 và cả giai đoạn 5 năm 2016 - 2020. Điều này một lần nữa
đã được khẳng định tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội.
Thứ hai, thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp phát triển, đẩy nhanh q trình
cơng nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy hoạt động thương mại
xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Thứ ba, cơ cấu lao động xã hội và lao động nông thôn tăng nhanh theo
hướng lao động công nghiệp; giải quyết việc làm cho người lao động.
Thứ tư, việc sử dụng quỹ đất trong xây dựng những khu công nghiệp,

cụm công nghiệp tập trung ngày càng đạt hiệu quả cao.
Thứ năm, công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ngày càng
được quan tâm, đầu tư, tạo sự chuyển biến tích cực để phát triển bền vững.
Cơng tác quan lý, bảo vệ môi trường được tăng cường; huy động nhiều
nguồn lực để đầu tư hạ tầng và bảo vệ mơi trường, góp phần từng bước cải
thiện chất lượng môi trường, kiềm chế tốc độ gia tăng ô nhiễm môi trường.

13


Thứ sáu, hiệu quả thực thi các chính sách, pháp luật về bảo vệ môi
trường ngày càng được nâng cao.
b) Những hạn chế
Thứ nhất, công tác quản lý của nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ mơi
trường cịn chưa chặt chẽ, hiệu lực và hiệu quả chưa cao. Việc lồng ghép
công tác bảo vệ môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
nước ta chưa hợp lý. Năng lực quản lý môi trường chưa được nâng cao. Hệ
thống tổ chức bộ máy quản lý môi trường còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng
yêu cầu đặt ra hiện nay.
Thứ hai, cịn xảy ra nhiều điểm nóng về khai thác gỗ và khai thác khoáng
sản trái phép. Điển hình là vụ phá rừng gỗ quý pơ mu trăm tuổi ở huyện
Nam Giang – Quảng Nam, phá rừng phòng hộ sông Tranh; khai thác vàng
trái phép ở khu vực mỏ vàng Bồng Miêu, mỏ vàng Phước Sơn; khai thác
khoáng sản trái phép ở TP. Phú Quốc.
Thứ ba, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ mơi trường đang cịn thiếu và lạc hậu,
chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
Thứ tư, ô nhiễm môi trường do phát triển kinh tế chưa được kiểm soát và
xử lý một cách triệt để. Các hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra ô nhiễm
mơi trường đất, nước, khơng khí ngày càng nghiêm trọng. Kết quả nghiên
cứu môi trường ở Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) đã cho thấy

rằng: thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trong 10 tỉnh thành phố được
điều tra có tỉ lệ ơ nhiễm mơi trường cao nhất, đặc biệt là ở các khu công
nghiệp trọng điểm.
c) Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân khách quan: Nước ta có địa hình phức tạp, chịu nhiều thiên
tai, kinh tế cịn nghèo nên nguồn kinh phí đầu tư cho bảo vệ mơi trường
cịn hạn hẹp; khơng có nhiều điều kiện để đầu tư mở rộng và nâng cấp hạ

14


tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường hiện đại cũng như tăng cường đội ngũ cán
bộ chuyên trách bảo vệ môi trường tự nhiên.
Nguyên nhân chủ quan: Do nhận thức, ý thức trách nhiệm của chính
quyền, doanh nghiệp và người dân trong cả nước ta cịn nhiều hạn chế. Về
phía các cơ quan chức năng, do chưa phát huy được hết chức trách, nhiệm
vụ được giao nên công tác quản lý mơi trường cịn nhiều bất cập, chồng
chéo, hiệu quả, hiệu lực chưa cao. Cịn về phía các doanh nghiệp, vì chạy
theo lợi nhuận nên gây ra nhiều hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
3. Giai pháp khắc phục
Sự vận động và biến đổi của các mối quan hệ này được thể hiện cụ thể
dưới dạng mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đang phát triển, sự khai thác
tài nguyên thiên nhiên và môi trường với sự phát triển kinh tế của nước ta
không ngừng xuất hiện và không ngừng được giải quyết xuyên suốt tiến
trình lịch sử.
Việc tìm kiếm các cách thức để đáp ứng nhu cầu của kinh tế, xã hội chính
là yếu tố chính yếu trong việc thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển mâu thuẫn
giữa sự tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Sự kiện ra đời của động
cơ máy hơi nước do Jame Watts phát minh đã đánh dấu bước ngoặt cách
mạng khi chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh cơng

nghiệp. Do đó mẫu thuẫn giữa kinh tế và môi trường trong xã hội tư bản đã
bị đẩy lên chưa từng có. Vấn nạn cạn kiệt các nguồn tài ngun thiên nhiên
gắn liền với tình trạng ơ nhiễm mơi trường sống xung quanh chúng ta. Hậu
quả là đã dẫn đến những cuộc khủng hoảng sinh thái cục bộ và đe dọa đến
một cuộc khủng hoảng sinh thái toàn cầu. Ngay tại Việt Nam chúng ta,
khơng khó để có thể bắt gặp tình trạng ơ nhiễm cục bộ ngay tại các thành
phố lớn và ngun nhân chính có thể đến từ các nhà máy, khu công nghiệp
lớn của thành phố.

15


Để giải quyết các vấn đề xoay quanh môi trường phát sinh trong quá
trình phát triển kinh tế cần triển khai các giải pháp đồng bộ, hợp lí, nghiêm
túc cần có sự phối hợp của các bên liên quan như là của các cấp chính
quyền, cộng đồng của các doanh nghiệp, thương nghiệp,… Phát triển “bình
đẳng và cân đối” giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường vừa là yêu
cầu, vừa là mục tiêu của phát triển bền vững. Nhà nước nhận thấy điều đó
và đưa ra các giải pháp nghiêm ngặt như sau:
a) Giải pháp quy hoạch
Tổ chức phân bố lại các địa bàn sản xuất công nghiệp theo phương thức
tập trung và quy hoạch hợp lí hơn. Tiến hành xây dựng các khu chế xuất,
khu công nghiệp tập trung tại các thành phố trọng điểm của nước ta như
thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Cần Thơ,
… Ý nghĩa của việc đó giúp phát triển sản xuất, nâng cấp các khu đơ thị
bằng việc di dời các khu xí nghiệp, nhà máy ra khỏi khu dân cư để có thể
làm sạch mơi trường, khơng khí, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và hạn chế
được các sự cố công nghiệp gây tổn hại về tiền của và sức khỏe của cộng
đồng.
Quy hoạch các hệ thống cây xanh trong các khu đô thị, trên đường đảm

bảo tỉ lệ phủ xanh thích hợp nhằm mục đích cải thiện được chất lượng của
khơng khí, chống xói mịn đất cũng như là tạo ra được khơng gian và mơi
trường xung quanh cho người dân có thể giải trí.
Tiến hành xây dựng các trạm xử lí nước thải đơ thị và các trạm xử lí
nước đạt chuẩn tập trung tại các khu chế xuất, khu công nghiệp. Tách riêng
các hệ thống xử lí nước thải, nước sinh hoạt và hệ thống thoát nước với
nhau nhằm hạn chế sự tắt nghẽn đường ống thoát nước.
b) Giải pháp quản lí
Nhà nước nhận thấy sự ơ nhiễm ngày một tăng lên khi chúng ta quá chú
trọng vào tăng trưởng kinh tế và đưa ra các luật pháp nghiêm ngặt để giảm
16


thiểu sự ơ nhiễm. Về trách nhiệm hình sự, theo Điều 235 Bộ luật Hình sự
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), hành vi gây ô nhiễm môi trường có
thể bị phạt tù lên tới 7 năm, phạt tiền lên tới 3 tỷ đồng, cấm đảm nhiệm
chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm đối với cá
nhân.
Mặt khác nhà nước cần phải thường xuyên kiểm sốt nghiêm ngặt thường
xun, thanh tra mơi trường trong các khu cơng nghiệp, khuyến khích và
bắt buộc áp dụng các biên pháp xử lí chất thải để khơng gây ra ô nhiễm môi
trường như hiện nay. Cần phải ra sức khuyến khích, tuyên truyền các doanh
nghiệp, nhà máy tích cực đổi mới các thiết bị công nghệ, đổi mới sản phẩm
đạt chuẩn quốc tế. Bố trí các cán bộ, công nhân viên chuyên trách chăm lo
bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp hay từng khu vực nhất định
để có thể quản lí chặt chẽ hơn cơng tác bảo vệ môi trường ở từng cơ sở,
khu công nghiệp.
Áp dụng biện pháp kinh tế trong quản lý môi trường như: đánh thuế các
sản phẩm có thể và gây ơ nhiễm đến mơi trường, thu lệ phí với các hoạt
động kinh tế gây ô nhiễm môi trường, cấm hoạt động đối với các cơ sở sản

xuất gây ô nhiễm môi trường; xử lý nghiêm và kiên quyết các hành vi vi
phạm về môi trường của các tổ chức, cá nhân theo Luật Môi trường ban
hành; ưu đãi, đầu tư cho các hoạt động kinh tế thân thiện, cải thiện với mơi
trường tự nhiên theo chiều hướng tích cực.
Phát triển việc giáo dục và nâng cao nhận thức cá nhân mỗi người cũng
hết sức cần thiết. Với việc ô nhiêm môi trường ở nước ta đang ngày càng
trầm trọng thì sự tuyên truyền giáo dục, xây dựng những thói quen lành
mạnh, thân thiện với môi trường là thực sự cần thiết làm tiền đề cho các
hành vi tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng sau này.
c) Giải pháp cơng nghệ

17


Tích cực đẩy mạnh các cơng tác nghiên cứu khoa học và cơng nghệ, kiểm
sốt và phát huy các máy móc hiện đại. Con người đã có cơ sở vật chất, kĩ
thuật vững chắc để giải quyết các mâu thuẫn giữa kinh tế và môi trường,
nhưng sự phát triển kinh tế ngày càng gia buộc chúng ta phải chuyển sang
một chiến lược phát triển mới đó là chiến lược phát triển bền vững bởi vì
chỉ có sự phát triển bền vững thì con người với tư cách là chủ thể tích cực
mới có thể thực hiện sự tương tác thỏa hiệp hay dung hòa các hệ thống giữa
kinh tế và mơi trường. Có nghĩa là có thể hài hịa các mục tiêu cơ bản của
sự phát triển xã hội của nước ta.
Ưu tiên phát triển công nghệ thân thiện với môi trường và cố gắng tái sử
dụng các chất thải tái chế. Nghiên cứu, phát triển cơng nghệ xử lí chất thải,
nước thải nguy hại và khó phân hủy sinh học theo thời gian. Đa dạng hóa
các loại vật liệu mới, ưu tiên sử dụng các nguyên vật liệu trong nước để
phục vụ các trang thiết bị xử lí chất thải.
Trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn vật chất đang còn tiềm
tàng của giới tự nhiên, chúng ta có thể xây dựng cho mình được một nền

công nghiệp công nghệ cao, công nghệ “xanh và sạch” để vừa đáp ứng
được nhu cầu phát triển kinh tế vừa bảo vệ và không ngừng nâng cao chất
lượng môi trường sống xung quanh. Chỉ khi chúng ta thật sự có thể làm
được điều này thì mới có thể xóa bỏ được mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh
tế và ô nhiễm môi trường như hiện nay tại nhiều nơi.
Các chính sách, luật pháp được nhà nước ta đặt ra đã giúp cho kinh tế
Việt Nam phát triển và tăng trưởng. Tuy nhiên hệ quả mà việc tăng trưởng
kinh tế cũng như đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa đem đến gây nên những bất
cập về môi trường ở các khu vực đô thị và các khu công nghiệp ở Việt
Nam.
Nhà nước ta đã nhận thấy điều đó và để đảm bảo cho sự phát triển bền
vững của nước ta, hiện nay việc nâng cao năng lực quản lí nhà nước ở các
18


khu công nghiệp, khu đô thị là một nhu cầu vô cùng cấp bách. Nhà nước ta
vẫn luôn đề ra các chính sách, luật pháp nghiêm ngặt để giảm thiểu sự ơ
nhiễm, các kế hoạch, biện pháp hành chính, việc động viên sự tham gia của
cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ môi trường sống nhằm nâng cao chất
lượng đời sống của chúng ta. Vì vậy cá nhà máy cũng đã ý thức hơn và có
những biện pháp thiết yếu nhằm phục vụ mục đích của nhà nước ta.

KẾT LUẬN
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập hay còn gọi là quy
luật mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan phổ biến, nó tồn tại trong
mọi giai đoạn phát triển của tất cả các sự vật, hiện tượng. Quy luật này
chính là hạt nhân của phép biện chứng, nó chỉ ra cơ sở, động lực, nguồn
gốc của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng dẫn đến sự mất đi
của cái cũ và sự ra đời của cái mới tiến bộ hơn. Do đó, trong hoạt động
nhận thức hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải nhận thức được bản chất,

khuynh hướng vận động phát triển của sự vật, hiện tượng để từ đó tìm ra
được phương thức, phương tiện và lực lượng có khả năng giải quyết mâu
thuẫn và tổ chức thực hiện để giải quyết mâu thuẫn.
Trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, việc xây dựng và phát triển nền kinh
tế thị trường ở nước ta đạt được nhiều thành quả to lớn. Tuy nhiên, đi kèm
với quá trình tăng trưởng kinh tế thì mơi trường ngày càng bị ơ nhiễm một
cách nghiêm trọng. Chính vì vậy trong giai đoạn nước ta đang đẩy mạnh sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế ngày
càng sâu, rộng thì sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta có thành cơng hay
khơng phụ thuộc vào việc giải quyết hài hòa các mâu thuẫn trên. Vấn đề đặt
ra là chúng ta phải nghiên cứu những mâu thuẫn đó và tìm ra phương
hướng giải quyết chúng. Bởi vì việc giải quyết những mâu thuẫn ấy chính
19


là động lực để chúng ta thực hiện các mục tiêu CNXH mà Đảng và Nhân
dân ta đang xây dựng đó là: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng,
văn minh”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hội đồng biên soạn giáo trình mơn Triết học Mác - Lênin. (2019). Giáo
trình triết học Mác - Lênin, NXB: Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Giáo trình Triết học Mác - Lênin,
NXB: Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
[3] />[4] Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập – Học luật:
/>[5] Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập - Wikipedia
[6] />
20



21


×