Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.08 KB, 9 trang )

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI
QUÝ I - NĂM 2012
Giá trị sản xuất công
nghiệp tháng 3 ước thực hiện
557,6 tỷ đồng, 3 tháng ước thực
hiện 1.514 tỷ đồng, đạt 22,6% kế
hoạch năm, tăng 25,8% so với
cùng kỳ. Trong đó: Công nghiệp
khai thác và sản xuất vật liệu xây
dựng tháng 3 ước thực hiện 17,9
tỷ đồng, 3 tháng ước thực hiện
49,4 tỷ đồng, đạt 21,5% so với kế
hoạch năm, tăng 2,8% so với
cùng kỳ; Công nghiệp chế biến
tháng 3 ước thực hiện 368,4 tỷ
đồng, 3 tháng ước thực hiện
992,8 tỷ đồng, đạt 26,15% so với
kế hoạch năm, tăng 0,1% so với
cùng kỳ; Công nghiệp sản xuất
và phân phối điện nước tháng 3
ước đạt 171,3 tỷ đồng, 3 tháng
ước thực hiện 471,9 tỷ đồng, đạt
17,6% kế hoạch năm, tăng gấp
2,9 lần so với cùng kỳ.
Chỉ số giá tiêu dùng
chung của toàn tỉnh tháng 3/2012
giảm 0,6% so với tháng trước và
tăng 12,53% so với cùng tháng
năm trước. Tính chung 3 tháng
chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,85%
so với tháng 12 năm trước; trong


đó: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn
uống tăng 1,2%; nhóm đồ uống
và thuốc lá tăng 0,82%; nhóm
may mặc, mũ nón, giầy dép tăng
0,39%; nhóm nhà ở, điện, nước,
chất đốt - VLXD tăng 8,52%;
nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình
tăng 0,58%; nhóm hàng hoá và
dịch vụ khác tăng 3,15%; Chỉ số
giá vàng giảm 2,57% và Đô la Mỹ
tăng 0,04% so với tháng 12 năm
trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa
và doanh thu dịch vụ tháng 3/2012
ước đạt 1.495,11 tỷ đồng. Lũy kế 3
tháng tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ ước đạt
5.882,69 tỷ đồng, đạt 28,46% so
với kế hoạch và tăng 35,36% so
với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
kinh tế Nhà nước ước đạt 381,15
tỷ đồng chiếm tỷ trọng 6,48%;
kinh tế tập thể đạt 0,829 tỷ đồng
chiếm tỷ trọng 0,014 %; kinh
tế cá thể đạt 3.067,85 tỷ đồng
chiếm tỷ trọng 52,15%; kinh
tế tư nhân đạt 2.432,85 tỷ
đồng chiếm tỷ trọng 41,36%.
Kim ngạch xuất khẩu
ước thực hiện tháng 03/2012

đạt 21,2 triệu USD; Lũy kế 3
tháng ước đạt 55,72 triệu
USD, đạt 22,29% so với kế
hoạch năm, giảm 55,04% so
với cùng kỳ. Ước thực hiện 3
tháng các mặt hàng xuất khẩu
chủ yếu đều giảm so với cùng
kỳ: Cà phê 12.637,93
tấn/22,292 triệu USD, giảm
67,32% về lượng và giảm
71,81% giá trị; mủ cao su
3.148,38 tấn/10,491 triệu
USD; giảm 41,81% về lượng
và giảm 62,66% về kim ngạch;
gỗ tinh chế ước đạt 3,559 triệu
USD giảm 19,75%; sắn lát
27.140,49 tấn/6,462 triệu
USD, tăng 60,9% về lượng và
tăng 42,43% về kim ngạch.
Hàng khác ước đạt 12,915
triệu USD; tăng 70,03%.
Nhập khẩu ước thực
hiện 3 tháng đạt 1,218 triệu
USD, mặt hàng nhập khẩu chủ
yếu là gỗ và nguyên phụ liệu./.

(P.KHTH)
Ảnh minh họa: khai thác đá
Ảnh minh họa: Chợ huyện Chư Păh
ĐOÀN CÁN BỘ THAM TÁN, TÙY VIÊN THƯƠNG MẠI THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI GIA LAI

Sáng ngày 01/03/2012 Đoàn
cán bộ Tham tán, Tuỳ viên thương
mại Việt Nam tại các nước Lào, Nga,
Israel, Romania,Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nam Phi, Hồng Kông, Thái
Lan, đã đến thăm và làm việc tại Sở
Công Thương tỉnh Gia Lai. Tham dự
buổi làm việc có Giám đốc Sở Công
Thương tỉnh Gia Lai ông Huỳnh
Ngọc Tục, Phó Giám đốc Sở Công
Thương ông Nguyễn Ngọc Huynh và
đại diện lãnh đạo các phòng ban
thuộc Sở cùng với các doanh nghiệp
xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Báo cáo với đoàn Tham tán,
Tuỳ viên thương mại Việt Nam, đại
diện Sở Công Thương tỉnh Gia Lai
đã trình bày sơ lược về điều kiện tự
nhiên, vị trí địa lý, hạ tầng cơ sở, hạ
tầng kỹ thuật và tình hình hoạt động
xuất nhập khẩu của tỉnh Gia Lai.
Trong năm 2011 kim ngạch
xuất khẩu đạt 347,59 triệu USD,
hàng nông sản chiếm tỷ trọng từ 60-
70% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thị
trường xuất khẩu chủ yếu Châu Á,
Châu Âu và Châu Mỹ, trong đó thị
trường Châu Á chiếm tỷ trọng hơn
50%, Châu Âu chiếm tỷ trọng 28-
30%, Châu Mỹ chiếm 12-15% còn lại

là các khu vực khác. Kim ngạch nhập
khẩu năm 2011 đạt 23,96 triệu USD,
mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là gỗ
tròn, gỗ xẻ, phân bón và máy móc
thiết bị.
Qua buổi thảo luận, trao đổi
với các Tham tán, Tuỳ viên thương
mại Việt Nam về rào cản thương mại
và tình hình kinh tế Biên mậu tại
Cửa khẩu. Đại diện các doanh
nghiêp xuất khẩu tỉnh Gia Lai đều có
ý kiến với đoàn Tham tán những
điều mà các doanh nghiệp hiện nay
đang thiếu và đang rất cần là thông
tin về thị trường, thông tin về văn
hóa tập tục của thị trường các nước.
Việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu
đối với doanh nghiệp rất khó khăn
nếu không được sự hỗ trợ từ các bộ,
ngành chức năng, đặc biệt là việc hỗ
trợ về thông tin thị trường và thông
tin thương nhân từ phía các Tham
tán thương mại cung cấp cho doanh
nghiệp.
Các Tham tán và Tuỳ viên
thương mại Việt Nam cũng đã giới
thiệu sơ lược về thị trường các nước
với các doanh nghiệp tỉnh Gia Lai.
Ông Bùi Huy Hoàng - Tham tán
Thương mại Việt Nam tại Trung

Quốc cho biết tiềm năng của thị
trường Trung Quốc là rất lớn, hiện
nay Việt Nam có 3 Thương vụ ở 3
tỉnh của Trung Quốc và đang chuẩn
bị mở 5 Văn phòng Xúc tiến Thương
mại ở nước này. Các địa phương
phía Tây Nam Trung Quốc sẽ là thị
trường hấp dẫn của các doanh
nghiệp Việt Nam trong thời gian tới,
khi các văn phòng xúc tiến thương
mại của Việt Nam chính thức đi vào
hoạt động .
Ông Nguyễn Việt Hải -
Tham tán thương mại Việt Nam tại
Israel cũng cho biết Israel là một
nước nhỏ dân ít nhưng GDP cao gấp
10 lần Việt Nam. Đây là thị
trường có tiềm năng rất lớn về
hàng công nghệ cao và các thiết
bị máy móc phục vụ cho sản
xuất. Nhưng làm thế nào để
hàng hoá Việt Nam có thể xuất
khẩu vào thị trường này là vấn
đề cần quan tâm hiện nay.
Đối với thị trường Nam
Phi, được đánh giá là một trong
những nước có nền sinh học đa
dạng nhất trên Thế giới với
nhiều loại động thực vật hoang
dã quý hiếm và phong phú. Mặc

dù nền kinh tế Nam Phi khá nhỏ
nhưng vẫn là nền kinh tế vượt
trội nhất của Châu Phi. Theo số
liệu thống kê Trong năm 2011
Việt Nam xuất khẩu 1,8 tỷ USD
sang thị trường Nam Phi, các
mặt hàng chính xuất khẩu sang
thị trường Nam Phi chủ yếu là
đá quý, kim loại, giày dép, máy
vi tính, hàng dệt may, cà phê,
than đá…. Trong số các mặt
hàng kể trên thì đá quý, kim loại
và các sản phẩm đá là mặt hàng
đạt kim ngạch cao nhất. Ông
Triệu Hồng Đăng - Tùy viên
thương mại Việt Nam tại Nam
Phi cho biết thêm các thông tin
và các trường hợp xử lý rủi ro
khi thực hiện hợp đồng.
Tham tán thương mại
Việt Nam tại Lào Ông Trần Bảo
Giám, Trưởng đoàn phát biểu
kết thúc buổi làm việc. Ông đã
cho biết thêm về cách tháo gỡ
Đoàn công tác Bộ Công Thương về thăm và làm việc tại Sở Công Thương Gia Lai
khó khăn và các thủ tục thông quan
tại các Cửa khẩu biên giới, cách trao
đổi thông tin và xử lý thông tin giữa
các doanh nghiệp và Tham tán
thương mại tại các nước.

Tham tán thương mại các
nước đã kiến nghị Bộ Công Thương
xây dựng đề án khảo sát thực tế để
tháo gỡ và xử lý vướng mắc cho
doanh nghiệp. Thành lập cơ chế trao
đổi thông tin 2 chiều, tránh tình trạng
doanh nghiệp cần thông tin nhưng
cung cấp thông tin lại không có địa
chỉ cụ thể để Tham tán thương mại
cung cấp những thông tin cần thiết,
đôi lúc cũng có trường hợp thông tin
gửi đi nhưng không có thông tin
phản hồi, điều này chứng tỏ doanh
nghiệp chưa quan tâm đến việc xác
minh thông tin thương nhân để tránh
rủi ro cho chính mình khi xuất khẩu
hàng hóa.
Tại buổi làm việc, các Tham
tán và Tuỳ viên thương mại Việt
Nam đều bày tỏ nỗ lực làm cầu
nối cho các doanh nghiệp Việt
Nam với doanh nghiệp các nước
nhằm mở rộng thị trường và
tăng sức cạnh tranh của hàng
hoá xuất khẩu Việt Nam trên thị
trường thế giới, nâng cao hơn
nữa hiệu quả hoạt động của các
cơ quan tham tán thương mại
trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế./.

(Huy Hoàng- XTTM)
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN GỖ GẮN VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ
RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI ĐẾN NĂM 2020
Ngày 05 tháng 3 năm 2012, Ủy
ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy
hoạch phát triển các cơ sở chế biến gỗ
gắn với công tác quản lý bảo vệ rừng
trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2020
theo Quyết định số 82/QĐ-UBND.
Theo đó, mục tiêu nguyên tắc, điều
kiện hoạt động của các cơ sở chế
biến gỗ và Quy hoạch định hướng
phát triển các cơ sở chế biến gỗ như
sau:
1. Mục tiêu:
1.1. Mục tiêu chung:
Đến năm 2020 công nghiệp
chế biến gỗ là một bộ phận quan
trọng trong ngành công nghiệp chế
biến của tỉnh. Chuyển hướng sử dụng
gỗ nguyên liệu từ rừng tự nhiên sang
hướng sử dụng gỗ rừng trồng và gỗ
nhập khẩu. Lấy thị trường làm mục
tiêu và động lực phát triển, tăng giá
trị kim ngạch xuất khẩu từ 17 triệu
USD hiện nay lên 23 triệu USD năm
2015 và 30 triệu USD năm 2020; chủ
động nguồn nguyên liệu; sử dụng
công nghệ tiên tiến; sản phẩm đáp
ứng yêu cầu cạnh tranh của thị

trường trong nước và quốc tế; làm
tăng giá trị sản xuất công nghiệp để
phát triển nền kinh tế địa phương bền
vững gắn với công tác quản lý bảo vệ
rừng có hiệu quả.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Quy hoạch, sắp xếp các cơ
sở chế biến gỗ phù hợp với quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, gắn
với công tác quản lý và bảo vệ rừng
trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của
Chính phủ. Hoạt động của các cơ sở
chế biến gỗ đảm bảo đúng quy định
của pháp luật;
- Đến năm 2020, tất cả các
cơ sở chế biến gỗ được đầu tư dây
chuyền sản xuất với công nghệ và
thiết bị tiên tiến để tạo thành ngành
công nghiệp chế biến bền vững.
2. Nguyên tắc, điều kiện
hoạt động của các cơ sở chế biến
gỗ:
2.1. Nguyên tắc
- Bố trí mạng lưới các cơ sở
chế biến gỗ phù hợp với quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và
các quy hoạch khác của các ngành,
các địa phương trong tỉnh, gắn với
công tác quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng;

- Không để các cơ sở chế
biến gỗ trong rừng hoặc gần rừng,
các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
ảnh hưởng đến đời sống của dân cư.
Những cơ sở không đủ điều kiện
khuyến khích chuyển đổi ngành
nghề kinh doanh; thu hồi chức
năng sản xuất, kinh doanh, chế
biến gỗ đối với những cơ sở vi
phạm các quy định của pháp
luật.
- Quy hoạch phát triển
các cơ sở chế biến gỗ gắn với
quy hoạch phát triển vùng
nguyên liệu (bao gồm nguồn
nguyên liệu gỗ khai thác từ rừng
tự nhiên, rừng trồng trong tỉnh)
và gỗ mua từ các tỉnh trong
nước, nguồn gỗ nhập khẩu.
- Khuyến khích các nhà
đầu tư phát triển cơ sở chế biến
gỗ theo hướng hiện đại, các sản
phẩm chế biến gỗ có chất lượng
cao, thân thiện với môi trường.
Ảnh minh họa: Xưởng chế biến gỗ
2.2. Điều kiện hoạt động và
cấp mới đối với các cơ sở chế biến
gỗ:
2.2.1. Điều kiện hoạt động
của các cơ sở chế biến gỗ hiện có:

a) Có Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh ngành nghề chế biến
gỗ theo quy định pháp luật hiện hành;
b) Có Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất đúng mục đích theo quy
định của Luật Đất đai; có Giấy phép
xây dựng công trình nhà xưởng của
cơ quan có thẩm quyền; có biện pháp
đảm bảo vệ môi trường, phòng cháy
chữa cháy theo quy định của pháp
luật;
c) Có nguồn nguyên liệu gỗ
hợp pháp, ổn định (bao gồm nguyên
liệu gỗ rừng trồng, rừng tự nhiên
trong nước hoặc nguyên liệu gỗ nhập
khẩu); hoạt động ổn định có hiệu quả
kinh tế, giải quyết việc làm, góp phần
nâng cao mức tăng trưởng kinh tế
cho địa phương;
d) Về vị trí đặt cơ sở:
- Cơ sở chế biến gỗ của các
doanh nghiệp, chi nhánh:
+ Phải đặt tại trung tâm
huyện, thị xã, thành phố hoặc trong
Khu công nghiệp, cụm công nghiệp,
khu sản xuất tập trung.
+ Riêng đối với những cơ sở
chế biến gỗ đang hoạt động ổn định
có nguồn nguyên liệu gỗ đưa vào chế
biến hợp pháp, không vi phạm các

quy định của pháp luật và quy hoạch
xây dựng thì vị trí cơ sở chế biến gỗ
được giữ nguyên.
- Cơ sở chế biến gỗ của các
Hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể
phải đặt tại trung tâm xã, phường, thị
trấn hoặc trong Cụm công nghiệp,
khu sản xuất tập trung.
e) Đối với cơ sở chế biến gỗ
của Hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể
chỉ được phép mua nguyên liệu gỗ
hợp pháp, sản xuất, gia công hàng
mộc dân dụng và hàng thủ công mỹ
nghệ; không được bán nguyên liệu
gỗ (bao gồm gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ sơ
chế).
2.2.2. Điều kiện cấp mới đối
với các cơ sở chế biến gỗ:
a) Có dự án đầu tư hoặc
phương án sản xuất kinh doanh đảm
bảo nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp,
ổn định (bao gồm nguyên liệu gỗ
rừng trồng, rừng tự nhiên trong nước
hoặc nguyên liệu gỗ nhập khẩu);
b) Có Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đúng theo quy
định của Luật Đất đai; có báo cáo
đánh giá tác động môi trường hoặc
bản cam kết bảo vệ môi trường theo
quy định của pháp luật;

c) Cơ sở chế biến gỗ đảm
bảo các quy định tại điểm d và e,
khoản 2.2.1, mục 2.
3. Quy hoạch định hướng
phát triển các cơ sở chế biến gỗ:
3.1. Đối với cơ sở chế biến
gỗ của Doanh nghiệp, chi nhánh:
Ổn định và phát triển các cơ
sở chế biến gỗ có quy mô lớn, đảm
bảo các điều kiện quy định tại khoản
2.2, mục 2. Quy hoạch số lượng cơ
sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh đến
năm 2020 như sau:
- Thành phố Pleiku: tối
đa không quá 50 cơ sở;
- Thị xã An Khê và 03
huyện Chư Prông, Đức Cơ,
Kbang: mỗi địa phương tối đa
không quá 10 cơ sở;
- Thị xã Ayun Pa: tối đa
không quá 05 cơ sở;
- Các huyện còn lại: mỗi
huyện tối đa không quá 03 cơ
sở.
3.2. Đối với cơ sở chế
biến gỗ của Hợp tác xã, hộ
kinh doanh cá thể:
Quy hoạch với số lượng
cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn
xã, phường, thị trấn đến năm

2020 như sau:
- Tại địa bàn các xã: mỗi
xã có tối đa không quá 03 cơ sở.
- Tại địa bàn các
phường, thị trấn: mỗi phường,
thị trấn có tối đa không quá 10
cơ sở.
(Nội dung chi tiết Quyết
định số 82/QĐ-UBND được
đăng tải trên các Website:
sct.gialai.gov.vn và
tipcgialai.vn)./.
(Duy Lộc – TP. QLCN)
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ GIAI ĐOẠN 2011-2015
Thực hiện Quyết định số
1073/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 7 năm
2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể
phát triển thương mại điện tử giai
đoạn 2011-2015.Trên cơ sở UBND
tỉnh Gia Lai quyết định phê duyệt kế
hoạch phát triển thương mại điện tử
tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2015.
Ảnh minh họa: Các sản phẩm từ gỗ
Sở Công Thương tỉnh Gia
Lai phối hợp Trung tâm Phát triển
Thương mại Điện tử - Cục Thương
mại Điện tử và Công nghệ Thông
tin - Bộ Công Thương tổ chức 2 lớp
thương mại điện tử cho các cán bộ

quản lý nhà nước và Doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Gia Lai, trong hai
ngày 28 và 29 tháng 3 năm 2012 tại
Khách sạn Pleiku, do các chuyên
gia về Thương mại điện tử truyền
đạt gồm các nội dung chủ yếu như:
- Tổng quan về thương mại
điện tử.
- Hành lang pháp lý trong
thương mại điện tử.
- Chữ ký số và chứng thực
chữ ký số.
- Kỹ năng quản trị website
Doanh nghiệp.
- Thương mại điện tử với
Doanh nghiệp.
- Xây dựng và quản trị
website Doanh nghiệp.
- Tích hợp công cụ thanh
toán trực tuyến.
- Chiến lược tăng lượng
truy cập vào website.
(Ngọc Dự-QLTM)
LÃNH ĐẠO SỞ THƯƠNG MẠI TỈNH RATANAKIRI - CAMPUCHIA THĂM VÀ LÀM VIỆC
TẠI SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH GIA LAI
Lãnh đạo Sở Thương mại tỉnh Ratanakiri - Campuchia làm việc với Sở Công Thương Gia Lai.
Lãnh đạo 2 Sở: Sở Công Thương Gia Lai, Sở Thương mại Ratanakiri tặng quà lưu niệm
Ảnh minh họa: hướng dẫn kỹ năng quản trị Website cho doanh nghiệp

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×