Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

tác nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp và thực trạng đề kháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.4 KB, 7 trang )

TÁC NHÂN VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP
VI KHUẨN HỌC VÀ THỰC TẾ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH
BS. TS. Phạm Hùng Vân
Giảng Viên, Bộ Môn Vi Sinh, Khoa Y, ĐHYD TP. HCM
Thành viên chính của Asian Network for Surveillance of Resistant Pathogens (ANSORP)
Ủy viên Ban tư vấn quốc tế của Asian Pacific Research Foundation for Infectious Diseases (ARFID)
Trong các nghiên cứu về viêm phổi cộng đồng tại phương tây, S. pneumoniae là xem là
tác nhân hàng đầu
(1)
; theo sau đó là Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis và các tác
nhân vi khuẩn không điển hình
(2,3,4)
. Tại Việt Nam, trong một công trình nghiên cứu đa trung
tâm thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1998
(5)
; H. influenzae chòu trách nhiệm
trong 50% đến 58% các trường hợp viêm phổi và phế quản phế viêm ở trẻ em, 18% các
trường hợp đợt cấp của viêm xoan mạn tính và 24% các trường hợp viêm xoang cấp, 11% đến
27% các trường hợp viêm phổi-đợt cấp của viêm phế quản mạn tính-và phế quản phế viêm
mạn tính ờ người lớn. Một nghiên cứu khác thực hiện trên 67 bệnh nhân viêm phổi cộng đồng
đến khám và điều trò tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong năm 2001
(6)
, H. influenzae là tác
nhân hàng đầu (22%), kế đó là S. pneumoniae (12%) và M. catarrhalis (10%). Năm 2002,
trong chương trình đa quốc gia nghiên cứu viêm phổi cộng đồng của Mạng Châu Điều Tra
Các Tác Nhân Kháng Thuốc (Asian Network for Surveillance of Resistant Pathogens =
ANSORP) kết hợp với khoa hô hấp của bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện trên 81 bệnh nhân
(7)
, M.
catarrhalis là tác nhân gây bệnh của 15% các trường hợp, H. influenzae là 14%, và S.
pneumoniae là 9%. Cũng trong năm 2002, một công trình nghiên cứu thực hiện trên 53 bệnh


nhân bò viêm xoang cấp với bệnh phẩm là mủ khe giữa được lấy qua nội soi mũi họng
(8)
, H.
influenzae và S. pneumoniae là hai tác nhân chiếm tỷ lệ cao nhất, theo thứ tự là 26% và 32%ø.
Như vậy, các nghiên cứu trong và ngoài nước đều gần như thống nhất với nhau xác nhận các
vi khuẩn H. influenzae, S. pneumoniae và M. catarrhalis là 3 tác nhân hàng đầu gây nhiễm
trùng hô hấp cấp cộng đồng, từ các bệnh lý viêm mũi-họng-xoang cấp đến viêm phổi hay phế
quản phế viêm. Đây là các bệnh lý rất thường gặp không chỉ tại tại các chuyên khoa tai mũi
họng và hô hấp tại các bệnh viện mà cả tại các phòng mạch, phòng khám đa khoa, phòng
khám ngoại chẩn. Nói một các khác; H. influenzae, S. pneumoniae và M. catarrhalis là 3 loại
vi khuẩn mà các bác só đa khoa lẫn chuyên khoa thường phải đối diện trong các bệnh lý
thường gặp mỗi ngày.
H. influenzae là vi khuẩn có hình dạng que ngắn, nhỏ, Gram [-]. Dù là vi khuẩn rất
thường có mặt trong các bệnh phẩm lấy từ đường hô hấp nhưng do khó nuôi cấy nên rất ít khi
được phân lập tại các phòng thí nghiệm lâm sàng nếu không được nuôi cấy trên các môi
trường phân lập thích hợp là thạch nâu có đầy đủ hai yếu tố tăng trưởng X và V cho nó. Vi
khuẩn có kích thước nhỏ hơn các loại trực khuẩn Gram [-] dễ mọc khác nên cũng thường dễ bò
bỏ sót khi quan sát qua các phết nhuộm Gram bệnh phẩm. Đặc trưng sinh vật hoá học để đònh
danh H. influenzae là cần cả hai nhu cầu X (hemin) và V (NAD) không khó thực hiện lắm nếu
đã có hướng đònh danh ban đầu. S. pneumoniae có hình dạng song cầu Gram [+], hai đầu hơi
nhỏ giống hình kim chích máu, đây chính là một đặc điểm hình thể giúp có thể nhận dạng
được vi khuẩn và phân biệt với các Streptococci khác qua khảo sát phết nhuộm gram bệnh
phẩm hay canh cấy. S. pneumoniae cũng là vi khuẩn tương đối khó phát hiện dù cũng thường
hiện diện trong các bệnh phẩm lấy từ đường hô hấp nếu không được cấy phân lập trên môi
trường thạch phân lập thích hợp là thạch máu cừu (các phòng thí nghiệm lâm sàng của chúng
ta lại dùng thạch máu người) để vi khuẩn có thể cho được hình dạng khúm đặc trưng với tiêu
huyết α tiêu biểu. Đặc trưng sinh vật hóa học dònh danh S. pneumoniae là nhạy cảm với
optochin với đường kính nhạy cảm ≥16mm rất dễ dàng thực hiện thường qui. Vi khuẩn M.
catarrhalis có hình dạng song cầu Gram [-] rất dễ nhận dạng nhưng cũng rất dễ bỏ qua khi
quan sát các phết nhuộm Gram bệnh phẩm đường hô hấp vì dễ nhầm lẫn với các vi khuẩn

Neisseria không gây bệnh tạp nhiễm từ đường hầu họng. M. catarrhalis là vi khuẩn rất dễ
phân lập nhưng cũng rất dễ bỏ qua nếu không có kinh nghiệm nhận dạng tính chất khúm trùng
bở như bột khoai tây nghiền mọc trên mặt thạch phân lập. Đây chính là lý do mà các bác só
lâm sàng ít khi nhận được kết quả phân lập được M. catarrhalis. Với đặc tính khúm như trên
kèm với đặc trưng sinh vật hoá học là oxidase [+], rất có khả năng vi khuẩn phân lập được là
M. catarrhalis.
Cả ba loại S. pneumoniae, H. influenzae, và M. catarrhalis là các vi khuẩn thường trú tại
vùng mũi trước và hầu họng. Chính vì vậy, các bệnh phẩm lấy từ đường hô hấp phải tránh bò
tạp nhiễm bởi các dòch nhầy của mũi trước và của hầu họng. Để lấy được mủ khe giữa tìm tác
nhân vi khuẩn gây viêm xoang cấp hay mạn tính, dụng cụ lấy mẫu thích hợp là một que tăm
bằng nhôm mãnh quấn bông nhỏ nhờ vậy mà bác só tai mũi họng có thể qua nội soi mũi lấy
được chính xác bệnh phẩm tránh chạm vào mũi trước. Để lấy đàm, phải hướng dẫn bệnh nhân
cách lấy đúng mẫu đàm
(9)
và phải có dụng cụ thích hợp để đựng đàm, đó chính là các lọ vô
trùng bằng nhựa polystyrene trong suốt-miệng rộng-nắp có thể vặn chặt. Với dụng cụ thích
hợp này, nhân viên y tế có thể đánh giá được mẫu đàm có bò lẫn nước bọt (tạp nhiễm hầu
họng) hay không, nhờ đó có thể loại các mẫu bò tạp nhiễm không có giá trò để khảo sát vi
sinh. Ngoài ra, qua một phết nhuộm Gram mẫu đàm và quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng
đại thấp nhất (x100), phòng thí nghiệm có thể đánh giá được mẫu đàm có bò tạp nhiễm hầu
họng hay không nhờ đếm số lượng tế bào biểu mô trong một quang trường. Mẫu được coi là
tin cậy để khảo sát vi sinh khi số tế bào biểu mô trong một quang trường <10
(9,10,11)
.
Từ nơi thường trú, S. pneumoniae, H. influenzae, và M. catarrhalis có thể lan qua các
đường hô hấp trên và hô hấp dưới để gây ra các bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Nhiễm
khuẩn hô hấp cấp có thể xãy ra tiên phát hay thứ phát sau các nhiễm trùng siêu vi của đường
hô hấp hay trên các bệnh lý có sẵn của đường hô hấp
(12)
. Tác nhân H. influenzae gây nhiễm

trùng hô hấp cấp là thuộc loại không đònh type được (UT = untypable). H. influenzae type b là
loại có khả năng xâm lấn nên bệnh lý gây ra có thể nặng hơn loại UT, có thể vào máu, và
nguy hiểm nhất là ở trẻ nhỏ 6
th
– 2 tuổi, H. influenzae có thể vượt qua hàng rào máu – màng
não gây ra bệnh lý viêm màng não mủ với tiên lượng rất xấu nếu không được chẩn đoán phát
hiện để điều trò kòp thời
(12,13)
. Hiện nay chúng ta đã có vaccin cộng hợp Hib rất hiệu quả ngừa
được nhiễm khuẩn do H. influenzae type b ngay cả cho lứa tuổi trẻ nhỏ, tuy nhiên phải nhấn
mạnh rằng vaccin Hib chỉ có thể giảm được tỷ lệ tử vong (mortality) nhờ ngừa được type b,
chứ không thể giảm được tỷ lệ bệnh (morbility) của bệnh lý nhiễm trùng hô hấp cấp gây ra do
H. influenzae vì tác nhân H. influenzae gây nhiễm trùng hô hấp cấp chủ yếu là do loại UT gây
ra
(13)
. Vi khuẩn S. pneumoniae chỉ có loại có nang mới có khả năng gây bệnh, vi khuẩn này có
trên 80 type kháng nguyên nang nhưng tùy vùng dòch tễ mà có những type huyết thanh lưu
hành và có những type huyết thanh không lưu hành. Tại TP. Hồ chí minh, trong một công
trình nghiên cứu của ANSORP vào năm 1999 trên 98 chũng S. pneumoniae phân lập được từ
mũi trước của trẻ em <5 tuổi bò nhiễm trùng hô hấp cấp
(14)
, các serotype lưu hành là 6 (26%),
19 (17%), 23 (15%), 18 (13%) và 14 (9%). Có một số serotype có khả năng xăm lấn và vào
máu, đó là 3, 4, 14, và 19
(15)
và trong các trường hợp này vi khuẩn có khả năng vượt qua hàng
rào máu – màng não gây viêm màng não mủ với tỷ lệ di chứng và tử vong cao nếu không
chẩn đoán sớm và điều trò kháng sinh thích hợp.
S. pneumoniae đề kháng với Penicillin bằng cơ chế biến đổi cấu trúc protein bám
penicillin (Penicillin Binding Protein = PBP). Vi khuẩn được coi là kháng Penicillin (PRSP =

Penicillin Resistance S. pneumoniae) khi nồng độ ức chế tối thiểu của Penicillin đối với vi
khuẩn là ≥2µg/µl, và được coi là kháng trung gian hay giảm nhạy cảm (PISP = Penicillin
Intermediate S. pneumoniae) khi MIC trong khoảng 0.12 – 1µg/µl)
(16)
. Tại các phòng thí
nghiệm lâm sàng, với phương pháp kháng sinh đồ khuếch tán kháng sinh trong thạch, người ta
chỉ có thể xác đònh S. pneumoniae nhạy cảm với penicillin dựa trên đường kính vòng vô khuẩn
của đóa kháng sinh oxacillin đối với vi khuẩn thử nghiệm. Nếu kích thước >19mm thì kết luận
vi khuẩn nhạy cảm với penicillin (PSSP = Penicillin Susceptible S. pneumoniae), nếu ≤19mm
thì phải làm MIC với Penicillin mới có thể biết được vi khuẩn thử nghiệm là PRSP hay
PISP
(17)
. Hiện nay, hãng AB Biodisk (Solna, Sweden) có sản phẩm thương mại rất có uy tín,
đó là thử nghiệm “E-test”, nhờ đó mà việc thực hiện thử nghiệm MIC trở nên dễ dàng và
chính xác hơn, không chỉ tại các phòng thí nghiệm chuẩn thức để thực hiện các nghiên cứu
điều tra đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
(18,19,20,21)
mà cả tại các phòng thí nghiệm lâm sàng
để phục vụ đều trò. Trong một công trình nghiên cứu đa quốc gia thực hiện vào năm 2000
(22)
,
hãy còn một số quốc gia trên thế giới có tỷ lệ vi khuẩn S. pneumoniae kháng Penicillin thấp
(0% đến 3%). Nghiên cứu cũng cho thấy 100% PSSP và 31% PISP nhạy cảm được với kháng
sinh Cefaclor. Tuy vậy, đã có những báo động toàn cầu về sự gia tăng tỷ lệ S. pneumoniae
kháng đa kháng sinh như Penicillin, Cephalosporin, và Macrolides
(18,19,20,21)
. Trong nghiên
cứu của ANSORP tiến hành năm 1996-1997 thực hiện tại 14 trung tâm tại 11 quốc gia châu
Á
(18)

, tỷ lệ S. pneumoniae kháng Penicillin (gồm cả PISP và PRSP) tại Hàn Quốc, Nhật, Việt
Nam và Thái Lan lên đến 50%, một con số rất đáng báo động. Chương trình tiếp theo của
ANSORP tiến hành năm 1998-1999 tập trung chủ yếu nghiên cứu trên các chủng S.
pneumoniae được mang trong mũi trước của trẻ em châu Á
(19)
. Có 11 quốc gia tham gia trong
chương trình này với 1105 chủng thu nhân được. Kết quả cho thấy tỷ lệ S. pneumoniae không
nhạy cảm với Penicillin là rất cao ở Đài Loan (91%), sau đó là Hàn Quốc (86%), Sri Lanka
(77%) và Việt Nam (70%). Trong nghiên cứu có 98 chủng S. pneumoniae phân lập từ trẻ em
<5tuổi tại TP. Hồ Chí Minh và kết quả cho thấy (biểu đồ 1) cùng với tỷ lệ PRSP (12%) và
PISP (49%), vi khuẩn đề kháng khá cao với các kháng sinh thông dụng như
Sulfamethoxazol/Trimethoprim (41%), Erythromycin (87%), Tetracycline (71%), và cả với
Amoxicillin/Clavulanic acid (18%) và Cefuroxim (34%). Nghiên cứu cũng cho thấy các chủng
S. pneumoniae kháng Penicillin đều có xuất xứ từ dòng Tây Ban Nha 23F. Cả hai nghiên cứu
của ANSORP này
(18,19)
cũng cho thấy tỷ lệ cao vi khuẩn S. pneumoniae kháng đa kháng sinh
(MDSP = Multi Drug Resistance S. pneumoniae) tại các quốc gia có tỷ lệ cao vi khuẩn không
nhạy cảm Penicillin. Trong một nghiên cứu kháng sinh đồ của 22 chủng S. pneumoniae chúng
tôi thu nhận được từ bệnh phẩm đàm và quệt mủ khe giữa trong năm 2002 – 2003
(23)
, 100% là
không nhạy cảm với Penicillin trong đó PRSP là 27% và PISP là 73%. Kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy vi khuẩn có tỷ lệ đề kháng cao với các kháng sinh thông dụng khác như
Sulfamethoxazol/Trimethoprim (95.5%), Erythromycin (55%), Tetracycline (77%). Vi khuẩn
cũng có tỷ lệ đề kháng khá cao (55%) với kháng sinh Macrolide loại mới là Azithromycin.
Kết quả này rất đáng báo động vì đã có sự gia tăng đáng kể sự đề kháng đa kháng sinh của S.
pneumoniae phân lập được tại Việt Nam. Công trình nghiên cứu này không thể xác đònh được
tỷ lệ vi khuẩn đề kháng với Amoxicillin/clavulanic acid, Cefuroxim hay Cefaclor vì phương
pháp khuếch tán kháng sinh trong thạch không có tiêu chuẩn biện luận đường kính vòng vô

khuẩn của các kháng sinh này. Phải dùng phương pháp MIC (E-test) hiện chưa phổ biến nhiều
tại Việt Nam vì giá thành rất đắt. Việc xác đònh S. pneumoniae phân lập được từ bệnh phẩm là
PRSP, PISP hay PSSP rất hữu dụng lâm sàng trong chọn lựa kháng sinh điều trò thích hợp cho
bệnh nhân vì như các kết quả nghiên cứu đã nêu trên, một khi vi khuẩn là PRSP hay PISP thì
khả năng vi khuẩn kháng đa kháng sinh sẽ khá cao. Lúc này việc chọn lựa kháng sinh để điều
trò sẽ rất khó khăn, đặc biệt trong những trường hợp bệnh nặng. Các fluoroquinolone thế hệ
mới hay các cephalosporin thế hệ 3 có nên là lựa chọn hay không? Kết quả nghiên cứu của
ANSOP
(19)
trên các chủng Việt Nam cho thấy dù hãy còn nhạy cảm nhưng đã có 17% giảm
nhạy cảm với Ceftriaxone và 32% giảm nhạy cảm với Imipenem (biểu đồ 1). Nghiên cứu
chúng tôi ghi nhận trong năm 2002 – 2003 cũng cho thấy vi khuẩn dù còn nhạy với Ofloxacin
và Levofloxacin, nhưng đã có 9% và 14% (theo thứ tự) là đã giảm nhạy cảm
(23)
. Đây chính là
những thông tin mà các nhà lâm sàng cần lưu ý khi phân tích kháng sinh đồ để lựa chọn kháng
sinh điều trò cho bệnh nhân, đặc biệt các trường hợp bệnh nặng.
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Penicillin
Amox-Clav.

Cefuroxim
Ceftriaxon
Imipenem
Chloramphenicol
Tetracycline
Erythromycin
SMZ-TMP
Nhạy
Tr. gian
Kháng
Biểu đồ 1: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của 98 chủng S. pneumoniae phân lập được từ mũi
trước trẻ em <5t tại TP. Hồ Chí Minh bò nhiễm trùng hô hấp cấp (ANSORP
1999)
Tại Việt nam, vi khuẩn H. influenzae là một trong các vi khuẩn đang có vấn đề về tình
hình đề kháng kháng sinh
(5,20)
; đặc biệt với Ampicillin và Sulfamethoxazol-Trimethoprim;
trước đây là các kháng sinh hàng đầu trong điều trò nhiễm trùng do H. influenzae gây ra.
Trong một chương trình nghiên cứu đa trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh vào năm 1998
(5)
, chúng
tôi đã thực hiện được kháng sinh đồ 314 chủng H. influenzae phân lập được từ các bệnh phẩm
hô hấp lấy từ các bệnh nhân người lớn và trẻ em bò nhiễm khuẩn hô hấp. Kết quả cho thấy có
đến 78% đề kháng Sulfamethoxazol-trimethoprim, và 52% kháng Ampicillin (tất cả bằng cơ
chế tiết men β-lactamase phá huỷ kháng sinh). Tuy nhiên kết quả cũng cho thấy một điều
đáng mừng là 100% các chũng hãy còn nhạy cảm với kháng sinh cephalosporin thế hệ 2 là
Cefaclor (biểu đồ 2). Nghiên cứu gần đây thực hiện trên 30 chủng H. influenzae phân lập được
từ đàm của bệnh nhân nhiễm trùng hô hấp dưới cấp và mủ khe giữa của bệnh nhân viêm
xoang cấp
(23)

cho thấy 53% kháng Ampicillin (tất cả bằng cơ chế tiết men β-lactamase phá
huỷ kháng sinh), 90% kháng Sulfamethoxazol-trimethoprim. Nghiên cứu cũng cho biết hãy
còn 97% vi khuẩn nhạy cảm được với Cefaclor, và đây cũng là một tín hiệu tốt cho thấy một
trong các kháng sinh dạng uống, dễ sử dụng vì ít phản ứng phụ, là Cefaclor hãy còn là kháng
sinh hiệu quả trong điều trò nhiễm khuẩn hô hấp cấp gây ra do H. influenzae.
Biểu đồ 2: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của 314 chủng H. influenzae phân lập được bệnh
phẩm hô hấp các bệnh nhân nhiễm trùng hô hấp cấp tại TP. HCM (TMH=BV.
Tai-Mũi-Họng, NTP=BV. Nguyễn Tri Phương, NĐ1=BV. Nhi Đồng 1,
NĐ2=BV. Nhi Đồng 2) trong nghiên cứu 1997-1998 (P.H.Vân và CS. 1998)
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
TMH (n=35)
NTP (N=48)
NĐ1 (n=139)
NĐ2 (n=92)
Tổng (n=314)
SMZ-TMP
Ampicillin
Cefaclor
Tại Hoa Kỳ, M. catarrhalis đã được ghi nhân là có tỷ lệ tiết men β-lactamase kháng
Penicillin (và dó nhiên, cả Ampicillin và Amoxicillin) khá cao (85% - 90%)
(24)

, do đó đây là vi
khuẩn được báo động là có vấn đề kháng thuốc. Tuy nhiên may mắn là các β-lactamase do vi
khuẩn tiết ra không phá huỷ được cac cephalosporin. Tại Việt Nam, nghiên cứu gần đây trên
32 chủng M. catarrhalis phân lập từ đường hô hấp, chỉ có 6% kháng Ampicillin, 100% nhạy
cảm với Cefaclor, nhưng có đến 59% kháng Sulfamethoxazol – Trimethoprim.
Có thể nói vấn đề chọn lựa kháng sinh điều trò nhiễm khuẩn hô hấp cấp là phụ thuộc
nhiều vào tình hình đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn hàng đầu gây nhiễm khuẩn hô hấp
cấp, trong đó S. pneumoniae, H. influenzae và M. catarrhalis là 3 đối tượng vi khuẩn phải được
xét đến đầu tiên. Qua các thông tin đã trình bày ở trên, hiện nay các nhà điều trò nên xét lại
việc thay thế các kháng sinh như đầu tay như Ampicillin hay Sulfamethoxazol-trimethoprim
trong điều trò nhiễm khuẩn hô hấp cấp vì thực tế đề kháng ngày càng cao của ba vi khuẩn gây
bệnh hàng đầu nêu trên. Trong số các kháng sinh dạng uống có thể là ứng viên thay thế cho
Ampicillin hay Sulfamethoxazol-trimethoprim, Cefaclor là một kháng sinh nên được liệt kê
vào dành sách nhờ tính hiệu quả đã được chúng minh qua các kết quả kháng sinh đồ và tính
an toàn vì ít gây ra hiệu quả phụ trên bệnh nhân. Ngoài ra, cefaclor còn được cho là có khả
năng tăng cường đáp ứng miễn dòch và tính chất này đã được chứng minh in-vitro
(25)
.

Tài liệu tham khảo

1. WOODHEAD MA, MACFARLANE JT, MCCRACKEN JS, ET AL. 1987. Prospective study of
the aetiology and outcome of pneumonia in the community. Lancet. 1, 679-74.
2. FANG GD, FINE J, ORLOFF D, ET AL. 1990. New and emerging etiologies for community-
acquired pnemonia with implications for therapy. Medicine,69, 307-316.
3. FASS RJ. 1993. Etiology and treatment of community-acquired pneumonia with implications for
therapy. J. Antimicrob. Chemother., 32(Suppl A), 17-27.
4. BARTLETT JG, BRIEMAN RF, MANDELL LA, FILE TM. 1998. Community-community
pneumonia in adults: Guidelines for management. Clin. Infect. Dis., 26, 811-838.
5. P. H. VÂN và CS. 1998. Độ nhạy cảm đối với kháng sinh của Haemophilus influenzae phân lập từ các

bệnh nhân với chẩn đoán lâm sàng nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp - N
ghiên cứu trên 4 bệnh viện và
trung tâm tại tp. Hồ Chí Minh. Báo cáo tại Hội Thảo Khoa Học củ Trung Tâm Tai Mũi Họng nam
1999
6. L. T. DŨNG và P. H. VÂN. 2001. Tác nhân vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng. Nghiên cứu trên
67 trường hợp khám và điểu trò tại khoa hô hấp BV. Nguyễn Tri Phương. Tài liệu chưa công bố
7. ANSORP Việt Nam. 2003. Tác nhân vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng tại Việt Nam. Nghiên cứu
trên 81 trường hợp khám và điều trò tại khoa hô hấp BV. Chợ Rẫy. Tài liệu sắp công bố tại hội
nghò ANSORP 2003.
8. T. C. KHOÁT và P. H. VÂN. 2003. Tác nhân vi khuẩn gây viêm xoang cấp. Nghiên cứu trên 53
cấy mủ khe giữa lấy qua nội soi tai mũi họng. Tài Liệu chưa công bố.
9. P. H. VÂN. 2002. Cẩm nang các kỹ thuật xét nghiệm vi sinh dùng trong các phòng thí nghiệm vi
sinh lâm sàng tại bệnh viện. Pp. 26-29
10. M. CHEESBROUGH. 1992. Medical Laboratory Manual for Tropical Countries. Pp. 104-105
11. S. M. FINEGOLD et al. 1986. Bailey and Scott’ s Diagnostic Microbiology. Pp. 70-84
12. TORTORA, FUNKE, CASE. 1998. Microbiology-An introduction. Pp. 630-657
13. E. W. KONEMAN et al. 1997. Color Atlas and Textbook of Diagnostic Microbiology. Pp. 363-394
14. ANSORP Việt Nam. 1999. Nghiên cứu tính đề kháng kháng sinh của 98 chũng S. pneumoniae
phân lập từ quệt mũi trước trẻ em <5t tại TP. HCM. Tài liệu đã công bố vào cuộc họp ANSORP
1999
15. E. W. KONEMAN. 2001. Organism Central sofware. Bacteriology section
16. NCCLS. 2000. Performance Standards for Antimicrobial Disk Susceptibility Test. Approval
Standard – Seventh Edition
17. NCCLS. 1997. Methods for Dilution Antimicrobial Susceptibility Tests for Bacteria that Grow
Aerobically – Fourth Edition; Approval Standards.
18. J. H. Song et al. 1999.
Spread of drug-resistant Streptococcus pneumoniae in Asian countries :
Asian Network for Surveillane of Resistant Pathogens (ANSORP) Study. Clinical Infectious
diseases. 28, 1206-1211
19. J. H. Song et al. 2001. Carriage of Antibiotic Resistant Pneumococci among Asian

Children: A Multinational Surveillance by the Asian Network for Surveillane of Resistant
Pathogens (ANSORP). Clinical Infectious diseases. 32, 1463-1469
20. M. LARSSON, G. KRONVALL et al. 2000. Antibiotic Medication and Bacterial Resistance to
Antibiotics: A Survey of Children in Vietnamese Community. Tropical Medicine and International
Health. 5(10), 711-721
21. C. M. Parry et al. 2000. Nasal Carriage in Vietnamese Children of Streptococcus pneumoniae
Resistant to Multimicrobial Agents. Antimicrobial Agents and Chemotherapy. 44(3), 484-488
22. S. I. BANDAK et al. 2000. Assessment of the Susceptibility of Streptococcus pneumoniae to
Cefaclor and Loracarbef in 13 Countries. Journal of Chemotherapy. 12(4), 299-305
23. P. H. VÂN. Đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn nhiễm trùng hô hấp cấp: Nghiên cứu trếc các
chũng vi khuẩn phân lập trong năm 2002-2003. Tài liệu chưa công bố.
24. HARRISON. 2000. Priciples of Internal Medicine. Pp.
25. Nhờ Huyền Bổ sung dùm

×