Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dịch vụ logistics

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.29 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ
----------

ĐINH THỊ NGỌC DUYÊN

BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
TRONG HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ LOGISTICS
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƢƠNG MẠI

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ
----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
TRONG HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ LOGISTICS

Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Ngọc Dun
Khóa: 35
MSSV: 1055060191
Giảng viên hƣớng dẫn: Ths. Nguyễn Hồng Thùy Trang

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, đƣợc
thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Hồng Thùy Trang, đảm
bảo tính trung thực và tn thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả

Đinh Thị Ngọc Duyên


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƢỢC VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT
BLDS 2005
BLHH
BLHH 1990

Bộ luật Dân sự (Luật số 33/2005/QH11) ngày
14/6/2005
Bộ luật Hàng hải Việt Nam (Luật số
40/2005/QH11) ngày 14/6/2005
Bộ luật Hàng hải Việt Nam (Luật số 42LCT/HDDNN8) ngày 30/6/1990

CISG 1980

Công ƣớc Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế (United Nations Convention on

Contracts for the International Sale of Goods)

Công ƣớc Vacsava

Công ƣớc Vacsava 1929 về thống nhất một số quy
tắc liên quan đến vận chuyển hàng không quốc tế

Công ƣớc Hamburg

Công ƣớc Hamburg 1978 về chuyên chở hàng hóa
bằng đƣờng biển
Luật Hàng khơng dân dụng Việt Nam (Luật số

LHKDD

LTM 2005

66/2006/QH11) ngày 29/6/2006, sửa đổi, bổ sung
năm 2014
Luật Thƣơng mại (Luật số 36/2005/QH11) ngày
14/6/2005

Luật Đƣờng sắt

Luật Đƣờng sắt (Luật số 35/2005/QH11) ngày
14/6/2005

Luật Bƣu chính

Luật Bƣu chính (Luật số 49/2010/QH12) ngày

17/6/2010

NĐ 87/2009/NĐ-CP

Nghị định số 87/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày
19/10/2009 về vận tải đa phƣơng thức

NĐ 140/2007/NĐ-CP

Nghị định số 140/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày
05/9/2007 quy định chi tiết Luật Thƣơng mại về
điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn
trách nhiệm đối với thƣơng nhân kinh doanh dịch
vụ logistics


Nghị định thƣ sửa đổi công ƣớc để thống nhất một
Nghị định thƣ Hague 1955

số quy tắc liên quan đến chuyên chở quốc tế bằng
đƣờng hàng không – Vacsava ngày 12/9/1929, ký
tại Hague ngày 28/9/1955

NXB
Thông tƣ số 83/2014/TTBGTVT

Nhà xuất bản
Thông tƣ số 83/2014/TT-BGTVT của Bộ trƣởng Bộ
Giao thông vận tải ngày 30/12/2014 quy định về
việc vận tải hàng hóa trên đƣờng sắt quốc gia



MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP
ĐỒNG DỊCH VỤ LOGISTICS ................................................................................... 5
1.1

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong hợp đồng
dịch vụ logistics ................................................................................................................. 8

1.1.1

Có hành vi vi phạm hợp đồng.................................................................................. 8

1.1.2

Có thiệt hại thực tế.................................................................................................... 10

1.1.3

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại
thực tế .......................................................................................................................... 11

1.1.4

Vai trò của yếu tố lỗi trong việc phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng
thiệt hại trong hợp đồng dịch vụ logistics .......................................................... 12


1.2

Các trƣờng hợp miễn trách nhiệm của thƣơng nhân kinh doanh dịch
vụ logistics ......................................................................................................................... 13

1.2.1

Tổn thất do lỗi của khách hàng ............................................................................. 14

1.2.2

Khi thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo chỉ dẫn
của khách hàng .......................................................................................................... 16

1.2.3

Tổn thất do khuyết tật của hàng hóa .................................................................... 17

1.2.4

Khi khơng nhận đƣợc thơng báo khiếu nại, khởi kiện trong thời hạn
luật định ...................................................................................................................... 19

1.2.5
1.3

Theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải ............................................. 22

Giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng của thƣơng nhân kinh doanh dịch
vụ logistics ......................................................................................................................... 25


1.3.1

Mức giới hạn trách nhiệm....................................................................................... 25

1.3.2

Trƣờng hợp ngoại lệ ................................................................................................. 30

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ......................................................................................................... 32


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG
THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ MỘT SỐ
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................. 33
2.1 Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại trong hợp đồng
dịch vụ logistics ............................................................................................................... 33
2.1.1

Xác định chủ thể có quyền yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại ............................... 33

2.1.2

Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ........................................... 36

2.1.3

Giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại của ngƣời vận chuyển............... 38

2.1.4


Trách nhiệm chứng minh của ngƣời vận chuyển ............................................. 40

2.1.5

Nghĩa vụ thu hồi vận đơn của ngƣời vận chuyển ............................................. 42

2.1.6

Xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại của ngƣời vận chuyển liên
quan đến “vận đơn sạch” ........................................................................................ 45

2.2

Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về bồi thƣờng thiệt
hại trong hợp đồng dịch vụ logistics........................................................................ 47

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................................................... 52
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 1


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài:

Cùng sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu và sự mở rộng của tự do hóa thƣơng
mại, thị trƣờng Việt Nam ngày càng sôi động với sự tham gia của ngày càng nhiều nhà
đầu tƣ trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài. Hoạt động xuất – nhập khẩu đạt đƣợc tốc độ

tăng trƣởng cao. Tổng mức lƣu chuyển hàng hóa xuất khẩu của nƣớc ta đạt mức
150,186.5 triệu USD, tƣơng đƣơng 113.7% so với năm 2013; tổng mức lƣu chuyển
hàng hóa nhập khẩu là 148,048.7 triệu USD, tƣơng đƣơng 112.1% so với năm 20131.
Chính vì thế, các dịch vụ giao nhận hàng, vận chuyển, lƣu kho, lƣu bãi, làm thủ tục hải
quan, đóng gói bao bì và các dịch vụ khác liên quan đến hàng hóa ngày càng trở nên
khơng thể thiếu. Nhu cầu logistics gia tăng, logistics càng khẳng định đƣợc vai trò
quan trọng trong việc mở rộng giao thƣơng quốc tế, đa dạng hóa hàng xuất khẩu và
tăng trƣởng, tạo thuận lợi cho thƣơng mại nói riêng và cho việc phát triển kinh tế của
một quốc gia nói chung.
Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam thực hiện tự do hóa dịch vụ logistics theo
lộ trình 4 bƣớc đến năm 2014 bao gồm: (1) Tự do hóa thƣơng mại, dỡ bỏ rào cản thuế
quan; (2) Tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics; (3) Nâng cao năng lực
quản lý logistics; (4) Phát triển nguồn nhân lực. Cánh cửa bảo hộ cho logistics trong
nƣớc đã mở hoàn toàn kể từ ngày 11/01/20142. Mốc thời gian này mở ra một vận hội
mới cho ngành logistics Việt Nam với nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức. Năm 2010,
hoạt động logistics Việt Nam đƣợc Ngân hàng thế giới đánh giá qua chỉ số hoạt động
LPI (Logistics Performance Indicators) đạt điểm 2.96/5, đứng thứ 53/155 nƣớc nghiên
cứu và đứng thứ 5 khu vực ASEAN3. Đến năm 2014, điểm LPI của Việt Nam đạt
3.2/54. Tốc độ phát triển dịch vụ logistics đạt từ 16-20%/năm. Để ngành logistics Việt
Nam tiếp tục cải thiện vị thế của mình, cần có một khung pháp lý điều chỉnh hoạt động
này một cách hồn chỉnh, rõ ràng, tạo mơi trƣờng đầu tƣ phát triển lành mạnh.
Hoạt động logistics liên quan trực tiếp đến hàng hóa, chứa đựng nhiều rủi ro trên
thực tế, do đó, vấn đề bồi thƣờng thiệt hại là vấn đề quan trọng mà các bên cần phải
1

Tổng Cục Thống kê (2014), Niên giám Thống kê 2014, NXB Thống kê, tr. 175.
Ban Pháp chế - Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, Cam kết WTO về Phân phối – Logistics, tr. 29.
3
The World Bank (2010), Connecting to compete: Trade Logistics in the Global Economy, tr.8.
4

The World Bank, “World Development Indicators”,
truy cập ngày 29/5/2015.
2

1


quan tâm. Việc nhìn nhận rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm bồi
thƣờng, mức giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng cũng nhƣ các trƣờng hợp đƣợc miễn
trách nhiệm… sẽ giúp các bên chủ động hơn trong thỏa thuận điều khoản hợp đồng,
tránh tranh chấp không đáng có và lựa chọn đƣợc giải pháp ứng xử phù hợp, hạn chế
tổn thất cho các bên liên quan.
Mặt khác, quy định pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại trong hoạt động logistics còn
nằm khá rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, một số quy định chồng
chéo, khơng rõ ràng gây khó khăn cho các bên khi áp dụng trên thực tế.
Tóm lại, tầm quan trọng của hoạt động logistics, vai trò của chế định bồi thƣờng
thiệt hại cũng nhƣ sự khó khăn trong việc khái quát các quy định pháp luật chính là
những lý do tác giả chọn đề tài: “Bồi thƣờng thiệt hại trong hợp đồng dịch vụ logistics”
cho nghiên cứu của mình.
2.

Tình hình nghiên cứu:

Liên quan đến vấn đề bồi thƣờng thiệt hại và dịch vụ logistics, có một số đề tài
sau:
- Nguyễn Thị Thanh Nử (2013), Chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương
mại 2005, Luận văn cử nhân, Trƣờng đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
- Phan Thị Hằng (2012), Chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại
quốc tế, Luận văn cử nhân, Trƣờng đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Đỗ Sơn Trà (2012), Những vấn đề pháp lý về miễn trách nhiệm và giới

hạn trách nhiệm cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, Luận văn cử nhân,
Trƣờng đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
- Đồn Thị Thuận (2011), Chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương
mại – Lý luận và thực tiễn, Luận văn cử nhân, Trƣờng đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Thị Liệu (2011), Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trong chuỗi
dịch vụ logistics – Thực trạng và hướng hoàn thiện, Luận văn cử nhân, Trƣờng đại học
Luật Tp. Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Phú Cƣờng (2009), Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong
kinh doanh – thương mại, Luận văn thạc sĩ luật học, Trƣờng đại học Luật Tp. Hồ Chí
Minh.

2


- Nguyễn Thị Hạ Vy (2007), Pháp luật về kinh doanh logistics tại Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ luật học, Trƣờng đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
Các nghiên cứu về chế định bồi thƣờng thiệt hại kể trên chủ yếu phân tích về bồi
thƣờng thiệt hại trong hoạt động thƣơng mại nói chung. Các đề tài về dịch vụ logistics
phân tích vai trị, điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, chế độ trách nhiệm của
thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics… Có thể nói, các đề tài này nghiên cứu khái
quát chung của hoạt động logistics, chƣa có đề tài nào hƣớng đến việc phân tích chi tiết
trách nhiệm bồi thƣờng của các bên trong hoạt động logistics, một vấn đề pháp lý
thƣờng xuyên xảy ra tranh chấp trong hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro này.
Trên cơ sở những nghiên cứu của các tác giả khác về chế định bồi thƣờng thiệt
hại cũng nhƣ dịch vụ logistics, tác giả kết hợp nghiên cứu cụ thể hơn về những quy
định của pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại trong hợp đồng dịch vụ logistics, gắn với bản
chất của hợp đồng dịch vụ logistics và trách nhiệm bồi thƣờng của các bên liên quan;
đồng thời thông qua thực tiễn tranh chấp để đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các
quy định của pháp luật về lĩnh vực này.
3.


Mục đích nghiên cứu:

Luận văn hƣớng tới những mục đích sau:
Thứ nhất, tổng hợp các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bồi thƣờng
thiệt hại trong hợp đồng dịch vụ logistics, cụ thể là các nội dung về căn cứ phát sinh
trách nhiệm bồi thƣờng, điều kiện để đƣợc miễn trách nhiệm bồi thƣờng, cách xác định
mức giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng đối với thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Thứ hai, phân tích một số tình huống tranh chấp liên quan đến bồi thƣờng thiệt
hại trong hợp đồng dịch vụ logistics trên thực tế, từ đó rút ra những bất cập trong quy
định của pháp luật và kiến nghị sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện quy định của pháp
luật.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

Nhằm đạt đƣợc mục đích đề ra, tác giả chủ yếu nghiên cứu những quy phạm pháp
luật và tập quán quốc tế về bồi thƣờng thiệt hại trong hoạt động logistics; các bản án,
quyết định trọng tài về bồi thƣờng thiệt hại trong hợp đồng dịch vụ logistics; các cơng
trình nghiên cứu của các tác giả khác; sách, báo chuyên khảo và các tạp chí liên quan.
3


Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả khơng trình bày những nội dung về
cơ sở lý luận của chế định bồi thƣờng thiệt hại trong thƣơng mại nói chung và cũng
khơng đề cập đến tất cả những vấn đề liên quan đến bồi thƣờng thiệt hại trong hợp
đồng dịch vụ logistics mà tập trung vào những vấn đề mang tính đặc thù của lĩnh vực
logistics. Bao gồm những nội dung sau:
- Phân tích những điểm khác biệt của bồi thƣờng thiệt hại trong hợp đồng dịch vụ
logistics về các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại, các trƣờng hợp miễn

trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại, thời hiệu khiếu nại, khởi kiện và mức giới hạn trách
nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong hoạt động logistics.
- Phân tích thực tiễn xét xử về tranh chấp bồi thƣờng thiệt hại liên quan đến hoạt
động logistics, chủ yếu là trong lĩnh vực vận tải hàng hải và vận tải đa phƣơng thức.
Đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về bồi thƣờng
thiệt hại trong hoạt động dịch vụ logistics.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu:

Trong luận văn của mình, tác giả sử dụng phƣơng pháp liệt kê, phân tích trong
Chƣơng 1 để trình bày các quy định của pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại trong hợp
đồng dịch vụ logistics. Phƣơng pháp so sánh, bình luận đƣợc sử dụng chủ yếu ở
Chƣơng 2 để đối chiếu giữa quy định của pháp luật với thực tiễn các bản án, quyết định
trọng tài, từ đó đƣa ra nhận xét, đánh giá về tính hợp lý của quy định pháp luật và
hƣớng đề xuất hoàn thiện.
6.

Bố cục luận văn:

Phần mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan về bồi thƣờng thiệt hại trong hợp đồng dịch vụ logistics.
Chƣơng 2: Thực trạng áp pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại trong hợp đồng dịch
vụ Logistics và một số kiến nghị.
Phần kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
4



CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP
ĐỒNG DỊCH VỤ LOGISTICS
Trong phạm vi đề tài, thuật ngữ “bồi thƣờng thiệt hại” đƣợc đề cập theo nghĩa là
bồi thƣờng thiệt hại trong hợp đồng và là một loại chế tài thƣơng mại 5. Theo Điều 302
Luật Thƣơng mại 2005 (LTM 2005): “Bồi thƣờng thiệt hại là việc bên vi phạm bồi
thƣờng những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”. Theo
đó, vấn đề bồi thƣờng thiệt hại chỉ đặt ra đối với trƣờng hợp có hành vi vi phạm hợp
đồng. Việc bồi thƣờng sẽ dựa trên những thiệt hại thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm
phải gánh chịu do bên vi phạm gây ra. Chức năng của bồi thƣờng thiệt hại là bù đắp
tổn thất vật chất cho bên bị vi phạm, làm cho hành vi vi phạm hợp đồng trở nên vô hại
về mặt vật chất đối với bên bị vi phạm6. Hay nói cách khác, bồi thƣờng thiệt hại trong
khoa học pháp lý có thể đƣợc khái quát nhƣ một chế tài tiền tệ dùng để bù đắp những
thiệt hại thực tế cho bên bị thiệt hại7.
Do đó, bồi thƣờng thiệt hại trong hợp đồng dịch vụ logistics có thể đƣợc hiểu là
việc bên vi phạm bồi thƣờng những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng dịch vụ
logistics gây ra cho bên bị vi phạm. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong hợp đồng
dịch vụ logistics phát sinh dựa trên cam kết của các bên trong quan hệ hợp đồng dịch
vụ logistics và theo quy định của pháp luật8.
Quan hệ hợp đồng dịch vụ logistics là quan hệ hợp đồng cung ứng dịch vụ. Theo
quy định của pháp luật Việt Nam, một bên của quan hệ hợp đồng dịch vụ logistics phải
là thƣơng nhân9. Cụ thể, bên cung ứng dịch vụ phải là thƣơng nhân có đăng ký kinh
doanh để thực hiện một hoặc một số hoạt động logistics cụ thể theo giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh của mình. Thƣơng nhân tổ chức thực hiện dịch vụ logistics cho
khách hàng bằng cách tự mình thực hiện hoặc thuê lại thƣơng nhân khác thực hiện một
hoặc nhiều cơng đoạn của dịch vụ đó10. Đối tƣợng của quan hệ này bao gồm việc tổ
chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lƣu kho, lƣu

5

Điều 292 LTM 2005.

Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ,
NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 430.
7
Nguyễn Thị Dung (2001), Áp dụng trách nhiệm hợp đồng trong kinh doanh, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
8
“Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại theo hợp đồng và ngoài hợp đồng”,
truy cập ngày 06/6/2015.
9
Điều 233 LTM 2005.
10
Khoản 2 Điều 3 NĐ 140/2007/NĐ-CP.
6

5


bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tƣ vấn khách hàng, đóng gói bao bì,
ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa11.
Dịch vụ logistics là một dịch vụ đặc thù, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp
đồng dịch vụ logistics đƣợc quy định riêng và khác biệt so với các dịch vụ thông
thƣờng12. Quy định về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại của các bên trong hợp đồng này
cũng có những điểm đặc trƣng nhất định về: (i) căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thƣờng thiệt hại; (ii) các trƣờng hợp miễn trách nhiệm và (iii) giới hạn trách nhiệm của
thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Những đặc thù của bồi thƣờng thiệt hại
trong hợp đồng dịch vụ logistics là nội dung trọng tâm của Chƣơng 1. Những quy đinh
khác biệt này xuất phát từ bốn nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, dịch vụ logistics là dịch vụ gắn liền với hàng hóa. Dịch vụ logistics
góp phần làm gia tăng giá trị của hàng hóa và góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng.
Chi phí logistics là chi phí cấu thành nên giá trị sản phẩm13. Tuy nhiên, nếu so sánh giá
dịch vụ logistics so với giá trị hàng hóa mà thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics

phải chịu trách nhiệm thì có sự chênh lệch rất lớn. Thông thƣờng, ở các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ logistics, mức cƣớc phí vận chuyển phụ thuộc vào những yếu tố
nhƣ khối lƣợng hàng hóa14, kích cỡ hàng hóa, chiều dài và đặc điểm của tuyến đƣờng
chun chở15… Mức cƣớc phí cũng có xét đến loại hàng hóa và giá trị hàng hóa, nhƣng
đây khơng phải là yếu tố quyết định. Trên thực tế, mức cƣớc phí vận chuyển hàng hóa
thấp hơn giá trị hàng hóa vận chuyển rất nhiều. Tƣơng tự nhƣ vậy đối với các cơng
đoạn khác của dịch vụ logistics nhƣ đóng gói, ghi ký mã hiệu, dịch vụ kho bãi, bốc xếp
hàng hóa… Chính vì vậy, nhằm bảo vệ quyền lợi một cách tƣơng đối cho thƣơng nhân
kinh doanh dịch vụ logistics và đảm bảo tính cơng bằng giữa quyền lợi, nghĩa vụ của
các bên trong quan hệ hợp đồng dịch vụ logistics, pháp luật có những quy định mức
giới hạn trách nhiệm cho thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics trong từng trƣờng
hợp cụ thể.

11

Điều 233 LTM 2005.
Điều 235 đến 240 LTM 2005.
13
Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd (6), tr. 170.
14
“Bảng cƣớc dịch vụ chuyển phát nhanh trong nƣớc”, truy cập ngày 04/7/2015.
15
“Cƣớc phí trong vận chuyển hàng hóa bằng container”,
/>AC-PH%C3%8D-TRONG-V%E1%BA%ACN-CHUY%E1%BB%82N-H%C3%80NG-H%C3%93AB%E1%BA%B0NG-CONTAINER.htm, truy cập ngày 04/7/2015.
12

6


Thứ hai, hoạt động cung ứng dịch vụ logistics là hoạt động phức tạp và chứa

đựng nhiều rủi ro. Theo quy định của pháp luật hiện hành, nhiều hoạt động trong chuỗi
hoạt động logistics là những hoạt động thuộc các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện 16
nhƣ: vận tải hàng không, vận tải đƣờng biển, vận tải đƣờng sắt, vận tải đa phƣơng
thức… Thƣơng nhân cung ứng dịch vụ logistics phải đáp ứng đủ các điều kiện về
phƣơng tiện thiết bị, cơng cụ đảm bảo tiêu chuẩn an tồn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân
viên đáp ứng yêu cầu17. Thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể cung cấp các
dịch vụ riêng lẻ nhƣ thuê tàu, làm thủ tục hải quan, vận chuyển… hoặc cung cấp dịch
vụ trọn gói từ kho đến bãi. Mức độ phức tạp của hoạt động logistics cũng tùy thuộc vào
loại dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Thêm vào đó, trong quá trình thực hiện dịch vụ
logistics có thể gặp nhiều rủi ro mà thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics không dễ
dàng kiểm sốt. Tổn thất hàng hóa có thể do lỗi bốc xếp của nhân viên, do thực hiện
theo chỉ dẫn của khách hàng, do đặc tính tự nhiên của hàng hóa… Việc pháp luật quy
định bổ sung một số trƣờng hợp miễn trách nhiệm riêng cho thƣơng nhân kinh doanh
dịch vụ logistics là cần thiết và hợp lý.
Thứ ba, hợp đồng dịch vụ logistics liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau. Ngoài
chủ thể là bên cung ứng dịch vụ và khách hàng, ảnh hƣởng đến quá trình cung cấp dịch
vụ logistics cịn có nhiều chủ thể khác nhƣ ngƣời nhận hàng, ngƣời giao hàng, đại lý
thuê tàu, ngân hàng, công ty bảo hiểm… Nếu chỉ áp dụng những quy định chung về bồi
thƣờng thiệt hại thì khó có thể phân định đƣợc chủ thể nào có quyền yêu cầu bồi
thƣờng thiệt hại hay trách nhiệm bồi thƣơng thiệt hại thuộc về ai. Những quy định
riêng của pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại trong hợp đồng dịch vụ logistics thúc đẩy
tiến trình hợp tác thực hiện hợp đồng giữa các bên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải
quyết tranh chấp liên quan.
Thứ tƣ, việc có những quy định riêng về bồi thƣờng thiệt hại trong hợp đồng dịch
vụ logistics là để phù hợp hơn với quy định của pháp luật và tập quán vận tải quốc tế.
Điều này giúp cho các doanh nghiệp trong nƣớc không bị bỡ ngỡ khi tham gia vào các
hợp đồng dịch vụ logistics quốc tế, đồng thời tạo nên khung pháp lý rõ ràng, thu hút sự
đầu tƣ vào hoạt động logistics của các doanh nghiệp nƣớc ngoài.

16

17

Phụ lục III, ban hành kèm theo NĐ 59/2006/NĐ-CP.
“Đặc điểm dịch vụ logistics”, truy cập ngày 04/7/2015.

7


1.1

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong hợp

đồng dịch vụ logistics
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại chƣa đƣợc quy đinh cụ thể
trong Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989, gây khó khăn cho các bên trong giải quyết
tranh chấp. Nhận thấy tầm quan trọng của việc xác định cơ sở phát sinh trách nhiệm
bồi thƣờng thiệt hại, Luật Thƣơng mại 1997 (LTM 1997) đƣợc ban hành và đã khắc
phục đƣợc nhƣợc điểm này. Theo đó, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại phát sinh khi có
đủ bốn yếu tố: có hành vi vi phạm hợp đồng; có thiệt hại vật chất; có mối quan hệ trực
tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất; có lỗi của bên vi phạm hợp
đồng18. Tuy nhiên, hiện nay, theo quy định của Điều 303 LTM 2005 về căn cứ phát
sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại thì trừ các trƣờng hợp miễn trách nhiệm quy định
tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu
tố sau đây: (i) có hành vi vi phạm hợp đồng; (ii) có thiệt hại thực tế; (iii) hành vi vi
phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Tuy yếu tố lỗi của bên vi phạm hợp đồng khơng cịn là căn cứ phát sinh trách
nhiệm bồi thƣờng thiệt hại, nó vẫn đóng một vai trị rất quan trọng trong việc xác định
các trƣờng hợp miễn trách nhiệm và mức bồi thƣờng thiệt hại. Chính vì thế, khi phân
tích căn cứ phát sinh bồi thƣờng thiệt hại trong hợp đồng dịch vụ logistics, tác giả lần
lƣợt trình bày bốn yếu tố: có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế, mối quan

hệ giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế, vai trò của yếu tố lỗi trong việc
phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại. Trong phạm vi đề tài của mình, tác giả
khơng đi sâu vào việc nghiên cứu lý luận của căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng
thiệt hại vì nội dung này đã đƣợc làm rõ trong nhiều đề tài nghiên cứu của các tác giả
khác, nội dung đƣợc tập trung là những điểm khác biệt trong hợp đồng dịch vụ
logistics.
1.1.1

Có hành vi vi phạm hợp đồng

Hành vi vi phạm hợp đồng đƣợc quy định tại Khoản 12 Điều 3 LTM 2005, theo
đó: “Hành vi vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, không đầy đủ hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của
Luật này”. Nhƣ vậy, hành vi vi phạm có thể đƣợc thể hiện dƣới dạng không hành động
qua việc không thực hiện nghĩa vụ hoặc dƣới dạng hành động nhƣ thực hiện không đầy
18

Điều 230 LTM 1997.

8


đủ, không đúng nghĩa vụ hợp đồng đã đến hạn thực hiện. Hành vi này phải phát sinh
trực tiếp trong quá trình thực hiện hợp đồng và do một bên trong hợp đồng thực hiện.
Trong hợp đồng dịch vụ logistics, quyền và nghĩa vụ của các bên có những nét
đặc trƣng so với các hợp đồng khác, vì thế, hành vi vi phạm của các bên cũng có những
sự khác biệt nhất định. Trong thực tiễn hoạt động logistics, những hành vi vi phạm hợp
đồng thƣờng gặp nhƣ vi phạm khả năng đi biển của tàu; vi phạm liên quan đến ký phát,
xuất trình, thu hồi vận đơn; vi phạm làm hƣ hỏng, mất mát hàng hóa vận chuyển; vi
phạm thời gian vận chuyển; vi phạm về nghĩa vụ thanh tốn… Một hành vi có đƣợc coi

là hành vi vi phạm hay không cần đƣợc xem xét trên cơ sở thỏa thuận của các bên
trong hợp đồng và quy định của pháp luật điều chỉnh mối quan hệ hợp đồng đó. Mặc
dù, những quy định của pháp luật cụ thể không đƣợc các bên đề cập đến hay ghi nhận
trong hợp đồng, các quy định này đƣợc xem là các điều khoản thƣờng lệ và mang tính
bắt buộc các bên phải thực hiện19. Ví dụ: Cơng ty A và cơng ty B ký kết một hợp đồng
vận chuyển ngày 12/3/2015. Theo thỏa thuận, cơng ty A có trách nhiệm vận chuyển 2
tấn gạo của công ty B từ cảng Hải Phòng đến cảng Singapore. Hợp đồng cũng quy định
rõ thời gian giao hàng tại cảng Singapore là ngày 23/5/2015. Tuy nhiên, trong q trình
thực hiện hợp đồng, cơng ty B khơng thanh tốn cƣớc phí vận chuyển cho cơng ty A,
do đó, cơng ty A quyết định giữ lại khối lƣợng hàng hóa vận chuyển tại cảng Singapore
chứ khơng giao hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng. Công ty B cho rằng cơng ty A có
hành vi vi phạm hợp đồng vì trong hợp đồng khơng có thỏa thuận về quyền cầm giữ
hàng hóa của cơng ty A nếu cơng ty B vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Vậy, hành vi của
cơng ty A có phải là hành vi vi phạm hợp đồng không?
Theo Điều 239 LTM 2005, thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền
cầm giữ hàng hóa và các chứng từ liên quan đến số hàng hóa đó để địi tiền nợ đã đến
hạn của khách hàng nhƣng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng. Nhƣ đã
phân tích ở trên, để xét một hành vi có phải là hành vi vi phạm hợp đồng không cần
căn cứ vào cả hợp đồng lẫn quy định của pháp luật. Tuy các bên không thỏa thuận về
quyền cầm giữ hàng hóa trong hợp đồng, nhƣng pháp luật đã dự liệu và có quy định
nhằm bảo vệ quyền lợi cho thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Trong trƣờng
hợp này, áp dụng quy định của pháp luật, nếu cơng ty A ngay sau khi cầm giữ hàng
hóa, có thông báo ngay bằng văn bản cho công ty B thì hành vi của cơng ty A khơng
19

Nguyễn Phú Cƣờng (2009), Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh – thương mại, Luận
văn thạc sĩ luật học, Trƣờng đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 12.

9



phải là hành vi vi phạm hợp đồng. Không chỉ có quyền cầm giữ hàng hóa khi cơng ty B
khơng trả nợ đến hạn, cơng ty A cịn có quyền định đoạt hàng hóa sau thời hạn bốn
mƣơi lăm ngày kể từ ngày thơng báo cầm giữ hàng hóa20.
Vậy, một hành vi đƣợc coi là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại
khi đó là hành vi vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc nghĩa vụ theo
quy định của pháp luật liên quan. Khái niệm hành vi vi phạm theo quy định của LTM
2005 chỉ gói gọn hai căn cứ để xem xét có vi phạm hợp đồng hay không là “theo thỏa
thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này” là chƣa thật sự đầy đủ và chính
xác. Tác giả kiến nghị sửa đổi quy định này thành: “Hành vi vi phạm hợp đồng là việc
một bên không thực hiện, không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa
thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật”.
1.1.2

Có thiệt hại thực tế

Theo nghĩa thơng thƣờng, thiệt hại là “bị mất mát về ngƣời, về của cải vật chất
hoặc tinh thần”21. Theo Từ điển Luật học thì thiệt hại đƣợc hiểu là tổn thất về tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác
của cá nhân; tài sản, danh dự, uy tín của pháp nhân hoặc chủ thể khác đƣợc pháp luật
bảo vệ22.
Có thiệt hại thực tế là một trong những căn cứ không thể thiếu để phát sinh trách
nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong hợp đồng dịch vụ logistics, bởi vì bản chất của chế tài
này là bên vi phạm bù đắp những tổn thất mà bên bị vi phạm phải gánh chịu bởi hành
vi vi phạm.
Theo Điều 302 LTM 2005, thiệt hại đƣợc bồi thƣờng bao gồm những tổn thất
thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực
tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ đƣợc hƣởng nếu khơng có hành vi vi phạm. Nhƣ vậy,
tổn thất gián tiếp khơng đƣợc bồi thƣờng.
Ngồi ra, LTM 2005 còn quy định nếu bên yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại không áp

dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu

20

Khoản 2 Điều 239 LTM 2005.
Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, NXB Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, tr. 943.
22
Bộ Tƣ pháp, Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa & NXB
Tƣ pháp, tr. 713.
21

10


giảm bớt giá trị bồi thƣờng thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế đƣợc23.
Quy định trên có sự tƣơng đồng nhất định với quy định của tập quán thƣơng mại quốc
tế, nhƣ tại Điều 77 CISG 1980: “Bên nào viện dẫn sự vi phạm hợp đồng của bên kia thì
phải áp dụng những biện pháp hợp lý căn cứ vào các tình huống cụ thể để hạn chế tổn
thất kể cả khoản lợi bị bỏ lỡ do sự vi phạm hợp đồng gây ra. Nếu họ khơng làm điều
đó, bên vi phạm hợp đồng có thể yêu cầu giảm bớt một khoản tiền bồi thƣờng thiệt hại
bằng với mức tổn thất đáng lẽ đã có thể hạn chế đƣợc”. Nhƣ vậy, những tổn thất mặc
dù là thực tế và trực tiếp nhƣng đáng lẽ có thể đƣợc ngăn chặn bằng các biện pháp hợp
lý thì không đƣợc bồi thƣờng. Việc chứng minh là tổn thất có thể ngăn chặn đƣợc bằng
các biện pháp hợp lý mà bên bị vi phạm đã không áp dụng các biện pháp này thuộc
trách nhiệm của bên vi phạm.
1.1.3

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại

thực tế

Bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại khi hành vi vi phạm của
bên vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại trên thực tế. Mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế đƣợc hiểu là giữa hành vi vi phạm và thiệt
hại thực tế phải có mối quan hệ nội tại, tất yếu. Hành vi vi phạm hợp đồng phải xảy ra
trƣớc, thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng phát sinh sau24.
Xét về mặt lý luận thì bên vi phạm chỉ phải gánh chịu trách nhiệm về những thiệt
hại do mình gây ra. Xét về hiện tƣợng, có thể có nhiều hành vi vi phạm, có nhiều thiệt
hại thực tế nhƣng nếu giữa chúng khơng có mối liên hệ thì không nảy sinh trách nhiệm
bồi thƣờng đối với bên vi phạm, hoặc có nhiều thiệt hại xảy ra nhƣng chỉ chứng minh
đƣợc mối quan hệ nhân quả giữa vi phạm hợp đồng và một phần thiệt hại thì cũng chỉ
có nghĩa vụ phải bồi thƣờng phần thiệt hại đó25.
Bởi vậy, cùng với việc chứng minh sự tồn tại các thiệt hại trên thực tế, bên bị vi
phạm cũng phải chứng minh thiệt hại của mình do chính hành vi vi phạm hợp đồng của
bên vi phạm gây ra. Khi chứng minh cần xem xét tổng hợp các hành vi, các sự kiện,
các hiện tƣợng có liên quan, xem xét cả về mặt thời gian, không gian để đánh giá đúng
đắn liệu hành vi vi phạm có phải là nguyên nhân trực tiếp của thiệt hại.
23

Điều 305 LTM 2005.
Nguyễn Thị Dung, tlđd (7), tr. 67.
25
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam, NXB Cơng an nhân dân, tr. 339.
24

11


1.1.4

Vai trò của yếu tố lỗi trong việc phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng


thiệt hại trong hợp đồng dịch vụ logistics
Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi vi phạm của mình và hậu quả
do hành vi đó gây ra. Lỗi thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể với xã hội26. Trong khoa
học pháp lý, lỗi đƣợc hiểu là trạng thái tâm lý và mức độ nhận thức của một ngƣời đối
với hành vi của họ và hậu quả của hành vi đó27.
Theo quy định của Điều 303 LTM 2005, trừ các trƣờng hợp quy định tại Điều 294
LTM 2005, yếu tố lỗi không đƣợc coi là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt
hại, và đây là điểm khác nhau cơ bản trong các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi
thƣờng thiệt hại so với LTM 1997. Tuy nhiên, trong pháp luật điều chỉnh bồi thƣờng
thiệt hại trong hợp đồng dịch vụ logistics, yếu tố lỗi có vai trị quan trọng trong việc
xác định các trƣờng hợp miễn trách nhiệm và việc thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ
logistics có đƣợc hƣởng quyền giới hạn trách nhiệm hay không. Cụ thể, đối với trƣờng
hợp tổn thất hàng hóa do lỗi của khách hàng hoặc của ngƣời đƣợc khách hàng ủy
quyền, tổn thất do làm theo đúng chỉ dẫn của khách hàng hoặc ngƣời đƣợc khách hàng
ủy quyền, tổn thất do khuyết tật của hàng hóa thì thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ
logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đó28. Bên cạnh đó, thƣơng
nhân kinh doanh dịch vụ logistics cũng không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản
lợi đáng lẽ đƣợc hƣởng của khách hàng về sự chậm trễ hoặc thực hiện dịch vụ logistics
sai địa điểm không do lỗi của mình29. Quy định tại Khoản 3 Điều 238 LTM 2005 cũng
thể hiện rõ vai trò của yếu tố lỗi, theo đó, nếu thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics
cố ý gây ra mất mát, hƣ hỏng, chậm trễ hoặc đã hành động hoặc không hành động một
cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, hƣ hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra thì
thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics không đƣợc hƣởng quyền giới hạn trách
nhiệm bồi thƣờng thiệt hại. Nói cách khác, thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics
có lỗi cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp gây ra thiệt hại cho chủ thể khác thì sẽ khơng
đƣợc hƣởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại.
Vai trò của yếu tố lỗi còn đƣợc thể hiện rõ ràng hơn trong quy định tại Điều 78
của BLHH, một trong những trƣờng hợp ngƣời vận chuyển đƣợc miễn trách nhiệm là
26


Trƣờng Đại học Luật Hà Nội(2005), Giáo trình Lí luận nhà nước và pháp luật, NXB Tƣ pháp Hà Nội, tr. 500.
Học viện tƣ pháp(2007), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập 2, NXB Công an nhân dân, tr. 51.
28
Khoản 1 Điều 237 LTM 2005.
29
Khoản 2 Điều 237 LTM 2005.
27

12


tổn thất do bất kỳ nguyên nhân nào xảy ra mà ngƣời vận chuyển khơng có lỗi hoặc
khơng cố ý gây ra tổn thất hoặc không phải do ngƣời làm cơng, đại lý của ngƣời vận
chuyển có lỗi gây ra. Theo quy định này, có thể thấy BLHH đã coi yếu tố lỗi là một
trong những căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại của ngƣời vận chuyển,
khác với quy định chung của LTM 2005.
1.2

Các trƣờng hợp miễn trách nhiệm của thƣơng nhân kinh doanh dịch

vụ logistics
Về nguyên tắc, hợp đồng ràng buộc các bên. Điều đó có nghĩa là – cũng về
nguyên tắc – bên vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm hợp
đồng của mình. Tuy nhiên, pháp luật hợp đồng cũng cịn dựa trên ngun tắc cơng
bằng, mà theo đó sẽ là khơng cơng bằng nếu bên vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp
lý cho hành vi vi phạm của mình trong mọi trƣờng hợp30. Bởi vậy, pháp luật thƣơng
mại nói chung cũng nhƣ pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại trong hợp đồng logistics nói
riêng đều có quy định một số trƣờng hợp, theo đó bên vi phạm đƣợc miễn trách nhiệm
nếu điều kiện để đƣợc miễn trách nhiệm theo quy định đó xảy ra. Tuy nhiên, nghĩa vụ

chứng minh các trƣờng hợp miễn trách nhiệm thuộc về bên vi phạm hợp đồng. Bên vi
phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trƣờng hợp đƣợc
miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra. Khi trƣờng hợp miễn trách nhiệm
chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi
phạm không thông báo hoặc thơng báo khơng kịp thời cho bên kia thì phải bồi thƣờng
thiệt hại31.
Pháp luật Việt Nam về dịch vụ logistics không đƣa ra khái niệm về miễn trách
nhiệm. Căn cứ vào quy định của pháp luật, miễn trách nhiệm có thể đƣợc hiểu là việc
thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm trƣớc khách
hàng hoặc bất kì chủ thể nào về những hành vi vi phạm và tổn thất đối với hàng hóa
trong các trƣờng hợp đƣợc pháp luật quy định.
Các trƣờng hợp miễn trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong hợp đồng dịch vụ
logistics bao gồm các trƣờng hợp quy định chung các chủ thể trong hợp đồng khi có
hành vi vi phạm tại Điều 294 LTM 2005 và các trƣờng hợp riêng đối với thƣơng nhân
kinh doanh dịch vụ logistics tại Điều 237 LTM 2005. Theo Điều 294 LTM 2005, bên
30
31

Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd (6), tr. 406.
Điều 295 LTM 2005.

13


vi phạm đƣợc miễn trách nhiệm khi hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra trong một trong
bốn trƣờng hợp: (i) Xảy ra trƣờng hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; (ii)
xảy ra sự kiện bất khả kháng; (iii) hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của
bên kia; (iv) hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý
nhà nƣớc có thẩm quyền mà các bên không thể biết đƣợc vào thời điểm giao kết hợp
đồng. Nhƣ đã giới hạn trong phạm vi đề tài, tác giả không đề cập chi tiết đến các

trƣờng hợp miễn trách nhiệm chung kể trên mà chỉ trình bày những trƣờng hợp miễn
trách nhiệm dành riêng cho thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi có tổn thất
hàng hóa. Bởi vì đây chính là điểm đặc trƣng của bồi thƣờng thiệt hại trong hợp đồng
dịch vụ logistics so với bồi thƣờng thiệt hại nói chung. Trong phần này, những quy
định của pháp luật chuyên ngành đƣợc dẫn chiếu kết hợp với phân tích quy định của
LTM 2005.
1.2.1

Tổn thất do lỗi của khách hàng

Khi tổn thất hàng hóa phát sinh do lỗi của khách hàng hoặc ngƣời đƣợc khách
hàng ủy quyền thì thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics khơng phải chịu trách
nhiệm bồi thƣờng32. Pháp luật thƣơng mại không nêu rõ lỗi trong trƣờng hợp này là lỗi
cố ý hay lỗi vô ý. Tuy nhiên, căn cứ theo pháp luật dân sự về lỗi trong trách nhiệm dân
sự, ngƣời không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu
trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vơ ý, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác33. Từ đó, có thể suy ra, khi khách hàng hoặc ngƣời
đƣợc khách hàng ủy quyền có lỗi, dù là lỗi cố ý hay lỗi vô ý, đều phải chịu trách nhiệm
do lỗi của mình gây ra. Trong trƣờng hợp này, khi có tổn thất hàng hóa, thƣơng nhân
kinh doanh dịch vụ logistics khơng phải chịu trách nhiệm mà ngƣời có lỗi – khách
hàng phải chịu trách nhiệm là hợp lý.
Xem xét quy định của pháp luật chuyên ngành điều chỉnh hoạt động kinh doanh
dịch vụ logistics, đa số các văn bản pháp luật chuyên ngành logistics đều có quy định
về trƣờng hợp miễn trách nhiệm do lỗi của khách hàng, tuy nhiên, các quy định này tồn
tại một số khác biệt nhất định.

32
33

Điểm a Khoản 1 Điều 237 LTM 2005.

Khoản 1 Điều 308 BLDS 2005.

14


Điểm d Khoản 1 Điều 94 Luật Giao thông đƣờng thủy nội địa 2004 (LGTĐTNĐ)
và Điều 107 Luật Đƣờng sắt 2005 (Luật Đƣờng sắt) có quy định tƣơng tự nhau, theo
đó, thƣơng nhân kinh doanh vận tải đƣợc miễn bồi thƣờng mất mát, hƣ hỏng hàng hóa
trong trƣờng hợp do lỗi của ngƣời thuê vận tải, ngƣời nhận hàng hoặc ngƣời áp tải
hàng hóa đƣợc ngƣời thuê vận tải hoặc ngƣời nhận hàng cử đi.
Theo quy định tại Điểm i Khoản 2 Điều 78 BLHH, thƣơng nhân kinh doanh vận
chuyển theo chứng từ vận chuyển đƣợc miễn hoàn toàn trách nhiệm nếu tổn thất hàng
hóa xảy ra do hành động hoặc sơ suất của ngƣời giao hàng, chủ sở hữu hàng, đại lý
hoặc đại diện của họ. Đối với các hình thức vận tải biển khác, BLHH khơng có quy
định riêng về trƣờng hợp miễn trách nhiệm này nên áp dụng quy định của LTM khi
giải quyết tranh chấp.
Trong dịch vụ vận tải hàng không, theo Khoản 1 và Điểm d Khoản 3 Điều 165
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 (LHKDD), ngƣời vận chuyển đƣợc miễn
một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại nếu tổn thất hàng hóa do lỗi từ
phía khách hàng, ngƣời nhận hàng, bên có quyền bồi thƣờng thiệt hại khác hoặc ngƣời
áp tải đƣợc khách hàng hoặc ngƣời nhận hàng cử đi kèm hàng hóa. Điểm tiến bộ của
quy định trong pháp luật về dịch vụ vận tải hàng không là quy định rõ ngƣời vận
chuyển đƣợc miễn trừ tƣơng ứng với mức độ lỗi của khách hàng. Quy định này tƣơng
tự với Điều 21 Công ƣớc Vacsava34, nếu ngƣời vận chuyển chứng minh đƣợc thiệt hại
do lỗi của ngƣời bị hại gây ra hoặc góp phần gây ra thì tịa án có thể miễn một phần
hoặc tồn bộ trách nhiệm, phù hợp với những quy định của luật Tòa án.
Quy định trong dịch vụ bƣu chính có điểm tiến bộ hơn khi tại Khoản 2, Khoản 4
Điều 41 Luật Bƣu chính 2010 (Luật Bƣu chính) cho phép thƣơng nhân kinh doanh dịch
vụ bƣu chính chịu trách nhiệm tƣơng ứng với mức độ lỗi của khách hàng.
Đối với vận tải đa phƣơng thức, Điều 121 BLHH quy định trƣờng hợp hàng hoá

bị mất mát, hƣ hỏng xảy ra ở một phƣơng thức vận tải nhất định của quá trình vận
chuyển, các quy định của pháp luật tƣơng ứng điều chỉnh phƣơng thức vận tải đó của
vận tải đa phƣơng thức đƣợc áp dụng đối với trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của
ngƣời kinh doanh vận tải đa phƣơng thức. Tuy nhiên, nếu khơng thể xác định đƣợc
hàng hố bị mất mát, hƣ hỏng xảy ra ở phƣơng thức vận tải nào thì ngƣời kinh doanh
34

Việt Nam đã chính thức gia nhập công ƣớc này vào ngày 11-10-1982 và ngày 9-01-1983 Cơng ƣớc đã có hiệu
lực đối với Việt Nam.

15


vận tải đa phƣơng thức phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng theo quy định về miễn trách
nhiệm của BLHH (phƣơng thức vận tải biển).
Từ các quy định của pháp luật chuyên ngành trên, tác giả có những nhận xét nhƣ
sau:
Thứ nhất, chủ thể có lỗi trong trƣờng hợp miễn trách nhiệm này theo LTM 2005
là khách hàng hoặc ngƣời đƣợc khách hàng ủy quyền. Trên thực tế, khách hàng có thể
là đại lý của chủ hàng, chủ hàng, bên bán hoặc bên mua trong hợp đồng mua bán hàng
hóa… Pháp luật chuyên ngành đã có quy định rõ hơn một số chủ thể thuộc nhóm khách
hàng hoặc ngƣời đƣợc khách hàng ủy quyền để dễ dàng xác định khi có tranh chấp. Cụ
thể là, pháp luật về dịch vụ vận tải đƣờng thủy nội địa và đƣờng sắt thì bổ sung thêm
một chủ thể nữa là ngƣời nhận hàng hoặc ngƣời áp tải hàng. Trong khi đó, pháp luật
hàng hải lại quy định chủ thể có lỗi có thể là ngƣời giao hàng, chủ sở hữu hàng, đại lý
hoặc đại diện của họ. Quy định này là hoàn toàn hợp lý.
Thứ hai, LTM 2005 chỉ quy định chung là thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ
logistics sẽ đƣợc miễn trách nhiệm khi khách hàng hoặc ngƣời đƣợc khách hàng ủy
quyền có lỗi. Câu hỏi đặt ra là nếu lỗi của khách hàng chỉ góp phần gây ra một phần
thiệt hại trên thực tế, thì trách nhiệm bồi thƣờng của thƣơng nhân sẽ nhƣ thế nào? Chỉ

có LHKDD và Luật Bƣu chính có quy định rõ việc miễn trách nhiệm của thƣơng nhân
kinh doanh dịch vụ logistics tƣơng ứng với mức độ lỗi của khách hàng và các chủ thể
pháp luật quy định. Quy định nhƣ trên đảm bảo đƣợc nguyên tắc chịu trách nhiệm một
cách cơng bằng, theo đó, chủ thể có lỗi chỉ phải chịu phần trách nhiệm do lỗi của mình,
nên thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logisitics cũng chỉ đƣợc miễn một phần trách
nhiệm chứ không đƣợc miễn tồn bộ. Do đó, tác giả kiến nghị bổ sung thêm ý “thƣơng
nhân kinh doanh dịch vụ logistics đƣợc miễn một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm tƣơng
ứng với mức độ lỗi của khách hàng hoặc ngƣời đƣợc khách hàng ủy quyền” vào quy
định của LTM 2005.
1.2.2

Khi thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo chỉ dẫn

của khách hàng
Thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics đƣợc miễn trách nhiệm về tổn thất
hàng hóa do thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn
của khách hàng hoặc của ngƣời đƣợc khách hàng uỷ quyền. Mặc dù khách hàng hoặc
16


ngƣời đƣợc khách hàng ủy quyền không trực tiếp thực hiện các hành vi gây tổn thất đối
với hàng hóa nhƣng họ là bên có lỗi trong việc đƣa ra chỉ dẫn cho thƣơng nhân. Theo
quy định của LTM 2005, thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics có nghĩa vụ tuân
theo những chỉ dẫn từ phía khách hàng, khi xảy ra trƣờng hợp có thể dẫn đến việc
khơng thực hiện đƣợc một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải
thơng báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn35. Pháp luật chun ngành khơng có quy
định riêng về trƣờng hợp này.
Mặt khác, pháp luật quy định thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể làm
khác chỉ dẫn của khách hàng vì lợi ích chính đáng của khách hàng, nhƣng phải thông
báo ngay cho khách hàng36. Cụm từ “có thể” cho thấy “làm khác chỉ dẫn vì lợi ích của

khách hàng” là quyền chứ khơng phải nghĩa vụ của thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ
logistics. Câu hỏi đặt ra là: Trong trƣờng hợp thƣơng nhân biết chắc rằng làm theo chỉ
dẫn sẽ gây ra tổn thất cho khách hàng mà vẫn thực hiện thì giải quyết nhƣ thế nào?
Theo quy định đã dẫn ở trên, nếu thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm theo
chỉ dẫn của khách hàng thì sẽ đƣơng nhiên đƣợc miễn trách nhiệm bồi thƣờng, khơng
có ngoại lệ. Quy định này dẫn đến tình trạng khơng mong đợi trên thực tế: Trong mọi
trƣờng hợp, thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics sẽ lựa chọn giải pháp an toàn là
làm theo chỉ dẫn của khách hàng, dù biết trƣớc hay không biết trƣớc khả năng tổn thất
hàng hóa. Nói cách khác, quy định về miễn trách nhiệm trong trƣờng hợp làm đúng chỉ
dẫn của khách hàng khiến quy định về quyền và nghĩa vụ làm khác chỉ dẫn của khách
hàng vì lợi ích chính đáng của khách hàng khơng có hiệu quả trên thực tế, ảnh hƣởng
đến quyền lợi của khách hàng. Tác giả kiến nghị bổ sung vào quy định này nội dung:
“Trừ trƣờng hợp thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics cố ý khơng thơng báo khả
năng có thiệt hại xảy ra cho khách hàng”.
1.2.3

Tổn thất do khuyết tật của hàng hóa

Thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics đƣợc miễn trách nhiệm đối với tổn thất
do khuyết tật của hàng hóa. “Khuyết tật” theo từ điển Tiếng Việt là thiếu sót khó sửa
vốn có trên sản phẩm ngay sau khi chế tạo, gia công xong37. Theo quy định tại Khoản 3
Điều 3 Luật Bảo về quyền lợi ngƣời tiêu dùng 2010: Hàng hóa có khuyết tật là hàng
hóa khơng bảo đảm an tồn cho ngƣời tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính
35

Điểm c Khoản 1 Điều 235 LTM 2005.
Điểm b Khoản 1 Điều 235 LTM 2005.
37
Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lãm (1998), Từ điển Tiếng Việt, NXB Thanh Hóa, tr. 214.
36


17


mạng, sức khỏe, tài sản của ngƣời tiêu dùng, kể cả trƣờng hợp hàng hóa đó đƣợc sản
xuất theo đúng tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhƣng chƣa phát hiện
đƣợc khuyết tật tại thời điểm hàng hóa đƣợc cung cấp cho ngƣời tiêu dùng, bao gồm:
Hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật; hàng hóa đơn
lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lƣu giữ; hàng hóa
tiềm ẩn nguy cơ gây mất an tồn trong q trình sử dụng nhƣng khơng có hƣớng dẫn,
cảnh báo đầy đủ cho ngƣời tiêu dùng. Trong trƣờng hợp này, để đƣợc miễn trách
nhiệm bồi thƣờng thiệt hại toàn bộ, ngƣời vận chuyển phải chứng minh rằng mình đã
thực hiện những biện pháp bảo quản hàng hóa đúng cách và thiệt hại hoàn toàn là do
khuyết tật của hàng hóa.
Pháp luật Việt Nam có các quy định về trƣờng hợp này trong bốn lĩnh vực: vận tải
đƣờng thủy, vận tải đƣờng sắt, vận tải hàng không và dịch vụ bƣu chính.
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 94 LGTĐTNĐ, Điều 107 Luật đƣờng sắt, Điểm a
Khoản 3 Điều 165 LHKDD và Điểm a Khoản 4 Điều 41 Luật bƣu chính, ngƣời vận
chuyển đƣợc miễn trách nhiệm đối với tổn thất do đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật
vốn có của hàng hố. Quy định này có bổ sung thêm một nguyên nhân mà ngƣời vận
chuyển đƣợc miễn trách nhiệm đó là tổn thất do đặc tính tự nhiên của hàng hóa. Quy
định này hợp lý với đặc trƣng của dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, hàng hóa
thƣờng đƣợc vận chuyển trong thời gian dài, việc tổn thất do đặc tính tự nhiên của
hàng hóa là việc mà ngƣời vận chuyển khơng thể kiểm sốt đƣợc dù thực hiện chế độ
bảo quản hàng hóa đúng cách, trong trƣờng hợp này, ngƣời vận chuyển đƣợc miễn
trách nhiệm bồi thƣờng.
Quy định khác so với những dịch vụ vận tải khác, đối với dịch vụ vận tải hàng
hải, theo Điểm n Khoản 2 Điều 78 BLHH, ngƣời vận chuyển đƣợc miễn trách nhiệm
đối với hao hụt về khối lƣợng, trọng lƣợng hoặc mất mát, hƣ hỏng hàng hóa xảy ra do
chất lƣợng, khuyết tật ẩn tỳ hoặc khuyết tật khác của hàng hoá. Khoản 16 Điều 2 NĐ

87/2009/NĐ-CP định nghĩa: Ẩn tỳ là những khuyết tật của hàng hóa, nếu chỉ kiểm tra
bên ngồi hàng hóa một cách thơng thƣờng thì khơng thể phát hiện đƣợc Nếu theo định
nghĩa này, cách dùng từ “khuyết tật ẩn tỳ” trong BLHH bị lặp nghĩa, thay vào đó chỉ
nên dùng là “ẩn tỳ”. Quy định này cũng đƣợc áp dụng với thƣơng nhân kinh doanh vận

18


×