Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HỒNG THỊ HƯƠNG LAN

QUAN HỆ HƠN NHÂN
CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HỒNG THỊ HƯƠNG LAN

QUAN HỆ HƠN NHÂN
CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60.38.01.03

Người hướng dẫn khoa học: TS.NGUYỄN THỊ MINH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Luật học “Quan hệ hơn nhân có yếu tố


nước ngồi tại Việt Nam” do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS.Nguyễn Thị Minh. Mọi thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là trung
thực và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng 9 năm 2015
Tác giả

HOÀNG THỊ HƯƠNG LAN


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Viết tắt

1

Bộ luật Dân sự

BLDS

2

Bộ luật Tố tụng dân sự

BLTTDS

3


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CHXHCN

4

Hơn nhân và Gia đình

HN&GĐ

5

Hiệp định tương trợ tư pháp

HĐTTTP

6

Quan hệ hơn nhân

QHHN

7

Tồ án nhân dân

TAND

8


Tịa án nhân dân tối cao

TANDTC

9

Ủy ban nhân dân

UBND


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUAN HỆ HƠN NHÂN CĨ YẾU TỐ
NƯỚC NGỒI TẠI VIỆT NAM .................................................................................... 7
1.1. Khái niệm về hơn nhân có yếu tố nước ngồi ...................................................... 7
1.1.1. Khái niệm hơn nhân ......................................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm quan hệ hôn nhân ............................................................................ 9
1.1.3. Quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi......................................................... 11
1.2. Phương pháp điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngoài ................... 14
1.2.1. Phương pháp thực chất .................................................................................. 14
1.2.2. Phương pháp xung đột ................................................................................... 15
1.3. Nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngoài .............. 17
1.3.1. Pháp luật trong nước ..................................................................................... 17
1.3.2. Điều ước quốc tế ............................................................................................ 20
1.3.3. Tập quán quốc tế............................................................................................ 20
1.4. Một số nguyên tắc áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết quan hệ hơn
nhân có yếu tố nước ngoài ................................................................................. 21
1.5. Quy định của pháp luật Việt Nam về quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi 22

1.5.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ......................................... 22
1.5.2. Từ tháng 8 năm 1945 đến trước ngày 13 tháng 01 năm 1960 ......................... 24
1.5.3. Giai đoạn từ ngày 13 tháng 01 năm 1960 đến trước ngày 03 tháng 01 năm
1987 .............................................................................................................. 26
1.5.4. Giai đoạn từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến trước ngày 01 tháng 01 năm
2001 .............................................................................................................. 28
1.5.5. Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến trước ngày 01 tháng 01 năm
2015 .............................................................................................................. 30
1.5.6. Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến nay .......................................... 32
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ QUAN HỆ
HƠN NHÂN CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI .................................................................. 34
2.1. Kết hơn có yếu tố nước ngồi ............................................................................. 34
2.1.1. Về điều kiện kết hơn ....................................................................................... 34


2.1.2. Nghi thức kết hôn ........................................................................................... 44
2.1.3. Từ chối đăng ký kết hôn, hủy kết hôn trái pháp luật........................................ 46
2.1.4. Công nhận việc kết hôn đã được tiến hành ở nước ngồi................................ 48
2.2. Quan hệ vợ chồng có yếu tố nước ngoài............................................................. 48
2.2.1. Quyền về Quốc tịch sau khi kết hôn ................................................................ 49
2.2.2. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng .................................................................. 50
2.3. Quy định chấm dứt quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngồi ............................ 51
2.3.1. Ly hơn có yếu tố nước ngồi........................................................................... 51
2.3.2. Căn cứ ly hơn ................................................................................................. 52
2.3.3. Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn ................................................... 53
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ QUAN HỆ HƠN NHÂN CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI TẠI VIỆT
NAM............................................................................................................................... 54
3.1. Thực tiễn về hơn nhân có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam................................ 54
3.2. Những tồn tại, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ

hôn nhân có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam và kiến nghị ............................... 59
3.2.1. Một số quy định điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi cịn thiếu
những quy định về nguyên tắc chọn luật áp dụng........................................... 60
3.2.2. Một số quy định điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngồi chưa rõ
ràng và chưa phù hợp với thực tiễn ............................................................... 62
3.2.3. Quy định về công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định của Tịa án nước
ngồi cịn khó khăn trong q trình áp dụng ................................................. 72
3.2.4. Hệ thống pháp luật cịn thiếu những thỏa thuận hợp tác, hiệp định tương trợ tư
pháp với các nước để tạo điều kiện cho việc bảo hộ công dân Việt Nam kết hôn
với người nước ngồi và sau đó là sinh sống tại nước ngồi ......................... 74
3.3. Kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả điều chỉnh thực trạng quan hệ hơn
nhân có yếu tố nước ngồi ................................................................................. 75
3.3.1. Tăng cường vai trị của Nhà nước và pháp luật đối với quan hệ hôn nhân có
yếu tố nước ngồi tại Việt Nam ..................................................................... 76
3.3.2. Vai trị của các tổ chức, đồn thể xã hội......................................................... 78
3.3.3. Vai trị của gia đình và cộng đồng xã hội ....................................................... 80
3.3.4. Trách nhiệm của người trong cuộc ................................................................. 81
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 83


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, chính sách mở rộng hội nhập quốc tế của Đảng
và Nhà nước ta đã làm cho đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể. Cùng với
sự phát triển của các quá trình giao lưu quốc tế, quan hệ hơn nhân và gia đình giữa
cơng dân Việt Nam với người nước ngoài cũng phát sinh ngày càng nhiều. Việc
điều chỉnh quan hệ này trở thành một yêu cầu cấp bách, quan trọng nhằm làm ổn
định và phát triển giao lưu dân sự quốc tế, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của cơng dân các nước có liên quan.
Cùng với q trình hội nhập quốc tế của đất nước, pháp luật điều chỉnh quan
hệ hôn nhân (sau đây viết tắt là QHHN) có yếu tố nước ngồi đã có sự chuyển biến
tích cực và ngày càng phát triển. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (sau đây viết
tắt là CHXHCN) Việt Nam đã quan tâm, chú trọng và tạo dựng khung pháp lý để
ghi nhận, bảo hộ QHHN có yếu tố nước ngồi. Điều 36 Hiến pháp năm 2013 đã
khẳng định:
1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự
nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn
nhau.
2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người
mẹ và trẻ em1.
Điều 2 và Điều 100 Luật Hôn nhân và Gia đình (sau đây viết tắt là HN&GĐ)
năm 2000, Điều 2 và Điều 121 Luật HN&GĐ năm 2014 cùng khẳng định nguyên
tắc:
Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa
người theo tôn giáo với người không theo tơn giáo, giữa người có tín
ngưỡng với người khơng có tín ngưỡng, giữa cơng dân Việt Nam với
người nước ngồi được tơn trọng và được pháp luật bảo vệ2.
Trong quan hệ hơn nhân và gia đình với cơng dân Việt Nam, người nước
ngoài tại Việt Nam được hưởng các quyền và có nghĩa vụ như cơng dân
Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác. Nhà
nước CHXHCN Việt Nam bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân

1
2

Hiến pháp năm 2013.
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.



2

Việt Nam ở nước ngồi trong QHHN và gia đình phù hợp với pháp luật
Việt Nam, pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế3.
So với các quy định trước, Luật HN&GĐ năm 2000 đã thể hiện sự chuyển
biến tích cực khi lần đầu tiên quy định khái niệm hơn nhân có yếu tố nước ngồi
(khoản 14 Điều 8) và dành riêng một chương quy định về QHHN và gia đình giữa
cơng dân Việt Nam và người nước ngồi, có phạm vi điều chỉnh rộng hơn Luật
HN&GĐ năm 1986 và Pháp lệnh Hôn nhân và gia đình giữa cơng dân Việt Nam với
người nước ngồi năm 1993.
Tuy nhiên, sau gần 13 năm thi hành, Luật HN&GĐ năm 2000 cũng đã bộc lộ
khơng ít hạn chế, bất cập như một số quy định của Luật còn cứng nhắc, tính khả thi
chưa cao, một số quy định của Luật chưa đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với hệ
thống các văn bản luật có liên quan được ban hành trong thời gian qua, như: Luật
Đất đai năm 2003; BLDS năm 2005; Luật Quốc tịch năm 2008 (sửa đổi bổ sung
năm 2014)...
Khắc phục những tồn tại nêu trên, ngày 19/06/2014, tại kỳ họp thứ 7, Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thơng qua Luật
HN&GĐ năm 2014 (có hiệu lực từ 01/01/2015) thay thế Luật HN&GĐ năm 2000.
Trong lộ trình thực hiện những mục tiêu của công cuộc cải cách tư pháp đã
được Bộ Chính trị nhấn mạnh tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 về
“Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, một trong những mục tiêu, quan
điểm được xác định là: “Cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý dân
tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tiếp
thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngồi phù hợp với hoàn cảnh nước ta
và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế; đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội
trong tương lai”4.
Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của pháp luật về quan hệ hơn
nhân có yếu tố nước ngồi là một nhu cầu thực tiễn mà Đảng và Nhà nước ta quan

tâm.
Trong thực tế công việc, tác giả nhận thấy trong những năm gần đây, làn
sóng lấy chồng nước ngồi của phụ nữ Việt Nam tăng nhanh. Bên cạnh hôn nhân
tiến bộ vì tình u đơi lứa cịn khơng ít những hiện tượng hôn nhân đi ngược lại bản
chất tốt đẹp vốn có của nó. Kết hơn vì mục đích kinh tế hoặc vì các mục đích khác

3
4

Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014.
Nghị quyết số 49 ngày 02/06/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.


3

đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, ảnh hưởng
truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài “Quan hệ hơn nhân có yếu tố
nước ngồi tại Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề nghiên cứu về QHHN có yếu tố nước ngoài đã được nhiều chuyên
gia pháp luật trong nước nghiên cứu dưới nhiều hình thức khác nhau, đã nhận được
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều độc giả với những cơng trình nghiên
cứu như:
-

Nguyễn Cao Hiến (2011), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài theo quy định của pháp
luật Việt Nam trong xu thế hội nhập, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật – Đại
học Quốc gia Hà Nội;


-

Ngô Thu Phương (2014), Pháp luật Việt Nam về Quan hệ hơn nhân có
yếu tố nước ngoài trong tương quan so sánh với một số quốc gia trên thế
giới, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội;

Ngoài ra, một số cuốn sách chun khảo có liên quan như:
-

Nơng Quốc Bình - Nguyễn Hồng Bắc (2006), Quan hệ hơn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngồi ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế,
Nhà xuất bản Tư pháp Hà Nội;

-

Nơng Quốc Bình - Nguyễn Hồng Bắc (2011), Quan hệ hơn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngồi. Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất
bản Tư pháp Hà Nội;

-

Đinh Trung Tụng (2000), Giới thiệu nội dung cơ bản của Luật HN&GĐ
năm 2000, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.

Các bài đăng trên các tạp chí chun ngành luật:
-

Đỗ Văn Chỉnh (2011), “Kết hơn có yếu tố nước ngoài và thực tiễn áp
dụng pháp luật”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (số 1), tr.29-32;


-

Lê Thị Hồng Thanh và Trương Hồng Quang (2011), “Pháp luật Việt Nam
về quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi”, Tạp chí Luật học, (số 9),
tr.50-54;

-

Nguyễn Văn Thắng (2009), “Thực trạng về việc phỏng vấn trong kết hơn
với người nước ngồi hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (số 6),
tr.35-38;


4

-

Ngơ Văn Thìn (2009), “Một số vướng mắc liên quan đến việc đăng ký
kết hơn có yếu tố nước ngồi”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (số 7),
tr.61-65.

Trên đây là một số bài viết tiêu biểu, ngồi ra cịn nhiều bài viết khác liên
quan đến vấn đề QHHN có yếu tố nước ngồi.
Những cơng trình nêu trên, mới chỉ dừng lại ở việc giải thích nội dung các
điều của Luật HN&GĐ năm 2000 và Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về QHHN
có yếu tố nước ngồi mà chưa nghiên cứu sâu, mang tính tồn diện về quan hệ kết
hơn, quan hệ vợ chồng và quan hệ ly hơn có yếu tố nước ngồi.
Do đó, nghiên cứu về QHHN có yếu tố nước ngồi khơng phải là một hiện
tượng mới, song lại là một đề tài cần có sự nghiên cứu nghiêm túc và kỹ lưỡng để

bao quát vấn đề một cách toàn diện và khai thác ở cấp độ sâu sắc hơn. Dù vậy,
những tài liệu đã được công bố nêu trên là nguồn tài liệu có giá trị cho tác giả tham
khảo và kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn. Đối với luận văn này, trên cơ sở
tham khảo một số tài liệu có liên quan, tác giả đã tiếp cận vấn đề một cách nghiêm
túc.
Luận văn này nghiên cứu riêng và chuyên sâu về quan hệ hơn nhân có yếu tố
nước ngồi một cách tồn diện, mang tính hệ thống, tác giả đã đưa ra một số giải
pháp, kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật trong nước về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là thông qua việc nghiên cứu các vấn đề lý luận,
khảo sát thực tiễn áp dụng pháp luật về QHHN có yếu tố nước ngồi, trên cơ sở đối
chiếu với quy định của một số quốc gia trên thế giới và các Điều ước quốc tế Việt
Nam tham gia nhằm đánh giá thực trạng về QHHN ở Việt Nam góp phần làm rõ,
làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về QHHN có yếu tố nước ngồi.
Trên cơ sở đó sẽ giúp nhận thức rõ những ưu điểm, thành công và một số tồn tại,
bất cập của pháp luật HN&GĐ Việt Nam về quan hệ hơn nhân có yếu tố nước
ngồi.
Qua đó, tác giả đưa ra những kiến nghị cụ thể để sửa đổi, bổ sung các quy
định cịn bất cập, thiếu sót trong pháp luật hiện hành, hồn thiện pháp luật về
QHHN có yếu tố nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn gồm các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp
lý của việc điều chỉnh QHHN có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam. Nghiên cứu thực
tiễn để tìm ra những điểm phù hợp và chưa phù hợp của pháp luật trong việc điều


5

chỉnh QHHN có yếu tố nước ngồi nhằm hồn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh
vực này.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là trong khuôn khổ quy định pháp luật về
QHHN có yếu tố nước ngồi. Luận văn tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu về cơ
sở lý luận, thực trạng quy định pháp luật và các đề xuất kiến nghị liên quan đến nội
dung về quan hệ kết hôn, quan hệ vợ chồng và quan hệ ly hơn có yếu tố nước ngồi.
5. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn trước hết là dựa vào quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước
ta về Nhà nước và Pháp luật mà trọng tâm hướng về quyền con người.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu để giải quyết những vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến QHHN có
yếu tố nước ngoài như sau:
- Phương pháp lịch sử được sử dụng nghiên cứu QHHN có yếu tố nước ngồi
qua từng giai đoạn ở Việt Nam;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm khái quát những nội dung cơ bản
của từng vấn đề lý luận về QHHN có yếu tố nước ngồi từ quan hệ kết hơn, quan hệ
vợ chồng và quan hệ ly hôn;
- Phương pháp so sánh được thực hiện nhằm tìm hiểu quy định của pháp luật
hiện hành với hệ thống pháp luật trước đây ở Việt Nam cũng như pháp luật của một
số nước trên thế giới. Qua đó, tiếp thu có chọn lọc những ưu điểm của pháp luật các
nước nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về QHHN có yếu tố nước ngồi;
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phương pháp khảo sát đánh giá thực
tiễn để tìm hiểu thêm quan điểm của các giảng viên Luật, chuyên gia Luật, cán bộ
công chức trong hệ thống cơ quan tư pháp về QHHN có yếu tố nước ngoài về mối
liên hệ giữa các quy định của pháp luật với thực tiễn áp dụng. Qua đó, góp phần làm
rõ thêm lý luận và thực trạng áp dụng pháp luật về QHHN có yếu tố nước ngồi.
Các phương pháp trên đây và một số phương pháp khác được sử dụng để
nghiên cứu đề tài. Song, trong từng phần, chương, mức độ sử dụng có khác nhau,
xuất phát từ yêu cầu của việc nghiên cứu và nội dung của đề tài.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Với tính chất là một trong những cơng trình khoa học (thuộc chuyên ngành

luật dân sự) nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề về cơ sở lý luận và thực


6

tiễn của QHHN có yếu tố nước ngồi, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp mới về
khoa học pháp lý như sau:
- Phân tích, đánh giá một cách khoa học những quy định của pháp luật về
QHHN có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
- Xác định những bất cập trong các quy định của pháp luật về QHHN có yếu
tố nước ngồi tại Việt Nam cần phải hoàn thiện, những vướng mắc trong việc thực
thi pháp luật cần phải khắc phục và xác định rõ nguyên nhân của thực trạng đó.
- Đề xuất một số kiến nghị có tính định hướng nhằm hồn thiện hơn nữa các
quy định điều chỉnh QHHN có yếu tố nước ngồi.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là nguồn tư liệu mang tính lý luận
và thực tiễn sâu sắc để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể tham khảo ban
hành các văn bản pháp luật hướng dẫn Luật HN&GĐ năm 2014. Đồng thời, những
kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tư liệu học tập, tài liệu tham
khảo, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo luật hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm
đến QHHN có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngoài
tại Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về quan hệ hơn nhân có
yếu tố nước ngoài.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hồn thiện pháp luật về
quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.



7

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUAN HỆ HÔN NHÂN CĨ YẾU TỐ
NƯỚC NGỒI TẠI VIỆT NAM
1.1. Khái niệm về hơn nhân có yếu tố nước ngồi
1.1.1. Khái niệm hơn nhân
Hôn nhân là hiện tượng xã hội phát sinh, phát triển cùng với sự phát triển của
xã hội loài người. Hôn nhân cũng là vấn đề luôn được các nhà triết học, xã hội học,
luật học nghiên cứu bởi bản chất của hôn nhân là “sự liên kết giữa người nam và
người nữ dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng theo điều kiện và trình tự luật
định, nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc và hịa
thuận”5 và bởi “quan hệ hơn nhân cịn thể hiện sắc thái văn hóa của một tộc
người”6. Sự bền vững của hôn nhân gắn liền với sự bền vững trong quan hệ vợ
chồng, từ đó hình thành các quan hệ phái sinh khác như quan hệ huyết thống, quan
hệ nuôi dưỡng mà tổng hợp các mối quan hệ này hình thành nên quan hệ gia đình.
Nói cách khác, hơn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội.
Khác với các quan hệ dân sự, mục đích của chủ thể trong QHHN không phải
nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất hoặc tinh thần trong một thời điểm nhất định mà
nhằm xác lập mối quan hệ lâu dài. Nền tảng tạo dựng và điều kiện tiên quyết cho sự
tồn tại của hôn nhân là yếu tố tình cảm. Các yếu tố khác ngồi tình cảm tự nguyện
giữa các chủ thể, khơng thể là nền tảng của hơn nhân, hoặc nếu có, đã làm sai lệch
bản chất thực sự của hôn nhân.
Theo lịch sử phát triển của xã hội lồi người, hơn nhân trải qua rất nhiều
hình thái khác nhau. Tuy nhiên, điểm mấu chốt các hình thái này đều là sự kết hợp
giữa hai cá thể khác nhau về giới tính sinh học, trong khi những biến đổi về hình
thái hơn nhân phần lớn chỉ xoay quanh số lượng phối ngẫu, mối quan hệ huyết
thống hay địa vị chính trị trong xã hội.
Thời kỳ nguyên thủy, khi con người sống thành bầy đàn, phụ thuộc vào

thiên nhiên, chưa có phân cơng lao động xã hội do đó chưa có hơn nhân.
Ở thời kỳ này, quan hệ giữa người đàn ông và người đàn bà là quan hệ
tính giao bừa bãi. Thời kỳ này kéo dài hàng trăm nghìn năm và kết thúc

5
Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học (chuyên ngành Luật dân sự, Luật tố
tụng dân sự và Luật Hơn nhân và Gia đình), Nxb.Cơng an nhân dân, Hà Nội, tr.148.
6
Ngô Văn Lệ (2008), Hôn nhân có yếu tố nước ngồi nhìn từ khía cạnh văn hóa, Hội thảo Hàn quốc học khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ IX, Hà Nội, tr.1.


8

bằng sự ra đời của chế độ quần hôn khi có sự phân cơng lao động xã
hội7.
Qua từng giai đoạn lịch sử, nội dung của khái niệm hôn nhân cũng có sự
khác nhau. Trong thời kỳ nguyên thủy với chế độ quần hôn, khái niệm hôn nhân
được hiểu là sự liên kết của nhiều người đàn ông với nhiều người đàn bà nhằm tạo
thành một gia đình. Ngày nay, khi chế độ hôn nhân một vợ một chồng được coi là
hình thức hơn nhân tiến bộ thì khái niệm về hôn nhân cũng thay đổi. Hôn nhân là sự
liên kết giữa nam và nữ để tạo nên quan hệ vợ chồng nhằm mục đích chung sống
lâu dài, cùng nhau xây dựng gia đình và được pháp luật thừa nhận.
Khái niệm hôn nhân được các nhà triết học, xã hội học, luật học nghiên cứu
bởi bản chất là sự liên kết giữa người nam và người nữ dựa trên nguyên tắc tự
nguyện, bình đẳng theo điều kiện và trình tự luật định. Mục đích của hơn nhân là
nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc và hịa thuận
và bởi qua hơn nhân cịn thể hiện sắc thái văn hóa của một tộc người. Ở các nước
theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (Common law), quan niệm truyền thống về hôn
nhân của Cơ đốc giáo, do Lord Penzance đưa ra trong phán quyết về vụ án Hyde v

Hyde (1866): “Hôn nhân là sự liên kết tự nguyện suốt đời giữa một người đàn ông
và một người đàn bà, mà khơng vì mục đích nào khác”8. Ngoài khái niệm trên, hiện
nay, một số Luật gia ở Châu Âu và Mỹ quan niệm: “Hôn nhân là sự liên kết pháp lý
giữa một người nam và một người nữ với tư cách là vợ chồng”9, hoặc: “Hôn nhân
là hành vi hoặc tình trạng chung sống giữa một người nam và một người nữ với tư
cách là vợ chồng”10.
Ở Việt Nam, các giáo trình Dân Luật dưới chế độ Sài gịn chưa đưa ra khái
niệm cụ thể về hơn nhân mà phần nhiều mới đưa ra khái niệm “giá thú”: “giá thú
(hay hôn thú) là sự phối hợp của một người đàn ông và một người đàn bà theo thể
thức luật định”11 hoặc “giá thú” cũng được hiểu: “sự trai gái lấy nhau trước mặt
viên hộ lại và phát sinh ra những nghĩa vụ tương hỗ cho hai bên về phương diện
đồng cư, trung thành và tương trợ”12. Theo một số Luật gia Sài gòn, khái niệm “giá
thú” bao gồm có hai nghĩa: theo nghĩa thứ nhất, giá thú là hành vi phối hợp vợ
chồng (kết hôn). Theo nghĩa thứ hai, giá thú là tình trạng của hai người đã chính
7

Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Hơn nhân và Gia đình Việt Nam, Nxb.Cơng an nhân dân, Hà
Nội, tr.5-6.
8
P.M Promley (1976), Family law, 5th edition, London Butterworth, tr.15.
9
Leonard & Elias. Berkely (1990), Family law Dictionary, Cali.Nolo.
10
Dictionary of law – Third edition (2000), Petter collin publishing.
11
Nguyễn Quang Quýnh (1963-1964), Dân luật Quyển 1, Viện Đại học Cần Thơ, tr.269-272.
12
Vũ Văn Mẫu và Lê Đình Chân (1968), Danh từ và tài liệu Dân luật và Hiến luật, Tủ sách Đại học Sài Gòn,
tr.100.



9

thức lấy nhau làm vợ chồng và thời gian hai người ăn ở với nhau13. Điều 3 Sắc Luật
15/64 ngày 23/7/1964, Điều 99 Bộ dân luật 1972 ngày 20/12/1972 của Chính quyền
Sài Gịn quy định: “Khơng ai được phép tái hôn nếu giá thú trước chưa đoạn tiêu”.
Như vậy, phải chăng các khái niệm “giá thú” được nêu trên đã bao hàm cả khái
niệm về hơn nhân?
Theo giải thích của Oxford Advanced Learner’s Dictionary do Oxford
Universitry Press xuất bản năm 1992, thì “hơn nhân là sự liên kết pháp lý giữa một
người đàn ông với một người đàn bà như vợ chồng”14.
Theo Từ điển Luật học của trường Đại học Luật Hà Nội: “Hôn nhân là sự
liên kết giữa người nam và người nữ dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng theo
điều kiện và trình tự luật định, nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia
đình hạnh phúc và hòa thuận”15.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014: “Hôn nhân là
quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hơn”16.
Tóm lại, trong giai đoạn phát triển của xã hội hiện nay, khái niệm hôn nhân
mà nhà làm luật các nước đưa ra đã có sự tiếp cận gần nhau hơn. Tuy nhiên, hơn
nhân là hình ảnh của một xã hội thu nhỏ, phản ánh đời sống xã hội. Trong xã hội có
giai cấp, hơn nhân mang tính giai cấp sâu sắc, phản ánh bản chất cũng như thực
trạng xã hội mà hình thái hơn nhân đang tồn tại. Căn cứ vào các quy định về hôn
nhân trong Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014, chúng ta có thể hiểu như sau: hơn
nhân là sự liên kết pháp lý tự nguyện và bình đẳng giữa một người đàn ông với một
người đàn bà như vợ chồng, nhằm chung sống suốt đời với tư cách là vợ chồng vì
mục đích xây dựng gia đình bình đẳng hạnh phúc, hịa thuận và bền vững.
1.1.2. Khái niệm quan hệ hôn nhân
Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật thì nhu cầu sinh tồn và phát
triển đã buộc con người phải liên kết với nhau thành những cộng đồng, cùng nhau
hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Các thành viên này

ln có mối liên hệ về vật chất, về tinh thần và những mối liên hệ này ln có giới
hạn nên người ta gọi đó là những “quan hệ”. Những quan hệ xuất hiện trong quá
trình hoạt động xã hội của con người, nghĩa là chúng xuất hiện trong quá trình sản
xuất và phân phối của cải vật chất, trong việc thỏa mãn nhu cầu văn hóa, tinh thần
13

Nguyễn Quang Quýnh (1963-1964), Dân luật Quyển 1, Viện Đại học Cần Thơ, tr.269-272.
Oxford University Press (1992), Oxford Advanced Learner’s Dictionary.
15
Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học (chuyên ngành Luật dân sự, Luật tố
tụng dân sự và Luật Hơn nhân và Gia đình), Nxb.Cơng an nhân dân, tr.148.
16
Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014.
14


10

cũng như trong việc bảo vệ lợi ích của xã hội được gọi là “quan hệ xã hội”. Sự hình
thành và phát triển của các quan hệ xã hội diễn ra dưới tác động của nhiều yếu tố
khác nhau, song yếu tố quyết định nhất vẫn là do điều kiện sản xuất và sinh hoạt vật
chất. Quan hệ xã hội tồn tại khách quan khơng lệ thuộc vào ý chí của con người.
Tính khách quan của chúng thể hiện ở chỗ, con người sống trong xã hội không thể
tự đặt mình ngồi những mối liên hệ xã hội đang tồn tại. Xã hội không thể tồn tại
nếu thiếu con người và con người khơng thể tồn tại ngồi xã hội, ngồi những mối
quan hệ xã hội. Chính vì lẽ đó mà C.Mác gọi: “Bản chất của con người là tổng hòa
tất cả các mối quan hệ xã hội”17.
Trong đời sống của cộng đồng, quan hệ xã hội rất phong phú, đòi hỏi phải
được điều chỉnh bằng các quy tắc xử sự bắt buộc. QHHN được xác lập từ khi các
bên chính thức lấy nhau làm vợ chồng và chấm dứt khi các bên khơng cịn quan hệ

vợ chồng theo quy định của pháp luật.
QHHN là loại quan hệ pháp luật dân sự đặc biệt. Tính dân sự đặc biệt thể
hiện:
Thứ nhất, tính chất dân sự trong QHHN được biểu hiện ở ba điểm cơ bản:
Một là, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về hôn nhân giống như đối tượng điều
chỉnh của pháp luật dân sự. Khi quan hệ hôn nhân được xác lập thì các quan hệ về
nhân thân (danh dự, nhân phẩm, uy tín…) và quan hệ tài sản (tài sản chung, tài sản
riêng…) của các chủ thể cũng được xác lập và chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Hai
là, phương pháp điều chỉnh QHHN được dựa trên phương pháp điều chỉnh của Luật
Dân sự. Ba là, các quy định điều chỉnh QHHN một phần từ nguồn gốc dân sự như
quyền kết hôn, quyền ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền đăng ký kết
hơn...
Thứ hai, tính chất đặc biệt trong QHHN được biểu hiện ở yếu tố tình cảm
của các bên chủ thể. Tình cảm là yếu tố cơ bản trong việc xác lập QHHN. Trong
QHHN, các chủ thể khơng chỉ vì lợi ích của bản thân mà cịn vì lợi ích của những
người khác trong các quan hệ phát sinh từ quan hệ hôn nhân như quan hệ huyết
thống (cha mẹ với con cái) hoặc quan hệ thân thuộc (cha mẹ, anh em, họ hàng của
các bên vợ và chồng).
Trên cơ sở mức độ liên kết giữa các chủ thể trong QHHN có thể chia quan hệ
hôn nhân thành ba giai đoạn: giai đoạn kết hôn, giai đoạn tồn tại quan hệ vợ chồng
và giai đoạn chấm dứt quan hệ vợ chồng.
17

Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb.Cơng an nhân dân, Hà
Nội, tr.5-6.


11

QHHN được hình thành khi các chủ thể đáp ứng điều kiện kết hôn theo luật

định và được xác lập bằng sự kiện pháp lý: đăng ký kết hôn. Sự kiện này làm phát
sinh các quan hệ nhân thân, tài sản giữa các chủ thể. Hôn nhân không tồn tại vĩnh
viễn mà nó sẽ bị chấm dứt trong những trường hợp nhất định.
Như vậy, QHHN là quan hệ giữa các chủ thể trong hôn nhân, được xác lập từ
khi các bên nam nữ chính thức lấy nhau làm vợ chồng (phát sinh quyền lợi, nghĩa
vụ pháp lý về tài sản và nhân thân giữa vợ và chồng) và chấm dứt trong những
trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật.
1.1.3. Quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi
Trong QHHN có yếu tố nước ngồi, “yếu tố nước ngồi” được nhận diện
dựa vào một trong ba dấu hiệu:
Thứ nhất, QHHN giữa các cá nhân có quốc tịch khác nhau hoặc có cùng
quốc tịch nhưng cư trú ở các quốc gia khác nhau (dấu hiệu chủ thể có quốc tịch
khác nhau).
Thứ hai, khách thể của QHHN là tài sản và các quyền tài sản ở nước ngoài,
được thực thi ở nước ngoài hoặc theo pháp luật của nước ngoài (dấu hiệu khách thể
có liên quan đến nước ngồi).
Thứ ba, căn cứ phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ tại nước ngoài
(dấu hiệu sự kiện pháp lý xảy ra ở nước ngoài).
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các dấu hiệu để xác định QHHN có
yếu tố nước ngoài được ghi nhận tại khoản 25 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014.
Theo quy định này, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi là quan hệ
hơn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngồi; quan hệ hơn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là
công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo
pháp luật nước ngồi, phát sinh tại nước ngồi hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó
ở nước ngoài18.
Theo quy định tại Điều 758 BLDS năm 2005:
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi là quan hệ dân sự có ít nhất một
trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên

tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay

18

Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014.


12

đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước
ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngồi19.
Như vậy, các tiêu chí để nhận diện yếu tố nước ngồi theo pháp luật Việt
Nam là:
Thứ nhất, giữa một bên trong QHHN là cơng dân Việt Nam, cịn bên kia là
người nước ngồi hoặc người Việt Nam định cư tại nước ngồi. Ví dụ: sự kiện kết
hôn giữa nam công dân Đài Loan với nữ công dân Việt Nam; hoặc sự kiện nam
công dân Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn với vợ là người Việt
Nam định cư ở nước ngồi.
Với tiêu chí này, cơ sở pháp lý để xác định yếu tố nước ngoài là sự khác
nhau giữa quốc tịch của vợ và chồng (ngoại trừ trường hợp các chủ thể có cùng
quốc tịch Việt Nam thì phải có ít nhất một trong bên là người Việt Nam định cư tại
nước ngồi). Cịn cơ sở pháp lý để xác định chủ thể có phải là người nước ngồi hay
khơng là yếu tố quốc tịch. Khái niệm người nước ngoài đã được tiếp nhận khá sớm
trong khoa học pháp lý ở nước ta, từ Tuyên bố về chính sách của Chính phủ Liên
hiệp lâm thời ngày 01/01/1946, Quyết định số 122/CP ngày 25/4/1977 của Hội
đồng Chính phủ về chính sách đối với người nước ngồi cư trú, làm ăn sinh sống ở
Việt Nam đến Luật Quốc tịch năm 1998 và Luật Quốc tịch năm 2008 (sửa đổi, bổ
sung năm 2014). Theo đó, người nước ngồi là người khơng có quốc tịch Việt Nam;
người khơng quốc tịch là người khơng có quốc tịch Việt Nam và cũng khơng có
quốc tịch nước ngoài20. Như vậy, “người nước ngoài” theo quy định của pháp luật

Việt Nam bao gồm người có một hoặc nhiều quốc tịch nước ngồi và người khơng
quốc tịch. Người Việt Nam định cư ở nước ngồi là cơng dân Việt Nam và người
gốc Việt cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Thứ hai, sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt QHHN xảy
ra ở nước ngồi (hoặc theo pháp luật nước ngồi). Đó có thể là sự kiện kết hơn (phát
sinh quan hệ), sự kiện ly thân giữa vợ - chồng (thay đổi quan hệ) hoặc sự kiện phán
quyết có hiệu lực của Tịa án có thẩm quyền chấp nhận ly hơn giữa vợ - chồng
(chấm dứt QHHN).
Về sự kiện pháp lý làm phát sinh QHHN. Khi có sự kiện pháp lý phát sinh
QHHN có yếu tố nước ngồi đã nảy sinh xung đột pháp luật giữa pháp luật nơi kết
hôn và pháp luật của nước mà người đó là cơng dân địi hỏi phải chọn pháp luật để
giải quyết. Ví dụ: Hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở nước ngoài trước cơ
19
20

Bộ luật Dân sự năm 2005.
Luật Quốc tịch năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014).


13

quan có thẩm quyền ở nước ngồi. Khi đó, pháp luật được áp dụng để giải quyết các
vấn đề pháp lý liên quan như xác định điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn của
các bên sẽ là pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước ngoài, trừ trường hợp điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Về sự kiện pháp lý làm thay đổi QHHN. Ví dụ, nam - nữ cơng dân Việt Nam
đang sinh sống tại Cộng hòa Pháp đề nghị Tòa án nước này giải quyết yêu cầu xin
ly thân. Trong trường hợp này, sự kiện Tòa án ban hành một bản án hoặc quyết định
cho phép các bên ly thân được coi là sự kiện pháp lý làm thay đổi QHHN. Theo
quyết định này, hôn nhân chưa bị chấm dứt nhưng quan hệ vợ chồng đã thay đổi,

dẫn tới sự thay đổi trong quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân của vợ chồng. Cụ thể,
chế độ tài sản chung giữa vợ và chồng chấm dứt kể từ thời điểm ly thân. Tuy nhiên,
có thể hai bên vẫn có trách nhiệm cưu mang lẫn nhau khi ly thân hoặc một bên vẫn
chịu một phần trách nhiệm nợ nếu trong thời gian ly thân, bên kia mắc nợ vì nhu
cầu sinh sống21.Trong trường hợp này, pháp luật được áp dụng điều chỉnh có thể là
pháp luật của Pháp (nguyên tắc luật nơi cư trú).
Về sự kiện pháp lý làm chấm dứt QHHN thơng thường là sự kiện ly hơn.
Ngồi ra, QHHN cũng chấm dứt khi một trong hai bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố
là chết hoặc mất tích và bên kia có u cầu ly hơn. Trong những trường hợp trên
(trừ sự kiện chết) thì thời điểm bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực chính là
sự kiện làm chấm dứt QHHN. Ví dụ, nam nữ công dân Việt Nam ly hôn với nhau ở
Trung Quốc, trước cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc. Trong trường hợp này,
pháp luật Việt Nam và pháp luật của Trung Quốc cùng có thể được áp dụng. Pháp
luật Việt Nam được áp dụng dựa trên cơ sở dấu hiệu quốc tịch của chủ thể còn pháp
luật Trung Quốc được viện dẫn áp dụng trên nguyên tắc Luật nơi có Tịa án. Để giải
quyết, Tịa án sẽ căn cứ điều ước quốc tế mà hai nước đã ký kết để áp dụng, sau đó
sẽ căn cứ pháp luật của Trung Quốc (ngun tắc luật nơi có Tịa án) để giải quyết.
Do sự kiện làm chấm dứt QHHN xảy ra ở nước ngoài nên vấn đề chọn luật nước
ngoài được đặt ra. Như vậy, trong những trường hợp trên, chủ thể trong QHHN đều
là công dân Việt Nam nhưng sự kiện pháp lý phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
quan hệ xảy ra ở nước ngoài. Sự kiện xảy ra ở nước ngoài, phải phù hợp với pháp
luật nước ngoài và trong một số trường hợp chỉ có hiệu lực khi cơ quan có thẩm
quyền tiến hành cơng nhận.
Thứ ba, khách thể của QHHN và gia đình là tài sản ở nước ngoài. Tài sản,
theo Điều 163 BLDS năm 2005 gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản22,
21
22

(truy cập vào lúc 01 giờ ngày 02/5/ 2015).
Bộ Luật Dân sự 2005.



14

được phân loại thành bất động sản và động sản. Khi nói đến tài sản với tư cách là
khách thể của QHHN có yếu tố nước ngồi, tài sản đó phải có mối liên quan đến
QHHN và đang tồn tại ở nước ngoài. Khi giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể
về tài sản, đa số pháp luật các quốc gia đều lựa chọn nguyên tắc luật nơi có tài sản
để áp dụng giải quyết.
Ví dụ, nam - nữ cơng dân Việt Nam đề nghị Tịa án Việt Nam giải quyết yêu
cầu ly hôn và phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là bất động sản tại
nước Đức. Trong trường hợp này, đối tượng liên quan là tài sản ở nước ngoài nên
cần xác định đây là QHHN có yếu tố nước ngồi. Do tài sản là bất động sản nên căn
cứ Điều 766 BLDS năm 2005, Tòa án sẽ áp dụng pháp luật của Đức để điều chỉnh
quan hệ tài sản là bất động sản tại Đức của vợ và chồng23. Phân tích nội dung điều
luật này cho thấy, Việt Nam đã sử dụng chủ yếu nguyên tắc luật nơi có vật (Lex rei
sitae) để xác định việc xác lập, thực hiện, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sở hữu đối
với tài sản.
Tóm lại, từ những cơ sở lý luận và phân tích trên, có thể rút ra nhận định:
QHHN đáp ứng một trong ba tiêu chí sau thì được coi là có yếu tố nước ngồi: có ít
nhất một bên chủ thể là người nước ngoài; căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt
QHHN ở nước ngoài; tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngồi. Yếu tố nước
ngồi trong QHHN được quy định tại Luật HN&GĐ năm 2014 khá tương đồng với
pháp luật các quốc gia trên thế giới.
1.2. Phương pháp điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi
Phương pháp điều chỉnh QHHN có yếu tố nước ngoài bao gồm phương pháp
xung đột và phương pháp thực chất. Hai phương pháp này được kết hợp hài hoà và
tác động tương hỗ với nhau trong điều chỉnh QHHN có yếu tố nước ngồi.
1.2.1. Phương pháp thực chất
Phương pháp thực chất là phương pháp giải quyết trực tiếp các vấn đề pháp

lý nảy sinh trong QHHN có yếu tố nước ngồi, thơng qua việc áp dụng các quy
phạm thực chất. Quy phạm thực chất là quy phạm quy định cụ thể quyền và nghĩa
vụ của các chủ thể tham gia QHHN và được áp dụng trong hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất, khi quy phạm thực chất được pháp luật quy định áp
dụng để điều chỉnh QHHN có yếu tố nước ngồi. Ví dụ, khoản 2 Điều 121 Luật
HN&GĐ năm 2014 quy định: “Trong QHHN và gia đình với cơng dân Việt Nam,
người nước ngồi tại Việt Nam được hưởng các quyền và có nghĩa vụ như cơng dân

23

Bộ Luật Dân sự 2005.


15

Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác”24. Theo quy định
trên, trong QHHN có yếu tố nước ngoài, người nước ngoài sẽ được hưởng các
quyền và nghĩa vụ như công dân Việt Nam (thực tế, các quy định điều chỉnh các
quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam là các quy phạm thực chất).
Trường hợp thứ hai, do quy phạm xung đột dẫn chiếu đến. Ví dụ, khoản 1
Điều 127 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam
được giải quyết theo quy định của Luật này”25. Như vậy, quy phạm xung đột dẫn
chiếu đến pháp luật Việt Nam được lựa chọn để áp dụng. Nói cách khác, quy định
trên chính là cơ sở pháp lý để Tòa án Việt Nam áp dụng pháp luật Việt Nam giải
quyết việc ly hơn có yếu tố nước ngoài.
Quy phạm thực chất được quy định trong pháp luật quốc gia gọi là quy phạm
thực chất thông thường, nếu được xây dựng trong các điều ước quốc tế thì gọi là
quy phạm thực chất thống nhất. Xét về vai trị, quy phạm thực chất thống nhất góp
phần quan trọng làm “hài hịa hóa” sự khác biệt giữa quan điểm pháp luật của các

quốc gia và có tác dụng đơn giản, hữu hiệu hóa sự áp dụng pháp luật trong q trình
giải quyết tranh chấp các QHHN có yếu tố nước ngoài. Sự tăng cường quy phạm
thực chất thống nhất thông qua việc ký kết điều ước quốc tế đã tạo điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển của giao lưu dân sự quốc tế, trong đó có QHHN có yếu tố nước
ngoài.
1.2.2. Phương pháp xung đột
Phương pháp xung đột là phương pháp dựa vào quy tắc được ấn định để áp
dụng pháp luật của một nước được chỉ định nhằm giải quyết QHHN có yếu tố nước
ngồi phát sinh thông qua các quy phạm xung đột pháp luật26. Phương pháp xung
đột được hình thành và phát triển trên nền tảng hệ thống các quy phạm xung đột
quốc gia và các quy phạm xung đột trong các điều ước quốc tế mà quốc gia đó là
thành viên. Quy phạm xung đột là quy phạm pháp luật ấn định pháp luật của nước
nào cần phải được áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi trong
tình hình thực tế.
Phương pháp xung đột là phương pháp giải quyết gián tiếp QHHN có yếu tố
nước ngồi. Khác với phương pháp thực chất, trong phương pháp xung đột các vấn
đề về quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể không được giải quyết trực tiếp mà
24

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014.
26
Hoàng Phước Hiệp và Lê Hồng Sơn (2001), Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.233.
25


16

thông qua nguyên tắc chọn pháp luật áp dụng. Như vậy, có thể thấy, tính gián tiếp

của phương pháp xung đột được thể hiện ở việc dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật áp
dụng, còn việc điều chỉnh cụ thể đối với quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể ra
sao thì hồn tồn phụ thuộc vào nội dung pháp luật của nước mà được quy phạm
xung đột dẫn chiếu đến.
Như vậy, các quy phạm xung đột không trực tiếp quy định quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài sẽ được điều chỉnh cụ thể như thế nào, mà chỉ quy định pháp luật
của nước nào cần được áp dụng để điều chỉnh quan hệ cụ thể đó. Do vậy, có thể nói
quy phạm xung đột là loại quy phạm pháp luật “dẫn chiếu” theo sự “dẫn chiếu” của
quy phạm xung đột, các cơ quan có thẩm quyền chọn hệ thống pháp luật tối ưu để
điều chỉnh quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài.
Theo khoản 1 Điều 103 HN&GĐ năm 2000 và khoản 1 Điều 126 Luật
HN&GĐ năm 2014 quy định: “Trong việc kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với
người nước ngồi, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết
hơn; nếu việc kết hơn đó được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của
Việt Nam thì người nước ngồi cịn phải tn theo các quy định của Luật này về
điều kiện kết hôn”.
Theo quy định trên, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ có yếu
tố nước ngồi khơng được điều chỉnh mà chỉ quy định việc chọn pháp luật áp dụng.
Theo quy định này, mỗi bên kết hôn phải tn theo pháp luật nước mình về điều
kiện kết hơn; trong trường hợp việc kết hôn được tiến hành trước cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam thì người nước ngồi cịn phải tn theo pháp luật của Việt
Nam về điều kiện này.
Khác với các quy phạm pháp luật khác, quy phạm xung đột được cấu thành
từ hai bộ phận là phạm vi và hệ thuộc. Trong khoa học pháp lý của các nước phân
chia quy phạm xung đột thành các loại khác nhau. Đó là quy phạm xung đột một
bên (là quy phạm chỉ ra quan hệ dân sự chỉ áp dụng pháp luật của một nước cụ thể)
và quy phạm xung đột hai bên (là quy phạm định ra nguyên tắc chung để cơ quan có
thẩm quyền lựa chọn luật của một nước nào đó sẽ được điều chỉnh quan hệ tương
ứng).
Quy phạm xung đột còn được phân thành các loại: quy phạm xung đột trong

nước và quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế hoặc được phân loại theo các
nhóm quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh hoặc dựa theo tính chất của quy phạm xung
đột.


17

Hiện nay, để giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hơn nhân và cả gia
đình có yếu tố nước ngoài, các nước thường sử dụng một số kiểu hệ thuộc (quy tắc
lựa chọn pháp luật) cơ bản sau: luật nhân thân (Lex personalis) gồm hai biến dạng
là luật quốc tịch (Lex patriae) và luật nơi cư trú (Lex domicilii); luật nơi có tài sản
(Lex rei sitae); luật nơi thực hiện hành vi (Lex loci actus) và luật toà án (Lex fori).
Trong một quan hệ hôn nhân cụ thể, khi áp dụng quy tắc chọn luật, các cơ
quan có thẩm quyền sẽ có được giải pháp tối ưu để điều chỉnh QHHN có yếu tố
nước ngồi.
Quy phạm xung đột được ghi nhận trước hết trong các văn bản pháp luật của
từng quốc gia. Ở Việt Nam, quy phạm xung đột được ghi nhận trong Luật HN&GĐ
năm 2014 và một số văn bản khác. Ngoài ra, quy phạm xung đột còn được ghi nhận
trong các Hiệp định tương trợ tư pháp (sau đây viết tắt là HĐTTTP) Việt Nam đã ký
kết với các nước. Các hiệp định này đều xây dựng các quy phạm xung đột thống
nhất để điều chỉnh QHHN có yếu tố nước ngồi.
Như vậy, phương pháp xung đột được áp dụng khá phổ biến để điều chỉnh
các QHHN có yếu tố nước ngồi. Phương pháp xung đột được áp dụng thông qua
quy phạm xung đột. Quy phạm xung đột là quy phạm pháp luật đặc biệt, không trực
tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia QHHN có yếu tố nước ngồi
mà nó chỉ ra việc áp dụng pháp luật của một nước nào đó để điều chỉnh quan hệ
này. Khoa học pháp lý các nước coi việc xây dựng và áp dụng quy phạm xung đột
là yêu cầu trước tiên của phương pháp xung đột.
1.3. Nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngồi
Nguồn pháp luật điều chỉnh QHHN có yếu tố nước ngồi là các hình thức

chứa đựng các nguyên tắc, các quy phạm điều chỉnh QHHN có yếu tố nước ngồi.
Như vậy, có thể nói rằng, bất cứ một hình thức nào chứa đựng một hoặc nhiều các
quy phạm nhằm điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngồi đều được coi là
nguồn pháp luật điều chỉnh QHHN có yếu tố nước ngồi.
1.3.1. Pháp luật trong nước
Pháp luật trong nước với tư cách là nguồn của pháp luật điều chỉnh quan hệ
hơn nhân có yếu tố nước ngồi là hình thức chứa đựng các nguyên tắc, các quy
phạm pháp luật trong nước nhằm điều chỉnh các quan hệ hơn nhân có yếu tố nước
ngồi. Trên thực tế, có rất nhiều hình thức chứa đựng các quy phạm và các nguyên
tắc điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi. Tuy nhiên, hình thức cụ thể
nào được coi là nguồn pháp luật trong nước để điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu


18

tố nước ngồi thì hồn tồn phụ thuộc vào sự quy định của từng hệ thống pháp luật
của mỗi quốc gia khác nhau.
Ở Việt Nam, vấn đề hôn nhân, trong đó bao gồm cả hơn nhân có yếu tố nước
ngồi được quy định trong các văn bản pháp luật sau đây:
- Hiến pháp
Ở nước ta, Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất. Hiến pháp quy
định các nguyên tắc cơ bản về mặt pháp lý đối với tất cả các vấn đề quan trọng nhất
của một đất nước như: chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa - xã hội, tổ chức và
hoạt động của bộ máy Nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân trong đó
có bao gồm cả quyền về hơn nhân.
Quyền về hơn nhân và cả gia đình được coi là quyền cơ bản của công dân và
được ghi nhận trong các bản Hiến pháp của Việt Nam từ Hiến pháp năm 1946, Hiến
pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và gần đây nhất là Hiến
pháp năm 2013. Trong tất cả các bản hiến pháp này, quyền hôn nhân được coi là
quyền của con người và được pháp luật bảo hộ. Chẳng hạn, trong Hiến pháp năm

1946 ghi nhận tại Điều thứ 9: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương
diện”. Quy định này được coi là cơ sở pháp lý để khẳng định sự bình đẳng nam nữ
trong quan hệ hơn nhân và gia đình; Hiến pháp năm 1959 ghi nhận tại Điều 24 rằng
phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội và gia đình, Nhà nước bảo hộ quyền hôn nhân; Hiến pháp năm 1980 ghi
nhận tại Điều 64 về quyền bình đẳng giữa nam, nữ trong quan hệ hôn nhân, hôn
nhân tiến bộ, một vợ một chồng và Nhà nước bảo đảm quyền hôn nhân của công
dân; Hiến pháp năm 1992 ghi nhận tại Điều 64 về việc Nhà nước bảo hộ quan hệ
hôn nhân. Hiến pháp năm 2013 thể hiện sự tiến bộ khi lần đầu tiên thừa nhận quyền
kết hôn của công dân. Điều 36 Hiến pháp quy định: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly
hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng
bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ
quyền lợi của người mẹ và trẻ em”. Trên cơ sở được quy định trong Hiến pháp, các
nguyên tắc trong hơn nhân được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật như BLDS,
Luật hơn nhân gia đình và các văn bản pháp luật liên quan khác.
Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, các nguyên tắc trong hơn nhân được
cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật như BLDS, Luật Hơn nhân và gia đình và
các văn bản pháp luật khác có liên quan.
- Bộ luật Dân sự


19

Quan hệ dân sự nói chung và quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi nói
riêng được quy định trong Phần thứ bảy của BLDS năm 2005 (phần quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngồi). Những ngun tắc được quy định trong phần này kết hợp với
những quy định về hơn nhân và gia đình nói chung trong BLDS đã tạo thành các
nguyên tắc cơ bản trong việc điều chỉnh quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngồi tại Việt Nam.
- Luật Hơn nhân và Gia đình

Luật Hơn nhân và gia đình là văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ về
hôn nhân và gia đình bao gồm cả các quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngồi. Từ khi nước ta được độc lập năm 1945 cho tới nay, tùy theo từng thời kỳ
nhất định, Nhà nước Việt Nam đã ban hành bốn luật Luật HN&GĐ, đó là: Luật
HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 và Luật
HN&GĐ năm 2014.
Ngày 19/06/2014, tại kỳ họp Quốc hội thứ 7, khóa XIII, Luật HN&GĐ năm
2014 được thơng qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Luật HN&GĐ
năm 2014 đã thay thế Luật HN&GĐ năm 2000 với nhiều nội dung quy định mới nổi
bật. Đối với QHHN và gia đình có yếu tố nước ngồi, luật dành Chương VIII với 10
điều (từ Điều 121 đến Điều 130) để điều chỉnh. Trong đó bổ sung 05 quy định mới
là các quy định về vấn đề: Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ; tài liệu về hơn nhân và gia
đình; Cơng nhận, ghi chú bản án, quyết định của Tịa án, cơ quan có thẩm quyền
của nước ngồi về hơn nhân và gia đình; Xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước
ngồi; Nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài; Áp dụng chế độ tài sản của vợ
chồng theo thỏa thuận, giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau
như vợ chồng mà không đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi.
- Bên cạnh Luật HN&GĐ, các văn bản pháp luật hiện hành khác do các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành đã đóng một vai trị to lớn trong việc điều
chỉnh quan hệ hơn nhân và gia đình, trong đó có quan hệ hơn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngồi. Các văn bản đó là: Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (sửa đổi
bổ sung năm 2014); Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính
Phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật HN&GĐ; Thông tư
02a/2015/TT-BTP ngày 23/02/2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số
điều của Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hơn nhân và gia đình về
quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi.



×