Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Mô tả quy trình xuất nhập khẩu thiết bị - vật tư của Tổng công ty Điện lực TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.02 KB, 14 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP
Mô tả quy trình xuất nhập khẩu thiết bị - vật tư
của Tổng công ty Điện lực TP.HCM
GVHD: PGS.TS HOÀNG VĨNH LONG
SVTH : NGUYỄN MẠNH KHƯƠNG
MSSV: 082697Q
KHÓA: 12
TP HCM, THÁNG 2
1
LỜI MỞ ĐẤU
1. Lý do chọn đề tài:
Vào tháng 7/2011 thị trường điện cạnh tranh đã được thực hiện. Như vậy để có thể cạnh tranh
được trong nghành điện với thị trường cạnh tranh như thế, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những đấu
tư mạnh mẽ về kỹ thuật, cắt giảm chi phí, cũng như tìm đươc những nguồn cung cấp nguyên vật liệu tôt
hơn, rẻ hơn. Từ đó tăng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp về giá cả trên thị trường.
Để tìm được nguồn nguyên vật liệu tôt hơn nó đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ tìm kiếm ở thị
trường trong nước mà còn ở cả thị trường quôc tế. Nhưng đối với mua bán quốc tế chúng ta sẽ gặp nhìu
khó khăn hơn so với viêc mua bán nguyên vật liệu ở trong nước mà một trong những vấn đề đó là các
hoạt đông xuất nhập khẩu.
Cũng chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “ Mô tả hoạt đông xuất nhập khẩu vật liệu của EVNHCMC
”. Để nghiên cứu với hy vọng đề tài này sẽ đóng góp được một phần hữu ít cho đơn vị mà tôi đang thực
tập.
2. Mục tiêu thực hiện đề tài:
Có thể mổ tả được chi tiết của quá trình xuất nhập khẩu vật liệu của EVNHCMC để từ đó có thể
rút ra được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình đó. Đồng thơi có thể đưa ra được những giải
pháp đê khăc phục hay hạn chế những khó khăn trên, giúp quá trình hoàn thiện hơn.
3. Đối tượng - Phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng: tất cả các vấn đề liên quan đến quá trình xuất nhập khẩu vật liệu tại EVNHCMC.


Phạm vi:
Không gian: tổng công ty điên lực thành phố Hồ Chí Minh ( EVNHCMC )
Thời gian: số liệu thu thập phục vụ cho báo cáo thực tập năm 2012
4. Phương pháp nghiên cứu:
Quan sát các hoạt động xuất nhập khẩu vật liệu tại EVNHCMC sau đó mô tả lại rồi từ đó đưa ra
những nhận xét về thuận lợi và khó khăn cũng như đề ra những giải pháp giúp hoạt động xuất nhập khẩu
hoàn thiện hơn.
5. Bố cục đề tài:
Chương 1: Giới thiệu Tổng công ty Điện lực TP.HCM
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
1.2 Cơ cấu tổ chức
1.3 Nguồn nhân lực
1.4 Các lĩnh vực hoạt động của công ty
1.5 Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng
2
1.6 Quản lý vật tư xuất nhập khẩu
1.7 Kết quả hoạt động kinh doanh
Chương 2: Mô tả quy trình xuất nhập khẩu vật liệu của Tông công ty Điện lực TP.HCM
2.1 Giới thiệu về bộ phận thực tập
2.2 Mô tả quy trình xuất nhập khẩu vật liệu
2.3 Các yếu tố liên quan đến quy trình xuất nhập khẩu vật liệu
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị giúp hoàn thiện quy trình
3.1 Đánh giá chung về quy trình xuất nhập khẩu
3.2 Một số giải pháp và kiến nghị
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHÀO
PHỤ LỤC
3
CHƯƠNG 1: TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1 Quá trình hình thành phát triển:

1.1.1. Giới thiệu về tổng công ty:
Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
do Tập đoàn Điện lực Việt Nam sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có tư
cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng, điều lệ tổ chức và hoạt động.
- Tên tiếng Việt: Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh;
- Tên tiếng Anh: HOCHIMINH CITY POWER CORPORATION;
- Tên viết tắt: EVN HCMC;
- Địa chỉ: 35 Tôn Đức Thắng - Phường Bến nghé - Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: (84.8) 2220 1177 - 2220 1188 - 2220 1199 Fax:(84.8) 2220 1155 - 2220 1166
- email:
- website:
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển:
Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là Sở Quản Lý và Phân Phối Điện
Thành Phố Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 7 tháng 8 năm 1976 là một đơn vị trực thuộc Công ty
Điện lực Miền Nam (nay là Công ty Điện lực 2) - Bộ Điện và Than, bao gồm 07 Phòng, 05 khu khai
thác điện và 02 Đội với tổng số lượng dưới 1000 cán bộ công nhân viên, hoạt động theo chế độ hạch
toán kinh tế phụ thuộc, có chức năng quản lý, phân phối, kinh doanh, cải tạo và phát triển lưới điện trên
địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Ngày 21/12/1977 Bộ trưởng Bộ điện và Than (Thứ trưởng Phạm Khai) ban hành Quyết định số
2479/ĐT/TCCB3 về việc chuyển các khu khai thác thành các chi nhánh điện và hạch toán kinh tế trong
nội bộ của sở, được sử dụng con dấu riêng.
Ngày 09/05/1981 Bộ Điện lực đổi tên các Cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ Điện lực: Công ty Điện lực
Miền Nam thành Công ty Điện lực 2 và Sở quản lý và phân phối điện TP Hồ Chí Minh đổi thành Sở
Điện lực TP Hồ Chí Minh.
Ngày 08/7/1995 Bộ Năng Lượng quyết định thành lập Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Điện lực TP Hồ
Chí Minh trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam).
Ngày 05/02/2010 Bộ Công thương ban hành quyết định số 768/QĐ-BCT về việc thành lập Công ty mẹ -
Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh.
Từ đó đến nay trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tổng
công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh đã không ngừng xây dựng và phát triển theo phương hướng đa

ngành nghề, dựa trên nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ năng lực chuyên môn cao hoạt động với quy
mô lớn hơn, hiện đại hơn và tiêu chuẩn hóa hơn.
Hiện nay Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh đã đạt chứng chỉ ISO 9001:2000 và 15 Công ty Điện
lực trực thuộc, Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện, Công ty TNHH MTV Vật tư - Vận tải cũng đã
được cấp chứng nhận ISO 9001:2000.
4
• Tầm nhìn : tổng công ty Điện lực TP.HCM là một trong những đơn vị hàng đầu trong
lĩnh vực cung ứng điện năng với uy tín và chất lượng cao tại Việt Nam.
• Sứ mệnh : đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về điện của khách hàng vơi chất lượng ngày càng
cao và dịch vụ ngày càng hoàn hảo.
• Chính sách chất lượng:
o Với khách hàng: Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với chất lượng ngày càng cao
và dịch vụ ngày càng hoàn hảo, với thái độ lịch sự.
o Với cán bộ công nhân viên: Phát huy dân chủ cơ sở, nâng cao đời sống và điều
kiện làm việc của cán bộ công nhân viên để phát triển công ty một cách bền
vững.
o Với cộng đồng xã hội: Luôn thực hiện đầy đủ các trách nhiệm, góp phần phát
triển cộng đồng xã hội.
1.2 Cơ cấu tổ chức tổng công ty
1.2.1 Cơ cấu tổ chức:
Là một doanh nghiệp do Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm giữ 100% vốn điều lệ, được tổ chức
dưới hình thức công ty TNHH một thành viên, có chưc năng chính là quản lý và phân phối trên địa bàn
24 quận, huyện TP Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ chính của tổng công ty là kinh doanh điện năng, viễn thong
công cộng, cơ khí điện lực và các dịch vụ khác liên quan đến ngành điện.
1.2.2 Sơ đồ tổ chức tổng công ty:
5
1.3 Nguồn nhân lực:
Năm 1975 có 1000 nhân viên. Năm 2010 có 7.403 nhân viên. Trong những năm gần đây số
lượng nhân viên ít biến động. Nhưng với việc chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỷ lệ lao
động có trình độ và chuyên môn cao không ngừng tăng trong các năm qua. Tính đến 31/12/2010, lực

lượng lao động có trình độ Trung cấp + Công nhân kỹ thuật chiếm 62.57%, Cao đẳng chiếm 2.06%, Đại
học chiếm 21.92%, Sau đại học chiếm 1.2%, còn lại là các lực lượng lao động khác.
Trung cấp
Lao động khác
Sau đại học
Đại học
Cao đẳng
Tỷ lệ trình độ được đào tạo của CBCNV
1.4 Các lĩnh vực hoạt động của công ty:
1.4.1 Ngành điện:
Từ khi thành lập, tổng công ty chỉ có hơn 500 ngàn khách hàng, cuối năm 2010 công ty đã có
1.75 triệu khách hàng, mỗi năm tăng trung bình khoảng 80 ngàn khách hàng ( 10%/năm). Bên cạnh đó,
Tổng công ty luôn chú trọng công tác cải tạo, phát triển phủ kính lưới điện , xóa bán điện qua điện kế
tổng, bán điện trực tiếp đến tay người tiêu dùng, tăng thị phấn khách hàng tiêu dùng điện. Cùng với sự
phát triển của Thành phố, hiện đại hóa của xã hội nên số lượng cũng như khách hàng đêu tăng lên và sản
lượng điện thương phẩm tăng trưởng nhanh chóng. Năm 1975 điện thương phẩm chỉ đạt 2815 triệu kWh
thì cuối năm 2010 đạt 14567 triệu kWh. Trung bình mỗi năm tăng 10% so với năm trước.
6
Doanh thu bán đi

n (t

đ

ng)
4,553
5,313
6,378
7,889
8,721

9,388
10,300
12,347
13,436
15,821
18,804
0
2,000
4,000
6,000
8,000
10,000
12,000
14,000
16,000
18,000
20,000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
 Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng:
• Ứng dụng công nghệ trụ thép ống đơn than cho các đường dây 110kV, góp phần hiện đại
hóa lưới điện.
• Thực hiện xây dựng các trạm GIS và từng bước nâng cấp AIS thành các trạm GIS trong
tương lai. Nhằm mang lại độ tin cay cao trong việc cung cấp điện, đảm bảo mỹ quan đô
thị.
• Chương trình ngầm hóa lưới điệm ở các cấp điện áp quản lý.
• Thay thế các sơ đồ vận hành truyền thống trên giấy bằng các màng hình LCD kích cỡ lớn
với cơ sở dữ liệu trực tuyến tại các đội vận hành lưới điện.
• Triển khai các chương trình quản lý hộ tiêu thụ DSM. Ngoài ra EVNHCMC cũng đang
triển khai chương trình đọc dữ liệu điện kế từ xa AMR, qua mạng di động CDMA 450
MHz để phục vụ cho công tác kinh doanh và quản lý vận hành lưới điện

• Năn lượng tái tạo: EVNHCMC đã đầu tư năng lượng hệ thống điện mặt trời. Đây là một
trong những dự án điện khí hóa nông thôn bằng điện mặt trời có quy mô lớn hàng đầu tại
Việt Nam.
1.4.2 Các ngành khác:
Song song với việc kinh doanh điện năng, Tổng công ty Điện lực TP.HCM còn tham gia kinh
doanh viễn thông công cộng từ tháng 11/2005. Là Tổng đại lý phân phối các dịch vụ Viễn thông Điện
lực của EVNTelecom. Qua 5 năm công ty đã đạt được một số kết quả nhất định. Năm 2005 số thuê bao
phát triển mới là 1.115, nhưng đến năm 2010 số thuê bao đó là 43.379 thuê bao, nâng tổng số thuê bao
tích lũy lên thành 414.672 thuê bao.
Các dịch vụ kinh doanh chính:
• E-Com: dịch vụ điện thoại cố định không dây
• E-Phone: dịch vụ điện thoại di động nội tỉnh
• E-Mobile: dịch vụ di động toàn quốc
• E-Net (ADSL, FTTH): dịch vụ truy cập internet
• E-Tel: dịch vụ điện thoại có dây truyền thống
• E-Line: dịch vụ kênh thuê riêng nội hạt, lien tỉnh quốc tế
7
• VoIP179: dịch vụ điện thoại đường dài giá rẻ trong nước và quốc tế.
1.5 Quản lý vật tư Xuất nhập khẩu:
Trong năm 2010 Tổng công ty đã ký kết nhiều hợp đồng với các nhà thầu trong và ngoài
nước để mua sắm vật tư cho các công trình sữa chữa lớn, thường xuyên, đầu tư xây dựng viễn thông trị
giá khoảng 674.8 tỷ đồng, trong đó trị giá của các hợp đồng quốc tế tương đương 242.7 tỷ đồng và trong
nươc là 433,1 tỷ đồng.
1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh: ( Tham khảo thêm phần phụ lục)

8
Giới thiệu về bộ phận thực tập:
2.1.1. Tầm quan trọng của bộ phận:
Nhìn vào báo cáo tài chính thì ta có thể thấy:
Đơn vị: VNĐ

Dựa và số liệu trên, ta có thể thấy việc Xuất nhập khẩu thiết bị và vật tư tại công ty ngày càng trở nên
chiếm vị trí quan trọng hơn đối với các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty trong nhũng năm
gần đây. Với thị trường điện cạnh tranh như hiện nay, việc đầu tư vào các trang thiết bị vật tư hiện
đại hơn sẽ giúp cho Tổng công ty có thể năng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ đồng thời có
thể giúp công ty tiết kiệm chi phí và thời gian. Các nhu cầu của khách hàng cũng sẽ được đáp ứng
một cách tốt hơn  giúp có lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ
Nhưng việc Xuất nhập khẩu hay là giao thương với quốc tế nó đòi hỏi phải có những hiểu biết về các
vấn đề như: Các thủ tục hải quan, các nghiệp vụ ngoại thương, thanh toán quốc tế, vận tải bảo hiểm
cho hàng hóa thiết bị, tìm hiểu thông tin về đối tác… Những vấn đề nêu trên nếu công ty không có
sự chuẩn bị, hiểu biết kỹ sẽ gặp rất nhiều hạn chế và khó khăn trong việc Xuất nhập khẩu các trang
thiết bị, vật tư  làm tăng chi phí, thời gian  làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty.
Vì vậy để Xuất nhập khẩu được thuận lợi, nhanh chóng hơn nó đòi hỏi công ty phải có một bộ phận
riêng, đảm nhận và chịu trách nhiệm để thực hiện những vấn đề nêu trên.
2.1.2. Chức năng của bộ phận:
Trực tiếp tìm hiểu về các nguồn cung cấp thiết bị vật tư, trong và ngoài nước để xúc tiến thương mại.
Tham mưu cho Ban Giám Đốc và tổ chức thực hiện các công việc nhập khẩu các thiết bị, vật tư
cho Tổng công ty. Đông thời đảm bảo các thiết bị, vật tư đáp ứng được nhu cầu sản xuất
cho Tổng công ty.
2.1.3. Nhiệm vụ của bộ phận:
Năm 2009 2010 2011
Thuế GTGT hàng nhập khẩu 2,815,684,570 27,770,057,387
Thuế Xuất, nhập khẩu 3,293,866,850 14,755,219,252
9
Theo dõi chặt chẽ và nắm bắt kịp thời tình hình thị trường, giá cả của các loại thiết bị, vật tư để tham
mưu cho Ban Giám Đốc trong việc đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu thiết bị vật tư.
Nghiên cứu theo dõi các chủ trương chính sách xuất nhập khẩu, thuế của Nhà nước ban hành để tổ chức
triển khai và thực hiện đúng quy định.
Chịu trách nhiệm dự thảo, lập các hợp đồng thương mại, điều kiện và hình thức thanh toán cho các hợp
đồng nhập nhẩu.
Thực hiện tốt nghiệp vụ thủ tục nhập khẩu đúng quy định cũng như theo dõi tình hình thực hiện hợp

đồng, thanh lý hợp đồng. Thực hiện cung cấp chứng từ xuất nhập khẩu, hóa đơn xuất nhập thiết bị,
vật tư.
Mô tả quy trình xuất nhập khẩu vật liệu:
Các yếu tố liên quan đến quy trình xuất nhập khẩu vật liệu:
2.3.1. Incoterms:
INCOTERMS (viết tắt của International Commerce Terms - Các điều khoản thương mại quốc tế) là một
bộ các quy tắc do phòng thương mại quốc tế (ICC) phát hành, được công nhận và sử dụng rộng rãi trên
toàn thế giới. Incoterm quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên
bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế.
INCOTERMS là những điều khoản thiết yếu trong hoạt động thương mại quốc tế, qui định chi tiết trách
nhiệm của người bán, người mua và thời điểm chuyển giao rủi ro giữa người mua và người bán: Ai sẽ
trả tiền vận tải, ai sẽ đảm trách các chi phí về thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hoá, ai chịu trách nhiệm
về những tổn thất và rủi ro của hàng hoá trong quá trình vận chuyển
INCOTERM 2010: Chỉ còn 11 điều khoản so với 13 điều khoản của INCOTERMS 2000: EXW, FCA,
CPT, CIP, DAT, DAP, DDP, FAS, FOB, CFR, CIF.
 Phải nắm rõ các quy tắc của INCOTERMS để có thể lựa chọn những quy tắc phù hợp, có lợi nhất
cho doanh nghiệp khi nhập khẩu thiết bị, vật tư. Đồng thời tránh được những bất lợi khi có tranh chấp
xảy ra do sự cố trong việc vận chuyển thiết bị, vật tư. Vì Incoterms đã phân chia rõ trách nhiệm, rủi ro
của từng bên trong việc vận chuyển hàng.
2.3.2. Phương thức thanh toán :
• Phương thức chuyển tiền : phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách
hàng ( người chuyển tiền ) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình, chuyển một số tiền nhất định cho
người thụ hưởng tại một địa điểm xác định và trong một thời gian xác định. Có hai hình thức
chuyển tiền: chuyển tiền bằng thư ( M/T) và chuyển tiền bằng điện ( T/T).
 Nhận xét:
10
Đơn giản về thủ tục và thanh toán tương đối nhanh. Nhưng quyền lợi của các bên có thể bị ảnh
hưởng do ngân hàng chỉ làm trung gian nên việc các bên có thanh toán hay không là tùy thuộc
vào thiện chí của mỗi bên.
 Chỉ nên sử dụng phương thức này khi các bên hiểu biết nhau khá tôt, uy tín của các bên cao,

đã có mối quan hệ làm ăn vói nhau lau dài, tốt đẹp. Để giảm bớt rủi ro của phương thức này
có thể thảo thuận thanh toán T/T liên quan đến việc chuyển tiền làm nhiều lần.
• Phương thức thanh toán nhờ thu: là phương thức thanh toán mà trong đó người bán sau khi
hoàn thành xong nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người mua, ủy thác cho ngân
hàng mình thu hộ tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu được người bán ký phát. Có hai hình
thức nhờ thu: hình thức nhờ thu trơn ( Clean collection ) và hình thức nhờ thu kèm chứng từ
(Documentary Collection).
 Nhận xét:
Đối với nhờ thuohu trơn thì quyền lợi của người bán không được đảm bảo vì thanh toán phụ
thuộc hoàn toàn vào khả năng và thiện chí của người mua. Do ngân hàng chỉ đóng vai trò trung
gian chứ không chịu trách nhiệm thanh toán .
Đối với nhờ thu kèm chứng từ thì quyền lợi người bán được đảm bảo hơn. Nhưng trong trường
hợp bên nhập khẩu chưa chấp nhận hối phiếu vẫn có thể làm ảnh hưởng xấu đến quyền lợi bên
bán, tuy nhiển trường hợp này không cao nếu người bán không có sơ hở khi lập chứng từ. Đồng
thời đối với bên nhập khẩu thì nội dung chứng từ hoặc hàng hóa bên xuất khẩu thực hiện có
đúng yêu cầu hay không cũng không thực sự chắc chắn.
 Cũng giống như phương thức chuyển tiền, ta chỉ nên sử dụng trong trường hợp tín nhiệm
hoàn toàn bên xuất khẩu hoặc giá trị hàng hóa nhỏ.
• Phương thức giao chứng từ nhận tiền ngay: là phương thức thanh toán trong đó tổ chức nhập
khẩu dựa trên cơ sở hợp đồng ngoại thương sẽ yêu cầu ngân hàng bên xuất khẩu mở một tài
khoản tin thác ( Trust account ) để thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu xuất trình đầy đủ chứng
từ theo thảo thuận.
 Nhận xét:
Phương thức này được áp dụng trong trường hợp nhà xuât khẩu và nhập khẩu phải tin tưởng
nhau. Khi áp dụng phương thức thanh toán này các bên nên yêu cầu bộ chứng từ tham gia vào
thanh toán nên có B/L và trên B/L tại vị trí nội dung “ consignee” nên thể hiện tên của nhà đại
diện bên xuất khẩu để ràng buộc trách nhiệm của bên chuyển giao chứng từ khi họ tham gia vào
thanh toán.
• Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: là một thảo thuận, trong đó một ngân hàng ( ngân
hàng mở thư tín dụng ), theo yêu cầu của một khách hàng ( người yêu cầu mở tín dụng thư hay

còn gọi là L/C) sẽ trả tiền cho người thứ ba, hoặc theo lệnh của người thứ ba ( người hưởng lợi),
hoặc sẽ chấp nhận và thanh toán hối phiếu do người hưởng ký phát; hoặc cho phép một ngân
hàng khác thanh toán hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu , hoặc cho phép ngân hàng khác
chiết khấu chứng từ qui định trong tín dụng thư với điều kiện chúng phù hợp với tất cả các điều
khoản và điều kiện của tín dụng thư.
11
 Nhận xét:
Với phương thức thanh toán này, ngân hàng không chỉ là người đại diện bên nhập khẩu thanh
toán tiền cho bên xuất khẩu và đảm bảo cho quyền lợi cả hai phía nhiều quyền lợi như tính an
toàn trong chi trả, kiểm tra chứng từ,… theo thông lệ quốc tế L/C co giá trị như hợp đồng và đôi
khi chi tiết chặt chẽ hơn cả hợp đồng.
2.3.3. Hàng nguyên (FCL) và hàng lẻ (LCL):
• Đối với nhập hàng nguyên (FCL):
 Khi nhận được thông báo hàng đến (NOR), chủ hàng mang B/L gốc và giấy giới thiệu của cơ
quan đến hảng tàu để lấy D/O. Chủ hàng mang D/O đến hải quan và đăng ký kiểm hóa có thể
đề nghị đưa cả container về kho riêng hoạc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ
đúng hạn.
 Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng mang toàn bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O
đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O.
 Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.
• Đối với nhập hàng lẻ (LCL):
 Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của người
gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS quy định và làm các thủ tục như trên.
 Hiểu được viêc nhập hàng nguyên và hàng lẻ sẽ giúp cho doanh nghiệp làm thủ tục hải quan nhanh
hơn,cũng như tránh được hoặc giải quyết nhanh hơn và chủ động hơn những rắc rối liên quan tới vấn đề
trên,từ đó giúp tiết kiệm thời gian trong viêc làm thủ tục thông quan cho hàng hóa , tiết kiệm chi phí…
giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh
2.3.4. : Mua bảo hiểm cho thiết bị, vật tư:
• Ngày nay viêc vận tải trong các giao thương quốc tế đa số là vận chuyển bằng đường biển,
nhưng vận tải dường biển là loại hình vận tải có rất nhiều rủi ro như: gặp bão, sóng thần, cướp

biển, mắc cạn… do vậy để hạn chế những rủi ro trên người chủ hàng hóa có thể thực hiện viêc
mua bảo hiểm cho hàng hóa. Do việc mua bảo hiểm cho hàng hóa là việc không thể thiếu trong
mua bán quôc tế ngày nay, nên giờ đây nó cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới quy trình xuất nhập
khẩu . Nếu không nắm kỹ các chi tiết về viêc mua bảo hiểm cho hàng hóa thì khi xảy ra những
rủi ro sẽ làm cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định các vấn đề: rủi ro đó
có được bảo hiểm hay không, phí bảo hiểm có hợp lý không, số tiền bồi thường có hợp lý chưa,
phân bổ tổn thất như thế nào, thời gian hiệu lực của bảo hiểm, Do đó khi nắm rõ về các điều
kiện cũng như điều khoản của viêc mua bảo hiểm thì sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn
cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí hơn trong viêc xử lý các vấn đề gặp phải có liên quan đến
viêc bảo hiểm  tiết kiệm thời gian và chi phí cho qui trình xuất nhập khẩu
• Hiện nay, hầu hết các nươc trên thế giới đã vận dụng tinh thần các điều kiện bảo hiểm hàng hóa
ICC 1982 của hội bảo hiểm LonDon (ILU). ICC 1982 bao gồm các điều kiện bảo hiểm chủ yếu
sau đây:
 Điều kiện bảo hiểm A (ICC-A)
 Điều kiện bảo hiểm B (ICC-B)
 Điều kiện bảo hiểm C (ICC-C)
12
 Điều kiện bảo hiểm chiến tranh
 Điều kiện bảo hiểm đình công
 Phải nắm rõ các điều kiện bảo hiểm, để có thể lựa chọn gói bảo hiểm cho phù hợp với nhu cầu
bảo hiểm của doanh nghiệp cũng như cho loại thiết bị, vật tư cần được bảo hiểm. Giúp giảm chi phí
và thời gian do việc mua nhằm gói bảo hiểm cao hơn hoặc thấp hơn gây ra việc không được bảo hiểm
khi rủi ro xảy ra( mua những gói bảo hiểm mà rủi ro xảy ra lại không được bảo hiểm, trong khi gói
bảo hiểm khác lại có)  làm tốt viêc mua bảo hiểm sẽ giúp hạn chế được nhiều rủi ro cho doanh
nghiệp trong qua trình xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư. Đồng thời cũng tiết kiệm được thời gian và chi
phí hơn nếu rủi ro có xảy ra.
2.3.5. Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giữa hai đồng tiền của hai quốc gia khác nhau hoặc là giá
cả đơn vị tiền tệ nươc này thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác.
Ở nước ta đồng tiền thanh toán trong giao dịch ngoại thương thường là ngoại tệ mà phổ biến nhất ở

nước ta là USD. Nhưng do ngoại tệ thường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố từ môi trường, kinh tế,
chính trị… làm đồng tiền có thể mất giá trị hoặc đồng tiền tăng quá nhanh làm cho doanh nghiệp
đều có thể được lợi hoặc chịu thiệt hại . Để hạn chế những rủi ro trên thì doanh nghiệp phải theo dõi
và có những dự doán chính xác những biến động của tỷ giá hối đoái trong tương lai để có thể thực
hiện các nghiệp vụ hối đoái có lợi cho doanh nghiệp như:
Nghiệp vụ ngoại hối giao ngay ( Spot Operation): việc mua bán ngoại tệ căn cứ vào tỷ giá ngay thời
điểm giao dịch
Nghiệp vụ giao dịch hối đoái kỳ hạn: là mua hoặc bán đồng tiền nước này lấy đồng tiền nước khác trong
tương lại. Tuy nhiên ngay khi giao dịch thì những số liệu về tỷ giá, loại tiền, số lượng… thời hạn
giao “hàng” đã được xác định ngay khi thỏa thuận giao dịch. Có hai loại giao dịch là giao dịch kỳ
hạn và giao sau.
Nghiệp vụ SWAP: còn được gọi là nghiệp vụ kỳ hạn hai chiều, bao gồm nghiệp vụ: mua một loại ngoại
tệ bằng tỷ giá giao ngay và bán ngoại tệ bằng tỷ giá có kỳ hạn
Nghiệp vụ Future: Là sự thỏa thuận bằng hợp đồng giữa người mua và người bán về một loại ngoại tệ
cụ thể theo tỷ giá và thời gian cụ thể. Đến thời điểm đã định việc giao dịch sẽ được thực hiện dù là
khi đó cảm thấy dao dịch bất lợi hay thuận lợi về tỷ giá
Nghiệp vụ Option: là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán về quyền chọn mua ( call option) hoặc
quyền chọn bán ( put option) một loại ngoại tệ theo thời gian và tỷ giá cụ thể. Để mua được quyền
chọn mua hay bán thì phải trả bằng một khoản tiền đảm bảo gọi là phí mua quyền chọn ( premium)
và cũng có thể từ bỏ “ quyền” khi cảm thấy giao dịch bất lợi khi dến hạn.
13
Hoặc doanh nghiệp có thể dùng điều kiện đảm bảo ngoại hối: đó là lựa chọn một ngoại tệ khác ổn định
hơn ngoại tệ dùng để thanh toán, gắn trị giá thanh toán với biến động tỷ giá của đồng tiền thanh
toán và đồng tiền được chọn để đảm bảo ngoại hối
Ví dụ: Đồng tiền đảm bảo ngoại hối là EUR và đồng tiền thanh toán là USD. Khi ký hợp đồng
trị giá hợp đồng là 100000 và hai bên thống nhất tỷ giá lúc này là USD/EUR = 0,92. Đến hạn thanh
toán tỷ giá là USD/EUR = 0,93  100000 x (0,92/0,93) =98,924,731 USD
14

×